Các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh từ 01/01/2021
Ngày 17/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án Luật Đầu tư 2020, một trong những điểm đáng chú ý là luật cấm “kinh doanh dịch vụ đòi nợ”. Ảnh minh họa: Các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh từ 01/01/2021 Theo đó, tại điều 6 của Luật cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây: - Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này; - Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này; - Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này; - Kinh doanh mại dâm; - Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; - Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; - Kinh doanh pháo nổ; - Kinh doanh dịch vụ đòi nợ. So với quy định hiện hành tại Luật Đầu tư 2014, Luật Đầu tư năm 2020 đã bổ sung thêm hai trường hợp cấm hoạt động đầu tư kinh doanh là kinh doanh pháo nổ, kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê. Cần lưu ý: Hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ ký kết trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành; các bên tham gia hợp đồng được thực hiện các hoạt động để thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan. Luật Đầu tư 2020 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, trừ một số quy định tại Khoản 2 Điều 76.
Những điểm mới nổi bật tại Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ 01/01/2021
Ảnh minh họa: Điểm mới Luật Doanh nghiệp 2020 Ngày 17/6/2020, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 thay thế Luật Doanh nghiệp 2014. Dưới đây là một số nội dung thay đổi nổi bật mà mọi người cần chú ý. Thứ nhất, về thông báo mẫu dấu của doanh ngiệp: Theo quy định hiện hành thì trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Luật mới không quy định thủ tục thông báo mẫu dấu với Cơ quan đăng ký kinh doanh Thứ hai, về hộ kinh doanh: Sẽ bỏ quy định về chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp. Đồng thời, để bảo đảm tính liên tục cho đến khi ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh, cần thiết giao Chính phủ hướng dẫn đăng ký và hoạt động đối với hộ kinh doanh (khoản 4 Điều 217 quy định về điều khoản thi hành). Thứ 3, sửa đổi, định nghĩa lại về doanh nghiệp nhà nước Tại luật mới, doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc phân chia các loại doanh nghiệp có sở hữu nhà nước theo mức độ sở hữu khác nhau. Cụ thể như sau: Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước 1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm: a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. 2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm: a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm: a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; b) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Thứ 4, tại điều 17 Luật DN 2020 bổ sung thêm đối tượng là tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam gồm: - Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; - Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; - Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước; - Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; - Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân; - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh; - Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự. (đối tượng này được bổ sung mới) Xem nội dung Tiếng Anh: TẠI ĐÂY Còn nội dung nào nữa cộng đồng Dân Luật bổ sung để hoàn thiện hơn nhé!
07 trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Chiều nay 16/6/2020, với 436/455 đại biểu có mặt tán thành (chiếm tỷ lệ 90,27%), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Ảnh minh họa: Luật hòa giải đối thoại tại tòa án Hòa giải tại Tòa án là hoạt động hòa giải do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ việc dân sự nhằm hỗ trợ các bên tham gia hòa giải thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự theo quy định. Theo đó, Luật quy định những trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án gồm: 1. Yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước. 2. Vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội. 3. Người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được mời tham gia hòa giải, đối thoại hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia hòa giải, đối thoại được vì có lý do chính đáng. 4. Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự. 5. Một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại. 6. Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính. 7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Luật có hiệu lực thi hành từ 01/01/2021. Xem chi tiết Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: TẠI ĐÂY
Cập nhật toàn bộ 10 Luật được thông qua tại kỳ họp 9 Quốc hội khóa XIV
Dưới đây là toàn văn 10 luật được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV Ảnh minh họa: Luật được thông qua tại kỳ họp 9 Quốc hội khóa XIV STT Tên văn bản Luật Ngày thông qua Ngày có hiệu lực 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 10/6/2020 01/01/2021 2 Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án 2020 16/6/2020 01/01/2021 3 Luật Thanh niên 2020 16/6/2020 01/01/2021 4 Luật Doanh nghiệp 2020 17/6/2020 01/01/2021 5 Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 17/6/2020 01/7/2021 6 Luật Đầu tư 2020 17/6/2020 01/01/2021 7 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 17/6/2020 01/01/2021 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 18/6/2020 01/01/2021 9 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 18/6/2020 01/01/2021 10 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 19/6/2020 01/01/2021
Cập nhật Toàn văn Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ 01/01/2021
Ảnh minh họa: Luật Doanh nghiệp 2020 Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, sáng ngày 17/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Một số điểm mới nổi bật như: 1. Không phải thông báo mẫu dấu trước khi dùng Hiện nay, trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (theo khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2014). Tại luật mới Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu không quy định thủ tục thông báo mẫu dấu với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong dự thảo Luật. 2. Bỏ quy định tại Chương VIIa về hộ kinh doanh; bỏ quy định về chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp (Điều 199a). Đồng thời, để bảo đảm tính liên tục cho đến khi ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh, cần thiết giao Chính phủ hướng dẫn đăng ký và hoạt động đối với hộ kinh doanh (khoản 4 Điều 217 quy định về điều khoản thi hành). Luật có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021 thay thế Luật Doanh nghiệp 2014 Xem chi tiết tại file đính kèm:
Các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh từ 01/01/2021
Ngày 17/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án Luật Đầu tư 2020, một trong những điểm đáng chú ý là luật cấm “kinh doanh dịch vụ đòi nợ”. Ảnh minh họa: Các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh từ 01/01/2021 Theo đó, tại điều 6 của Luật cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây: - Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này; - Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này; - Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này; - Kinh doanh mại dâm; - Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; - Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; - Kinh doanh pháo nổ; - Kinh doanh dịch vụ đòi nợ. So với quy định hiện hành tại Luật Đầu tư 2014, Luật Đầu tư năm 2020 đã bổ sung thêm hai trường hợp cấm hoạt động đầu tư kinh doanh là kinh doanh pháo nổ, kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê. Cần lưu ý: Hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ ký kết trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành; các bên tham gia hợp đồng được thực hiện các hoạt động để thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan. Luật Đầu tư 2020 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, trừ một số quy định tại Khoản 2 Điều 76.
