Kinh doanh nhỏ lẻ cá nhân, hộ gia đình có cần giấy phép kinh doanh?
Đối với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ không nhất thiết phải có giấy phép kinh doanh Những hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) và các hình thức kinh doanh nhỏ lẻ như bán quần áo, dày dép,… có hoặc không có địa điểm cố định thì không thuộc trường hợp bắt buộc phải đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp. Thay vì đó, bạn có thể kinh doanh dưới hình thức cá nhân hoặc hộ gia đình Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP Hộ kinh doanh - Hình minh họa - Tuy pháp luật không bắt buộc việc kinh doanh theo hình thức trên phải đăng ký giấy phép kinh doanh, nhưng nếu bạn có định hướng mở rộng, và phát triển quán cà phê nhỏ lớn hơn thì nên cân nhắc việc đăng ký giấy phép kinh doanh. Một điểm cần lưu ý đó là, các loại thuế, phí đối với hình thức cá nhân hoặc hộ gia đình rẻ hơn rất nhiều so với thành lập doanh nghiệp. Cụ thể mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ: Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP: Doanh thu Mức đóng Dưới 100 triệu đồng Miễn thuế Từ 100-300 triệu đồng 300.000 VNĐ Từ 300-500 triệu đồng 500.000 VNĐ Trên 500 triệu đồng 1.000.000 VNĐ Ngoài lệ phí môn bài, thì bạn còn phải đóng thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể: Hồ sơ gồm: - Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh - Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân/ CMND/Hộ chiếu của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình - Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập. Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Các bước thực hiện: Hiện tại có hai cách nộp hồ sơ của hộ kinh doanh cá thể: nộp trực thiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh hoặc đăng kí online tại trang dịch vụ công của TP. HCM hoặc Hà Nội. Không đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh có bị phạt tiền không? Đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định sẽ bị bhạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng Căn cứ Điều 6 Nghị định 124/2015/NĐ-CP Bên cạnh đó, khi kinh doanh các hình thức ăn uống bạn còn cần có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đọc bài viết này, bạn sẽ quyết định lập hộ kinh doanh hay là doanh nghiệp?
Khi quyết định kinh doanh mặt hàng hoặc dịch vụ nào đó, có lẽ, bạn sẽ phân vân, liệu mình nên thành lập doanh nghiệp hay là thành lập hộ kinh doanh hay là theo mô hình khác…? Rất nhiều sự lựa chọn cho bạn trong giai đoạn kinh tế đất nước đang phát triển như hiện nay. Thế nhưng, có vẻ sẽ hợp lý hơn nếu bạn lựa chọn cho mình một loại hình tổ chức phù hợp. Bảng so sánh giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp sau đây sẽ giúp bạn điều đó, để bạn đưa ra quyết định đúng đắn cho mình: * Lưu ý, trong bài viết có sử dụng một số từ ngữ viết tắt như sau: - DN: doanh nghiệp - DNTN: doanh nghiệp tư nhân - CQNN: cơ quan nhà nước - QĐND: Quân đội nhân dân - CAND: Công an nhân dân - DNNN: Doanh nghiệp nhà nước Tiêu chí Hộ kinh doanh Doanh nghiệp Văn bản pháp luật quy định Nghị định 78/2015/NĐ-CP Luật doanh nghiệp 2014 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Tư cách pháp nhân Không có tư cách pháp nhân - Có tư cách pháp nhân đối với công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh - Không có tư cách pháp nhân đối với DNTN Quyền thành lập - Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. - Nhóm cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. - Hộ gia đình * Tổ chức có năng lực pháp luật. * Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập DN, trừ các đối tượng sau: - CQNN, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập DN kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; - Cán bộ, công chức, viên chức - Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc CAND, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại DN; - Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong DNNN, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại DN khác; - Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân; - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng. Giới hạn thành lập Mỗi cá nhân/mỗi nhóm cá nhân/mỗi hộ gia đình chỉ được quyền thành lập một hộ kinh doanh - Quyền thành lập DN của cá nhân bị giới hạn đối với công ty hợp danh, DNTN, cụ thể: Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập 1 DNTN. Chủ DNTN, không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh Trường hợp bắt buộc chuyển đổi loại hình Hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên - Khi công ty TNHH 1 thành viên bổ sung thêm thành viên chủ sở hữu mới - Khi công ty TNHH 2 – 50 thành viên chỉ còn 1 thành viên làm chủ sở hữu Hồ sơ đăng ký thành lập - Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh - Đối với DN tư nhân: + Giấy đề nghị đăng ký DN + Bản sao Thẻ căn cước công dân, CMND hoặc Hộ chiếu, chứng thực của cá nhân hợp pháp khác của chủ DNTN - Đối với công ty hợp danh: Ngoài các giấy tờ trên (đối với bản sao thẻ căn cước…là của các thành viên công ty hợp danh), còn có: + Điều lệ công ty + Danh sách thành viên + Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài - Đối với công ty TNHH và công ty cổ phần: Ngoài các giấy tờ nêu trên (đối với bản sao thẻ căn cước…là của thành viên là cá nhân của công ty TNHH, cổ đông sáng lập và cổ đông là cá nhân đầu tư nước ngoài), còn có: + Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. + Bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc tài liệu tương đương của tổ chức và văn bản ủy quyền. Trường hợp ủy quyền thì người đại diện theo ủy quyền cần có bản sao thẻ căn cước, CMND… Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập Phòng Tài chính – Kế họach thuộc UBND cấp huyện (Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện) Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế họach Đầu tư Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Lệ phí đăng ký Theo quy định của HĐND cấp tỉnh nơi bạn kinh doanh (Căn cứ Thông tư 250/2016/TT-BTC) 200.000 đồng/lần (Quy định tại Thông tư 215/2016/TT-BTC) Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền yêu cầu nộp thêm giấy tờ ngoài hồ sơ đã quy định không? Có Không (Căn cứ Khoản 2 Điều 9 Nghị định 78/2015/NĐ-CP) Nhận xét thực tế về thủ tục đăng ký thành lập Có thể gặp phải rắc rối khi Phòng Tài chính Kế họach yêu cầu nộp thêm các giấy tờ khác ngoài quy định trong văn bản. Đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng, chỉ phải nộp hồ sơ theo quy định trong văn bản. Mã số thuế Mã số thuế của hộ kinh doanh là mã số thuế cá nhân của chủ hộ kinh doanh Mã số DN chính là mã số thuế Địa điểm kinh doanh Không bắt buộc phải có địa điểm kinh doanh cố định, đồng thời, một số trường hợp không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Bắt buộc phải có địa điểm kinh doanh cố định. Chấm dứt hoạt động Gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho Phòng Tài chính – Kế họach. Đồng thời, có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện. Tùy theo trường hợp chấm dứt hoạt động mà có các thủ tục khác nhau: - Phá sản - Giải thể - Bia chia DN - Bị tách DN - Được hợp nhất DN… Các khoản thuế, phí phải nộp 1. Lệ phí môn bài - Nếu doanh thu của hộ kinh doanh từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải nộp khoản này. - Nếu doanh thu của hộ kinh doanh từ trên 100 triệu đồng/năm thì phải nộp: + 300.000 đồng/năm đối với doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm. + 500.000 đồng/năm đối với doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm. + 1 triệu đồng/năm đối với doanh thu trên 500 triệu đồng/năm. 2. Thuế GTGT Nếu doanh thu cả năm của hộ kinh doanh từ 100 triệu đồng trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT. Theo phương pháp thuế khoán, dựa trên doanh thu trong từng lĩnh vực, ngành, nghề để nộp thuế theo tỷ lệ: - Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%. - Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%. - Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%. - Hoạt động kinh doanh khác: 2%. 3. Thuế thu nhập cá nhân Trong trường hợp, doanh thu cả năm của hộ kinh doanh từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì bạn không phải nộp thuế TNCN. Trường hợp từ 100 triệu đồng/năm trở lên thì nộp thuế theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành sản xuất, kinh doanh: + Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5% + Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2% Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5% + Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5% + Hoạt động kinh doanh khác: 1%. 1. Thuế thu nhập DN (Tuy nhiên, DN được trừ nhiều khoản khi xác định thu nhập chịu thuế, đồng thời được nhận các ưu đãi về thuế nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định) 2. Thuế GTGT 3. Thuế sử dụng đất 4. Thuế tiêu thụ đặc biệt 5. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 6. Thuế bảo vệ môi trường 7. Thuế tài nguyên Lưu ý: Các loại thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên thì tùy thuộc vào loại hình hàng hóa, dịch vụ mà DN kinh doanh mà phải nộp các loại thuế này. 8. Lệ phí môn bài 3 triệu đồng đối với trường hợp vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng 2 triệu đồng đối với trường hợp vốn điều liệu từ 10 tỷ đồng trở xuống. Có phải xuất hóa đơn? Không Có. Và đây là căn cứ để tính khấu trừ thuế Uy tín của doanh nghiệp khi kinh doanh Ít được sự tin tưởng đối với những khách hàng, đối tác lớn, đặc biệt là đối tác nước ngoài Nhận đựơc nhiều sự tin tưởng, uy tín về thương hiệu hơn so với loại hình hộ kinh doanh đối với khách hàng, đối tác lớn và đặc biệt là đối tác nước ngoài Xem thêm: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Kinh doanh nhỏ lẻ cá nhân, hộ gia đình có cần giấy phép kinh doanh?
