Người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Có thể thấy thì hiện nay có rất nhiều nguyên liệu không rõ nguồn gốc, một câu hỏi đặt ra là người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền? Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền? Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 115/2018/ND-CP, có quy định về vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm như sau: Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây: - Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng; - Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ; - Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật. Theo đó tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/ND-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau: - Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định 115/2018/ND-CP. Đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 4, khoản 1 Điều 22 và khoản 6 Điều 26 Nghị định 115/2018/ND-CP nếu áp dụng mức tiền phạt cao nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt tối đa được áp dụng bằng 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm. - Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định 115/2018/ND-CP là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm thì bị phạt từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm. Nếu hành vi vi phạm trên mà áp dụng mức tiền phạt cao nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt tối đa được áp dụng bằng 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm. Người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền? Người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm có bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không? Căn cứ tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 115/2018/ND-CP, có quy định về vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm như sau: Biện pháp khắc phục hậu quả: - Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này; - Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này. Như vậy, thì theo quy định trên thì người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy hết tất cả các nguyên liệu vi phạm quy định.
Kinh doanh rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị phạt thế nào?
Gần Tết nguyên Đán, người dân có nhu cầu cao về mặt hàng bia rượu để vui mừng ngày Tết. Tuy nhiên cần phải lựa chọn những mặt hàng uy tín, xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Nhiều cơ sở kinh doanh rượu lợi dụng tâm lý mong muốn mua hàng rẻ của người tiêu dùng mà đã dùng rượu giả, rượu không có nguồn gốc xuất xứ để bán ra thu về lợi nhuận không nhỏ. Đây là hành vi vi phạm pháp luật. Lợi ích và tác hại của bia rượu Theo đó, rượu bia cũng mang lại một số lợi ích nhất định như: Bia rượu kích thích tiêu hóa, ăn uống ngon miệng, tăng điều kiện bổ dưỡng. - Làm tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim làm tăng lưu thông máu. - Rượu bia vừa đủ có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch do làm tăng HDL cholesterol tốt cho thành mạch máu (khác LDL cholesterol làm xơ cứng mạch máu). - Rượu bia vừa giúp tinh thần trở nên phấn chấn, tỉnh táo, còn có tác dụng làm dịu bớt căng thẳng, làm tinh thần thanh thản hơn, ngủ ngon. Tuy nhiên, về tác hại của rượu bia là không hề nhỏ nếu chúng ta lạm dụng. Uống rượu bia nhiều làm cho cơ thể hưng phấn dẫn đến kích động, bạo lực, sau đó sẽ ức chế não làm giảm nhịp thở, nhịp tim, giảm khả năng cử động chính xác, giảm tập trung chú ý, suy nghĩ kém nhanh nhạy… Phụ nữ mang thai uống rượu có thể gây những phản ứng bất lợi cho bào thai, khiếm khuyết cơ thể hoặc chứng nhiễm độc bào thai, chậm phát triển tâm thần và có vấn đề về hành vi. Ngoài ra, Uống rượu nhiều quá mức đầu tiên sẽ bị gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu, sau đó là xơ gan và tử vong. Rượu gây tăng huyết áp, tổn thương cơ tim, loét dạ dày tá tràng, liên quan đến nhiều bệnh ung thư miệng, họng, thực quản, ruột già và vú. Tình hình kinh doanh bia rượu hiện nay Được biết, vừa qua các lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh rượu thủ công, qua đó phát hiện, tạm giữ lượng lớn rượu thủ công không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh này cũng không xuất trình được bất kì hóa đơn, chứng từ nào liên quan đến nguồn gốc. Đồng thời còn khai nhận, số rượu thủ công trên được thu mua trôi nổi trên thị trường, sau đó, rao bán trên mạng xã hội để bán kiếm lời. Mỗi lít rượu được nhập về với giá từ 20 đến 30.000/lít, bán ra với giá từ 40 – 50.000/lít. Trước đây, đã xuất hiện tình trạng dùng rượu có chứa ethanol và methanol để bán ra cho người tiêu dùng, nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng đến rất nặng và dẫn đến tử vong. Vậy nên hãy là người tiêu dùng thông minh khi mua đúng rượu và dùng