Kiến nghị giảm thời gian làm việc để nam nữ có thời gian tìm bạn đời
Do áp lực kinh tế của thời đại, thời gian làm việc của người Việt Nam hiện nay đã chiếm phần lớn quỹ thời gian sống, khiến nhiều người không còn đủ thời gian tìm bạn đời cho mình (1) Quy định về thời gian làm việc hiện nay Theo quy định tại Điều 105 Bộ Luật Lao động 2019, thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động. Có thể thấy, Nhà nước có chủ trương khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động, tức là 5 ngày làm việc/tuần với giờ làm việc không quá 8 tiếng/ngày. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều công ty, doanh nghiệp cho nhân viên mình làm việc 44 tiếng/tuần (bao gồm nửa buổi sáng thứ 7), hoặc có doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật là 48 tiếng/tuần (làm nguyên ngày thứ 7) để phù hợp với kế hoạch và hoạt động công ty, doanh nghiệp. Việc công ty, doanh nghiệp quy định thời gian làm việc như vậy là không sai với quy định của pháp luật, đôi khi còn đáp ứng được nhu cầu kiếm thêm thu nhập của nhân viên trong bối cảnh vật giá leo thang. Thậm chí, có người lao động còn làm việc 10-12 tiếng/ngày, bỏ qua hết thời gian chăm sóc bản thân và gia đình mới đủ tiền để trang trải cuộc sống cho một gia đình 4 người. (2) Kiến nghị giảm thời gian làm việc để nam nữ có thời gian tìm bạn đời Hiện nay, các nhà làm luật đang xây dựng Dự thảo Luật Dân số, dự kiến sẽ trình lên Quốc Hội trong tháng 12 năm 2024. Theo đó, vấn đề được quan tâm nhiều nhất là tỷ lệ sinh của nước ta. Hiện nay, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 1,96, đây là con số thấp nhất trong lịch sử và được dự báo tiếp tục giảm. Về nguyên nhân, các chuyên gia đánh giá rằng, việc tỷ lệ sinh giảm phần lớn đến từ việc độ tuổi kết hôn đang có xu hướng trễ hóa, nhiều người trẻ lựa chọn cuộc sống độc thân, không kết hôn. Như tại TPHCM, độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu là 30,4 tuổi, đây là mức kỷ lục tại Việt Nam, góp phần tạo nên mức sinh thấp và đẩy nhanh già hóa dân số. Lý do cho việc kết hôn muộn hoặc không muốn kết hôn của giới trẻ hiện nay đến từ nhiều phía, bao gồm các yếu tố như kinh tế, xã hội, văn hóa và cả những ước mơ, hoài bão của mỗi người. Ngoài ra, với trước mắt là nhiều cuộc tình đổ vỡ, chóng vánh, không hạnh phúc cũng làm cho giới trẻ không còn mặn mà với chuyện kết hôn, lập gia đình. Trước tình hình này, nếu không có sự thay đổi đột phá về chính sách kinh tế, xã hội thì tỷ lệ sinh của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm và duy trì lâu dài. Các chính sách đưa ra có thể là tuyên truyền, khuyến sinh, hỗ trợ kinh tế cho gia đình có con nhỏ, tạo điều kiện cho cha mẹ có thời gian chăm sóc cho con,.... Ví như GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, Đại biểu Quốc hội khóa XV, nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM đã đưa ra nhiều kiến nghị để khuyến sinh, trong đó GS Nhân có có kiến nghị giảm thời gian làm việc của người lao động, thời gian làm việc phải đủ ngắn (8 giờ lao động/ngày, 40 giờ/tuần) để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc con cái, gia đình và sở thích riêng tư. Bên cạnh đó, GS Nhân nhận định rằng để mỗi gia đình có thể sinh được hai con thì thu nhập của hai người đi làm phải nuôi được đàng hoàng 4 người (gồm hai người lớn, hai trẻ con). Do đó, ông kiến nghị cần chuyển từ quy định lương tối thiểu sang quy định lương đủ sống tối thiểu cho gia đình 4 người. Áp lực nuôi dạy con đàng hoàng, đầy đủ điều kiện để phát triển cũng là một nguyên nhân lớn khiến người trẻ ngày nay không đủ can đảm để sinh con sớm. Ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Dân số (Bộ Y tế) nhắc lại đề xuất cần bỏ quy định mỗi gia đình chỉ sinh từ 1-2 con. Theo ông, chính sách này đã tồn tại khá lâu trước đây, mỗi giai đoạn sẽ cần có sự chuyển mình riêng, Chính phủ cần cân nhắc đề xuất cho vợ chồng tự có quyền quyết định số con, thời gian có con và thời gian giãn cách mỗi lần sinh con để việc khuyến sinh được đẩy mạnh hơn. Việc tỷ lệ người độc thân tăng cao, kết hôn và sinh con muộn không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người đó mà còn gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với xã hội. Già hóa dân số nhanh chóng, thiếu hụt nguồn lao động, mất cân bằng giới tính là những hậu quả dễ thấy. Ngoài ra, việc sinh con muộn cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe cho cả mẹ và bé. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành. Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về tài chính, tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng trẻ, đặc biệt là những gia đình có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, cần tăng cường tuyên truyền về ý nghĩa của hôn nhân và gia đình, đồng thời tạo ra một môi trường xã hội thuận lợi để người trẻ có thể cân bằng giữa sự nghiệp và cuộc sống gia đình. Việc xây dựng các chính sách hỗ trợ về nhà ở, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, cùng với việc nâng cao nhận thức về giá trị của gia đình là những giải pháp cần thiết để khuyến khích người trẻ kết hôn và sinh con.
Điều kiện hỗ trợ của chính sách hỗ trợ NLĐ bị giảm thời gian làm việc mới nhất
Đây là nội dung về điều kiện hỗ trợ của chính sách hỗ trợ NLĐ bị giảm thời gian làm việc quy định tại Quyết định 7785/QĐ-TLĐ hàng do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành ngày 25/8/2023 sửa đổi Quyết định 6696/QĐ-TLĐ về chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn Đối tượng hỗ trợ Đoàn viên, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 01 tháng 4 năm 2023 bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. Điều kiện hỗ trợ Đoàn viên, người lao động được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau: - Bị giảm thời gian làm việc hàng ngày hoặc giảm số ngày làm việc trong tuần hoặc trong tháng (trừ trường hợp giảm thời gian làm thêm giờ) hoặc bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động từ 14 ngày trở lên. - Thu nhập (chưa trừ các khoản đóng bắt buộc hằng tháng theo quy định của pháp luật) của một tháng bất kỳ bằng hoặc thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. - Thời gian bị giảm giờ làm việc, ngừng việc từ ngày 01 tháng 4 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023. Nguyên tắc hỗ trợ - Đoàn viên, người lao động được xem xét, hỗ trợ chính sách do bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc, bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương phải đang làm việc theo hợp đồng lao động tại thời điểm đề nghị hỗ trợ; có tên trong danh sách trả lương (hoặc bảng lương) tại doanh nghiệp trước thời điểm bắt đầu bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc, bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương đề nghị hỗ trợ ít nhất từ 30 ngày trở lên. Đoàn viên, người lao động được xem xét, hỗ trợ chính sách do bị chấm dứt hợp đồng lao động mà không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp phải có tên trong danh sách trả lương (hoặc bảng lương) tại doanh nghiệp trước thời điểm bắt đầu bị chấm dứt hợp đồng lao động đề nghị hỗ trợ ít nhất từ 90 ngày trở lên (ít nhất từ 88 ngày trở lên nếu thời điểm bắt đầu bị chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 01 tháng 4 năm 2023). - Đoàn viên, người lao động được chi trả hỗ trợ một lần bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. - Đoàn viên, người lao động đủ điều kiện hỗ trợ thuộc đối tượng nào thì được hưởng chính sách hỗ trợ của đối tượng đó, nhưng một người chỉ được hưởng hỗ trợ một lần đối với một chính sách. Trường hợp đoàn viên công đoàn, người lao động được hưởng tất cả các chính sách hỗ trợ thì không trừ phần chênh lệch giữa các mức hỗ trợ. Trường hợp không thể xác minh được chính sách hỗ trợ mà đoàn viên, người lao động đã được hưởng thì đoàn viên, người lao động phải có cam kết về việc đã được hưởng hoặc chưa được hưởng chính sách hỗ trợ. - Trường hợp đoàn viên, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2023, đã nộp hồ sơ cho các cấp công đoàn sau ngày 31 tháng 3 năm 2023 mà công đoàn cấp trên cơ sở chưa thẩm định hoặc quyết định hỗ trợ thì công đoàn cấp trên cơ sở tiếp tục thẩm định và xem xét quyết định hỗ trợ. - Thời hạn hoàn thành thủ tục hỗ trợ đoàn viên, người lao động chậm nhất trong ngày 31 tháng 3 năm 2024. - Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân có các hành vi lợi dụng việc hỗ trợ theo Quy định này để trục lợi. Nếu có hành vi vi phạm, căn cứ tính chất, mức độ vi phạm sẽ phải bồi thường và xem xét xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Quyết định 7785/QĐ-TLĐ có hiệu lực từ ngày 25/8/2023.
Hỗ trợ 03 triệu đồng cho NLĐ thuộc công đoàn bị chấm dứt HĐLĐ do doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng
Ngày 25/8, Đoàn chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 7785/QĐ-TLĐ năm 2023 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ ban hành quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên Công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. Theo đó, nhằm tiếp tục chia sẻ, giảm bớt khó khăn cho đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng, Quyết định số 7785/QĐ-TLĐ năm 2023 về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người động như sau: Sẽ tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng theo Nghị quyết 06/NQ-ĐCT, cụ thể: Đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng trong thời gian từ ngày 01/4/2023 đến hết ngày 31/12/2023 tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ tại Quyết định số 7785/QĐ-TLĐ năm 2023 như sau: (1) Thời hạn tiếp nhận hồ sơ Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31/01/2024. Thời hạn hoàn thành thủ tục hỗ trợ chậm nhất đến ngày 31/3/2024. (2) Mức hỗ trợ Mức hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn từ 01-03 triệu đồng. Đối với người lao động không là đoàn viên công đoàn được hưởng mức hỗ trợ bằng 70% so với mức hỗ trợ đối với người lao động là đoàn viên công đoàn. Cụ thể: - Người lao động bị giảm thời gian làm việc hàng ngày, giảm số ngày làm việc trong tuần hoặc tháng (trừ trường hợp giảm thời gian làm thêm giờ) có thu nhập tháng bất kỳ thấp hơn lương tối thiểu vùng được hỗ trợ như sau: + Hỗ trợ 01 triệu đồng với lao động là đoàn viên hoặc không là đoàn viên nhưng là nữ đủ 35 tuổi trở lên, nữ đang mang thai, đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi... chưa đủ 06 tuổi. + Đối với lao động bị giảm giờ làm, ngừng việc, đoàn viên công đoàn được hỗ trợ 1 triệu đồng/người, người lao động không phải đoàn viên công đoàn được hỗ trợ 700.000 đồng/người. - Đối với trường hợp bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, đoàn viên được hỗ trợ 2 triệu đồng/người, người lao động được hỗ trợ 1,4 triệu đồng/người. - Đối với người bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp: + Hỗ trợ 03 triệu đồng với người là đoàn viên hoặc không là đoàn viên nhưng là nữ đủ 35 tuổi trở lên, nữ đang mang thai, đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi... chưa đủ 06 tuổi. + Hỗ trợ 2,1 triệu đồng với người không phải đoàn viên. Theo đó, đoàn viên công đoàn, người lao động đủ điều kiện hỗ trợ thuộc đối tượng nào thì được hưởng chính sách hỗ trợ của đối tượng đó nhưng một người chỉ được hưởng hỗ trợ một lần đối với một chính sách. Trường hợp đoàn viên công đoàn, người lao động được hưởng tất cả các chính sách hỗ trợ thì không trừ phần chênh lệch giữa các mức hỗ trợ. Đoàn viên công đoàn, người lao động được xem xét, hỗ trợ chính sách do bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc, bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương phải đang làm việc theo hợp đồng lao động tại thời điểm đề nghị hỗ trợ; có tên trong danh sách trả lương (hoặc bảng lương) tại doanh nghiệp trước thời điểm bắt đầu bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc, bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương đề nghị hỗ trợ ít nhất từ 30 ngày trở lên. Đoàn viên công đoàn, người lao động được xem xét, hỗ trợ chính sách do bị chấm dứt hợp đồng lao động mà không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp phải có tên trong danh sách trả lương (hoặc bảng lương) tại doanh nghiệp trước thời điểm bắt đầu bị chấm dứt hợp đồng lao động đề nghị hỗ trợ ít nhất từ 90 ngày trở lên (ít nhất từ 88 ngày trở lên nếu thời điểm bắt đầu bị chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 01/04/2023). Trường hợp đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng, đã nộp hồ sơ cho các cấp công đoàn theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ sau ngày 31/3/2023 mà công đoàn cấp trên cơ sở chưa thẩm định hoặc quyết định hỗ trợ thì công đoàn cấp trên cơ sở tiếp tục thẩm định và xem xét quyết định hỗ trợ. Trước đó, thực hiện Nghị quyết 06/NQ-ĐCT về việc hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng, các cấp công đoàn đã dành hơn 114 tỷ đồng từ nguồn tài chính công đoàn hỗ trợ bằng tiền mặt cho 81.676 đoàn viên công đoàn, người lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã (có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30/9/2022) bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 1/10/2023 đến hết ngày 31/3/2023. Xem chi tiết tại Quyết định số 7785/QĐ-TLĐ năm 2023 có hiệu lực từ ngày 25/8/2023.
Giảm thời gian làm việc thì có đóng BHXH hay không?
Theo hợp đồng lao động thì làm việc 8 tiếng/ngày nhưng bây giờ dịch bệnh, tôi cho NLĐ làm việc chỉ 4h/ngày. Vậy có cần đóng bảo hiểm không? Quy định tại văn bản nào?
Kiến nghị giảm thời gian làm việc để nam nữ có thời gian tìm bạn đời
Do áp lực kinh tế của thời đại, thời gian làm việc của người Việt Nam hiện nay đã chiếm phần lớn quỹ thời gian sống, khiến nhiều người không còn đủ thời gian tìm bạn đời cho mình (1) Quy định về thời gian làm việc hiện nay Theo quy định tại Điều 105 Bộ Luật Lao động 2019, thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động. Có thể thấy, Nhà nước có chủ trương khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động, tức là 5 ngày làm việc/tuần với giờ làm việc không quá 8 tiếng/ngày. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều công ty, doanh nghiệp cho nhân viên mình làm việc 44 tiếng/tuần (bao gồm nửa buổi sáng thứ 7), hoặc có doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật là 48 tiếng/tuần (làm nguyên ngày thứ 7) để phù hợp với kế hoạch và hoạt động công ty, doanh nghiệp. Việc công ty, doanh nghiệp quy định thời gian làm việc như vậy là không sai với quy định của pháp luật, đôi khi còn đáp ứng được nhu cầu kiếm thêm thu nhập của nhân viên trong bối cảnh vật giá leo thang. Thậm chí, có người lao động còn làm việc 10-12 tiếng/ngày, bỏ qua hết thời gian chăm sóc bản thân và gia đình mới đủ tiền để trang trải cuộc sống cho một gia đình 4 người. (2) Kiến nghị giảm thời gian làm việc để nam nữ có thời gian tìm bạn đời Hiện nay, các nhà làm luật đang xây dựng Dự thảo Luật Dân số, dự kiến sẽ trình lên Quốc Hội trong tháng 12 năm 2024. Theo đó, vấn đề được quan tâm nhiều nhất là tỷ lệ sinh của nước ta. Hiện nay, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 1,96, đây là con số thấp nhất trong lịch sử và được dự báo tiếp tục giảm. Về nguyên nhân, các chuyên gia đánh giá rằng, việc tỷ lệ sinh giảm phần lớn đến từ việc độ tuổi kết hôn đang có xu hướng trễ hóa, nhiều người trẻ lựa chọn cuộc sống độc thân, không kết hôn. Như tại TPHCM, độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu là 30,4 tuổi, đây là mức kỷ lục tại Việt Nam, góp phần tạo nên mức sinh thấp và đẩy nhanh già hóa dân số. Lý do cho việc kết hôn muộn hoặc không muốn kết hôn của giới trẻ hiện nay đến từ nhiều phía, bao gồm các yếu tố như kinh tế, xã hội, văn hóa và cả những ước mơ, hoài bão của mỗi người. Ngoài ra, với trước mắt là nhiều cuộc tình đổ vỡ, chóng vánh, không hạnh phúc cũng làm cho giới trẻ không còn mặn mà với chuyện kết hôn, lập gia đình. Trước tình hình này, nếu không có sự thay đổi đột phá về chính sách kinh tế, xã hội thì tỷ lệ sinh của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm và duy trì lâu dài. Các chính sách đưa ra có thể là tuyên truyền, khuyến sinh, hỗ trợ kinh tế cho gia đình có con nhỏ, tạo điều kiện cho cha mẹ có thời gian chăm sóc cho con,.... Ví như GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, Đại biểu Quốc hội khóa XV, nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM đã đưa ra nhiều kiến nghị để khuyến sinh, trong đó GS Nhân có có kiến nghị giảm thời gian làm việc của người lao động, thời gian làm việc phải đủ ngắn (8 giờ lao động/ngày, 40 giờ/tuần) để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc con cái, gia đình và sở thích riêng tư. Bên cạnh đó, GS Nhân nhận định rằng để mỗi gia đình có thể sinh được hai con thì thu nhập của hai người đi làm phải nuôi được đàng hoàng 4 người (gồm hai người lớn, hai trẻ con). Do đó, ông kiến nghị cần chuyển từ quy định lương tối thiểu sang quy định lương đủ sống tối thiểu cho gia đình 4 người. Áp lực nuôi dạy con đàng hoàng, đầy đủ điều kiện để phát triển cũng là một nguyên nhân lớn khiến người trẻ ngày nay không đủ can đảm để sinh con sớm. Ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Dân số (Bộ Y tế) nhắc lại đề xuất cần bỏ quy định mỗi gia đình chỉ sinh từ 1-2 con. Theo ông, chính sách này đã tồn tại khá lâu trước đây, mỗi giai đoạn sẽ cần có sự chuyển mình riêng, Chính phủ cần cân nhắc đề xuất cho vợ chồng tự có quyền quyết định số con, thời gian có con và thời gian giãn cách mỗi lần sinh con để việc khuyến sinh được đẩy mạnh hơn. Việc tỷ lệ người độc thân tăng cao, kết hôn và sinh con muộn không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người đó mà còn gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với xã hội. Già hóa dân số nhanh chóng, thiếu hụt nguồn lao động, mất cân bằng giới tính là những hậu quả dễ thấy. Ngoài ra, việc sinh con muộn cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe cho cả mẹ và bé. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành. Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về tài chính, tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng trẻ, đặc biệt là những gia đình có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, cần tăng cường tuyên truyền về ý nghĩa của hôn nhân và gia đình, đồng thời tạo ra một môi trường xã hội thuận lợi để người trẻ có thể cân bằng giữa sự nghiệp và cuộc sống gia đình. Việc xây dựng các chính sách hỗ trợ về nhà ở, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, cùng với việc nâng cao nhận thức về giá trị của gia đình là những giải pháp cần thiết để khuyến khích người trẻ kết hôn và sinh con.
Điều kiện hỗ trợ của chính sách hỗ trợ NLĐ bị giảm thời gian làm việc mới nhất
Đây là nội dung về điều kiện hỗ trợ của chính sách hỗ trợ NLĐ bị giảm thời gian làm việc quy định tại Quyết định 7785/QĐ-TLĐ hàng do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành ngày 25/8/2023 sửa đổi Quyết định 6696/QĐ-TLĐ về chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn Đối tượng hỗ trợ Đoàn viên, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 01 tháng 4 năm 2023 bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. Điều kiện hỗ trợ Đoàn viên, người lao động được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau: - Bị giảm thời gian làm việc hàng ngày hoặc giảm số ngày làm việc trong tuần hoặc trong tháng (trừ trường hợp giảm thời gian làm thêm giờ) hoặc bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động từ 14 ngày trở lên. - Thu nhập (chưa trừ các khoản đóng bắt buộc hằng tháng theo quy định của pháp luật) của một tháng bất kỳ bằng hoặc thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. - Thời gian bị giảm giờ làm việc, ngừng việc từ ngày 01 tháng 4 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023. Nguyên tắc hỗ trợ - Đoàn viên, người lao động được xem xét, hỗ trợ chính sách do bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc, bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương phải đang làm việc theo hợp đồng lao động tại thời điểm đề nghị hỗ trợ; có tên trong danh sách trả lương (hoặc bảng lương) tại doanh nghiệp trước thời điểm bắt đầu bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc, bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương đề nghị hỗ trợ ít nhất từ 30 ngày trở lên. Đoàn viên, người lao động được xem xét, hỗ trợ chính sách do bị chấm dứt hợp đồng lao động mà không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp phải có tên trong danh sách trả lương (hoặc bảng lương) tại doanh nghiệp trước thời điểm bắt đầu bị chấm dứt hợp đồng lao động đề nghị hỗ trợ ít nhất từ 90 ngày trở lên (ít nhất từ 88 ngày trở lên nếu thời điểm bắt đầu bị chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 01 tháng 4 năm 2023). - Đoàn viên, người lao động được chi trả hỗ trợ một lần bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. - Đoàn viên, người lao động đủ điều kiện hỗ trợ thuộc đối tượng nào thì được hưởng chính sách hỗ trợ của đối tượng đó, nhưng một người chỉ được hưởng hỗ trợ một lần đối với một chính sách. Trường hợp đoàn viên công đoàn, người lao động được hưởng tất cả các chính sách hỗ trợ thì không trừ phần chênh lệch giữa các mức hỗ trợ. Trường hợp không thể xác minh được chính sách hỗ trợ mà đoàn viên, người lao động đã được hưởng thì đoàn viên, người lao động phải có cam kết về việc đã được hưởng hoặc chưa được hưởng chính sách hỗ trợ. - Trường hợp đoàn viên, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2023, đã nộp hồ sơ cho các cấp công đoàn sau ngày 31 tháng 3 năm 2023 mà công đoàn cấp trên cơ sở chưa thẩm định hoặc quyết định hỗ trợ thì công đoàn cấp trên cơ sở tiếp tục thẩm định và xem xét quyết định hỗ trợ. - Thời hạn hoàn thành thủ tục hỗ trợ đoàn viên, người lao động chậm nhất trong ngày 31 tháng 3 năm 2024. - Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân có các hành vi lợi dụng việc hỗ trợ theo Quy định này để trục lợi. Nếu có hành vi vi phạm, căn cứ tính chất, mức độ vi phạm sẽ phải bồi thường và xem xét xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Quyết định 7785/QĐ-TLĐ có hiệu lực từ ngày 25/8/2023.
Hỗ trợ 03 triệu đồng cho NLĐ thuộc công đoàn bị chấm dứt HĐLĐ do doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng
Ngày 25/8, Đoàn chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 7785/QĐ-TLĐ năm 2023 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ ban hành quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên Công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. Theo đó, nhằm tiếp tục chia sẻ, giảm bớt khó khăn cho đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng, Quyết định số 7785/QĐ-TLĐ năm 2023 về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người động như sau: Sẽ tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng theo Nghị quyết 06/NQ-ĐCT, cụ thể: Đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng trong thời gian từ ngày 01/4/2023 đến hết ngày 31/12/2023 tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ tại Quyết định số 7785/QĐ-TLĐ năm 2023 như sau: (1) Thời hạn tiếp nhận hồ sơ Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31/01/2024. Thời hạn hoàn thành thủ tục hỗ trợ chậm nhất đến ngày 31/3/2024. (2) Mức hỗ trợ Mức hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn từ 01-03 triệu đồng. Đối với người lao động không là đoàn viên công đoàn được hưởng mức hỗ trợ bằng 70% so với mức hỗ trợ đối với người lao động là đoàn viên công đoàn. Cụ thể: - Người lao động bị giảm thời gian làm việc hàng ngày, giảm số ngày làm việc trong tuần hoặc tháng (trừ trường hợp giảm thời gian làm thêm giờ) có thu nhập tháng bất kỳ thấp hơn lương tối thiểu vùng được hỗ trợ như sau: + Hỗ trợ 01 triệu đồng với lao động là đoàn viên hoặc không là đoàn viên nhưng là nữ đủ 35 tuổi trở lên, nữ đang mang thai, đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi... chưa đủ 06 tuổi. + Đối với lao động bị giảm giờ làm, ngừng việc, đoàn viên công đoàn được hỗ trợ 1 triệu đồng/người, người lao động không phải đoàn viên công đoàn được hỗ trợ 700.000 đồng/người. - Đối với trường hợp bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, đoàn viên được hỗ trợ 2 triệu đồng/người, người lao động được hỗ trợ 1,4 triệu đồng/người. - Đối với người bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp: + Hỗ trợ 03 triệu đồng với người là đoàn viên hoặc không là đoàn viên nhưng là nữ đủ 35 tuổi trở lên, nữ đang mang thai, đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi... chưa đủ 06 tuổi. + Hỗ trợ 2,1 triệu đồng với người không phải đoàn viên. Theo đó, đoàn viên công đoàn, người lao động đủ điều kiện hỗ trợ thuộc đối tượng nào thì được hưởng chính sách hỗ trợ của đối tượng đó nhưng một người chỉ được hưởng hỗ trợ một lần đối với một chính sách. Trường hợp đoàn viên công đoàn, người lao động được hưởng tất cả các chính sách hỗ trợ thì không trừ phần chênh lệch giữa các mức hỗ trợ. Đoàn viên công đoàn, người lao động được xem xét, hỗ trợ chính sách do bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc, bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương phải đang làm việc theo hợp đồng lao động tại thời điểm đề nghị hỗ trợ; có tên trong danh sách trả lương (hoặc bảng lương) tại doanh nghiệp trước thời điểm bắt đầu bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc, bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương đề nghị hỗ trợ ít nhất từ 30 ngày trở lên. Đoàn viên công đoàn, người lao động được xem xét, hỗ trợ chính sách do bị chấm dứt hợp đồng lao động mà không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp phải có tên trong danh sách trả lương (hoặc bảng lương) tại doanh nghiệp trước thời điểm bắt đầu bị chấm dứt hợp đồng lao động đề nghị hỗ trợ ít nhất từ 90 ngày trở lên (ít nhất từ 88 ngày trở lên nếu thời điểm bắt đầu bị chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 01/04/2023). Trường hợp đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng, đã nộp hồ sơ cho các cấp công đoàn theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ sau ngày 31/3/2023 mà công đoàn cấp trên cơ sở chưa thẩm định hoặc quyết định hỗ trợ thì công đoàn cấp trên cơ sở tiếp tục thẩm định và xem xét quyết định hỗ trợ. Trước đó, thực hiện Nghị quyết 06/NQ-ĐCT về việc hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng, các cấp công đoàn đã dành hơn 114 tỷ đồng từ nguồn tài chính công đoàn hỗ trợ bằng tiền mặt cho 81.676 đoàn viên công đoàn, người lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã (có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30/9/2022) bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 1/10/2023 đến hết ngày 31/3/2023. Xem chi tiết tại Quyết định số 7785/QĐ-TLĐ năm 2023 có hiệu lực từ ngày 25/8/2023.
Giảm thời gian làm việc thì có đóng BHXH hay không?
Theo hợp đồng lao động thì làm việc 8 tiếng/ngày nhưng bây giờ dịch bệnh, tôi cho NLĐ làm việc chỉ 4h/ngày. Vậy có cần đóng bảo hiểm không? Quy định tại văn bản nào?