Đối với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ không nhất thiết phải có giấy phép kinh doanh Những hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) và các hình thức kinh doanh nhỏ lẻ như bán quần áo, dày dép,… có hoặc không có địa điểm cố định thì không thuộc trường hợp bắt buộc phải đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp. Thay vì đó, bạn có thể kinh doanh dưới hình thức cá nhân hoặc hộ gia đình Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP Hộ kinh doanh - Hình minh họa - Tuy pháp luật không bắt buộc việc kinh doanh theo hình thức trên phải đăng ký giấy phép kinh doanh, nhưng nếu bạn có định hướng mở rộng, và phát triển quán cà phê nhỏ lớn hơn thì nên cân nhắc việc đăng ký giấy phép kinh doanh. Một điểm cần lưu ý đó là, các loại thuế, phí đối với hình thức cá nhân hoặc hộ gia đình rẻ hơn rất nhiều so với thành lập doanh nghiệp. Cụ thể mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ: Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP: Doanh thu Mức đóng Dưới 100 triệu đồng Miễn thuế Từ 100-300 triệu đồng 300.000 VNĐ Từ 300-500 triệu đồng 500.000 VNĐ Trên 500 triệu đồng 1.000.000 VNĐ Ngoài lệ phí môn bài, thì bạn còn phải đóng thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể: Hồ sơ gồm: - Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh - Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân/ CMND/Hộ chiếu của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình - Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập. Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Các bước thực hiện: Hiện tại có hai cách nộp hồ sơ của hộ kinh doanh cá thể: nộp trực thiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh hoặc đăng kí online tại trang dịch vụ công của TP. HCM hoặc Hà Nội. Không đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh có bị phạt tiền không? Đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định sẽ bị bhạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng Căn cứ Điều 6 Nghị định 124/2015/NĐ-CP Bên cạnh đó, khi kinh doanh các hình thức ăn uống bạn còn cần có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đọc bài viết này, bạn sẽ quyết định lập hộ kinh doanh hay là doanh nghiệp?
Khi quyết định kinh doanh mặt hàng hoặc dịch vụ nào đó, có lẽ, bạn sẽ phân vân, liệu mình nên thành lập doanh nghiệp hay là thành lập hộ kinh doanh hay là theo mô hình khác…? Rất nhiều sự lựa chọn cho bạn trong giai đoạn kinh tế đất nước đang phát triển như hiện nay. Thế nhưng, có vẻ sẽ hợp lý hơn nếu bạn lựa chọn cho mình một loại hình tổ chức phù hợp. Bảng so sánh giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp sau đây sẽ giúp bạn điều đó, để bạn đưa ra quyết định đúng đắn cho mình: * Lưu ý, trong bài viết có sử dụng một số từ ngữ viết tắt như sau: - DN: doanh nghiệp - DNTN: doanh nghiệp tư nhân - CQNN: cơ quan nhà nước - QĐND: Quân đội nhân dân - CAND: Công an nhân dân - DNNN: Doanh nghiệp nhà nước Tiêu chí Hộ kinh doanh Doanh nghiệp Văn bản pháp luật quy định Nghị định 78/2015/NĐ-CP Luật doanh nghiệp 2014 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Tư cách pháp nhân Không có tư cách pháp nhân - Có tư cách pháp nhân đối với công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh - Không có tư cách pháp nhân đối với DNTN Quyền thành lập - Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. - Nhóm cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. - Hộ gia đình * Tổ chức có năng lực pháp luật. * Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập DN, trừ các đối tượng sau: - CQNN, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập DN kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; - Cán bộ, công chức, viên chức - Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc CAND, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại DN; - Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong DNNN, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại DN khác; - Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân; - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng. Giới hạn thành lập Mỗi cá nhân/mỗi nhóm cá nhân/mỗi hộ gia đình chỉ được quyền thành lập một hộ kinh doanh - Quyền thành lập DN của cá nhân bị giới hạn đối với công ty hợp danh, DNTN, cụ thể: Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập 1 DNTN. Chủ DNTN, không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh Trường hợp bắt buộc chuyển đổi loại hình Hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên - Khi công ty TNHH 1 thành viên bổ sung thêm thành viên chủ sở hữu mới - Khi công ty TNHH 2 – 50 thành viên chỉ còn 1 thành viên làm chủ sở hữu Hồ sơ đăng ký thành lập - Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh - Đối với DN tư nhân: + Giấy đề nghị đăng ký DN + Bản sao Thẻ căn cước công dân, CMND hoặc Hộ chiếu, chứng