Luật Điện lực sửa đổi: tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, khả thi cho hoạt động điện lực
Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi đang được Bộ Công thương lấy ý kiến nhân dân nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về điện lực, tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, khả thi cho hoạt động điện lực và sử dụng điện. Theo Bộ Công thương cho biết, để thực hiện tốt nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị quyết 203/NQ-CP. Đồng thời, sau gần 20 năm thi hành và qua 03 lần sửa đổi, bổ sung một số điều. Hiện nay, đã đến giai đoạn cần thiết để nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn hoạt động điện lực và sử dụng điện. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/2.-du-thao-2-luat-dl-sua-doi.doc Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) (Lần 01) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/1.-dt_to-trinh-du-an-luat-dl-sua-doi-.docx Dự thảo Tờ trình Luật Điện lực (sửa đổi) (Lần 01) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/-bc-danh-gia-tac-dong-chinh-sach-luat-dien-luc.pdf Báo cáo đánh giá tác động của Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/3.-bc-tong-ket-thuc-tien-thi-hanh-luat-dien-luc-sua-doi-.pdf Báo cáo tổng kết thi hành Luật Điện lực (Giai đoạn 2005-2023) (1) Bố cục của Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) Cụ thể, Luật Điện lực (sửa đổi) có tất cả là 09 chương. Trong đó chia thành 94 điều và được sắp xếp, bố cục hợp lý, khoa học như sau: - Chương I của Luật Điện lực (sửa đổi) bao gồm 08 điều (từ Điều 1 đến Điều 8). - Chương II. Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực bao gồm 14 điều (từ Điều 9 đến Điều 22). - Chương III. Phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới bao gồm 05 điều (từ Điều 23 đến Điều 27). - Chương IV. Giấy phép hoạt động điện lực bao gồm 08 điều (từ Điều 28 đến Điều 35). - Chương V. Hoạt động mua bán điện bao gồm 24 điều (từ Điều 36 đến Điều 60). - Chương VI. Vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia bao gồm 12 điều (từ Điều 61 đến Điều 72). - Chương VII. Bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện bao gồm 16 điều (từ Điều 73 đến Điều 89). - Chương VIII. Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện lực gồm 02 điều (từ Điều 90 đến Điều 91). - Chương IX. Điều khoản thi hành gồm 03 điều (Điều 92, 93 và Điều 94). (2) Những hạn chế của Luật Điện lực hiện hành Theo Bộ Công Thương, thực tiễn thi hành pháp luật về điện lực cho thấy còn tồn tại một số vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được, cụ thể như sau: - Quy định chưa đáp ứng mục tiêu phát triển: + Chưa đáp ứng các chính sách đối với lĩnh vực năng lượng của Đảng, đặc biệt là mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. + Hạn chế trong việc phân công, phân cấp, ảnh hưởng hiệu lực quản lý nhà nước về điện lực. + Thiếu cơ sở pháp lý giải quyết vướng mắc trong quá trình thi hành. - Vướng mắc trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia: Trong quá trình tổng kết, rà soát Luật Điện lực 2004 cho thấy ở thời điểm hiện tại, việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia có một số vướng mắc trong triển khai thực hiện, ảnh hưởng đến an ninh cung cấp điện, cụ thể như chất lượng xây dựng, tổ chức, triển khai thực hiện quy hoạch ngành điện chưa cao. - Hạn chế về cơ chế, chính sách: Cụ thể, theo Bộ Công thương, cơ chế lẫn chính sách đối với ngành điện hiện còn thiếu tính đồng bộ. Từ đó, đã hạn chế về tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước ở trung ương, địa phương trong thực hiện quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực; vốn đầu tư phát triển điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo. - Những hạn chế khác: + Một số nội dung về điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực được quy định tại Điều 32 Luật Điện lực 2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Điện lực sửa đổi 2012 hiện đã không còn phù hợp với thực tiễn và không đảm bảo được sự linh hoạt trong việc đánh giá điều kiện hoạt động điện lực để kịp thời điều chỉnh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp cũng như nhiệm vụ quản lý nhà nước. + Vướng mắc liên quan đến giá điện theo cơ chế thị trường và hoạt động mua bán điện đảm bảo định hướng phát triển thị trường điện. Song song là những vướng mắc trong khâu quản lý và vận hành hệ thống điện; vấn đề liên quan đến kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện, an toàn điện sau công tơ và an toàn đập, hồ chứa thủy điện. (3) Mục đích, giải pháp của Luật Điện lực (sửa