“Hôi của” khi người khác bị tai nạn có bị phạt không? Người “hôi của” sẽ bị xử lý thế nào?
“Hôi của” là từ dùng để chỉ hành vi lợi dụng lúc người khác bị tai nạn, rơi rớt đồ thì ra lấy/nhặt về làm của riêng. Hành vi này không chỉ bị lên án mạnh mẽ trong xã hội mà còn vi phạm pháp luật. Cụ thể qua bài viết sau. “Hôi của” khi người khác bị tai nạn có bị phạt không? Hành vi “hôi của” có thể được coi là công nhiên chiếm đoạt tài sản hoặc trộm cắp tài sản. Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể định nghĩa về hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản hay trộm cắp tài sản. Tuy nhiên trên thực tế: - Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ tài sản mà không dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người đó, xảy ra trong hoàn cảnh người chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản. - Trộm cắp tài sản là việc cá nhân cố ý thực hiện hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của cá nhân, tổ chức khác để thu lợi bất chính từ giá trị tài sản đó mang lại. Theo đó, tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà người “hôi của” sẽ bị xử lý theo hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản hay trộm cắp tài sản. Như vậy, hành vi lợi dụng việc người bị tai nạn bị ngã, choáng, ngất, thậm chí đã chết… để nhặt, lấy đồ đạc, tiền bạc (hôi của) của người bị tai nạn giao thông không chỉ là hành vi đáng lên án về mặt đạo đức mà còn là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Người “hôi của” khi người khác bị tai nạn bị xử lý thế nào? 1) Xử phạt hành chính Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác, trong đó: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản; - Công nhiên chiếm đoạt tài sản; - Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; - Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản; - Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Hình thức xử phạt bổ sung: - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính - Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm. Như vậy, đối với hành vi trộm cắp tài sản hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản mà chưa đến mức bị xử lý hình sự thì sẽ bị phạt hành chính từ 2 đến 3 triệu đồng. Ngoài ra người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Nếu là người nước ngoài thì sẽ bị trục xuất. 2) Xử lý hình sự Theo Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản - Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 Bộ luật hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; + Hành hung để tẩu thoát; + Tái phạm nguy hiểm; + Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ; + Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định về tội trộm cắp tài sản - Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 Bộ luật hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; + Tài sản là di vật, cổ vật. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: + Có tổ chức; + Có tính chất chuyên nghiệp; + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; + Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; + Hành hung để tẩu thoát; + Tài sản là bảo vật quốc gia; + Tái phạm nguy hiểm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Như vậy, tuỳ theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi mà người có hành vi “hôi của” sẽ bị xử phạt theo các khung hình phạt của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hoặc tội trộm cắp tài sản như quy định trên. Nếu đã được chủ tài sản yêu cầu nhận lại nhưng không giao trả thì bị xử lý thế nào? Theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác, trong đó: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chiếm giữ tài sản của người khác. Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm và buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép. Đồng thời, theo Điều 176 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định về tội chiếm giữ tài sản trái phép như sau: - Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. - Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó: - Nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt hành chính từ 3 đến 5 triệu đồng. - Phạt tiền lên đến 300 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm.
“Hôi của” có bị xử phạt không?
