Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính
Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính từ ngày công bố đã luôn thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người, một trong những chủ đề hot nhất là đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Pháp luật quy định thế nào về người chuyển đổi giới tính? Căn cứ khoản 7 Điều 3 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính có giải thích người chuyển đổi giới tính là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận giới tính mới theo quy định tại Dự thảo Luật. Ngoài ra, căn cứ Điều 7 Dự thảo Luật quy định quyền của người chuyển giới gồm: - Được công nhận giới tính mới sau khi đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Dự thảo Luật; - Được lựa chọn phương pháp can thiệp y học để chuyển đổi giới tính phù hợp với sức khỏe, mong muốn và khả năng tài chính của mình; - Được tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, y tế và pháp lý trước và trong quá trình thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; - Có đầy đủ quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan; - Được giữ nguyên quan hệ cha, mẹ, con cũng như quyền và nghĩa vụ từ quan hệ hôn nhân gia đình trước khi chuyển đổi giới tính bao gồm cả việc nhận nuôi con nuôi; - Được lưu giữ tinh trùng, trứng để duy trì nòi giống thông qua các dịch vụ sinh sản phù hợp với đạo lý và pháp luật Việt Nam. - Được tham gia các hoạt động hiến máu và các chế phẩm máu, hiến tế bào gốc, hiến mô tạng một cách tự nguyện nếu có đủ sức khỏe và đảm bảo an toàn hiến tặng theo quy định của pháp luật; - Được bảo lưu thông tin trên các văn bằng, chứng chỉ đã được cấp trước khi chuyển đổi giới tính; - Được công nhận quyền tài sản đối với tài sản tạo lập trước khi chuyển đổi giới tính. Trường hợp trên giấy chứng nhận quyền tài sản có thông tin giới tính thì cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền tài sản có nghĩa vụ điều chỉnh thông tin giới tính theo giới tính được công nhận của người chuyển đổi giới tính; - Được hưởng các chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và quy định của pháp luật khác có liên quan phù hợp với giới tính đã chuyển đổi. - Được tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa, biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật phù hợp với giới tính mới; - Được tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quyền riêng tư khác theo quy định của pháp luật; - Được thay đổi thông tin giới tính trên các giấy tờ tùy thân sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính; - Được bảo đảm quyền học tập, lao động và hòa nhập gia đình, xã hội theo giới tính đã được công nhận; - Được bảo đảm các quyền khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Có thể thấy, những quy định về chuyển đổi giới tính như trên mang lại ý nghĩa quan trọng cả về mặt pháp lý và bảo đảm quyền lợi công dân của những người chuyển đổi giới tính. Giúp họ không bị mặc cảm, tự ti và là động lực mạnh mẽ để họ tiếp tục phát triển cho xã hội. 2. Người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính Căn cứ Điều 10 Dự thảo Luật quy định quy định về các điều kiện đối với người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính như sau: - Độ tuổi thực hiện can thiệp y học + Người từ đủ 18 tuổi trở lên đối với các phương pháp can thiệp y học quy định tại Điều 9 của Dự thảo Luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Dự thảo Luật; + Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác nhận có tình trạng bức bối giới quá mức thì được thực hiện phương pháp can thiệp y học quy định tại khoản 1 Điều 9 của Dự thảo Luật và khi được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. - Đã được tư vấn pháp lý theo quy định của Dự thảo Luật. - Có năng lực hành vi dân sự. - Tình trạng hôn nhân: Có 2 phương án (đề xuất để lựa chọn) Phương án 1: Độc thân. Phương án 2: Không quy định tình trạng hôn nhân của người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. - Không thuộc trường hợp đang chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ, hình phạt hình sự bổ sung như cấm đi khỏi nơi cư trú và chưa được xóa án tích. Theo quy định trên, một trong những điều kiện để chuyển đổi giới tính bằng can thiệp y học phải có năng lực hành vi dân sự. Nên, theo đề xuất, người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính. Chung quy lại, đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính là động thái đảm bảo tính pháp lý của những người chuyển giới. Giúp họ được bảo vệ bằng sự công bằng pháp luật, vừa đảm bảo sức khỏe, tính mạng của những người chuyển giới.
Đề xuất những điều kiện để được cấp giấy xác nhận giới tính mới
Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính kể từ ngày ban hành luôn thu hút sự quan tâm của người dân. Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất là đề xuất những điều kiện để được cấp giấy xác nhận giới tính mới. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Quy định về giấy xác nhận giới tính mới Căn cứ Điều 23 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính có đề xuất về giấy xác nhận giới tính mới. - Đối tượng được cấp giấy xác nhận giới tính, nơi cấp giấy xác nhận giới tính được quy định như sau: + Người đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính theo quy định của Dự thảo Luật được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi thực hiện can thiệp y học cấp giấy xác nhận giới tính mới. + Người đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính trước ngày Dự thảo Luật có hiệu lực được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi xác nhận đã có can thiệp y học với thời gian và mức độ đạt được như quy định ở Điều 24 của Dự thảo Luật thì được cấp giấy xác nhận giới tính mới. - Giấy xác nhận giới tính mới bao gồm các thông tin cơ bản sau đây: + Họ và tên của người đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; thông tin về giấy tờ tùy thân của người đã can thiệp y học, bao gồm số định danh công dân hoặc số giấy khai sinh, nơi cấp, ngày cấp; tình trạng hôn nhân là độc thân; + Giới tính trước khi can thiệp y học; + Giới tính sau khi can thiệp y học. Ngoài ra, căn cứ Điều 24 Dự thảo Luật còn có đề xuất thời điểm cấp giấy xác nhận giới tính mới. Thời điểm cấp giấy xác nhận giới tính mới cho những người chuyển đổi giới tính quy theo các phương pháp theo quy định tại khoản 1,2,3,4 Điều 8 của Dự thảo Luật là thời điểm kết thúc quá trình can thiệp y học để chuyển đổi giới tính với thời gian và mức độ can thiệp y học được cho là đạt như sau: - Về thời điểm để đánh giá mức độ: + Đối với phương pháp sử dụng nội tiết tố sinh dục là 12 tháng kể từ ngày đầu tiên sử dụng nội tiết tố sinh dục; + Đối với phương pháp có phẫu thuật quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 8 của Dự thảo Luật được thực hiện ngay sau khi kết thúc phẫu thuật. - Mức độ can thiệp y học được cho là đạt khi hết bức bối giới và có cảm nhận hài lòng, dễ chịu, thích thú, hạnh phúc với giới tính mới. Đối với phương pháp quy định tại khoản 5 Điều 8 của Dự thảo Luật được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Ngoài ra, tại Điều 27 Dự thảo Luật quy định đăng ký hộ tịch và thay đổi thông tin giới tính, thông tin khác của người chuyển đổi giới tính trên các giấy tờ pháp lý có liên quan như sau: - Giấy xác nhận giới tính mới là căn cứ để cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện thay đổi hộ tịch của cho người chuyển đổi giới tính. - Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể hồ sơ, thủ tục thay đổi giới tính trong các giấy tờ hộ tịch cho người chuyển đổi giới tính. - Việc thay đổi thông tin giới tính, thông tin khác của người chuyển đổi giới tính trên các giấy tờ pháp lý có liên quan như căn cước công dân, văn bằng, chứng chỉ, quyền sở hữu tài sản và các giấy tờ pháp lý khác thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Cần hiểu rằng, những đề xuất trên về giấy xác nhận giới tính mới là tiền đề pháp lý bảo vệ quyền lợi cho những cá nhân thay đổi giới tính. Vừa đảm bảo công tác quản lý, vừa vệ họ khỏi sự phân biệt đối xử trong các lĩnh vực như công việc, giáo dục, và các dịch vụ công cộng. 2. Những điều kiện để được cấp giấy xác nhận giới tính mới Căn cứ khoản 1 Điều 25 Dự thảo Luật đề xuất những điều kiện để được cấp giấy xác nhận giới tính mới như sau: - Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi; - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Độc thân; - Cam kết sống với giới tính đã được chuyển đổi; - Đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; - Không thuộc trường hợp đang chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ, hình phạt hình sự bổ sung như cấm đi khỏi nơi cư trú; Chung quy lại, việc đề xuất quy định những điều kiện để được cấp giấy xác nhận giới tính mới có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo sự công nhận hợp pháp và tôn trọng quyền của cá nhân về giới tính. Điều này cho thấy sự quan tâm, tiếp thu, hoàn thiện ngày càng tốt hơn của nhà nước. Các cá nhân chuyển đổi giới tính cũng sẽ được nhà nước bảo vệ quyền lợi một cách tốt hơn.
Đề xuất thủ tục đề nghị thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính
Từ khi Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính được công bố cho đến nay đều thu hút sự quan tâm của người dân. Một trong những điểm nổi bật nhất là đề xuất thủ tục đề nghị thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Những đối tượng áp dụng của Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính Căn cứ Điều 2 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính có đề xuất các đối tượng áp dụng như sau: - Người đề nghị thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. - Người đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính từ nữ sang nam hoặc từ nam sang nữ trước khi Dự thảo Luật có hiệu lực. - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện can thiệp y học cho người chuyển đổi giới tính. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc chuyển đổi giới tính. Ngoài ra, tại Điều 4 Dự thảo Luật còn quy định chính sách của Nhà nước về chuyển đổi giới tính như sau: - Thừa nhận, tôn trọng và bảo đảm quyền, nghĩa vụ công dân của người chuyển đổi giới tính. - Tạo điều kiện cho người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính được lựa chọn hình thức thực hiện can thiệp y học phù hợp với sức khỏe, tâm lý, khả năng tài chính và mong muốn của mình. - Tạo điều kiện để người chuyển đổi giới tính được thực hiện tư vấn tâm lý, y học và pháp lý kỹ lưỡng trước, trong và sau khi can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. - Có chính sách, biện pháp đồng bộ, tạo điều kiện cho người đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính được thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân phù hợp với giới tính mới theo quy định của Dự thảo Luật, Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan. Đảm bảo sự ổn định không làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ dân sự mà người đó đã xác lập trước khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính và các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ cha, mẹ, con về mặt giấy tờ pháp lý, bao gồm cả việc nhận nuôi con nuôi. - Khuyến khích bảo hiểm y tế chi trả cho các dịch vụ nhằm chuyển đổi giới tính và các vấn đề về sức khỏe có liên quan đến chuyển đổi giới tính. - Nhà nước khuyến khích các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức, cá nhân hỗ trợ, tư vấn tâm lý và can thiệp y khoa cho người chuyển đổi giới tính. Với đề xuất trên, nhà nước cho thấy được sự quan tâm rất lớn đến những cá nhân chuyển đổi giới tính. Đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định phạm vi và mục tiêu của luật, đồng thời bảo vệ quyền lợi của họ. 2. Đề xuất thủ tục đề nghị thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính Căn cứ khoản 2 Điều 11 Dự thảo Luật đề xuất thủ tục đề nghị thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính được quy định như sau: + Người đề nghị thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Dự thảo Luật tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được phép thực hiện can thiệp y học quy định tại Điều 12 của Dự thảo Luật + Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 11 Dự thảo Luật, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành lập Hội đồng xác định giới tính để thực hiện tư vấn tâm lý cho người đề nghị; xác định người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính có bản dạng giới khác giới tính hoàn thiện; có đủ sức khỏe về tâm thần và thể chất, không chống chỉ định với việc thực hiện phương pháp can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; + Sau khi xác định người đề nghị đủ điều kiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Dự thảo Luật, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiến hành can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; + Trường hợp cơ sở thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính không thể tiếp tục thực hiện phương pháp can thiệp đang áp dụng cho người đề nghị chuyển đổi giới tính hoặc người đó quyết định dừng không tiếp tục can thiệp y học thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có văn bản về việc dừng can thiệp y học và nêu rõ lý do. Chung quy lại, với đề xuất thủ tục đề nghị thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính sẽ tạo ra sự tác động tích cực rất lớn đến xã hội. Vừa đảm bảo có được quy trình pháp lý rõ ràng, tạo sự thuận lợi cho các cơ quan quản lý, vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng của những người chuyển giới.
Quyền xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính theo pháp luật hiện hành?
Quyền nhân thân là gì? Quyền chuyển đổi giới tính và quyền xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành được quy định ra sao? Quyền nhân thân được quy định như thế nào? Với mục tiêu thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con người trong xã hội, Bộ luật Dân sự 2015 đã ghi nhận các quyền nhân thân cơ bản của cá nhân (con người). Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015, “Quyền nhân thân” được hiểu là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trong đó, việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án. Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác. Quy định về quyền xác định lại giới tính? Xã hội ngày càng phát triển và hiện đại sẽ kéo theo việc ngày càng có nhiều vấn đề phát sinh trong cuộc sống, và một trong những vấn đề được chú ý quan tâm đó là xác định lại giới tính của con người. Quy định về quyền xác định lại giới tính được ghi nhận tại Điều 36 Bộ luật Dân sự 2015 với nội dung cụ thể như sau: - Cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính. - Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật. - Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan. Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật dân sự Việt Nam? Trước thời điểm Bộ luật Dân sự 2015 được ban hành, pháp luật Việt Nam không thừa nhận quyền thay đổi giới tính mà chỉ công nhận quyền được xác định lại giới tính của cá nhân theo Điều 36 Bộ luật dân sự 2005: “Cá nhân có quyền được xác định lại giới tính ....Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính”. Đến thời điểm hiện tại, Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 có đưa ra quy định sau đây: “Điều 37. Chuyển đổi giới tính Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”. Như vậy, Bộ luật Dân sự 2015 đã ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính của con người là một trong những quyền cơ bản của công dân theo đúng tinh thần của Hiến pháp và pháp luật. Theo đó, đồng thời với việc thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính, Bộ luật Dân sự 2015 cũng có những quy định để đảm bảo các quyền nhân thân cho người chuyển đổi giới tính, như những người chuyển đổi giới tính có quyền thay đổi họ, tên, cải chính hộ tịch và những quyền nhân thân khác phù hợp với giới tính của mình.
Dự thảo: Người chuyển đổi giới tính được hưởng những quyền gì?
Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 89/2023/QH15 xác định Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào vào tháng 10 năm 2024. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong thực hiện các cam kết, khuyến cáo của quốc tế về bảo đảm và thực thi quyền con người nói chung, quyền của cộng đồng LGBT nói riêng, đồng thời thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với cộng đồng người chuyển giời tại Việt Nam. Định nghĩa về người chuyển đổi giới tính Theo Khoản 7 Điều 3 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính quy định “Người chuyển đổi giới tính là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận giới tính mới theo quy định tại Luật này” Như vậy, cá nhân được xem là người chuyển đổi giới tính khi và chỉ khi được cơ quan có thẩm quyền công nhận giới tính mới theo quy định, trình tự thủ tục nhất định. Một người đã trải qua quá trình can thiệp y học để chuyển đổi giới tính nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận thì không được xem là người chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật. Quyền người chuyển đổi giới tính Điều 7 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính quy định 15 quyền của người chuyển đổi giới tính, cụ thể như sau: - Được công nhận giới tính mới sau khi đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật này; - Được lựa chọn phương pháp can thiệp y học để chuyển đổi giới tính phù hợp với sức khỏe, mong muốn và khả năng tài chính của mình; - Được tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, y tế và pháp lý trước và trong quá trình thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; - Có đầy đủ quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan; - Được giữ nguyên quan hệ cha, mẹ, con cũng như quyền và nghĩa vụ từ quan hệ hôn nhân gia đình trước khi chuyển đổi giới tính bao gồm cả việc nhận nuôi con nuôi; - Được lưu giữ tinh trùng, trứng để duy trì nòi giống thông qua các dịch vụ sinh sản phù hợp với đạo lý và pháp luật Việt Nam. - Được tham gia các hoạt động hiến máu và các chế phẩm máu, hiến tế bào gốc, hiến mô tạng một cách tự nguyện nếu có đủ sức khỏe và đảm bảo an toàn hiến tặng theo quy định của pháp luật; - Được bảo lưu thông tin trên các văn bằng, chứng chỉ đã được cấp trước khi chuyển đổi giới tính; - Được công nhận quyền tài sản đối với tài sản tạo lập trước khi chuyển đổi giới tính. Trường hợp trên giấy chứng nhận quyền tài sản có thông tin giới tính thì cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền tài sản có nghĩa vụ điều chỉnh thông tin giới tính theo giới tính được công nhận của người chuyển đổi giới tính; - Được hưởng các chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và quy định của pháp luật khác có liên quan phù hợp với giới tính đã chuyển đổi. - Được tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa, biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật phù hợp với giới tính mới; - Được tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quyền riêng tư khác theo quy định của pháp luật; - Được thay đổi thông tin giới tính trên các giấy tờ tùy thân sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính; - Được bảo đảm quyền học tập, lao động và hòa nhập gia đình, xã hội theo giới tính đã được công nhận; - Được bảo đảm các quyền khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Trên đây là nội dung về quyền của người chuyển đổi giới tính theo Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính đang được lấy ý kiến trình Quốc hội trong thời gian tới. Những nội dung trên đây có thể bị sửa đổi, khác biệt khi Dự thảo luật được thông qua.
Đề xuất người chuyển giới được thay đổi giới tính trên giấy tờ sau khi được công nhận
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (trưởng ban soạn thảo, nguyên viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu trung ương) tiếp tục đưa ra dự thảo mới của Luật Chuyển đổi giới tính để xin ý kiến người dân. Trong đó, dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính đề xuất người chuyển giới sẽ được thay đổi thông tin giới tính trên giấy tờ sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính. (1) Đề xuất nguyên tắc chuyển đổi giới tính Tại Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính quy định 03 nguyên tắc chuyển đổi giới tính như sau: - Công dân chỉ được chuyển đổi giới tính một lần trong đời. - Chỉ thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính sau khi người đề nghị chuyển đổi giới tính đã được tư vấn tâm lý, y tế, pháp lý. - Bảo đảm sự tự nguyện, tự do lựa chọn biện pháp can thiệp y học chuyển đổi giới tính. (2) 14 hành vi bị nghiêm cấm trong Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính quy định 14 hành vi bị cấm, cụ thể: - Kỳ thị, phân biệt đối xử, đưa thông tin sai lệch đối với người chuyển đổi giới tính, gia đình và người thân của họ. - Vận động, dụ dỗ, thúc ép, bắt buộc người khác chuyển đổi giới tính. - Lợi dụng người chuyển đổi giới tính để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục hoặc có các hành vi trái pháp luật khác. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để gây khó khăn cho việc thực hiện quyền công nhận giới tính của người đề nghị chuyển đổi giới tính. - Cản trở, gây khó khăn cho việc công nhận giới tính của người đề nghị chuyển đổi giới tính. - Thực hiện việc chuyển đổi giới tính nhằm mục đích trục lợi, trốn tránh trách nhiệm, nghĩa vụ, gây rối an ninh trật tự, quấy rối tình dục hoặc vi phạm pháp luật khác. - Công dân thực hiện chuyển đổi giới tính 2 lần trở lên trong đời. - Triệt sản trong quá trình can thiệp y học mà không được sự đồng ý của người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. - Tiết lộ thông tin, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người chuyển đổi giới tính mà không có sự đồng ý của họ. - Trục lợi, gây khó khăn đối với việc can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. - Thực hiện các phương pháp can thiệp y học và tư vấn khi chưa đủ điều kiện. - Thực hiện chuyển đổi giới tính trong thời gian chấp hành các nghĩa vụ với Nhà nước, các bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền. - Không thực hiện đầy đủ quy định của quy trình tư vấn tâm lý trước và trong khi thực hiện can thiệp y học cho người đề nghị chuyển đổi giới tính. - Các tổ chức, cá nhân, cơ sở khám chữa bệnh từ chối không có lý do chính đáng việc tư vấn tâm lý, can thiệp y khoa, khám chữa bệnh cho người chuyển đổi giới tính. Xem Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/06/Du-thao-Luat-Chuyen-doi-gioi-tinh---dang-DuthaoOnline(1).docx (3) Những quyền đối với người chuyển đổi giới tính Người chuyển đổi giới tính có các quyền sau đây: - Được công nhận giới tính mới sau khi đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật này; - Được lựa chọn phương pháp can thiệp y học để chuyển đổi giới tính phù hợp với sức khỏe, mong muốn và khả năng tài chính của mình; - Được tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, y tế và pháp lý trước và trong quá trình thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; - Có đầy đủ quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan; - Được giữ nguyên quan hệ cha, mẹ, con cũng như quyền và nghĩa vụ từ quan hệ hôn nhân gia đình trước khi chuyển đổi giới tính bao gồm cả việc nhận nuôi con nuôi; - Được lưu giữ tinh trùng, trứng để duy trì nòi giống thông qua các dịch vụ sinh sản phù hợp với đạo lý và pháp luật Việt Nam. - Được tham gia các hoạt động hiến máu và các chế phẩm máu, hiến tế bào gốc, hiến mô tạng một cách tự nguyện nếu có đủ sức khỏe và đảm bảo an toàn hiến tặng theo quy định của pháp luật; - Được bảo lưu thông tin trên các văn bằng, chứng chỉ đã được cấp trước khi chuyển đổi giới tính; - Được công nhận quyền tài sản đối với tài sản tạo lập trước khi chuyển đổi giới tính. Trường hợp trên giấy chứng nhận quyền tài sản có thông tin giới tính thì cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền tài sản có nghĩa vụ điều chỉnh thông tin giới tính theo giới tính được công nhận của người chuyển đổi giới tính; - Được hưởng các chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và quy định của pháp luật khác có liên quan phù hợp với giới tính đã chuyển đổi. - Được tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa, biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật phù hợp với giới tính mới; - Được tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quyền riêng tư khác theo quy định của pháp luật; - Được thay đổi thông tin giới tính trên các giấy tờ tùy thân sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính; - Được bảo đảm quyền học tập, lao động và hòa nhập gia đình, xã hội theo giới tính đã được công nhận; - Được bảo đảm các quyền khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Như vậy, ngoài việc người chuyển đổi giới tính được thay đổi thông tin giới tính trên các giấy tờ tùy thân sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính thì người chuyển đổi giới tính còn được hưởng những quyền kể trên theo quy định của pháp luật. (4) Các phương pháp thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính Ngoài ra, người đề nghị chuyển đổi giới tính được lựa chọn một trong các phương pháp can thiệp y học sau đây để chuyển đổi giới tính: - Sử dụng nội tiết tố sinh dục; - Phẫu thuật ngực và cơ quan sinh dục; - Phẫu thuật cắt bỏ triệt để các bộ phận có chức năng sinh sản gắn với giới tính cũ; - Phối hợp phẫu thuật và sử dụng nội tiết tố sinh dục; - Các phương pháp khác để chuyển đổi giới tính được các nước trên thế giới công nhận và phù hợp với Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Xem Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/06/Du-thao-Luat-Chuyen-doi-gioi-tinh---dang-DuthaoOnline(1).docx
Dự thảo: Nếu được thông qua thì cơ sở y tế nào được phép thực hiện chuyển đổi giới tính?
Bộ Luật Dân sự 2015 lần đầu tiên ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính của công dân, đây được xem là điểm mới, phù hợp với bối cảnh xã hội. Dự Thảo Luật chuyển đổi giới tính đang được tiếp tục lấy ý kiến hoàn thiện, nếu được thông qua, đây là cơ sở cho người chuyển giới ở Việt Nam được thừa nhận, tạo điều kiện cho cộng đồng người chuyển giới được hưởng quyền và nghĩa vụ của mình. Như vậy, điều kiện cơ sở thực hiện can thiệp y khoa nhằm chuyển đổi giới tính được quy định như thế nào? Chuyển đổi giới tính là gì? Điều 37 Bộ Luật Dân sự 2015 thừa nhận quyền chuyển đổi giới của công dân như sau “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan” Theo Khoản 2 Điều 3 Dự thảo, có thể hiểu chuyển đổi với tính là Can thiệp y học để chuyển đổi giới tính, việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp y khoa nhằm tạo ra sự tương thích giữa hình thể và bản dạng giới của người có mong muốn chuyển đổi giới tính. Các phương pháp thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính Điều 9 Dự thảo quy định 04 phương pháp can thiệp y học để chuyển đổi giới tính và Người đề nghị chuyển đổi giới tính được lựa chọn một trong các phương pháp can thiệp y học sau đây để chuyển đổi giới tính sau: - Sử dụng nội tiết tố sinh dục; - Phẫu thuật ngực và cơ quan sinh dục; - Phẫu thuật cắt bỏ triệt để các bộ phận có chức năng sinh sản gắn với giới tính cũ; - Phối hợp phẫu thuật và sử dụng nội tiết tố sinh dục; - Các phương pháp khác để chuyển đổi giới tính được các nước trên thế giới công nhận và phù hợp với Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Điều kiện riêng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y học để chuyển đổi giới tính theo phương pháp can thiệp Khoản 1 Điều 12 Dự thảo quy định điều kiện riêng cho cơ sở thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính theo từng phương pháp can thiệp như sau: - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép điều trị nội tiết tố sinh dục can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: + Là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chuyên khoa nội, nội tiết, sản phụ khoa hoặc nam học; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa nhi đã được cấp Giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; + Có bác sĩ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến điều trị nội tiết tố và đã được đào tạo chuyên về điều trị nội tiết tố để chuyển đổi giới tính. - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép phẫu thuật ngực để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: + Là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có khoa phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ đã được cấp Giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; + Có bác sĩ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và đã được đào tạo chuyên về phẫu thuật ngực để chuyển đổi giới tính; - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: + Là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có khoa phẫu thuật tạo hình, tiết niệu hoặc nội tiết, sản phụ khoa hoặc nam học đã được cấp Giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; + Có bác sĩ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về tiết niệu, sản phụ khoa, phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và đã được đào tạo chuyên về phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính. Điều kiện chung đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y học để chuyển đổi giới tính Khoản 2 Điều 12 Dự thảo quy định điều kiện chung cho các cơ sở thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính như sau: - Có bác sĩ chuyên khoa tâm thần và chuyên gia tư vấn tâm lý lâm sàng ngay trong cơ sở khám chữa bệnh đó hoặc mời từ các cơ sở khác đến để thành lập Hội đồng xác định giới tính như Khoản 1 Điều 14 Dự thảo. Một chuyên gia có thể tham gia ở nhiều Hội đồng xác định giới tính của cơ sở khám chữa bệnh đó. - Thành lập được Hội đồng xác định giới tính + Thành phần của Hội đồng gồm 04 người: (1) Bác sĩ chuyên khoa tâm thần; (2) Chuyên gia tư vấn tâm lý cho người chuyển đổi giới tính; (3) Bác sĩ chuyên khoa phù hợp với phương pháp can thiệp y học được đề nghị; (4) Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm Chủ tịch Hội đồng; + Nhiệm vụ của Hội đồng xác định giới tính: Xác định tình trạng tâm thần của người nộp đơn xin chuyển đổi giới tính; khẳng định mong muốn mạnh mẽ được chuyển đổi giới tính của họ; lựa chọn phương pháp can thiệp phù hợp với sức khỏe, khả năng tài chính và nguyện vọng của người làm đơn; tổ chức can thiệp y học và tư vấn sức khỏe cho họ trong suốt quá trình can thiệp y học và xác nhận thời gian và mức độ can thiệp y học theo quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 24 Dự thảo để làm cơ sở Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp Giấy xác nhận giới tính mới cho họ. + Một hội đồng xác định giới tính có thể thực hiện các quy trình như luật định để cấp giấy xác nhận giới tính cho nhiều người có đề nghị can thiệp y khoa để chuyển đổi giới tính trong cùng một đợt.