thực của cá nhân hợp pháp khác của chủ DNTN - Đối với công ty hợp danh: Ngoài các giấy tờ trên (đối với bản sao thẻ căn cước…là của các thành viên công ty hợp danh), còn có: + Điều lệ công ty + Danh sách thành viên + Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài - Đối với công ty TNHH và công ty cổ phần: Ngoài các giấy tờ nêu trên (đối với bản sao thẻ căn cước…là của thành viên là cá nhân của công ty TNHH, cổ đông sáng lập và cổ đông là cá nhân đầu tư nước ngoài), còn có: + Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. + Bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc tài liệu tương đương của tổ chức và văn bản ủy quyền. Trường hợp ủy quyền thì người đại diện theo ủy quyền cần có bản sao thẻ căn cước, CMND… Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập Phòng Tài chính – Kế họach thuộc UBND cấp huyện (Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện) Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế họach Đầu tư Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Lệ phí đăng ký Theo quy định của HĐND cấp tỉnh nơi bạn kinh doanh (Căn cứ Thông tư 250/2016/TT-BTC) 200.000 đồng/lần (Quy định tại Thông tư 215/2016/TT-BTC) Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền yêu cầu nộp thêm giấy tờ ngoài hồ sơ đã quy định không? Có Không (Căn cứ Khoản 2 Điều 9 Nghị định 78/2015/NĐ-CP) Nhận xét thực tế về thủ tục đăng ký thành lập Có thể gặp phải rắc rối khi Phòng Tài chính Kế họach yêu cầu nộp thêm các giấy tờ khác ngoài quy định trong văn bản. Đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng, chỉ phải nộp hồ sơ theo quy định trong văn bản. Mã số thuế Mã số thuế của hộ kinh doanh là mã số thuế cá nhân của chủ hộ kinh doanh Mã số DN chính là mã số thuế Địa điểm kinh doanh Không bắt buộc phải có địa điểm kinh doanh cố định, đồng thời, một số trường hợp không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Bắt buộc phải có địa điểm kinh doanh cố định. Chấm dứt hoạt động Gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho Phòng Tài chính – Kế họach. Đồng thời, có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện. Tùy theo trường hợp chấm dứt hoạt động mà có các thủ tục khác nhau: - Phá sản - Giải thể - Bia chia DN - Bị tách DN - Được hợp nhất DN… Các khoản thuế, phí phải nộp 1. Lệ phí môn bài - Nếu doanh thu của hộ kinh doanh từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải nộp khoản này. - Nếu doanh thu của hộ kinh doanh từ trên 100 triệu đồng/năm thì phải nộp: + 300.000 đồng/năm đối với doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm. + 500.000 đồng/năm đối với doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm. + 1 triệu đồng/năm đối với doanh thu trên 500 triệu đồng/năm. 2. Thuế GTGT Nếu doanh thu cả năm của hộ kinh doanh từ 100 triệu đồng trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT. Theo phương pháp thuế khoán, dựa trên doanh thu trong từng lĩnh vực, ngành, nghề để nộp thuế theo tỷ lệ: - Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%. - Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%. - Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%. - Hoạt động kinh doanh khác: 2%. 3. Thuế thu nhập cá nhân Trong trường hợp, doanh thu cả năm của hộ kinh doanh từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì bạn không phải nộp thuế TNCN. Trường hợp từ 100 triệu đồng/năm trở lên thì nộp thuế theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành sản xuất, kinh doanh: + Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5% + Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2% Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5% + Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5% + Hoạt động kinh doanh khác: 1%. 1. Thuế thu nhập DN (Tuy nhiên, DN được trừ nhiều khoản khi xác định thu nhập chịu thuế, đồng thời được nhận các ưu đãi về thuế nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định) 2. Thuế GTGT 3. Thuế sử dụng đất 4. Thuế tiêu thụ đặc biệt 5. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 6. Thuế bảo vệ môi trường 7. Thuế tài nguyên Lưu ý: Các loại thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên thì tùy thuộc vào loại hình hàng hóa, dịch vụ mà DN kinh doanh mà phải nộp các loại thuế này. 8. Lệ phí môn bài 3 triệu đồng đối với trường hợp vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng 2 triệu đồng đối với trường hợp vốn điều liệu từ 10 tỷ đồng trở xuống. Có phải xuất hóa đơn? Không Có. Và đây là căn cứ để tính khấu trừ thuế Uy tín của doanh nghiệp khi kinh doanh Ít được sự tin tưởng đối với những khách hàng, đối tác lớn, đặc biệt là đối tác nước ngoài Nhận đựơc nhiều sự tin tưởng, uy tín về thương hiệu hơn so với loại hình hộ kinh doanh đối với khách hàng, đối tác lớn và đặc biệt là đối tác nước ngoài Xem thêm: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp