Thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục từ ngày 20/11/2024
Ngày 05/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024 quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục trong đó có có đề cập đến thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục. 1. Điều kiện cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục từ ngày 20/11/2024 Theo Điều 55 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, trường phổ thông dân tộc nội trú được cho phép hoạt động giáo dục khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 27 Nghị định 125/2024/NĐ-CP và các điều kiện sau đây: - Có khu nội trú có diện tích sử dụng tối thiểu 06 m2/học sinh. - Có phòng ở nội trú, nhà bếp, nhà ăn cho học sinh và các trang thiết bị kèm theo; nhà công vụ cho giáo viên. - Có nhà sinh hoạt, giáo dục văn hóa dân tộc với các thiết bị kèm theo. - Có phòng học và thiết bị giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông, nghề truyền thống của các dân tộc phù hợp với địa phương. 2. Thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục từ ngày 20/11/2024 Thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục từ ngày 20/11/2024 được quy định tại Điều 56 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau: (1) Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở hoạt động giáo dục; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp học cao nhất là trung học phổ thông hoạt động giáo dục. (2) Hồ sơ gồm: - Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP); TẢI VỀ Mẫu Tờ trình - Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trường với thời hạn tối thiểu 05 năm; - Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường; tổ chức và quản lý nhà trường; tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường; nhiệm vụ và quyền của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh; tài chính và tài sản của nhà trường; các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của nhà trường. (3) Trình tự thực hiện: - Nhà trường gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại mục (2) qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Phòng Giáo dục và Đào tạo (nếu là trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở) hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu là trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp học cao nhất là trung học phổ thông); - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho nhà trường trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ; hoặc thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường trong trường hợp hồ sơ hợp lệ; - Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế điều kiện hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc nội trú; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 55 Nghị định 125/2024/NĐ-CP; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho trường và nêu rõ lý do. Quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. TẢI VỀ Mẫu Quyết định Như vậy, bài viết đã cung cấp chi tiết về thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục. Việc nắm vững quy trình này không chỉ giúp các cơ sở giáo dục đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật mà còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc nội trú, tạo điều kiện thuận lợi cho các học sinh hòa nhập và phát triển. TẢI VỀ Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024.
Trình tự, thủ tục cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục từ ngày 20/11/2024
Đây là nội dung tại Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. 1. Hoạt động giáo dục là gì? Khoản 1 Điều 3 Nghị định 24/2021/NĐ-CP quy định hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động tuyển sinh, tổ chức hoạt động giáo dục, quản lý điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục trong cơ sở giáo dục. Việc quản lý các hoạt động giáo dục tại trường tiểu học được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định 24/2021/NĐ-CP. 2. Điều kiện cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục Theo Điều 17 Nghị định 125/2024/NĐ-CP thì để được hoạt động giáo dục, trường tiểu học cần đáp ứng các điều kiện sau: - Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn về địa điểm, quy mô, diện tích và cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Có chương trình giáo dục, tài liệu giảng dạy và học tập đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn để tổ chức hoạt động giáo dục đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục, cụ thể: + Đối với trường tiểu học tư thục, mức đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất, nhưng không thấp hơn 50 tỷ đồng. + Đối với trường hợp trường tiểu học tư thục không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc sử dụng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động giáo dục thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% mức đầu tư quy định tại điểm a khoản 4 Điều 17 Nghị định 125/2024/NĐ-CP; + Đối với trường tiểu học công lập, nguồn lực tài chính do cơ quan quản lý có thẩm quyền chịu trách nhiệm bảo đảm nhằm đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục tiểu học. - Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường. 3 Thủ tục cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục Thủ tục cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục được thực hiện như sau: - Nộp hồ sơ: Trường tiểu học gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 125/2024/NĐ-CP qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Phòng Giáo dục và Đào tạo; - Xử lý hồ sơ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường tiểu học trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ; hoặc thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường trong trường hợp hồ sơ hợp lệ; - Thẩm định hồ sơ thực tế: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế các điều kiện để trường tiểu học được hoạt động giáo dục; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 17 Nghị định 125/2024/NĐ-CP; - Quyết định cho phép hoạt động giáo dục: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho trường tiểu học và nêu rõ lý do. - Công bố Quyết định cho phép hoạt động giáo dục: Quyết định cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Như vậy, trong khoảng thời gian tối đa là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo có thể quyết định cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục hoặc không cho phép nhưng phải nêu rõ lý do. Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024 và thay thế Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP.
