1 người có thể hành nghề khám chữa bệnh 2 chuyên khoa khác nhau không?
Theo quy định hiện nay về hành nghề khám chữa bệnh thì 1 người có thể hành nghề khám chữa bệnh 2 chuyên khoa khác nhau không? Hồ sơ, thủ tục trong trường hợp này như thế nào? 1 người có thể hành nghề khám chữa bệnh 2 chuyên khoa khác nhau không? Theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định điều chỉnh giấy phép hành nghề áp dụng đối với các trường hợp sau: - Đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề chưa có chuyên khoa và đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa vào phạm vi hành nghề; - Đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa khác so với chuyên khoa đã được cấp trong phạm vi hành nghề; - Đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị thay đổi chuyên khoa đã được cho phép hành nghề bằng chuyên khoa khác và không hành nghề theo chuyên khoa đã được cấp trong phạm vi hành nghề trước đó; - Đã được cấp giấy phép hành nghề và sau đó có thêm giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền. Như vậy, 1 người vẫn có thể hành nghề khám chữa bệnh ở 2 chuyên khoa khác nhau bằng cách điều chỉnh giấy phép hành nghề nhưng phải đáp ứng điều kiện là có văn bằng chuyên khoa theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 96/2023/NĐ-CP tương ứng với chức danh trên giấy phép hành nghề và chuyên khoa đề nghị bổ sung. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề để được khám chữa bệnh 2 chuyên khoa Theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa khác so với chuyên khoa đã được cấp trong phạm vi hành nghề bao gồm: - Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I Nghị định 96/2023/NĐ-CP: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/26/don-de-nghi.doc - Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề đã được cấp (không áp dụng đối với trường hợp giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế); - Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên khoa theo quy định (không áp dụng đối với trường hợp văn bằng chuyên khoa đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế); - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành theo Mẫu 07 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/26/giay-xac-nhan-hoan-thanh-chuong-trinh-thuc-hanh.doc Phụ lục I Nghị định 96/2023/NĐ-CP đối với người hành nghề thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 96/2023/NĐ-CP (không áp dụng đối với trường hợp kết quả thực hành đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế). Như vậy, để được hành nghề khám chữa bệnh 2 chuyên khoa khác nhau thì người hành nghề phải chuẩn bị hồ sơ điều chỉnh giấy phép hành nghề theo quy định trên. Thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề để được khám chữa bệnh 2 chuyên khoa Theo khoản 3 Điều 20 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định thủ tục điều chỉnh giấy phép hành nghề như sau: - Người đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề nộp 01 bộ hồ sơ và nộp phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí cho cơ quan cấp giấy phép hành nghề; - Cơ quan cấp giấy phép hành nghề phải điều chỉnh giấy phép hành nghề trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không điều chỉnh giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hình thức điều chỉnh giấy phép hành nghề: quyết định điều chỉnh phạm vi hành nghề theo mẫu quy định. Quyết định điều chỉnh phạm vi hành nghề là phần không tách rời của giấy phép hành nghề đã cấp; - Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề thì thời hạn điều chỉnh là 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh. Như vậy, thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề để được khám chữa bệnh 2 chuyên khoa sẽ được thực hiện theo quy định trên. Trong 15 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ thì người đề nghị điều chỉnh sẽ có kết quả.
Bác sĩ đi tù xong có được quay lại hành nghề khám chữa bệnh không?
