Tải mẫu thời khóa biểu đẹp file Word, file Excel? Quy định về tập vở của học sinh TPHCM?
Một năm học mới lại bắt đầu thì nhu cầu học sinh tìm các mẫu thời khoá biểu đẹp để tạo cảm hứng học tập sẽ càng tăng cao. Bài viết sau đây sẽ cung cấp mẫu thời khoá biểu đẹp file Word, file Excel và hiện nay học sinh tại TPHCM sử dụng tập vở thế nào? Tải mẫu thời khóa biểu đẹp file Word, file Excel Thời khóa biểu là bản kê thời gian lên lớp cho các môn học khác nhau trong tuần, thường được sử dụng ở các trường tiểu học và trung học. Thời khóa biểu giúp học sinh sắp xếp thời gian hợp lý và chuẩn bị bài vở cho đúng, đảm bảo việc học hiệu quả hơn. Xem thêm: Ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ gây ra bằng cách nào? STK của Ủy ban MTTQ Việt Nam? Sau đây mà một số mẫu thời khóa biểu đẹp cho học sinh các cấp: Tải mẫu thời khóa biểu đẹp file Word 1: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2024/9/05/mau-thoi-khoa-bieu-file-word.doc Tải mẫu thời khóa biểu đẹp file Word 2: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2024/9/05/mau-thoi-khoa-bieu-file-word-2.doc.docx Tải mẫu thời khóa biểu đẹp file Word 3: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2024/9/05/mau-thoi-khoa-bieu-file-word-3.doc.docx Tải mẫu thời khóa biểu đẹp file Word 4: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2024/9/05/mau-thoi-khoa-bieu-file-word-4.doc.docx Tải mẫu thời khóa biểu đẹp file Word 5: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2024/9/05/mau-thoi-khoa-bieu-file-word-5.doc.docx Tải mẫu thời khóa biểu đẹp file Excel 1: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2024/9/05/mau-thoi-khoa-bieu-excel-1.xls Tải mẫu thời khóa biểu đẹp file Excel 2: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2024/9/05/mau-thoi-khoa-bieu-excel-2.xlsx Tải mẫu thời khóa biểu đẹp file Excel 3: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2024/9/05/mau-thoi-khoa-bieu-excel-3.xlsx Quy định về tập vở của học sinh tại TPHCM Cũng tại Công văn 5432/SGDĐT-GDTH ngày 30/8/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM cũng đã quy định về tập vở của học sinh như sau: Các khối thống nhất sử dụng 3 loại vở ô li: - Vở Toán: Dùng ghi chép các kiến thức liên quan đến môn Toán và làm bài tập luyện tập Toán. - Vở Tiếng Việt: Dùng ghi chép các kiến thức liên quan đến môn Tiếng Việt. - Vở Bài học: Dùng ghi các môn còn lại. Riêng lớp 1 không bắt buộc phải có Vở Bài học, khuyến khích học sinh lớp 1 sử dụng Vở Bài học từ giữa học kì 2 của năm học. Lưu ý: - Học sinh có thể viết Phiếu đọc sách hoặc Nhật kí đọc sách vào vở Tiếng Việt. - Đối với lớp 4 và lớp 5, khuyến khích học sinh nghe - ghi một số nội dung quan trọng trong bài giảng của giáo viên vào vở Tiếng Việt. - Trong trường hợp học sinh đã ghi chép và làm bài tập trên những loại vở khác thì không bắt buộc có thêm vở ô li và ngược lại. Như vậy, vở Toán, vở tiếng Việt và vở bài học và vở bài học thì học sinh các cấp TPHCM đều thống nhất sử dụng vở ô ly. Xem thêm: Ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ gây ra bằng cách nào? STK của Ủy ban MTTQ Việt Nam? Quy định về giờ vào lớp của học sinh tại TPHCM Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM đã ban hành Công văn 5432/SGDĐT-GDTH ngày 30/8/2024 về hướng dẫn một số hoạt động đầu năm và chuẩn bị vào năm học mới 2024-2025 cấp tiểu học. Trong đó, quy định về thời gian học tập của học sinh như sau: Hiệu trưởng chủ động sắp xếp kế hoạch nhà trường, xây dựng thời khoá biểu linh hoạt, phù hợp, mỗi ngày thực hiện tối thiểu 7 tiết, khuyến khích thực hiện sáng 4 tiết, chiều 3 tiết. Bên cạnh 7 tiết trong chương trình giáo dục phổ thông mỗi ngày, nhà trường có thể xây dựng Chương trình Nhà trường và kế hoạch tổ chức thêm các hoạt động khác tuỳ theo nhu cầu và