Yêu cầu rà soát các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại các cơ sở phổ thông
Ngày 28/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành công văn số 5333/BGDĐT-GDTrH gửi các Sở GDĐT về việc rà soát, báo cáo tình hình các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên. Công văn nêu rõ: Thực hiện các quy định của Bộ GDĐT về hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa và chủ trương xã hội hóa giáo dục, các địa phương đã triển khai tổ chức nhiều hoạt động như: giáo dục kĩ năng sống; liên kết dạy ngoại ngữ, dạy tin học tăng cường; tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường… theo nhu cầu người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên. Kết quả đã góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng và giáo dục nhân cách toàn diện cho người học. Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa còn có hạn chế dẫn đến băn khoăn, lo lắng và tạo ra dư luận không tốt về loại hình hoạt động giáo dục này. Để tăng cường hiệu quả quản lý, đảm bảo quyền lợi của giáo viên, học sinh và học viên khi tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại cơ sở giáo dục, Bộ GDĐT đề nghị các Sở GDĐT tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm các quy định hiện hành về liên kết, tổ chức, triển khai hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa theo nhu cầu người học. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT yếu cầu báo cáo tình hình triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại địa phương với các nội dung: công tác chỉ đạo của Sở GDĐT; công tác triển khai tại các cơ sở giáo dục; đánh giá thuận lợi, khó khăn; đề xuất, kiến nghị và tổng hợp số liệu Báo cáo của các đơn vị gửi về Bộ GDĐT qua Vụ Giáo dục Trung học trước ngày 15/10/2023. Bộ GDĐT lưu ý, trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, các Sở GDĐT báo cáo về Bộ GDĐT để kịp thời giải quyết. Trước đó, những năm gần đây, mặc dù tình trạng lạm thu nhìn chung đã được các cơ quan chức năng liên tục theo sát, chấn chỉnh, thế nhưng tình trạng này mỗi năm vẫn là vấn đề xôn xao giữa nhà trường, giáo viên và các bậc phụ huynh. Theo đó, hiện nay, nhiều địa phương đã yêu cầu các trường dừng dạy thêm, học thêm, dạy liên kết với trung tâm bên ngoài dưới mọi hình thức và chấn chỉnh các khoản thu chi đầu năm học. Cụ thể, theo Chính phủ thông tin, vừa qua Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ đã ban hành công văn về việc chấn chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm. Theo đó, Sở yêu cầu các cơ sở giáo dục nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục trong công tác quản lý dạy thêm, học thêm, nghiêm cấm việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức. Tuyệt đối không tổ chức dạy thêm đối với học sinh học buổi chiều 2 buổi/ngày, học sinh tiểu học (ngoại trừ trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống). Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát theo trách nhiệm quản lý; thường xuyên theo dõi, nắm bắt và quản lý cán bộ, giáo viên đơn vị mình tham gia dạy thêm trong và ngoài nhà trường theo quy định về dạy thêm học thêm và các quy định của pháp luật có liên quan. Quản lý, tổ chức có chất lượng dạy và học chính khóa. Trực tiếp tổ chức, quản lý và kiểm tra hoạt động dạy thêm học thêm đối với cán bộ, giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý. Xem chi tiết tại: Đến hẹn lại lên, chấn chỉnh dạy thêm, “nạn lạm thu” đầu năm học Tham khảo: Khoản tiền Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép thu Căn cứ tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT, quy định về các khoản mà Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học, như sau: (1) Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện. (2) Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: - Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; - Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; - Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; - Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; - Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; - Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; - Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường. Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT đã quy định cụ thể các trường hợp Ban đại diện được phép hoặc không được phép thu. Theo đó, những tổ chức, các nhân có hành vi cố ý cản trở việc thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, vi phạm các quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật căn cứ Điều 15 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT. Công văn 1620/BGDĐT-KHTC cũng yêu cầu xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ sở giáo dục và trách nhiệm cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục trên địa bàn để xảy ra tình trạng thu sai quy định, lạm thu. Vì môi trường giáo dục trong sạch chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của con trẻ, cần chấm dứt tình trạng lạm thu này. Phụ huynh và nhà Xem chi tiết tại Công văn 5333/BGDĐT-GDTrH ngày 28/9/2023. Xem và tải Công văn 5333/BGDĐT-GDTrH https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/02/5333-bgddt-gdtrhsigned-1.pdf Xem bài viết liên quan: Nạn “lạm thu” đầu năm học dưới danh nghĩa hội phụ huynh
Việc tách cơ sở giáo dục đại học được thực hiện khi nào?
Các trường hợp thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục đại học ngày càng phổ biến. Vậy pháp luật quy định về việc tách cơ sở giáo dục đại học như thế nào? Việc tách cơ sở giáo dục đại học được thực hiện khi nào? Căn cứ tại Điều 24 Luật Giáo dục đại học 2012 tách cơ sở giáo dục đại học phải bảo đảm các yêu cầu sau: - Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; - Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; - Bảo đảm quyền lợi của giảng viên, viên chức, người lao động và người học; - Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học. Như vậy, Cơ sở giáo dục đại học khi muốn tách cơ sở khác cần phải đảm bảo những yêu cầu nêu trên Cơ sở giáo dục đại học muốn tách cơ sở thì cần phải chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ gì? Căn cứ tại khoản 3 Điều 94 Nghị định 46/2017/NĐ-CP có quy định về hồ sơ tách cơ sở giáo dục đại học như sau: - Tờ trình của cơ quan chủ quản (đối với trường công lập); tờ trình của trường đại học (đối với trường tư thục) trình Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sáp nhập, chia, tách trường đại học kèm theo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của trường sau khi sáp nhập hoặc sau khi chia, tách; - Biên bản họp Đại hội cổ đông về việc sáp nhập, chia, tách trường đại học (đối với trường tư thục); - Đề án sáp nhập, chia, tách trường đại học, trong đó làm rõ mục đích của việc sáp nhập, chia, tách trường đại học; trụ sở chính của trường sau khi sáp nhập, chia, tách; dự kiến cơ cấu tổ chức nhân sự; phương án đối với người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của trường; kế hoạch, lộ trình thực hiện việc sáp nhập, chia, tách; thủ tục và thời hạn chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp, cổ phần. Như vậy, cơ sở giáo dục đại học muốn tách cơ sở thì phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo luật định nêu trên Sau khi đầy đủ hồ sơ thì cơ sở giáo dục đại học muốn tách cơ sở phải thực hiện theo trình tự nào? Theo khoản 4 Điều 94 Nghị định 46/2017/NĐ-CP có quy định về trình tự thực hiện việc tách cơ sở giáo dục như sau: - Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho cơ quan chủ quản (đối với trường công lập); trường đại học (đối với trường tư thục) để sửa đổi, bổ sung; - Trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định tại khoản 3 Điều này, trong vòng 30 ngày làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thẩm định, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Như vậy, trường hợp hồ sơ đầy đủ, đáp ứng theo yêu cầu thì Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thẩm định, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Nếu trường hợp thiếu hồ sơ, hồ sơ không đúng yêu cầu thì Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho cơ quan chủ quản (đối với trường công lập); trường đại học (đối với trường tư thục) để sửa đổi, bổ sung Từ những căn cứ nêu trên, trường hợp muốn tách cơ sở giáo dục đại học thì cơ sở đó phải đáp ứng được những yêu cầu mà pháp luật đã đề ra. Sau khi đã thỏa mãn các yêu cầu đó, cơ sở giáo dục đại học chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục theo luật định để tiến hành tách cơ sở.