đổi) Để có thể khắc phục những hạn chế, vướng mắc nêu trên, Luật Điện lực (sửa đổi) cần đáp ứng được những yêu cầu như sau: - Thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như yêu cầu hoàn thiện khung pháp lý để phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới (NLTT) phù hợp với xu hướng và cam kết hội nhập quốc tế về chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, cũng cần phải đảm bảo sự phù hợp và đồng bộ giữa chính sách phát triển điện lực với các chính sách có liên quan khác. Từ đó, góp phần giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. - Luật Điện lực (sửa đổi) phải tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nguồn và lưới điện từ đó đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của người dân. Kết hợp với việc bảo đảm và nâng cao chất lượng điện năng, chất lượng cung cấp dịch vụ điện; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia, trong đó, đẩy mạnh việc phát triển điện năng lượng tái tạo phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. - Nâng cao tính khả thi và tính hiệu quả trong thực thi pháp luật về điện lực, đáp ứng yêu cầu của phát triển ngành điện nói chung và thị trường điện lực cạnh tranh nói riêng, tiến tới xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh, trong đó, trọng tâm là điều chỉnh cơ chế giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Cuối cùng, Luật Điện lực (sửa đổi) phải bảo đảm phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị điện lực, không phân biệt đối xử trong hoạt động điện lực, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các hoạt động điện lực; kết hợp hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện, đơn vị điện lực và Nhà nước.
Biểu mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực mới nhất 2024
Thông tư 106/2020/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. 1. Người nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 106/2020/TT-BTC, tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực phải nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Thông tư này. 2. Tổ chức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 106/2020/TT-BTC, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tổ chức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Thông tư này. 3. Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 106/2020/TT-BTC về mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực như sau: (1) Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư 106/2020/TT-BTC. Ghi chú: * Trường hợp tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để thực hiện từ hai lĩnh vực hoạt động điện lực trở lên, thì mức thu phí thẩm định được tính như sau: Trong đó: - P1: Phí thẩm định lớn nhất của một trong các lĩnh vực hoạt động điện lực đề nghị cấp phép (được quy định tại Biểu mức thu nêu trên); - P1: Phí thẩm định của các lĩnh vực hoạt động điện lực còn lại; - 0,4: Hệ số điều chỉnh. * Đối với việc thẩm định và cấp giấy phép hoạt động lĩnh vực phân phối điện: trường hợp tổng chiều dài đường dây và tổng dung lượng trạm biến áp không nằm trong cùng một mức thu theo mục IV Biểu mức thu nêu trên thì áp dụng mức thu phí thẩm định tương ứng với Tổng chiều dài đường dây hoặc tổng dung lượng trạm biến áp có mức thu phí cao hơn. Ví dụ: Đơn vị đề nghị thẩm định cấp giấy hoạt động lĩnh vực phân phối điện có tổng chiều dài đường dây lớn hơn 3000 km nhưng có tổng dung lượng trạm biến áp nhỏ hơn 300 MVA thì xác định mức phí thẩm định theo tổng chiều dài đường dây lớn hơn 3000 km, mức phí thẩm định là 21.800.000đồng. (2) Trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại Biểu mức thu phí trên. 4. Điều kiện chung để cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Điện lực 2004, tổ chức, cá nhân được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực khi có đủ các điều kiện sau đây: - Có dự án hoặc phương án hoạt động điện lực khả thi; - Có hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực; - Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động điện lực. 5. Hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại Điều 33 Luật Điện lực 2004, hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực bao gồm: - Đơn đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực. - Dự án hoặc phương án hoạt động điện lực. - Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án hoạt động điện lực đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành đơn vị điện lực. Tóm lại, mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư 106/2020/TT-BTC. Trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại Biểu mức thu phí trên.
