Đề xuất việc cấm hoàn toàn hút thuốc lá điện tử
Ngày 31/5 vừa qua, là ngày thế giới không thuốc lá với chủ đề "Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá". Bộ Y Tế đã kêu gọi, phát động và tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đối với từng địa bàn đặc biệt là đề xuất việc cấm hoàn toàn hút thuốc lá điện tử Hiện nay tỷ lệ hút thuốc lá ngày một tăng cao, trong khi tỷ lệ hút thuốc lá điếu đang có xu hướng giảm thì việc hút thuốc điện tử đang chiếm tỷ lệ cao đặc biệt là ở độ tuổi thanh thiếu niên từ 13-18 tuổi. Đây là độ tuổi non nớt dễ bị ảnh hưởng bởi các kênh thông tin truyền thông đại chúng, thanh thiếu niên dễ bị tác động mua và hút thuốc lá điện tử khi xem các nội dung trên nền tảng kỹ thuật bởi tâm lý muốn cùng bạn bè, muốn trở nên cool ngầu khi cầm trên tay những vape. (1) Thuốc lá điện tử là gì? Thuốc lá thế hệ mới bao gồm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đang được mua bán sử dụng rộng rãi ở giới trẻ. Thuốc lá điện tử hay còn được gọi tên với tên tiếng anh như E-cigarette hay Vape, là thiết bị điện tử cầm tay, sử dụng pin để làm nóng dung dịch điện tử có chứa nicotine và các chất hóa học khác, tạo ra các hạt khí dung (còn gọi là aerosol hay sol khí) cho người dùng hít vào. Hiện nay trên thị trường bày bán rất nhiều loại thuốc lá điện tử với kiểu dáng, đặc điểm và công dụng như: - Thuốc lá điện tử sử dụng một lần: là loại không thể sạc hay tái nạp lại dung dịch điện tử, dùng một lần cho đến khi hết pin hoặc hết dung dịch có sẵn trong thiết bị. - Thuốc lá điện tử sử dụng nhiều lần được chia thành nhiều loại khác nhau như có ống chứa dung dịch điện tử được đóng sẵn bởi nhà sản xuất và có thể thay ống mới khi sử dụng, loại có tích hợp bộ điều khiển và pin có thể sạc và dùng nhiều lần. Một số loại thuốc lá điện tử phổ biến trên thị trường hiện nay có thể nhắc đến như vape, pod system, IQOS,...được thiết kế vô cùng đẹp mắt và mùi hương dễ chịu, thu hút đa số giới trẻ dùng thử. (2) Đề xuất việc cấm hoàn toàn hút thuốc lá điện tử Tác hại của thuốc lá điện tử Ảnh hưởng đến sức khỏe: Thuốc lá điện tử là một sản phẩm chứa nicotine và các hợp chất khác, gây hại cho sức khỏe của người hút thuốc. Dưới đây là một số tác hại của thuốc lá điện tử: - Gây nghiện và ảnh hưởng tới hệ thần kinh: Nicotine trong thuốc lá điện tử là chất gây nghiện mạnh và rất độc hại, tương tự như các sản phẩm thuốc lá thông thường, ngoài ra có thể gây suy giảm trí nhớ. - Bệnh lý đường hô hấp: Hơi thuốc từ thuốc lá điện tử có thể chứa các hạt siêu mịn và các chất gây hại, gây ra viêm phổi, rụng tóc, và đục nhân mắt - Ung thư: Thuốc lá điện tử có thể tăng nguy cơ bệnh tim thiếu máu cục bộ.Khói thuốc lá điện tử gây ra 90% trường hợp ung thư phổi và 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mãn tính Ảnh hưởng đến môi trường: Thuốc lá điện tử không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mà còn có tác động tiêu cực đến môi trường. Dưới đây là một số tác hại của thuốc lá điện tử đối với môi trường: - Rác thải: Hộp thuốc lá điện tử, pin, và các phụ kiện liên quan thường được làm từ nhựa và kim loại. Khi bị vứt bỏ không đúng cách, chúng gây ra ô nhiễm môi trường và tạo ra rác thải khó phân hủy. - Khói, khí thải: Máy hút vape tạo ra khói thải chứa các hợp chất độc hại như formaldehyde, acrolein, và các kim loại nặng. Khói này có thể gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và động vật. - Sản xuất và vận chuyển: Quá trình sản xuất và vận chuyển thuốc lá điện tử đòi hỏi năng lượng và tài nguyên, góp phần vào biến đổi khí hậu và tình trạng ô nhiễm toàn cầu. Đề xuất việc cấm hoàn toàn hút thuốc lá điện tử Mặc dù việc mua bán, kinh doanh thuốc lá điện tử chưa được cấp phép thế nhưng tình trạng mua bán vẫn diễn ra tràn lan. Chính vì vậy, ngày 13/5/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 47/CĐ-TTg chỉ đạo các bộ, ngành, các cơ quan liên quan trong việc tăng cường các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trên toàn quốc. Bên cạnh đó, Bộ Y Tế đã nhận được bản khuyến nghị của WHO về việc Quốc hội ban hành nghị quyết cấm nhập khẩu, sản xuất, phân phối và bán các sản phẩm nicotine, các sản phẩm thuốc lá nung nóng, cũng như cấm quảng cáo các sản phẩm này tại Việt Nam. Bộ Y Tế đã đề xuất cấm hoàn toàn các loại thuốc lá mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, thuốc lá mới khác) và đang trong giai đoạn xây dựng văn bản liên quan trình lên Chính phủ để Chính phủ trình ra Quốc hội Ngoài ra, thuốc lá ở Việt Nam đang được nhận định là rất rẻ vì thuế thấp. Chính vì vậy, việc áp dụng tăng thuế thuốc lá là biện pháp hiệu quả để hạn chế việc mua bán, phân phối sản xuất thuốc lá cũng như hút thuốc lá. Tóm lại, thuốc lá điện tử không chỉ nhiều tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe của người hút thuốc mà còn là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, Bộ Y Tế nghiên cứu đề xuất cấm hoàn toàn hút thuốc lá điện tử.
Hút thuốc trong trường đại học có bị phạt không?
Hút thuốc lá là một thói quen không tốt cho sức khỏe và có thể gây ảnh hưởng đến người xung quanh. Đặc biệt, việc hút thuốc tại các khuôn viên công cộng như trường đại học là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy việc hút thuốc tại khuôn viên trường đại học có bị phạt không? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc này dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Không ít lần các kênh truyền thông, thông tin đại chúng đã tuyên truyền rất nhiều về tác hại của hút thuốc lá. Tuy nhiên, thực trạng hút thuốc vẫn ngày một tăng không chỉ người lớn mà đặc biệt còn diễn ra ở giới trẻ độ tuổi bước chân vào con đường đại học. Một phần vì sinh viên xem đây là một thói quen để giảm stress, một phần vì muốn trở nên cool ngầu, tập tành cùng bạn bè trở thành người lớn. Thế nhưng việc hút thuốc tại khuôn viên trường học lại là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt. (1) Địa điểm cấm hút thuốc hoàn toàn trong nhà Căn cứ theo Điều 11 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định một số địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn như sau: - Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm: + Cơ sở y tế. + Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 + Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em. + Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm: + Nơi làm việc. + Trường cao đẳng, đại học, học viện. + Địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 và khoản 1 Điều 12 của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 + Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện. Như vậy, khuôn viên trường đại học là địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà, sinh viên không được hút thuốc tại khu vực này. (2) Hút thuốc tại khuôn viên trường đại học có bị phạt không? Xử lý kỷ luật Theo Khoản 3 Điều 6 Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT và Điều 61 Văn bản hợp nhất 42/VBHN-VPQH Luật giáo dục đại học thì người học không được làm các hành vi như sau: - Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, người học của cơ sở giáo dục đại học và người khác. - Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh. - Tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh trật tự trong cơ sở giáo dục đại học hoặc nơi công cộng và các hành vi vi phạm pháp luật khác. - Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật. Và theo Phụ lục Ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT quy định về một số nội dung vi phạm và mức xử lý kỷ luật như sau: TT Nội dung vi phạm Số lần vi phạm và hình thức xử lý (Số lần tính trong cả khóa học) Ghi chú Khiển trách Cảnh cáo Đình chỉ có thời hạn Buộc thôi học 1 2 3 4 5 6 7 11. Hút thuốc lá trong giờ học, phòng họp, phòng thí nghiệm và nơi cấm hút thuốc theo quy định Từ lần 3 trở lên, xử lý từ khiển trách đến cảnh cáo. Như vậy, sinh viên hút thuốc lá trong giờ học, phòng họp, phòng thí nghiệm và nơi cấm hút thuốc theo quy định từ 03 lần trở lên thì sẽ bị xử lý kỷ luật từ khiển trách đến cảnh cáo. Xử phạt hành chính Trường đại học là một trong những địa điểm cấm hút thuốc, bất kỳ người nào hút thuốc trong khu vực này đều là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt. Tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá như sau: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 - 500 nghìn đồng đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Như vậy, người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 - 500 nghìn đồng. Các trường đại học có trách nhiệm giám sát và xử lý các hành vi vi phạm trong phạm vi quản lý của mình. Nếu nhà trường không thực hiện đúng quy định về phòng, chống tác hại của thuốc lá, có thể bị xử phạt theo quy định. Nhà trường có thể bị xử phạt theo khoản 2 và khoản 3 Điều 25 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau: - Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Không có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá theo quy định của pháp luật; + Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành. - Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây tại nơi dành riêng cho người hút thuốc lá: - Không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá. - Không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá. - Không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát. - Không có thiết bị phòng cháy, chữa cháy. Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP. Tóm lại, hành vi hút thuốc tại khuôn viên trường đại học là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 - 500 nghìn đồng.
Hút thuốc, bấm điện thoại tại cây xăng bị xử lý ra sao?
Hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều trường hợp người dân đến các cây xăng, trạm xăng dầu nhưng vô ý thức hút thuốc hoặc sử dụng mồi lửa hay bấm điện thoại điều này có thể gây cháy, nổ mặc dù đã có quy định cấm. Vậy trường hợp này sẽ bị xử lý ra sao? 1. Có nghiêm cấm việc hút thuốc, sử dụng điện thoại tại cây xăng? Tại khoản 1 Điều 12 QCVN 01:2020/BCT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BCT quy định tại cửa hàng xăng dầu phải niêm yết nội quy phòng cháy chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy, biển cấm lửa, biển cấm sử dụng điện thoại di động ở các vị trí dễ thấy, dễ đọc. Theo quy định trên, tại cây xăng sẽ luôn có biển cấm hút thuốc lá, cấm lửa ở các vị trí dễ thấy, dễ đọc. Người dân vào mua xăng mặc nhiên buộc phải hiểu xăng, dầu không thể tiếp xúc với mọi nguồn lửa hoặc các thiết bị có thể gây nổ. 2. Phạt hành chính trường hợp hút thuốc, bấm điện thoại tại cây xăng Căn cứ Điều 35 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt cá nhân vi phạm quy định về PCCC trong quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện tử - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào những nơi có quy định cấm. - Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật. - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện, điện tử ở những nơi có quy định cấm. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật. Lưu ý: Trường hợp tổ chức vi phạm nội dung trên thì mức phạt gấp 02 lần. 3. Hút thuốc, bấm điện thoại tại cây xăng có truy cứu hình sự? Trường hợp người dân sử dụng điện thoại, hút thuốc tại cây xăng mà dẫn tới cháy, nổ gây thiệt hại lớn về người và của thì theo Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) tội vi phạm quy định về PCCC sẽ bị xử lý như sau: - Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: + Làm chết người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm: + Làm chết 02 người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: + Làm chết 03 người trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; +Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. - Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, trường hợp mà người dân vi phạm hành vi sử dụng điện thoại hay hút thuốc tại cây xăng thì có thể bị phạt đến 15 triệu đồng, trường hợp có gây thiệt hại thì sẽ bị phạt tù cao nhất lên đến 12 năm tù.
Không ngăn trẻ em uống bia, hút thuốc là phạm luật
Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật chăm sóc, bảo vệ trẻ em (sửa đổi) tên mới là Luật trẻ em. Với nhiều vấn đề quan trọng như tiếp tục giữ độ tuổi được xem là trẻ em là dưới 16 tuổi, tăng cường các biện pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Luật này cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện. Trong số các hành vi bị nghiêm cấm, như Tổ chức, hỗ trợ trẻ em tảo hôn, Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; xúc phạm danh dự cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, thầy giáo, cô giáo và những người khác, Luật đề cập việc cấm "sử dụng, xúi giục, kích động trẻ em thực hiện hành vi phạm pháp, xúc phạm danh dự người khác". Cụ thể, tại điều 7 của luật này liệt kê 18 hành vi bị nghiêm cấm như sau: Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Tước đoạt quyền được sống của trẻ em. 2. Bạo lực, hành hạ, lạm dụng, ngược đãi trẻ em. 3. Xâm hại tình dục trẻ em. 4. Bỏ mặc, bỏ rơi trẻ em. 5. Bóc lột sức lao động trẻ em. 6. Tổ chức, hỗ trợ trẻ em tảo hôn. 7. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; xúc phạm danh dự cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, thầy giáo, cô giáo và những người khác. 8. Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình. 9. Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. 10. Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì hoàn cảnh đặc biệt, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo. 11. Bán, cho hoặc không ngăn chặn trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích có hại cho trẻ em. 12. Cung cấp dịch vụ, sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em. 13. Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trẻ em không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em mà không được sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ trẻ em và của chính bản thân trẻ em từ đủ bẩy tuổi trở lên. 14. Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để bóc lột, bạo lực trẻ em; trục lợi cá nhân, hưởng chế độ, chính sách của nhà nước. 15. Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, dễ gây cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, dễ gây cháy, nổ. 16. Lấn chiếm, sử dụng sai mục đích, trái quy định của pháp luật cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em. 17. Từ chối, không thực hiện trách nhiệm hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, điều trị đối với trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự. 18. Chính phủ quy định chi tiết điều này. Nhưng không biết nếu mình "lơ" đi thì bị xử phạt thế nào nhỉ? :(
Đề xuất việc cấm hoàn toàn hút thuốc lá điện tử
Ngày 31/5 vừa qua, là ngày thế giới không thuốc lá với chủ đề "Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá". Bộ Y Tế đã kêu gọi, phát động và tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đối với từng địa bàn đặc biệt là đề xuất việc cấm hoàn toàn hút thuốc lá điện tử Hiện nay tỷ lệ hút thuốc lá ngày một tăng cao, trong khi tỷ lệ hút thuốc lá điếu đang có xu hướng giảm thì việc hút thuốc điện tử đang chiếm tỷ lệ cao đặc biệt là ở độ tuổi thanh thiếu niên từ 13-18 tuổi. Đây là độ tuổi non nớt dễ bị ảnh hưởng bởi các kênh thông tin truyền thông đại chúng, thanh thiếu niên dễ bị tác động mua và hút thuốc lá điện tử khi xem các nội dung trên nền tảng kỹ thuật bởi tâm lý muốn cùng bạn bè, muốn trở nên cool ngầu khi cầm trên tay những vape. (1) Thuốc lá điện tử là gì? Thuốc lá thế hệ mới bao gồm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đang được mua bán sử dụng rộng rãi ở giới trẻ. Thuốc lá điện tử hay còn được gọi tên với tên tiếng anh như E-cigarette hay Vape, là thiết bị điện tử cầm tay, sử dụng pin để làm nóng dung dịch điện tử có chứa nicotine và các chất hóa