Một bác sĩ phải chấp hành án phạt tù thì sau khi ra tù bác sĩ đó có được quay lại hành nghề khám chữa bệnh không? Nếu muốn quay lại thì bác sĩ đó phải làm những thủ tục gì? Bác sĩ đi tù xong có được quay lại hành nghề khám chữa bệnh không? Theo khoản 1 Điều 13, khoản 1 Điều 15 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định: Cấp mới, cấp lại giấy phép hành nghề áp dụng đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do: + Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật. + Đang trong thời gian thi hành án phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nếu: - Người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian 24 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì được cấp lại giấy phép hành nghề mà không phải thực hành lại; - Người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian từ 24 tháng đến 60 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề; - Người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian vượt quá 60 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành và phải được kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề. Như vậy, nếu đi tù ngắn hơn 24 tháng thì sẽ không phải cấp lại giấy phép hành nghề, từ 24 - 60 tháng thì phải cấp lại giấy phép hành nghề, trên 60 tháng thì phải cấp mới giấy phép hành nghề. Thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề khám chữa bệnh năm 2024 Theo khoản 2 Điều 31 Luật khám bệnh chữa bệnh 2023 được quy định chi tiết tại khoản 8, khoản 15 Điều 15 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề khám chữa bệnh năm 2024 đối với trường hợp bị thu hồi do đi tù như sau: 1) Điều kiện cấp lại Bác sĩ bị thu hồi giấy phép hành nghề do chấp hành án phạt tù sẽ phải đáp ứng các điều kiện sau: - Đã được cấp giấy phép hành nghề; - Đáp ứng các điều kiện phù hợp với nội dung đề nghị cấp lại; - Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 Luật khám bệnh chữa bệnh 2023 (tức tại thời điểm đề nghị đã chấp hành xong án phạt tù). 2) Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề - Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/11/mau-so-8-bac-si.doc - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau: + Văn bản xác nhận đạt kết quả tại kỳ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (không áp dụng đối với trường hợp kết quả đánh giá năng lực đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế); + Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy khám sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện cấp (không áp dụng đối với trường hợp kết quả khám sức khỏe đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế) hoặc bản sao hợp lệ giấy phép lao động đối với trường hợp phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động. + Sơ yếu lý lịch tự thuật của người hành nghề theo Mẫu 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp lý lịch của người hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/11/mau-so-9-bac-si.doc + 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử). - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế). - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận chấp hành xong bản án, quyết định của tòa án 3) Thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề được quy định như sau: Bước 1: Nộp hồ sơ Người đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề và nộp phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí cho cơ quan cấp giấy phép hành nghề theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 Bước 2: Cơ quan cấp giấy phép hành nghề cấp lại giấy phép hành nghề - Cơ quan cấp giấy phép hành nghề phải cấp lại giấy phép hành nghề trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không cấp lại giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; - Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề thì thời hạn cấp lại là 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh. Như vậy, nếu bị thu hồi giấy phép hành nghề khám chữa bệnh trong thời gian từ 24 - 60 tháng do phải chấp hành án phạt tù thì sau khi ra tù, bác sĩ có thể làm thủ tục theo hướng dẫn trên để được cấp lại giấy phép hành nghề.
Kết quả thực hành khám chữa bệnh của y sỹ có được bảo lưu khi bị bệnh cần điều trị dài ngày?
Trước khi được cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh các chức danh chuyên môn không chỉ riêng gì y sỹ đều phải trải qua thời gian thực hành chuyên môn khám chữa bệnh theo quy định trừ một số ít trường hợp. Kết quả thực hành khám chữa bệnh của y sỹ có được bảo lưu khi bị bệnh cần điều trị dài ngày? Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 96/2023/NĐ-CP có quy định thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là 09 tháng, trong đó: - Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng; - Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng. Theo Điều 4 Nghị định 96/2023/NĐ-CP cũng quy định về việc bảo lưu kết quả thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với các chức danh chuyên môn, trong đó sẽ bao gồm chức danh y sỹ. Theo khoản 1 Điều này quy định: “Cơ sở hướng dẫn thực hành có trách nhiệm bảo đảm người thực hành được làm việc theo chế độ làm việc của cơ sở. Trong quá trình thực hành vì lý do sức khỏe hoặc trường hợp bất khả kháng, người thực hành được tạm dừng thực hành trong thời gian tối đa 12 tháng và được bảo lưu các kết quả thực hành trước đó.” Quy định có đề cập là nếu như trong quá trình thực hành vì lý do sức khỏe hoặc trường hợp bất khả kháng, người thực hành được tạm dừng thực hành trong thời gian tối đa 12 tháng và được bảo lưu các kết quả thực hành trước đó. Như vậy, trong quá trình thực hành vì lý do sức khỏe như là bị bệnh cần phải được điều trị dài ngày thì người thực hành chức danh y sỹ được phép tạm dừng thực hành và được bảo lưu kết quả thực hành trước đó. Tuy nhiên, thời gian bảo lưu chỉ được phép tối đa là 12 tháng. Theo khoản 2 Điều này thì việc bảo lưu kết quả thực hành thực hiện như sau: - Người thực hành có văn bản đề nghị bảo lưu kết quả thực hành và gửi kèm theo các tài liệu chứng minh lý do đề nghị bảo lưu; - Căn cứ đề nghị của người thực hành, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét, quyết định việc bảo lưu. Trường hợp không đồng ý bảo lưu người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do. - Trong thời gian 30 ngày sau khi hết thời gian bảo lưu, nếu người thực hành không có văn bản đề nghị tiếp tục thực hành hoặc đề nghị gia hạn thời gian bảo lưu thì kết quả bảo lưu không còn giá trị, tổng thời gian của các lần bảo lưu không quá 12 tháng. Điều kiện, yêu cầu về cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh y sỹ hiện nay như thế nào? Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 96/2023/NĐ-CP có quy định về cơ sở hướng dẫn thực hành, cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh y sỹ được quy định như sau: Đối với y sỹ đa khoa: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện; phòng khám đa khoa; trạm y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là trạm y tế xã). Đối với y sỹ y học cổ truyền: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa hoặc trạm y tế xã. Các cơ sở này phải có phạm vi hoạt động chuyên môn về y học cổ truyền. Như vậy, theo quy định hiện nay thời gian thực hành khám chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là 09 tháng (06 tháng thực hành về khám chữa bệnh, 03 tháng về hồi sức cấp cứu). Trong quá trình thực hành vì lý do sức khỏe hoặc trường hợp bất khả kháng, người thực hành được tạm dừng thực hành trong thời gian tối đa 12 tháng và được bảo lưu các kết quả thực hành trước đó.