Những điểm mới nổi bật tại Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ 01/01/2021
Ảnh minh họa: Điểm mới Luật Doanh nghiệp 2020 Ngày 17/6/2020, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 thay thế Luật Doanh nghiệp 2014. Dưới đây là một số nội dung thay đổi nổi bật mà mọi người cần chú ý. Thứ nhất, về thông báo mẫu dấu của doanh ngiệp: Theo quy định hiện hành thì trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Luật mới không quy định thủ tục thông báo mẫu dấu với Cơ quan đăng ký kinh doanh Thứ hai, về hộ kinh doanh: Sẽ bỏ quy định về chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp. Đồng thời, để bảo đảm tính liên tục cho đến khi ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh, cần thiết giao Chính phủ hướng dẫn đăng ký và hoạt động đối với hộ kinh doanh (khoản 4 Điều 217 quy định về điều khoản thi hành). Thứ 3, sửa đổi, định nghĩa lại về doanh nghiệp nhà nước Tại luật mới, doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc phân chia các loại doanh nghiệp có sở hữu nhà nước theo mức độ sở hữu khác nhau. Cụ thể như sau: Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước 1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm: a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. 2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm: a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm: a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; b) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Thứ 4, tại điều 17 Luật DN 2020 bổ sung thêm đối tượng là tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam gồm: - Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; - Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; - Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước; - Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; - Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân; - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh; - Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự. (đối tượng này được bổ sung mới) Xem nội dung Tiếng Anh: TẠI ĐÂY Còn nội dung nào nữa cộng đồng Dân Luật bổ sung để hoàn thiện hơn nhé!
07 trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Chiều nay 16/6/2020, với 436/455 đại biểu có mặt tán thành (chiếm tỷ lệ 90,27%), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Ảnh minh họa: Luật hòa giải đối thoại tại tòa án Hòa giải tại Tòa án là hoạt động hòa giải do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ việc dân sự nhằm hỗ trợ các bên tham gia hòa giải thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự theo quy định. Theo đó, Luật quy định những trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án gồm: 1. Yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước. 2. Vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội. 3. Người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được mời tham gia hòa giải, đối thoại hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia hòa giải, đối thoại được vì có lý do chính đáng. 4. Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự. 5. Một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại. 6. Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính. 7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Luật có hiệu lực thi hành từ 01/01/2021. Xem chi tiết Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: TẠI ĐÂY
Cập nhật toàn bộ 10 Luật được thông qua tại kỳ họp 9 Quốc hội khóa XIV
Dưới đây là toàn văn 10 luật được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV Ảnh minh họa: Luật được thông qua tại kỳ họp 9 Quốc hội khóa XIV STT Tên văn bản Luật Ngày thông qua Ngày có hiệu lực 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 10/6/2020 01/01/2021 2 Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án 2020 16/6/2020 01/01/2021 3 Luật Thanh niên 2020 16/6/2020 01/01/2021 4 Luật Doanh nghiệp 2020 17/6/2020 01/01/2021 5 Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 17/6/2020 01/7/2021 6 Luật Đầu tư 2020 17/6/2020 01/01/2021 7 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 17/6/2020 01/01/2021 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 18/6/2020 01/01/2021 9 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 18/6/2020 01/01/2021 10 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 19/6/2020 01/01/2021
Cập nhật Toàn văn Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ 01/01/2021
Ảnh minh họa: Luật Doanh nghiệp 2020 Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, sáng ngày 17/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Một số điểm mới nổi bật như: 1. Không phải thông báo mẫu dấu trước khi dùng Hiện nay, trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (theo khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2014). Tại luật mới Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu không quy định thủ tục thông báo mẫu dấu với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong dự thảo Luật. 2. Bỏ quy định tại Chương VIIa về hộ kinh doanh; bỏ quy định về chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp (Điều 199a). Đồng thời, để bảo đảm tính liên tục cho đến khi ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh, cần thiết giao Chính phủ hướng dẫn đăng ký và hoạt động đối với hộ kinh doanh (khoản 4 Điều 217 quy định về điều khoản thi hành). Luật có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021 thay thế Luật Doanh nghiệp 2014 Xem chi tiết tại file đính kèm: