Thời gian nâng bậc lương của GV tiểu học đang hưởng phụ cấp thâm niên được chuyển sang ngạch mới
Việc chuyển ngạch là một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của giáo viên tiểu học. Vậy, khi chuyển sang ngạch mới, thời gian nâng bậc lương của giáo viên tiểu học sẽ như thế nào? (1) Thời gian nâng bậc lương đối với giáo viên tiểu học đang hưởng phụ cấp thâm niên mà chuyển sang ngạch mới Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, chức danh nghề nghiệp của giáo viên tiểu học được chia thành ba hạng như sau: - Giáo viên tiểu học hạng III: Mã số V.07.03.29 - Giáo viên tiểu học hạng II: Mã số V.07.03.28 - Giáo viên tiểu học hạng I: Mã số V.07.03.27 Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, việc xếp lương khi bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp này sẽ được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định cách xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, hoặc chuyển loại công chức và viên chức, cũng như theo các quy định hiện hành của pháp luật. Cụ thể, tại điểm b khoản 1 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV có nêu rõ rằng: Nếu giáo viên đang nhận phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì khi chuyển sang ngạch mới, việc xếp lương sẽ dựa vào tổng hệ số lương cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung mà họ đang hưởng ở ngạch cũ. Họ sẽ được xếp vào hệ số lương ở ngạch mới tương đương hoặc cao hơn gần nhất. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau sẽ được tính từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Do đó, nếu giáo viên tiểu học đang nhận phụ cấp thâm niên ở ngạch cũ và chuyển sang ngạch mới theo Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, thời gian xét nâng bậc lương ở ngạch mới sẽ bắt đầu từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Ví dụ: Bà Trần Thị A đang nhận 6% phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch chuyên viên (mã số 01.003) từ ngày 01/04/2007, với tổng hệ số lương là 5,28. Sau khi thi đạt và được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính (mã số 01.002) vào ngày 01/02/2008, bà A sẽ được xếp vào hệ số lương cao hơn gần nhất là 5,42 (bậc 4 ngạch chuyên viên chính). Thời gian hưởng lương và xét nâng bậc lương tiếp theo của bà A sẽ được tính từ ngày 01/02/2008. (2) Hệ số lương các ngạch của giáo viên tiểu học Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau: - Giáo viên tiểu học hạng III - Mã số V.07.03.29: được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98; - Giáo viên tiểu học hạng II - Mã số V.07.03.28: được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38; - Giáo viên tiểu học hạng I -Mã số V.07.03.27: được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78. (3) Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học là gì? Theo Điều 2a Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT được bổ sung bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học bao gồm: - Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục tiểu học. - Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh. - Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. - Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo. Việc tuân thủ nghiêm túc các tiêu chuẩn này không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà còn là yếu tố quan trọng để giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng tạo dựng được uy tín, niềm tin với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Hỏi đáp về quy định xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học
Lý do cần được giải đáp: Thực hiện “thông tư 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi quy định bổ nhiểm, xếp lương giáo viên’’. Trường tiểu học Bế Văn Đàn là đơn vị nơi tôi đang công tác; hiện nay đơn vị chúng tôi đang thực hiện công tác rà soát một số đối tượng là cán bộ công chức, viên chức thuộc diện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp: Theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, “về cách tính thời gian giữ hạn tương đương’’ cụ thể như sau: Trường hợp của đơn vị chúng tôi là: Cô Trần Lệ Thủy được ký hợp đồng lao động có xác định thời hạn là ngày 09/01/2012; Thời gian được tham gia đóng bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế từ tháng 01 năm 2012; Trình độ chuyên môn: Cử nhân giáo dục tiểu học; Mức lương chính: Hệ số 2.34 X mức lương tối thiểu (hiện hành), (thời hạn thử việc theo quy định là 12 tháng). Sau khi hết thời gian thử việc cô Trần Lệ Thủy được ký bổ sung phụ lục hợp đồng lao động ‘‘không xác định thời hạn từ ngày 01/09/2013 đến khi có kết quả tuyển dụng viên chức ngạch giáo viên gần nhất tại thành phố Buôn Ma Thuột’’; Tiền lương tạm xếp vào bậc 1/9; hệ số 2.34 thuộc chức danh nghề nghiệp Giáo viên tiểu học hạng II, mã số: V.07.03.07, thời gian hưởng tứ ngày 01/09/2013, thời gian được tính nâng bậc lương lần sau kể từ ngày 01/09/2013. Đến ngày 19/02/2021 cô Trần Lệ Thủy có Quyết định về việc tuyển dụng viên chức; Trình độ chuyên môn: Đại học Giáo dục tiểu học, vẫn công tác tại trường tiểu học Bế Văn Đàn, theo hình thức: Hợp đồng làm việc (miễn thời gian tập sự); Về tiền lương xếp vào bậc: 7/12; Hệ số: 3,06; kể từ ngày 19/02/2021; Chức danh nghề nghiệp: Giáo viên tiểu học hạng IV (mới), (tương đương hạng III cũ) – Mã số: V.07.03.09; Thời gian tính nâng lương lần sau từ ngày 01/09/2019. Đến ngày 24/5/2022 cô Trần Lệ Thủy có Quyết định về việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xét lương đối với viên chức; từ chức danh nghề nghiệp Giáo viên tiểu học hạng IV; Mã số: V.07.03.09; Bậc lương 8/12; Hệ số lương: 3.26 vào chức danh nghề nghiệp Giáo viên tiểu học hạng III; Mã số: V.07.03.29; Bậc lương: 4/9; Hệ số lương: 3.33 kể từ ngày 01/09/2021. Quá trính tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đươc tính từ tháng 01/2012 liên tục cho đến nay là 10 năm 10 tháng. Vậy theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau: Điểm d: Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng. Trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật bảo hiểm xã hội, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. Theo Công văn số: 4306/BGDĐT-NGCBQLGD ‘‘V/v bổ nhiệm CDNN giáo viên mầm non, phổ thông’’ ngày 14/8/2023; tại mục 3. ‘‘Về quy định thời gian giữ hạng tương đương’’; Khoản 3.2. ‘‘Đối với trường hợp giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng III đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên CDNN giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng II’’ Điểm a) Từ thời điểm giáo viên đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của cấp học, thời gian được xác định tương đương với thời gian giữ CDNN giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng III mới bao gồm: Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc[4]; thời gian giữ các ngạch giáo viên tương đương với hạng IV và hạng III; thời gian giữ CDNN giáo viên hạng IV và hạng III và thời gian khác được cơ quan có thẩm quyền xác định tương đương với hạng IV và hạng III khi thực hiện chuyển CDNN (không kể thời gian tập sự). Vây trường hợp của cô Trần Lệ thủy có đủ điều kiện xét dự thăng hạng giáo viên tiểu học hạng II (hai) không? Tôi xin chân thành cảm ơn! Người hỏi đáp: Nguyễn Đình Phương
Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học hiện hành?
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần. Định mức tiết dạt của giáo viên tiểu học được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông 1. Giáo viên tiểu học và vai trò của giáo viên - Theo quy định tại Luật giáo dục 2019 thì nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục trừ viện hàn lâm, viện do thủ tướng chính phủ thành lập để đào tạo tiến sĩ. - Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên. Giáo viên - người soạn giáo án và tiến hành việc giảng dạy các tiết học cho học sinh. - Ngoài ra, giáo viên còn chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển nội dung chương trình đào tạo và ra đề, chấm điểm các bài kiểm tra để đánh giá năng lực học sinh. - Giáo viên nữa được gọi là cô giáo và giáo viên nam là thầy giáo. Giáo viên tiểu học là nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy tại cơ sở giáo dục tiểu học, tiểu học là cấp bậc rất quan trọng, bở nội dung chương trình học ở cấp bậc này trang bị những kiến thức nền tảng và khái quát; giúp cho học sinh học tập tốt hơn ở các cấp tiếp theo. Bên cạnh đó, kỹ năng học tập và đạo đức của các em cũng được rèn luyện trong thời gian tiểu học. - Thời nay, vai trò của giáo viên ngày càng quan trọng vì họ có ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển của kinh tế. Cụ thể như sau: + Đối với cá nhân thì truyền đạt kiến thức và định hướng con đường học tập của học sinh. Đào tạo nhân cách, thái độ và năng lực của các cá nhân, là tấm gương về tinh thần tự học, đam mê tri thức cầu lối giữa học sinh, phụ huynh học sinh và nhà trường trong việc trao đổi cập nhật thông tin. + Đối với xã hội thì tạo ra nguồn nhân lực chất lượng giúp cho đất nước phát triển, bồi dưỡng và rèn luyện nhân cách, phẩm chất để học viên có thể trở thành công dân có đạo đức trong xã hội cố vấn hướng dẫn và trang bị học viên những kỹ năng và tâm lý cần thiết trong một xã hội luôn biến đổi không ngừng 2. Định mức tiết dạy đối với giáo viên tiểu học hiện hành 2.1 Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Quy định chế độ làm việc với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định thì định mức tiết dạy là số tiết dạy lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể: định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông, của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, định mức tiết dạy của giáo viên trường lớp danh cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở, định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết. Như vậy, định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học nói chung theo quy định chuẩn là 23 tiết. 2.2 Giảm tiết dạy đối với giáo viên chủ nhiệm trường tiểu học - Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định thì chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn thì giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/ tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/ tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán chú được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần. Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần, giáo viên kiêm nghiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện nếu các công tác chưa có cán bộ chuyên trách được tính giảm từ 2-3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định. Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần, tổ phó chuyên môn được giảm 1 tiết/tuần.
Giáo viên không cần bằng đại học công tác 09 năm thì có thể thăng hạng?
Thời gian qua, nhiều bình luận, ý kiến về việc thăng hạng giáo viên theo hình thức xét thăng hạng hay thi tuyển đã là nội dung mà nhiều người quan tâm. Đặc biệt, trong đó nội dung gây tranh cãi rằng giáo viên không cần bằng đại học thì đủ 09 năm giảng dạy thì đương nhiên thăng hạng? Tiêu chí xét thăng hạng đối với giáo viên hiện nay được quy định ra sao? (1) Đối với giáo viên mầm non để được xét thăng hạng I Được quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT (sửa đổi bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT) quy định viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên mầm non xét thăng hạng I là có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên. (2) Đối với giáo viên tiểu học để được xét thăng hạng II Được quy định tại Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT (sửa đổi bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT) viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên tiểu học có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành. (3) Đối với giáo viên trung học cơ sở để được xét thăng hạng II Được quy định tại Điều 4 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT (sửa đổi bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT) viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III hoặc tương đương đủ từ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự), tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên trung học cơ sở là có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành;Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở. (4) Đối với giáo viên trung học phổ thông để được xét thăng hạng II Được quy định tại Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT (sửa đổi bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT) viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên trung học phổ thông là có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành. Theo các quy định trên thì giáo viên hạng III (kể cả giáo viên mầm non hạng II) chỉ cần có đủ 9 năm giữ hạng này, không cần biết là theo tiêu chuẩn cũ hay mới, là đủ điều kiện để xét thăng hạng. Vậy giáo viên sẽ được lựa chọn thi nâng hạng hay thực hiện xét thăng hạng? Hiện nay, Bộ cho biết việc tổ chức thăng hạng bằng hình thức thi hay xét là lựa chọn của địa phương. Tuy nhiên, đề xuất của giáo viên về việc bỏ thi thăng hạng là có căn cứ. Do đó, Bộ Nội vụ đang tham mưu Chính phủ để bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, đồng thời Bộ GD&ĐT đã nhất trí với đề xuất này. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị địa phương căn cứ tình hình thực tiễn để cân nhắc, lựa chọn hình thức phù hợp trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên. Như vậy, căn cứ các quy định hiện hành thì giáo viên hạng III (kể cả giáo viên mầm non hạng II) chỉ cần có đủ 9 năm giữ hạng này, không cần biết là theo tiêu chuẩn cũ hay mới, là đủ điều kiện để xét thăng hạng, tuy nhiên để lựa chọn xét thăng hạng hay thi tuyển thì còn tùy thuộc vào từng địa phương và đây cũng là một tiêu chí trong rất nhiều quy định về thăng hạng khác. Bảng lương giáo viên 3 cấp trước và sau ngày 01/7/2023 Giáo viên tiểu học, THCS, THPT Đơn vị: 1.000 đồng Nhóm ngạch Bậc1 Bậc2 Bậc3 Bậc4 Bậc5 Bậc6 Bậc7 Bậc8 Bậc9 Giáo viên hạng III Hệ số 2.34 2.67 3 3.33 3.66 3.99 3.32 4.65 4.98 Lương trước 1/7/2023 3.487 3.978 4.470 4.962 4.453 5.945 6.437 6.929 7.420 Lương sau 1/7/2023 4.212 4.806 5.400 5.994 6.588 7.182 7.776 8.370 8.964 Giáo viên hạng II Hệ số 4 4.43 4.68 5.02 5.36 5.7 6.04 6.38 Lương trước 1/7/2023 5.960 6.467 6.973 7.480 7.986 8.493 9.000 9.506 Lương sau 1/7/2023 7.200 7.812 8.424 9.036 9.648 10.260 10.872 11.484 Giáo viên hạng I Hệ số 4.4 4.74 5.08 5.42 5.76 6.1 6.44 6.78 Lương trước 1/7/2023 6.556 7.063 7.569 9.076 8.582 9.089 9.596 10.102 Lương sau 1/7/2023 7.920 8.532 9.144 9.756 10.368 10.908 11.592 12.204
Giáo viên tiểu học tham gia bồi dưỡng theo chương trình mới từ ngày 11/7/2023
Ngày 11/7/2023 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vừa có Quyết định 2001/QĐ-BGDĐT năm 2023 ban hành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Theo đó, giáo viên tiểu học tham gia bồi dưỡng theo chương trình mới từ ngày 11/7/2023 theo nội dung sau: (1) Đối tượng tham gia bồi dưỡng theo tiêu chuẩn giáo viên tiểu học - Thứ nhất là viên chức giảng dạy chương trình giáo dục tiểu học bao gồm: Giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (sau đây gọi chung là giáo viên tiểu học) trong các trường tiểu học, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp tiểu học, trường chuyên biệt công lập và các cơ sở giáo dục khác giảng dạy chương trình giáo dục tiểu học chưa có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định. - Thứ hai là các cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học. (2) Mục tiêu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn giáo viên tiểu học - Mục tiêu chung Trang bị kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp và bồi dưỡng thái độ tích cực cho học viên trong hoạt động nghề nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học. - Mục tiêu cụ thể sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng học viên có thể: + Hiểu đúng, đầy đủ, chính xác chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học và có thể triển khai thực hiện vào các nhiệm vụ được giao; + Phân tích được được những nội dung cơ bản về quản lý nhà nước đối với giáo dục phổ thông; + Phân tích được các xu thế cập nhật về phát triển giáo dục phổ thông trên thế giới, các quan điểm đổi mới giáo dục tiểu học trong bối cảnh hiện nay; + Xác định được vai trò, vị trí, trách nhiệm và tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ trước yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Chủ động trong phát triển nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; + Thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. (3) Khối lượng kiến thức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn giáo viên tiểu học Chương trình gồm 08 chuyên đề, được bố cục thành 03 phần: - Phần I: Kiến thức chung (gồm 03 chuyên đề). - Phần II: Kiến thức về hoạt động nghề nghiệp (gồm 05 chuyên đề). - Phần III: Đánh giá kết quả bồi dưỡng. (4) Thời gian bồi dưỡng theo tiêu chuẩn giáo viên tiểu học - Tổng thời gian là: 03 tuần x 05 ngày làm việc/tuần x 08 tiết/ngày = 120 tiết (có thể tổ chức vào ngày nghỉ, tổng thời gian 120 tiết). - Phân bổ thời gian: + Lý thuyết, thảo luận: 72 tiết; + Giải quyết bài tập tình huống, hướng dẫn thực hành: 44 tiết; + Đánh giá kết quả bồi dưỡng: 04 tiết. Xem thêm Quyết định 2001/QĐ-BGDĐT năm 2023 có hiệu lực từ ngày 11/7/2023.
Có cần phải đi học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm khi chuyển sang giáo viên tiểu học?
Xin anh chị. Tôi vào năm 2001 tôi đã có bằng trung cấp sư phạm 9+3 hệ giáo viên tiểu học, và đó tôi đi học lớp sư phạm giáo dục thể chất và đến nay tôi có bằng cử nhân sư phạm giáo dục thể chất và đang giảng dạy trường THCS, đồng thời cũng là GV THCS hạng II. Nay có thông tư 11, tôi muốn xuống giảng dạy lớp tiểu học, như vậy tôi có cần phải đi học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm không ạ. Xin cảm ơn
Giáo viên tiểu học hạng II chưa đạt chuẩn thì hưởng lương như thế nào?
Theo Khoản 3 Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 20/03/2021) quy định như sau: Trường hợp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.07) do chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng II (mã số V.07.03.28) nên bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng II (mã số V.07.03.28) thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng. Căn cứ quy định trên có thể hiểu là giáo viên tiểu học (GVTH) hạng II cũ do chưa đạt đủ các tiêu chuẩn của hạng II (mới) nên được bổ nhiệm vào GVTH hạng III (mới). Sau khi đạt các tiêu chuẩn hạng II (mới) thì sẽ được bổ nhiệm vào hạng II (mới). Do đó, trường hợp chưa đạt chuẩn sẽ được hưởng hệ số lương theo GVTH hạng III, cụ thể tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 Thông tư 02 này quy định: Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm quy định tại Thông tư 02 về tiêu chuẩn của các hạng chức danh nghề nghiệp.
Định mức tiết dạy giáo viên Tiểu học
Thưa luật sư. Tôi muốn hỏi định mức tiết dạy của giáo viên Tiểu học cụ thể là khối 1 là 23 tiết phải không? Theo luật giáo dục mới có hiệu luật từ 01/07/2020 thì Giáo viên chủ nhiệm khối 1 được giảm bao nhiêu tiết? trưởng khối (tổ trưởng chuyên môn) khối 1 được giảm bao nhiêu tiết? Và các chức vụ khác được giảm bao nhiêu tiết dạy? Nếu giáo viên dạy quá số tiết quy định có được tính tiền thêm giờ không? Cảm ơn luật sư!
Thắc mắc về bằng cấp theo Luật Giáo dục mới
Tôi là giáo viên tin học tiểu học, đã thi viên chức 2017. Bằng cấp của tôi là Đại học Công nghệ thông tin và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Theo như Luật Giáo dục mới áp dụng từ ngày 01/7/2020, bắt buộc là bằng đại học sư phạm vậy tôi có bị ảnh hưởng không?
Mức đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên tiểu học hiện nay là bao nhiêu?
Em là kế toán của 1 trường mầm non công lập, nhưng không biết mức đóng BHXH đối với giáo viên tiểu học là như thế nào? Mong được giải đáp. Trả lời: Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng bắt buộc đóng BHXH như sau: "a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; c) Cán bộ, công chức, viên chức; d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; ..." Như vậy, giáo viên tiểu học (viên chức, giáo viên hợp đồng từ đủ 1 tháng trở lên) bắt buộc đóng BHXH. Mặt khác, căn cứ Điều 85, 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức đóng BHXH như sau: - Người lao động (giáo viên mầm non) đóng 10.5% mức lương; - Người sử dụng lao động đóng 21.5% mức lương đóng BHXH của giáo viên.
Thêm chương trình ngoại khóa cho học sinh tiểu học
Đó là nội dung tại Thông tư mới về Điều lệ trường tiểu học, dự kiến sẽ thay thế Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT và Thông tư 50/2012/TT-BGDĐT trong thời gian tới. Cụ thể, chương trình giáo dục cho học sinh tiểu học sẽ bao gồm các môn học theo chương trình sách giáo khoa quy định và chương trình ngoại khóa để các bé có thể trải nghiệm nhằm hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất, bồi dưỡng năng khiếu, giúp học sinh yếu, phù hợp đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ. Cấm giáo viên tiểu học “chạy thành tích” Theo đó, nghiêm cấm giáo viên tiểu học cố tình đánh giá sai chất lượng giáo dục của học sinh. Đồng thời, các hành vi xuyên tạc nội dung giáo dục, dạy không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước Việt Nam, dạy sai nội dung, kiến thức đều bị nghiêm cấm. Lớp trưởng, lớp phó còn có tên gọi mới Đó là “Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng tự quản học sinh”. Bên cạnh đó, một lớp có thể chia thành các tổ, ban hoặc nhóm học sinh. Mỗi tổ, ban hoặc nhóm phải có tổ trưởng – tổ phó, trưởng ban – phó ban, trưởng nhóm – phó nhóm. Trường tiểu học được quyền tự chủ kế hoạch dạy Căn cứ vào chương trình giáo dục và kế hoạch năm học, nhà trường được tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình kế hoạch các hoạt động giáo dục phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh và điều kiện của địa phương, nhà trường. Các trường phải bố trí phòng tham vấn học sinh Ngoài các phòng phục vụ học tập theo Thông tư 40, Thông tư mới bắt buộc các trường phải tăng cường thêm phòng tham vấn học sinh, giúp các em có thể giải bày những tâm tư, nguyện vọng của mình với mục đích định hướng đúng đắn sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ. Chỉ được phép chuyển trường nếu trường tiếp nhận đồng ý Học sinh tiểu học có quyền được học tiểu học tại nơi mình cư trú, nếu có nhu cầu chuyển trường học ngoài nơi cư trú thì phải được trường chuyển đến đồng ý tiếp nhận. Hồ sơ gồm: - Đơn xin học chuyển trường của cha mẹ hay người giám hộ học sinh. - Học bạ. - Bản sao giấy khai sinh. - Bảng nhận xét tổng hợp quá trình học tập, rèn luyện của học sinh tính đến thời gian học sinh chuyển trường (với trường hợp học sinh chuyển trường trước thời điểm kết thúc học kỳ) Xem chi tiết tại dự thảo Thông tư mới về Điều lệ trường tiểu học (file đính kèm)
Thời gian nâng bậc lương của GV tiểu học đang hưởng phụ cấp thâm niên được chuyển sang ngạch mới
Việc chuyển ngạch là một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của giáo viên tiểu học. Vậy, khi chuyển sang ngạch mới, thời gian nâng bậc lương của giáo viên tiểu học sẽ như thế nào? (1) Thời gian nâng bậc lương đối với giáo viên tiểu học đang hưởng phụ cấp thâm niên mà chuyển sang ngạch mới Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, chức danh nghề nghiệp của giáo viên tiểu học được chia thành ba hạng như sau: - Giáo viên tiểu học hạng III: Mã số V.07.03.29 - Giáo viên tiểu học hạng II: Mã số V.07.03.28 - Giáo viên tiểu học hạng I: Mã số V.07.03.27 Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, việc xếp lương khi bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp này sẽ được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định cách xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, hoặc chuyển loại công chức và viên chức, cũng như theo các quy định hiện hành của pháp luật. Cụ thể, tại điểm b khoản 1 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV có nêu rõ rằng: Nếu giáo viên đang nhận phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì khi chuyển sang ngạch mới, việc xếp lương sẽ dựa vào tổng hệ số lương cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung mà họ đang hưởng ở ngạch cũ. Họ sẽ được xếp vào hệ số lương ở ngạch mới tương đương hoặc cao hơn gần nhất. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau sẽ được tính từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Do đó, nếu giáo viên tiểu học đang nhận phụ cấp thâm niên ở ngạch cũ và chuyển sang ngạch mới theo Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, thời gian xét nâng bậc lương ở ngạch mới sẽ bắt đầu từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Ví dụ: Bà Trần Thị A đang nhận 6% phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch chuyên viên (mã số 01.003) từ ngày 01/04/2007, với tổng hệ số lương là 5,28. Sau khi thi đạt và được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính (mã số 01.002) vào ngày 01/02/2008, bà A sẽ được xếp vào hệ số lương cao hơn gần nhất là 5,42 (bậc 4 ngạch chuyên viên chính). Thời gian hưởng lương và xét nâng bậc lương tiếp theo của bà A sẽ được tính từ ngày 01/02/2008. (2) Hệ số lương các ngạch của giáo viên tiểu học Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau: - Giáo viên tiểu học hạng III - Mã số V.07.03.29: được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98; - Giáo viên tiểu học hạng II - Mã số V.07.03.28: được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38; - Giáo viên tiểu học hạng I -Mã số V.07.03.27: được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78. (3) Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học là gì? Theo Điều 2a Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT được bổ sung bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học bao gồm: - Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục tiểu học. - Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh. - Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. - Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo. Việc tuân thủ nghiêm túc các tiêu chuẩn này không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà còn là yếu tố quan trọng để giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng tạo dựng được uy tín, niềm tin với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Hỏi đáp về quy định xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học
Lý do cần được giải đáp: Thực hiện “thông tư 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi quy định bổ nhiểm, xếp lương giáo viên’’. Trường tiểu học Bế Văn Đàn là đơn vị nơi tôi đang công tác; hiện nay đơn vị chúng tôi đang thực hiện công tác rà soát một số đối tượng là cán bộ công chức, viên chức thuộc diện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp: Theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, “về cách tính thời gian giữ hạn tương đương’’ cụ thể như sau: Trường hợp của đơn vị chúng tôi là: Cô Trần Lệ Thủy được ký hợp đồng lao động có xác định thời hạn là ngày 09/01/2012; Thời gian được tham gia đóng bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế từ tháng 01 năm 2012; Trình độ chuyên môn: Cử nhân giáo dục tiểu học; Mức lương chính: Hệ số 2.34 X mức lương tối thiểu (hiện hành), (thời hạn thử việc theo quy định là 12 tháng). Sau khi hết thời gian thử việc cô Trần Lệ Thủy được ký bổ sung phụ lục hợp đồng lao động ‘‘không xác định thời hạn từ ngày 01/09/2013 đến khi có kết quả tuyển dụng viên chức ngạch giáo viên gần nhất tại thành phố Buôn Ma Thuột’’; Tiền lương tạm xếp vào bậc 1/9; hệ số 2.34 thuộc chức danh nghề nghiệp Giáo viên tiểu học hạng II, mã số: V.07.03.07, thời gian hưởng tứ ngày 01/09/2013, thời gian được tính nâng bậc lương lần sau kể từ ngày 01/09/2013. Đến ngày 19/02/2021 cô Trần Lệ Thủy có Quyết định về việc tuyển dụng viên chức; Trình độ chuyên môn: Đại học Giáo dục tiểu học, vẫn công tác tại trường tiểu học Bế Văn Đàn, theo hình thức: Hợp đồng làm việc (miễn thời gian tập sự); Về tiền lương xếp vào bậc: 7/12; Hệ số: 3,06; kể từ ngày 19/02/2021; Chức danh nghề nghiệp: Giáo viên tiểu học hạng IV (mới), (tương đương hạng III cũ) – Mã số: V.07.03.09; Thời gian tính nâng lương lần sau từ ngày 01/09/2019. Đến ngày 24/5/2022 cô Trần Lệ Thủy có Quyết định về việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xét lương đối với viên chức; từ chức danh nghề nghiệp Giáo viên tiểu học hạng IV; Mã số: V.07.03.09; Bậc lương 8/12; Hệ số lương: 3.26 vào chức danh nghề nghiệp Giáo viên tiểu học hạng III; Mã số: V.07.03.29; Bậc lương: 4/9; Hệ số lương: 3.33 kể từ ngày 01/09/2021. Quá trính tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đươc tính từ tháng 01/2012 liên tục cho đến nay là 10 năm 10 tháng. Vậy theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau: Điểm d: Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng. Trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật bảo hiểm xã hội, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. Theo Công văn số: 4306/BGDĐT-NGCBQLGD ‘‘V/v bổ nhiệm CDNN giáo viên mầm non, phổ thông’’ ngày 14/8/2023; tại mục 3. ‘‘Về quy định thời gian giữ hạng tương đương’’; Khoản 3.2. ‘‘Đối với trường hợp giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng III đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên CDNN giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng II’’ Điểm a) Từ thời điểm giáo viên đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của cấp học, thời gian được xác định tương đương với thời gian giữ CDNN giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng III mới bao gồm: Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc[4]; thời gian giữ các ngạch giáo viên tương đương với hạng IV và hạng III; thời gian giữ CDNN giáo viên hạng IV và hạng III và thời gian khác được cơ quan có thẩm quyền xác định tương đương với hạng IV và hạng III khi thực hiện chuyển CDNN (không kể thời gian tập sự). Vây trường hợp của cô Trần Lệ thủy có đủ điều kiện xét dự thăng hạng giáo viên tiểu học hạng II (hai) không? Tôi xin chân thành cảm ơn! Người hỏi đáp: Nguyễn Đình Phương
Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học hiện hành?
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần. Định mức tiết dạt của giáo viên tiểu học được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông 1. Giáo viên tiểu học và vai trò của giáo viên - Theo quy định tại Luật giáo dục 2019 thì nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục trừ viện hàn lâm, viện do thủ tướng chính phủ thành lập để đào tạo tiến sĩ. - Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên. Giáo viên - người soạn giáo án và tiến hành việc giảng dạy các tiết học cho học sinh. - Ngoài ra, giáo viên còn chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển nội dung chương trình đào tạo và ra đề, chấm điểm các bài kiểm tra để đánh giá năng lực học sinh. - Giáo viên nữa được gọi là cô giáo và giáo viên nam là thầy giáo. Giáo viên tiểu học là nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy tại cơ sở giáo dục tiểu học, tiểu học là cấp bậc rất quan trọng, bở nội dung chương trình học ở cấp bậc này trang bị những kiến thức nền tảng và khái quát; giúp cho học sinh học tập tốt hơn ở các cấp tiếp theo. Bên cạnh đó, kỹ năng học tập và đạo đức của các em cũng được rèn luyện trong thời gian tiểu học. - Thời nay, vai trò của giáo viên ngày càng quan trọng vì họ có ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển của kinh tế. Cụ thể như sau: + Đối với cá nhân thì truyền đạt kiến thức và định hướng con đường học tập của học sinh. Đào tạo nhân cách, thái độ và năng lực của các cá nhân, là tấm gương về tinh thần tự học, đam mê tri thức cầu lối giữa học sinh, phụ huynh học sinh và nhà trường trong việc trao đổi cập nhật thông tin. + Đối với xã hội thì tạo ra nguồn nhân lực chất lượng giúp cho đất nước phát triển, bồi dưỡng và rèn luyện nhân cách, phẩm chất để học viên có thể trở thành công dân có đạo đức trong xã hội cố vấn hướng dẫn và trang bị học viên những kỹ năng và tâm lý cần thiết trong một xã hội luôn biến đổi không ngừng 2. Định mức tiết dạy đối với giáo viên tiểu học hiện hành 2.1 Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Quy định chế độ làm việc với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định thì định mức tiết dạy là số tiết dạy lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể: định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông, của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, định mức tiết dạy của giáo viên trường lớp danh cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở, định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết. Như vậy, định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học nói chung theo quy định chuẩn là 23 tiết. 2.2 Giảm tiết dạy đối với giáo viên chủ nhiệm trường tiểu học - Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định thì chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn thì giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/ tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/ tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán chú được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần. Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần, giáo viên kiêm nghiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện nếu các công tác chưa có cán bộ chuyên trách được tính giảm từ 2-3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định. Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần, tổ phó chuyên môn được giảm 1 tiết/tuần.
Giáo viên không cần bằng đại học công tác 09 năm thì có thể thăng hạng?
Thời gian qua, nhiều bình luận, ý kiến về việc thăng hạng giáo viên theo hình thức xét thăng hạng hay thi tuyển đã là nội dung mà nhiều người quan tâm. Đặc biệt, trong đó nội dung gây tranh cãi rằng giáo viên không cần bằng đại học thì đủ 09 năm giảng dạy thì đương nhiên thăng hạng? Tiêu chí xét thăng hạng đối với giáo viên hiện nay được quy định ra sao? (1) Đối với giáo viên mầm non để được xét thăng hạng I Được quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT (sửa đổi bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT) quy định viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên mầm non xét thăng hạng I là có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên. (2) Đối với giáo viên tiểu học để được xét thăng hạng II Được quy định tại Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT (sửa đổi bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT) viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên tiểu học có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành. (3) Đối với giáo viên trung học cơ sở để được xét thăng hạng II Được quy định tại Điều 4 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT (sửa đổi bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT) viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III hoặc tương đương đủ từ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự), tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên trung học cơ sở là có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành;Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở. (4) Đối với giáo viên trung học phổ thông để được xét thăng hạng II Được quy định tại Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT (sửa đổi bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT) viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên trung học phổ thông là có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành. Theo các quy định trên thì giáo viên hạng III (kể cả giáo viên mầm non hạng II) chỉ cần có đủ 9 năm giữ hạng này, không cần biết là theo tiêu chuẩn cũ hay mới, là đủ điều kiện để xét thăng hạng. Vậy giáo viên sẽ được lựa chọn thi nâng hạng hay thực hiện xét thăng hạng? Hiện nay, Bộ cho biết việc tổ chức thăng hạng bằng hình thức thi hay xét là lựa chọn của địa phương. Tuy nhiên, đề xuất của giáo viên về việc bỏ thi thăng hạng là có căn cứ. Do đó, Bộ Nội vụ đang tham mưu Chính phủ để bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, đồng thời Bộ GD&ĐT đã nhất trí với đề xuất này. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị địa phương căn cứ tình hình thực tiễn để cân nhắc, lựa chọn hình thức phù hợp trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên. Như vậy, căn cứ các quy định hiện hành thì giáo viên hạng III (kể cả giáo viên mầm non hạng II) chỉ cần có đủ 9 năm giữ hạng này, không cần biết là theo tiêu chuẩn cũ hay mới, là đủ điều kiện để xét thăng hạng, tuy nhiên để lựa chọn xét thăng hạng hay thi tuyển thì còn tùy thuộc vào từng địa phương và đây cũng là một tiêu chí trong rất nhiều quy định về thăng hạng khác. Bảng lương giáo viên 3 cấp trước và sau ngày 01/7/2023 Giáo viên tiểu học, THCS, THPT Đơn vị: 1.000 đồng Nhóm ngạch Bậc1 Bậc2 Bậc3 Bậc4 Bậc5 Bậc6 Bậc7 Bậc8 Bậc9 Giáo viên hạng III Hệ số 2.34 2.67 3 3.33 3.66 3.99 3.32 4.65 4.98 Lương trước 1/7/2023 3.487 3.978 4.470 4.962 4.453 5.945 6.437 6.929 7.420 Lương sau 1/7/2023 4.212 4.806 5.400 5.994 6.588 7.182 7.776 8.370 8.964 Giáo viên hạng II Hệ số 4 4.43 4.68 5.02 5.36 5.7 6.04 6.38 Lương trước 1/7/2023 5.960 6.467 6.973 7.480 7.986 8.493 9.000 9.506 Lương sau 1/7/2023 7.200 7.812 8.424 9.036 9.648 10.260 10.872 11.484 Giáo viên hạng I Hệ số 4.4 4.74 5.08 5.42 5.76 6.1 6.44 6.78 Lương trước 1/7/2023 6.556 7.063 7.569 9.076 8.582 9.089 9.596 10.102 Lương sau 1/7/2023 7.920 8.532 9.144 9.756 10.368 10.908 11.592 12.204
Giáo viên tiểu học tham gia bồi dưỡng theo chương trình mới từ ngày 11/7/2023
Ngày 11/7/2023 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vừa có Quyết định 2001/QĐ-BGDĐT năm 2023 ban hành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Theo đó, giáo viên tiểu học tham gia bồi dưỡng theo chương trình mới từ ngày 11/7/2023 theo nội dung sau: (1) Đối tượng tham gia bồi dưỡng theo tiêu chuẩn giáo viên tiểu học - Thứ nhất là viên chức giảng dạy chương trình giáo dục tiểu học bao gồm: Giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (sau đây gọi chung là giáo viên tiểu học) trong các trường tiểu học, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp tiểu học, trường chuyên biệt công lập và các cơ sở giáo dục khác giảng dạy chương trình giáo dục tiểu học chưa có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định. - Thứ hai là các cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học. (2) Mục tiêu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn giáo viên tiểu học - Mục tiêu chung Trang bị kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp và bồi dưỡng thái độ tích cực cho học viên trong hoạt động nghề nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học. - Mục tiêu cụ thể sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng học viên có thể: + Hiểu đúng, đầy đủ, chính xác chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học và có thể triển khai thực hiện vào các nhiệm vụ được giao; + Phân tích được được những nội dung cơ bản về quản lý nhà nước đối với giáo dục phổ thông; + Phân tích được các xu thế cập nhật về phát triển giáo dục phổ thông trên thế giới, các quan điểm đổi mới giáo dục tiểu học trong bối cảnh hiện nay; + Xác định được vai trò, vị trí, trách nhiệm và tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ trước yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Chủ động trong phát triển nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; + Thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. (3) Khối lượng kiến thức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn giáo viên tiểu học Chương trình gồm 08 chuyên đề, được bố cục thành 03 phần: - Phần I: Kiến thức chung (gồm 03 chuyên đề). - Phần II: Kiến thức về hoạt động nghề nghiệp (gồm 05 chuyên đề). - Phần III: Đánh giá kết quả bồi dưỡng. (4) Thời gian bồi dưỡng theo tiêu chuẩn giáo viên tiểu học - Tổng thời gian là: 03 tuần x 05 ngày làm việc/tuần x 08 tiết/ngày = 120 tiết (có thể tổ chức vào ngày nghỉ, tổng thời gian 120 tiết). - Phân bổ thời gian: + Lý thuyết, thảo luận: 72 tiết; + Giải quyết bài tập tình huống, hướng dẫn thực hành: 44 tiết; + Đánh giá kết quả bồi dưỡng: 04 tiết. Xem thêm Quyết định 2001/QĐ-BGDĐT năm 2023 có hiệu lực từ ngày 11/7/2023.
Có cần phải đi học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm khi chuyển sang giáo viên tiểu học?
Xin anh chị. Tôi vào năm 2001 tôi đã có bằng trung cấp sư phạm 9+3 hệ giáo viên tiểu học, và đó tôi đi học lớp sư phạm giáo dục thể chất và đến nay tôi có bằng cử nhân sư phạm giáo dục thể chất và đang giảng dạy trường THCS, đồng thời cũng là GV THCS hạng II. Nay có thông tư 11, tôi muốn xuống giảng dạy lớp tiểu học, như vậy tôi có cần phải đi học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm không ạ. Xin cảm ơn
Giáo viên tiểu học hạng II chưa đạt chuẩn thì hưởng lương như thế nào?
Theo Khoản 3 Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 20/03/2021) quy định như sau: Trường hợp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.07) do chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng II (mã số V.07.03.28) nên bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng II (mã số V.07.03.28) thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng. Căn cứ quy định trên có thể hiểu là giáo viên tiểu học (GVTH) hạng II cũ do chưa đạt đủ các tiêu chuẩn của hạng II (mới) nên được bổ nhiệm vào GVTH hạng III (mới). Sau khi đạt các tiêu chuẩn hạng II (mới) thì sẽ được bổ nhiệm vào hạng II (mới). Do đó, trường hợp chưa đạt chuẩn sẽ được hưởng hệ số lương theo GVTH hạng III, cụ thể tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 Thông tư 02 này quy định: Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm quy định tại Thông tư 02 về tiêu chuẩn của các hạng chức danh nghề nghiệp.
Định mức tiết dạy giáo viên Tiểu học
Thưa luật sư. Tôi muốn hỏi định mức tiết dạy của giáo viên Tiểu học cụ thể là khối 1 là 23 tiết phải không? Theo luật giáo dục mới có hiệu luật từ 01/07/2020 thì Giáo viên chủ nhiệm khối 1 được giảm bao nhiêu tiết? trưởng khối (tổ trưởng chuyên môn) khối 1 được giảm bao nhiêu tiết? Và các chức vụ khác được giảm bao nhiêu tiết dạy? Nếu giáo viên dạy quá số tiết quy định có được tính tiền thêm giờ không? Cảm ơn luật sư!
Thắc mắc về bằng cấp theo Luật Giáo dục mới
Tôi là giáo viên tin học tiểu học, đã thi viên chức 2017. Bằng cấp của tôi là Đại học Công nghệ thông tin và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Theo như Luật Giáo dục mới áp dụng từ ngày 01/7/2020, bắt buộc là bằng đại học sư phạm vậy tôi có bị ảnh hưởng không?
Mức đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên tiểu học hiện nay là bao nhiêu?
Em là kế toán của 1 trường mầm non công lập, nhưng không biết mức đóng BHXH đối với giáo viên tiểu học là như thế nào? Mong được giải đáp. Trả lời: Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng bắt buộc đóng BHXH như sau: "a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; c) Cán bộ, công chức, viên chức; d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; ..." Như vậy, giáo viên tiểu học (viên chức, giáo viên hợp đồng từ đủ 1 tháng trở lên) bắt buộc đóng BHXH. Mặt khác, căn cứ Điều 85, 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức đóng BHXH như sau: - Người lao động (giáo viên mầm non) đóng 10.5% mức lương; - Người sử dụng lao động đóng 21.5% mức lương đóng BHXH của giáo viên.
Thêm chương trình ngoại khóa cho học sinh tiểu học
Đó là nội dung tại Thông tư mới về Điều lệ trường tiểu học, dự kiến sẽ thay thế Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT và Thông tư 50/2012/TT-BGDĐT trong thời gian tới. Cụ thể, chương trình giáo dục cho học sinh tiểu học sẽ bao gồm các môn học theo chương trình sách giáo khoa quy định và chương trình ngoại khóa để các bé có thể trải nghiệm nhằm hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất, bồi dưỡng năng khiếu, giúp học sinh yếu, phù hợp đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ. Cấm giáo viên tiểu học “chạy thành tích” Theo đó, nghiêm cấm giáo viên tiểu học cố tình đánh giá sai chất lượng giáo dục của học sinh. Đồng thời, các hành vi xuyên tạc nội dung giáo dục, dạy không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước Việt Nam, dạy sai nội dung, kiến thức đều bị nghiêm cấm. Lớp trưởng, lớp phó còn có tên gọi mới Đó là “Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng tự quản học sinh”. Bên cạnh đó, một lớp có thể chia thành các tổ, ban hoặc nhóm học sinh. Mỗi tổ, ban hoặc nhóm phải có tổ trưởng – tổ phó, trưởng ban – phó ban, trưởng nhóm – phó nhóm. Trường tiểu học được quyền tự chủ kế hoạch dạy Căn cứ vào chương trình giáo dục và kế hoạch năm học, nhà trường được tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình kế hoạch các hoạt động giáo dục phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh và điều kiện của địa phương, nhà trường. Các trường phải bố trí phòng tham vấn học sinh Ngoài các phòng phục vụ học tập theo Thông tư 40, Thông tư mới bắt buộc các trường phải tăng cường thêm phòng tham vấn học sinh, giúp các em có thể giải bày những tâm tư, nguyện vọng của mình với mục đích định hướng đúng đắn sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ. Chỉ được phép chuyển trường nếu trường tiếp nhận đồng ý Học sinh tiểu học có quyền được học tiểu học tại nơi mình cư trú, nếu có nhu cầu chuyển trường học ngoài nơi cư trú thì phải được trường chuyển đến đồng ý tiếp nhận. Hồ sơ gồm: - Đơn xin học chuyển trường của cha mẹ hay người giám hộ học sinh. - Học bạ. - Bản sao giấy khai sinh. - Bảng nhận xét tổng hợp quá trình học tập, rèn luyện của học sinh tính đến thời gian học sinh chuyển trường (với trường hợp học sinh chuyển trường trước thời điểm kết thúc học kỳ) Xem chi tiết tại dự thảo Thông tư mới về Điều lệ trường tiểu học (file đính kèm)