Trình tự thủ tục thực hiện cấp giấy phép hoạt động điện lực
Các đơn vị có nhu cầu cấp giấy phép hoạt động điện lực cần thực hiện trình tự thủ tục như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ gì và cần phải đáp ứng điều kiện gì để được cấp giấy phép hoạt động điện lực? Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực trực tuyến được thực hiện như sau: + Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thực hiện đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương sử dụng tài khoản đã đăng ký để khai báo và gửi hồ sơ trực tuyến; + Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương. Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực; + Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực; Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực không qua trực tuyến được thực hiện như sau: + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ. Trong văn bản thông báo, phải nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan để hoàn thiện hồ sơ; + Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan và trả lời bằng văn bản. Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực; + Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực. Thành phần hồ sơ cấp Giấy phép hoạt động phát điện Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 21/2020/TT-BCT Trường hợp nhà máy điện, tổ máy phát điện dự phòng không nối lưới và chỉ phát điện để bán điện cho khách hàng khi sự cố mất điện từ lưới điện quốc gia Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép. Danh sách trích ngang người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ trưởng ca nhà máy điện theo Mẫu 3b quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 21/2020/TT-BCT; bản sao bằng tốt nghiệp và hợp đồng lao động với chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý vận hành Bản sao văn bản chấp thuận hoặc quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc bản sao Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp pháp luật về đầu tư có quy định hoặc Quyết định đầu tư của chủ đầu tư; bản sao văn bản phê duyệt Bản sao Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường dự án đầu tư nhà máy điện của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về môi trường. Bản sao Quyết định phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa của cơ quan có thẩm quyền (đối với nhà máy thủy điện). Bản sao biên bản nghiệm thu hoàn thành lắp đặt tổ máy hoặc hệ thống pin năng lượng mặt trời; bản sao tài liệu xác định thông số chính của nhà máy điện (thông số tua bin, máy phát hoặc tấm pin, bộ chuyển đổi; máy biến áp chính). Bản sao biên bản nghiệm thu hoàn thành lắp đặt hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng viễn thông phục vụ vận hành thị trường điện; bản sao biên bản nghiệm thu hoàn thành lắp đặt hệ thống SCADA phục vụ vận hành hệ thống điện và thi Đối với nhà máy thủy điện: Bản sao biên bản nghiệm thu đập thủy điện, phương án bảo vệ đập và hồ chứa nước, phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp, báo cáo kiểm định an toàn đập (đối với trường hợp đập đã đến thời hạn ki Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện cấp Giấy phép hoạt động phát điện Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động phát điện phải đáp ứng các điều kiện sau: Yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình hoạt động điện lực: Tổ chức hoạt động phát điện phải tuân thủ quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. Có dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực được duyệt. Các hạng mục công trình nhà máy điện được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế được phê duyệt, được kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện hoặc kỹ thuật phù hợp và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phát điện ít nhất 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành phù hợp, được đào tạo về an toàn, được đào tạo và cấp chứng chỉ vận hành nhà máy điện, thị trường điện theo quy định. Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống điều khiển giám sát, thu thập dữ liệu phù hợp với yêu cầu của hệ thống điện và thị trường điện lực theo quy định của pháp luật. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án phát điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp nhận, phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Có quy trình vận hành hồ chứa đối với nhà máy thủy điện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Các tài liệu pháp lý về an toàn đập thủy điện đối với nhà máy thủy điện theo quy định của pháp luật. =>> Trên đây là quy trình cấp giấy phép hoạt động điện lực cũng như thành phần hồ sơ cấp Giấy phép hoạt động phát điện. Đơn vị có nhu cầu cấp giấy phép có thể tham khảo chuẩn bị hồ sơ cũng như điều kiện cần thiết để xin cấp giấy phép.