năng lực của học sinh và thỏa thuận với Cha mẹ học sinh. Sau giờ học mỗi ngày, nhà trường có thể xây dựng kế hoạch tổ chức các câu lạc bộ sau giờ chính khoá cho học sinh cho đến khi học sinh được đón về. Các kế hoạch này phải được cấp trên có thẩm quyền phê duyệt trước khi tiến hành. Nhà trường cần bảo đảm khung thời gian mỗi ngày như sau: - Đối với các lớp học hai buổi/ngày: + Thời gian vào tiết đầu tiên của buổi sáng từ 7g30 trở đi và không trễ hơn 7g45; + Thời gian vào tiết đầu tiên của buổi chiều không sớm hơn 13g30. Như vậy, giờ vào lớp của học sinh các cấp tại TPHCM sẽ bắt đầu buổi sáng từ 7g30 và không trễ hơn từ 7g45, buổi chiều không sớm hơn 13g30.
Tải mẫu CV xin việc file Word? Có bắt buộc phải thử việc trước khi làm chính thức không?
CV là một trong những thành phần không thể thiếu trong hồ sơ xin việc và khi ứng viên đi phỏng vấn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số mẫu CV xin việc file Word và trả lời cho câu hỏi có phải thử việc trước khi ký hợp đồng lao động chính thức không? Tải mẫu CV xin việc file Word? Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu CV đẹp và bắt mắt. Tuy nhiên khi lựa chọn các mẫu hoặc tự thiết kế CV thì ứng viên cần lưu ý một số nguyên tắc sau: - CV nên chỉ chứa những thông tin quan trọng trong một trang giấy để nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng nắm bắt được thông tin. - Lựa chọn font chữ dễ đọc: Chọn font chữ đơn giản, dễ đọc và tránh những kiểu chữ quá phức tạp. Kích thước chữ cũng nên hợp lý, không quá nhỏ. - Kiểm tra lỗi chính tả: Trước khi gửi CV, hãy rà soát cẩn thận để tránh các lỗi đánh máy và đảm bảo tính chuyên nghiệp. Theo đó, ứng viên có thể tham khảo một số mẫu CV xin việc như sau: Tải mẫu CV xin việc file Word 1: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/04/Mau-cv-xin-viec-file-word.docx Tải mẫu CV xin việc file Word 2: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/04/mau-cv-xin-viec-file-word-2.docx Tải mẫu CV xin việc file Word 3: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/04/mau-cv-xin-viec-file-word-3.docx Tải mẫu CV xin việc file Word 4: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/04/mau-cv-xin-viec-4.docx Tải mẫu CV xin việc file Word 5: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/04/mau-cv-xin-viec-5.docx Có bắt buộc phải thử việc trước khi làm chính thức không? Theo Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thử việc như sau: - Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc. - Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung sau: + Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động; + Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động; + Công việc và địa điểm làm việc; + Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; + Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; + Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động. - Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng. Như vậy, hiện tại pháp luật chỉ quy định hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng sẽ không được thử việc, còn đối với các loại hợp đồng lao động còn lại không quy định là có bắt buộc thử việc hay không mà sẽ theo thoả thuận của người lao động và người sử dụng lao động. Thời gian thử việc tối đa theo quy định pháp luật là bao lâu? Theo Điều 25 Bộ luật lao động 2019 quy định thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây: - Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; - Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; - Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; - Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác. Như vậy, thời gian thử việc đối với các công việc thông thường là 60 ngày (2 tháng), đối với chức danh quản lý là 180 ngày (6 tháng),...
