Sổ đăng ký thành viên chính thức của hợp tác xã có bắt buộc phải là dữ liệu điện tử không?
Theo quy định pháp luật hiện hành thì sổ đăng ký thành viên chính thức của hợp tác xã có bắt buộc phải là dữ liệu điện tử hay không? Nội dung chủ yếu của sổ đăng ký thành viên chính thức là gì? Sổ đăng ký thành viên chính thức của hợp tác xã có bắt buộc phải là dữ liệu điện tử không? Căn cứ theo Điều 15 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về sổ đăng ký thành viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì đối với sổ đăng ký thành viên chính thức của hợp tác xã có thể là văn bản giấy hoặc dữ liệu điện tử. Sổ đăng ký thành viên chính thức của hợp tác xã gồm những nội dung chính sau: - Tên, mã số, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã; - Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số định danh cá nhân hoặc số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức; - Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp đã góp, thời điểm góp vốn, loại tài sản góp vốn, số lượng, giá trị của từng loại tài sản góp vốn của từng thành viên chính thức; - Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên chính thức. Như vậy, theo quy định hiện hành thì sổ đăng ký thành viên chính thức của hợp tác không bắt buộc phải là dữ liệu điện tử mà có thể dùng văn bản giấy. Hợp tác xã phải ghi số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên chính thức vào sổ đăng ký thành viên khi nào? Căn cứ Điều 75 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về giấy chứng nhận phần vồn góp như sau: - Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên và ghi vào sổ đăng ký thành viên tại thời điểm góp đủ phần vốn góp. + Giấy chứng nhận phần vốn góp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: + Tên, mã số, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; + Vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; + Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số định danh cá nhân hoặc số giấy tờ pháp lý của cá nhân góp vốn; tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức góp vốn; + Phần vốn góp và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên; + Số và ngày cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp; + Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. - Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cấp lại Giấy chứng nhận phần vốn góp trong trường hợp Giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hỏng; cấp đổi Giấy chứng nhận phần vốn góp trong trường hợp có thay đổi nội dung Giấy chứng nhận phần vốn góp quy định tại khoản 2 Điều này; thu hồi Giấy chứng nhận phần vốn góp trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. - Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi Giấy chứng nhận phần vốn góp theo quy định của Điều lệ. Như vậy, hợp tác xã phải ghi số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên chính thức vào sổ đăng ký thành viên của hợp tác xã tại thời điểm thành viên đã góp đủ phần vốn góp. Tóm lại, theo quy định hiện hành thì sổ đăng ký thành viên chính thức của hợp tác không bắt buộc phải là dữ liệu điện tử mà có thể dùng văn bản giấy. Và, hợp tác xã có trách nhiệm phải ghi số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên chính thức vào sổ đăng ký thành viên của hợp tác xã tại thời điểm thành viên đã góp đủ phần vốn góp.
Tổng cục Thuế đẩy mạnh Chính phủ điện tử, Chính phủ số năm 2024
Ngày 29/01/2024 Tổng cục Thuế ban hành Quyết định 101/QĐ-TCT năm 2024 về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính của Tổng cục Thuế năm 2024. Theo đó, trong Kế hoạch cải cách hành chính của Tổng cục Thuế năm 2024 đặt ra nhiệm vụ xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số như sau: Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số - Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, trình cấp có thẩm quyền hoàn thiện thể chế phục vụ xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, tham gia triển khai Kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số. - Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Tổng cục Thuế được giao tại Quyết định 06/QĐ-TTg về Phê duyệt đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. - Tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin, chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin thành hạ tầng số ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu lớn (Big data), trí tuệ nhân tạo (AI), ... phục vụ công tác quản lý thuế và kết nối, quản lý các nguồn lực, dữ liệu của Tổng cục Thuế với Bộ Tài chính và các cơ quan bên ngoài một cách an toàn, linh hoạt, ổn định và hiệu quả. - Kết nối Trục liên thông văn bản quốc gia ổn định tiến tới nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu số kết nối các thông tin cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính với các Bộ, ngành, địa phương đảm bảo phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. - Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, cơ sở dữ liệu chuyên ngành đáp ứng việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo 100% hồ sơ thủ tục hành chính được tiếp nhận, giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ và liên thông, đồng bộ với Cổng dịch vụ công quốc gia, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. - Xây dựng, kết nối kho dữ liệu để lưu trữ đầy đủ dữ liệu điện tử của người dân và doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính với cơ quan Thuế trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Tổng cục Thuế. - Triển khai có hiệu quả Quyết định 1484/QĐ-BTC năm 2022 ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. - Tiếp tục triển khai Quyết định 45/2016/QĐ-TTg năm 2016 về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích - Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và phát triển hệ thống thuế theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả trên nền tảng hệ thống pháp luật đồng bộ, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại hợp pháp, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích quốc gia. - Triển khai các ứng dụng/hệ thống thông tin/dữ liệu dùng chung, nền tảng công nghệ dùng chung phục vụ tích hợp, liên thông, trao đổi, chia sẻ dữ liệu trong toàn ngành thuế, giữa Tổng cục Thuế với Bộ Tài chính và giữa Tổng cục Thuế với các cơ quan, đơn vị ngoài ngành. - Tiếp tục phối hợp hoàn thiện Hệ thống thông tin báo cáo Bộ Tài chính, Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Bộ Tài chính kết nối, tích hợp theo thời gian thực với hệ thống cơ sở dữ liệu về thuế. - Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 của các đơn vị thuộc Tổng cục theo quy định tại Quyết định 19/2014/QĐ-TTg. Tổng cục Thuế cải cách tài chính công trong năm 2024 - Nâng cao năng lực phân tích, dự báo đối với các khoản thu NSNN; tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp hoàn thiện chính sách thu và quản lý thu ngân sách nhà nước (NSNN); Mở rộng cơ sở thuế, chống xói mòn nguồn thu, tăng cường công tác quản lý thu NSNN nhằm đáp ứng các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của nhà nước phục vụ các mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. - Nghiên cứu và xây dựng các đề án hoàn thiện thể chế thu NSNN, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, xử lý nợ đọng thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào NSNN - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; phối hợp xây dựng kế hoạch đầu tư công trong khuôn khổ, khả năng cân đối; nâng cao hiệu quả đầu tư công. - Tiếp tục phối hợp hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công; đẩy mạnh phân cấp trong quản lý tài sản công; đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là tài sản công nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực tài sản công; tiếp tục khai thác, vận hành có hiệu quả hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công. - Tiếp tục phối hợp hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập, cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. - Nghiên cứu, đề xuất để tham gia ý kiến với Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách phục vụ quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách thúc đẩy, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. - Đẩy mạnh hoạt động hợp tác và chủ động hội nhập quốc tế về thuế; tăng cường theo dõi, giám sát thực hiện quá trình hợp tác quốc tế về thuế; nghiên cứu, đề xuất các chương trình hợp tác quốc tế về cải cách hành chính thuộc lĩnh vực thuế. Xem thêm Quyết định 101/QĐ-TCT năm 2024 có hiệu lực từ ngày ký.
