Chuyên gia bàn giải pháp căn cơ hạn chế bỏ cọc đấu giá đất
Mức thuế bất động sản có thể nâng cao dần với giao dịch bất động sản mà người bán có thời gian nắm giữ ngắn hay nếu chủ sở hữu không triển khai xây dựng sau khi nhận đất…Việc này sẽ hạn chế các bất cập trong việc mua đi bán lại đất đấu giá, từ đó, giảm tình trạng đẩy giá rồi bỏ cọc. Cần sàng lọc đối tượng và áp dụng các và các giải pháp bổ trợ để việc đấu giá đất nền trở về đúng bản chất Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ về những giải pháp hạn chế tình trạng giá trúng đấu giá cao gấp chục lần giá khởi điểm, vượt xa giá trị thực trong khu vực; bỏ cọc đấu giá đất…Chuyên gia pháp lý bất động sản Nguyễn Văn Đỉnh cho rằng, việc sàng lọc đối tượng và áp dụng các và các giải pháp bổ trợ sẽ khiến việc đấu giá đất nền trở về đúng bản chất. Chưa có sự sàng lọc và ràng buộc hiệu quả đối tượng tham gia đấu giá đất Theo ông Nguyễn Văn Đỉnh, theo quy định của Luật Đất đai, việc đấu giá quyền sử dụng đất (đối với khu vực đã có hạ tầng) thì giá khởi điểm được xác định theo bảng giá đất của nhà nước. Tuy nhiên, bảng giá đất hiện nay mới chỉ phản ánh được 30-40% giá của thị trường. Bên cạnh đó, quy định mức đặt trước khi đấu giá đất chỉ bằng 20% giá khởi điểm. Như vậy, giá khởi điểm thấp, mức đặt trước cũng thấp nên tạo ra tâm lý cạnh tranh đối với người tham gia đấu giá, cả những người có nhu cầu thực và người có nhu cầu đầu tư. Các nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp tham giá đấu giá với tâm lý có lợi nhuận tốt nếu trúng đấu giá với giá hợp lý. Có thể thấy, số lượng hồ sơ trong các cuộc đấu giá tại các huyện ngoại thành Hà Nội gần đây cao kỷ lục. Theo thống kê, 68 lô đất ở Thanh Oai có hàng nghìn hồ sơ đăng ký; quá trình tổ chức đấu giá cũng kéo dài thể hiện tính cạnh tranh quyết liệt trong khâu bỏ giá. Bởi vì giá khởi điểm thấp, quá trình chào giá kéo dài nên giá trúng đấu giá cao hơn nhiều lần giá khởi điểm. "Tuy nhiên, tôi cho rằng đây cũng là một hiện tượng kinh tế thông thường, không có gì bất thường cả. Việc trúng đấu giá đất rồi bỏ cọc không phải tội phạm, không phải hành vi phạm pháp. Nếu đấu giá đất vì một âm mưu thổi giá, gây lũng đoạn thị trường thì cơ quan điều tra sẽ xem xét hành vi cụ thể đó chứ không phải hành vi bỏ cọc", ông Nguyễn Văn Đỉnh nhận định. Phân tích nguyên nhân của vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Đỉnh cho rằng, hạn chế của Luật là giá khởi điểm thấp, mức đặt trước thấp nên không tạo ra tính sàng lọc ban đầu đối với người dân, nhà đầu tư tham gia đấu giá. Bên cạnh đó, theo quy luật cung cầu, thời gian qua, những vướng mắc về pháp lý của các dự án bất động sản khiến số lượng các dự án bất động sản được triển khai rất ít so vói nhu cầu thực tế của người dân. Người dân có cả nhu cầu ở thực và nhu cầu đầu tư. Những nhu cầu đó hoàn toàn chính đáng. Nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu lớn sẽ đẩy giá bất động sản tăng lên. Mặt khác, luật Kinh doanh bất động sản và luật Nhà ở đã có quy định quản lý chặt chẽ, hạn chế triệt để việc phân lô bán nền tại các đô thị loại 3 trở lên. Điều này khiến cho nguồn cung thị trường đất nền bị hạn chế rất nhiều so với trước đây. Như vậy, trong bối cảnh khi Luật chưa triển khai, người dân muốn tìm mua những lô đất nền cuối cùng qua con đường nhà nước đấu giá. Ông Nguyễn Văn Đỉnh phân tích, bản chất của việc đấu giá đất nền là nhà nước giao đất cho người dân, đáp ứng nhu cầu của người dân tại địa phương tổ chức đấu giá đất khi gia tăng dân số tự nhiên. Tuy nhiên, trong nhiều cuộc đấu giá đất vừa qua, người trúng đấu giá hầu hết lại không phải là người dân địa phương. Điển hình như cuộc đấu giá 68 lô đất tại Thanh Oai ngày 10/8, chỉ có 2 người dân địa phương trúng đấu giá, còn lại là nhà đầu tư đến từ nơi khác. Công cụ đấu giá đất nền bởi vậy đã biến tướng, trở thành "cuộc chơi" của các nhà đầu tư không có nhu cầu ở thực mà chủ yếu tham gia đấu giá để rồi gần như lập tức sang tên, kiếm lời. Nếu không có giải pháp để khắc phục tình trạng này thì về lâu về dài giá đất sẽ tăng giá ngày càng cao "Kết quả của việc đấu giá đất sẽ tạo ra hiệu ứng dây chuyền. Với những lô đất người trúng đấu giá không thực hiên nghĩa vụ tài chính thì nhà nước vẫn nắm giữ. Như vậy, sẽ có các cuộc đấu giá khác, quá trình đó sẽ là một vòng lặp, giá trúng đấu giá sẽ vẫn cao. Điều này tạo hiệu ứng tâm lý, những người dân có đất ở khu vực đó sẽ kỳ vọng cao vào giá trị tài sản của mình. Mặt khác, quá trình giao dịch sẽ khiến cho dữ liệu đất đai tăng lên. Theo quy định, giá đất phù hợp với nguyên tắc thị trường, phù