Mẫu 08 Thông tư 105 file Word và hướng dẫn cách điền
Mẫu 08 Thông tư 105 là mẫu gì? Cách điền Mẫu 08 Thông tư 105 như thế nào? Khi tách, sáp nhập hoặc hợp nhất doanh nghiệp thì có điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế không? Mẫu 08 Thông tư 105 file Word và hướng dẫn cách điền Mẫu 08 Thông tư 105/2020/TT-BTC hiện nay là mẫu tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế. Xem và tải miễn phí Mẫu 08 Thông tư 105 file Word: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/30/mau-so-08-mst.doc Theo đó, cách điền tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế như sau: - Chọn đối tượng thực hiện tờ khai: + Doanh nghiệp, hợp tác xã; + Tổ chức; + Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; + Cá nhân; + Khác. - Điền các thông tin cơ bản: Tên người nộp thuế, Mã số thuế, Địa chỉ trụ sở chính (đối với tổ chức), Thông tin đại lý thuế (nếu có); - Đăng ký bổ sung, thay đổi các chỉ tiêu đăng ký thuế: + Cột (1) Chỉ tiêu: Ghi tên các chỉ tiêu có thay đổi trên tờ khai đăng ký thuế hoặc các bảng kê kèm theo hồ sơ đăng ký thuế. + Cột (2) Thông tin đăng ký cũ: Ghi lại nội dung thông tin đăng ký thuế đã kê khai trong lần đăng ký thuế gần nhất. + Cột (3) Thông tin đăng ký mới: Ghi chính xác nội dung thông tin đăng ký thuế mới thay đổi hoặc bổ sung. Khi tách doanh nghiệp thì có điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế không? Theo khoản 2 Điều 20 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về tách tổ chức như sau: - Đối với tổ chức bị tách: Trường hợp sau khi tách, tổ chức bị tách có phát sinh thay đổi thông tin đăng ký thuế, tổ chức phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn là 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Văn bản tương đương khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ gồm: - Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này; - Bản sao Quyết định tách tổ chức hoặc văn bản tương đương; - Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Văn bản tương đương khác. Cơ quan thuế thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế của tổ chức bị tách theo quy định. Tổ chức bị tách vẫn sử dụng mã số thuế đã được cấp trước đây để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ về thuế. - Đối với tổ chức được tách: Tổ chức được tách phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế theo quy định. Căn cứ hồ sơ đăng ký thuế của tổ chức được tách, cơ quan thuế thực hiện các thủ tục và trình tự để cấp mã số thuế cho người nộp thuế theo quy định. Như vậy, khi tách doanh nghiệp thì doanh nghiệp bị tách phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế. Doanh nghiệp bị tách được sử dụng mã số thuế trước đây còn doanh nghiệp được tách thì phải đăng ký thuế và cấp mã số thuế mới. Khi sáp nhập doanh nghiệp thì có điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế không? Theo khoản 3 Điều 20 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về sáp nhập tổ chức như sau: Tổ chức nhận sáp nhập được giữ nguyên mã số thuế. Các tổ chức bị sáp nhập bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế. - Tổ chức bị sáp nhập: Tổ chức bị sáp nhập phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định. Căn cứ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức bị sáp nhập, cơ quan thuế thực hiện thủ tục và trình tự để chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức bị sáp nhập theo quy định. - Tổ chức nhận sáp nhập: Trường hợp sáp nhập làm phát sinh thay đổi thông tin đăng ký thuế, trong thời hạn 10 (mười) làm việc ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ tương đương khác, tổ chức nhận sáp nhập phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Hồ sơ gồm: + Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này; + Bản sao Hợp đồng sáp nhập hoặc văn bản tương đương; + Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Văn bản tương đương khác. Cơ quan thuế thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế của tổ chức nhận sáp nhập theo quy định. Như vậy, khi sáp nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp nhận sáp nhập phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế. Doanh nghiệp nhận sáp nhập được giữ nguyên mã số thuế còn các doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Khi hợp nhất doanh nghiệp thì có điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế không? Theo khoản 4 Điều 20 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về hợp nhất tổ chức như sau: - Tổ chức bị hợp nhất: Các tổ chức bị hợp nhất phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định. Căn cứ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của các tổ chức bị hợp nhất, cơ quan thuế thực hiện thủ tục và trình tự để chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức bị hợp nhất theo quy định. - Tổ chức hợp nhất: Tổ chức hợp nhất phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế theo quy định. Căn cứ hồ sơ đăng ký thuế của tổ chức hợp nhất, cơ quan thuế thực hiện các thủ tục và trình tự để cấp mã số thuế cho người nộp thuế theo quy định. Như vậy, khi hợp nhất doanh nghiệp thì không thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế mà doanh nghiệp bị hợp nhất sẽ chấm dứt hiệu lực mã số thuế còn tổ chức hợp nhất phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế để cấp mã số thuế mới.