Hướng dẫn thủ tục và mẫu đơn yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai năm 2024
Để giải quyết một số thủ tục có yêu cầu thông tin đất đai, thì người dân cần thực hiện thủ tục yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai. Sau đây là hướng dẫn thủ tục và mẫu đơn yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai năm 2024. 1. Hệ thống thông tin dữ liệu đất đai là gì? Hiện nay, các thủ tục hành chính đa phần được thực hiện trên các cổng dịch vụ công để đơn giản hóa các thủ tục hành chính do đó, hệ thống thông tin dữ liệu đất đai được ưu tiên thực hiện để giải quyết vấn đề này. Căn cứ khoản 22 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định hệ thống thông tin đất đai là hệ thống tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm, dữ liệu và quy trình, thủ tục được xây dựng để thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý, phân tích, tổng hợp và truy xuất thông tin đất đai. Trong đó, dữ liệu đất đai là thông tin đất đai dưới dạng số được thể hiện bằng hình thức ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự. 2. Dữ liệu đất đai bao gồm những thông tin nào? Khi cá nhân có yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai tại cơ quan có thẩm quyền thì yêu cầu có thể khai thác được các thông tin đất đai như sau: - Thông tin thửa đất - Người sử dụng đất - Quyền sử dụng đất - Tài sản gắn liền với đất - Tình trạng pháp lý - Lịch sử biến động - Quy hoạch sử dụng đất - Trích lục bản đồ - Trích sao GCNQSDĐ - Giao dịch đảm bảo - Hạn chế về quyền - Giá đất 3. Thủ tục yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai năm 2024 (1) Hồ sơ chuẩn bị Đơn đề nghị cung cấp dữ liệu đất đai (Mẫu số 01/PYC kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT). tải Đơn yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai (2) Phương thức yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định cá nhân, tổ chức có nhu cầu nộp văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện theo một trong các phương thức sau: - Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai; - Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện; - Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai. (3) Trình tự nộp hồ sơ yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai Bước 1: Nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai hoặc Văn phòng đăng ký đất đai. Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai, UBND cấp xã; Bước 2: Khi nhận được phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện việc cung cấp dữ liệu cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác dữ liệu. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do. Bước 3: Sau khi hoàn tất nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu. Đối với các trường hợp khai thác dữ liệu cần phải tổng hợp, xử lý trước khi cung cấp cho tổ chức, cá nhân thì phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu. (4) Thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai Thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT: - Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo; - Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng. 4. Những trường hợp không chấp nhận cung cấp dữ liệu đất đai Căn cứ Điều 13 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định cụ thể một số trường hợp không cung cấp dữ liệu cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu bao gồm - Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định. - Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu. - Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật. - Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Quy định mới về việc chuyển đổi hình thức văn bản giấy sang dữ liệu điện tử
Luật Giao dịch điện tử 2023 được thông qua tại Quốc hội XV kỳ họp thứ 5. Theo đó Luật Giao dịch điện tử 2023 sẽ được đưa vào áp dụng từ ngày 01/7/2024. Cụ thể, Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định mới về hình thức chuyển đổi giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu thực hiện như sau: Yêu cầu về chuyển hình thức giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu Căn cứ Điều 12 Luật Giao dịch điện tử 2023 chuyển đổi hình thức giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu được quy định như sau: - Thông điệp dữ liệu được chuyển đổi từ văn bản giấy phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây: + Thông tin trong thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn như văn bản giấy. + Thông tin trong thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu. + Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu và thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi; + Trường hợp văn bản giấy là giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ, văn bản xác nhận, văn bản chấp thuận khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phát hành thì việc chuyển đổi phải đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 12 Luật Giao dịch điện tử 2023 và phải có chữ ký số của cơ quan, tổ chức thực hiện chuyển đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Hệ thống thông tin phục vụ chuyển đổi phải có tính năng chuyển đổi từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu. - Văn bản giấy được chuyển đổi từ thông điệp dữ liệu phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây: + Thông tin trong văn bản giấy được bảo đảm toàn vẹn như thông điệp dữ liệu. + Có thông tin để xác định được hệ thống thông tin và chủ quản hệ thống thông tin tạo lập, gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu gốc để tra cứu. + Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ thông điệp dữ liệu sang văn bản giấy và thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi. + Trường hợp thông điệp dữ liệu là chứng thư điện tử thì việc chuyển đổi phải đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm a, b và c khoản này và phải có chữ ký, con dấu (nếu có) của cơ quan, tổ chức thực hiện chuyển đổi theo quy định của pháp luật. Hệ thống thông tin phục vụ chuyển đổi phải có tính năng chuyển đổi từ thông điệp dữ liệu sang văn bản giấy. Lưu ý: Giá trị pháp lý của văn bản được chuyển đổi theo quy định của pháp luật có liên quan. Hình thức lưu trữ thông điệp dữ liệu điện tử - Trường hợp pháp luật yêu cầu văn bản, chứng từ, hồ sơ, tài liệu hoặc thông tin phải được lưu trữ thì văn bản, chứng từ, hồ sơ, tài liệu hoặc thông tin đó có thể được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây: + Thông tin trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu. + Thông tin trong thông điệp dữ liệu đó được lưu trong chính khuôn dạng được khởi tạo, gửi, nhận hoặc trong khuôn dạng cho phép thể hiện chính xác thông tin đó. + Thông điệp dữ liệu đó được lưu trữ theo một cách thức nhất định cho phép xác định nguồn gốc khởi tạo, người gửi, người nhận, thời gian gửi, nhận thông điệp dữ liệu. - Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, cơ quan, tổ chức, cá nhân được lựa chọn lưu trữ văn bản, chứng từ, hồ sơ, tài liệu hoặc thông tin dưới dạng văn bản giấy hoặc lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu khi thông điệp dữ liệu đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này. - Nội dung, thời hạn lưu trữ đối với thông điệp dữ liệu được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc lưu trữ thông điệp dữ liệu có giá trị như lưu trữ văn bản giấy. Thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu điện tử Trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thỏa thuận khác thì thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu được quy định như sau: - Thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo hoặc người đại diện của người khởi tạo. Trường hợp hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo hoặc người đại diện của người khởi tạo, thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin. - Ở bất kỳ địa điểm nào thông điệp dữ liệu được gửi thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu vẫn được coi là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân. Trường hợp người khởi tạo có nhiều trụ sở thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở chính hoặc trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch. Xem thêm Luật Giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Đề xuất: Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt được ký dưới dạng dữ liệu điện tử
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư hướng dẫn về hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt theo đó hợp đồng mua bán điện phải được thể hiện bằng văn bản dưới dạng giấy hoặc dữ liệu điện tử. Hợp đồng mua bán phải được đăng ký và được cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận Một trong nội dung mới được đề cập tại Dự thảo thì ngoài việc hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt bằng văn bản dưới dạng giấy thì có thể được thể hiện dưới dữ liệu điện tử (đối với dữ liệu điện tử, Bên mua điện có thể tra cứu và tải về tại Cổng thông tin điện tử của Bên bán điện). Ngôn ngữ trong hợp đồng phải được thể hiện bằng tiếng Việt. Đồng thời, hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt phải được đăng ký và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chấp thuận cho áp dụng theo quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nêu rõ về chủ thể ký hợp đồng mua bán điện của Bên bán điện Chủ thể của hợp đồng mua bán điện gồm bên mua điện và bên bán điện. Cụ thể: - Chủ thể ký hợp đồng của Bên mua điện là người đại diện của Bên mua điện có đủ năng lực hành vi dân sự, đã đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 104/2022/NĐ-CP và có hồ sơ đề nghị đăng ký mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 104/2022/NĐ-CP gửi Bên bán điện. Trường hợp Bên mua điện gồm nhiều hộ sử dụng điện chung ký 01 Hợp đồng thì chủ thể ký hợp đồng của Bên mua điện là đại diện số hộ dùng chung ký hợp đồng phải tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này và có văn bản ủy quyền của các hộ dùng chung ký hợp đồng. Tại hợp đồng phải ghi rõ số hộ dùng chung (có danh sách kèm theo) và giá bán điện được áp dụng theo Quy định về thực hiện giá bán điện do Bộ Công Thương ban hành. - Chủ thể ký hợp đồng của Bên bán điện là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của Đơn vị bán lẻ điện có lưới điện phân phối đủ khả năng cung cấp điện đáp ứng nhu cầu của bên mua điện. Được quyền thỏa thuận thay đổi ngày ghi chỉ số công tơ hàng tháng Bên bán điện sẽ thực hiện ghi chỉ số vào ngày ấn định hàng tháng, có thể dịch chuyển thời điểm ghi chỉ số trước hoặc sau một ngày, trừ trường hợp bất khả kháng. Ngày ghi chỉ số được thể hiện là ngày cuối của chu kỳ ghi chỉ số trên hóa đơn tiền điện. Ngoài ra, một nội dung mới được đề cập trong dự thảo là trong quá trình thực hiện hợp đồng, Bên Bán điện được quyền thỏa thuận thay đổi ngày ghi chỉ số công tơ hàng tháng đã được ấn định trước đó và phải được Bên mua điện đồng ý. Thỏa thuận giữa hai bên phải được thể hiện bằng văn bản dưới dạng giấy hoặc dữ liệu điện tử và là một phần không thể tách rời của Hợp đồng này. Bên bán điện được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi Bên B không sử dụng điện quá 06 tháng liên tục mà không thông báo trước cho Bên A hoặc Bên B không còn đáp ứng đủ điều kiện ký kết hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 104/2022/NĐ-CP). Một trong những nghĩa vụ của bên mua điện là không trộm cắp điện dưới mọi hình thức. Trường hợp có hành vi trộm cắp điện, Bên mua điện sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về hình sự và nếu gây ra thiệt hại khác cho bên bán điện thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự. Việc bồi thường này có khác so với quy định hiện tại khi mà hiện tại việc bồi thường sẽ theo Quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp Hợp đồng mua bán điện do Bộ Công Thương ban hành.
Khi nào thông điệp dữ liệu điện tử là chứng cứ hợp pháp?
Trong thời điểm hiện nay, chứng cứ không còn chỉ được thể hiện dưới dạng vật chứng hay lời khai mà nó còn được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu trên môi trường điện tử. Nhằm đảm bảo tính công bằng, khách quan qua đó hỗ trợ quá trình tố tụng dân sự, thì thông dữ liệu điện tử có được xem là chứng cứ hợp pháp? 1. Thông điệp dữ liệu điện tử là gì? Căn cứ khoản 12 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác. Đồng thời Điều 11 Luật Giao dịch điện tử 2005 cho rằng thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. 2. Nguồn chứng cứ được lấy từ đâu? Cơ quan tiến hành tố tụng sẽ xem xét chứng cứ thu thập được hoặc được cung cấp phải phù hợp với nguồn chứng cứ được quy định tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 bao gồm: - Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử. - Vật chứng. - Lời khai của đương sự. - Lời khai của người làm chứng. - Kết luận giám định. - Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ. - Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản. - Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập. - Văn bản công chứng, chứng thực. - Các nguồn khác mà pháp luật có quy định. Qua quy định trên cho thấy nguồn chứng cứ mà cơ quan tiến hành tố tụng cũng lấy từ tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử để hỗ trợ quá trình tố tụng. 3. Giá trị của thông điệp dữ liệu làm chứng cứ Trường hợp sử dụng thông điệp dữ liệu làm chứng cứ trong tố tụng sẽ không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác. Đồng thời, tại khoản 3 Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có nói thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, qua đó cơ quan tố tụng có chuyên môn sẽ giám định thông điệp dữ liệu để xem xét làm chứng cứ. Như vậy, thông điệp dữ liệu vẫn được xem là chứng cứ hợp pháp và giá trị được lưu trữ trong dữ liệu điện tử sẽ không bị phủ nhận giá trị làm chứng cứ trong quá trình điều tra, xét xử tố tụng.
Dữ liệu hộ tịch điện tử sẽ được lưu trữ vĩnh viễn
Nằm trong nội dung dự thảo nghị định quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến Nội dung dự thảo quy định: Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là cơ sở dữ liệu điện tử chuyên ngành, gồm tập hợp những thông tin hộ tịch của cá nhân được đăng ký theo quy định pháp luật và lưu giữ theo cấu trúc, bằng thiết bị đo số, trong môi trường mạng, thông qua phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung thống nhất toàn quốc Theo đó, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được quản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn, lưu trữ vĩnh viễn là một trong những nguyên tắc xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; đắng ký hộ tịch trực tuyến Nhằm đơn giản hóa thêm một bước thủ tục hành chính, thuận lợi cho công chức làm công tác hộ tịch, dự thảo Nghị định quy định theo hướng chỉ lập 01 sổ đăng ký cho mỗi loại việc hộ tịch (không thực hiện chế độ sổ kép). Sổ đăng ký này sau khi hết sổ, được khóa sổ sẽ chuyển lưu tại cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên, cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ chỉ thực hiện thao tác đăng ký hộ tịch trên phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung và CSDLHTĐT. Dự thảo cũng đề cập đến những hành vi bị nghiêm cấm gồm: 1. Cố ý cung cấp thông tin không đúng sự thật khi đăng ký hộ tịch trực tuyến, làm sai lệch thông tin, thay đổi, xóa, hủy dữ liệu trái pháp luật trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. 2. Truy cập, sử dụng các biện pháp trái pháp luật để khai thác thông tin hoặc phát tán thông tin từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. 3. Phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin hoặc cản trở quá trình vận hành, duy trì ổn định, liên tục của Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:
Bàn luận về “Dữ liệu điện tử” trong Hình sự
So với Bộ luật Tố Tụng hình sự (BLTTHS) 2003 thì BLTTHS 2015 đã có những bước chuyển mình lớn về chứng cứ và chứng minh, trong đó, việc bổ sung một số nguồn chứng cứ mới, đặc biệt đối với nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử là một bước tiến vượt bậc, phù hợp với tình hình tội phạm máy tính đang diễn biến vô cùng phức tạp. Tuy nhiên những quy định về thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử cũng như cách thức thu thập bí mật dữ liệu điện tử vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, không rõ ràng, gây khó khăn cho quá trình áp dụng, cần được bổ sung và hoàn thiện. Về việc thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử nhưng tại khoản 1 của Điều luật này lại quy định “phương tiện điện tử phải được thu giữ kịp thời, đầy đủ …” và “trường hợp không thể thu giữ phương tiện lưu trữ điện tử thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sao lưu dữ liệu điện tử đó …”. Qua quy định này dường như nhà làm luật đang đồng nhất hai khái niệm “thu thập phương tiện điện tử” và “thu giữ phương tiện điện tử”. Đã vậy, Điều 197 lại tiếp tục quy định về việc thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử. Quy định lòng vòng này thật sự thiếu logic và gây khó hiểu cho người nghiên cứu cũng như áp dụng pháp luật. Thiết nghĩ, chỉ đặt ra vấn đề thu thập đối với dữ liệu điện tử vì dữ liệu điện tử mới là một nguồn chứng cứ, còn phương tiện điện tử chỉ là nơi mà dữ liệu điện tử được thu nhập. Nghĩa là sau khi khám xét dữ liệu điện tử với những căn cứ đã được trình bày phía trên thì mới thu thập dữ liệu điện tử để tìm chứng cứ, và nếu dữ liệu điện tử được lưu trữ trong phương tiện điện tử thì mới đặt ra vấn đề có thu giữ phương tiện điện tử đó hay không. Do đó, cần tách quy định về thu giữ phương tiện điện tử tại Điều 107 BLTTHS 2015 để nhập chung vào quy định tại Điều 197 (Thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử), đồng thời đổi tên điều luật tại Điều 107 BLTTHS thành “Thu thập dữ diệu điện tử” thay vì là “Thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử” như quy định tại BLTTHS 2015. Về cách thức thu thập bí mật dữ liệu điện tử BLTTHS 2015 đã chính thức thừa nhận biện pháp thu thập bí mật dữ liệu điện tử như một biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Tuy nhiên các quy định này chỉ dừng lại ở việc ghi nhận các thủ tục cần thiết trước khi tiến hành mà không quy định thủ thuật pháp lý sau khi tiến hành các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt này. Các thông tin, tài liệu thu thập được sẽ được bảo quản, lưu trữ như thế nào, có giống như việc bảo quản, lưu trữ các loại nguồn chứng cứ thông thường hay không. Thiết nghĩ vấn đề này cần được quy định chặt chẽ bởi nó có liên hệ đến quyền con người, quyền công dân về quyền được đảm bảo bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Gỉa sử các thông tin, tài liệu sau khi được thu thập bằng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không được đưa về cơ quan tiến hành tố tụng ngay mà dẫn đến việc phát tán ra bên ngoài thì xem như đã xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân. Bên cạnh đó, thiết nghĩ cần bổ sung thêm trường hợp bị hại hoặc người đại diện của bị hại được đề nghị áp dụng các biện pháp điều tra đặc biệt với chính mình để thu thập chứng cứ. Ví dụ, đối với vụ án bắt cóc trẻ em, người cha hoặc người mẹ nên được quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền nghe lén điện thoại của chính họ để thu thập thông tin về kẻ bắt cóc qua những lần chúng liên lạc, ra giá, tống tiền. Đề nghị này phải được chấp nhận để quá trình áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được tiến hành đúng thời điểm, đúng đối tượng nhằm thu thập được nguồn chứng cứ trực tiếp để chứng minh tội phạm. Hiện nay, theo quy định của BLTTHS 2015 thì cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể áp dụng các biện pháp này một cách giới hạn với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền hoặc tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Thế nên, thiết nghĩ việc chấp nhận yêu cầu đề nghị áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là cần thiết.