Cơ sở giáo dục đại học cần điều kiện gì để được cho phép hoạt động đào tạo?
Hiện nay, số lượng các cơ sở giáo dục đại học được thành lập ngày càng nhiều. Vậy điều kiện để những cơ sở này hoạt động giáo dục là gì? Cơ sở giáo dục đại học cần điều kiện gì để được cho phép hoạt động đào tạo? Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Luật Giáo dục đại học 2012 có quy định điều kiện để được cho phép hoạt động đào tạo như sau: - Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học; - Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, ký túc xá sinh viên, cơ sở phục vụ giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo; địa điểm xây dựng bảo đảm môi trường sư phạm, an toàn cho người học, người dạy và người lao động theo nội dung dự án đã cam kết; - Có chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định; - Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; - Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; - Có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. Như vậy, cơ sở giáo dục đại học để được cho phép hoạt động đào tạo thì phải thỏa mãn các điều kiện nêu trên Trường hợp cơ sở giáo dục đại học được cho phép hoạt động đào tạo mà không triển khai hoạt động đào tạo thì sẽ như thế nào? Căn cứ khoản 2 Điều 23 Luật Giáo dục đại học 2012 có quy định sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định cho phép hoạt động đào tạo có hiệu lực, nếu cơ sở giáo dục đại học không triển khai hoạt động đào tạo thì quyết định cho phép hoạt động đào tạo hết hiệu lực. Như vậy, Cơ sở giáo dục đại học được cho phép hoạt động đào tạo trong thời hạn 3 năm mà sau thời gian này không triển khai hoạt động đào tạo thì quyết định cho phép hoạt động đào tạo hết hiệu lực. Ai có thẩm quyền cho phép cơ sở giáo dục đại học hoạt động đào tạo? Hồ sơ để cơ sở giáo dục đại học được hoạt động giáo dục là gì? Trình tự thực hiện? Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 90 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 36 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP có quy định Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền cho phép trường đại học hoạt động đào tạo. Đối với hồ sơ để cơ sở giáo dục đại học được hoạt động giáo dục bao gồm: - Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động đào tạo; - Báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo Đề án thành lập trường; - Chương trình đào tạo; - Thuyết minh các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo: + Danh sách trích ngang cán bộ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý; + Thống kê cơ sở vật chất phục vụ đào tạo chung toàn trường, số lượng và diện tích giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, các loại máy móc thiết bị, giáo trình, tài liệu, sách phục vụ hoạt động giáo dục; + Dự kiến chỉ tiêu và kế hoạch tuyển sinh. Đối với trình tự thực hiện: - Trường đại học gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 90 Nghị định 46/2017/NĐ-CP đến Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận và tổ chức thẩm định thực tế các điều kiện cho phép hoạt động đào tạo của trường đại học; - Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đúng quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường đại học hoạt động đào tạo. Nếu hồ sơ không đáp ứng được các quy định tại khoản 2 Điều 90 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, trong vòng 30 ngày làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo kết quả về tình trạng hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động đào tạo của trường. Như vậy, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền cho phép trường đại học hoạt động đào tạo và hồ sơ, thủ tục để cơ sở giáo dục đại học được hoạt động giáo dục thực hiện theo thủ tục nêu trên. Từ những căn cứ vừa trích dẫn, để có thể hoạt động đào tạo thì cơ sở giáo dục đại học cần phải thỏa mãn các điều kiện theo luật định và thực hiện thủ tục xin phép Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định nêu trên.
Thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục từ ngày 20/11/2024
Ngày 05/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024 quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục trong đó có có đề cập đến thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục. 1. Điều kiện cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục từ ngày 20/11/2024 Theo Điều 55 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, trường phổ thông dân tộc nội trú được cho phép hoạt động giáo dục khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 27 Nghị định 125/2024/NĐ-CP và các điều kiện sau đây: - Có khu nội trú có diện tích sử dụng tối thiểu 06 m2/học sinh. - Có phòng ở nội trú, nhà bếp, nhà ăn cho học sinh và các trang thiết bị kèm theo; nhà công vụ cho giáo viên. - Có nhà sinh hoạt, giáo dục văn hóa dân tộc với các thiết bị kèm theo. - Có phòng học và thiết bị giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông, nghề truyền thống của các dân tộc phù hợp với địa phương. 2. Thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục từ ngày 20/11/2024 Thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục từ ngày 20/11/2024 được quy định tại Điều 56 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau: (1) Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở hoạt động giáo dục; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp học cao nhất là trung học phổ thông hoạt động giáo dục. (2) Hồ sơ gồm: - Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP); TẢI VỀ Mẫu Tờ trình - Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trường với thời hạn tối thiểu 05 năm; - Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường; tổ chức và quản lý nhà trường; tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường; nhiệm vụ và quyền của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh; tài chính và tài sản của nhà trường; các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của nhà trường. (3) Trình tự thực hiện: - Nhà trường gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại mục (2) qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Phòng Giáo dục và Đào tạo (nếu là trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở) hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu là trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp học cao nhất là trung học phổ thông); - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho nhà trường trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ; hoặc thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường trong trường hợp hồ sơ hợp lệ; - Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế điều kiện hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc nội trú; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 55 Nghị định 125/2024/NĐ-CP; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho trường và nêu rõ lý do. Quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. TẢI VỀ Mẫu Quyết định Như vậy, bài viết đã cung cấp chi tiết về thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục. Việc nắm vững quy trình này không chỉ giúp các cơ sở giáo dục đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật mà còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc nội trú, tạo điều kiện thuận lợi cho các học sinh hòa nhập và phát triển. TẢI VỀ Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024.
Trình tự, thủ tục cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục từ ngày 20/11/2024
Đây là nội dung tại Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. 1. Hoạt động giáo dục là gì? Khoản 1 Điều 3 Nghị định 24/2021/NĐ-CP quy định hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động tuyển sinh, tổ chức hoạt động giáo dục, quản lý điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục trong cơ sở giáo dục. Việc quản lý các hoạt động giáo dục tại trường tiểu học được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định 24/2021/NĐ-CP. 2. Điều kiện cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục Theo Điều 17 Nghị định 125/2024/NĐ-CP thì để được hoạt động giáo dục, trường tiểu học cần đáp ứng các điều kiện sau: - Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn về địa điểm, quy mô, diện tích và cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Có chương trình giáo dục, tài liệu giảng dạy và học tập đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn để tổ chức hoạt động giáo dục đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục, cụ thể: + Đối với trường tiểu học tư thục, mức đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất, nhưng không thấp hơn 50 tỷ đồng. + Đối với trường hợp trường tiểu học tư thục không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc sử dụng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động giáo dục thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% mức đầu tư quy định tại điểm a khoản 4 Điều 17 Nghị định 125/2024/NĐ-CP; + Đối với trường tiểu học công lập, nguồn lực tài chính do cơ quan quản lý có thẩm quyền chịu trách nhiệm bảo đảm nhằm đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục tiểu học. - Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường. 3 Thủ tục cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục Thủ tục cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục được thực hiện như sau: - Nộp hồ sơ: Trường tiểu học gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 125/2024/NĐ-CP qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Phòng Giáo dục và Đào tạo; - Xử lý hồ sơ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường tiểu học trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ; hoặc thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường trong trường hợp hồ sơ hợp lệ; - Thẩm định hồ sơ thực tế: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế các điều kiện để trường tiểu học được hoạt động giáo dục; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 17 Nghị định 125/2024/NĐ-CP; - Quyết định cho phép hoạt động giáo dục: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho trường tiểu học và nêu rõ lý do. - Công bố Quyết định cho phép hoạt động giáo dục: Quyết định cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Như vậy, trong khoảng thời gian tối đa là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo có thể quyết định cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục hoặc không cho phép nhưng phải nêu rõ lý do. Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024 và thay thế Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP.