Tải mẫu đơn xin việc file word đơn giản? Hồ sơ xin việc bao gồm những gì?
Đơn xin việc là một trong những giấy tờ quan trọng trong hồ sơ xin việc, giúp ứng viên thể hiện nguyện vọng và sự quan tâm đến vị trí đang ứng tuyển. Bài viết sau đây sẽ cung cấp mẫu đơn xin việc file word đơn giản mà vẫn đầy đủ nhất. Tải mẫu đơn xin việc file word đơn giản? Theo quy định pháp luật hiện hành thì không bắt buộc phải có đơn xin việc khi ứng viên ứng tuyển vào một vị trí nào đó tại công ty, cơ quan làm việc. Tuy nhiên thực tế, một số nhà tuyển dụng có thể yêu cầu đơn xin việc như một phần của hồ sơ xin việc, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc các nhà tuyển dụng xem xét hồ sơ. Đơn xin việc thường là cơ hội để ứng viên nêu rõ về bản thân, lý do tại sao họ phù hợp với vị trí ứng tuyển, giúp gia tăng khả năng được chọn. Tham khảo mẫu đơn xin việc file word đơn giản, đầy đủ: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2024/8/27/mau-don-xin-viec.doc Hồ sơ xin việc bao gồm những gì? Quy định hiện hành cũng không bắt buộc những thành phần trong hồ sơ xin việc phải có những gì. Tuy nhiên, thông thường các nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu thành phần hồ sơ xin việc như sau: - 01 sơ yếu lý lịch tự thuật (có công chứng) - 01 đơn xin việc (đánh máy hoặc viết tay) - 01 bản CV cá nhân (tự thiết kế hoặc tham khảo mẫu) - 01 bản sao CMND/CCCD, giấy khai sinh (có công chứng) - 01 bản sao sổ hộ khẩu/giấy xác nhận thông tin về cư trú (có công chứng) - 01 các loại bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến công việc ứng tuyển/ - 01 giấy khám sức khỏe trong vòng 6 tháng gần nhất. - 03-04 ảnh chân dung kích thước 4x6 hoặc 3x4 (tùy theo yêu cầu của công ty). Sở dĩ, nhà tuyển dụng có các yêu cầu trên bởi lẽ theo quy định tại Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động như sau: - Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu. - Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu. Như vậy, việc nhà tuyển dụng yêu cầu các giấy tờ trong hồ sơ xin việc nêu trên là hợp lý bởi lẽ người lao động phải cung cấp các thông tin đó khi giao kết hợp đồng, ngoài ra người lao động cũng được quyền yêu cầu nhà tuyển dụng (người sử dụng lao động) cung cấp các thông tin theo quy định trên. Có bắt buộc người lao động phải thử việc trước khi ký hợp đồng chính thức không? Theo Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về việc thử việc như sau: - Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc. - Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng. - Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và các nội dung sau: + Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động + Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động + Công việc và địa điểm làm việc + Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. + Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: theo thỏa thuận của hai bên hoặc thỏa thuận thực hiện theo nội quy lao động, quy định của người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy định của pháp luật. + Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động: những loại phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động theo thỏa thuận của hai bên hoặc theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của người sử dụng lao động và quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Như vậy, hiện nay pháp luật chỉ quy định không thử việc đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng, đối với hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên không bắt buộc phải có thời gian thử việc mà sẽ tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Tải mẫu thời khóa biểu đẹp file Word, file Excel? Quy định về tập vở của học sinh TPHCM?