Sổ đăng ký thành viên chính thức của hợp tác xã có bắt buộc phải là dữ liệu điện tử không?
Theo quy định pháp luật hiện hành thì sổ đăng ký thành viên chính thức của hợp tác xã có bắt buộc phải là dữ liệu điện tử hay không? Nội dung chủ yếu của sổ đăng ký thành viên chính thức là gì? Sổ đăng ký thành viên chính thức của hợp tác xã có bắt buộc phải là dữ liệu điện tử không? Căn cứ theo Điều 15 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về sổ đăng ký thành viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì đối với sổ đăng ký thành viên chính thức của hợp tác xã có thể là văn bản giấy hoặc dữ liệu điện tử. Sổ đăng ký thành viên chính thức của hợp tác xã gồm những nội dung chính sau: - Tên, mã số, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã; - Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số định danh cá nhân hoặc số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức; - Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp đã góp, thời điểm góp vốn, loại tài sản góp vốn, số lượng, giá trị của từng loại tài sản góp vốn của từng thành viên chính thức; - Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên chính thức. Như vậy, theo quy định hiện hành thì sổ đăng ký thành viên chính thức của hợp tác không bắt buộc phải là dữ liệu điện tử mà có thể dùng văn bản giấy. Hợp tác xã phải ghi số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên chính thức vào sổ đăng ký thành viên khi nào? Căn cứ Điều 75 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về giấy chứng nhận phần vồn góp như sau: - Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên và ghi vào sổ đăng ký thành viên tại thời điểm góp đủ phần vốn góp. + Giấy chứng nhận phần vốn góp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: + Tên, mã số, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; + Vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; + Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số định danh cá nhân hoặc số giấy tờ pháp lý của cá nhân góp vốn; tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức góp vốn; + Phần vốn góp và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên; + Số và ngày cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp; + Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. - Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cấp lại Giấy chứng nhận phần vốn góp trong trường hợp Giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hỏng; cấp đổi Giấy chứng nhận phần vốn góp trong trường hợp có thay đổi nội dung Giấy chứng nhận phần vốn góp quy định tại khoản 2 Điều này; thu hồi Giấy chứng nhận phần vốn góp trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. - Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi Giấy chứng nhận phần vốn góp theo quy định của Điều lệ. Như vậy, hợp tác xã phải ghi số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên chính thức vào sổ đăng ký thành viên của hợp tác xã tại thời điểm thành viên đã góp đủ phần vốn góp. Tóm lại, theo quy định hiện hành thì sổ đăng ký thành viên chính thức của hợp tác không bắt buộc phải là dữ liệu điện tử mà có thể dùng văn bản giấy. Và, hợp tác xã có trách nhiệm phải ghi số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên chính thức vào sổ đăng ký thành viên của hợp tác xã tại thời điểm thành viên đã góp đủ phần vốn góp.
Tổng cục Thuế đẩy mạnh Chính phủ điện tử, Chính phủ số năm 2024
Ngày 29/01/2024 Tổng cục Thuế ban hành Quyết định 101/QĐ-TCT năm 2024 về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính của Tổng cục Thuế năm 2024. Theo đó, trong Kế hoạch cải cách hành chính của Tổng cục Thuế năm 2024 đặt ra nhiệm vụ xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số như sau: Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số - Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, trình cấp có thẩm quyền hoàn thiện thể chế phục vụ xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, tham gia triển khai Kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số. - Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Tổng cục Thuế được giao tại Quyết định 06/QĐ-TTg về Phê duyệt đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. - Tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin, chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin thành hạ tầng số ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu lớn (Big data), trí tuệ nhân tạo (AI), ... phục vụ công tác quản lý thuế và kết nối, quản lý các nguồn lực, dữ liệu của Tổng cục Thuế với Bộ Tài chính và các cơ quan bên ngoài một cách an toàn, linh hoạt, ổn định và hiệu quả. - Kết nối Trục liên thông văn bản quốc gia ổn định tiến tới nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu số kết nối các thông tin cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính với các Bộ, ngành, địa phương đảm bảo phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. - Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, cơ sở dữ liệu chuyên ngành đáp ứng việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo 100% hồ sơ thủ tục hành chính được tiếp nhận, giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ và liên thông, đồng bộ với Cổng dịch vụ công quốc gia, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. - Xây dựng, kết nối kho dữ liệu để lưu trữ đầy đủ dữ liệu điện tử của người dân và doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính với cơ quan Thuế trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Tổng cục Thuế. - Triển khai có hiệu quả Quyết định 1484/QĐ-BTC năm 2022 ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. - Tiếp tục triển khai Quyết định 45/2016/QĐ-TTg năm 2016 về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích - Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và phát triển hệ thống thuế theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả trên nền tảng hệ thống pháp luật đồng bộ, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại hợp pháp, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích quốc gia. - Triển khai các ứng dụng/hệ thống thông tin/dữ liệu dùng chung, nền tảng công nghệ dùng chung phục vụ tích hợp, liên thông, trao đổi, chia sẻ dữ liệu trong toàn ngành thuế, giữa Tổng cục Thuế với Bộ Tài chính và giữa Tổng cục Thuế với các cơ quan, đơn vị ngoài ngành. - Tiếp tục phối hợp hoàn thiện Hệ thống thông tin báo cáo Bộ Tài chính, Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Bộ Tài chính kết nối, tích hợp theo thời gian thực với hệ thống cơ sở dữ liệu về thuế. - Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 của các đơn vị thuộc Tổng cục theo quy định tại Quyết định 19/2014/QĐ-TTg. Tổng cục Thuế cải cách tài chính công trong năm 2024 - Nâng cao năng lực phân tích, dự báo đối với các khoản thu NSNN; tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp hoàn thiện chính sách thu và quản lý thu ngân sách nhà nước (NSNN); Mở rộng cơ sở thuế, chống xói mòn nguồn thu, tăng cường công tác quản lý thu NSNN nhằm đáp ứng các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của nhà nước phục vụ các mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. - Nghiên cứu và xây dựng các đề án hoàn thiện thể chế thu NSNN, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, xử lý nợ đọng thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào NSNN - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; phối hợp xây dựng kế hoạch đầu tư công trong khuôn khổ, khả năng cân đối; nâng cao hiệu quả đầu tư công. - Tiếp tục phối hợp hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công; đẩy mạnh phân cấp trong quản lý tài sản công; đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là tài sản công nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực tài sản công; tiếp tục khai thác, vận hành có hiệu quả hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công. - Tiếp tục phối hợp hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập, cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. - Nghiên cứu, đề xuất để tham gia ý kiến với Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách phục vụ quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách thúc đẩy, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. - Đẩy mạnh hoạt động hợp tác và chủ động hội nhập quốc tế về thuế; tăng cường theo dõi, giám sát thực hiện quá trình hợp tác quốc tế về thuế; nghiên cứu, đề xuất các chương trình hợp tác quốc tế về cải cách hành chính thuộc lĩnh vực thuế. Xem thêm Quyết định 101/QĐ-TCT năm 2024 có hiệu lực từ ngày ký.