đúng cách để có một mùa Tết an toàn. Tham khảo một số mức xử phạt đối với hành vi kinh doanh rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ của một số cơ kinh doanh. Xử phạt hành vi vi phạm đối với kinh doanh rượu giả Việc sử dụng các loại hóa chất để sản xuất rượu giả có thể gây nguy hiểm lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định. Việc pha trộn rượu với hóa chất hoặc phụ gia thực phẩm sau đó đóng chai theo nhãn hiệu khác đó là hành vi làm giả căn cứ những trường hợp theo Khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hàng giả. Theo đó, hành vi pha trộn rượu với hóa chất hoặc phụ gia thực phẩm sau đó đóng chai theo nhãn hiệu khác có thể bị xử lý nặng. Người vi phạm có thể bị xử lý về “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm” được quy định tại Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 và sửa đổi tại Điểm a Khoản 43 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 đối với khung hình phạt cao nhất đối với với tội danh này là tù chung thân. Trường hợp pháp nhân phạm tội thì mức phạt cao nhất đến 18 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc cấm kinh doanh. Trường hợp chưa đến mức bị xử lý hình sự thì người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, người vi phạm sử dụng hóa chất hoặc vi phạm trong việc sử dụng phụ gia thực phẩm để chế biến còn bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP. Xử phạt hành vi kinh doanh rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ Truy cứu trách nhiệm hình sự Nếu chỉ bán lại mà không phải pha chế trực tiếp thì không truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng nếu pha chế trực tiếp rượu có sử dụng chất cấm, chất vượt quá mức cho phép hoặc nếu chủ quán/nhà hàng bán rượu mà biết rượu đó được pha chế có sử dụng chất cấm hoặc chất vượt quá mức cho phép thì có thể bị xử lý hình sự về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo điểm d điều 317 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Mức phạt cao nhất của tội này là phạt tù 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Xử phạt vi phạm hành chính Theo điểm c khoản 1 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định tại điều 17 như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối hành vi vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ đối với giá trị dưới 1 triệu đồng. Mức phạt cao nhất là phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trên trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi. Biện pháp khắc phục hậu quả là Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Có thể thấy thì hiện nay có rất nhiều nguyên liệu không rõ nguồn gốc, một câu hỏi đặt ra là người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền? Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền? Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 115/2018/ND-CP, có quy định về vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm như sau: Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây: - Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng; - Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ; - Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật. Theo đó tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/ND-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau: - Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định 115/2018/ND-CP. Đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 4, khoản 1 Điều 22 và khoản 6 Điều 26 Nghị định 115/2018/ND-CP nếu áp dụng mức tiền phạt cao nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt tối đa được áp dụng bằng 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm. - Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định 115/2018/ND-CP là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm thì bị phạt từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm. Nếu hành vi vi phạm trên mà áp dụng mức tiền phạt cao nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt tối đa được áp dụng bằng 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm. Người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền? Người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm có bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không? Căn cứ tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 115/2018/ND-CP, có quy định về vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm như sau: Biện pháp khắc phục hậu quả: - Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này; - Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này. Như vậy, thì theo quy định trên thì người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy hết tất cả các nguyên liệu vi phạm quy định.
Kinh doanh rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị phạt thế nào?