Quy định người hành nghề khám chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân hiện nay quy định như thế nào? Xác định người hành nghề khám chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân Tại Điều 4 Nghị định 16/2024/NĐ-CP thì người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm: - Đối tượng phải có giấy phép hành nghề: + Bác sỹ; + Y sỹ; + Điều dưỡng; + Hộ sinh; + Kỹ thuật y; + Dinh dưỡng lâm sàng; + Cấp cứu viên ngoại viện; + Tâm lý lâm sàng; + Lương y; + Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền. - Y tá thuộc đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được tham gia vào hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần giấy phép hành nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023. * Hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm: - Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, phân viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện); - Bệnh xá, đội điều trị, tàu vận tải kiêm quân y, tàu quân y, trung tâm nghiên cứu có giường bệnh, trung tâm an điều dưỡng có giường bệnh, trung tâm y tế có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh xá); - Phòng khám đa khoa của cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên, phòng khám quân - dân y (sau đây gọi chung là phòng khám đa khoa); - Phòng khám chuyên khoa, phòng khám bác sỹ y khoa, phòng khám y học cổ truyền, phòng khám, tư vấn và điều trị dự phòng, phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp của cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên (sau đây gọi chung là phòng khám chuyên khoa); - Tổ quân y, tổ y tế của cơ quan, đơn vị; - Quân y, y tế cơ quan, đơn vị; phòng khám có người chịu trách nhiệm chuyên môn với phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa. Theo đó, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định nêu trên. Giấy phép hành nghề khám chữa bệnh trong lực lượng vũ trang có thời hạn bao lâu? Căn cứ quy định tại Điều 14 Nghị định 16/2024/NĐ-CP thì Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh: - Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là bản giấy cứng hoặc bản điện tử theo mẫu chung của Bộ Y tế. - Số giấy phép hành nghề phải bảo đảm tính liên tục, không trùng lặp trong quá trình cấp và mỗi người hành nghề chỉ được cấp một giấy phép hành nghề có thời hạn 05 năm và có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc; Việc quản lý hồ sơ, giấy phép hành nghề như sau: - Giấy phép hành nghề của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân công nhân viên công an trong biên chế do cá nhân tự quản lý; - Giấy phép hành nghề của hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân và lao động hợp đồng do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quản lý; - Hồ sơ cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề do Cơ quan được giao quản lý về y tế quản lý theo quy định của pháp luật về lưu trữ và pháp luật về bảo vệ bí mật của nhà nước. Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người hành nghề khám chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân chỉ được cấp một giấy phép hành nghề có thời hạn 05 năm và giấy phép hành nghề này có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc.
Có bằng thạc sĩ y học có được dùng để cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh không?
Tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định như sau: 3. Giấy xác nhận quá trình thực hành theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc bản sao hợp lệ các văn bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa I, bác sỹ chuyên khoa II, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.Căn cứ Điều 17 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định người xin cấp chứng chỉ hành nghề, cụ thể như sau: 1. Bác sỹ, y sỹ 2. Điều dưỡng viên 3. Hộ sinh viên. 4. Kỹ thuật viên 5. Lương y 6. Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền. Theo Khoản 1 Điều 18 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam, như sau: 1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh: a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam; b) Giấy chứng nhận là lương y; c) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền. Theo đó, đối với văn bằng thạc sĩ y học trong trường hợp này vẫn sẽ được xem là văn bằng được sử dụng để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cho bạn.