Hướng dẫn thủ tục và mẫu đơn yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai năm 2024
Để giải quyết một số thủ tục có yêu cầu thông tin đất đai, thì người dân cần thực hiện thủ tục yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai. Sau đây là hướng dẫn thủ tục và mẫu đơn yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai năm 2024. 1. Hệ thống thông tin dữ liệu đất đai là gì? Hiện nay, các thủ tục hành chính đa phần được thực hiện trên các cổng dịch vụ công để đơn giản hóa các thủ tục hành chính do đó, hệ thống thông tin dữ liệu đất đai được ưu tiên thực hiện để giải quyết vấn đề này. Căn cứ khoản 22 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định hệ thống thông tin đất đai là hệ thống tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm, dữ liệu và quy trình, thủ tục được xây dựng để thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý, phân tích, tổng hợp và truy xuất thông tin đất đai. Trong đó, dữ liệu đất đai là thông tin đất đai dưới dạng số được thể hiện bằng hình thức ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự. 2. Dữ liệu đất đai bao gồm những thông tin nào? Khi cá nhân có yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai tại cơ quan có thẩm quyền thì yêu cầu có thể khai thác được các thông tin đất đai như sau: - Thông tin thửa đất - Người sử dụng đất - Quyền sử dụng đất - Tài sản gắn liền với đất - Tình trạng pháp lý - Lịch sử biến động - Quy hoạch sử dụng đất - Trích lục bản đồ - Trích sao GCNQSDĐ - Giao dịch đảm bảo - Hạn chế về quyền - Giá đất 3. Thủ tục yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai năm 2024 (1) Hồ sơ chuẩn bị Đơn đề nghị cung cấp dữ liệu đất đai (Mẫu số 01/PYC kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT). tải Đơn yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai (2) Phương thức yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định cá nhân, tổ chức có nhu cầu nộp văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện theo một trong các phương thức sau: - Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai; - Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện; - Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai. (3) Trình tự nộp hồ sơ yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai Bước 1: Nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai hoặc Văn phòng đăng ký đất đai. Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai, UBND cấp xã; Bước 2: Khi nhận được phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện việc cung cấp dữ liệu cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác dữ liệu. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do. Bước 3: Sau khi hoàn tất nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu. Đối với các trường hợp khai thác dữ liệu cần phải tổng hợp, xử lý trước khi cung cấp cho tổ chức, cá nhân thì phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu. (4) Thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai Thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT: - Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo; - Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng. 4. Những trường hợp không chấp nhận cung cấp dữ liệu đất đai Căn cứ Điều 13 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định cụ thể một số trường hợp không cung cấp dữ liệu cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu bao gồm - Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định. - Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu. - Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật. - Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Quy định mới về việc chuyển đổi hình thức văn bản giấy sang dữ liệu điện tử
Luật Giao dịch điện tử 2023 được thông qua tại Quốc hội XV kỳ họp thứ 5. Theo đó Luật Giao dịch điện tử 2023 sẽ được đưa vào áp dụng từ ngày 01/7/2024. Cụ thể, Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định mới về hình thức chuyển đổi giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu thực hiện như sau: Yêu cầu về chuyển hình thức giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu Căn cứ Điều 12 Luật Giao dịch điện tử 2023 chuyển đổi hình thức giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu được quy định như sau: - Thông điệp dữ liệu được chuyển đổi từ văn bản giấy phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây: + Thông tin trong thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn như văn bản giấy. + Thông tin trong thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu. + Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu và thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi; + Trường hợp văn bản giấy là giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ, văn bản xác nhận, văn bản chấp thuận khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phát hành thì việc chuyển đổi phải đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 12 Luật Giao dịch điện tử 2023 và phải có chữ ký số của cơ quan, tổ chức thực hiện chuyển đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Hệ thống thông tin phục vụ chuyển đổi phải có tính năng chuyển đổi từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu. - Văn bản giấy được chuyển đổi từ thông điệp dữ liệu phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây: + Thông tin trong văn bản giấy được bảo đảm toàn vẹn như thông điệp dữ liệu. + Có thông tin để xác định được hệ thống thông tin và chủ quản hệ thống thông tin tạo lập, gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu gốc để tra cứu. + Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ thông điệp dữ liệu sang văn bản giấy và thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi. + Trường hợp thông điệp dữ liệu là chứng thư điện tử thì việc chuyển đổi phải đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm a, b và c khoản này và phải có chữ ký, con dấu (nếu có) của cơ quan, tổ chức thực hiện chuyển đổi theo quy định của pháp luật. Hệ thống thông tin phục vụ chuyển đổi phải có tính năng chuyển đổi từ thông điệp dữ liệu sang văn bản giấy. Lưu ý: Giá trị pháp lý của văn bản được chuyển đổi theo quy định của pháp luật có liên quan. Hình thức lưu trữ thông điệp dữ liệu điện tử - Trường hợp pháp luật yêu cầu văn bản, chứng từ, hồ sơ, tài liệu hoặc thông tin phải được lưu trữ thì văn bản, chứng từ, hồ sơ, tài liệu hoặc thông tin đó có thể được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây: + Thông tin trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu. + Thông tin trong thông điệp dữ liệu đó được lưu trong chính khuôn dạng được khởi tạo, gửi, nhận hoặc trong khuôn dạng cho phép thể hiện chính xác thông tin đó. + Thông điệp dữ liệu đó được lưu trữ theo một cách thức nhất định cho phép xác định nguồn gốc khởi tạo, người gửi, người nhận, thời gian gửi, nhận thông điệp dữ liệu. - Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, cơ quan, tổ chức, cá nhân được lựa chọn lưu trữ văn bản, chứng từ, hồ sơ, tài liệu hoặc thông tin dưới dạng văn bản giấy hoặc lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu khi thông điệp dữ liệu đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này. - Nội dung, thời hạn lưu trữ đối với thông điệp dữ liệu được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc lưu trữ thông điệp dữ liệu có giá trị như lưu trữ văn bản giấy. Thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu điện tử Trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thỏa thuận khác thì thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu được quy định như sau: - Thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo hoặc người đại diện của người khởi tạo. Trường hợp hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo hoặc người đại diện của người khởi tạo, thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin. - Ở bất kỳ địa điểm nào thông điệp dữ liệu được gửi thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu vẫn được coi là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân. Trường hợp người khởi tạo có nhiều trụ sở thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở chính hoặc trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch. Xem thêm Luật Giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Đề xuất: Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt được ký dưới dạng dữ liệu điện tử
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư hướng dẫn về hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt theo đó hợp đồng mua bán điện phải được thể hiện bằng văn bản dưới dạng giấy hoặc dữ liệu điện tử. Hợp đồng mua bán phải được đăng ký và được cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận Một trong nội dung mới được đề cập tại Dự thảo thì ngoài việc hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt bằng văn bản dưới dạng giấy thì có thể được thể hiện dưới dữ liệu điện tử (đối với dữ liệu điện tử, Bên mua điện có thể tra cứu và tải về tại Cổng thông tin điện tử của Bên bán điện). Ngôn ngữ trong hợp đồng phải được thể hiện bằng tiếng Việt. Đồng thời, hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt phải được đăng ký và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chấp thuận cho áp dụng theo quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nêu rõ về chủ thể ký hợp đồng mua bán điện của Bên bán điện Chủ thể của hợp đồng mua bán điện gồm bên mua điện và bên bán điện. Cụ thể: - Chủ thể ký hợp đồng của Bên mua điện là người đại diện của Bên mua điện có đủ năng lực hành vi dân sự, đã đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 104/2022/NĐ-CP và có hồ sơ đề nghị đăng ký mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 104/2022/NĐ-CP gửi Bên bán điện. Trường hợp Bên mua điện gồm nhiều hộ sử dụng điện chung ký 01 Hợp đồng thì chủ thể ký hợp đồng của Bên mua điện là đại diện số hộ dùng chung ký hợp đồng phải tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này và có văn bản ủy quyền của các hộ dùng chung ký hợp đồng. Tại hợp đồng phải ghi rõ số hộ dùng chung (có danh sách kèm theo) và giá bán điện được áp dụng theo Quy định về thực hiện giá bán điện do Bộ Công Thương ban hành. - Chủ thể ký hợp đồng của Bên bán điện là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của Đơn vị bán lẻ điện có lưới điện phân phối đủ khả năng cung cấp điện đáp ứng nhu cầu của bên mua điện. Được quyền thỏa thuận thay đổi ngày ghi chỉ số công tơ hàng tháng Bên bán điện sẽ thực hiện ghi chỉ số vào ngày ấn định hàng tháng, có thể dịch chuyển thời điểm ghi chỉ số trước hoặc sau một ngày, trừ trường hợp bất khả kháng. Ngày ghi chỉ số được thể hiện là ngày cuối của chu kỳ ghi chỉ số trên hóa đơn tiền điện. Ngoài ra, một nội dung mới được đề cập trong dự thảo là trong quá trình thực hiện hợp đồng, Bên Bán điện được quyền thỏa thuận thay đổi ngày ghi chỉ số công tơ hàng tháng đã được ấn định trước đó và phải được Bên mua điện đồng ý. Thỏa thuận giữa hai bên phải được thể hiện bằng văn bản dưới dạng giấy hoặc dữ liệu điện tử và là một phần không thể tách rời của Hợp đồng này. Bên bán điện được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi Bên B không sử dụng điện quá 06 tháng liên tục mà không thông báo trước cho Bên A hoặc Bên B không còn đáp ứng đủ điều kiện ký kết hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 104/2022/NĐ-CP). Một trong những nghĩa vụ của bên mua điện là không trộm cắp điện dưới mọi hình thức. Trường hợp có hành vi trộm cắp điện, Bên mua điện sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về hình sự và nếu gây ra thiệt hại khác cho bên bán điện thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự. Việc bồi thường này có khác so với quy định hiện tại khi mà hiện tại việc bồi thường sẽ theo Quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp Hợp đồng mua bán điện do Bộ Công Thương ban hành.
Khi nào thông điệp dữ liệu điện tử là chứng cứ hợp pháp?
Trong thời điểm hiện nay, chứng cứ không còn chỉ được thể hiện dưới dạng vật chứng hay lời khai mà nó còn được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu trên môi trường điện tử. Nhằm đảm bảo tính công bằng, khách quan qua đó hỗ trợ quá trình tố tụng dân sự, thì thông dữ liệu điện tử có được xem là chứng cứ hợp pháp? 1. Thông điệp dữ liệu điện tử là gì? Căn cứ khoản 12 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác. Đồng thời Điều 11 Luật Giao dịch điện tử 2005 cho rằng thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. 2. Nguồn chứng cứ được lấy từ đâu? Cơ quan tiến hành tố tụng sẽ xem xét chứng cứ thu thập được hoặc được cung cấp phải phù hợp với nguồn chứng cứ được quy định tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 bao gồm: - Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử. - Vật chứng. - Lời khai của đương sự. - Lời khai của người làm chứng. - Kết luận giám định. - Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ. - Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản. - Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập. - Văn bản công chứng, chứng thực. - Các nguồn khác mà pháp luật có quy định. Qua quy định trên cho thấy nguồn chứng cứ mà cơ quan tiến hành tố tụng cũng lấy từ tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử để hỗ trợ quá trình tố tụng. 3. Giá trị của thông điệp dữ liệu làm chứng cứ Trường hợp sử dụng thông điệp dữ liệu làm chứng cứ trong tố tụng sẽ không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác. Đồng thời, tại khoản 3 Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có nói thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, qua đó cơ quan tố tụng có chuyên môn sẽ giám định thông điệp dữ liệu để xem xét làm chứng cứ. Như vậy, thông điệp dữ liệu vẫn được xem là chứng cứ hợp pháp và giá trị được lưu trữ trong dữ liệu điện tử sẽ không bị phủ nhận giá trị làm chứng cứ trong quá trình điều tra, xét xử tố tụng.