hợp với giá trị giao dịch trên thị trường . Về lâu dài, dữ liệu đất đai tăng đó sẽ được thu thập và phản ánh trong bảng giá đất của địa phương ban hành hằng năm", ông Nguyễn Văn Đỉnh phân tích. Nhận định thêm về những hệ lụy khi giá đất neo cao, ông Nguyễn Văn Đỉnh cho rằng, vấn đề về an cư, chi phí của người dân khi sử dụng đất sẽ tăng lên. Bên cạnh giao dịch mua bán, khi thực hiện nghĩa vụ tài chính thông thường như sang tên, phí và lệ phí trong quá trình quản lý sử dụng đất cũng tăng lên, đây là hiệu ứng tác động đến nhiều chủ thể trong xã hội. Những người có nhu cầu mua bán có thể ít nhưng số người phải trả tiền để duy trì việc sử dụng đất hằng năm sẽ rất nhiều. Vì vậy, giá đất tăng lên sẽ khiến chúng ta khó thu hút đầu tư. Trong ngắn hạn có thể thu được nhiều hơn nhưng về lâu dài môi trường đầu tư tại các địa phương sẽ bị ảnh hưởng. Chuyên gia pháp lý bất động sản Nguyễn Văn Đỉnh - Ảnh: VGP/Quang Thương Đưa đấu giá đất về đúng bản chất là đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân Dưới góc nhìn chuyên gia về pháp lý bất động sản, ông Nguyễn Văn Đỉnh nêu một số giải pháp trong việc tổ chức đấu giá để góp phần ngăn chặn tình trạng "sốt ảo". Hiện tại, Luật Đấu giá tài sản có hiệu lực vào tháng 1/2025 có quy định về chế tài đối với trường hợp daonh nghiệp tham gia đấu giá trúng đấu giá nhưng bỏ cọc. Doanh nghiệp chịu chế tài cấm tham gia đấu giá trong 5 năm. Tuy nhiên, Luật mới chỉ có chế tài đối với chủ thể là doanh nghiệp, người kinh doanh. Với người dân tham gia đấu giá nếu không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định thì mới có quy định bị mất tiền đặt trước và lô đất sẽ được đấu giá lại. Chuyên gia đánh giá, việc Hà Nội hạn chế tổ chức đấu giá để giao đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở; ưu tiên việc đấu giá đất có thu tiền sử dụng, cho thuê đất với đối tượng là tổ chức để thực hiện dự án đầu tư là hợp lý. Bởi, đấu giá theo dự án mới đầu tư đồng bộ hạ tầng và khắc phục được hiện tượng đầu cơ, găm giữ đất. Thực tế người trúng đấu giá đất rất ít khi xây dựng nhà ở, có những lô đất 5 -10 chưa được xây dựng và nó trở thành công cụ đầu cơ. Ông Nguyễn Văn Đỉnh cũng cho rằng, trong tương lai, cần đưa việc đấu giá đất nền về đúng bản chất của nó là nhà nước giao đất cho người dân trong khu vực có nhu cầu về nhà ở. Nhiều chuyên gia đã kiến nghị, đối tượng tham gia đấu giá đất nền là người dân có đăng ký thường trú tại cấp huyện tổ chức đấu giá. "Tất nhiên, nếu quy định này được thông qua cũng sẽ có những hệ lụy. Ví dụ như các nhà đầu tư chuyên nghiệp nhờ người dân tại địa phương đứng tên để đấu giá hoặc chính những người dân ở địa phương đó sẽ thành các nhà đầu tư nghiệp dư với nhu cầu chuyển nhượng kiếm lời. Giải pháp để xử lý vấn đề này có thể là áp dụng mệnh lệnh hành chính như người trúng đấu giá không được giao dịch trong khoảng thời gian nhất định (từ 2-3 năm không được chuyển nhượng), hoặc giải pháp về kinh tế khi mức thuế bất động sản có thể nâng cao dần với giao dịch bất động sản mà người bán có thời gian nắm giữ ngắn hay nếu chủ sở hữu không triển khai xây dựng sau khi nhận đất…Việc này sẽ hạn chế các bất cập trong việc mua đi bán lại đất đấu giá, từ đó, giảm tình trạng đẩy giá rồi bỏ cọc. Như vậy, với việc sàng lọc đối tượng và áp dụng các và các giải pháp bổ trợ thì việc đấu giá đất nền sẽ được nắn chỉnh và trở về đúng bản chất của nó", ông Nguyễn Văn Đỉnh nêu giải pháp. Về giải pháp lâu dài, ông Nguyễn Văn Đỉnh cho rằng, giá bất động sản cao là do quy luật cung cầu, nhu cầu của người dân lớn nhưng nguồn cung hạn chế, đáp ứng được nguồn cung sẽ giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Nhà nước đấu giá để giao đất trực tiếp cho người dân hay giao cho doanh nghiệp thực hiện dự án dựa trên nền tảng là nhà nước phải ứng vốn ngân sách nhà nước để giải phóng mặt bằng, khi có đất sạch nhà nước mới tổ chức đấu giá được. Quá trình triển khai thực hiện đã được quy định trong luật Đất đai 2024. Một dự án khu đô thị không chỉ giải quyết vấn đề về đáp ứng nhu cầu về nhà ở mà còn có sự đồng bộ về hạ tầng, tạo động lực thúc đẩy. Dự án đấu giá quy mô rất nhỏ, không tạo ra động lực phát triển như các dự án đấu thầu. (Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ) Link bài viết: https://baochinhphu.vn/chuyen-gia-ban-giai-phap-can-co-han-che-bo-coc-dau-gia-dat-102240928083349662.htm
Những trường hợp nào hạn chế quyền tự do cư trú của công dân?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Cư trú 2020: "Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 2. Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã)." =>> Như vậy quyền tự do cư trú là quyền của mỗi cá nhân được tự do lựa chọn nơi cư trú của mình theo những điều kiện, trình tự, thủ tục luật định. Tuy nhiên không phải lúc nào việc tự do cư trú cũng được bảo đảm thực hiện một cách tuyệt đối, mà hiện nay quy định pháp luật chỉ ra những trường hợp bị hạn chế quyền tự do cư trú cụ thể tại Điều 4 Luật này bao gồm: - Người bị cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, biện pháp tạm giữ, tạm giam; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang chấp hành án phạt tù, cấm cư trú, quản chế hoặc cải tạo không giam giữ; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách; - Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành; người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; - Người bị cách ly do có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng đồng; - Địa điểm, khu vực cách ly vì lý do phòng, chống dịch bệnh theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; địa bàn có tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; địa điểm không được đăng ký thường trú mới, đăng ký tạm trú mới, tách hộ theo quy định của Luật này; - Các trường hợp khác theo quy định của luật. Ngoài ra việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quy định của luật. Nội dung, thời gian hạn chế quyền tự do cư trú thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền hoặc theo quy định của luật có liên quan. =>> Theo đó việc hạn chế quyền tự do cư trú của công dân chỉ được thực hiện trong các trường hợp nêu trên.
[MỚI] Toàn bộ 25 ngành nghề nhà đầu tư nước ngoài chưa được phép tiếp cận tại Việt Nam
Hạn chế đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài - Minh họa Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư 2020 đã có hiệu lực từ 26/3/2021. Tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này là danh sách một số ngành nghề bị hạn chế đầu tư bởi các doanh nghiệp đến từ ngoài lãnh thổ Việt Nam. Sau đây là danh sách 25 ngành nghề trên. Cụ thể bao gồm: 1. Kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại. 2. Hoạt động báo chí và hoạt động thu thập tin tức dưới mọi hình thức. 3. Đánh bắt hoặc khai thác hải sản. 4. Dịch vụ điều tra và an ninh. 5. Các dịch vụ hành chính tư pháp, bao gồm dịch vụ giám định tư pháp, dịch vụ thừa phát lại, dịch vụ đấu giá tài sản, dịch vụ công chứng, dịch vụ của quản tài viên. 6. Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 7. Đầu tư xây dựng hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng. 8. Dịch vụ thu gom rác thải trực tiếp từ các hộ gia đình. 9. Dịch vụ thăm dò ý kiến công chúng (thăm dò dư luận). 10. Dịch vụ nổ mìn. 11. Sản xuất, kinh doanh vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. 12. Nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng. 13. Dịch vụ bưu chính công ích. 14. Kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa. 15. Kinh doanh tạm nhập tái xuất. 16. Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối đối với các hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối. 17. Thu, mua, xử lý tài sản công tại các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang. 18. Sản xuất vật liệu hoặc thiết bị quân sự; kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dụng quân sự và công an, linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng; 19. Kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và dịch vụ giám định về sở hữu trí tuệ. 20. Dịch vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải; dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải phục vụ công bố Thông báo hàng hải; dịch Vụ khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước, cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải; xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải. 21. Dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước và luồng hàng hải công cộng; dịch vụ thông tin điện tử hàng hải. 22. Dịch vụ kiểm định (kiểm tra, thử nghiệm) và cấp Giấy chứng nhận cho các phương tiện giao thông vận tải (gồm hệ thống, tổng thành, thiết bị, linh kiện của phương tiện); dịch vụ kiểm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện, thiết bị chuyên dùng, container, thiết bị đóng gói hàng nguy hiểm dùng trong giao thông vận tải; dịch vụ kiểm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển; dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được lắp đặt trên các phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển; dịch vụ đăng kiểm tàu cá. 23. Dịch vụ điều tra, đánh giá và khai thác rừng tự nhiên (bao gồm khai thác gỗ và săn bắn, đánh bẫy động vật hoang dã quý hiếm, quản lý quỹ gen cây trồng, vật nuôi và vi sinh vật sử dụng trong nông nghiệp). 24. Nghiên cứu hoặc sử dụng nguồn gen giống vật nuôi mới trước khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, đánh giá. 25. Kinh doanh dịch vụ lữ hành, trừ dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. (Phần A Phụ lục I) Trước đây, hoàn toàn chưa có quy định cụ thể về nội dung này. >>> Reading in English: All of 25 services and activities inaccessible to foreign investors in Vietnam
Người bị kết án hình sự: Mất và không mất những quyền gì?
Những quyền lợi bị hạn chế của người bị kết án - Ảnh minh họa Một người bị Tòa tuyên án phải chịu trách nhiệm hình sự sẽ bị mất những quyền gì và còn những quyền gì của một công dân bình thường. Dựa trên quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bồ sung 2017), Luật thi hành án hình sự 2019 và một số quy phạm pháp luật khác, sau đây là những quyền bị hạn chế và không bị hạn chế của người bị kết án hình sự. Những quyền lợi bị hạn chế Pháp luật dân sự: Đối với pháp luật dân sự, tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản 1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản: a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; …” Quy định trên cho thấy nếu bị kết án về hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản thì quyền hưởng thừa kế sẽ bị mất. Bên cạnh đó, có một số thủ tục dân sự mà đương sự không được phép uỷ quyền tham gia như: hôn nhân, lập di chúc, nhận cha, mẹ, con... lúc này người đang chấp hành án tù sẽ không thể thực hiện. Xem những trường hợp một người không được phép ủy quyền thực hiện công việc TẠI ĐÂY Pháp luật doanh nghiệp: Tại Khoản 5, Khoản 6 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014 về Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có quy định: - Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này bị kết án tù thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty. - Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị kết án tù hoặc Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty. Bên cạnh đó Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 còn quy định: “2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù…" Do đó người bị kết án phạt tù cũng không được thành lập doanh nghiệp. Pháp luật lao động: Điều 36 Bộ luật lao động 2012 quy định về các trường hợp chấm dứt Hợp đồng lao động, trong đó có trường hợp: “Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.” Như vậy người bị kế án tù giam sẽ mất quyền thực hiện hợp đồng lao động mà họ đang tham gia. Ngoài ra đối với một số cơ sở lao động, nội quy lao động có thể sẽ không tiếp nhận những người đã từng có tiền án, tiền sự, đây cũng là một kiểu mất quyền công dân của người bị kết án hình sự. Pháp luật hành chính: 1. Theo quy định tại Điều 37 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, những người sau đây không được quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân: - Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. - Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án. - Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích. 2. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định: “Điều 30. Những trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri: 1. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri. …” 3. Khoản 2 Điều 36 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định: “2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức: … c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích…” Như vậy người bị kết án mà chưa hết thời gian được xóa án tích thì không được thi tuyển công chức. Đồng thời ở các điều 78, 79, 81, 82 của Luật này (được sửa đổi bởi Luật cán bộ, công chức và viên chức sửa đổi 2019) thì tùy theo hành vi mà người bị kết án tù còn có thể bị xử lý kỷ luật theo những hình thức khác như thôi việc, thôi giữ chức vụ, đình chỉ công tác, … Những quyền lợi không bị hạn chế Ngoài những quyền công dân không bị mất, một số quyền đáng chú ý của người bị kết án được quy định như sau: 1. Quyền của phạm nhân tại Điều 27 Luật thi hành án hình sự 2019: - Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật - Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật - Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật 2. Người hưởng án treo vẫn được bầu cử (Khoản 1 Điều 30 Luật bầu cử đại biêu Quốc hội và Đại biểu hội đồng nhân dân 2015) Bài viết chỉ ra một số quyền bị hạn chế và không bị hạn chế của công dân bị kết án Hình sự, mong bạn đọc bổ sung giúp!
Chuyên gia bàn giải pháp căn cơ hạn chế bỏ cọc đấu giá đất
Mức thuế bất động sản có thể nâng cao dần với giao dịch bất động sản mà người bán có thời gian nắm giữ ngắn hay nếu chủ sở hữu không triển khai xây dựng sau khi nhận đất…Việc này sẽ hạn chế các bất cập trong việc mua đi bán lại đất đấu giá, từ đó, giảm tình trạng đẩy giá rồi bỏ cọc. Cần sàng lọc đối tượng và áp dụng các và các giải pháp bổ trợ để việc đấu giá đất nền trở về đúng bản chất Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ về những giải pháp hạn chế tình trạng giá trúng đấu giá cao gấp chục lần giá khởi điểm, vượt xa giá trị thực trong khu vực; bỏ cọc đấu giá đất…Chuyên gia pháp lý bất động sản Nguyễn Văn Đỉnh cho rằng, việc sàng lọc đối tượng và áp dụng các và các giải pháp bổ trợ sẽ khiến việc đấu giá đất nền trở về đúng bản chất. Chưa có sự sàng lọc và ràng buộc hiệu quả đối tượng tham gia đấu giá đất Theo ông Nguyễn Văn Đỉnh, theo quy định của Luật Đất đai, việc đấu giá quyền sử dụng đất (đối với khu vực đã có hạ tầng) thì giá khởi điểm được xác định theo bảng giá đất của nhà nước. Tuy nhiên, bảng giá đất hiện nay mới chỉ phản ánh được 30-40% giá của thị trường. Bên cạnh đó, quy định mức đặt trước khi đấu giá đất chỉ bằng 20% giá khởi điểm. Như vậy, giá khởi điểm thấp, mức đặt trước cũng thấp nên tạo ra tâm lý cạnh tranh đối với người tham gia đấu giá, cả những người có nhu cầu thực và người có nhu cầu đầu tư. Các nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp tham giá đấu giá với tâm lý có lợi nhuận tốt nếu trúng đấu giá với giá hợp lý. Có thể thấy, số lượng hồ sơ trong các cuộc đấu giá tại các huyện ngoại thành Hà Nội gần đây cao kỷ lục. Theo thống kê, 68 lô đất ở Thanh Oai có hàng nghìn hồ sơ đăng ký; quá trình tổ chức đấu giá cũng kéo dài thể hiện tính cạnh tranh quyết liệt trong khâu bỏ giá. Bởi vì giá khởi điểm thấp, quá trình chào giá kéo dài nên giá trúng đấu giá cao hơn nhiều lần giá khởi điểm. "Tuy nhiên, tôi cho rằng đây cũng là một hiện tượng kinh tế thông thường, không có gì bất thường cả. Việc trúng đấu giá đất rồi bỏ cọc không phải tội phạm, không phải hành vi phạm pháp. Nếu đấu giá đất vì một âm mưu thổi giá, gây lũng đoạn thị trường thì cơ quan điều tra sẽ xem xét hành vi cụ thể đó chứ không phải hành vi bỏ cọc", ông Nguyễn Văn Đỉnh nhận định. Phân tích nguyên nhân của vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Đỉnh cho rằng, hạn chế của Luật là giá khởi điểm thấp, mức đặt trước thấp nên không tạo ra tính sàng lọc ban đầu đối với người dân, nhà đầu tư tham gia đấu giá. Bên cạnh đó, theo quy luật cung cầu, thời gian qua, những vướng mắc về pháp lý của các dự án bất động sản khiến số lượng các dự án bất động sản được triển khai rất ít so vói nhu cầu thực tế của người dân. Người dân có cả nhu cầu ở thực và nhu cầu đầu tư. Những nhu cầu đó hoàn toàn chính đáng. Nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu lớn sẽ đẩy giá bất động sản tăng lên. Mặt khác, luật Kinh doanh bất động sản và luật Nhà ở đã có quy định quản lý chặt chẽ, hạn chế triệt để việc phân lô bán nền tại các đô thị loại 3 trở lên. Điều này khiến cho nguồn cung thị trường đất nền bị hạn chế rất nhiều so với trước đây. Như vậy, trong bối cảnh khi Luật chưa triển khai, người dân muốn tìm mua những lô đất nền cuối cùng qua con đường nhà nước đấu giá. Ông Nguyễn Văn Đỉnh phân tích, bản chất của việc đấu giá đất nền là nhà nước giao đất cho người dân, đáp ứng nhu cầu của người dân tại địa phương tổ chức đấu giá đất khi gia tăng dân số tự nhiên. Tuy nhiên, trong nhiều cuộc đấu giá đất vừa qua, người trúng đấu giá hầu hết lại không phải là người dân địa phương. Điển hình như cuộc đấu giá 68 lô đất tại Thanh Oai ngày 10/8, chỉ có 2 người dân địa phương trúng đấu giá, còn lại là nhà đầu tư đến từ nơi khác. Công cụ đấu giá đất nền bởi vậy đã biến tướng, trở thành "cuộc chơi" của các nhà đầu tư không có nhu cầu ở thực mà chủ yếu tham gia đấu giá để rồi gần như lập tức sang tên, kiếm lời. Nếu không có giải pháp để khắc phục tình trạng này thì về lâu về dài giá đất sẽ tăng giá ngày càng cao "Kết quả của việc đấu giá đất sẽ tạo ra hiệu ứng dây chuyền. Với những lô đất người trúng đấu giá không thực hiên nghĩa vụ tài chính thì nhà nước vẫn nắm giữ. Như vậy, sẽ có các cuộc đấu giá khác, quá trình đó sẽ là một vòng lặp, giá trúng đấu giá sẽ vẫn cao. Điều này tạo hiệu ứng tâm lý, những người dân có đất ở khu vực đó sẽ kỳ vọng cao vào giá trị tài sản của mình. Mặt khác, quá trình giao dịch sẽ khiến cho dữ liệu đất đai tăng lên. Theo quy định, giá đất phù hợp với nguyên tắc thị trường, phù