học khác, tạo ra các hạt khí dung (còn gọi là aerosol hay sol khí) cho người dùng hít vào. Hiện nay trên thị trường bày bán rất nhiều loại thuốc lá điện tử với kiểu dáng, đặc điểm và công dụng như: - Thuốc lá điện tử sử dụng một lần: là loại không thể sạc hay tái nạp lại dung dịch điện tử, dùng một lần cho đến khi hết pin hoặc hết dung dịch có sẵn trong thiết bị. - Thuốc lá điện tử sử dụng nhiều lần được chia thành nhiều loại khác nhau như có ống chứa dung dịch điện tử được đóng sẵn bởi nhà sản xuất và có thể thay ống mới khi sử dụng, loại có tích hợp bộ điều khiển và pin có thể sạc và dùng nhiều lần. Một số loại thuốc lá điện tử phổ biến trên thị trường hiện nay có thể nhắc đến như vape, pod system, IQOS,...được thiết kế vô cùng đẹp mắt và mùi hương dễ chịu, thu hút đa số giới trẻ dùng thử. (2) Đề xuất việc cấm hoàn toàn hút thuốc lá điện tử Tác hại của thuốc lá điện tử Ảnh hưởng đến sức khỏe: Thuốc lá điện tử là một sản phẩm chứa nicotine và các hợp chất khác, gây hại cho sức khỏe của người hút thuốc. Dưới đây là một số tác hại của thuốc lá điện tử: - Gây nghiện và ảnh hưởng tới hệ thần kinh: Nicotine trong thuốc lá điện tử là chất gây nghiện mạnh và rất độc hại, tương tự như các sản phẩm thuốc lá thông thường, ngoài ra có thể gây suy giảm trí nhớ. - Bệnh lý đường hô hấp: Hơi thuốc từ thuốc lá điện tử có thể chứa các hạt siêu mịn và các chất gây hại, gây ra viêm phổi, rụng tóc, và đục nhân mắt - Ung thư: Thuốc lá điện tử có thể tăng nguy cơ bệnh tim thiếu máu cục bộ.Khói thuốc lá điện tử gây ra 90% trường hợp ung thư phổi và 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mãn tính Ảnh hưởng đến môi trường: Thuốc lá điện tử không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mà còn có tác động tiêu cực đến môi trường. Dưới đây là một số tác hại của thuốc lá điện tử đối với môi trường: - Rác thải: Hộp thuốc lá điện tử, pin, và các phụ kiện liên quan thường được làm từ nhựa và kim loại. Khi bị vứt bỏ không đúng cách, chúng gây ra ô nhiễm môi trường và tạo ra rác thải khó phân hủy. - Khói, khí thải: Máy hút vape tạo ra khói thải chứa các hợp chất độc hại như formaldehyde, acrolein, và các kim loại nặng. Khói này có thể gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và động vật. - Sản xuất và vận chuyển: Quá trình sản xuất và vận chuyển thuốc lá điện tử đòi hỏi năng lượng và tài nguyên, góp phần vào biến đổi khí hậu và tình trạng ô nhiễm toàn cầu. Đề xuất việc cấm hoàn toàn hút thuốc lá điện tử Mặc dù việc mua bán, kinh doanh thuốc lá điện tử chưa được cấp phép thế nhưng tình trạng mua bán vẫn diễn ra tràn lan. Chính vì vậy, ngày 13/5/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 47/CĐ-TTg chỉ đạo các bộ, ngành, các cơ quan liên quan trong việc tăng cường các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trên toàn quốc. Bên cạnh đó, Bộ Y Tế đã nhận được bản khuyến nghị của WHO về việc Quốc hội ban hành nghị quyết cấm nhập khẩu, sản xuất, phân phối và bán các sản phẩm nicotine, các sản phẩm thuốc lá nung nóng, cũng như cấm quảng cáo các sản phẩm này tại Việt Nam. Bộ Y Tế đã đề xuất cấm hoàn toàn các loại thuốc lá mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, thuốc lá mới khác) và đang trong giai đoạn xây dựng văn bản liên quan trình lên Chính phủ để Chính phủ trình ra Quốc hội Ngoài ra, thuốc lá ở Việt Nam đang được nhận định là rất rẻ vì thuế thấp. Chính vì vậy, việc áp dụng tăng thuế thuốc lá là biện pháp hiệu quả để hạn chế việc mua bán, phân phối sản xuất thuốc lá cũng như hút thuốc lá. Tóm lại, thuốc lá điện tử không chỉ nhiều tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe của người hút thuốc mà còn là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, Bộ Y Tế nghiên cứu đề xuất cấm hoàn toàn hút thuốc lá điện tử.
Hút thuốc trong trường đại học có bị phạt không?