Gần Tết nguyên Đán, người dân có nhu cầu cao về mặt hàng bia rượu để vui mừng ngày Tết. Tuy nhiên cần phải lựa chọn những mặt hàng uy tín, xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Nhiều cơ sở kinh doanh rượu lợi dụng tâm lý mong muốn mua hàng rẻ của người tiêu dùng mà đã dùng rượu giả, rượu không có nguồn gốc xuất xứ để bán ra thu về lợi nhuận không nhỏ. Đây là hành vi vi phạm pháp luật. Lợi ích và tác hại của bia rượu Theo đó, rượu bia cũng mang lại một số lợi ích nhất định như: Bia rượu kích thích tiêu hóa, ăn uống ngon miệng, tăng điều kiện bổ dưỡng. - Làm tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim làm tăng lưu thông máu. - Rượu bia vừa đủ có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch do làm tăng HDL cholesterol tốt cho thành mạch máu (khác LDL cholesterol làm xơ cứng mạch máu). - Rượu bia vừa giúp tinh thần trở nên phấn chấn, tỉnh táo, còn có tác dụng làm dịu bớt căng thẳng, làm tinh thần thanh thản hơn, ngủ ngon. Tuy nhiên, về tác hại của rượu bia là không hề nhỏ nếu chúng ta lạm dụng. Uống rượu bia nhiều làm cho cơ thể hưng phấn dẫn đến kích động, bạo lực, sau đó sẽ ức chế não làm giảm nhịp thở, nhịp tim, giảm khả năng cử động chính xác, giảm tập trung chú ý, suy nghĩ kém nhanh nhạy… Phụ nữ mang thai uống rượu có thể gây những phản ứng bất lợi cho bào thai, khiếm khuyết cơ thể hoặc chứng nhiễm độc bào thai, chậm phát triển tâm thần và có vấn đề về hành vi. Ngoài ra, Uống rượu nhiều quá mức đầu tiên sẽ bị gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu, sau đó là xơ gan và tử vong. Rượu gây tăng huyết áp, tổn thương cơ tim, loét dạ dày tá tràng, liên quan đến nhiều bệnh ung thư miệng, họng, thực quản, ruột già và vú. Tình hình kinh doanh bia rượu hiện nay Được biết, vừa qua các lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh rượu thủ công, qua đó phát hiện, tạm giữ lượng lớn rượu thủ công không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh này cũng không xuất trình được bất kì hóa đơn, chứng từ nào liên quan đến nguồn gốc. Đồng thời còn khai nhận, số rượu thủ công trên được thu mua trôi nổi trên thị trường, sau đó, rao bán trên mạng xã hội để bán kiếm lời. Mỗi lít rượu được nhập về với giá từ 20 đến 30.000/lít, bán ra với giá từ 40 – 50.000/lít. Trước đây, đã xuất hiện tình trạng dùng rượu có chứa ethanol và methanol để bán ra cho người tiêu dùng, nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng đến rất nặng và dẫn đến tử vong. Vậy nên hãy là người tiêu dùng thông minh khi mua đúng rượu và dùng đúng cách để có một mùa Tết an toàn. Tham khảo một số mức xử phạt đối với hành vi kinh doanh rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ của một số cơ kinh doanh. Xử phạt hành vi vi phạm đối với kinh doanh rượu giả Việc sử dụng các loại hóa chất để sản xuất rượu giả có thể gây nguy hiểm lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định. Việc pha trộn rượu với hóa chất hoặc phụ gia thực phẩm sau đó đóng chai theo nhãn hiệu khác đó là hành vi làm giả căn cứ những trường hợp theo Khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hàng giả. Theo đó, hành vi pha trộn rượu với hóa chất hoặc phụ gia thực phẩm sau đó đóng chai theo nhãn hiệu khác có thể bị xử lý nặng. Người vi phạm có thể bị xử lý về “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm” được quy định tại Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 và sửa đổi tại Điểm a Khoản 43 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 đối với khung hình phạt cao nhất đối với với tội danh này là tù chung thân. Trường hợp pháp nhân phạm tội thì mức phạt cao nhất đến 18 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc cấm kinh doanh. Trường hợp chưa đến mức bị xử lý hình sự thì người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, người vi phạm sử dụng hóa chất hoặc vi phạm trong việc sử dụng phụ gia thực phẩm để chế biến còn bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP. Xử phạt hành vi kinh doanh rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ Truy cứu trách nhiệm hình sự Nếu chỉ bán lại mà không phải pha chế trực tiếp thì không truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng nếu pha chế trực tiếp rượu có sử dụng chất cấm, chất vượt quá mức cho phép hoặc nếu chủ quán/nhà hàng bán rượu mà biết rượu đó được pha chế có sử dụng chất cấm hoặc chất vượt quá mức cho phép thì có thể bị xử lý hình sự về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo điểm d điều 317 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Mức phạt cao nhất của tội này là phạt tù 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Xử phạt vi phạm hành chính Theo điểm c khoản 1 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định tại điều 17 như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối hành vi vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ đối với giá trị dưới 1 triệu đồng. Mức phạt cao nhất là phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trên trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi. Biện pháp khắc phục hậu quả là Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.