Dữ liệu hộ tịch điện tử sẽ được lưu trữ vĩnh viễn
Nằm trong nội dung dự thảo nghị định quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến Nội dung dự thảo quy định: Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là cơ sở dữ liệu điện tử chuyên ngành, gồm tập hợp những thông tin hộ tịch của cá nhân được đăng ký theo quy định pháp luật và lưu giữ theo cấu trúc, bằng thiết bị đo số, trong môi trường mạng, thông qua phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung thống nhất toàn quốc Theo đó, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được quản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn, lưu trữ vĩnh viễn là một trong những nguyên tắc xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; đắng ký hộ tịch trực tuyến Nhằm đơn giản hóa thêm một bước thủ tục hành chính, thuận lợi cho công chức làm công tác hộ tịch, dự thảo Nghị định quy định theo hướng chỉ lập 01 sổ đăng ký cho mỗi loại việc hộ tịch (không thực hiện chế độ sổ kép). Sổ đăng ký này sau khi hết sổ, được khóa sổ sẽ chuyển lưu tại cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên, cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ chỉ thực hiện thao tác đăng ký hộ tịch trên phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung và CSDLHTĐT. Dự thảo cũng đề cập đến những hành vi bị nghiêm cấm gồm: 1. Cố ý cung cấp thông tin không đúng sự thật khi đăng ký hộ tịch trực tuyến, làm sai lệch thông tin, thay đổi, xóa, hủy dữ liệu trái pháp luật trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. 2. Truy cập, sử dụng các biện pháp trái pháp luật để khai thác thông tin hoặc phát tán thông tin từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. 3. Phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin hoặc cản trở quá trình vận hành, duy trì ổn định, liên tục của Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:
Bàn luận về “Dữ liệu điện tử” trong Hình sự
So với Bộ luật Tố Tụng hình sự (BLTTHS) 2003 thì BLTTHS 2015 đã có những bước chuyển mình lớn về chứng cứ và chứng minh, trong đó, việc bổ sung một số nguồn chứng cứ mới, đặc biệt đối với nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử là một bước tiến vượt bậc, phù hợp với tình hình tội phạm máy tính đang diễn biến vô cùng phức tạp. Tuy nhiên những quy định về thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử cũng như cách thức thu thập bí mật dữ liệu điện tử vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, không rõ ràng, gây khó khăn cho quá trình áp dụng, cần được bổ sung và hoàn thiện. Về việc thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử nhưng tại khoản 1 của Điều luật này lại quy định “phương tiện điện tử phải được thu giữ kịp thời, đầy đủ …” và “trường hợp không thể thu giữ phương tiện lưu trữ điện tử thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sao lưu dữ liệu điện tử đó …”. Qua quy định này dường như nhà làm luật đang đồng nhất hai khái niệm “thu thập phương tiện điện tử” và “thu giữ phương tiện điện tử”. Đã vậy, Điều 197 lại tiếp tục quy định về việc thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử. Quy định lòng vòng này thật sự thiếu logic và gây khó hiểu cho người nghiên cứu cũng như áp dụng pháp luật. Thiết nghĩ, chỉ đặt ra vấn đề thu thập đối với dữ liệu điện tử vì dữ liệu điện tử mới là một nguồn chứng cứ, còn phương tiện điện tử chỉ là nơi mà dữ liệu điện tử được thu nhập. Nghĩa là sau khi khám xét dữ liệu điện tử với những căn cứ đã được trình bày phía trên thì mới thu thập dữ liệu điện tử để tìm chứng cứ, và nếu dữ liệu điện tử được lưu trữ trong phương tiện điện tử thì mới đặt ra vấn đề có thu giữ phương tiện điện tử đó hay không. Do đó, cần tách quy định về thu giữ phương tiện điện tử tại Điều 107 BLTTHS 2015 để nhập chung vào quy định tại Điều 197 (Thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử), đồng thời đổi tên điều luật tại Điều 107 BLTTHS thành “Thu thập dữ diệu điện tử” thay vì là “Thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử” như quy định tại BLTTHS 2015. Về cách thức thu thập bí mật dữ liệu điện tử BLTTHS 2015 đã chính thức thừa nhận biện pháp thu thập bí mật dữ liệu điện tử như một biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Tuy nhiên các quy định này chỉ dừng lại ở việc ghi nhận các thủ tục cần thiết trước khi tiến hành mà không quy định thủ thuật pháp lý sau khi tiến hành các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt này. Các thông tin, tài liệu thu thập được sẽ được bảo quản, lưu trữ như thế nào, có giống như việc bảo quản, lưu trữ các loại nguồn chứng cứ thông thường hay không. Thiết nghĩ vấn đề này cần được quy định chặt chẽ bởi nó có liên hệ đến quyền con người, quyền công dân về quyền được đảm bảo bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Gỉa sử các thông tin, tài liệu sau khi được thu thập bằng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không được đưa về cơ quan tiến hành tố tụng ngay mà dẫn đến việc phát tán ra bên ngoài thì xem như đã xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân. Bên cạnh đó, thiết nghĩ cần bổ sung thêm trường hợp bị hại hoặc người đại diện của bị hại được đề nghị áp dụng các biện pháp điều tra đặc biệt với chính mình để thu thập chứng cứ. Ví dụ, đối với vụ án bắt cóc trẻ em, người cha hoặc người mẹ nên được quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền nghe lén điện thoại của chính họ để thu thập thông tin về kẻ bắt cóc qua những lần chúng liên lạc, ra giá, tống tiền. Đề nghị này phải được chấp nhận để quá trình áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được tiến hành đúng thời điểm, đúng đối tượng nhằm thu thập được nguồn chứng cứ trực tiếp để chứng minh tội phạm. Hiện nay, theo quy định của BLTTHS 2015 thì cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể áp dụng các biện pháp này một cách giới hạn với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền hoặc tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Thế nên, thiết nghĩ việc chấp nhận yêu cầu đề nghị áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là cần thiết.