Điều kiện hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
Điều kiện hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ này thực hiện theo quy định tại Nghị định 105/2016/NĐ-CP. 1. Điều kiện của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 105/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 154/2018/NĐ-CP) quy định điều kiện hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm như sau: - Có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Có đủ chuẩn đo lường, phương tiện, điều kiện môi trường thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo yêu cầu của quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng. Quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải phù hợp với hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khuyến nghị quốc tế của Tổ chức đo lường pháp định quốc tế, tiêu chuẩn của Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế, tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, tài liệu của nhà sản xuất có liên quan. Các chuẩn đo lường và phương tiện đo này phải được định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và được duy trì, bảo quản, sử dụng theo quy định của người đứng đầu tổ chức; giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải còn thời hạn có giá trị. - Có đủ quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực đăng ký hoạt động. - Có ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật phù hợp với mỗi lĩnh vực hoạt động. Các nhân viên kỹ thuật này phải đáp ứng các yêu cầu sau: + Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên; + Đã hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng với lĩnh vực hoạt động và theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ. - Đã thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. Có văn bản của người đứng đầu tổ chức quy định việc quản lý chứng chỉ (tem, dấu, giấy chứng nhận) kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm. - Có giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường theo quy định. Như vậy, tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải đáp ứng các điều kiện hoạt động theo quy định trên, trong đó lưu ý ít nhất phải có 01 nhân viên kỹ thuật phù hợp với mỗi lĩnh vực hoạt động (trước khi Nghị định 105/2016/NĐ-CP bị sửa đổi thì quy định phải có ít nhất 02 nhân viên kỹ thuật cho mỗi lĩnh vực hoạt động). 2. Hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm Tại Điều 5 Nghị định 105/2016/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm bao gồm những loại sau: - Đơn đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 105/2016/NĐ-CP); - Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); - Báo cáo về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này); - Danh mục hồ sơ của hệ thống quản lý đã thiết lập và duy trì đối với lĩnh vực hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đăng ký thực hiện; - Văn bản quy định về quản lý chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm gồm các nội dung chính sau: Nội dung, hình thức của chứng chỉ; việc chế tạo, quản lý và sử dụng chứng chỉ; kích thước và vị trí thể hiện số đăng ký trên chứng chỉ để bảo đảm nhận biết dễ dàng bằng mắt thường; văn bản quy định về việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện đo để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm. Như vậy, tổ chức muốn thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo quy định trên. Trình tự thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định 105/2016/NĐ-CP và Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận này.
MỚI: 03 vi phạm kinh doanh dịch vụ kiểm định bị đình chỉ từ 01 đến 03 tháng
Đây là nội dung tại Nghị định 30/2023/NĐ-CP Chính phủ ban hành ngày 08/6/2023 sửa đổi, bổ sung Nghị định 139/2018/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới. Theo đó, Nghị định sửa đổi một số nội dung về hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định được xem là giải pháp thay đổi hoạt động kiểm định trong thời gian sắp tới: (1) Thay đổi quy định tạm đình chỉ từng dây chuyền kiểm định Đơn vị đăng kiểm bị tạm đình chỉ 01 tháng nếu vi phạm một trong các trường hợp sau: - Không bảo đảm một trong các điều kiện, yêu cầu, quy định tại Nghị định 139/2018/NĐ-CP và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm. - Có 02 lượt đăng kiểm viên bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt trong thời gian 12 tháng liên tục. - Phân công đăng kiểm viên kiểm định không phù hợp nội dung chứng chỉ đăng kiểm viên. (Nghị định 139/2018/NĐ-CP trước đó quy định có 02 lượt đăng kiểm viên bị tạm đình chỉ trong thời gian 12 tháng liên tục) (2) Sửa đổi nội dung tạm đình chỉ toàn bộ hoạt động kiểm định Đơn vị đăng kiểm bị tạm đình chỉ 03 tháng nếu vi phạm một trong các trường hợp sau: - Thực hiện kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới không đúng quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; - Có từ 03 lượt đăng kiểm viên trở lên bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP hoặc từ 02 đăng kiểm viên trở lên bị thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên trong thời gian 12 tháng liên tục, trừ trường hợp bị thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên theo quy định tại khoản 6 Điều 18 Nghị định 139/2018/NĐ-CP. - Đưa ra các yêu cầu hoặc ban hành các thủ tục không có trong quy định do Bộ Giao thông vận tải ban hành về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân; từ chối cung cấp dịch vụ kiểm định xe cơ giới trái quy định của pháp luật; - Tiếp tục vi phạm một trong các trường hợp vi phạm tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 139/2018/NĐ-CP trong thời gian 12 tháng liên tục. (So với Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định cơ sở kiểm định đưa ra yêu cầu, thủ tục kiểm định khác quy trình của Bộ hoặc tiếp tục vi phạm mục (1) sẽ bị tạm đình chỉ toàn bộ). (3) 08 trường hợp bị thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên Đăng kiểm viên bị thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên trong các trường hợp sau đây: - Làm sai lệch kết quả kiểm định hoặc không tuân thủ đúng quy định, quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các hướng dẫn có liên quan đến công tác kiểm định đến mức gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến an toàn phương tiện. - Làm giả các hồ sơ để được cấp chứng chỉ đăng kiểm viên. - Đã bị xử lý vi phạm 02 lần trong thời gian 12 tháng liên tục đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 38 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP. - Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án do vi phạm các quy định liên quan đến lĩnh vực kiểm định xe cơ giới. - Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. - Không trực tiếp thực hiện công tác kiểm định hoặc hướng dẫn, đánh giá nghiệp vụ đăng kiểm viên từ đủ 12 tháng liên tục trở lên. - Cùng một thời điểm làm việc tại hai đơn vị đăng kiểm trở lên. - Đưa ra các yêu cầu không có trong quy định của Bộ Giao thông vận tải về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân. (Bổ sung thêm trường hợp cơ sở đăng kiểm đưa ra yêu cầu kiểm định không có trong quy định kiểm định của Bộ GTVT để gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức). (4) Cho phép đơn vị đăng kiểm huy động Công an, Quân đội hỗ trợ Trong trường hợp hệ thống các đơn vị đăng kiểm không đáp ứng được nhu cầu kiểm định của tổ chức và cá nhân thì cho phép huy động đơn vị đăng kiểm và nhân lực của lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân tham gia hỗ trợ kiểm định xe cơ giới thuộc phạm vi điều chỉnh. Việc xây dựng, thành lập đơn vị đăng kiểm phải phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch chuyên ngành và các quy hoạch khác có liên quan, trong đó có xét đến các yếu tố đặc thù của các địa phương, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo; phù hợp với số lượng, mật độ phương tiện được đăng ký trên địa bàn; khuyến khích ứng dụng công nghệ, thiết bị kiểm định hiện đại. Vị trí xây dựng đơn vị đăng kiểm phải tuân thủ quy định về đấu nối, kết nối hệ thống giao thông; thuận tiện cho xe cơ giới ra vào kiểm định; bảo đảm an toàn, thuận lợi trong quá trình hoạt động, không gây cản trở và ùn tắc giao thông, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Xem thêm Nghị định 30/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 08/6/2023 sửa đổi Nghị định 139/2018/NĐ-CP).
Điều kiện hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
Điều kiện hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ này thực hiện theo quy định tại Nghị định 105/2016/NĐ-CP. 1. Điều kiện của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 105/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 154/2018/NĐ-CP) quy định điều kiện hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm như sau: - Có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Có đủ chuẩn đo lường, phương tiện, điều kiện môi trường thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo yêu cầu của quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng. Quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải phù hợp với hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khuyến nghị quốc tế của Tổ chức đo lường pháp định quốc tế, tiêu chuẩn của Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế, tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, tài liệu của nhà sản xuất có liên quan. Các chuẩn đo lường và phương tiện đo này phải được định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và được duy trì, bảo quản, sử dụng theo quy định của người đứng đầu tổ chức; giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải còn thời hạn có giá trị. - Có đủ quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực đăng ký hoạt động. - Có ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật phù hợp với mỗi lĩnh vực hoạt động. Các nhân viên kỹ thuật này phải đáp ứng các yêu cầu sau: + Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên; + Đã hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng với lĩnh vực hoạt động và theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ. - Đã thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. Có văn bản của người đứng đầu tổ chức quy định việc quản lý chứng chỉ (tem, dấu, giấy chứng nhận) kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm. - Có giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường theo quy định. Như vậy, tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải đáp ứng các điều kiện hoạt động theo quy định trên, trong đó lưu ý ít nhất phải có 01 nhân viên kỹ thuật phù hợp với mỗi lĩnh vực hoạt động (trước khi Nghị định 105/2016/NĐ-CP bị sửa đổi thì quy định phải có ít nhất 02 nhân viên kỹ thuật cho mỗi lĩnh vực hoạt động). 2. Hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm Tại Điều 5 Nghị định 105/2016/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm bao gồm những loại sau: - Đơn đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 105/2016/NĐ-CP); - Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); - Báo cáo về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này); - Danh mục hồ sơ của hệ thống quản lý đã thiết lập và duy trì đối với lĩnh vực hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đăng ký thực hiện; - Văn bản quy định về quản lý chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm gồm các nội dung chính sau: Nội dung, hình thức của chứng chỉ; việc chế tạo, quản lý và sử dụng chứng chỉ; kích thước và vị trí thể hiện số đăng ký trên chứng chỉ để bảo đảm nhận biết dễ dàng bằng mắt thường; văn bản quy định về việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện đo để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm. Như vậy, tổ chức muốn thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo quy định trên. Trình tự thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định 105/2016/NĐ-CP và Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận này.
