Hành lang an toàn đường ray xe lửa rộng bao nhiêu? Lấn chiếm đường ray bị phạt thế nào?
Bạn có thắc mắc về chiều rộng của hành lang an toàn đường ray xe lửa? Hậu quả khi vi phạm lấn chiếm hành lang xe lửa là gì? Cùng tìm hiểu để bảo vệ bản thân và cộng đồng nhé (1) Hành lang an toàn đường ray xe lửa rộng bao nhiêu? Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2018/NĐ-CP, có thể hiểu hành lang an toàn đường sắt là một khoảng đất trống bao bọc xung quanh đường ray, khoảng trống này có ý nghĩa bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn và bảo đảm tầm nhìn cho người tham gia giao thông đường bộ khác. Theo đó, chiều rộng hành lang an toàn giao thông đường sắt tính từ mép ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt trở ra mỗi bên được xác định như sau: - Đường sắt tốc độ cao: + Khu vực đô thị: 05 mét + Ngoài khu vực đô thị: 15 mét. - Đường sắt đô thị đi trên mặt đất và đường sắt còn lại: 03 mét. Bên cạnh đó, đối với đường sắt tốc độ cao, phải xây dựng rào cách ly hành lang an toàn giao thông đường sắt để tránh mọi hành vi xâm nhập trái phép. (căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 56/2018/NĐ-CP) Để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt và đảm bảo an toàn cho những người sinh sống gần đường ray, các đường ray xe lửa ở Việt Nam khi xây dựng bắt buộc phải có hành lang an toàn theo chiều rộng được quy định ở trên. (2) Lấn chiếm đường ray bị phạt thế nào? Theo khoản 2 Điều 9 Luật đường sắt 2017, hành vi lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Theo đó, hành vi lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt là các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường sắt. Cụ thể, Điều 53 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường sắt như sau: Mức phạt Lỗi vi phạm - Cảnh cáo - 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân - 600.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với tổ chức Biện pháp khắc phục: Buộc phải hạ độ cao của cây trồng có chiều cao vượt quá quy định, di dời cây trồng không đúng quy định hoặc có ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt. - Trồng cây trái phép trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị - Trồng cây cao trên 1,5 m hoặc trồng cây dưới 1,5 m nhưng ảnh hưởng đến an toàn, ổn định công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt trong quá trình khai thác - Trồng cây che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng - Chăn thả súc vật, mua bán hàng hóa, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt. - 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân - 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức Biện pháp khắc phục: Khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra Sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt vào mục đích canh tác nông nghiệp làm sạt lở, lún, nứt, hư hỏng công trình đường sắt, cản trở giao thông đường sắt. - 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân - 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức Biện pháp khắc phục: - Buộc đưa phương tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, chất phế thải, các vật phẩm khác (để trái phép) ra khỏi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt - Buộc phải tháo dỡ, di chuyển lều, quán dựng trái phép ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt; - Buộc phải tháo dỡ, di chuyển biển quảng cáo, các biển chỉ dẫn hoặc các vật che chắn khác (đặt trái phép) ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt; - Buộc phải tháo dỡ, di chuyển các công trình, nhà ở, lều, quán gây trở ngại cho việc xây dựng, cải tạo, mở rộng và bảo đảm an toàn công trình đường sắt. - Để phương tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, chất phế thải hoặc các vật phẩm khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt hoặc trong khu vực ga, đề-pô, nhà ga đường sắt; - Dựng lều, quán trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt; - Đặt, treo biển quảng cáo, biển chỉ dẫn hoặc các vật che chắn khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt; - Di chuyển chậm trễ các công trình, nhà ở, lều, quán hoặc cố tình trì hoãn việc di chuyển gây trở ngại cho việc xây dựng, cải tạo, mở rộng và bảo đảm an toàn công trình đường sắt khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền. - 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân - 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức Biện pháp khắc phục: Buộc phải tháo dỡ, di chuyển nhà, công trình, biển quảng cáo hoặc các biển chỉ dẫn xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng giấy phép) ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt. - Xây dựng nhà, công trình khác (bao gồm cả công trình phục vụ quốc phòng, an ninh) trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt, trừ các hành vi vi phạm quy định tại: điểm b, điểm c khoản 3 Điều 53; điểm d khoản 4 Điều 51 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; - Dựng biển quảng cáo hoặc các biển chỉ dẫn khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt. Trên đây là các hành vi và mức xử phạt vi phạm lấn chiếm phạm vi đất dành cho đường sắt. Giữ an toàn đường sắt là trách nhiệm của mỗi cá nhân và tập thể. Mỗi hành động tuân thủ quy định đều góp phần bảo vệ cuộc sống và xây dựng môi trường giao thông an toàn, văn minh. Hãy chung tay giữ gìn hành lang đường ray an toàn - Vì an toàn của chính bạn và cộng đồng!