Việt Nam sẽ ban hành Luật chuyển đổi giới tính chậm nhất vào năm 2025
Theo đó, Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về Dự án Luật Chuyển đổi giới tính, quy định về quyền và nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính; điều kiện, hồ sơ, thủ tục đối với người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; điều kiện, hồ sơ, thủ tục đối với tổ chức, cá nhân thực hiện xác định tâm lý, can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; công nhận là người chuyển đổi giới tính để thay đổi giấy tờ hộ tịch. Nguyên tắc cơ bản của chuyển đổi giới tính nhằm bảo đảm cho người chuyển đổi giới tính được sống thật với giới tính mà họ mong muốn. Thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính trên cơ sở tự nguyện của người đề nghị chuyển đổi giới tính. Không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người chuyển đổi giới tính và gia đình họ. Tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền của người chuyển đổi giới tính. Điều kiện công nhận là người chuyển đổi giới tính Người đề nghị chuyển đổi giới tính được công nhận là người chuyển đổi giới tính khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: PA1: Người đề nghị chuyển đổi giới tính không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính được Hội đồng xác định giới tính xác nhận có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có. PA2: Người đề nghị chuyển đổi giới tính tự xác định có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hiện, nộp Đơn đề nghị đến cơ quan hộ tịch và trong thời gian 06 tháng mà không rút đơn thì được thay đổi các giấy tờ hộ tịch. 2. Người đề nghị chuyển đổi giới tính đã sử dụng nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính đủ 02 (hai) năm liên tục và có đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính. 3. Người đề nghị chuyển đổi giới tính đã thực hiện xong phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục hoặc thực hiện xong cả phẫu thuật ngực, bộ phận sinh dục và có đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính. 4. Người đề nghị chuyển đổi giới tính không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính tại Bệnh viện đề nghị công nhận và có đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính. Điều kiện công nhận là người chuyển đổi giới tính đối với trường hợp không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính Người đề nghị chuyển đổi giới tính được công nhận là người chuyển đổi giới tính trong trường hợp không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Có giới tính sinh học hoàn thiện; 2. Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; 3. Đã được Hội đồng xác định giới tính xác nhận có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có. Nghiêm cấm các hành vi sau với người chuyển đổi giới tính 1. Kỳ thị, phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, bạo lực đối với người có mong muốn chuyển đổi giới tính, người chuyển đổi giới tính. 2. Cản trở, gây khó khăn đối với việc can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. 3. Lợi dụng người chuyển đổi giới tính để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục hoặc có các hành vi trái pháp luật khác. 4. Triệt sản khi phẫu thuật bộ phận sinh dục mà người đó không đồng ý. 5. Bắt buộc người chuyển đổi giới tính nghỉ học, thôi việc vì lý do chuyển đổi giới tính. 6. Tiết lộ thông tin, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà không được người chuyển đổi giới tính đồng ý. 7. Thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi cá nhân, tổ chức chưa đủ điều kiện 8. Lợi dụng việc chuyển đổi giới tính để trốn tránh các nghĩa vụ pháp luật. Ngoài ra Chậm nhất đến năm 2025, nội dung đào tạo tâm lý về người chuyển đổi giới tính được đưa vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục có mã ngành đào tạo về tâm lý. Bộ Y tế dự kiến trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 10-11/2023. Xem toàn văn Dự Án Luật chuyển đổi giới tính trong file đính kèm bên dưới
Kể từ ngày 1/1/2017, Bộ luật Dân sự 2015 chính thức có hiệu lực thi hành trên phạm vi cả nước đã được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng những người chuyển giới, người đồng tính nói riêng và toàn xã hội nói chung đó là có quy định về quyền chuyển đổi giới tính. Bộ luật Dân sự 2005 quy định rằng, cá nhân có quyền xác định lại giới tính chỉ khi người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc giới tính chưa được định hình chính xác. Tức là Bộ luật Dân sự 2005 không cho phép sự chuyển đổi giới tính đối với những người đã định hình về giới tính và muốn sống thật với bản thân mình. Sau khi Bộ luật Dân sự 2015 được Quốc hội thông qua, quy định về chuyển giới đã được mở rộng hơn. Cụ thể, Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”. Theo quy định của pháp luật thì những người đã phẫu thuật chuyển giới có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch và quyền nhân thân theo luật định. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn đối với người chuyển đổi giới tính như các giấy tờ liên quan đến người chuyển đổi giới tính sẽ giải quyết ra sao. Ví dụ như học bạ, bằng đại học, hay đối với việc thực hiên nghĩa vụ quân sự sẽ như thế nào, có quy định về độ tuổi hay có những quyền đặc biệt đối với người chuyển đổi giới tính không. Rồi chế độ làm việc nghỉ ngơi của họ có khác gì so với một người bình thường hay không. Một vấn đề nữa đó là người vợ hoặc chồng đang sống chung mà chuyển đổi giới tính thì được giải quyết ra sao. Hoặc trường hợp họ đã xác định được giới tính nhưng vì lý do kinh tế mà không thể đi chuyển đổi được giới tính thì có được kết hôn không bởi Luật Hôn nhân gia đình sửa đổi năm 2014 không cấm kết hôn giữa những người đồng tính, nhưng cũng không hề công nhận. Ngoài ra, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện ở đâu, bệnh viện nào được phép thực hiện chuyển đổi giới tính, bác sỹ được đào tạo như thế nào, chế độ chăm sóc người chuyển đổi giới tính ra sao thì vẫn còn phải chờ câu trả lời của pháp luật. Hiện tại, đã có 61 quốc gia hợp pháp hóa việc chuyển đổi giới tính. Việt Nam là quốc gia thứ 62 trên thế giới và thứ 11 tại châu Á cho phép việc thay đổi giới tính trên giấy tờ nhân thân. Điều này được xem là một bước tiến lớn, chứng tỏ sự tiến bộ của bộ máy lập pháp Việt Nam. Và để đảm bảo hơn quyền lợi cho cộng đồng LGBT không cách nào khác là có những quy định cụ thể của pháp luật để có thể bảo vệ tốt hơn cho họ. Và chúng ta mong chờ Luật chuyển đổi giới tính ra đời để đảm bảo toàn diện cho người chuyển giới.
Người đã lập gia đình không được phép chuyển đổi giới tính
Đây là một trong những quy định mới nổi bật được đề cập tại Đề cương Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính dự kiến có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Theo đó, để được chuyển đổi giới tính phải đáp ứng đủ 04 điều kiện sau: 1. Có giới tính sinh học hoàn thiện. 2. Được kiểm tra tâm lý theo bảng chuẩn và có xác nhận của chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần về mong muốn có giới tính khác với giới tính sinh học hoàn thiện và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. 3. Từ đủ 18 tuổi trở lên. 4. Là người độc thân. Nội dung kiểm tra tâm lý và triệu chứng đối với người có mong muốn chuyển đổi giới tính như sau: Kiểm tra về tâm lý: - Có mong muốn giới tính khác với giới tính sinh học đã được định hình chính xác hiện hay không; - Có từng thử ăn mặc trái với giới tính sinh học đã được định hình chính xác hiện có không; - Có cảm thấy thích thú với giới tính mới khi thử đóng vai hoặc tưởng tượng không; - Có thích thú đặc biệt đối với các đồ chơi, trò chơi, hoặc các hoạt động của giới tính khác với giới tính sinh học đã được định hình chính xác không; - Có ưu thích tham gia đồng đội với các bạn khác giới không; - Có thường xuyên từ chối, không thích trò chơi, hoạt động của người cùng giới tính sinh học đã được định hình chính xác không; - Có không thích bộ phận sinh dục của bản thân không; - Có mong muốn có bộ phận sinh dục khác với bộ phận sinh dục hiện đang có không. Kiểm tra về triệu chứng: - Xuất hiện từ 02 triệu chứng trở lên trong thời gian 06 tháng các triệu chứng sau đây: - Mong muốn có giới tính khác; - Ghét bỏ bộ phận sinh dục của bản thân hoặc mong nó không phát triển; - Mong muốn có đặc điểm sinh học của giới tính khác; - Mong muốn được đối xử trái với giới tính sinh học đã được định hình chính xác hiện có; - Tin rằng cảm xúc và phản ứng của mình là phù hợp với giới tính mong muốn. Điều kiện để công nhận chuyển đổi giới tính Khi thuộc một trong các trường hợp sau: - Đã điều trị nội tiết tố liên tục trong thời gian ít nhất 02 năm. - Phẫu thuật ngực hoặc/và phẫu thuật bộ phận sinh dục theo giới tính khác với giới tính sinh học hoàn thiện. Sau khi được công nhận đã chuyển đổi giới tính , người được công nhận thay đổi tên, giới tính theo pháp luật về hộ tịch Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định thế nào về việc chuyển đổi giới tính? 1. Hiến pháp 2013 (Điều 14, 16) ghi nhận quyền sống thật với giới tính của mình là quyền con người, quyền công dân. 2. Bộ luật dân sự 2015 (Điều 37) quy định về việc chuyển đổi giới tính 3. Luật hôn nhân gia đình 2014: chưa có cơ chế công nhận người chuyển giới và chưa có cơ chế cho việc thay đổi hộ tịch đối với người chuyển giới. Nếu người chuyển giới chưa thực hiện phẫu thuật chuyển giới và chưa có thay đổi về hộ tịch thì không được phép kết hôn với người cùng giới tính. Cụ thể trong Luật Hôn nhân gia đình: - Khoản 1 Điều 9. Điều kiện kết hôn: “Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên”; - Khoản 5 Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn: “Giữa những người cùng giới tính. 4. Luật Hộ tịch 2014: Hiện nay, theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật hộ tịch thì việc “Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự”. Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015: “1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây: … e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;… - Điều 30 Luật Hộ tịch: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật liên quan đến thay đổi hộ tịch của cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật này, …, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục …bản sao quyết định đến Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân để ghi vào Sổ hộ tịch; ….”. Như vậy: Người xác định lại giới tính đã có cơ sở pháp lý để thay đổi lại giới tính theo Luật Hộ tịch. 5. Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 và Thông tư 140/2015/TT-BQP: quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ không quy định đối với người chuyển giới. Như vậy mặc nhiên người chuyển giới vẫn thuộc đối tượng thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc. 6. Luật Thi hành Tạm giữ, tạm giam 2015: về cơ bản, Luật này đã hài hòa với Bộ luật Dân sự: Người chuyển giới có thể được giam giữ ở buồng riêng, cụ thể được quy định tại các điều: - Khoản 5 Điều 4: Nguyên tắc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam - Khoản 2 Điều 16: Tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam; - Khoản 4 Điều 18: Phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam Tuy nhiên, cần thống nhất với Luật Hộ tịch có quy định về việc kiểm tra thân thể đối với người chuyển giới 7. Luật thi hành án hình sự 2010 Khoản 2, Khoản 3 Điều 27. Giam giữ phạm nhân quy định: “2. Trong các khu giam giữ quy định tại khoản 1 Điều này, những phạm nhân dưới đây được bố trí giam giữ riêng: a) Phạm nhân nữ; b) Phạm nhân là người chưa thành niên; c) Phạm nhân là người nước ngoài; d) Phạm nhân là người có bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm; đ) Phạm nhân có dấu hiệu bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án; e) Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại giam. 3. Trong trại tạm giam, những phạm nhân quy định tại điểm a và e khoản 2 Điều này được bố trí giam giữ riêng”. Dự kiến trong Luật chuyển đổi giới tính sẽ quy định người đã sử dụng hoóc môn liên tục trong 02 năm hoặc người thực hiện chuyển đổi giới tính một phần (phẫu thuật ngực) hoặc thực hiện chuyển đổi giới tính hoàn toàn (phẫu thuật ngực và bộ phận sinh dục) sẽ được thực hiện thay đổi giấy tờ hộ tịch và các giấy tờ khác có liên quan. Như vậy, trường hợp người thực hiện chuyển đổi giới tính đã sử dụng hoóc môn liên tục trong 02 năm hoặc phẫu thuật một phần (phẫu thuật ngực) nếu có hành vi vi phạm pháp luật và bị thi hành án phạt tù thì việc giam giữ người này sẽ thế nào? Nếu giam chung những người này với những người có cùng giới tính trên giấy tờ hộ tịch rất dễ dẫn đến khả năng người này bị lạm dụng tình dục hoặc các hành vi bất lợi khác do cơ thể sinh học không giống nhau. Do vậy, đề nghị cân nhắc sửa đổi Khoản 2, Khoản 3 Điều 27. Giam giữ phạm nhân theo hướng những người chuyển đổi giới tính một phần được giam giữ riêng. Mời các bạn xem chi tiết tại file đính kèm.
Luật chuyển đổi giới tính: có thể thông qua vào năm 2019
Đây là tin vui cho cộng đồng LGBT khi quy định này đang được xem xét thông qua, sau khi chuyển đổi giới tính đã được thừa nhận tại Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017. Hôm qua 12/5/2017, tại Hội thảo báo cáo đánh giác tác động chính sách của dự án Luật Chuyển đổi giới tính do Tổ chức người chuyển giới tổ chức, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp Chế thuộc Bộ Y tế cho biết sẽ phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan xây dựng chính sách để bảo đảm quyền được sống đúng với giới tính của những người có mong muốn chuyển đổi giới tính. Dự kiến Luật chuyển đổi giới tính sẽ đựơc thông qua trong năm 2019 với các nội dung chính sau: - Cho phép chuyển đổi giới tính đối với trường hợp đã sử dụng hormone hoặc đã can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật ngực, cơ quan sinh dục. - Đối với các trường hợp không có can thiệp y tế, không điều trị về hormone, không điều trị về ngoại khoa sẽ không được thừa nhận. - Chỉ được thực hiện chuyển đổi giới tính khi từ đủ 18 tuổi trở lên. Quy định này nhằm đảm bảo người thực hiện tự chịu trách nhiệm dân sự về hành vi của mình và tránh trường hợp né tránh trách nhiệm pháp lý, đơn cử như trốn nghĩa vụ quân sự - Người được công nhận chuyển đổi giới tính phải qua xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh, hormone sử dụng phải được bác sĩ khám, kê đơn và theo dõi. Chi tiết nội dung Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính sẽ đựơc cập nhật sớm nhất cho các bạn! Mời các bạn đón theo dõi nhé!
Sự khác nhau giữa “xác định lại giới tính” và “chuyển đổi giới tính”
Còn mấy ngày nữa thôi là Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực (01/01/2017), vậy là từ thời điểm này không chỉ thừa nhận việc xác định lại giới tính mà pháp luật còn thừa nhận luôn cả việc chuyển đổi giới tính. Rất nhiều bạn thường nhầm lẫn giữa việc “xác định lại giới tính” và “chuyển đổi giới tính”, vì vậy hôm nay mình muốn chia sẻ với các bạn để làm rõ 2 khái niệm này. Nội dung Xác định lại giới tính Chuyển đổi giới tính Cơ sở pháp lý Được thừa nhận tại Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015 Chỉ đựơc thừa nhận tại Bộ luật dân sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017) Khái niệm Được thực hiện trong trường hợp cá nhân có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc chưa định hình chính xác về giới tính thật cần có sự can thiệp của y học Được thực hiện trong điều kiện giới tính của cá nhân bình thường nhưng phải đi phẫu thuật Bản chất của cá nhân thực hiện - Có khuyết tật bẩm sinh về giới tính - Chưa định hình chính xác về giới tính thật - Bình thường nhưng có mong muốn phẫu thuật để chuyển đổi giới tính Cơ sở để thực hiện Trong trường hợp có khuyết tật bẩm sinh về giới tính * Đối với trường hợp nam lưỡng giới giả nữ: - Bộ phận sinh dục có dương vật nhỏ, có thể sờ thấy tinh hoàn hoặc không, siêu âm hoặc nội soi thấy tinh hoàn, không có tử cung và buồng trứng; - Nhiễm sắc thể giới tính là XY hoặc gen biệt hóa tinh hoàn dương tính hoặc kết hợp cả hai trường hợp trên. * Đối với trường hợp nữ lưỡng giới giả nam: - Bộ phận sinh dục có âm vật phát triển như dương vật nhưng không sờ thấy tinh hoàn, siêu âm hoặc nội soi thấy có tử cung, buồng trứng, không thấy tinh hoàn; - Nhiễm sắc thể giới tính là XX. * Đối với trường hợp lưỡng giới thật: - Bộ phận sinh dục không xác định được là nam hay nữ. Tuyến sinh dục có cả tổ chức tinh hoàn, buồng trứng; - Nhiễm sắc thể giới tính có thể là một trong các dạng XX/XY; XXX/XY; XX/XXXY hoặc các dạng nhiễm sắc thể khác được xác định là lưỡng giới thật. (Theo Nghị định 88/2008/NĐ-CP) Chưa có cơ sở để thực hiện việc này. Kết quả Giới tính của cá nhân thực hiện xác lại giới tính được xác định đúng với bản chất của nó. Giới tính của cá nhân thực hiện chuyển đổi bị thay đổi Điểm chung duy nhất của “xác định lại giới tính” và “chuyển đổi giới tính” là sau khi thực hiện, cá nhân sẽ phải làm các thủ tục đăng ký hộ tịch và quyền nhân thân của người này bị thay đổi phù hợp sau khi đã thực hiện. Nhiều vấn đề liên quan đến câu chuyện “xác định lại giới tính” và “chuyển đổi giới tính” như sau: 1. Nếu một người nam sống đến 18 tuổi và muốn phẫu thuật để chuyển đổi giới tính nữ, thì người này có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Việc chuyển đổi trong thời gian nhạy cảm này có bị xem là né tránh nghĩa vụ quân sự không? 2. Hoặc trong thời điểm này, một người nữ sau nhiều năm mới phát hiện mình là nam giới, vậy thì lúc này có phải đi nghĩa vụ quân sự không? 3. Khi nào mới có văn bản hướng dẫn về việc chuyển đổi giới tính? Và việc chuyển đổi giới tính được thực hiện thì phải có những điều kiện cần và điều kiện đủ nào? Các bạn có ý kiến gì về vấn đề này không?
Phân biệt vấn đề xác định lại giới tính và thay đổi giới tính
Để phân biệt vấn đề xác định lại giới tính và thay đổi giới tính. Ta cần làm rõ khái niệm giới tính là gì? - Giới tính là những đặc điểm chung để phân biệt nam với nữ, giống đưc với giống cái. - Để xác định chính xác giới tính một người ta phải xem xét trên cả 3 phương diện bap gồm: Giới tính sinh học; Giới tính xã hội và Tính dục - Giới tính sinh học là một quá trình kết hợp và pha trộn những đặc điểm di truyền học của sinh vật, thường dẫn đến kết quả là sự chuyên môn hóa thành giống đực (male) và giống cái (female) - Giới tính xã hội, hay còn gọi là giới là thuật ngữ đề cập đến các đặc điểm, vị trí, vai trò, mối quan hệ về mặt xã hội giữa nam giới – phụ nữ - Tinh dục chỉ sự bị hấp dẫn về mặt tình cảm hoặc về mặt tình dục bởi người khác một cách lâu dài Nhìn chung, những người xác định lại giới tính là những người hoàn toàn bình thường về mặt giới tính xã hội, nhưng lại có giới tính sinh học không thống nhất giữa bên trong (Bộ nhiễm sắc thể giới tính) và bên ngoài (Bộ phận sinh dục, các biểu hiện giới tính). Còn người thay đổi giới tính là người có giới tính sinh học hoàn toàn bình thường nhưng giới tính xã hội của họ lại trái người hoàn toàn giới tính sinh học. Để làm rõ hơn, tác giả xin đi vào phân tích một số vấn đề sau Thứ nhất: Đối với người xác định lại giới tính, các đặc điểm trên cơ thể của họ bị khuyết tật ngay từ khi sinh ra, không có vấn đề gì về mặt giới tính xã hội, bản thân họ chỉ không có sự thống nhất giữa giới tính sinh học thực chất và bộ phận sinh dục (Ví dụ như người có bộ nhiễm sắc thể giới tính là nam, giới tính sinh học là nam, có hệ xương phát triển, có yết hầu… nhưng bộ phận sinh dục lại có hình dáng của nữ giới). Còn đối với người chuyển giới lại hoàn toàn người lại, họ có giới tính sinh học hoàn toàn bình thường (Ví dụ như người có bộ nhiễm sắc thể giới tính là nữ, giới tính sinh học là nữ, có hông, ngực nở, không có yết hầu bộ phận sinh dục như của nữ giới, hoàn toàn bình thường) Thứ hai: Những người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính, họ hoàn toàn hài lòng với giới tính bẩm sinh mà họ có, không có sự chênh nhau giữa giới tính sinh học bẩm sinh và giới tính xã hội, họ như những người bình thường khác, sinh ra là giới nữ, muốn xã hội nhìn nhận mình là nữ giới nhưng chỉ gặp rắc rối vì có bộ phận sinh dục khuyết tật, không giống của nữ giới. Còn với những người chuyển giới, họ có giới tính sinh học hoàn toàn bình thường, cấu tạo bên trong và bên ngoài thống nhất cụ thể giới tính nam hoặc nữ nhưng họ lại mang giới tính xã hội khác với giới tính sinh học, tức là họ muốn xã hội nhìn nhận mình với hình ảnh một nam giới, không phải một nữ giới (Ví dụ như con gái nhưng cắt tóc ngắn, ăn mặc như con trai, giả giọng nói trầm của nam giới, dáng đi giống con trai…) Thứ ba: Về nhu cầu chuyển đổi giới tính, những người có giới tính bị khuyết tật bẩm sinh, về căn bản họ chỉ bị khuyết tật về bộ phận sinh dục, nên nhu cầu thực sự của họ không phải là chuyển đổi giới tính mà họ chỉ muốn trở về giới tính sinh học thực chất của họ, họ chỉ muốn có cấu tạo bên ngoài và bên trong cơ thể thống nhất. Còn những người chuyển đổi giới tính, vì bản thân họ luôn coi giới tính thực sự của mình là giới tính trái ngược với giới tính sinh học hiện có nên khao khát trở về giới tính thực của họ cháy bỏng, thường trực, họ muốn trở về giới tính thực của mình, để được thực hiện quyền mưu cầu học phúc một trong những quyền cơ bản của con người. Những người xác định lại giới tính, thường họ chỉ bị khuyết tật về bộ phận sinh dục (nữ giới có bộ phận sinh dục ngoài giống của năm giới hoặc ngược lại) những về các tính trạng biểu hiện giới tính khác trên cơ thể căn bản là không thay đổi (con gái vẫn có ngực, hông nở, giọng nói cao….còn con trai vẫn có yết hầu, giọng trầm, không có ngực…) vậy nên họ vẫn có thể sống với giới tính đó mà không phải mệt mỏi ngụy trang, biến mình thành một giới tính khác. Còn đối với người chuyển giới, họ hoàn toàn bình thường cả cấu tạo bên trong và bên ngoài cơ thể nhưng vì trong suy nghĩ họ luôn ý thức được giới tính thực sự của mình là giới tính ngược lại nên họ sống và luôn luôn phải thay đổi bản thân, phải ngụy trang bản thân bằng những vận dụng phần nào biến họ trở thành giới tính khác trong mắt mọi người (con trai thì mặc quần bó, mặc váy, đội tóc giả, dán mi, trang điểm đậm, độn ngực, chủ động điều chỉnh cao giọng nói…. Còn con gái sẽ mặc đồ như con trai,cắt tóc ngắn. bó ngực, trầm giọng hơn khi nói chuyện, dáng đi giống con trai…) Sự so sánh trên giữa những người xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính là sự so sánh tương đối. Trên thực tế, còn có một trường hợp đặc biệt xảy ra đó là nhóm người vừa muốn xác định lại giới tính vừa muốn chuyển đổi giới tính. Đó là những cá nhân có khuyết tật bẩm sinh về giới tính (giới tính sinh học không rõ ràng là nam hay nữ) đồng thời họ cũng có biểu hiện của người muốn thay đổi giới tính (có giới tính xã hội và giới tính sinh học không đồng nhất với nhau). Đây là trường hợp đặc biệt bởi lẽ, họ không chỉ muốn xác định lại giới tính trên phương diện phẫu thuật để hoàn thiện bộ phận sinh dục đã bị khuyết tật bẩm sinh, họ có mong muốn thay đổi giới tính bên trong cơ thể để có giới tính xã hội mà họ mong muốn. Những người này là trường hợp rất hiếm gặp trên thực tế, vậy nên tác giả không đồng nhất họ với những người xác định lại giới tính để so sánh với nhóm người thay đổi giới tính
Bộ luật dân sự 2015 thừa nhận việc chuyển đổi giới tính
Hôm qua, 24/11/2015, kết thúc phiên làm việc buổi sáng, Quốc hội đã thông qua Bộ luật dân sự 2015 với 27 chương, 689 Điều, đáng chú ý Bộ luật này thừa nhận việc chuyển đổi giới tính. Đây có lẽ là tin vui cho cộng đồng LGBT, khi quyền của các bạn chính thức được pháp luật Việt Nam thừa nhận. Nhớ không lầm vào tháng 6/2015 vừa rồi, cộng đồng LGBT tại nước Mỹ đã vỡ òa trong niềm hạnh phúc khi Quốc hội Mỹ chính thức thông qua và thừa nhận hôn nhân đồng giới tại nước Mỹ. 5 tháng sau, tại Việt Nam, cộng đồng này vui sướng hơn cả khi Bộ luật dân sự 2015 chính thức thông qua thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên, khi thực hiện việc chuyển đổi giới tính cần phải có một số lưu ý như sau: Việc chuyển đổi giới tính này có liên quan đến những yêu cầu và điều kiện khác nhau về: - Độ tuổi. - Tình trạng hôn nhân. - Các vấn đề an sinh xã hội. - Nhiều vấn đề xã hội khác. Sau khi chuyển đổi giới tính, các bạn cần phải làm một số thủ tục cần thiết về thay đổi hộ tịch, quyền nhân thân tương ứng với giới tính đã được chuyển đổi giới tính bắt đầu được áp dụng sau khi thay đổi hộ tịch. Như vậy, đây là bước tiến đầu tiên trong hệ thống pháp luật Việt Nam thừa nhận việc chuyển đổi giới tính, trong tương lai không xa, hi vọng Việt Nam sẽ như Mỹ, công nhận hôn nhân đồng tính. Thừa nhận việc chuyển đổi này, một số vấn đề pháp lý phát sinh: 1. A trước kia là nam giới, đã hiếp dâm bé gái tên B, sự việc chưa được phát hiện, nhưng đến khi được phát hiện thì A là chuyển đổi giới tính sang nữ giới rồi. Trường hợp này giải quyết như thế nào? 2. C trước khi là nữ giới, bị D hiếp dâm đã tố cáo với cơ quan có thẩm quyền, nhưng đến khi vụ án được đưa ra xét xử C đã chuyển đổi giới tính là nam giới. Trường hợp này có tiếp tục xét xử D không? … Các bạn Dân Luật giúp mình giải đáp nhé
Hội đồng thẩm phán TAND tối cao cần ban hành Nghị quyết về “Hiếp dâm”
Bản tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao số 329/HS2 ngày 11/5/1967 đề cập đến “khái niệm” giao cấu như sau: “Giao cấu: chỉ cần có sự cọ sát trực tiếp dương vật vào bộ phận sinh dục của người phụ nữ (bộ phận từ môi lớn trở vào) với ý thức ấn vào trong không kể sự xâm nhập của dương vật là sâu hay cạn, không kể có xuất tinh hay không là tội Hiếp dâm được coi là hoàn thành, vì khi đó nhân phẩm danh dự của người phụ nữ đã bị chà đạp”. Và thực tiễn xét xử án hiếp dâm của nước ta từ trước đến nay sẽ là: Chủ thể của tội hiếp dâm chỉ là nam (trừ trường hợp nữ đồng phạm giúp sức); khách thể của tội hiếp dâm chỉ là nữ. Liệu quan điểm này có đúng đối với thực tế đời sống hiện nay? 1. Nữ cũng là chủ thể của tội hiếp dâm Pháp luật hình sự nghiêm trị tội hiếp dâm nhằm đảm bảo nhân phẩm, danh dự của con người. Vì lẽ đó, dù là nam hay nữ thì cũng có nhân phẩm, danh dự cần được pháp luật bảo hộ. Nếu mãi tư duy theo lối mòn cũ – chỉ có nam mới là chủ thể của tội hiếp dâm thì vô hình chung Nhà nước không đảm bảo được nhân phẩm, danh dự cho nam giới hay đúng hơn Nhà nước không công nhận nam giới có nhân phẩm và danh dự. Mặt khác, nhiều nước trên thế giới vẫn coi nữ là chủ thể của tội hiếp dâm nên chúng ta cần phải thay đổi cho phù hợp với thực tiễn. 2. Nam cũng có thể hiếp dâm nam Pháp luật Việt Nam hiện hành không công nhận chuyển đổi giới tính, song thực tế vẫn diễn ra sự chuyển đổi giới tính (từ nam sang nữ hay từ nữ sang nam) trái phép, bởi vậy sự không công nhận chuyển đổi giới tính chỉ nằm trên góc độ pháp lý còn thực tiễn giới tính đã được thay đổi (nhu cầu sinh lý của người đó được thay đổi). Như vậy, sẽ dễ hiểu trường hợp nam hiếp dâm nam trên góc độ pháp lý, còn thực tiễn nam hiếp dâm nữ [bởi khách thể lúc này là nữ thực tế (đã thay đổi về kết cấu sinh học) nhưng pháp lý thì nhà nước không công nhận]. Vậy người nam (góc độ pháp lý) có được bảo hộ nhân phẩm, danh dự hay không? Rõ ràng, hành vi chuyển đối giới tính là sai trái song không phải vì hành vi sai trái đó mà tước đoạt cái quyền mà tạo hóa đã ban cho họ (nhân phẩm và danh dự). 3. Pháp luật Hình sự cần thay đổi như thế nào? Điều 111 Bộ luật Hình sự 1999 quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. Nội dung trên có thể hiểu: ”bất cứ người nào (không phân biệt giới tính) mà có hành vi được miêu tả theo quy định nêu trên, có đầy đủ các dấu hiệu khác về mặt chủ quan, khách quan, chủ thể, khách thể tội phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”. Như vậy, Bộ luật Hình sự 1999 không cần sửa đổi về nội dung này mà Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao cần ban hành một Nghị quyết nhằm thống nhất cách xét xử chung toàn quốc – dù nam hay nữ vẫn là chủ thể của tội hiếp dâm.
Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính
Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính từ ngày công bố đã luôn thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người, một trong những chủ đề hot nhất là đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Pháp luật quy định thế nào về người chuyển đổi giới tính? Căn cứ khoản 7 Điều 3 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính có giải thích người chuyển đổi giới tính là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận giới tính mới theo quy định tại Dự thảo Luật. Ngoài ra, căn cứ Điều 7 Dự thảo Luật quy định quyền của người chuyển giới gồm: - Được công nhận giới tính mới sau khi đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Dự thảo Luật; - Được lựa chọn phương pháp can thiệp y học để chuyển đổi giới tính phù hợp với sức khỏe, mong muốn và khả năng tài chính của mình; - Được tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, y tế và pháp lý trước và trong quá trình thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; - Có đầy đủ quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan; - Được giữ nguyên quan hệ cha, mẹ, con cũng như quyền và nghĩa vụ từ quan hệ hôn nhân gia đình trước khi chuyển đổi giới tính bao gồm cả việc nhận nuôi con nuôi; - Được lưu giữ tinh trùng, trứng để duy trì nòi giống thông qua các dịch vụ sinh sản phù hợp với đạo lý và pháp luật Việt Nam. - Được tham gia các hoạt động hiến máu và các chế phẩm máu, hiến tế bào gốc, hiến mô tạng một cách tự nguyện nếu có đủ sức khỏe và đảm bảo an toàn hiến tặng theo quy định của pháp luật; - Được bảo lưu thông tin trên các văn bằng, chứng chỉ đã được cấp trước khi chuyển đổi giới tính; - Được công nhận quyền tài sản đối với tài sản tạo lập trước khi chuyển đổi giới tính. Trường hợp trên giấy chứng nhận quyền tài sản có thông tin giới tính thì cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền tài sản có nghĩa vụ điều chỉnh thông tin giới tính theo giới tính được công nhận của người chuyển đổi giới tính; - Được hưởng các chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và quy định của pháp luật khác có liên quan phù hợp với giới tính đã chuyển đổi. - Được tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa, biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật phù hợp với giới tính mới; - Được tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quyền riêng tư khác theo quy định của pháp luật; - Được thay đổi thông tin giới tính trên các giấy tờ tùy thân sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính; - Được bảo đảm quyền học tập, lao động và hòa nhập gia đình, xã hội theo giới tính đã được công nhận; - Được bảo đảm các quyền khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Có thể thấy, những quy định về chuyển đổi giới tính như trên mang lại ý nghĩa quan trọng cả về mặt pháp lý và bảo đảm quyền lợi công dân của những người chuyển đổi giới tính. Giúp họ không bị mặc cảm, tự ti và là động lực mạnh mẽ để họ tiếp tục phát triển cho xã hội. 2. Người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính Căn cứ Điều 10 Dự thảo Luật quy định quy định về các điều kiện đối với người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính như sau: - Độ tuổi thực hiện can thiệp y học + Người từ đủ 18 tuổi trở lên đối với các phương pháp can thiệp y học quy định tại Điều 9 của Dự thảo Luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Dự thảo Luật; + Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác nhận có tình trạng bức bối giới quá mức thì được thực hiện phương pháp can thiệp y học quy định tại khoản 1 Điều 9 của Dự thảo Luật và khi được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. - Đã được tư vấn pháp lý theo quy định của Dự thảo Luật. - Có năng lực hành vi dân sự. - Tình trạng hôn nhân: Có 2 phương án (đề xuất để lựa chọn) Phương án 1: Độc thân. Phương án 2: Không quy định tình trạng hôn nhân của người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. - Không thuộc trường hợp đang chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ, hình phạt hình sự bổ sung như cấm đi khỏi nơi cư trú và chưa được xóa án tích. Theo quy định trên, một trong những điều kiện để chuyển đổi giới tính bằng can thiệp y học phải có năng lực hành vi dân sự. Nên, theo đề xuất, người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính. Chung quy lại, đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính là động thái đảm bảo tính pháp lý của những người chuyển giới. Giúp họ được bảo vệ bằng sự công bằng pháp luật, vừa đảm bảo sức khỏe, tính mạng của những người chuyển giới.
Đề xuất những điều kiện để được cấp giấy xác nhận giới tính mới
Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính kể từ ngày ban hành luôn thu hút sự quan tâm của người dân. Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất là đề xuất những điều kiện để được cấp giấy xác nhận giới tính mới. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Quy định về giấy xác nhận giới tính mới Căn cứ Điều 23 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính có đề xuất về giấy xác nhận giới tính mới. - Đối tượng được cấp giấy xác nhận giới tính, nơi cấp giấy xác nhận giới tính được quy định như sau: + Người đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính theo quy định của Dự thảo Luật được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi thực hiện can thiệp y học cấp giấy xác nhận giới tính mới. + Người đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính trước ngày Dự thảo Luật có hiệu lực được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi xác nhận đã có can thiệp y học với thời gian và mức độ đạt được như quy định ở Điều 24 của Dự thảo Luật thì được cấp giấy xác nhận giới tính mới. - Giấy xác nhận giới tính mới bao gồm các thông tin cơ bản sau đây: + Họ và tên của người đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; thông tin về giấy tờ tùy thân của người đã can thiệp y học, bao gồm số định danh công dân hoặc số giấy khai sinh, nơi cấp, ngày cấp; tình trạng hôn nhân là độc thân; + Giới tính trước khi can thiệp y học; + Giới tính sau khi can thiệp y học. Ngoài ra, căn cứ Điều 24 Dự thảo Luật còn có đề xuất thời điểm cấp giấy xác nhận giới tính mới. Thời điểm cấp giấy xác nhận giới tính mới cho những người chuyển đổi giới tính quy theo các phương pháp theo quy định tại khoản 1,2,3,4 Điều 8 của Dự thảo Luật là thời điểm kết thúc quá trình can thiệp y học để chuyển đổi giới tính với thời gian và mức độ can thiệp y học được cho là đạt như sau: - Về thời điểm để đánh giá mức độ: + Đối với phương pháp sử dụng nội tiết tố sinh dục là 12 tháng kể từ ngày đầu tiên sử dụng nội tiết tố sinh dục; + Đối với phương pháp có phẫu thuật quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 8 của Dự thảo Luật được thực hiện ngay sau khi kết thúc phẫu thuật. - Mức độ can thiệp y học được cho là đạt khi hết bức bối giới và có cảm nhận hài lòng, dễ chịu, thích thú, hạnh phúc với giới tính mới. Đối với phương pháp quy định tại khoản 5 Điều 8 của Dự thảo Luật được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Ngoài ra, tại Điều 27 Dự thảo Luật quy định đăng ký hộ tịch và thay đổi thông tin giới tính, thông tin khác của người chuyển đổi giới tính trên các giấy tờ pháp lý có liên quan như sau: - Giấy xác nhận giới tính mới là căn cứ để cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện thay đổi hộ tịch của cho người chuyển đổi giới tính. - Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể hồ sơ, thủ tục thay đổi giới tính trong các giấy tờ hộ tịch cho người chuyển đổi giới tính. - Việc thay đổi thông tin giới tính, thông tin khác của người chuyển đổi giới tính trên các giấy tờ pháp lý có liên quan như căn cước công dân, văn bằng, chứng chỉ, quyền sở hữu tài sản và các giấy tờ pháp lý khác thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Cần hiểu rằng, những đề xuất trên về giấy xác nhận giới tính mới là tiền đề pháp lý bảo vệ quyền lợi cho những cá nhân thay đổi giới tính. Vừa đảm bảo công tác quản lý, vừa vệ họ khỏi sự phân biệt đối xử trong các lĩnh vực như công việc, giáo dục, và các dịch vụ công cộng. 2. Những điều kiện để được cấp giấy xác nhận giới tính mới Căn cứ khoản 1 Điều 25 Dự thảo Luật đề xuất những điều kiện để được cấp giấy xác nhận giới tính mới như sau: - Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi; - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Độc thân; - Cam kết sống với giới tính đã được chuyển đổi; - Đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; - Không thuộc trường hợp đang chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ, hình phạt hình sự bổ sung như cấm đi khỏi nơi cư trú; Chung quy lại, việc đề xuất quy định những điều kiện để được cấp giấy xác nhận giới tính mới có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo sự công nhận hợp pháp và tôn trọng quyền của cá nhân về giới tính. Điều này cho thấy sự quan tâm, tiếp thu, hoàn thiện ngày càng tốt hơn của nhà nước. Các cá nhân chuyển đổi giới tính cũng sẽ được nhà nước bảo vệ quyền lợi một cách tốt hơn.
Đề xuất thủ tục đề nghị thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính
Từ khi Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính được công bố cho đến nay đều thu hút sự quan tâm của người dân. Một trong những điểm nổi bật nhất là đề xuất thủ tục đề nghị thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Những đối tượng áp dụng của Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính Căn cứ Điều 2 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính có đề xuất các đối tượng áp dụng như sau: - Người đề nghị thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. - Người đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính từ nữ sang nam hoặc từ nam sang nữ trước khi Dự thảo Luật có hiệu lực. - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện can thiệp y học cho người chuyển đổi giới tính. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc chuyển đổi giới tính. Ngoài ra, tại Điều 4 Dự thảo Luật còn quy định chính sách của Nhà nước về chuyển đổi giới tính như sau: - Thừa nhận, tôn trọng và bảo đảm quyền, nghĩa vụ công dân của người chuyển đổi giới tính. - Tạo điều kiện cho người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính được lựa chọn hình thức thực hiện can thiệp y học phù hợp với sức khỏe, tâm lý, khả năng tài chính và mong muốn của mình. - Tạo điều kiện để người chuyển đổi giới tính được thực hiện tư vấn tâm lý, y học và pháp lý kỹ lưỡng trước, trong và sau khi can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. - Có chính sách, biện pháp đồng bộ, tạo điều kiện cho người đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính được thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân phù hợp với giới tính mới theo quy định của Dự thảo Luật, Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan. Đảm bảo sự ổn định không làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ dân sự mà người đó đã xác lập trước khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính và các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ cha, mẹ, con về mặt giấy tờ pháp lý, bao gồm cả việc nhận nuôi con nuôi. - Khuyến khích bảo hiểm y tế chi trả cho các dịch vụ nhằm chuyển đổi giới tính và các vấn đề về sức khỏe có liên quan đến chuyển đổi giới tính. - Nhà nước khuyến khích các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức, cá nhân hỗ trợ, tư vấn tâm lý và can thiệp y khoa cho người chuyển đổi giới tính. Với đề xuất trên, nhà nước cho thấy được sự quan tâm rất lớn đến những cá nhân chuyển đổi giới tính. Đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định phạm vi và mục tiêu của luật, đồng thời bảo vệ quyền lợi của họ. 2. Đề xuất thủ tục đề nghị thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính Căn cứ khoản 2 Điều 11 Dự thảo Luật đề xuất thủ tục đề nghị thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính được quy định như sau: + Người đề nghị thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Dự thảo Luật tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được phép thực hiện can thiệp y học quy định tại Điều 12 của Dự thảo Luật + Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 11 Dự thảo Luật, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành lập Hội đồng xác định giới tính để thực hiện tư vấn tâm lý cho người đề nghị; xác định người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính có bản dạng giới khác giới tính hoàn thiện; có đủ sức khỏe về tâm thần và thể chất, không chống chỉ định với việc thực hiện phương pháp can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; + Sau khi xác định người đề nghị đủ điều kiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Dự thảo Luật, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiến hành can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; + Trường hợp cơ sở thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính không thể tiếp tục thực hiện phương pháp can thiệp đang áp dụng cho người đề nghị chuyển đổi giới tính hoặc người đó quyết định dừng không tiếp tục can thiệp y học thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có văn bản về việc dừng can thiệp y học và nêu rõ lý do. Chung quy lại, với đề xuất thủ tục đề nghị thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính sẽ tạo ra sự tác động tích cực rất lớn đến xã hội. Vừa đảm bảo có được quy trình pháp lý rõ ràng, tạo sự thuận lợi cho các cơ quan quản lý, vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng của những người chuyển giới.
Quyền xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính theo pháp luật hiện hành?
Quyền nhân thân là gì? Quyền chuyển đổi giới tính và quyền xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành được quy định ra sao? Quyền nhân thân được quy định như thế nào? Với mục tiêu thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con người trong xã hội, Bộ luật Dân sự 2015 đã ghi nhận các quyền nhân thân cơ bản của cá nhân (con người). Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015, “Quyền nhân thân” được hiểu là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trong đó, việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án. Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác. Quy định về quyền xác định lại giới tính? Xã hội ngày càng phát triển và hiện đại sẽ kéo theo việc ngày càng có nhiều vấn đề phát sinh trong cuộc sống, và một trong những vấn đề được chú ý quan tâm đó là xác định lại giới tính của con người. Quy định về quyền xác định lại giới tính được ghi nhận tại Điều 36 Bộ luật Dân sự 2015 với nội dung cụ thể như sau: - Cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính. - Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật. - Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan. Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật dân sự Việt Nam? Trước thời điểm Bộ luật Dân sự 2015 được ban hành, pháp luật Việt Nam không thừa nhận quyền thay đổi giới tính mà chỉ công nhận quyền được xác định lại giới tính của cá nhân theo Điều 36 Bộ luật dân sự 2005: “Cá nhân có quyền được xác định lại giới tính ....Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính”. Đến thời điểm hiện tại, Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 có đưa ra quy định sau đây: “Điều 37. Chuyển đổi giới tính Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”. Như vậy, Bộ luật Dân sự 2015 đã ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính của con người là một trong những quyền cơ bản của công dân theo đúng tinh thần của Hiến pháp và pháp luật. Theo đó, đồng thời với việc thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính, Bộ luật Dân sự 2015 cũng có những quy định để đảm bảo các quyền nhân thân cho người chuyển đổi giới tính, như những người chuyển đổi giới tính có quyền thay đổi họ, tên, cải chính hộ tịch và những quyền nhân thân khác phù hợp với giới tính của mình.
Dự thảo: Người chuyển đổi giới tính được hưởng những quyền gì?
Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 89/2023/QH15 xác định Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào vào tháng 10 năm 2024. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong thực hiện các cam kết, khuyến cáo của quốc tế về bảo đảm và thực thi quyền con người nói chung, quyền của cộng đồng LGBT nói riêng, đồng thời thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với cộng đồng người chuyển giời tại Việt Nam. Định nghĩa về người chuyển đổi giới tính Theo Khoản 7 Điều 3 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính quy định “Người chuyển đổi giới tính là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận giới tính mới theo quy định tại Luật này” Như vậy, cá nhân được xem là người chuyển đổi giới tính khi và chỉ khi được cơ quan có thẩm quyền công nhận giới tính mới theo quy định, trình tự thủ tục nhất định. Một người đã trải qua quá trình can thiệp y học để chuyển đổi giới tính nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận thì không được xem là người chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật. Quyền người chuyển đổi giới tính Điều 7 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính quy định 15 quyền của người chuyển đổi giới tính, cụ thể như sau: - Được công nhận giới tính mới sau khi đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật này; - Được lựa chọn phương pháp can thiệp y học để chuyển đổi giới tính phù hợp với sức khỏe, mong muốn và khả năng tài chính của mình; - Được tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, y tế và pháp lý trước và trong quá trình thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; - Có đầy đủ quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan; - Được giữ nguyên quan hệ cha, mẹ, con cũng như quyền và nghĩa vụ từ quan hệ hôn nhân gia đình trước khi chuyển đổi giới tính bao gồm cả việc nhận nuôi con nuôi; - Được lưu giữ tinh trùng, trứng để duy trì nòi giống thông qua các dịch vụ sinh sản phù hợp với đạo lý và pháp luật Việt Nam. - Được tham gia các hoạt động hiến máu và các chế phẩm máu, hiến tế bào gốc, hiến mô tạng một cách tự nguyện nếu có đủ sức khỏe và đảm bảo an toàn hiến tặng theo quy định của pháp luật; - Được bảo lưu thông tin trên các văn bằng, chứng chỉ đã được cấp trước khi chuyển đổi giới tính; - Được công nhận quyền tài sản đối với tài sản tạo lập trước khi chuyển đổi giới tính. Trường hợp trên giấy chứng nhận quyền tài sản có thông tin giới tính thì cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền tài sản có nghĩa vụ điều chỉnh thông tin giới tính theo giới tính được công nhận của người chuyển đổi giới tính; - Được hưởng các chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và quy định của pháp luật khác có liên quan phù hợp với giới tính đã chuyển đổi. - Được tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa, biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật phù hợp với giới tính mới; - Được tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quyền riêng tư khác theo quy định của pháp luật; - Được thay đổi thông tin giới tính trên các giấy tờ tùy thân sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính; - Được bảo đảm quyền học tập, lao động và hòa nhập gia đình, xã hội theo giới tính đã được công nhận; - Được bảo đảm các quyền khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Trên đây là nội dung về quyền của người chuyển đổi giới tính theo Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính đang được lấy ý kiến trình Quốc hội trong thời gian tới. Những nội dung trên đây có thể bị sửa đổi, khác biệt khi Dự thảo luật được thông qua.
Đề xuất người chuyển giới được thay đổi giới tính trên giấy tờ sau khi được công nhận
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (trưởng ban soạn thảo, nguyên viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu trung ương) tiếp tục đưa ra dự thảo mới của Luật Chuyển đổi giới tính để xin ý kiến người dân. Trong đó, dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính đề xuất người chuyển giới sẽ được thay đổi thông tin giới tính trên giấy tờ sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính. (1) Đề xuất nguyên tắc chuyển đổi giới tính Tại Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính quy định 03 nguyên tắc chuyển đổi giới tính như sau: - Công dân chỉ được chuyển đổi giới tính một lần trong đời. - Chỉ thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính sau khi người đề nghị chuyển đổi giới tính đã được tư vấn tâm lý, y tế, pháp lý. - Bảo đảm sự tự nguyện, tự do lựa chọn biện pháp can thiệp y học chuyển đổi giới tính. (2) 14 hành vi bị nghiêm cấm trong Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính quy định 14 hành vi bị cấm, cụ thể: - Kỳ thị, phân biệt đối xử, đưa thông tin sai lệch đối với người chuyển đổi giới tính, gia đình và người thân của họ. - Vận động, dụ dỗ, thúc ép, bắt buộc người khác chuyển đổi giới tính. - Lợi dụng người chuyển đổi giới tính để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục hoặc có các hành vi trái pháp luật khác. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để gây khó khăn cho việc thực hiện quyền công nhận giới tính của người đề nghị chuyển đổi giới tính. - Cản trở, gây khó khăn cho việc công nhận giới tính của người đề nghị chuyển đổi giới tính. - Thực hiện việc chuyển đổi giới tính nhằm mục đích trục lợi, trốn tránh trách nhiệm, nghĩa vụ, gây rối an ninh trật tự, quấy rối tình dục hoặc vi phạm pháp luật khác. - Công dân thực hiện chuyển đổi giới tính 2 lần trở lên trong đời. - Triệt sản trong quá trình can thiệp y học mà không được sự đồng ý của người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. - Tiết lộ thông tin, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người chuyển đổi giới tính mà không có sự đồng ý của họ. - Trục lợi, gây khó khăn đối với việc can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. - Thực hiện các phương pháp can thiệp y học và tư vấn khi chưa đủ điều kiện. - Thực hiện chuyển đổi giới tính trong thời gian chấp hành các nghĩa vụ với Nhà nước, các bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền. - Không thực hiện đầy đủ quy định của quy trình tư vấn tâm lý trước và trong khi thực hiện can thiệp y học cho người đề nghị chuyển đổi giới tính. - Các tổ chức, cá nhân, cơ sở khám chữa bệnh từ chối không có lý do chính đáng việc tư vấn tâm lý, can thiệp y khoa, khám chữa bệnh cho người chuyển đổi giới tính. Xem Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/06/Du-thao-Luat-Chuyen-doi-gioi-tinh---dang-DuthaoOnline(1).docx (3) Những quyền đối với người chuyển đổi giới tính Người chuyển đổi giới tính có các quyền sau đây: - Được công nhận giới tính mới sau khi đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật này; - Được lựa chọn phương pháp can thiệp y học để chuyển đổi giới tính phù hợp với sức khỏe, mong muốn và khả năng tài chính của mình; - Được tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, y tế và pháp lý trước và trong quá trình thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; - Có đầy đủ quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan; - Được giữ nguyên quan hệ cha, mẹ, con cũng như quyền và nghĩa vụ từ quan hệ hôn nhân gia đình trước khi chuyển đổi giới tính bao gồm cả việc nhận nuôi con nuôi; - Được lưu giữ tinh trùng, trứng để duy trì nòi giống thông qua các dịch vụ sinh sản phù hợp với đạo lý và pháp luật Việt Nam. - Được tham gia các hoạt động hiến máu và các chế phẩm máu, hiến tế bào gốc, hiến mô tạng một cách tự nguyện nếu có đủ sức khỏe và đảm bảo an toàn hiến tặng theo quy định của pháp luật; - Được bảo lưu thông tin trên các văn bằng, chứng chỉ đã được cấp trước khi chuyển đổi giới tính; - Được công nhận quyền tài sản đối với tài sản tạo lập trước khi chuyển đổi giới tính. Trường hợp trên giấy chứng nhận quyền tài sản có thông tin giới tính thì cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền tài sản có nghĩa vụ điều chỉnh thông tin giới tính theo giới tính được công nhận của người chuyển đổi giới tính; - Được hưởng các chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và quy định của pháp luật khác có liên quan phù hợp với giới tính đã chuyển đổi. - Được tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa, biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật phù hợp với giới tính mới; - Được tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quyền riêng tư khác theo quy định của pháp luật; - Được thay đổi thông tin giới tính trên các giấy tờ tùy thân sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính; - Được bảo đảm quyền học tập, lao động và hòa nhập gia đình, xã hội theo giới tính đã được công nhận; - Được bảo đảm các quyền khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Như vậy, ngoài việc người chuyển đổi giới tính được thay đổi thông tin giới tính trên các giấy tờ tùy thân sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính thì người chuyển đổi giới tính còn được hưởng những quyền kể trên theo quy định của pháp luật. (4) Các phương pháp thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính Ngoài ra, người đề nghị chuyển đổi giới tính được lựa chọn một trong các phương pháp can thiệp y học sau đây để chuyển đổi giới tính: - Sử dụng nội tiết tố sinh dục; - Phẫu thuật ngực và cơ quan sinh dục; - Phẫu thuật cắt bỏ triệt để các bộ phận có chức năng sinh sản gắn với giới tính cũ; - Phối hợp phẫu thuật và sử dụng nội tiết tố sinh dục; - Các phương pháp khác để chuyển đổi giới tính được các nước trên thế giới công nhận và phù hợp với Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Xem Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/06/Du-thao-Luat-Chuyen-doi-gioi-tinh---dang-DuthaoOnline(1).docx
Dự thảo: Nếu được thông qua thì cơ sở y tế nào được phép thực hiện chuyển đổi giới tính?
Bộ Luật Dân sự 2015 lần đầu tiên ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính của công dân, đây được xem là điểm mới, phù hợp với bối cảnh xã hội. Dự Thảo Luật chuyển đổi giới tính đang được tiếp tục lấy ý kiến hoàn thiện, nếu được thông qua, đây là cơ sở cho người chuyển giới ở Việt Nam được thừa nhận, tạo điều kiện cho cộng đồng người chuyển giới được hưởng quyền và nghĩa vụ của mình. Như vậy, điều kiện cơ sở thực hiện can thiệp y khoa nhằm chuyển đổi giới tính được quy định như thế nào? Chuyển đổi giới tính là gì? Điều 37 Bộ Luật Dân sự 2015 thừa nhận quyền chuyển đổi giới của công dân như sau “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan” Theo Khoản 2 Điều 3 Dự thảo, có thể hiểu chuyển đổi với tính là Can thiệp y học để chuyển đổi giới tính, việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp y khoa nhằm tạo ra sự tương thích giữa hình thể và bản dạng giới của người có mong muốn chuyển đổi giới tính. Các phương pháp thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính Điều 9 Dự thảo quy định 04 phương pháp can thiệp y học để chuyển đổi giới tính và Người đề nghị chuyển đổi giới tính được lựa chọn một trong các phương pháp can thiệp y học sau đây để chuyển đổi giới tính sau: - Sử dụng nội tiết tố sinh dục; - Phẫu thuật ngực và cơ quan sinh dục; - Phẫu thuật cắt bỏ triệt để các bộ phận có chức năng sinh sản gắn với giới tính cũ; - Phối hợp phẫu thuật và sử dụng nội tiết tố sinh dục; - Các phương pháp khác để chuyển đổi giới tính được các nước trên thế giới công nhận và phù hợp với Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Điều kiện riêng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y học để chuyển đổi giới tính theo phương pháp can thiệp Khoản 1 Điều 12 Dự thảo quy định điều kiện riêng cho cơ sở thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính theo từng phương pháp can thiệp như sau: - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép điều trị nội tiết tố sinh dục can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: + Là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chuyên khoa nội, nội tiết, sản phụ khoa hoặc nam học; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa nhi đã được cấp Giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; + Có bác sĩ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến điều trị nội tiết tố và đã được đào tạo chuyên về điều trị nội tiết tố để chuyển đổi giới tính. - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép phẫu thuật ngực để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: + Là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có khoa phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ đã được cấp Giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; + Có bác sĩ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và đã được đào tạo chuyên về phẫu thuật ngực để chuyển đổi giới tính; - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: + Là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có khoa phẫu thuật tạo hình, tiết niệu hoặc nội tiết, sản phụ khoa hoặc nam học đã được cấp Giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; + Có bác sĩ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về tiết niệu, sản phụ khoa, phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và đã được đào tạo chuyên về phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính. Điều kiện chung đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y học để chuyển đổi giới tính Khoản 2 Điều 12 Dự thảo quy định điều kiện chung cho các cơ sở thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính như sau: - Có bác sĩ chuyên khoa tâm thần và chuyên gia tư vấn tâm lý lâm sàng ngay trong cơ sở khám chữa bệnh đó hoặc mời từ các cơ sở khác đến để thành lập Hội đồng xác định giới tính như Khoản 1 Điều 14 Dự thảo. Một chuyên gia có thể tham gia ở nhiều Hội đồng xác định giới tính của cơ sở khám chữa bệnh đó. - Thành lập được Hội đồng xác định giới tính + Thành phần của Hội đồng gồm 04 người: (1) Bác sĩ chuyên khoa tâm thần; (2) Chuyên gia tư vấn tâm lý cho người chuyển đổi giới tính; (3) Bác sĩ chuyên khoa phù hợp với phương pháp can thiệp y học được đề nghị; (4) Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm Chủ tịch Hội đồng; + Nhiệm vụ của Hội đồng xác định giới tính: Xác định tình trạng tâm thần của người nộp đơn xin chuyển đổi giới tính; khẳng định mong muốn mạnh mẽ được chuyển đổi giới tính của họ; lựa chọn phương pháp can thiệp phù hợp với sức khỏe, khả năng tài chính và nguyện vọng của người làm đơn; tổ chức can thiệp y học và tư vấn sức khỏe cho họ trong suốt quá trình can thiệp y học và xác nhận thời gian và mức độ can thiệp y học theo quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 24 Dự thảo để làm cơ sở Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp Giấy xác nhận giới tính mới cho họ. + Một hội đồng xác định giới tính có thể thực hiện các quy trình như luật định để cấp giấy xác nhận giới tính cho nhiều người có đề nghị can thiệp y khoa để chuyển đổi giới tính trong cùng một đợt.
Việt Nam sẽ ban hành Luật chuyển đổi giới tính chậm nhất vào năm 2025
Theo đó, Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về Dự án Luật Chuyển đổi giới tính, quy định về quyền và nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính; điều kiện, hồ sơ, thủ tục đối với người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; điều kiện, hồ sơ, thủ tục đối với tổ chức, cá nhân thực hiện xác định tâm lý, can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; công nhận là người chuyển đổi giới tính để thay đổi giấy tờ hộ tịch. Nguyên tắc cơ bản của chuyển đổi giới tính nhằm bảo đảm cho người chuyển đổi giới tính được sống thật với giới tính mà họ mong muốn. Thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính trên cơ sở tự nguyện của người đề nghị chuyển đổi giới tính. Không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người chuyển đổi giới tính và gia đình họ. Tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền của người chuyển đổi giới tính. Điều kiện công nhận là người chuyển đổi giới tính Người đề nghị chuyển đổi giới tính được công nhận là người chuyển đổi giới tính khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: PA1: Người đề nghị chuyển đổi giới tính không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính được Hội đồng xác định giới tính xác nhận có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có. PA2: Người đề nghị chuyển đổi giới tính tự xác định có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hiện, nộp Đơn đề nghị đến cơ quan hộ tịch và trong thời gian 06 tháng mà không rút đơn thì được thay đổi các giấy tờ hộ tịch. 2. Người đề nghị chuyển đổi giới tính đã sử dụng nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính đủ 02 (hai) năm liên tục và có đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính. 3. Người đề nghị chuyển đổi giới tính đã thực hiện xong phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục hoặc thực hiện xong cả phẫu thuật ngực, bộ phận sinh dục và có đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính. 4. Người đề nghị chuyển đổi giới tính không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính tại Bệnh viện đề nghị công nhận và có đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính. Điều kiện công nhận là người chuyển đổi giới tính đối với trường hợp không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính Người đề nghị chuyển đổi giới tính được công nhận là người chuyển đổi giới tính trong trường hợp không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Có giới tính sinh học hoàn thiện; 2. Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; 3. Đã được Hội đồng xác định giới tính xác nhận có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có. Nghiêm cấm các hành vi sau với người chuyển đổi giới tính 1. Kỳ thị, phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, bạo lực đối với người có mong muốn chuyển đổi giới tính, người chuyển đổi giới tính. 2. Cản trở, gây khó khăn đối với việc can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. 3. Lợi dụng người chuyển đổi giới tính để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục hoặc có các hành vi trái pháp luật khác. 4. Triệt sản khi phẫu thuật bộ phận sinh dục mà người đó không đồng ý. 5. Bắt buộc người chuyển đổi giới tính nghỉ học, thôi việc vì lý do chuyển đổi giới tính. 6. Tiết lộ thông tin, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà không được người chuyển đổi giới tính đồng ý. 7. Thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi cá nhân, tổ chức chưa đủ điều kiện 8. Lợi dụng việc chuyển đổi giới tính để trốn tránh các nghĩa vụ pháp luật. Ngoài ra Chậm nhất đến năm 2025, nội dung đào tạo tâm lý về người chuyển đổi giới tính được đưa vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục có mã ngành đào tạo về tâm lý. Bộ Y tế dự kiến trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 10-11/2023. Xem toàn văn Dự Án Luật chuyển đổi giới tính trong file đính kèm bên dưới
Kể từ ngày 1/1/2017, Bộ luật Dân sự 2015 chính thức có hiệu lực thi hành trên phạm vi cả nước đã được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng những người chuyển giới, người đồng tính nói riêng và toàn xã hội nói chung đó là có quy định về quyền chuyển đổi giới tính. Bộ luật Dân sự 2005 quy định rằng, cá nhân có quyền xác định lại giới tính chỉ khi người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc giới tính chưa được định hình chính xác. Tức là Bộ luật Dân sự 2005 không cho phép sự chuyển đổi giới tính đối với những người đã định hình về giới tính và muốn sống thật với bản thân mình. Sau khi Bộ luật Dân sự 2015 được Quốc hội thông qua, quy định về chuyển giới đã được mở rộng hơn. Cụ thể, Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”. Theo quy định của pháp luật thì những người đã phẫu thuật chuyển giới có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch và quyền nhân thân theo luật định. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn đối với người chuyển đổi giới tính như các giấy tờ liên quan đến người chuyển đổi giới tính sẽ giải quyết ra sao. Ví dụ như học bạ, bằng đại học, hay đối với việc thực hiên nghĩa vụ quân sự sẽ như thế nào, có quy định về độ tuổi hay có những quyền đặc biệt đối với người chuyển đổi giới tính không. Rồi chế độ làm việc nghỉ ngơi của họ có khác gì so với một người bình thường hay không. Một vấn đề nữa đó là người vợ hoặc chồng đang sống chung mà chuyển đổi giới tính thì được giải quyết ra sao. Hoặc trường hợp họ đã xác định được giới tính nhưng vì lý do kinh tế mà không thể đi chuyển đổi được giới tính thì có được kết hôn không bởi Luật Hôn nhân gia đình sửa đổi năm 2014 không cấm kết hôn giữa những người đồng tính, nhưng cũng không hề công nhận. Ngoài ra, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện ở đâu, bệnh viện nào được phép thực hiện chuyển đổi giới tính, bác sỹ được đào tạo như thế nào, chế độ chăm sóc người chuyển đổi giới tính ra sao thì vẫn còn phải chờ câu trả lời của pháp luật. Hiện tại, đã có 61 quốc gia hợp pháp hóa việc chuyển đổi giới tính. Việt Nam là quốc gia thứ 62 trên thế giới và thứ 11 tại châu Á cho phép việc thay đổi giới tính trên giấy tờ nhân thân. Điều này được xem là một bước tiến lớn, chứng tỏ sự tiến bộ của bộ máy lập pháp Việt Nam. Và để đảm bảo hơn quyền lợi cho cộng đồng LGBT không cách nào khác là có những quy định cụ thể của pháp luật để có thể bảo vệ tốt hơn cho họ. Và chúng ta mong chờ Luật chuyển đổi giới tính ra đời để đảm bảo toàn diện cho người chuyển giới.
Người đã lập gia đình không được phép chuyển đổi giới tính
Đây là một trong những quy định mới nổi bật được đề cập tại Đề cương Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính dự kiến có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Theo đó, để được chuyển đổi giới tính phải đáp ứng đủ 04 điều kiện sau: 1. Có giới tính sinh học hoàn thiện. 2. Được kiểm tra tâm lý theo bảng chuẩn và có xác nhận của chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần về mong muốn có giới tính khác với giới tính sinh học hoàn thiện và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. 3. Từ đủ 18 tuổi trở lên. 4. Là người độc thân. Nội dung kiểm tra tâm lý và triệu chứng đối với người có mong muốn chuyển đổi giới tính như sau: Kiểm tra về tâm lý: - Có mong muốn giới tính khác với giới tính sinh học đã được định hình chính xác hiện hay không; - Có từng thử ăn mặc trái với giới tính sinh học đã được định hình chính xác hiện có không; - Có cảm thấy thích thú với giới tính mới khi thử đóng vai hoặc tưởng tượng không; - Có thích thú đặc biệt đối với các đồ chơi, trò chơi, hoặc các hoạt động của giới tính khác với giới tính sinh học đã được định hình chính xác không; - Có ưu thích tham gia đồng đội với các bạn khác giới không; - Có thường xuyên từ chối, không thích trò chơi, hoạt động của người cùng giới tính sinh học đã được định hình chính xác không; - Có không thích bộ phận sinh dục của bản thân không; - Có mong muốn có bộ phận sinh dục khác với bộ phận sinh dục hiện đang có không. Kiểm tra về triệu chứng: - Xuất hiện từ 02 triệu chứng trở lên trong thời gian 06 tháng các triệu chứng sau đây: - Mong muốn có giới tính khác; - Ghét bỏ bộ phận sinh dục của bản thân hoặc mong nó không phát triển; - Mong muốn có đặc điểm sinh học của giới tính khác; - Mong muốn được đối xử trái với giới tính sinh học đã được định hình chính xác hiện có; - Tin rằng cảm xúc và phản ứng của mình là phù hợp với giới tính mong muốn. Điều kiện để công nhận chuyển đổi giới tính Khi thuộc một trong các trường hợp sau: - Đã điều trị nội tiết tố liên tục trong thời gian ít nhất 02 năm. - Phẫu thuật ngực hoặc/và phẫu thuật bộ phận sinh dục theo giới tính khác với giới tính sinh học hoàn thiện. Sau khi được công nhận đã chuyển đổi giới tính , người được công nhận thay đổi tên, giới tính theo pháp luật về hộ tịch Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định thế nào về việc chuyển đổi giới tính? 1. Hiến pháp 2013 (Điều 14, 16) ghi nhận quyền sống thật với giới tính của mình là quyền con người, quyền công dân. 2. Bộ luật dân sự 2015 (Điều 37) quy định về việc chuyển đổi giới tính 3. Luật hôn nhân gia đình 2014: chưa có cơ chế công nhận người chuyển giới và chưa có cơ chế cho việc thay đổi hộ tịch đối với người chuyển giới. Nếu người chuyển giới chưa thực hiện phẫu thuật chuyển giới và chưa có thay đổi về hộ tịch thì không được phép kết hôn với người cùng giới tính. Cụ thể trong Luật Hôn nhân gia đình: - Khoản 1 Điều 9. Điều kiện kết hôn: “Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên”; - Khoản 5 Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn: “Giữa những người cùng giới tính. 4. Luật Hộ tịch 2014: Hiện nay, theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật hộ tịch thì việc “Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự”. Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015: “1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây: … e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;… - Điều 30 Luật Hộ tịch: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật liên quan đến thay đổi hộ tịch của cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật này, …, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục …bản sao quyết định đến Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân để ghi vào Sổ hộ tịch; ….”. Như vậy: Người xác định lại giới tính đã có cơ sở pháp lý để thay đổi lại giới tính theo Luật Hộ tịch. 5. Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 và Thông tư 140/2015/TT-BQP: quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ không quy định đối với người chuyển giới. Như vậy mặc nhiên người chuyển giới vẫn thuộc đối tượng thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc. 6. Luật Thi hành Tạm giữ, tạm giam 2015: về cơ bản, Luật này đã hài hòa với Bộ luật Dân sự: Người chuyển giới có thể được giam giữ ở buồng riêng, cụ thể được quy định tại các điều: - Khoản 5 Điều 4: Nguyên tắc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam - Khoản 2 Điều 16: Tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam; - Khoản 4 Điều 18: Phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam Tuy nhiên, cần thống nhất với Luật Hộ tịch có quy định về việc kiểm tra thân thể đối với người chuyển giới 7. Luật thi hành án hình sự 2010 Khoản 2, Khoản 3 Điều 27. Giam giữ phạm nhân quy định: “2. Trong các khu giam giữ quy định tại khoản 1 Điều này, những phạm nhân dưới đây được bố trí giam giữ riêng: a) Phạm nhân nữ; b) Phạm nhân là người chưa thành niên; c) Phạm nhân là người nước ngoài; d) Phạm nhân là người có bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm; đ) Phạm nhân có dấu hiệu bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án; e) Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại giam. 3. Trong trại tạm giam, những phạm nhân quy định tại điểm a và e khoản 2 Điều này được bố trí giam giữ riêng”. Dự kiến trong Luật chuyển đổi giới tính sẽ quy định người đã sử dụng hoóc môn liên tục trong 02 năm hoặc người thực hiện chuyển đổi giới tính một phần (phẫu thuật ngực) hoặc thực hiện chuyển đổi giới tính hoàn toàn (phẫu thuật ngực và bộ phận sinh dục) sẽ được thực hiện thay đổi giấy tờ hộ tịch và các giấy tờ khác có liên quan. Như vậy, trường hợp người thực hiện chuyển đổi giới tính đã sử dụng hoóc môn liên tục trong 02 năm hoặc phẫu thuật một phần (phẫu thuật ngực) nếu có hành vi vi phạm pháp luật và bị thi hành án phạt tù thì việc giam giữ người này sẽ thế nào? Nếu giam chung những người này với những người có cùng giới tính trên giấy tờ hộ tịch rất dễ dẫn đến khả năng người này bị lạm dụng tình dục hoặc các hành vi bất lợi khác do cơ thể sinh học không giống nhau. Do vậy, đề nghị cân nhắc sửa đổi Khoản 2, Khoản 3 Điều 27. Giam giữ phạm nhân theo hướng những người chuyển đổi giới tính một phần được giam giữ riêng. Mời các bạn xem chi tiết tại file đính kèm.
Luật chuyển đổi giới tính: có thể thông qua vào năm 2019
Đây là tin vui cho cộng đồng LGBT khi quy định này đang được xem xét thông qua, sau khi chuyển đổi giới tính đã được thừa nhận tại Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017. Hôm qua 12/5/2017, tại Hội thảo báo cáo đánh giác tác động chính sách của dự án Luật Chuyển đổi giới tính do Tổ chức người chuyển giới tổ chức, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp Chế thuộc Bộ Y tế cho biết sẽ phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan xây dựng chính sách để bảo đảm quyền được sống đúng với giới tính của những người có mong muốn chuyển đổi giới tính. Dự kiến Luật chuyển đổi giới tính sẽ đựơc thông qua trong năm 2019 với các nội dung chính sau: - Cho phép chuyển đổi giới tính đối với trường hợp đã sử dụng hormone hoặc đã can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật ngực, cơ quan sinh dục. - Đối với các trường hợp không có can thiệp y tế, không điều trị về hormone, không điều trị về ngoại khoa sẽ không được thừa nhận. - Chỉ được thực hiện chuyển đổi giới tính khi từ đủ 18 tuổi trở lên. Quy định này nhằm đảm bảo người thực hiện tự chịu trách nhiệm dân sự về hành vi của mình và tránh trường hợp né tránh trách nhiệm pháp lý, đơn cử như trốn nghĩa vụ quân sự - Người được công nhận chuyển đổi giới tính phải qua xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh, hormone sử dụng phải được bác sĩ khám, kê đơn và theo dõi. Chi tiết nội dung Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính sẽ đựơc cập nhật sớm nhất cho các bạn! Mời các bạn đón theo dõi nhé!