MỚI: 03 vi phạm kinh doanh dịch vụ kiểm định bị đình chỉ từ 01 đến 03 tháng
Đây là nội dung tại Nghị định 30/2023/NĐ-CP Chính phủ ban hành ngày 08/6/2023 sửa đổi, bổ sung Nghị định 139/2018/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới. Theo đó, Nghị định sửa đổi một số nội dung về hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định được xem là giải pháp thay đổi hoạt động kiểm định trong thời gian sắp tới: (1) Thay đổi quy định tạm đình chỉ từng dây chuyền kiểm định Đơn vị đăng kiểm bị tạm đình chỉ 01 tháng nếu vi phạm một trong các trường hợp sau: - Không bảo đảm một trong các điều kiện, yêu cầu, quy định tại Nghị định 139/2018/NĐ-CP và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm. - Có 02 lượt đăng kiểm viên bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt trong thời gian 12 tháng liên tục. - Phân công đăng kiểm viên kiểm định không phù hợp nội dung chứng chỉ đăng kiểm viên. (Nghị định 139/2018/NĐ-CP trước đó quy định có 02 lượt đăng kiểm viên bị tạm đình chỉ trong thời gian 12 tháng liên tục) (2) Sửa đổi nội dung tạm đình chỉ toàn bộ hoạt động kiểm định Đơn vị đăng kiểm bị tạm đình chỉ 03 tháng nếu vi phạm một trong các trường hợp sau: - Thực hiện kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới không đúng quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; - Có từ 03 lượt đăng kiểm viên trở lên bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP hoặc từ 02 đăng kiểm viên trở lên bị thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên trong thời gian 12 tháng liên tục, trừ trường hợp bị thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên theo quy định tại khoản 6 Điều 18 Nghị định 139/2018/NĐ-CP. - Đưa ra các yêu cầu hoặc ban hành các thủ tục không có trong quy định do Bộ Giao thông vận tải ban hành về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân; từ chối cung cấp dịch vụ kiểm định xe cơ giới trái quy định của pháp luật; - Tiếp tục vi phạm một trong các trường hợp vi phạm tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 139/2018/NĐ-CP trong thời gian 12 tháng liên tục. (So với Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định cơ sở kiểm định đưa ra yêu cầu, thủ tục kiểm định khác quy trình của Bộ hoặc tiếp tục vi phạm mục (1) sẽ bị tạm đình chỉ toàn bộ). (3) 08 trường hợp bị thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên Đăng kiểm viên bị thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên trong các trường hợp sau đây: - Làm sai lệch kết quả kiểm định hoặc không tuân thủ đúng quy định, quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các hướng dẫn có liên quan đến công tác kiểm định đến mức gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến an toàn phương tiện. - Làm giả các hồ sơ để được cấp chứng chỉ đăng kiểm viên. - Đã bị xử lý vi phạm 02 lần trong thời gian 12 tháng liên tục đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 38 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP. - Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án do vi phạm các quy định liên quan đến lĩnh vực kiểm định xe cơ giới. - Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. - Không trực tiếp thực hiện công tác kiểm định hoặc hướng dẫn, đánh giá nghiệp vụ đăng kiểm viên từ đủ 12 tháng liên tục trở lên. - Cùng một thời điểm làm việc tại hai đơn vị đăng kiểm trở lên. - Đưa ra các yêu cầu không có trong quy định của Bộ Giao thông vận tải về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân. (Bổ sung thêm trường hợp cơ sở đăng kiểm đưa ra yêu cầu kiểm định không có trong quy định kiểm định của Bộ GTVT để gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức). (4) Cho phép đơn vị đăng kiểm huy động Công an, Quân đội hỗ trợ Trong trường hợp hệ thống các đơn vị đăng kiểm không đáp ứng được nhu cầu kiểm định của tổ chức và cá nhân thì cho phép huy động đơn vị đăng kiểm và nhân lực của lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân tham gia hỗ trợ kiểm định xe cơ giới thuộc phạm vi điều chỉnh. Việc xây dựng, thành lập đơn vị đăng kiểm phải phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch chuyên ngành và các quy hoạch khác có liên quan, trong đó có xét đến các yếu tố đặc thù của các địa phương, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo; phù hợp với số lượng, mật độ phương tiện được đăng ký trên địa bàn; khuyến khích ứng dụng công nghệ, thiết bị kiểm định hiện đại. Vị trí xây dựng đơn vị đăng kiểm phải tuân thủ quy định về đấu nối, kết nối hệ thống giao thông; thuận tiện cho xe cơ giới ra vào kiểm định; bảo đảm an toàn, thuận lợi trong quá trình hoạt động, không gây cản trở và ùn tắc giao thông, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Xem thêm Nghị định 30/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 08/6/2023 sửa đổi Nghị định 139/2018/NĐ-CP).