Có được kinh doanh trên phần đất lưu không?
Đất lưu không là từ ngữ được nhắc đến nhiều khi nói đến phần đất thuộc sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền. Khi chưa có quyết định sử dụng phần đất trống này, nhiều cá nhân có hành vi kinh doanh trên các phần đất này như các quán trà đá vỉa hè. Vậy, đất lưu không có được phép kinh doanh? 1. Đất lưu là gì không? Hiện nay, khái niệm về đất lưu không chưa được quy định trong Luật Đất đai 2013 cũng như các văn bản pháp luật khác. Vì thế, thuật ngữ này vẫn chưa được xem là thuật ngữ pháp lý mà chỉ là cách gọi thường dùng của người dân. Tuy nhiên, có thể hiểu đất lưu không là hành lang an toàn giao thông, hành lang lưới điện, đê điều… Phần đất này nằm trong quy hoạch làm đất để phục vụ công trình công cộng, giao thông, thủy lợi, điện mà Nhà nước chưa sử dụng đến nên hiện bỏ không. Khi Nhà nước chưa sử dụng đến quỹ đất này thì người dân được tạm thời sử dụng, nhưng sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2. Quy định về việc sử dụng đất lưu không Mặc dù đất lưu thuộc phần đất công cộng do cơ quan nhà nước quản lý, tuy nhiên nếu chưa có kế hoạch sử dụng phần đất đó. Cơ quan có thẩm quyền căn cứ Điều 57 Luật Đất đai 2013 để sử dụng tối ưu phần đất lưu không. Việc sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải bảo đảm kết hợp khai thác cả phần trên không và trong lòng đất. Bố trí kết hợp các loại công trình trên cùng một khu đất nhằm tiết kiệm đất và phải tuân theo các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan về bảo vệ an toàn công trình. Theo đó, tại khoản 1 Điều 56 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định đất hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định mà công trình không sử dụng lớp đất mặt thì chỉ phải thuê đất trong thời gian thi công xây dựng công trình. Lưu ý: Người thuê đất phải sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình. Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật. 3. Nghiêm cấm sử dụng đất lưu không chưa được cấp phép Trường hợp sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện đúng quy định tại Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau: - Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông. - Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện đúng mục đích sử dụng, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do UBND cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông. - Không được thực hiện các hành vi sau đây: + Họp chợ, mua bán hàng hóa, tụ tập đông người, thả rông súc vật, đặt biển quảng cáo, đặt biển hiệu,... + Đổ rác hoặc phế thải không đúng nơi quy định. + Xây, đặt bục, bệ trái phép trên đường. Tùy vào từng hành vi cụ thể mà người sử dụng tạm thời đất lưu không có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 40 triệu đồng. Ngoài ra, còn buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. Như vậy, để sử dụng đất lưu không vào mục đích kinh doanh thì người kinh doanh phải xin giấy phép và được cấp phép thuê đất từ cơ quan có thẩm quyền, ở đây là UBND đúng mục đích sử dụng được cho phép. Lưu ý, trường được thuê đất lưu không chỉ trong thời gian phần đất này chưa xây dựng hoàn tất. Trường hợp không được cấp phép hoặc chiếm dụng gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông có thể bị phạt đến 40 triệu đồng.
Bồi thường, hỗ trợ đất thuộc hành lang an toàn dây dẫn điện
tôi hiện đang lập phương án bồi thường khi thực hiện đường dây cao áp (110kv) và đang vướng trường hợp như sau mong LS tư vấn: Hộ ông A có đường dây điện đi qua không có trụ nên không thu hồi đất, được cấp giấy CNQSD đất trồng cây lâu năm. Tại thời điểm UBND huyện ban hành kế hoạch thu hồi đất, điều tra khảo sát đo đạc kiểm đếm, và các thông báo thu hồi đát đối với những hộ có trụ thì đất ông A đang có mục đích là đất trồng cây lâu năm. Tuy nhiên khi biết dự án đi qua đất nhà mình ông A tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở tại nông thôn và được UBND huyện ban hành QUyết định cho chuyển mục đích vì theo quy định của Luật điện lực ko cấm xây nhà dưới hành lang, và đất của ông quy hoạch đất ở. Như vậy thời điểm ông chuyển là sau thời điểm đã thông báo triển khai dự án. Theo quy định tại Điều 19. Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện “Bồi thường, hỗ trợ đối với đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không 1. Đất ở, các loại đất khác trong cùng thửa với đất ở của một chủ sử dụng trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 220 kV thuộc diện Nhà nước không thu hồi đất thì chủ sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một lần như sau: - Đất ở được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là loại đất ở được quy định tại các văn bản pháp luật về đất đai. -Diện tích đất ở được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là diện tích đất ở thực tế trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không. Mức bồi thường, hỗ trợ không lớn hơn 80% mức bồi thường thu hồi đất ở, tính trên diện tích đất nằm trong hành lang; -Trên cùng một thửa đất, bao gồm đất ở và các loại đất khác của một chủ sử dụng đất, khi bị hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không chiếm dụng khoảng không lớn hơn hạn mức đất ở thì phần diện tích các loại đất khác trên cùng thửa đất trong hành lang cũng được bồi thường, hỗ trợ. Mức bồi thường, hỗ trợ không lớn hơn 80% mức bồi thường thu hồi các loại đất khác đó tính trên diện tích các loại đất khác nằm trong hành lang; -Trường hợp đất ở không đủ điều kiện như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương. 2. Đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thì chủ sử dụng đất được hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất. Việc hỗ trợ được thực hiện một lần, không lớn hơn 30% mức bồi thường thu hồi đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, tính trên diện tích đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không. 3. Mức bồi thường, hỗ trợ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể. Kinh phí chi trả từ nguồn vốn đầu tư của chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp.” Tại khoản 1, Điều 3, Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2014/QĐ-UBND ngày 10/11/2014 của UBND Đắk Lắk) “Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất: 1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định tại Điều 75, Luật Đất đai 2013 thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi. Trường hợp không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND tỉnh quyết định tại thời điểm thực hiện thu hồi đất” Tại Điều 10. Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2014/QĐ-UBND ngày 10/11/2014 của UBND Đắk Lắk) Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ. 1. Trường hợp không làm thay đổi mục đích sử dụng đất nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP; các Điều 18, 19 và 23 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện thì việc bồi thường thiệt hại được xem xét dựa trên văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định việc ảnh hưởng và bản vẽ xác định phạm vi đất bị ảnh hưởng, có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 2. Bồi thường thiệt hại về đất và tài sản thuộc hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không. a) Bồi thường thiệt hại về đất: Diện tích đất ở và các loại đất khác có đủ điều kiện được bồi thường trong cùng thửa với đất ở trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thuộc diện Nhà nước không thu hồi đất tuy không làm thay đổi mục đích sử dụng đất nhưng bị hạn chế khả năng sử dụng đất được hỗ trợ thiệt hại bằng 80% đơn giá bồi thường về đất cùng loại. Đối với diện tích đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không được hỗ trợ bằng 30% đơn giá bồi thường về đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất...” Như vậy hộ ông A được hỗ trợ 80% hay 30% giá đất được bồi thườg Lưu ý: đất ông A không thu hồi đất chỉ hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng.
Sử dụng đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ
Ông a tự ý chặt cây trên phần đất của ông b phạm vi thuộc hành lang bảo vệ gồm 05 cây cao su 5 năm tuổi, GCNQSDD của ông b ghi chú trong phạm vi ông a chặt cây là hành lang đường bộ. Như vậy ông a đã vi phạm những hình thức nào. Cơ quan nào có trách nhiệm giải quyết vụ việc đối với cấp xã thì công an hay địa chính. Nếu trường hợp ông a và ông b không thỏa thuận được thì hồ sơ thụ lý, cách thức giải quyết tiếp theo.