Hút thuốc lá là một thói quen không tốt cho sức khỏe và có thể gây ảnh hưởng đến người xung quanh. Đặc biệt, việc hút thuốc tại các khuôn viên công cộng như trường đại học là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy việc hút thuốc tại khuôn viên trường đại học có bị phạt không? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc này dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Không ít lần các kênh truyền thông, thông tin đại chúng đã tuyên truyền rất nhiều về tác hại của hút thuốc lá. Tuy nhiên, thực trạng hút thuốc vẫn ngày một tăng không chỉ người lớn mà đặc biệt còn diễn ra ở giới trẻ độ tuổi bước chân vào con đường đại học. Một phần vì sinh viên xem đây là một thói quen để giảm stress, một phần vì muốn trở nên cool ngầu, tập tành cùng bạn bè trở thành người lớn. Thế nhưng việc hút thuốc tại khuôn viên trường học lại là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt. (1) Địa điểm cấm hút thuốc hoàn toàn trong nhà Căn cứ theo Điều 11 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định một số địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn như sau: - Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm: + Cơ sở y tế. + Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 + Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em. + Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm: + Nơi làm việc. + Trường cao đẳng, đại học, học viện. + Địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 và khoản 1 Điều 12 của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 + Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện. Như vậy, khuôn viên trường đại học là địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà, sinh viên không được hút thuốc tại khu vực này. (2) Hút thuốc tại khuôn viên trường đại học có bị phạt không? Xử lý kỷ luật Theo Khoản 3 Điều 6 Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT và Điều 61 Văn bản hợp nhất 42/VBHN-VPQH Luật giáo dục đại học thì người học không được làm các hành vi như sau: - Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, người học của cơ sở giáo dục đại học và người khác. - Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh. - Tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh trật tự trong cơ sở giáo dục đại học hoặc nơi công cộng và các hành vi vi phạm pháp luật khác. - Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật. Và theo Phụ lục Ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT quy định về một số nội dung vi phạm và mức xử lý kỷ luật như sau: TT Nội dung vi phạm Số lần vi phạm và hình thức xử lý (Số lần tính trong cả khóa học) Ghi chú Khiển trách Cảnh cáo Đình chỉ có thời hạn Buộc thôi học 1 2 3 4 5 6 7 11. Hút thuốc lá trong giờ học, phòng họp, phòng thí nghiệm và nơi cấm hút thuốc theo quy định Từ lần 3 trở lên, xử lý từ khiển trách đến cảnh cáo. Như vậy, sinh viên hút thuốc lá trong giờ học, phòng họp, phòng thí nghiệm và nơi cấm hút thuốc theo quy định từ 03 lần trở lên thì sẽ bị xử lý kỷ luật từ khiển trách đến cảnh cáo. Xử phạt hành chính Trường đại học là một trong những địa điểm cấm hút thuốc, bất kỳ người nào hút thuốc trong khu vực này đều là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt. Tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá như sau: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 - 500 nghìn đồng đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Như vậy, người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 - 500 nghìn đồng. Các trường đại học có trách nhiệm giám sát và xử lý các hành vi vi phạm trong phạm vi quản lý của mình. Nếu nhà trường không thực hiện đúng quy định về phòng, chống tác hại của thuốc lá, có thể bị xử phạt theo quy định. Nhà trường có thể bị xử phạt theo khoản 2 và khoản 3 Điều 25 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau: - Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Không có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá theo quy định của pháp luật; + Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành. - Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây tại nơi dành riêng cho người hút thuốc lá: - Không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá. - Không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá. - Không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát. - Không có thiết bị phòng cháy, chữa cháy. Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP. Tóm lại, hành vi hút thuốc tại khuôn viên trường đại học là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 - 500 nghìn đồng.
Hút thuốc, bấm điện thoại tại cây xăng bị xử lý ra sao?
Hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều trường hợp người dân đến các cây xăng, trạm xăng dầu nhưng vô ý thức hút thuốc hoặc sử dụng mồi lửa hay bấm điện thoại điều này có thể gây cháy, nổ mặc dù đã có quy định cấm. Vậy trường hợp này sẽ bị xử lý ra sao? 1. Có nghiêm cấm việc hút thuốc, sử dụng điện thoại tại cây xăng? Tại khoản 1 Điều 12 QCVN 01:2020/BCT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BCT quy định tại cửa hàng xăng dầu phải niêm yết nội quy phòng cháy chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy, biển cấm lửa, biển cấm sử dụng điện thoại di động ở các vị trí dễ thấy, dễ đọc. Theo quy định trên, tại cây xăng sẽ luôn có biển cấm hút thuốc lá, cấm lửa ở các vị trí dễ thấy, dễ đọc. Người dân vào mua xăng mặc nhiên buộc phải hiểu xăng, dầu không thể tiếp xúc với mọi nguồn lửa hoặc các thiết bị có thể gây nổ. 2. Phạt hành chính trường hợp hút thuốc, bấm điện thoại tại cây xăng Căn cứ Điều 35 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt cá nhân vi phạm quy định về PCCC trong quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện tử - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào những nơi có quy định cấm. - Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật. - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện, điện tử ở những nơi có quy định cấm. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật. Lưu ý: Trường hợp tổ chức vi phạm nội dung trên thì mức phạt gấp 02 lần. 3. Hút thuốc, bấm điện thoại tại cây xăng có truy cứu hình sự? Trường hợp người dân sử dụng điện thoại, hút thuốc tại cây xăng mà dẫn tới cháy, nổ gây thiệt hại lớn về người và của thì theo Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) tội vi phạm quy định về PCCC sẽ bị xử lý như sau: - Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: + Làm chết người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm: + Làm chết 02 người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: + Làm chết 03 người trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; +Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. - Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, trường hợp mà người dân vi phạm hành vi sử dụng điện thoại hay hút thuốc tại cây xăng thì có thể bị phạt đến 15 triệu đồng, trường hợp có gây thiệt hại thì sẽ bị phạt tù cao nhất lên đến 12 năm tù.
Không ngăn trẻ em uống bia, hút thuốc là phạm luật
Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật chăm sóc, bảo vệ trẻ em (sửa đổi) tên mới là Luật trẻ em. Với nhiều vấn đề quan trọng như tiếp tục giữ độ tuổi được xem là trẻ em là dưới 16 tuổi, tăng cường các biện pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Luật này cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện. Trong số các hành vi bị nghiêm cấm, như Tổ chức, hỗ trợ trẻ em tảo hôn, Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; xúc phạm danh dự cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, thầy giáo, cô giáo và những người khác, Luật đề cập việc cấm "sử dụng, xúi giục, kích động trẻ em thực hiện hành vi phạm pháp, xúc phạm danh dự người khác". Cụ thể, tại điều 7 của luật này liệt kê 18 hành vi bị nghiêm cấm như sau: Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Tước đoạt quyền được sống của trẻ em. 2. Bạo lực, hành hạ, lạm dụng, ngược đãi trẻ em. 3. Xâm hại tình dục trẻ em. 4. Bỏ mặc, bỏ rơi trẻ em. 5. Bóc lột sức lao động trẻ em. 6. Tổ chức, hỗ trợ trẻ em tảo hôn. 7. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; xúc phạm danh dự cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, thầy giáo, cô giáo và những người khác. 8. Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình. 9. Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. 10. Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì hoàn cảnh đặc biệt, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo. 11. Bán, cho hoặc không ngăn chặn trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích có hại cho trẻ em. 12. Cung cấp dịch vụ, sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em. 13. Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trẻ em không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em mà không được sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ trẻ em và của chính bản thân trẻ em từ đủ bẩy tuổi trở lên. 14. Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để bóc lột, bạo lực trẻ em; trục lợi cá nhân, hưởng chế độ, chính sách của nhà nước. 15. Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, dễ gây cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, dễ gây cháy, nổ. 16. Lấn chiếm, sử dụng sai mục đích, trái quy định của pháp luật cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em. 17. Từ chối, không thực hiện trách nhiệm hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, điều trị đối với trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự. 18. Chính phủ quy định chi tiết điều này. Nhưng không biết nếu mình "lơ" đi thì bị xử phạt thế nào nhỉ? :(