Yêu cầu rà soát các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại các cơ sở phổ thông
Ngày 28/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành công văn số 5333/BGDĐT-GDTrH gửi các Sở GDĐT về việc rà soát, báo cáo tình hình các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên. Công văn nêu rõ: Thực hiện các quy định của Bộ GDĐT về hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa và chủ trương xã hội hóa giáo dục, các địa phương đã triển khai tổ chức nhiều hoạt động như: giáo dục kĩ năng sống; liên kết dạy ngoại ngữ, dạy tin học tăng cường; tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường… theo nhu cầu người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên. Kết quả đã góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng và giáo dục nhân cách toàn diện cho người học. Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa còn có hạn chế dẫn đến băn khoăn, lo lắng và tạo ra dư luận không tốt về loại hình hoạt động giáo dục này. Để tăng cường hiệu quả quản lý, đảm bảo quyền lợi của giáo viên, học sinh và học viên khi tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại cơ sở giáo dục, Bộ GDĐT đề nghị các Sở GDĐT tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm các quy định hiện hành về liên kết, tổ chức, triển khai hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa theo nhu cầu người học. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT yếu cầu báo cáo tình hình triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại địa phương với các nội dung: công tác chỉ đạo của Sở GDĐT; công tác triển khai tại các cơ sở giáo dục; đánh giá thuận lợi, khó khăn; đề xuất, kiến nghị và tổng hợp số liệu Báo cáo của các đơn vị gửi về Bộ GDĐT qua Vụ Giáo dục Trung học trước ngày 15/10/2023. Bộ GDĐT lưu ý, trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, các Sở GDĐT báo cáo về Bộ GDĐT để kịp thời giải quyết. Trước đó, những năm gần đây, mặc dù tình trạng lạm thu nhìn chung đã được các cơ quan chức năng liên tục theo sát, chấn chỉnh, thế nhưng tình trạng này mỗi năm vẫn là vấn đề xôn xao giữa nhà trường, giáo viên và các bậc phụ huynh. Theo đó, hiện nay, nhiều địa phương đã yêu cầu các trường dừng dạy thêm, học thêm, dạy liên kết với trung tâm bên ngoài dưới mọi hình thức và chấn chỉnh các khoản thu chi đầu năm học. Cụ thể, theo Chính phủ thông tin, vừa qua Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ đã ban hành công văn về việc chấn chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm. Theo đó, Sở yêu cầu các cơ sở giáo dục nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục trong công tác quản lý dạy thêm, học thêm, nghiêm cấm việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức. Tuyệt đối không tổ chức dạy thêm đối với học sinh học buổi chiều 2 buổi/ngày, học sinh tiểu học (ngoại trừ trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống). Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát theo trách nhiệm quản lý; thường xuyên theo dõi, nắm bắt và quản lý cán bộ, giáo viên đơn vị mình tham gia dạy thêm trong và ngoài nhà trường theo quy định về dạy thêm học thêm và các quy định của pháp luật có liên quan. Quản lý, tổ chức có chất lượng dạy và học chính khóa. Trực tiếp tổ chức, quản lý và kiểm tra hoạt động dạy thêm học thêm đối với cán bộ, giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý. Xem chi tiết tại: Đến hẹn lại lên, chấn chỉnh dạy thêm, “nạn lạm thu” đầu năm học Tham khảo: Khoản tiền Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép thu Căn cứ tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT, quy định về các khoản mà Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học, như sau: (1) Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện. (2) Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: - Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; - Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; - Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; - Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; - Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; - Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; - Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường. Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT đã quy định cụ thể các trường hợp Ban đại diện được phép hoặc không được phép thu. Theo đó, những tổ chức, các nhân có hành vi cố ý cản trở việc thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, vi phạm các quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật căn cứ Điều 15 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT. Công văn 1620/BGDĐT-KHTC cũng yêu cầu xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ sở giáo dục và trách nhiệm cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục trên địa bàn để xảy ra tình trạng thu sai quy định, lạm thu. Vì môi trường giáo dục trong sạch chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của con trẻ, cần chấm dứt tình trạng lạm thu này. Phụ huynh và nhà Xem chi tiết tại Công văn 5333/BGDĐT-GDTrH ngày 28/9/2023. Xem và tải Công văn 5333/BGDĐT-GDTrH https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/02/5333-bgddt-gdtrhsigned-1.pdf Xem bài viết liên quan: Nạn “lạm thu” đầu năm học dưới danh nghĩa hội phụ huynh
Việc tách cơ sở giáo dục đại học được thực hiện khi nào?
Các trường hợp thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục đại học ngày càng phổ biến. Vậy pháp luật quy định về việc tách cơ sở giáo dục đại học như thế nào? Việc tách cơ sở giáo dục đại học được thực hiện khi nào? Căn cứ tại Điều 24 Luật Giáo dục đại học 2012 tách cơ sở giáo dục đại học phải bảo đảm các yêu cầu sau: - Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; - Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; - Bảo đảm quyền lợi của giảng viên, viên chức, người lao động và người học; - Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học. Như vậy, Cơ sở giáo dục đại học khi muốn tách cơ sở khác cần phải đảm bảo những yêu cầu nêu trên Cơ sở giáo dục đại học muốn tách cơ sở thì cần phải chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ gì? Căn cứ tại khoản 3 Điều 94 Nghị định 46/2017/NĐ-CP có quy định về hồ sơ tách cơ sở giáo dục đại học như sau: - Tờ trình của cơ quan chủ quản (đối với trường công lập); tờ trình của trường đại học (đối với trường tư thục) trình Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sáp nhập, chia, tách trường đại học kèm theo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của trường sau khi sáp nhập hoặc sau khi chia, tách; - Biên bản họp Đại hội cổ đông về việc sáp nhập, chia, tách trường đại học (đối với trường tư thục); - Đề án sáp nhập, chia, tách trường đại học, trong đó làm rõ mục đích của việc sáp nhập, chia, tách trường đại học; trụ sở chính của trường sau khi sáp nhập, chia, tách; dự kiến cơ cấu tổ chức nhân sự; phương án đối với người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của trường; kế hoạch, lộ trình thực hiện việc sáp nhập, chia, tách; thủ tục và thời hạn chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp, cổ phần. Như vậy, cơ sở giáo dục đại học muốn tách cơ sở thì phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo luật định nêu trên Sau khi đầy đủ hồ sơ thì cơ sở giáo dục đại học muốn tách cơ sở phải thực hiện theo trình tự nào? Theo khoản 4 Điều 94 Nghị định 46/2017/NĐ-CP có quy định về trình tự thực hiện việc tách cơ sở giáo dục như sau: - Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho cơ quan chủ quản (đối với trường công lập); trường đại học (đối với trường tư thục) để sửa đổi, bổ sung; - Trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định tại khoản 3 Điều này, trong vòng 30 ngày làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thẩm định, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Như vậy, trường hợp hồ sơ đầy đủ, đáp ứng theo yêu cầu thì Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thẩm định, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Nếu trường hợp thiếu hồ sơ, hồ sơ không đúng yêu cầu thì Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho cơ quan chủ quản (đối với trường công lập); trường đại học (đối với trường tư thục) để sửa đổi, bổ sung Từ những căn cứ nêu trên, trường hợp muốn tách cơ sở giáo dục đại học thì cơ sở đó phải đáp ứng được những yêu cầu mà pháp luật đã đề ra. Sau khi đã thỏa mãn các yêu cầu đó, cơ sở giáo dục đại học chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục theo luật định để tiến hành tách cơ sở.
