Thủ tục hành chính “Giải quyết hỗ trợ học nghề” mới nhất
Thủ tục hành chính “Giải quyết hỗ trợ học nghề” là thủ tục hành chính trong lĩnh vực việc làm được Bộ Lao động Thương binh Xã hội công bố tại Quyết định 351/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trình tự thực hiện “Giải quyết hỗ trợ học nghề” - Bước 1: Người lao động có nhu cầu học nghề thì nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động có nhu cầu học nghề. - Bước 2: Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề và trao cho người lao động phiếu hẹn trả kết quả theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 61/2020/NĐ-CP. - Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hỗ trợ học nghề theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định 61/2020/NĐ-CP cho người lao động khi người lao động đáp ứng đủ các điều kiện hỗ trợ học nghề theo quy định. - Bước 4: Trong 03 ngày làm việc được ghi trên phiếu hẹn trả kết quả người lao động phải đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề. Cách thức thực hiện: Người lao động phải nộp đơn đề nghị hỗ trợ học nghề trực tiếp tại trung tâm dịch vụ việc làm. Thành phần hồ sơ “Giải quyết hỗ trợ học nghề” - Đối với người lao động đang chờ kết quả giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có nhu cầu học nghề tại địa phương nơi đang chờ kết quả hoặc đang hưởng trợ cấp thất nghiệp phải nộp đề nghị hỗ trợ học nghề theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 61/2020/NĐ-CP. - Đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có nhu cầu học nghề tại địa phương không phải nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp nộp đề nghị hỗ trợ học nghề theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 61/2020/NĐ-CP và quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu). - Đối với người lao động không thuộc các trường hợp nêu trên nộp: + Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH; + Đề nghị hỗ trợ học nghề theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 61/2020/NĐ-CP; + Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; + Sổ bảo hiểm xã hội. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và người thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc hỗ trợ học nghề hoặc văn bản trả lời người lao động đối với trường hợp người lao động không đủ điều kiện để được hỗ trợ học nghề theo quy định. Trên đây là thủ tục hành chính “Giải quyết hỗ trợ học nghề”.
Lao động đang thử việc có phải khám sức khỏe định kỳ?
Khám sức khỏe định kỳ là một trong những quy định bắt buộc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà người lao động (NLĐ) đang làm việc. Điều này được quy định tại các văn bản về lao động. Qua đó, doanh nghiệp có thể theo dõi, rà soát tình trạng sức khỏe của lao động từ đó có thể giúp NLĐ điều trị nếu phát sinh bệnh. Trong trường hợp NLĐ đang là thử việc hoặc học nghề thì đối tượng này có được khám sức khỏe định kỳ tại doanh nghiệp? Khám sức khỏe định kỳ là gì? Khám sức sức khỏe định kỳ tại doanh nghiệp là một thủ tục bắt buộc mọi doanh nghiệp có người lao động làm việc theo hợp đồng lao động phải đến cơ sở khám chữa bệnh để kiểm tra sức khỏe. Theo đó, có thể phát hiện được lao động nào đang bị ảnh hưởng bởi các tác động từ công việc đang làm gây ra và được doanh nghiệp chi trả điều trị. Đối tượng khám sức khỏe định kỳ Đối tượng khám sức khỏe định là một yếu tố cần có và được xác định cụ thể cho doanh nghiệp trong việc đăng ký khám đối với cơ sở y tế. Từ đó, có thể sàng lọc được đối tượng nào đủ điều kiện được khám. (1) NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho doanh nghiệp. (2) Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. (3) NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động. (4) NLĐ Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam. (5) Người sử dụng lao động. (6) Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động. Những người quy định tại các mục từ (1) đến (4) sau đây gọi chung là NLĐ, các đối tượng còn lại là bên doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015. Trách nhiệm của doanh nghiệp Quy định về khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ hiện nay được căn cứ tại Điều 21 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015. Theo đó, doanh nghiệp phải có trách nhiệm về việc khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho NLĐ như sau: - Đối với NLĐ trong điều kiện bình thường thì hằng năm, doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho NLĐ. - Đối với NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, NLĐ là người khuyết tật, NLĐ chưa thành niên, NLĐ cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. - Khám sức khỏe lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe cho NLĐ trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động. Lưu ý: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe cho NLĐ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật. Theo đó, mỗi năm ít nhất một lần thì NLĐ sẽ được khám sức khỏe định kỳ tại doanh nghiệp trực thuộc. Đối với các đối tượng khác thì là 06 tháng một lần mà không phân biệt NLĐ đó có đang thử việc không. Chi phí khám sức khỏe cho người lao động Trong trường hợp NLĐ được cơ sở y tế chẩn đoán mắc bệnh hoặc ảnh hưởng đến thể trạng cơ thể thì doanh nghiệp phải đưa NLĐ được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho NLĐ do doanh nghiệp chi trả và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và chi phí hoạt động thường xuyên. Qua quy định trên có thể thấy doanh nghiệp sẽ chịu toàn bộ khoản chi phí khám sức khỏe của NLĐ và điều trị bệnh nếu có chẩn đoán của cơ sở y tế về tình trạng của NLĐ. Như vậy, khám sức khỏe định là trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đảm bảo sức khỏe cho NLĐ, việc khám sức khỏe định kỳ sẽ không phân biệt NLĐ có là đang trong quá trình thử việc hay học nghề hay không vì thế đối tượng chưa trở thành nhân viên chính thức cũng được khám sức khỏe.
Người học nghề có được trả lương hay không?
Hiện nay, một số người lao động đang trong quá trình học việc, học nghề, tuy nhiên việc học nghề của của họ không được trả lương mà chỉ được hỗ trợ một phần tiến ăn trưa. Vấn đề được đặt ra rằng “Liệu NLĐ học nghề thì NLĐ có cần đóng phí và NSDLĐ có phải trả lương hay không? Học nghề, tập nghề là gì? Căn cứ theo khoản 1 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 thì học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động (NSDLĐ) là NSDLĐ tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng. Học nghề, tập nghề có phải đóng phí không? Theo Khoản 3 Điều 61 BLLĐ 2019 quy định việc Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, NLĐ không cần phải đóng bất kì phí nào khi học nghề, tập nghề theo quy định của pháp luật. NSDLĐ có phải trả lương cho NLĐ học nghề, tập nghề hay không? Tại Khoản 5 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc trả tiền lương khi học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động như sau: Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận. Như vậy, dù là trong khoảng thời gian học nghề, tập nghề; người học vẫn có thể được trả lương nếu người này trực tiếp hoặc tham gia lao động. Mức lương sẽ do người học và người sử dụng lao động thỏa thuận và không bị chi phối bởi mức lương tối thiểu vùng (hai bên có thể thỏa thuận trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng). Tóm lại: - Đối với học nghề: là việc người học được dạy một cách bài bản về cả lý thuyết và thực hành nghề nghiệp, người học thường là người chưa có kiến thức hay kỹ năng trong nghề nghiệp và sẽ được đào tạo bởi người hướng dẫn/giáo viên, có giáo cụ, chương trình đào tạo và phương thức đào tạo cụ thể. - Đối với tập nghề: người học là người đã có kiến thức nền, được hướng dẫn nghiêng về tính thực hành và được tiếp cận công việc thực tế, mục tiêu tập nghề là sau khi kết thúc thời gian học, người học có thể làm việc thành thạo tại một vị trí công việc nhất định.
HỌC NGHỀ, ĐÀO TẠO NGHỀ DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT
Người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí. Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây: Nghề đào tạo; Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo; Chi phí đào tạo; Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo; Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo; Trách nhiệm của người sử dụng lao động. Lưu ý: Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài. Quy định tại điều Điều 60. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, Điều 61. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động, Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề Bộ luật lao động 2012.
Quan hệ lao động đối với thực tập sinh
Về vấn đề này, thì công ty không cần phải ký hợp đồng lao động mà có thể xem xét ký hợp đồng đào tạo nghề theo quy định tại Điều 61, 62 Bộ luật lao động 2012: "Điều 61. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động 1. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí. … Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.” Khi ký kết hợp đồng này, mình có quyền thỏa thuận trả lương và số tiền lương cụ thể thì do hai bên thỏa thuận với nhau. Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động ký hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, tuy nhiên hợp đồng đào tạo nghề không phải là hợp đồng lao động, nên các bạn này sẽ không cần phải tham gia BHXH. Về thuế TNCN: theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC trường hợp không ký hợp đồng lao động nhưng công ty có chi trả mỗi tháng từ 2 triệu trở lên / lần cho các bạn này thì phải thực hiện khấu trừ 10% trên thu nhập trước khi chi trả. Tuy nhiên, nếu cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết gửi công ty để tạm thời không khấu trừ 10% này mà trả hết luôn. Lưu ý, tại thời điểm làm cam kết thì cá nhân đó phải đăng ký và có MST.
Học nghề từ năm 16 tuổi - Nên hay không?
Tâm lý của người Việt Nam nói chung thường coi trọng hình thức, coi trọng bằng cấp và luôn áp đặt tư tưởng chỉ có con đường đại học, con đường học vấn mới dẫn đến thành công. Bên cạnh đó, cũng không ít bậc cha mẹ lại quá kỳ vọng vào con cái, bao bọc quá mức, sợ con mình phải chịu khổ mà không hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của con. Tất cả những điều đó vô hình chung đã tạo thành rào cản khiến cho việc thế hệ trẻ không nghĩ đến hoặc không dám tự mình quyết định hướng đi riêng. Để làm hoặc quyết định bất cứ một điều gì, điều trước hết chính là lý do thúc đẩy mình thực hiện điều đó. Học nghề hay học văn hóa cũng vậy. 16 tuổi – mặc dù chưa thực sự trưởng thành về thể chất cũng như suy nghĩ; song về cơ bản chúng ta đã hiểu được phần nào về năng lực, đam mê, sở thích của bản thân. Một số câu hỏi quan trọng sau có thể giúp bạn định hướng rõ hơn: - Bạn có đủ năng lực để theo học THPT, cao đẳng, Đại học hay không? - Bạn có thực sự hứng thú với việc học văn hóa không? Nếu không, bạn thích cái gì, bạn mong muốn điều gì? - Điều gì thiết thực nhất với bạn ngay bây giờ? Áp đặt của xã hội, của gia đình nhiều lúc khiến các bạn trẻ vô thức đi theo mà không hề có một suy nghĩ riêng của bản thân. Đó cũng chính là nguyên nhân mà hàng nghìn người đi học THPT, học cao đẳng, thậm chí đại học nhưng lại không hề hứng thú. Học đơn giản chỉ là học, là có một tấm bằng còn tương lai thì chưa nghĩ đến. Bởi vậy sau khi bước ra khỏi cánh cổng trường, nhiều người rơi vào tình cảnh mất phương hướng, không biết nên làm gì, nên bắt đầu từ đâu. Thay vì phí phạm thời gian, tiền bạc và sức lực như vậy; tại sao chúng ta không suy nghĩ về vấn đề theo đuổi một ngành nghề rõ ràng, một ngành nghề mà mình ưa thích sớm hơn? Nếu hoàn cảnh gia đình không cho phép, đây cũng là một hướng đi phù hợp. Ngày nay cùng với sự phát triển của dịch vụ - du lịch; nguồn nhân lực phục vụ trong các nhà hàng, khách sạn, quán ăn ngày càng được quan tâm đặc biệt. Học viên trường nghề hoàn toàn có thể có được mức thu nhập ổn định ngay sau khi hoàn thành khóa học. Sinh ra và lớn lên; chúng ta thường bị ràng buộc trong những quan điểm, những lời khuyên “nên” hay “không nên”. Điều đó không hẳn là sai. Song tất cả những lời khuyên, những áp đặt, những chuẩn mực đưa ra đó có phù hợp hay không thì mỗi người sẽ có cho mình một đáp án riêng. Đừng để đến một lúc nào đó bạn phải tiếc nuối vì đã không dám thực hiện ước mơ của mình.
Thủ tục hành chính “Giải quyết hỗ trợ học nghề” mới nhất
Thủ tục hành chính “Giải quyết hỗ trợ học nghề” là thủ tục hành chính trong lĩnh vực việc làm được Bộ Lao động Thương binh Xã hội công bố tại Quyết định 351/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trình tự thực hiện “Giải quyết hỗ trợ học nghề” - Bước 1: Người lao động có nhu cầu học nghề thì nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động có nhu cầu học nghề. - Bước 2: Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề và trao cho người lao động phiếu hẹn trả kết quả theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 61/2020/NĐ-CP. - Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hỗ trợ học nghề theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định 61/2020/NĐ-CP cho người lao động khi người lao động đáp ứng đủ các điều kiện hỗ trợ học nghề theo quy định. - Bước 4: Trong 03 ngày làm việc được ghi trên phiếu hẹn trả kết quả người lao động phải đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề. Cách thức thực hiện: Người lao động phải nộp đơn đề nghị hỗ trợ học nghề trực tiếp tại trung tâm dịch vụ việc làm. Thành phần hồ sơ “Giải quyết hỗ trợ học nghề” - Đối với người lao động đang chờ kết quả giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có nhu cầu học nghề tại địa phương nơi đang chờ kết quả hoặc đang hưởng trợ cấp thất nghiệp phải nộp đề nghị hỗ trợ học nghề theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 61/2020/NĐ-CP. - Đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có nhu cầu học nghề tại địa phương không phải nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp nộp đề nghị hỗ trợ học nghề theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 61/2020/NĐ-CP và quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu). - Đối với người lao động không thuộc các trường hợp nêu trên nộp: + Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH; + Đề nghị hỗ trợ học nghề theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 61/2020/NĐ-CP; + Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; + Sổ bảo hiểm xã hội. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và người thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc hỗ trợ học nghề hoặc văn bản trả lời người lao động đối với trường hợp người lao động không đủ điều kiện để được hỗ trợ học nghề theo quy định. Trên đây là thủ tục hành chính “Giải quyết hỗ trợ học nghề”.
Lao động đang thử việc có phải khám sức khỏe định kỳ?
Khám sức khỏe định kỳ là một trong những quy định bắt buộc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà người lao động (NLĐ) đang làm việc. Điều này được quy định tại các văn bản về lao động. Qua đó, doanh nghiệp có thể theo dõi, rà soát tình trạng sức khỏe của lao động từ đó có thể giúp NLĐ điều trị nếu phát sinh bệnh. Trong trường hợp NLĐ đang là thử việc hoặc học nghề thì đối tượng này có được khám sức khỏe định kỳ tại doanh nghiệp? Khám sức khỏe định kỳ là gì? Khám sức sức khỏe định kỳ tại doanh nghiệp là một thủ tục bắt buộc mọi doanh nghiệp có người lao động làm việc theo hợp đồng lao động phải đến cơ sở khám chữa bệnh để kiểm tra sức khỏe. Theo đó, có thể phát hiện được lao động nào đang bị ảnh hưởng bởi các tác động từ công việc đang làm gây ra và được doanh nghiệp chi trả điều trị. Đối tượng khám sức khỏe định kỳ Đối tượng khám sức khỏe định là một yếu tố cần có và được xác định cụ thể cho doanh nghiệp trong việc đăng ký khám đối với cơ sở y tế. Từ đó, có thể sàng lọc được đối tượng nào đủ điều kiện được khám. (1) NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho doanh nghiệp. (2) Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. (3) NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động. (4) NLĐ Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam. (5) Người sử dụng lao động. (6) Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động. Những người quy định tại các mục từ (1) đến (4) sau đây gọi chung là NLĐ, các đối tượng còn lại là bên doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015. Trách nhiệm của doanh nghiệp Quy định về khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ hiện nay được căn cứ tại Điều 21 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015. Theo đó, doanh nghiệp phải có trách nhiệm về việc khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho NLĐ như sau: - Đối với NLĐ trong điều kiện bình thường thì hằng năm, doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho NLĐ. - Đối với NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, NLĐ là người khuyết tật, NLĐ chưa thành niên, NLĐ cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. - Khám sức khỏe lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe cho NLĐ trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động. Lưu ý: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe cho NLĐ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật. Theo đó, mỗi năm ít nhất một lần thì NLĐ sẽ được khám sức khỏe định kỳ tại doanh nghiệp trực thuộc. Đối với các đối tượng khác thì là 06 tháng một lần mà không phân biệt NLĐ đó có đang thử việc không. Chi phí khám sức khỏe cho người lao động Trong trường hợp NLĐ được cơ sở y tế chẩn đoán mắc bệnh hoặc ảnh hưởng đến thể trạng cơ thể thì doanh nghiệp phải đưa NLĐ được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho NLĐ do doanh nghiệp chi trả và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và chi phí hoạt động thường xuyên. Qua quy định trên có thể thấy doanh nghiệp sẽ chịu toàn bộ khoản chi phí khám sức khỏe của NLĐ và điều trị bệnh nếu có chẩn đoán của cơ sở y tế về tình trạng của NLĐ. Như vậy, khám sức khỏe định là trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đảm bảo sức khỏe cho NLĐ, việc khám sức khỏe định kỳ sẽ không phân biệt NLĐ có là đang trong quá trình thử việc hay học nghề hay không vì thế đối tượng chưa trở thành nhân viên chính thức cũng được khám sức khỏe.
Người học nghề có được trả lương hay không?
Hiện nay, một số người lao động đang trong quá trình học việc, học nghề, tuy nhiên việc học nghề của của họ không được trả lương mà chỉ được hỗ trợ một phần tiến ăn trưa. Vấn đề được đặt ra rằng “Liệu NLĐ học nghề thì NLĐ có cần đóng phí và NSDLĐ có phải trả lương hay không? Học nghề, tập nghề là gì? Căn cứ theo khoản 1 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 thì học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động (NSDLĐ) là NSDLĐ tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng. Học nghề, tập nghề có phải đóng phí không? Theo Khoản 3 Điều 61 BLLĐ 2019 quy định việc Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, NLĐ không cần phải đóng bất kì phí nào khi học nghề, tập nghề theo quy định của pháp luật. NSDLĐ có phải trả lương cho NLĐ học nghề, tập nghề hay không? Tại Khoản 5 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc trả tiền lương khi học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động như sau: Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận. Như vậy, dù là trong khoảng thời gian học nghề, tập nghề; người học vẫn có thể được trả lương nếu người này trực tiếp hoặc tham gia lao động. Mức lương sẽ do người học và người sử dụng lao động thỏa thuận và không bị chi phối bởi mức lương tối thiểu vùng (hai bên có thể thỏa thuận trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng). Tóm lại: - Đối với học nghề: là việc người học được dạy một cách bài bản về cả lý thuyết và thực hành nghề nghiệp, người học thường là người chưa có kiến thức hay kỹ năng trong nghề nghiệp và sẽ được đào tạo bởi người hướng dẫn/giáo viên, có giáo cụ, chương trình đào tạo và phương thức đào tạo cụ thể. - Đối với tập nghề: người học là người đã có kiến thức nền, được hướng dẫn nghiêng về tính thực hành và được tiếp cận công việc thực tế, mục tiêu tập nghề là sau khi kết thúc thời gian học, người học có thể làm việc thành thạo tại một vị trí công việc nhất định.
HỌC NGHỀ, ĐÀO TẠO NGHỀ DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT
Người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí. Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây: Nghề đào tạo; Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo; Chi phí đào tạo; Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo; Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo; Trách nhiệm của người sử dụng lao động. Lưu ý: Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài. Quy định tại điều Điều 60. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, Điều 61. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động, Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề Bộ luật lao động 2012.