Luật Điện lực sửa đổi: tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, khả thi cho hoạt động điện lực
Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi đang được Bộ Công thương lấy ý kiến nhân dân nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về điện lực, tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, khả thi cho hoạt động điện lực và sử dụng điện. Theo Bộ Công thương cho biết, để thực hiện tốt nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị quyết 203/NQ-CP. Đồng thời, sau gần 20 năm thi hành và qua 03 lần sửa đổi, bổ sung một số điều. Hiện nay, đã đến giai đoạn cần thiết để nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn hoạt động điện lực và sử dụng điện. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/2.-du-thao-2-luat-dl-sua-doi.doc Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) (Lần 01) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/1.-dt_to-trinh-du-an-luat-dl-sua-doi-.docx Dự thảo Tờ trình Luật Điện lực (sửa đổi) (Lần 01) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/-bc-danh-gia-tac-dong-chinh-sach-luat-dien-luc.pdf Báo cáo đánh giá tác động của Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/3.-bc-tong-ket-thuc-tien-thi-hanh-luat-dien-luc-sua-doi-.pdf Báo cáo tổng kết thi hành Luật Điện lực (Giai đoạn 2005-2023) (1) Bố cục của Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) Cụ thể, Luật Điện lực (sửa đổi) có tất cả là 09 chương. Trong đó chia thành 94 điều và được sắp xếp, bố cục hợp lý, khoa học như sau: - Chương I của Luật Điện lực (sửa đổi) bao gồm 08 điều (từ Điều 1 đến Điều 8). - Chương II. Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực bao gồm 14 điều (từ Điều 9 đến Điều 22). - Chương III. Phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới bao gồm 05 điều (từ Điều 23 đến Điều 27). - Chương IV. Giấy phép hoạt động điện lực bao gồm 08 điều (từ Điều 28 đến Điều 35). - Chương V. Hoạt động mua bán điện bao gồm 24 điều (từ Điều 36 đến Điều 60). - Chương VI. Vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia bao gồm 12 điều (từ Điều 61 đến Điều 72). - Chương VII. Bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện bao gồm 16 điều (từ Điều 73 đến Điều 89). - Chương VIII. Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện lực gồm 02 điều (từ Điều 90 đến Điều 91). - Chương IX. Điều khoản thi hành gồm 03 điều (Điều 92, 93 và Điều 94). (2) Những hạn chế của Luật Điện lực hiện hành Theo Bộ Công Thương, thực tiễn thi hành pháp luật về điện lực cho thấy còn tồn tại một số vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được, cụ thể như sau: - Quy định chưa đáp ứng mục tiêu phát triển: + Chưa đáp ứng các chính sách đối với lĩnh vực năng lượng của Đảng, đặc biệt là mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. + Hạn chế trong việc phân công, phân cấp, ảnh hưởng hiệu lực quản lý nhà nước về điện lực. + Thiếu cơ sở pháp lý giải quyết vướng mắc trong quá trình thi hành. - Vướng mắc trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia: Trong quá trình tổng kết, rà soát Luật Điện lực 2004 cho thấy ở thời điểm hiện tại, việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia có một số vướng mắc trong triển khai thực hiện, ảnh hưởng đến an ninh cung cấp điện, cụ thể như chất lượng xây dựng, tổ chức, triển khai thực hiện quy hoạch ngành điện chưa cao. - Hạn chế về cơ chế, chính sách: Cụ thể, theo Bộ Công thương, cơ chế lẫn chính sách đối với ngành điện hiện còn thiếu tính đồng bộ. Từ đó, đã hạn chế về tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước ở trung ương, địa phương trong thực hiện quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực; vốn đầu tư phát triển điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo. - Những hạn chế khác: + Một số nội dung về điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực được quy định tại Điều 32 Luật Điện lực 2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Điện lực sửa đổi 2012 hiện đã không còn phù hợp với thực tiễn và không đảm bảo được sự linh hoạt trong việc đánh giá điều kiện hoạt động điện lực để kịp thời điều chỉnh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp cũng như nhiệm vụ quản lý nhà nước. + Vướng mắc liên quan đến giá điện theo cơ chế thị trường và hoạt động mua bán điện đảm bảo định hướng phát triển thị trường điện. Song song là những vướng mắc trong khâu quản lý và vận hành hệ thống điện; vấn đề liên quan đến kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện, an toàn điện sau công tơ và an toàn đập, hồ chứa thủy điện. (3) Mục đích, giải pháp của Luật Điện lực (sửa đổi) Để có thể khắc phục những hạn chế, vướng mắc nêu trên, Luật Điện lực (sửa đổi) cần đáp ứng được những yêu cầu như sau: - Thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như yêu cầu hoàn thiện khung pháp lý để phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới (NLTT) phù hợp với xu hướng và cam kết hội nhập quốc tế về chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, cũng cần phải đảm bảo sự phù hợp và đồng bộ giữa chính sách phát triển điện lực với các chính sách có liên quan khác. Từ đó, góp phần giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. - Luật Điện lực (sửa đổi) phải tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nguồn và lưới điện từ đó đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của người dân. Kết hợp với việc bảo đảm và nâng cao chất lượng điện năng, chất lượng cung cấp dịch vụ điện; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia, trong đó, đẩy mạnh việc phát triển điện năng lượng tái tạo phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. - Nâng cao tính khả thi và tính hiệu quả trong thực thi pháp luật về điện lực, đáp ứng yêu cầu của phát triển ngành điện nói chung và thị trường điện lực cạnh tranh nói riêng, tiến tới xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh, trong đó, trọng tâm là điều chỉnh cơ chế giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Cuối cùng, Luật Điện lực (sửa đổi) phải bảo đảm phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị điện lực, không phân biệt đối xử trong hoạt động điện lực, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các hoạt động điện lực; kết hợp hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện, đơn vị điện lực và Nhà nước.
Biểu mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực mới nhất 2024
Thông tư 106/2020/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. 1. Người nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 106/2020/TT-BTC, tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực phải nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Thông tư này. 2. Tổ chức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 106/2020/TT-BTC, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tổ chức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Thông tư này. 3. Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 106/2020/TT-BTC về mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực như sau: (1) Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư 106/2020/TT-BTC. Ghi chú: * Trường hợp tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để thực hiện từ hai lĩnh vực hoạt động điện lực trở lên, thì mức thu phí thẩm định được tính như sau: Trong đó: - P1: Phí thẩm định lớn nhất của một trong các lĩnh vực hoạt động điện lực đề nghị cấp phép (được quy định tại Biểu mức thu nêu trên); - P1: Phí thẩm định của các lĩnh vực hoạt động điện lực còn lại; - 0,4: Hệ số điều chỉnh. * Đối với việc thẩm định và cấp giấy phép hoạt động lĩnh vực phân phối điện: trường hợp tổng chiều dài đường dây và tổng dung lượng trạm biến áp không nằm trong cùng một mức thu theo mục IV Biểu mức thu nêu trên thì áp dụng mức thu phí thẩm định tương ứng với Tổng chiều dài đường dây hoặc tổng dung lượng trạm biến áp có mức thu phí cao hơn. Ví dụ: Đơn vị đề nghị thẩm định cấp giấy hoạt động lĩnh vực phân phối điện có tổng chiều dài đường dây lớn hơn 3000 km nhưng có tổng dung lượng trạm biến áp nhỏ hơn 300 MVA thì xác định mức phí thẩm định theo tổng chiều dài đường dây lớn hơn 3000 km, mức phí thẩm định là 21.800.000đồng. (2) Trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại Biểu mức thu phí trên. 4. Điều kiện chung để cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Điện lực 2004, tổ chức, cá nhân được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực khi có đủ các điều kiện sau đây: - Có dự án hoặc phương án hoạt động điện lực khả thi; - Có hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực; - Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động điện lực. 5. Hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực Theo quy định tại Điều 33 Luật Điện lực 2004, hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực bao gồm: - Đơn đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực. - Dự án hoặc phương án hoạt động điện lực. - Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án hoạt động điện lực đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành đơn vị điện lực. Tóm lại, mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư 106/2020/TT-BTC. Trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại Biểu mức thu phí trên.