Một năm học mới lại bắt đầu thì nhu cầu học sinh tìm các mẫu thời khoá biểu đẹp để tạo cảm hứng học tập sẽ càng tăng cao. Bài viết sau đây sẽ cung cấp mẫu thời khoá biểu đẹp file Word, file Excel và hiện nay học sinh tại TPHCM sử dụng tập vở thế nào? Tải mẫu thời khóa biểu đẹp file Word, file Excel Thời khóa biểu là bản kê thời gian lên lớp cho các môn học khác nhau trong tuần, thường được sử dụng ở các trường tiểu học và trung học. Thời khóa biểu giúp học sinh sắp xếp thời gian hợp lý và chuẩn bị bài vở cho đúng, đảm bảo việc học hiệu quả hơn. Xem thêm: Ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ gây ra bằng cách nào? STK của Ủy ban MTTQ Việt Nam? Sau đây mà một số mẫu thời khóa biểu đẹp cho học sinh các cấp: Tải mẫu thời khóa biểu đẹp file Word 1: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2024/9/05/mau-thoi-khoa-bieu-file-word.doc Tải mẫu thời khóa biểu đẹp file Word 2: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2024/9/05/mau-thoi-khoa-bieu-file-word-2.doc.docx Tải mẫu thời khóa biểu đẹp file Word 3: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2024/9/05/mau-thoi-khoa-bieu-file-word-3.doc.docx Tải mẫu thời khóa biểu đẹp file Word 4: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2024/9/05/mau-thoi-khoa-bieu-file-word-4.doc.docx Tải mẫu thời khóa biểu đẹp file Word 5: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2024/9/05/mau-thoi-khoa-bieu-file-word-5.doc.docx Tải mẫu thời khóa biểu đẹp file Excel 1: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2024/9/05/mau-thoi-khoa-bieu-excel-1.xls Tải mẫu thời khóa biểu đẹp file Excel 2: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2024/9/05/mau-thoi-khoa-bieu-excel-2.xlsx Tải mẫu thời khóa biểu đẹp file Excel 3: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2024/9/05/mau-thoi-khoa-bieu-excel-3.xlsx Quy định về tập vở của học sinh tại TPHCM Cũng tại Công văn 5432/SGDĐT-GDTH ngày 30/8/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM cũng đã quy định về tập vở của học sinh như sau: Các khối thống nhất sử dụng 3 loại vở ô li: - Vở Toán: Dùng ghi chép các kiến thức liên quan đến môn Toán và làm bài tập luyện tập Toán. - Vở Tiếng Việt: Dùng ghi chép các kiến thức liên quan đến môn Tiếng Việt. - Vở Bài học: Dùng ghi các môn còn lại. Riêng lớp 1 không bắt buộc phải có Vở Bài học, khuyến khích học sinh lớp 1 sử dụng Vở Bài học từ giữa học kì 2 của năm học. Lưu ý: - Học sinh có thể viết Phiếu đọc sách hoặc Nhật kí đọc sách vào vở Tiếng Việt. - Đối với lớp 4 và lớp 5, khuyến khích học sinh nghe - ghi một số nội dung quan trọng trong bài giảng của giáo viên vào vở Tiếng Việt. - Trong trường hợp học sinh đã ghi chép và làm bài tập trên những loại vở khác thì không bắt buộc có thêm vở ô li và ngược lại. Như vậy, vở Toán, vở tiếng Việt và vở bài học và vở bài học thì học sinh các cấp TPHCM đều thống nhất sử dụng vở ô ly. Xem thêm: Ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ gây ra bằng cách nào? STK của Ủy ban MTTQ Việt Nam? Quy định về giờ vào lớp của học sinh tại TPHCM Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM đã ban hành Công văn 5432/SGDĐT-GDTH ngày 30/8/2024 về hướng dẫn một số hoạt động đầu năm và chuẩn bị vào năm học mới 2024-2025 cấp tiểu học. Trong đó, quy định về thời gian học tập của học sinh như sau: Hiệu trưởng chủ động sắp xếp kế hoạch nhà trường, xây dựng thời khoá biểu linh hoạt, phù hợp, mỗi ngày thực hiện tối thiểu 7 tiết, khuyến khích thực hiện sáng 4 tiết, chiều 3 tiết. Bên cạnh 7 tiết trong chương trình giáo dục phổ thông mỗi ngày, nhà trường có thể xây dựng Chương trình Nhà trường và kế hoạch tổ chức thêm các hoạt động khác tuỳ theo nhu cầu và năng lực của học sinh và thỏa thuận với Cha mẹ học sinh. Sau giờ học mỗi ngày, nhà trường có thể xây dựng kế hoạch tổ chức các câu lạc bộ sau giờ chính khoá cho học sinh cho đến khi học sinh được đón về. Các kế hoạch này phải được cấp trên có thẩm quyền phê duyệt trước khi tiến hành. Nhà trường cần bảo đảm khung thời gian mỗi ngày như sau: - Đối với các lớp học hai buổi/ngày: + Thời gian vào tiết đầu tiên của buổi sáng từ 7g30 trở đi và không trễ hơn 7g45; + Thời gian vào tiết đầu tiên của buổi chiều không sớm hơn 13g30. Như vậy, giờ vào lớp của học sinh các cấp tại TPHCM sẽ bắt đầu buổi sáng từ 7g30 và không trễ hơn từ 7g45, buổi chiều không sớm hơn 13g30.
Tải mẫu CV xin việc file Word? Có bắt buộc phải thử việc trước khi làm chính thức không?
CV là một trong những thành phần không thể thiếu trong hồ sơ xin việc và khi ứng viên đi phỏng vấn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số mẫu CV xin việc file Word và trả lời cho câu hỏi có phải thử việc trước khi ký hợp đồng lao động chính thức không? Tải mẫu CV xin việc file Word? Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu CV đẹp và bắt mắt. Tuy nhiên khi lựa chọn các mẫu hoặc tự thiết kế CV thì ứng viên cần lưu ý một số nguyên tắc sau: - CV nên chỉ chứa những thông tin quan trọng trong một trang giấy để nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng nắm bắt được thông tin. - Lựa chọn font chữ dễ đọc: Chọn font chữ đơn giản, dễ đọc và tránh những kiểu chữ quá phức tạp. Kích thước chữ cũng nên hợp lý, không quá nhỏ. - Kiểm tra lỗi chính tả: Trước khi gửi CV, hãy rà soát cẩn thận để tránh các lỗi đánh máy và đảm bảo tính chuyên nghiệp. Theo đó, ứng viên có thể tham khảo một số mẫu CV xin việc như sau: Tải mẫu CV xin việc file Word 1: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/04/Mau-cv-xin-viec-file-word.docx Tải mẫu CV xin việc file Word 2: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/04/mau-cv-xin-viec-file-word-2.docx Tải mẫu CV xin việc file Word 3: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/04/mau-cv-xin-viec-file-word-3.docx Tải mẫu CV xin việc file Word 4: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/04/mau-cv-xin-viec-4.docx Tải mẫu CV xin việc file Word 5: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/04/mau-cv-xin-viec-5.docx Có bắt buộc phải thử việc trước khi làm chính thức không? Theo Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thử việc như sau: - Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc. - Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung sau: + Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động; + Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động; + Công việc và địa điểm làm việc; + Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; + Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; + Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động. - Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng. Như vậy, hiện tại pháp luật chỉ quy định hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng sẽ không được thử việc, còn đối với các loại hợp đồng lao động còn lại không quy định là có bắt buộc thử việc hay không mà sẽ theo thoả thuận của người lao động và người sử dụng lao động. Thời gian thử việc tối đa theo quy định pháp luật là bao lâu? Theo Điều 25 Bộ luật lao động 2019 quy định thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây: - Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; - Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; - Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; - Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác. Như vậy, thời gian thử việc đối với các công việc thông thường là 60 ngày (2 tháng), đối với chức danh quản lý là 180 ngày (6 tháng),...
