Các phương thức giao nộp tài liệu chứng cứ cho tòa
CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO NỘP TÀI LIỆU CHỨNG CỨ CHO TÒA ÁN Cách 1: Giao nộp cho thẩm phán, thư ký tòa án. Cách 2: Giao nộp cho bộ phận tiếp nhận công văn đến của tòa án. Theo tôi nên chọn cách 2 (được đánh số công văn đến).
Bàn về giao nộp chứng cứ, tài liệu trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự
Xuất phát từ nguyên tắc “quyền tự định đoạt của đương sự” và nguyên tắc “cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự” nên chủ thể trước tiên có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ là những người có yêu cầu Toà án giải quyết vụ việc dân sự. Để Toà án có cơ sở thụ lý thì người có đơn yêu cầu, khởi kiện phải cung cấp cho Toà án các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp . Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, sau khi Toà án thụ lý vụ việc dân sự, các đương sự có quyền tiếp tục cung cấp bổ sung chứng cứ. Song, để bảo đảm cho vụ án của Toà án không bị kéo dài và đảm bảo nguyên tắc tranh tụng, Bộ luật đã quy định thời hạn giao nộp chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, trừ trường hợp có lý do chính đáng. Toà án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Toà án thu thập theo quy định của Điều 97 BLTTDS để giải quyết vụ việc dân sự. Bên cạnh đó, khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Toà án thì họ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ; đối với tài liệu chứng cứ quy định tại Khoản 2 Điều 109 BLTTDS 2015 hoặc tài liệu, chứng cứ không thể sao gửi được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào đương sự cũng có thái độ hợp tác trong việc tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình đối với đương sự khác. Vì vậy, dù BLTTDS đã có những quy định mới nhằm bảo đảm cho nguyên đơn và các đương sự khác có quyền tiếp cận chứng cứ nhưng quy định này cũng chỉ là hình thức nếu không có chế tài áp dụng đối với người vi phạm.
Các phương thức giao nộp tài liệu chứng cứ cho tòa
CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO NỘP TÀI LIỆU CHỨNG CỨ CHO TÒA ÁN Cách 1: Giao nộp cho thẩm phán, thư ký tòa án. Cách 2: Giao nộp cho bộ phận tiếp nhận công văn đến của tòa án. Theo tôi nên chọn cách 2 (được đánh số công văn đến).
Bàn về giao nộp chứng cứ, tài liệu trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự
Xuất phát từ nguyên tắc “quyền tự định đoạt của đương sự” và nguyên tắc “cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự” nên chủ thể trước tiên có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ là những người có yêu cầu Toà án giải quyết vụ việc dân sự. Để Toà án có cơ sở thụ lý thì người có đơn yêu cầu, khởi kiện phải cung cấp cho Toà án các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp . Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, sau khi Toà án thụ lý vụ việc dân sự, các đương sự có quyền tiếp tục cung cấp bổ sung chứng cứ. Song, để bảo đảm cho vụ án của Toà án không bị kéo dài và đảm bảo nguyên tắc tranh tụng, Bộ luật đã quy định thời hạn giao nộp chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, trừ trường hợp có lý do chính đáng. Toà án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Toà án thu thập theo quy định của Điều 97 BLTTDS để giải quyết vụ việc dân sự. Bên cạnh đó, khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Toà án thì họ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ; đối với tài liệu chứng cứ quy định tại Khoản 2 Điều 109 BLTTDS 2015 hoặc tài liệu, chứng cứ không thể sao gửi được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào đương sự cũng có thái độ hợp tác trong việc tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình đối với đương sự khác. Vì vậy, dù BLTTDS đã có những quy định mới nhằm bảo đảm cho nguyên đơn và các đương sự khác có quyền tiếp cận chứng cứ nhưng quy định này cũng chỉ là hình thức nếu không có chế tài áp dụng đối với người vi phạm.