Cơ sở giáo dục đại học cần điều kiện gì để được cho phép hoạt động đào tạo?
Hiện nay, số lượng các cơ sở giáo dục đại học được thành lập ngày càng nhiều. Vậy điều kiện để những cơ sở này hoạt động giáo dục là gì? Cơ sở giáo dục đại học cần điều kiện gì để được cho phép hoạt động đào tạo? Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Luật Giáo dục đại học 2012 có quy định điều kiện để được cho phép hoạt động đào tạo như sau: - Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học; - Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, ký túc xá sinh viên, cơ sở phục vụ giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo; địa điểm xây dựng bảo đảm môi trường sư phạm, an toàn cho người học, người dạy và người lao động theo nội dung dự án đã cam kết; - Có chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định; - Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; - Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; - Có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. Như vậy, cơ sở giáo dục đại học để được cho phép hoạt động đào tạo thì phải thỏa mãn các điều kiện nêu trên Trường hợp cơ sở giáo dục đại học được cho phép hoạt động đào tạo mà không triển khai hoạt động đào tạo thì sẽ như thế nào? Căn cứ khoản 2 Điều 23 Luật Giáo dục đại học 2012 có quy định sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định cho phép hoạt động đào tạo có hiệu lực, nếu cơ sở giáo dục đại học không triển khai hoạt động đào tạo thì quyết định cho phép hoạt động đào tạo hết hiệu lực. Như vậy, Cơ sở giáo dục đại học được cho phép hoạt động đào tạo trong thời hạn 3 năm mà sau thời gian này không triển khai hoạt động đào tạo thì quyết định cho phép hoạt động đào tạo hết hiệu lực. Ai có thẩm quyền cho phép cơ sở giáo dục đại học hoạt động đào tạo? Hồ sơ để cơ sở giáo dục đại học được hoạt động giáo dục là gì? Trình tự thực hiện? Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 90 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 36 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP có quy định Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền cho phép trường đại học hoạt động đào tạo. Đối với hồ sơ để cơ sở giáo dục đại học được hoạt động giáo dục bao gồm: - Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động đào tạo; - Báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo Đề án thành lập trường; - Chương trình đào tạo; - Thuyết minh các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo: + Danh sách trích ngang cán bộ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý; + Thống kê cơ sở vật chất phục vụ đào tạo chung toàn trường, số lượng và diện tích giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, các loại máy móc thiết bị, giáo trình, tài liệu, sách phục vụ hoạt động giáo dục; + Dự kiến chỉ tiêu và kế hoạch tuyển sinh. Đối với trình tự thực hiện: - Trường đại học gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 90 Nghị định 46/2017/NĐ-CP đến Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận và tổ chức thẩm định thực tế các điều kiện cho phép hoạt động đào tạo của trường đại học; - Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đúng quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường đại học hoạt động đào tạo. Nếu hồ sơ không đáp ứng được các quy định tại khoản 2 Điều 90 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, trong vòng 30 ngày làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo kết quả về tình trạng hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động đào tạo của trường. Như vậy, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền cho phép trường đại học hoạt động đào tạo và hồ sơ, thủ tục để cơ sở giáo dục đại học được hoạt động giáo dục thực hiện theo thủ tục nêu trên. Từ những căn cứ vừa trích dẫn, để có thể hoạt động đào tạo thì cơ sở giáo dục đại học cần phải thỏa mãn các điều kiện theo luật định và thực hiện thủ tục xin phép Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định nêu trên.