1 người có thể hành nghề khám chữa bệnh 2 chuyên khoa khác nhau không?
Theo quy định hiện nay về hành nghề khám chữa bệnh thì 1 người có thể hành nghề khám chữa bệnh 2 chuyên khoa khác nhau không? Hồ sơ, thủ tục trong trường hợp này như thế nào? 1 người có thể hành nghề khám chữa bệnh 2 chuyên khoa khác nhau không? Theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định điều chỉnh giấy phép hành nghề áp dụng đối với các trường hợp sau: - Đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề chưa có chuyên khoa và đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa vào phạm vi hành nghề; - Đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa khác so với chuyên khoa đã được cấp trong phạm vi hành nghề; - Đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị thay đổi chuyên khoa đã được cho phép hành nghề bằng chuyên khoa khác và không hành nghề theo chuyên khoa đã được cấp trong phạm vi hành nghề trước đó; - Đã được cấp giấy phép hành nghề và sau đó có thêm giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền. Như vậy, 1 người vẫn có thể hành nghề khám chữa bệnh ở 2 chuyên khoa khác nhau bằng cách điều chỉnh giấy phép hành nghề nhưng phải đáp ứng điều kiện là có văn bằng chuyên khoa theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 96/2023/NĐ-CP tương ứng với chức danh trên giấy phép hành nghề và chuyên khoa đề nghị bổ sung. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề để được khám chữa bệnh 2 chuyên khoa Theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa khác so với chuyên khoa đã được cấp trong phạm vi hành nghề bao gồm: - Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I Nghị định 96/2023/NĐ-CP: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/26/don-de-nghi.doc - Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề đã được cấp (không áp dụng đối với trường hợp giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế); - Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên khoa theo quy định (không áp dụng đối với trường hợp văn bằng chuyên khoa đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế); - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành theo Mẫu 07 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/26/giay-xac-nhan-hoan-thanh-chuong-trinh-thuc-hanh.doc Phụ lục I Nghị định 96/2023/NĐ-CP đối với người hành nghề thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 96/2023/NĐ-CP (không áp dụng đối với trường hợp kết quả thực hành đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế). Như vậy, để được hành nghề khám chữa bệnh 2 chuyên khoa khác nhau thì người hành nghề phải chuẩn bị hồ sơ điều chỉnh giấy phép hành nghề theo quy định trên. Thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề để được khám chữa bệnh 2 chuyên khoa Theo khoản 3 Điều 20 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định thủ tục điều chỉnh giấy phép hành nghề như sau: - Người đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề nộp 01 bộ hồ sơ và nộp phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí cho cơ quan cấp giấy phép hành nghề; - Cơ quan cấp giấy phép hành nghề phải điều chỉnh giấy phép hành nghề trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không điều chỉnh giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hình thức điều chỉnh giấy phép hành nghề: quyết định điều chỉnh phạm vi hành nghề theo mẫu quy định. Quyết định điều chỉnh phạm vi hành nghề là phần không tách rời của giấy phép hành nghề đã cấp; - Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề thì thời hạn điều chỉnh là 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh. Như vậy, thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề để được khám chữa bệnh 2 chuyên khoa sẽ được thực hiện theo quy định trên. Trong 15 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ thì người đề nghị điều chỉnh sẽ có kết quả.
Bác sĩ đi tù xong có được quay lại hành nghề khám chữa bệnh không?