Mẫu 08 Thông tư 105 file Word và hướng dẫn cách điền
Mẫu 08 Thông tư 105 là mẫu gì? Cách điền Mẫu 08 Thông tư 105 như thế nào? Khi tách, sáp nhập hoặc hợp nhất doanh nghiệp thì có điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế không? Mẫu 08 Thông tư 105 file Word và hướng dẫn cách điền Mẫu 08 Thông tư 105/2020/TT-BTC hiện nay là mẫu tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế. Xem và tải miễn phí Mẫu 08 Thông tư 105 file Word: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/30/mau-so-08-mst.doc Theo đó, cách điền tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế như sau: - Chọn đối tượng thực hiện tờ khai: + Doanh nghiệp, hợp tác xã; + Tổ chức; + Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; + Cá nhân; + Khác. - Điền các thông tin cơ bản: Tên người nộp thuế, Mã số thuế, Địa chỉ trụ sở chính (đối với tổ chức), Thông tin đại lý thuế (nếu có); - Đăng ký bổ sung, thay đổi các chỉ tiêu đăng ký thuế: + Cột (1) Chỉ tiêu: Ghi tên các chỉ tiêu có thay đổi trên tờ khai đăng ký thuế hoặc các bảng kê kèm theo hồ sơ đăng ký thuế. + Cột (2) Thông tin đăng ký cũ: Ghi lại nội dung thông tin đăng ký thuế đã kê khai trong lần đăng ký thuế gần nhất. + Cột (3) Thông tin đăng ký mới: Ghi chính xác nội dung thông tin đăng ký thuế mới thay đổi hoặc bổ sung. Khi tách doanh nghiệp thì có điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế không? Theo khoản 2 Điều 20 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về tách tổ chức như sau: - Đối với tổ chức bị tách: Trường hợp sau khi tách, tổ chức bị tách có phát sinh thay đổi thông tin đăng ký thuế, tổ chức phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn là 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Văn bản tương đương khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ gồm: - Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này; - Bản sao Quyết định tách tổ chức hoặc văn bản tương đương; - Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Văn bản tương đương khác. Cơ quan thuế thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế của tổ chức bị tách theo quy định. Tổ chức bị tách vẫn sử dụng mã số thuế đã được cấp trước đây để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ về thuế. - Đối với tổ chức được tách: Tổ chức được tách phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế theo quy định. Căn cứ hồ sơ đăng ký thuế của tổ chức được tách, cơ quan thuế thực hiện các thủ tục và trình tự để cấp mã số thuế cho người nộp thuế theo quy định. Như vậy, khi tách doanh nghiệp thì doanh nghiệp bị tách phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế. Doanh nghiệp bị tách được sử dụng mã số thuế trước đây còn doanh nghiệp được tách thì phải đăng ký thuế và cấp mã số thuế mới. Khi sáp nhập doanh nghiệp thì có điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế không? Theo khoản 3 Điều 20 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về sáp nhập tổ chức như sau: Tổ chức nhận sáp nhập được giữ nguyên mã số thuế. Các tổ chức bị sáp nhập bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế. - Tổ chức bị sáp nhập: Tổ chức bị sáp nhập phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định. Căn cứ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức bị sáp nhập, cơ quan thuế thực hiện thủ tục và trình tự để chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức bị sáp nhập theo quy định. - Tổ chức nhận sáp nhập: Trường hợp sáp nhập làm phát sinh thay đổi thông tin đăng ký thuế, trong thời hạn 10 (mười) làm việc ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ tương đương khác, tổ chức nhận sáp nhập phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Hồ sơ gồm: + Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này; + Bản sao Hợp đồng sáp nhập hoặc văn bản tương đương; + Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Văn bản tương đương khác. Cơ quan thuế thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế của tổ chức nhận sáp nhập theo quy định. Như vậy, khi sáp nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp nhận sáp nhập phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế. Doanh nghiệp nhận sáp nhập được giữ nguyên mã số thuế còn các doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Khi hợp nhất doanh nghiệp thì có điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế không? Theo khoản 4 Điều 20 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về hợp nhất tổ chức như sau: - Tổ chức bị hợp nhất: Các tổ chức bị hợp nhất phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định. Căn cứ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của các tổ chức bị hợp nhất, cơ quan thuế thực hiện thủ tục và trình tự để chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức bị hợp nhất theo quy định. - Tổ chức hợp nhất: Tổ chức hợp nhất phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế theo quy định. Căn cứ hồ sơ đăng ký thuế của tổ chức hợp nhất, cơ quan thuế thực hiện các thủ tục và trình tự để cấp mã số thuế cho người nộp thuế theo quy định. Như vậy, khi hợp nhất doanh nghiệp thì không thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế mà doanh nghiệp bị hợp nhất sẽ chấm dứt hiệu lực mã số thuế còn tổ chức hợp nhất phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế để cấp mã số thuế mới.