hợp với giá trị giao dịch trên thị trường . Về lâu dài, dữ liệu đất đai tăng đó sẽ được thu thập và phản ánh trong bảng giá đất của địa phương ban hành hằng năm", ông Nguyễn Văn Đỉnh phân tích. Nhận định thêm về những hệ lụy khi giá đất neo cao, ông Nguyễn Văn Đỉnh cho rằng, vấn đề về an cư, chi phí của người dân khi sử dụng đất sẽ tăng lên. Bên cạnh giao dịch mua bán, khi thực hiện nghĩa vụ tài chính thông thường như sang tên, phí và lệ phí trong quá trình quản lý sử dụng đất cũng tăng lên, đây là hiệu ứng tác động đến nhiều chủ thể trong xã hội. Những người có nhu cầu mua bán có thể ít nhưng số người phải trả tiền để duy trì việc sử dụng đất hằng năm sẽ rất nhiều. Vì vậy, giá đất tăng lên sẽ khiến chúng ta khó thu hút đầu tư. Trong ngắn hạn có thể thu được nhiều hơn nhưng về lâu dài môi trường đầu tư tại các địa phương sẽ bị ảnh hưởng. Chuyên gia pháp lý bất động sản Nguyễn Văn Đỉnh - Ảnh: VGP/Quang Thương Đưa đấu giá đất về đúng bản chất là đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân Dưới góc nhìn chuyên gia về pháp lý bất động sản, ông Nguyễn Văn Đỉnh nêu một số giải pháp trong việc tổ chức đấu giá để góp phần ngăn chặn tình trạng "sốt ảo". Hiện tại, Luật Đấu giá tài sản có hiệu lực vào tháng 1/2025 có quy định về chế tài đối với trường hợp daonh nghiệp tham gia đấu giá trúng đấu giá nhưng bỏ cọc. Doanh nghiệp chịu chế tài cấm tham gia đấu giá trong 5 năm. Tuy nhiên, Luật mới chỉ có chế tài đối với chủ thể là doanh nghiệp, người kinh doanh. Với người dân tham gia đấu giá nếu không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định thì mới có quy định bị mất tiền đặt trước và lô đất sẽ được đấu giá lại. Chuyên gia đánh giá, việc Hà Nội hạn chế tổ chức đấu giá để giao đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở; ưu tiên việc đấu giá đất có thu tiền sử dụng, cho thuê đất với đối tượng là tổ chức để thực hiện dự án đầu tư là hợp lý. Bởi, đấu giá theo dự án mới đầu tư đồng bộ hạ tầng và khắc phục được hiện tượng đầu cơ, găm giữ đất. Thực tế người trúng đấu giá đất rất ít khi xây dựng nhà ở, có những lô đất 5 -10 chưa được xây dựng và nó trở thành công cụ đầu cơ. Ông Nguyễn Văn Đỉnh cũng cho rằng, trong tương lai, cần đưa việc đấu giá đất nền về đúng bản chất của nó là nhà nước giao đất cho người dân trong khu vực có nhu cầu về nhà ở. Nhiều chuyên gia đã kiến nghị, đối tượng tham gia đấu giá đất nền là người dân có đăng ký thường trú tại cấp huyện tổ chức đấu giá. "Tất nhiên, nếu quy định này được thông qua cũng sẽ có những hệ lụy. Ví dụ như các nhà đầu tư chuyên nghiệp nhờ người dân tại địa phương đứng tên để đấu giá hoặc chính những người dân ở địa phương đó sẽ thành các nhà đầu tư nghiệp dư với nhu cầu chuyển nhượng kiếm lời. Giải pháp để xử lý vấn đề này có thể là áp dụng mệnh lệnh hành chính như người trúng đấu giá không được giao dịch trong khoảng thời gian nhất định (từ 2-3 năm không được chuyển nhượng), hoặc giải pháp về kinh tế khi mức thuế bất động sản có thể nâng cao dần với giao dịch bất động sản mà người bán có thời gian nắm giữ ngắn hay nếu chủ sở hữu không triển khai xây dựng sau khi nhận đất…Việc này sẽ hạn chế các bất cập trong việc mua đi bán lại đất đấu giá, từ đó, giảm tình trạng đẩy giá rồi bỏ cọc. Như vậy, với việc sàng lọc đối tượng và áp dụng các và các giải pháp bổ trợ thì việc đấu giá đất nền sẽ được nắn chỉnh và trở về đúng bản chất của nó", ông Nguyễn Văn Đỉnh nêu giải pháp. Về giải pháp lâu dài, ông Nguyễn Văn Đỉnh cho rằng, giá bất động sản cao là do quy luật cung cầu, nhu cầu của người dân lớn nhưng nguồn cung hạn chế, đáp ứng được nguồn cung sẽ giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Nhà nước đấu giá để giao đất trực tiếp cho người dân hay giao cho doanh nghiệp thực hiện dự án dựa trên nền tảng là nhà nước phải ứng vốn ngân sách nhà nước để giải phóng mặt bằng, khi có đất sạch nhà nước mới tổ chức đấu giá được. Quá trình triển khai thực hiện đã được quy định trong luật Đất đai 2024. Một dự án khu đô thị không chỉ giải quyết vấn đề về đáp ứng nhu cầu về nhà ở mà còn có sự đồng bộ về hạ tầng, tạo động lực thúc đẩy. Dự án đấu giá quy mô rất nhỏ, không tạo ra động lực phát triển như các dự án đấu thầu. (Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ) Link bài viết: https://baochinhphu.vn/chuyen-gia-ban-giai-phap-can-co-han-che-bo-coc-dau-gia-dat-102240928083349662.htm