Một bác sĩ phải chấp hành án phạt tù thì sau khi ra tù bác sĩ đó có được quay lại hành nghề khám chữa bệnh không? Nếu muốn quay lại thì bác sĩ đó phải làm những thủ tục gì? Bác sĩ đi tù xong có được quay lại hành nghề khám chữa bệnh không? Theo khoản 1 Điều 13, khoản 1 Điều 15 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định: Cấp mới, cấp lại giấy phép hành nghề áp dụng đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do: + Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật. + Đang trong thời gian thi hành án phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nếu: - Người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian 24 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì được cấp lại giấy phép hành nghề mà không phải thực hành lại; - Người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian từ 24 tháng đến 60 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề; - Người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian vượt quá 60 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành và phải được kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề. Như vậy, nếu đi tù ngắn hơn 24 tháng thì sẽ không phải cấp lại giấy phép hành nghề, từ 24 - 60 tháng thì phải cấp lại giấy phép hành nghề, trên 60 tháng thì phải cấp mới giấy phép hành nghề. Thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề khám chữa bệnh năm 2024 Theo khoản 2 Điều 31 Luật khám bệnh chữa bệnh 2023 được quy định chi tiết tại khoản 8, khoản 15 Điều 15 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề khám chữa bệnh năm 2024 đối với trường hợp bị thu hồi do đi tù như sau: 1) Điều kiện cấp lại Bác sĩ bị thu hồi giấy phép hành nghề do chấp hành án phạt tù sẽ phải đáp ứng các điều kiện sau: - Đã được cấp giấy phép hành nghề; - Đáp ứng các điều kiện phù hợp với nội dung đề nghị cấp lại; - Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 Luật khám bệnh chữa bệnh 2023 (tức tại thời điểm đề nghị đã chấp hành xong án phạt tù). 2) Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề - Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/11/mau-so-8-bac-si.doc - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau: + Văn bản xác nhận đạt kết quả tại kỳ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (không áp dụng đối với trường hợp kết quả đánh giá năng lực đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế); + Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy khám sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện cấp (không áp dụng đối với trường hợp kết quả khám sức khỏe đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế) hoặc bản sao hợp lệ giấy phép lao động đối với trường hợp phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động. + Sơ yếu lý lịch tự thuật của người hành nghề theo Mẫu 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp lý lịch của người hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/11/mau-so-9-bac-si.doc + 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử). - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ quyết định thu hồi giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế). - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận chấp hành xong bản án, quyết định của tòa án 3) Thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề được quy định như sau: Bước 1: Nộp hồ sơ Người đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề và nộp phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí cho cơ quan cấp giấy phép hành nghề theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 Bước 2: Cơ quan cấp giấy phép hành nghề cấp lại giấy phép hành nghề - Cơ quan cấp giấy phép hành nghề phải cấp lại giấy phép hành nghề trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không cấp lại giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; - Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề thì thời hạn cấp lại là 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh. Như vậy, nếu bị thu hồi giấy phép hành nghề khám chữa bệnh trong thời gian từ 24 - 60 tháng do phải chấp hành án phạt tù thì sau khi ra tù, bác sĩ có thể làm thủ tục theo hướng dẫn trên để được cấp lại giấy phép hành nghề.
Kết quả thực hành khám chữa bệnh của y sỹ có được bảo lưu khi bị bệnh cần điều trị dài ngày?
Trước khi được cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh các chức danh chuyên môn không chỉ riêng gì y sỹ đều phải trải qua thời gian thực hành chuyên môn khám chữa bệnh theo quy định trừ một số ít trường hợp. Kết quả thực hành khám chữa bệnh của y sỹ có được bảo lưu khi bị bệnh cần điều trị dài ngày? Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 96/2023/NĐ-CP có quy định thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là 09 tháng, trong đó: - Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng; - Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng. Theo Điều 4 Nghị định 96/2023/NĐ-CP cũng quy định về việc bảo lưu kết quả thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với các chức danh chuyên môn, trong đó sẽ bao gồm chức danh y sỹ. Theo khoản 1 Điều này quy định: “Cơ sở hướng dẫn thực hành có trách nhiệm bảo đảm người thực hành được làm việc theo chế độ làm việc của cơ sở. Trong quá trình thực hành vì lý do sức khỏe hoặc trường hợp bất khả kháng, người thực hành được tạm dừng thực hành trong thời gian tối đa 12 tháng và được bảo lưu các kết quả thực hành trước đó.” Quy định có đề cập là nếu như trong quá trình thực hành vì lý do sức khỏe hoặc trường hợp bất khả kháng, người thực hành được tạm dừng thực hành trong thời gian tối đa 12 tháng và được bảo lưu các kết quả thực hành trước đó. Như vậy, trong quá trình thực hành vì lý do sức khỏe như là bị bệnh cần phải được điều trị dài ngày thì người thực hành chức danh y sỹ được phép tạm dừng thực hành và được bảo lưu kết quả thực hành trước đó. Tuy nhiên, thời gian bảo lưu chỉ được phép tối đa là 12 tháng. Theo khoản 2 Điều này thì việc bảo lưu kết quả thực hành thực hiện như sau: - Người thực hành có văn bản đề nghị bảo lưu kết quả thực hành và gửi kèm theo các tài liệu chứng minh lý do đề nghị bảo lưu; - Căn cứ đề nghị của người thực hành, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét, quyết định việc bảo lưu. Trường hợp không đồng ý bảo lưu người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do. - Trong thời gian 30 ngày sau khi hết thời gian bảo lưu, nếu người thực hành không có văn bản đề nghị tiếp tục thực hành hoặc đề nghị gia hạn thời gian bảo lưu thì kết quả bảo lưu không còn giá trị, tổng thời gian của các lần bảo lưu không quá 12 tháng. Điều kiện, yêu cầu về cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh y sỹ hiện nay như thế nào? Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 96/2023/NĐ-CP có quy định về cơ sở hướng dẫn thực hành, cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh y sỹ được quy định như sau: Đối với y sỹ đa khoa: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện; phòng khám đa khoa; trạm y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là trạm y tế xã). Đối với y sỹ y học cổ truyền: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa hoặc trạm y tế xã. Các cơ sở này phải có phạm vi hoạt động chuyên môn về y học cổ truyền. Như vậy, theo quy định hiện nay thời gian thực hành khám chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là 09 tháng (06 tháng thực hành về khám chữa bệnh, 03 tháng về hồi sức cấp cứu). Trong quá trình thực hành vì lý do sức khỏe hoặc trường hợp bất khả kháng, người thực hành được tạm dừng thực hành trong thời gian tối đa 12 tháng và được bảo lưu các kết quả thực hành trước đó.