Tải mẫu đơn xin việc file word đơn giản? Hồ sơ xin việc bao gồm những gì?
Đơn xin việc là một trong những giấy tờ quan trọng trong hồ sơ xin việc, giúp ứng viên thể hiện nguyện vọng và sự quan tâm đến vị trí đang ứng tuyển. Bài viết sau đây sẽ cung cấp mẫu đơn xin việc file word đơn giản mà vẫn đầy đủ nhất. Tải mẫu đơn xin việc file word đơn giản? Theo quy định pháp luật hiện hành thì không bắt buộc phải có đơn xin việc khi ứng viên ứng tuyển vào một vị trí nào đó tại công ty, cơ quan làm việc. Tuy nhiên thực tế, một số nhà tuyển dụng có thể yêu cầu đơn xin việc như một phần của hồ sơ xin việc, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc các nhà tuyển dụng xem xét hồ sơ. Đơn xin việc thường là cơ hội để ứng viên nêu rõ về bản thân, lý do tại sao họ phù hợp với vị trí ứng tuyển, giúp gia tăng khả năng được chọn. Tham khảo mẫu đơn xin việc file word đơn giản, đầy đủ: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2024/8/27/mau-don-xin-viec.doc Hồ sơ xin việc bao gồm những gì? Quy định hiện hành cũng không bắt buộc những thành phần trong hồ sơ xin việc phải có những gì. Tuy nhiên, thông thường các nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu thành phần hồ sơ xin việc như sau: - 01 sơ yếu lý lịch tự thuật (có công chứng) - 01 đơn xin việc (đánh máy hoặc viết tay) - 01 bản CV cá nhân (tự thiết kế hoặc tham khảo mẫu) - 01 bản sao CMND/CCCD, giấy khai sinh (có công chứng) - 01 bản sao sổ hộ khẩu/giấy xác nhận thông tin về cư trú (có công chứng) - 01 các loại bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến công việc ứng tuyển/ - 01 giấy khám sức khỏe trong vòng 6 tháng gần nhất. - 03-04 ảnh chân dung kích thước 4x6 hoặc 3x4 (tùy theo yêu cầu của công ty). Sở dĩ, nhà tuyển dụng có các yêu cầu trên bởi lẽ theo quy định tại Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động như sau: - Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu. - Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu. Như vậy, việc nhà tuyển dụng yêu cầu các giấy tờ trong hồ sơ xin việc nêu trên là hợp lý bởi lẽ người lao động phải cung cấp các thông tin đó khi giao kết hợp đồng, ngoài ra người lao động cũng được quyền yêu cầu nhà tuyển dụng (người sử dụng lao động) cung cấp các thông tin theo quy định trên. Có bắt buộc người lao động phải thử việc trước khi ký hợp đồng chính thức không? Theo Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về việc thử việc như sau: - Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc. - Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng. - Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và các nội dung sau: + Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động + Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động + Công việc và địa điểm làm việc + Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. + Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: theo thỏa thuận của hai bên hoặc thỏa thuận thực hiện theo nội quy lao động, quy định của người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy định của pháp luật. + Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động: những loại phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động theo thỏa thuận của hai bên hoặc theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của người sử dụng lao động và quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Như vậy, hiện nay pháp luật chỉ quy định không thử việc đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng, đối với hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên không bắt buộc phải có thời gian thử việc mà sẽ tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.