Hành lang an toàn đường ray xe lửa rộng bao nhiêu? Lấn chiếm đường ray bị phạt thế nào?
Bạn có thắc mắc về chiều rộng của hành lang an toàn đường ray xe lửa? Hậu quả khi vi phạm lấn chiếm hành lang xe lửa là gì? Cùng tìm hiểu để bảo vệ bản thân và cộng đồng nhé (1) Hành lang an toàn đường ray xe lửa rộng bao nhiêu? Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2018/NĐ-CP, có thể hiểu hành lang an toàn đường sắt là một khoảng đất trống bao bọc xung quanh đường ray, khoảng trống này có ý nghĩa bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn và bảo đảm tầm nhìn cho người tham gia giao thông đường bộ khác. Theo đó, chiều rộng hành lang an toàn giao thông đường sắt tính từ mép ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt trở ra mỗi bên được xác định như sau: - Đường sắt tốc độ cao: + Khu vực đô thị: 05 mét + Ngoài khu vực đô thị: 15 mét. - Đường sắt đô thị đi trên mặt đất và đường sắt còn lại: 03 mét. Bên cạnh đó, đối với đường sắt tốc độ cao, phải xây dựng rào cách ly hành lang an toàn giao thông đường sắt để tránh mọi hành vi xâm nhập trái phép. (căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 56/2018/NĐ-CP) Để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt và đảm bảo an toàn cho những người sinh sống gần đường ray, các đường ray xe lửa ở Việt Nam khi xây dựng bắt buộc phải có hành lang an toàn theo chiều rộng được quy định ở trên. (2) Lấn chiếm đường ray bị phạt thế nào? Theo khoản 2 Điều 9 Luật đường sắt 2017, hành vi lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Theo đó, hành vi lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt là các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường sắt. Cụ thể, Điều 53 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường sắt như sau: Mức phạt Lỗi vi phạm - Cảnh cáo - 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân - 600.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với tổ chức Biện pháp khắc phục: Buộc phải hạ độ cao của cây trồng có chiều cao vượt quá quy định, di dời cây trồng không đúng quy định hoặc có ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt. - Trồng cây trái phép trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị - Trồng cây cao trên 1,5 m hoặc trồng cây dưới 1,5 m nhưng ảnh hưởng đến an toàn, ổn định công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt trong quá trình khai thác - Trồng cây che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng - Chăn thả súc vật, mua bán hàng hóa, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt. - 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân - 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức Biện pháp khắc phục: Khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra Sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt vào mục đích canh tác nông nghiệp làm sạt lở, lún, nứt, hư hỏng công trình đường sắt, cản trở giao thông đường sắt. - 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân - 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức Biện pháp khắc phục: - Buộc đưa phương tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, chất phế thải, các vật phẩm khác (để trái phép) ra khỏi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt - Buộc phải tháo dỡ, di chuyển lều, quán dựng trái phép ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt; - Buộc phải tháo dỡ, di chuyển biển quảng cáo, các biển chỉ dẫn hoặc các vật che chắn khác (đặt trái phép) ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt; - Buộc phải tháo dỡ, di chuyển các công trình, nhà ở, lều, quán gây trở ngại cho việc xây dựng, cải tạo, mở rộng và bảo đảm an toàn công trình đường sắt. - Để phương tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, chất phế thải hoặc các vật phẩm khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt hoặc trong khu vực ga, đề-pô, nhà ga đường sắt; - Dựng lều, quán trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt; - Đặt, treo biển quảng cáo, biển chỉ dẫn hoặc các vật che chắn khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt; - Di chuyển chậm trễ các công trình, nhà ở, lều, quán hoặc cố tình trì hoãn việc di chuyển gây trở ngại cho việc xây dựng, cải tạo, mở rộng và bảo đảm an toàn công trình đường sắt khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền. - 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân - 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức Biện pháp khắc phục: Buộc phải tháo dỡ, di chuyển nhà, công trình, biển quảng cáo hoặc các biển chỉ dẫn xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng giấy phép) ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt. - Xây dựng nhà, công trình khác (bao gồm cả công trình phục vụ quốc phòng, an ninh) trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt, trừ các hành vi vi phạm quy định tại: điểm b, điểm c khoản 3 Điều 53; điểm d khoản 4 Điều 51 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; - Dựng biển quảng cáo hoặc các biển chỉ dẫn khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt. Trên đây là các hành vi và mức xử phạt vi phạm lấn chiếm phạm vi đất dành cho đường sắt. Giữ an toàn đường sắt là trách nhiệm của mỗi cá nhân và tập thể. Mỗi hành động tuân thủ quy định đều góp phần bảo vệ cuộc sống và xây dựng môi trường giao thông an toàn, văn minh. Hãy chung tay giữ gìn hành lang đường ray an toàn - Vì an toàn của chính bạn và cộng đồng!
Có được kinh doanh trên phần đất lưu không?
Đất lưu không là từ ngữ được nhắc đến nhiều khi nói đến phần đất thuộc sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền. Khi chưa có quyết định sử dụng phần đất trống này, nhiều cá nhân có hành vi kinh doanh trên các phần đất này như các quán trà đá vỉa hè. Vậy, đất lưu không có được phép kinh doanh? 1. Đất lưu là gì không? Hiện nay, khái niệm về đất lưu không chưa được quy định trong Luật Đất đai 2013 cũng như các văn bản pháp luật khác. Vì thế, thuật ngữ này vẫn chưa được xem là thuật ngữ pháp lý mà chỉ là cách gọi thường dùng của người dân. Tuy nhiên, có thể hiểu đất lưu không là hành lang an toàn giao thông, hành lang lưới điện, đê điều… Phần đất này nằm trong quy hoạch làm đất để phục vụ công trình công cộng, giao thông, thủy lợi, điện mà Nhà nước chưa sử dụng đến nên hiện bỏ không. Khi Nhà nước chưa sử dụng đến quỹ đất này thì người dân được tạm thời sử dụng, nhưng sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2. Quy định về việc sử dụng đất lưu không Mặc dù đất lưu thuộc phần đất công cộng do cơ quan nhà nước quản lý, tuy nhiên nếu chưa có kế hoạch sử dụng phần đất đó. Cơ quan có thẩm quyền căn cứ Điều 57 Luật Đất đai 2013 để sử dụng tối ưu phần đất lưu không. Việc sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải bảo đảm kết hợp khai thác cả phần trên không và trong lòng đất. Bố trí kết hợp các loại công trình trên cùng một khu đất nhằm tiết kiệm đất và phải tuân theo các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan về bảo vệ an toàn công trình. Theo đó, tại khoản 1 Điều 56 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định đất hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định mà công trình không sử dụng lớp đất mặt thì chỉ phải thuê đất trong thời gian thi công xây dựng công trình. Lưu ý: Người thuê đất phải sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình. Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật. 3. Nghiêm cấm sử dụng đất lưu không chưa được cấp phép Trường hợp sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện đúng quy định tại Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau: - Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông. - Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện đúng mục đích sử dụng, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do UBND cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông. - Không được thực hiện các hành vi sau đây: + Họp chợ, mua bán hàng hóa, tụ tập đông người, thả rông súc vật, đặt biển quảng cáo, đặt biển hiệu,... + Đổ rác hoặc phế thải không đúng nơi quy định. + Xây, đặt bục, bệ trái phép trên đường. Tùy vào từng hành vi cụ thể mà người sử dụng tạm thời đất lưu không có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 40 triệu đồng. Ngoài ra, còn buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. Như vậy, để sử dụng đất lưu không vào mục đích kinh doanh thì người kinh doanh phải xin giấy phép và được cấp phép thuê đất từ cơ quan có thẩm quyền, ở đây là UBND đúng mục đích sử dụng được cho phép. Lưu ý, trường được thuê đất lưu không chỉ trong thời gian phần đất này chưa xây dựng hoàn tất. Trường hợp không được cấp phép hoặc chiếm dụng gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông có thể bị phạt đến 40 triệu đồng.