Quy định người hành nghề khám chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân hiện nay quy định như thế nào? Xác định người hành nghề khám chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân Tại Điều 4 Nghị định 16/2024/NĐ-CP thì người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm: - Đối tượng phải có giấy phép hành nghề: + Bác sỹ; + Y sỹ; + Điều dưỡng; + Hộ sinh; + Kỹ thuật y; + Dinh dưỡng lâm sàng; + Cấp cứu viên ngoại viện; + Tâm lý lâm sàng; + Lương y; + Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền. - Y tá thuộc đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được tham gia vào hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần giấy phép hành nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023. * Hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm: - Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, phân viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện); - Bệnh xá, đội điều trị, tàu vận tải kiêm quân y, tàu quân y, trung tâm nghiên cứu có giường bệnh, trung tâm an điều dưỡng có giường bệnh, trung tâm y tế có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh xá); - Phòng khám đa khoa của cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên, phòng khám quân - dân y (sau đây gọi chung là phòng khám đa khoa); - Phòng khám chuyên khoa, phòng khám bác sỹ y khoa, phòng khám y học cổ truyền, phòng khám, tư vấn và điều trị dự phòng, phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp của cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên (sau đây gọi chung là phòng khám chuyên khoa); - Tổ quân y, tổ y tế của cơ quan, đơn vị; - Quân y, y tế cơ quan, đơn vị; phòng khám có người chịu trách nhiệm chuyên môn với phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa. Theo đó, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định nêu trên. Giấy phép hành nghề khám chữa bệnh trong lực lượng vũ trang có thời hạn bao lâu? Căn cứ quy định tại Điều 14 Nghị định 16/2024/NĐ-CP thì Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh: - Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là bản giấy cứng hoặc bản điện tử theo mẫu chung của Bộ Y tế. - Số giấy phép hành nghề phải bảo đảm tính liên tục, không trùng lặp trong quá trình cấp và mỗi người hành nghề chỉ được cấp một giấy phép hành nghề có thời hạn 05 năm và có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc; Việc quản lý hồ sơ, giấy phép hành nghề như sau: - Giấy phép hành nghề của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân công nhân viên công an trong biên chế do cá nhân tự quản lý; - Giấy phép hành nghề của hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân và lao động hợp đồng do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quản lý; - Hồ sơ cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề do Cơ quan được giao quản lý về y tế quản lý theo quy định của pháp luật về lưu trữ và pháp luật về bảo vệ bí mật của nhà nước. Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người hành nghề khám chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân chỉ được cấp một giấy phép hành nghề có thời hạn 05 năm và giấy phép hành nghề này có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc.
Có bằng thạc sĩ y học có được dùng để cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh không?
Tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định như sau: 3. Giấy xác nhận quá trình thực hành theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc bản sao hợp lệ các văn bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa I, bác sỹ chuyên khoa II, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.Căn cứ Điều 17 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định người xin cấp chứng chỉ hành nghề, cụ thể như sau: 1. Bác sỹ, y sỹ 2. Điều dưỡng viên 3. Hộ sinh viên. 4. Kỹ thuật viên 5. Lương y 6. Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền. Theo Khoản 1 Điều 18 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam, như sau: 1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh: a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam; b) Giấy chứng nhận là lương y; c) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền. Theo đó, đối với văn bằng thạc sĩ y học trong trường hợp này vẫn sẽ được xem là văn bằng được sử dụng để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cho bạn.