Quan hệ lao động đối với thực tập sinh
Về vấn đề này, thì công ty không cần phải ký hợp đồng lao động mà có thể xem xét ký hợp đồng đào tạo nghề theo quy định tại Điều 61, 62 Bộ luật lao động 2012: "Điều 61. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động 1. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí. … Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.” Khi ký kết hợp đồng này, mình có quyền thỏa thuận trả lương và số tiền lương cụ thể thì do hai bên thỏa thuận với nhau. Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động ký hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, tuy nhiên hợp đồng đào tạo nghề không phải là hợp đồng lao động, nên các bạn này sẽ không cần phải tham gia BHXH. Về thuế TNCN: theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC trường hợp không ký hợp đồng lao động nhưng công ty có chi trả mỗi tháng từ 2 triệu trở lên / lần cho các bạn này thì phải thực hiện khấu trừ 10% trên thu nhập trước khi chi trả. Tuy nhiên, nếu cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết gửi công ty để tạm thời không khấu trừ 10% này mà trả hết luôn. Lưu ý, tại thời điểm làm cam kết thì cá nhân đó phải đăng ký và có MST.
Học nghề từ năm 16 tuổi - Nên hay không?
Tâm lý của người Việt Nam nói chung thường coi trọng hình thức, coi trọng bằng cấp và luôn áp đặt tư tưởng chỉ có con đường đại học, con đường học vấn mới dẫn đến thành công. Bên cạnh đó, cũng không ít bậc cha mẹ lại quá kỳ vọng vào con cái, bao bọc quá mức, sợ con mình phải chịu khổ mà không hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của con. Tất cả những điều đó vô hình chung đã tạo thành rào cản khiến cho việc thế hệ trẻ không nghĩ đến hoặc không dám tự mình quyết định hướng đi riêng. Để làm hoặc quyết định bất cứ một điều gì, điều trước hết chính là lý do thúc đẩy mình thực hiện điều đó. Học nghề hay học văn hóa cũng vậy. 16 tuổi – mặc dù chưa thực sự trưởng thành về thể chất cũng như suy nghĩ; song về cơ bản chúng ta đã hiểu được phần nào về năng lực, đam mê, sở thích của bản thân. Một số câu hỏi quan trọng sau có thể giúp bạn định hướng rõ hơn: - Bạn có đủ năng lực để theo học THPT, cao đẳng, Đại học hay không? - Bạn có thực sự hứng thú với việc học văn hóa không? Nếu không, bạn thích cái gì, bạn mong muốn điều gì? - Điều gì thiết thực nhất với bạn ngay bây giờ? Áp đặt của xã hội, của gia đình nhiều lúc khiến các bạn trẻ vô thức đi theo mà không hề có một suy nghĩ riêng của bản thân. Đó cũng chính là nguyên nhân mà hàng nghìn người đi học THPT, học cao đẳng, thậm chí đại học nhưng lại không hề hứng thú. Học đơn giản chỉ là học, là có một tấm bằng còn tương lai thì chưa nghĩ đến. Bởi vậy sau khi bước ra khỏi cánh cổng trường, nhiều người rơi vào tình cảnh mất phương hướng, không biết nên làm gì, nên bắt đầu từ đâu. Thay vì phí phạm thời gian, tiền bạc và sức lực như vậy; tại sao chúng ta không suy nghĩ về vấn đề theo đuổi một ngành nghề rõ ràng, một ngành nghề mà mình ưa thích sớm hơn? Nếu hoàn cảnh gia đình không cho phép, đây cũng là một hướng đi phù hợp. Ngày nay cùng với sự phát triển của dịch vụ - du lịch; nguồn nhân lực phục vụ trong các nhà hàng, khách sạn, quán ăn ngày càng được quan tâm đặc biệt. Học viên trường nghề hoàn toàn có thể có được mức thu nhập ổn định ngay sau khi hoàn thành khóa học. Sinh ra và lớn lên; chúng ta thường bị ràng buộc trong những quan điểm, những lời khuyên “nên” hay “không nên”. Điều đó không hẳn là sai. Song tất cả những lời khuyên, những áp đặt, những chuẩn mực đưa ra đó có phù hợp hay không thì mỗi người sẽ có cho mình một đáp án riêng. Đừng để đến một lúc nào đó bạn phải tiếc nuối vì đã không dám thực hiện ước mơ của mình.