Trình tự thủ tục thực hiện cấp giấy phép hoạt động điện lực
Các đơn vị có nhu cầu cấp giấy phép hoạt động điện lực cần thực hiện trình tự thủ tục như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ gì và cần phải đáp ứng điều kiện gì để được cấp giấy phép hoạt động điện lực? Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực trực tuyến được thực hiện như sau: + Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thực hiện đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương sử dụng tài khoản đã đăng ký để khai báo và gửi hồ sơ trực tuyến; + Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương. Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực; + Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực; Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực không qua trực tuyến được thực hiện như sau: + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ. Trong văn bản thông báo, phải nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan để hoàn thiện hồ sơ; + Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan và trả lời bằng văn bản. Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực; + Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực. Thành phần hồ sơ cấp Giấy phép hoạt động phát điện Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 21/2020/TT-BCT Trường hợp nhà máy điện, tổ máy phát điện dự phòng không nối lưới và chỉ phát điện để bán điện cho khách hàng khi sự cố mất điện từ lưới điện quốc gia Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép. Danh sách trích ngang người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ trưởng ca nhà máy điện theo Mẫu 3b quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 21/2020/TT-BCT; bản sao bằng tốt nghiệp và hợp đồng lao động với chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý vận hành Bản sao văn bản chấp thuận hoặc quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc bản sao Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp pháp luật về đầu tư có quy định hoặc Quyết định đầu tư của chủ đầu tư; bản sao văn bản phê duyệt Bản sao Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường dự án đầu tư nhà máy điện của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về môi trường. Bản sao Quyết định phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa của cơ quan có thẩm quyền (đối với nhà máy thủy điện). Bản sao biên bản nghiệm thu hoàn thành lắp đặt tổ máy hoặc hệ thống pin năng lượng mặt trời; bản sao tài liệu xác định thông số chính của nhà máy điện (thông số tua bin, máy phát hoặc tấm pin, bộ chuyển đổi; máy biến áp chính). Bản sao biên bản nghiệm thu hoàn thành lắp đặt hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng viễn thông phục vụ vận hành thị trường điện; bản sao biên bản nghiệm thu hoàn thành lắp đặt hệ thống SCADA phục vụ vận hành hệ thống điện và thi Đối với nhà máy thủy điện: Bản sao biên bản nghiệm thu đập thủy điện, phương án bảo vệ đập và hồ chứa nước, phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp, báo cáo kiểm định an toàn đập (đối với trường hợp đập đã đến thời hạn ki Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện cấp Giấy phép hoạt động phát điện Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động phát điện phải đáp ứng các điều kiện sau: Yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình hoạt động điện lực: Tổ chức hoạt động phát điện phải tuân thủ quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. Có dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực được duyệt. Các hạng mục công trình nhà máy điện được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế được phê duyệt, được kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện hoặc kỹ thuật phù hợp và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phát điện ít nhất 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành phù hợp, được đào tạo về an toàn, được đào tạo và cấp chứng chỉ vận hành nhà máy điện, thị trường điện theo quy định. Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống điều khiển giám sát, thu thập dữ liệu phù hợp với yêu cầu của hệ thống điện và thị trường điện lực theo quy định của pháp luật. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án phát điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp nhận, phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Có quy trình vận hành hồ chứa đối với nhà máy thủy điện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Các tài liệu pháp lý về an toàn đập thủy điện đối với nhà máy thủy điện theo quy định của pháp luật. =>> Trên đây là quy trình cấp giấy phép hoạt động điện lực cũng như thành phần hồ sơ cấp Giấy phép hoạt động phát điện. Đơn vị có nhu cầu cấp giấy phép có thể tham khảo chuẩn bị hồ sơ cũng như điều kiện cần thiết để xin cấp giấy phép.