Sự khác nhau giữa “xác định lại giới tính” và “chuyển đổi giới tính”
Còn mấy ngày nữa thôi là Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực (01/01/2017), vậy là từ thời điểm này không chỉ thừa nhận việc xác định lại giới tính mà pháp luật còn thừa nhận luôn cả việc chuyển đổi giới tính. Rất nhiều bạn thường nhầm lẫn giữa việc “xác định lại giới tính” và “chuyển đổi giới tính”, vì vậy hôm nay mình muốn chia sẻ với các bạn để làm rõ 2 khái niệm này. Nội dung Xác định lại giới tính Chuyển đổi giới tính Cơ sở pháp lý Được thừa nhận tại Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015 Chỉ đựơc thừa nhận tại Bộ luật dân sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017) Khái niệm Được thực hiện trong trường hợp cá nhân có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc chưa định hình chính xác về giới tính thật cần có sự can thiệp của y học Được thực hiện trong điều kiện giới tính của cá nhân bình thường nhưng phải đi phẫu thuật Bản chất của cá nhân thực hiện - Có khuyết tật bẩm sinh về giới tính - Chưa định hình chính xác về giới tính thật - Bình thường nhưng có mong muốn phẫu thuật để chuyển đổi giới tính Cơ sở để thực hiện Trong trường hợp có khuyết tật bẩm sinh về giới tính * Đối với trường hợp nam lưỡng giới giả nữ: - Bộ phận sinh dục có dương vật nhỏ, có thể sờ thấy tinh hoàn hoặc không, siêu âm hoặc nội soi thấy tinh hoàn, không có tử cung và buồng trứng; - Nhiễm sắc thể giới tính là XY hoặc gen biệt hóa tinh hoàn dương tính hoặc kết hợp cả hai trường hợp trên. * Đối với trường hợp nữ lưỡng giới giả nam: - Bộ phận sinh dục có âm vật phát triển như dương vật nhưng không sờ thấy tinh hoàn, siêu âm hoặc nội soi thấy có tử cung, buồng trứng, không thấy tinh hoàn; - Nhiễm sắc thể giới tính là XX. * Đối với trường hợp lưỡng giới thật: - Bộ phận sinh dục không xác định được là nam hay nữ. Tuyến sinh dục có cả tổ chức tinh hoàn, buồng trứng; - Nhiễm sắc thể giới tính có thể là một trong các dạng XX/XY; XXX/XY; XX/XXXY hoặc các dạng nhiễm sắc thể khác được xác định là lưỡng giới thật. (Theo Nghị định 88/2008/NĐ-CP) Chưa có cơ sở để thực hiện việc này. Kết quả Giới tính của cá nhân thực hiện xác lại giới tính được xác định đúng với bản chất của nó. Giới tính của cá nhân thực hiện chuyển đổi bị thay đổi Điểm chung duy nhất của “xác định lại giới tính” và “chuyển đổi giới tính” là sau khi thực hiện, cá nhân sẽ phải làm các thủ tục đăng ký hộ tịch và quyền nhân thân của người này bị thay đổi phù hợp sau khi đã thực hiện. Nhiều vấn đề liên quan đến câu chuyện “xác định lại giới tính” và “chuyển đổi giới tính” như sau: 1. Nếu một người nam sống đến 18 tuổi và muốn phẫu thuật để chuyển đổi giới tính nữ, thì người này có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Việc chuyển đổi trong thời gian nhạy cảm này có bị xem là né tránh nghĩa vụ quân sự không? 2. Hoặc trong thời điểm này, một người nữ sau nhiều năm mới phát hiện mình là nam giới, vậy thì lúc này có phải đi nghĩa vụ quân sự không? 3. Khi nào mới có văn bản hướng dẫn về việc chuyển đổi giới tính? Và việc chuyển đổi giới tính được thực hiện thì phải có những điều kiện cần và điều kiện đủ nào? Các bạn có ý kiến gì về vấn đề này không?
Phân biệt vấn đề xác định lại giới tính và thay đổi giới tính
Để phân biệt vấn đề xác định lại giới tính và thay đổi giới tính. Ta cần làm rõ khái niệm giới tính là gì? - Giới tính là những đặc điểm chung để phân biệt nam với nữ, giống đưc với giống cái. - Để xác định chính xác giới tính một người ta phải xem xét trên cả 3 phương diện bap gồm: Giới tính sinh học; Giới tính xã hội và Tính dục - Giới tính sinh học là một quá trình kết hợp và pha trộn những đặc điểm di truyền học của sinh vật, thường dẫn đến kết quả là sự chuyên môn hóa thành giống đực (male) và giống cái (female) - Giới tính xã hội, hay còn gọi là giới là thuật ngữ đề cập đến các đặc điểm, vị trí, vai trò, mối quan hệ về mặt xã hội giữa nam giới – phụ nữ - Tinh dục chỉ sự bị hấp dẫn về mặt tình cảm hoặc về mặt tình dục bởi người khác một cách lâu dài Nhìn chung, những người xác định lại giới tính là những người hoàn toàn bình thường về mặt giới tính xã hội, nhưng lại có giới tính sinh học không thống nhất giữa bên trong (Bộ nhiễm sắc thể giới tính) và bên ngoài (Bộ phận sinh dục, các biểu hiện giới tính). Còn người thay đổi giới tính là người có giới tính sinh học hoàn toàn bình thường nhưng giới tính xã hội của họ lại trái người hoàn toàn giới tính sinh học. Để làm rõ hơn, tác giả xin đi vào phân tích một số vấn đề sau Thứ nhất: Đối với người xác định lại giới tính, các đặc điểm trên cơ thể của họ bị khuyết tật ngay từ khi sinh ra, không có vấn đề gì về mặt giới tính xã hội, bản thân họ chỉ không có sự thống nhất giữa giới tính sinh học thực chất và bộ phận sinh dục (Ví dụ như người có bộ nhiễm sắc thể giới tính là nam, giới tính sinh học là nam, có hệ xương phát triển, có yết hầu… nhưng bộ phận sinh dục lại có hình dáng của nữ giới). Còn đối với người chuyển giới lại hoàn toàn người lại, họ có giới tính sinh học hoàn toàn bình thường (Ví dụ như người có bộ nhiễm sắc thể giới tính là nữ, giới tính sinh học là nữ, có hông, ngực nở, không có yết hầu bộ phận sinh dục như của nữ giới, hoàn toàn bình thường) Thứ hai: Những người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính, họ hoàn toàn hài lòng với giới tính bẩm sinh mà họ có, không có sự chênh nhau giữa giới tính sinh học bẩm sinh và giới tính xã hội, họ như những người bình thường khác, sinh ra là giới nữ, muốn xã hội nhìn nhận mình là nữ giới nhưng chỉ gặp rắc rối vì có bộ phận sinh dục khuyết tật, không giống của nữ giới. Còn với những người chuyển giới, họ có giới tính sinh học hoàn toàn bình thường, cấu tạo bên trong và bên ngoài thống nhất cụ thể giới tính nam hoặc nữ nhưng họ lại mang giới tính xã hội khác với giới tính sinh học, tức là họ muốn xã hội nhìn nhận mình với hình ảnh một nam giới, không phải một nữ giới (Ví dụ như con gái nhưng cắt tóc ngắn, ăn mặc như con trai, giả giọng nói trầm của nam giới, dáng đi giống con trai…) Thứ ba: Về nhu cầu chuyển đổi giới tính, những người có giới tính bị khuyết tật bẩm sinh, về căn bản họ chỉ bị khuyết tật về bộ phận sinh dục, nên nhu cầu thực sự của họ không phải là chuyển đổi giới tính mà họ chỉ muốn trở về giới tính sinh học thực chất của họ, họ chỉ muốn có cấu tạo bên ngoài và bên trong cơ thể thống nhất. Còn những người chuyển đổi giới tính, vì bản thân họ luôn coi giới tính thực sự của mình là giới tính trái ngược với giới tính sinh học hiện có nên khao khát trở về giới tính thực của họ cháy bỏng, thường trực, họ muốn trở về giới tính thực của mình, để được thực hiện quyền mưu cầu học phúc một trong những quyền cơ bản của con người. Những người xác định lại giới tính, thường họ chỉ bị khuyết tật về bộ phận sinh dục (nữ giới có bộ phận sinh dục ngoài giống của năm giới hoặc ngược lại) những về các tính trạng biểu hiện giới tính khác trên cơ thể căn bản là không thay đổi (con gái vẫn có ngực, hông nở, giọng nói cao….còn con trai vẫn có yết hầu, giọng trầm, không có ngực…) vậy nên họ vẫn có thể sống với giới tính đó mà không phải mệt mỏi ngụy trang, biến mình thành một giới tính khác. Còn đối với người chuyển giới, họ hoàn toàn bình thường cả cấu tạo bên trong và bên ngoài cơ thể nhưng vì trong suy nghĩ họ luôn ý thức được giới tính thực sự của mình là giới tính ngược lại nên họ sống và luôn luôn phải thay đổi bản thân, phải ngụy trang bản thân bằng những vận dụng phần nào biến họ trở thành giới tính khác trong mắt mọi người (con trai thì mặc quần bó, mặc váy, đội tóc giả, dán mi, trang điểm đậm, độn ngực, chủ động điều chỉnh cao giọng nói…. Còn con gái sẽ mặc đồ như con trai,cắt tóc ngắn. bó ngực, trầm giọng hơn khi nói chuyện, dáng đi giống con trai…) Sự so sánh trên giữa những người xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính là sự so sánh tương đối. Trên thực tế, còn có một trường hợp đặc biệt xảy ra đó là nhóm người vừa muốn xác định lại giới tính vừa muốn chuyển đổi giới tính. Đó là những cá nhân có khuyết tật bẩm sinh về giới tính (giới tính sinh học không rõ ràng là nam hay nữ) đồng thời họ cũng có biểu hiện của người muốn thay đổi giới tính (có giới tính xã hội và giới tính sinh học không đồng nhất với nhau). Đây là trường hợp đặc biệt bởi lẽ, họ không chỉ muốn xác định lại giới tính trên phương diện phẫu thuật để hoàn thiện bộ phận sinh dục đã bị khuyết tật bẩm sinh, họ có mong muốn thay đổi giới tính bên trong cơ thể để có giới tính xã hội mà họ mong muốn. Những người này là trường hợp rất hiếm gặp trên thực tế, vậy nên tác giả không đồng nhất họ với những người xác định lại giới tính để so sánh với nhóm người thay đổi giới tính
Bộ luật dân sự 2015 thừa nhận việc chuyển đổi giới tính
Hôm qua, 24/11/2015, kết thúc phiên làm việc buổi sáng, Quốc hội đã thông qua Bộ luật dân sự 2015 với 27 chương, 689 Điều, đáng chú ý Bộ luật này thừa nhận việc chuyển đổi giới tính. Đây có lẽ là tin vui cho cộng đồng LGBT, khi quyền của các bạn chính thức được pháp luật Việt Nam thừa nhận. Nhớ không lầm vào tháng 6/2015 vừa rồi, cộng đồng LGBT tại nước Mỹ đã vỡ òa trong niềm hạnh phúc khi Quốc hội Mỹ chính thức thông qua và thừa nhận hôn nhân đồng giới tại nước Mỹ. 5 tháng sau, tại Việt Nam, cộng đồng này vui sướng hơn cả khi Bộ luật dân sự 2015 chính thức thông qua thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên, khi thực hiện việc chuyển đổi giới tính cần phải có một số lưu ý như sau: Việc chuyển đổi giới tính này có liên quan đến những yêu cầu và điều kiện khác nhau về: - Độ tuổi. - Tình trạng hôn nhân. - Các vấn đề an sinh xã hội. - Nhiều vấn đề xã hội khác. Sau khi chuyển đổi giới tính, các bạn cần phải làm một số thủ tục cần thiết về thay đổi hộ tịch, quyền nhân thân tương ứng với giới tính đã được chuyển đổi giới tính bắt đầu được áp dụng sau khi thay đổi hộ tịch. Như vậy, đây là bước tiến đầu tiên trong hệ thống pháp luật Việt Nam thừa nhận việc chuyển đổi giới tính, trong tương lai không xa, hi vọng Việt Nam sẽ như Mỹ, công nhận hôn nhân đồng tính. Thừa nhận việc chuyển đổi này, một số vấn đề pháp lý phát sinh: 1. A trước kia là nam giới, đã hiếp dâm bé gái tên B, sự việc chưa được phát hiện, nhưng đến khi được phát hiện thì A là chuyển đổi giới tính sang nữ giới rồi. Trường hợp này giải quyết như thế nào? 2. C trước khi là nữ giới, bị D hiếp dâm đã tố cáo với cơ quan có thẩm quyền, nhưng đến khi vụ án được đưa ra xét xử C đã chuyển đổi giới tính là nam giới. Trường hợp này có tiếp tục xét xử D không? … Các bạn Dân Luật giúp mình giải đáp nhé
Hội đồng thẩm phán TAND tối cao cần ban hành Nghị quyết về “Hiếp dâm”
Bản tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao số 329/HS2 ngày 11/5/1967 đề cập đến “khái niệm” giao cấu như sau: “Giao cấu: chỉ cần có sự cọ sát trực tiếp dương vật vào bộ phận sinh dục của người phụ nữ (bộ phận từ môi lớn trở vào) với ý thức ấn vào trong không kể sự xâm nhập của dương vật là sâu hay cạn, không kể có xuất tinh hay không là tội Hiếp dâm được coi là hoàn thành, vì khi đó nhân phẩm danh dự của người phụ nữ đã bị chà đạp”. Và thực tiễn xét xử án hiếp dâm của nước ta từ trước đến nay sẽ là: Chủ thể của tội hiếp dâm chỉ là nam (trừ trường hợp nữ đồng phạm giúp sức); khách thể của tội hiếp dâm chỉ là nữ. Liệu quan điểm này có đúng đối với thực tế đời sống hiện nay? 1. Nữ cũng là chủ thể của tội hiếp dâm Pháp luật hình sự nghiêm trị tội hiếp dâm nhằm đảm bảo nhân phẩm, danh dự của con người. Vì lẽ đó, dù là nam hay nữ thì cũng có nhân phẩm, danh dự cần được pháp luật bảo hộ. Nếu mãi tư duy theo lối mòn cũ – chỉ có nam mới là chủ thể của tội hiếp dâm thì vô hình chung Nhà nước không đảm bảo được nhân phẩm, danh dự cho nam giới hay đúng hơn Nhà nước không công nhận nam giới có nhân phẩm và danh dự. Mặt khác, nhiều nước trên thế giới vẫn coi nữ là chủ thể của tội hiếp dâm nên chúng ta cần phải thay đổi cho phù hợp với thực tiễn. 2. Nam cũng có thể hiếp dâm nam Pháp luật Việt Nam hiện hành không công nhận chuyển đổi giới tính, song thực tế vẫn diễn ra sự chuyển đổi giới tính (từ nam sang nữ hay từ nữ sang nam) trái phép, bởi vậy sự không công nhận chuyển đổi giới tính chỉ nằm trên góc độ pháp lý còn thực tiễn giới tính đã được thay đổi (nhu cầu sinh lý của người đó được thay đổi). Như vậy, sẽ dễ hiểu trường hợp nam hiếp dâm nam trên góc độ pháp lý, còn thực tiễn nam hiếp dâm nữ [bởi khách thể lúc này là nữ thực tế (đã thay đổi về kết cấu sinh học) nhưng pháp lý thì nhà nước không công nhận]. Vậy người nam (góc độ pháp lý) có được bảo hộ nhân phẩm, danh dự hay không? Rõ ràng, hành vi chuyển đối giới tính là sai trái song không phải vì hành vi sai trái đó mà tước đoạt cái quyền mà tạo hóa đã ban cho họ (nhân phẩm và danh dự). 3. Pháp luật Hình sự cần thay đổi như thế nào? Điều 111 Bộ luật Hình sự 1999 quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. Nội dung trên có thể hiểu: ”bất cứ người nào (không phân biệt giới tính) mà có hành vi được miêu tả theo quy định nêu trên, có đầy đủ các dấu hiệu khác về mặt chủ quan, khách quan, chủ thể, khách thể tội phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”. Như vậy, Bộ luật Hình sự 1999 không cần sửa đổi về nội dung này mà Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao cần ban hành một Nghị quyết nhằm thống nhất cách xét xử chung toàn quốc – dù nam hay nữ vẫn là chủ thể của tội hiếp dâm.