“Hôi của” là hành vi lợi dụng lúc người khác xảy ra tai nạn ngoài ý muốn để nhặt, lấy đồ đạc, tiền bạc, tài sản của người đó. Hành vi này không những đáng lên án về mặt đạo đức xã hội mà còn là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Ngoài xử phạt hành chính, hành vi này còn có thể bị truy cứu hình sự. Vậy “Hôi của“ bị truy cứu vào tội gì? Hôi của bị truy cứu về Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản Theo Điều 172 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017: “1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; b) Hành hung để tẩu thoát; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ; đ) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.” Có thể thấy hành vi “hôi của” tưởng chừng như nhỏ nhưng hình phạt tù thấp nhất là 06 tháng và kịch khung cao nhất là 20 năm tù. Khung hình phạt này dựa trên giá trị đồ vật, tài sản đã lấy. Đồng thời có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Tài xế bị “hôi bia” được vinh danh
(PLO) - Anh Hồ Kim Hậu, lái xe Công ty TNHH Trang Tuấn trong vụ bị hôi bia vào ngày 4-12-2013 là một trong ba người được vinh danh công dân tiêu biểu tỉnh Đồng Nai năm 2013. Theo đó, 3 người được trao thưởng là ông Trương Văn Vở, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, người có tiếng nói mạnh mẽ phản đối dự án công trình thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được Chính phủ quyết định loại bỏ. Ông Huỳnh Phú Kiệt, Chủ tịch Hội đồng Công ty cổ phần đầu tư kiến trúc Toàn Thịnh Phát. Anh Hồ Kim Hậu (ảnh) là nạn nhân của vụ hôi bia tại khu vực vòng xoay Tam Hiệp. Một trong những lý do anh Hậu được vinh danh là đã trả lại toàn bộ số tiền được các mạnh thường quân ủng hộ trên 230 triệu đồng sau khi biết mình không phải trách nhiệm đền số tiền thiệt hại do bị hôi bia. Trong lúc anh Hậu gặp khó khăn (đối mặt với nguy cơ bồi thường thiệt hại cho lượng bia mất mát) thì các mạnh thường quân ra tay giúp đỡ. Đến khi, anh Hậu thoát được cảnh khó khăn (vì nhà máy bia không bắt phải bồi thường) thì anh Hậu hoàn trả lại số tiền ấy cho các mạnh thường quân là điều đương nhiên và phù hợp với triết lý sống ngàn đời nay - "giúp nghèo chứ không ai giúp giàu". Nhưng rất bất thường khi vinh danh hành động đó của anh Hậu. Mọi người sẽ nghĩ gì với một hành động bình thường (đạo đức xã hội buộc phải làm) mà trở thành một trong ba công dân tiêu biểu của tỉnh Đồng Nai? Chẳng lẽ đạo đức đã xuống cấp thế sao, một điều bình thường lẽ ra ai cũng phải làm giờ này trở nên phi thường? ...
Hôi của xe chở bia gặp nạn là hình ảnh “tuyệt đẹp”
Khi xe chở bia bị lật, nhiều người ùa đến hôi của, có kẻ còn mang ba gác đến lượm bia, có kẻ leo lên cả thùng xe để lấy bia… Chắc rằng, nhiều người xem đây là điều xấu xa, vi phạm pháp luật và trái với đạo đức. Còn trong tôi, đây là hình ảnh “tuyệt đẹp”. Nó “tuyệt đẹp” vì đã thể hiện sự chân thật về đạo đức của một bộ phận người Việt hiện nay. Nó chỉ ra độ chênh lệch giữa “lý thuyết” và “thực tiễn” ngày một gia tăng, còn đó sự dối trá rất nhiều. Mọi người thử hình dung, nếu mời những người hôi của ấy làm một bài test (ai trả lời đúng sẽ được thưởng 1 triệu đồng) như sau: Nếu bạn thấy một xe bia gặp nạn thì bạn sẽ làm gì? a/ Giúp đỡ người gặp nạn b/ Tranh thủ cướp bia Chắc rằng họ sẽ chọn đáp án a trong bài test để lấy 1 triệu đồng, còn thực tế thì sao? – Mọi người đã biết rồi! Từ điều đó, cùng nhau liên tưởng … Nhiều báo cáo số liệu rất ư là hoành tráng, đó là kết quả của việc khảo sát sự thật, nhưng sự thật đó không phải là sự thật khách quan mà là sự thật chủ quan của người làm bài khảo sát. Rồi lấy những con số không khách quan đấy lên kế hoạch điều chỉnh xã hội. Ôi đời! Hệ quả không thể lường hết. Hãy sống thực với mình … Bức ảnh “tuyệt đẹp” nói lên “Lý Thông” trong xã hội Việt Nam ngày một gia tăng, cần tìm cách chấn chỉnh nó thay vì cứ khẩu xạo “tinh thân yêu thương giúp đỡ luôn tồn tại trong mỗi con người Việt Nam”. Đôi điều chia sẻ! Còn mọi người cảm nghĩ gì về những hình ảnh hôi của đó!
Theo ACE người dân hôi của có phạm tội hay không?
(24h.com.vn) Anh Vũ Trường Chính là giám đốc chi nhánh tổng công ty xây dựng Miền Nam kể lại vụ cướp tiền táo bạo xảy ra vào 9h15 sáng 16/10. "Trong lúc hoảng loạn, tôi vứt xe rồi nắm cổ áo của tên móc túi thì bọc tiền tung tóe bay giữa đường. Lúc đó có 4 tên khác đi trên 2 xe máy từ phía sau lao lên chặn đầu cho 4 đồng bọn phía trước tẩu thoát. Nếu lúc này có một vài người đi đường hỗ trợ thì đã bắt được bọn cướp rồi. Đằng này nhiều người đi đường để mặc tôi vật lộn với bọn chúng và còn "hôi" của nữa. Nghĩ mà buồn, người ta vô cảm quá". "Đau lòng hơn khi tôi quay lại lấy tiền thì thấy rất nhiều đi đường tranh nhau nhặt tiền của tôi bỏ vào túi. Trong lúc tôi đang cặm cụi nhặt vài tờ tiền còn lại thì may mắn có một người đàn ông chừng 50 tuổi vỗ vào vai tôi nói “tiền của anh đây”. Đếm lại thì bọc tiền chỉ còn lại 61 tờ 500.000 đồng (30,5 triệu đồng). Tôi rất cảm ơn 2 người đàn ông đó". Theo ACE trong trường hợp này người dân nhặt tiền có phạm tội gì không?
“Hôi của” khi người khác bị tai nạn có bị phạt không? Người “hôi của” sẽ bị xử lý thế nào?
“Hôi của” là từ dùng để chỉ hành vi lợi dụng lúc người khác bị tai nạn, rơi rớt đồ thì ra lấy/nhặt về làm của riêng. Hành vi này không chỉ bị lên án mạnh mẽ trong xã hội mà còn vi phạm pháp luật. Cụ thể qua bài viết sau. “Hôi của” khi người khác bị tai nạn có bị phạt không? Hành vi “hôi của” có thể được coi là công nhiên chiếm đoạt tài sản hoặc trộm cắp tài sản. Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể định nghĩa về hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản hay trộm cắp tài sản. Tuy nhiên trên thực tế: - Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ tài sản mà không dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người đó, xảy ra trong hoàn cảnh người chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản. - Trộm cắp tài sản là việc cá nhân cố ý thực hiện hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của cá nhân, tổ chức khác để thu lợi bất chính từ giá trị tài sản đó mang lại. Theo đó, tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà người “hôi của” sẽ bị xử lý theo hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản hay trộm cắp tài sản. Như vậy, hành vi lợi dụng việc người bị tai nạn bị ngã, choáng, ngất, thậm chí đã chết… để nhặt, lấy đồ đạc, tiền bạc (hôi của) của người bị tai nạn giao thông không chỉ là hành vi đáng lên án về mặt đạo đức mà còn là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Người “hôi của” khi người khác bị tai nạn bị xử lý thế nào? 1) Xử phạt hành chính Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác, trong đó: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản; - Công nhiên chiếm đoạt tài sản; - Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; - Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản; - Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Hình thức xử phạt bổ sung: - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính - Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm. Như vậy, đối với hành vi trộm cắp tài sản hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản mà chưa đến mức bị xử lý hình sự thì sẽ bị phạt hành chính từ 2 đến 3 triệu đồng. Ngoài ra người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Nếu là người nước ngoài thì sẽ bị trục xuất. 2) Xử lý hình sự Theo Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản - Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 Bộ luật hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; + Hành hung để tẩu thoát; + Tái phạm nguy hiểm; + Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ; + Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định về tội trộm cắp tài sản - Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 Bộ luật hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; + Tài sản là di vật, cổ vật. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: + Có tổ chức; + Có tính chất chuyên nghiệp; + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; + Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; + Hành hung để tẩu thoát; + Tài sản là bảo vật quốc gia; + Tái phạm nguy hiểm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Như vậy, tuỳ theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi mà người có hành vi “hôi của” sẽ bị xử phạt theo các khung hình phạt của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hoặc tội trộm cắp tài sản như quy định trên. Nếu đã được chủ tài sản yêu cầu nhận lại nhưng không giao trả thì bị xử lý thế nào? Theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác, trong đó: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chiếm giữ tài sản của người khác. Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm và buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép. Đồng thời, theo Điều 176 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định về tội chiếm giữ tài sản trái phép như sau: - Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. - Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó: - Nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt hành chính từ 3 đến 5 triệu đồng. - Phạt tiền lên đến 300 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm.
“Hôi của” có bị xử phạt không?
“Hôi của” là hành vi lợi dụng lúc người khác xảy ra tai nạn ngoài ý muốn để nhặt, lấy đồ đạc, tiền bạc, tài sản của người đó. Hành vi này không những đáng lên án về mặt đạo đức xã hội mà còn là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Ngoài xử phạt hành chính, hành vi này còn có thể bị truy cứu hình sự. Vậy “Hôi của“ bị truy cứu vào tội gì? Hôi của bị truy cứu về Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản Theo Điều 172 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017: “1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; b) Hành hung để tẩu thoát; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ; đ) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.” Có thể thấy hành vi “hôi của” tưởng chừng như nhỏ nhưng hình phạt tù thấp nhất là 06 tháng và kịch khung cao nhất là 20 năm tù. Khung hình phạt này dựa trên giá trị đồ vật, tài sản đã lấy. Đồng thời có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Tài xế bị “hôi bia” được vinh danh
(PLO) - Anh Hồ Kim Hậu, lái xe Công ty TNHH Trang Tuấn trong vụ bị hôi bia vào ngày 4-12-2013 là một trong ba người được vinh danh công dân tiêu biểu tỉnh Đồng Nai năm 2013. Theo đó, 3 người được trao thưởng là ông Trương Văn Vở, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, người có tiếng nói mạnh mẽ phản đối dự án công trình thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được Chính phủ quyết định loại bỏ. Ông Huỳnh Phú Kiệt, Chủ tịch Hội đồng Công ty cổ phần đầu tư kiến trúc Toàn Thịnh Phát. Anh Hồ Kim Hậu (ảnh) là nạn nhân của vụ hôi bia tại khu vực vòng xoay Tam Hiệp. Một trong những lý do anh Hậu được vinh danh là đã trả lại toàn bộ số tiền được các mạnh thường quân ủng hộ trên 230 triệu đồng sau khi biết mình không phải trách nhiệm đền số tiền thiệt hại do bị hôi bia. Trong lúc anh Hậu gặp khó khăn (đối mặt với nguy cơ bồi thường thiệt hại cho lượng bia mất mát) thì các mạnh thường quân ra tay giúp đỡ. Đến khi, anh Hậu thoát được cảnh khó khăn (vì nhà máy bia không bắt phải bồi thường) thì anh Hậu hoàn trả lại số tiền ấy cho các mạnh thường quân là điều đương nhiên và phù hợp với triết lý sống ngàn đời nay - "giúp nghèo chứ không ai giúp giàu". Nhưng rất bất thường khi vinh danh hành động đó của anh Hậu. Mọi người sẽ nghĩ gì với một hành động bình thường (đạo đức xã hội buộc phải làm) mà trở thành một trong ba công dân tiêu biểu của tỉnh Đồng Nai? Chẳng lẽ đạo đức đã xuống cấp thế sao, một điều bình thường lẽ ra ai cũng phải làm giờ này trở nên phi thường? ...
Hôi của xe chở bia gặp nạn là hình ảnh “tuyệt đẹp”
Khi xe chở bia bị lật, nhiều người ùa đến hôi của, có kẻ còn mang ba gác đến lượm bia, có kẻ leo lên cả thùng xe để lấy bia… Chắc rằng, nhiều người xem đây là điều xấu xa, vi phạm pháp luật và trái với đạo đức. Còn trong tôi, đây là hình ảnh “tuyệt đẹp”. Nó “tuyệt đẹp” vì đã thể hiện sự chân thật về đạo đức của một bộ phận người Việt hiện nay. Nó chỉ ra độ chênh lệch giữa “lý thuyết” và “thực tiễn” ngày một gia tăng, còn đó sự dối trá rất nhiều. Mọi người thử hình dung, nếu mời những người hôi của ấy làm một bài test (ai trả lời đúng sẽ được thưởng 1 triệu đồng) như sau: Nếu bạn thấy một xe bia gặp nạn thì bạn sẽ làm gì? a/ Giúp đỡ người gặp nạn b/ Tranh thủ cướp bia Chắc rằng họ sẽ chọn đáp án a trong bài test để lấy 1 triệu đồng, còn thực tế thì sao? – Mọi người đã biết rồi! Từ điều đó, cùng nhau liên tưởng … Nhiều báo cáo số liệu rất ư là hoành tráng, đó là kết quả của việc khảo sát sự thật, nhưng sự thật đó không phải là sự thật khách quan mà là sự thật chủ quan của người làm bài khảo sát. Rồi lấy những con số không khách quan đấy lên kế hoạch điều chỉnh xã hội. Ôi đời! Hệ quả không thể lường hết. Hãy sống thực với mình … Bức ảnh “tuyệt đẹp” nói lên “Lý Thông” trong xã hội Việt Nam ngày một gia tăng, cần tìm cách chấn chỉnh nó thay vì cứ khẩu xạo “tinh thân yêu thương giúp đỡ luôn tồn tại trong mỗi con người Việt Nam”. Đôi điều chia sẻ! Còn mọi người cảm nghĩ gì về những hình ảnh hôi của đó!
Theo ACE người dân hôi của có phạm tội hay không?
(24h.com.vn) Anh Vũ Trường Chính là giám đốc chi nhánh tổng công ty xây dựng Miền Nam kể lại vụ cướp tiền táo bạo xảy ra vào 9h15 sáng 16/10. "Trong lúc hoảng loạn, tôi vứt xe rồi nắm cổ áo của tên móc túi thì bọc tiền tung tóe bay giữa đường. Lúc đó có 4 tên khác đi trên 2 xe máy từ phía sau lao lên chặn đầu cho 4 đồng bọn phía trước tẩu thoát. Nếu lúc này có một vài người đi đường hỗ trợ thì đã bắt được bọn cướp rồi. Đằng này nhiều người đi đường để mặc tôi vật lộn với bọn chúng và còn "hôi" của nữa. Nghĩ mà buồn, người ta vô cảm quá". "Đau lòng hơn khi tôi quay lại lấy tiền thì thấy rất nhiều đi đường tranh nhau nhặt tiền của tôi bỏ vào túi. Trong lúc tôi đang cặm cụi nhặt vài tờ tiền còn lại thì may mắn có một người đàn ông chừng 50 tuổi vỗ vào vai tôi nói “tiền của anh đây”. Đếm lại thì bọc tiền chỉ còn lại 61 tờ 500.000 đồng (30,5 triệu đồng). Tôi rất cảm ơn 2 người đàn ông đó". Theo ACE trong trường hợp này người dân nhặt tiền có phạm tội gì không?