Những trường hợp nào hạn chế quyền tự do cư trú của công dân?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Cư trú 2020: "Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 2. Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã)." =>> Như vậy quyền tự do cư trú là quyền của mỗi cá nhân được tự do lựa chọn nơi cư trú của mình theo những điều kiện, trình tự, thủ tục luật định. Tuy nhiên không phải lúc nào việc tự do cư trú cũng được bảo đảm thực hiện một cách tuyệt đối, mà hiện nay quy định pháp luật chỉ ra những trường hợp bị hạn chế quyền tự do cư trú cụ thể tại Điều 4 Luật này bao gồm: - Người bị cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, biện pháp tạm giữ, tạm giam; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang chấp hành án phạt tù, cấm cư trú, quản chế hoặc cải tạo không giam giữ; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách; - Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành; người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; - Người bị cách ly do có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng đồng; - Địa điểm, khu vực cách ly vì lý do phòng, chống dịch bệnh theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; địa bàn có tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; địa điểm không được đăng ký thường trú mới, đăng ký tạm trú mới, tách hộ theo quy định của Luật này; - Các trường hợp khác theo quy định của luật. Ngoài ra việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quy định của luật. Nội dung, thời gian hạn chế quyền tự do cư trú thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền hoặc theo quy định của luật có liên quan. =>> Theo đó việc hạn chế quyền tự do cư trú của công dân chỉ được thực hiện trong các trường hợp nêu trên.
[MỚI] Toàn bộ 25 ngành nghề nhà đầu tư nước ngoài chưa được phép tiếp cận tại Việt Nam
Hạn chế đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài - Minh họa Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư 2020 đã có hiệu lực từ 26/3/2021. Tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này là danh sách một số ngành nghề bị hạn chế đầu tư bởi các doanh nghiệp đến từ ngoài lãnh thổ Việt Nam. Sau đây là danh sách 25 ngành nghề trên. Cụ thể bao gồm: 1. Kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại. 2. Hoạt động báo chí và hoạt động thu thập tin tức dưới mọi hình thức. 3. Đánh bắt hoặc khai thác hải sản. 4. Dịch vụ điều tra và an ninh. 5. Các dịch vụ hành chính tư pháp, bao gồm dịch vụ giám định tư pháp, dịch vụ thừa phát lại, dịch vụ đấu giá tài sản, dịch vụ công chứng, dịch vụ của quản tài viên. 6. Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 7. Đầu tư xây dựng hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng. 8. Dịch vụ thu gom rác thải trực tiếp từ các hộ gia đình. 9. Dịch vụ thăm dò ý kiến công chúng (thăm dò dư luận). 10. Dịch vụ nổ mìn. 11. Sản xuất, kinh doanh vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. 12. Nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng. 13. Dịch vụ bưu chính công ích. 14. Kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa. 15. Kinh doanh tạm nhập tái xuất. 16. Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối đối với các hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối. 17. Thu, mua, xử lý tài sản công tại các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang. 18. Sản xuất vật liệu hoặc thiết bị quân sự; kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dụng quân sự và công an, linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng; 19. Kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và dịch vụ giám định về sở hữu trí tuệ. 20. Dịch vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải; dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải phục vụ công bố Thông báo hàng hải; dịch Vụ khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước, cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải; xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải. 21. Dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước và luồng hàng hải công cộng; dịch vụ thông tin điện tử hàng hải. 22. Dịch vụ kiểm định (kiểm tra, thử nghiệm) và cấp Giấy chứng nhận cho các phương tiện giao thông vận tải (gồm hệ thống, tổng thành, thiết bị, linh kiện của phương tiện); dịch vụ kiểm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện, thiết bị chuyên dùng, container, thiết bị đóng gói hàng nguy hiểm dùng trong giao thông vận tải; dịch vụ kiểm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển; dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được lắp đặt trên các phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển; dịch vụ đăng kiểm tàu cá. 23. Dịch vụ điều tra, đánh giá và khai thác rừng tự nhiên (bao gồm khai thác gỗ và săn bắn, đánh bẫy động vật hoang dã quý hiếm, quản lý quỹ gen cây trồng, vật nuôi và vi sinh vật sử dụng trong nông nghiệp). 24. Nghiên cứu hoặc sử dụng nguồn gen giống vật nuôi mới trước khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, đánh giá. 25. Kinh doanh dịch vụ lữ hành, trừ dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. (Phần A Phụ lục I) Trước đây, hoàn toàn chưa có quy định cụ thể về nội dung này. >>> Reading in English: All of 25 services and activities inaccessible to foreign investors in Vietnam