Bồi thường, hỗ trợ đất thuộc hành lang an toàn dây dẫn điện
tôi hiện đang lập phương án bồi thường khi thực hiện đường dây cao áp (110kv) và đang vướng trường hợp như sau mong LS tư vấn: Hộ ông A có đường dây điện đi qua không có trụ nên không thu hồi đất, được cấp giấy CNQSD đất trồng cây lâu năm. Tại thời điểm UBND huyện ban hành kế hoạch thu hồi đất, điều tra khảo sát đo đạc kiểm đếm, và các thông báo thu hồi đát đối với những hộ có trụ thì đất ông A đang có mục đích là đất trồng cây lâu năm. Tuy nhiên khi biết dự án đi qua đất nhà mình ông A tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở tại nông thôn và được UBND huyện ban hành QUyết định cho chuyển mục đích vì theo quy định của Luật điện lực ko cấm xây nhà dưới hành lang, và đất của ông quy hoạch đất ở. Như vậy thời điểm ông chuyển là sau thời điểm đã thông báo triển khai dự án. Theo quy định tại Điều 19. Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện “Bồi thường, hỗ trợ đối với đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không 1. Đất ở, các loại đất khác trong cùng thửa với đất ở của một chủ sử dụng trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 220 kV thuộc diện Nhà nước không thu hồi đất thì chủ sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một lần như sau: - Đất ở được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là loại đất ở được quy định tại các văn bản pháp luật về đất đai. -Diện tích đất ở được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là diện tích đất ở thực tế trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không. Mức bồi thường, hỗ trợ không lớn hơn 80% mức bồi thường thu hồi đất ở, tính trên diện tích đất nằm trong hành lang; -Trên cùng một thửa đất, bao gồm đất ở và các loại đất khác của một chủ sử dụng đất, khi bị hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không chiếm dụng khoảng không lớn hơn hạn mức đất ở thì phần diện tích các loại đất khác trên cùng thửa đất trong hành lang cũng được bồi thường, hỗ trợ. Mức bồi thường, hỗ trợ không lớn hơn 80% mức bồi thường thu hồi các loại đất khác đó tính trên diện tích các loại đất khác nằm trong hành lang; -Trường hợp đất ở không đủ điều kiện như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương. 2. Đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thì chủ sử dụng đất được hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất. Việc hỗ trợ được thực hiện một lần, không lớn hơn 30% mức bồi thường thu hồi đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, tính trên diện tích đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không. 3. Mức bồi thường, hỗ trợ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể. Kinh phí chi trả từ nguồn vốn đầu tư của chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp.” Tại khoản 1, Điều 3, Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2014/QĐ-UBND ngày 10/11/2014 của UBND Đắk Lắk) “Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất: 1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định tại Điều 75, Luật Đất đai 2013 thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi. Trường hợp không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND tỉnh quyết định tại thời điểm thực hiện thu hồi đất” Tại Điều 10. Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2014/QĐ-UBND ngày 10/11/2014 của UBND Đắk Lắk) Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ. 1. Trường hợp không làm thay đổi mục đích sử dụng đất nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP; các Điều 18, 19 và 23 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện thì việc bồi thường thiệt hại được xem xét dựa trên văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định việc ảnh hưởng và bản vẽ xác định phạm vi đất bị ảnh hưởng, có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 2. Bồi thường thiệt hại về đất và tài sản thuộc hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không. a) Bồi thường thiệt hại về đất: Diện tích đất ở và các loại đất khác có đủ điều kiện được bồi thường trong cùng thửa với đất ở trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thuộc diện Nhà nước không thu hồi đất tuy không làm thay đổi mục đích sử dụng đất nhưng bị hạn chế khả năng sử dụng đất được hỗ trợ thiệt hại bằng 80% đơn giá bồi thường về đất cùng loại. Đối với diện tích đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không được hỗ trợ bằng 30% đơn giá bồi thường về đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất...” Như vậy hộ ông A được hỗ trợ 80% hay 30% giá đất được bồi thườg Lưu ý: đất ông A không thu hồi đất chỉ hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng.
Sử dụng đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ
Ông a tự ý chặt cây trên phần đất của ông b phạm vi thuộc hành lang bảo vệ gồm 05 cây cao su 5 năm tuổi, GCNQSDD của ông b ghi chú trong phạm vi ông a chặt cây là hành lang đường bộ. Như vậy ông a đã vi phạm những hình thức nào. Cơ quan nào có trách nhiệm giải quyết vụ việc đối với cấp xã thì công an hay địa chính. Nếu trường hợp ông a và ông b không thỏa thuận được thì hồ sơ thụ lý, cách thức giải quyết tiếp theo.