Người bị kết án hình sự: Mất và không mất những quyền gì?
Những quyền lợi bị hạn chế của người bị kết án - Ảnh minh họa Một người bị Tòa tuyên án phải chịu trách nhiệm hình sự sẽ bị mất những quyền gì và còn những quyền gì của một công dân bình thường. Dựa trên quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bồ sung 2017), Luật thi hành án hình sự 2019 và một số quy phạm pháp luật khác, sau đây là những quyền bị hạn chế và không bị hạn chế của người bị kết án hình sự. Những quyền lợi bị hạn chế Pháp luật dân sự: Đối với pháp luật dân sự, tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản 1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản: a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; …” Quy định trên cho thấy nếu bị kết án về hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản thì quyền hưởng thừa kế sẽ bị mất. Bên cạnh đó, có một số thủ tục dân sự mà đương sự không được phép uỷ quyền tham gia như: hôn nhân, lập di chúc, nhận cha, mẹ, con... lúc này người đang chấp hành án tù sẽ không thể thực hiện. Xem những trường hợp một người không được phép ủy quyền thực hiện công việc TẠI ĐÂY Pháp luật doanh nghiệp: Tại Khoản 5, Khoản 6 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014 về Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có quy định: - Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này bị kết án tù thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty. - Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị kết án tù hoặc Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty. Bên cạnh đó Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 còn quy định: “2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù…" Do đó người bị kết án phạt tù cũng không được thành lập doanh nghiệp. Pháp luật lao động: Điều 36 Bộ luật lao động 2012 quy định về các trường hợp chấm dứt Hợp đồng lao động, trong đó có trường hợp: “Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.” Như vậy người bị kế án tù giam sẽ mất quyền thực hiện hợp đồng lao động mà họ đang tham gia. Ngoài ra đối với một số cơ sở lao động, nội quy lao động có thể sẽ không tiếp nhận những người đã từng có tiền án, tiền sự, đây cũng là một kiểu mất quyền công dân của người bị kết án hình sự. Pháp luật hành chính: 1. Theo quy định tại Điều 37 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, những người sau đây không được quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân: - Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. - Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án. - Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích. 2. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định: “Điều 30. Những trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri: 1. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri. …” 3. Khoản 2 Điều 36 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định: “2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức: … c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích…” Như vậy người bị kết án mà chưa hết thời gian được xóa án tích thì không được thi tuyển công chức. Đồng thời ở các điều 78, 79, 81, 82 của Luật này (được sửa đổi bởi Luật cán bộ, công chức và viên chức sửa đổi 2019) thì tùy theo hành vi mà người bị kết án tù còn có thể bị xử lý kỷ luật theo những hình thức khác như thôi việc, thôi giữ chức vụ, đình chỉ công tác, … Những quyền lợi không bị hạn chế Ngoài những quyền công dân không bị mất, một số quyền đáng chú ý của người bị kết án được quy định như sau: 1. Quyền của phạm nhân tại Điều 27 Luật thi hành án hình sự 2019: - Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật - Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật - Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật 2. Người hưởng án treo vẫn được bầu cử (Khoản 1 Điều 30 Luật bầu cử đại biêu Quốc hội và Đại biểu hội đồng nhân dân 2015) Bài viết chỉ ra một số quyền bị hạn chế và không bị hạn chế của công dân bị kết án Hình sự, mong bạn đọc bổ sung giúp!