Cá nhân có được tự sao y chứng thực giấy ủy quyền của mình?
Cho tôi hỏi, trường hợp ngân hàng có khách hàng là công ty X. Công ty này có phát hành 1 giấy uỷ quyền từ đại diện pháp luật (ông A) cho nhân viên công ty là ông B. Trong giấy uỷ quyền này cho phép ông B được thay mặt ông A toàn quyền với các hoạt động của doanh nghiệp, cũng như được ký sao y bản chính các chứng từ do công ty tự phát hành. Vậy câu hỏi đặt ra là nếu ông B (người được uỷ quyền) tự ký chứng thực sao y bản chính chính thư uỷ quyền này thì có hợp lệ hay không? Nếu hợp lệ, ngân hàng có thể dựa vào uỷ quyền này đồng ý cho ông B ký các chứng từ thay ông A được hay không? Tôi xin cảm ơn!
Chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sửa dụng đất, nhà ở
Đối với trường hợp văn bản khai nhận di sản thừa kế là động sản, quyền sửa dụng đất, nhà ở người khai nhận muốn thực hiện chứng thực phải làm như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì để có thể chứng thực được? Trình tự thực hiện chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sửa dụng đất, nhà ở Căn cứ Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP các bước thực hiện chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sửa dụng đất, nhà ở như sau: + Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực. + Người thực hiện chứng thực (hoặc người tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông) kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia văn bản khai nhận di sản tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì tiếp nhận hồ sơ, thực hiện chứng thực. + Người khai nhận di sản phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực, nếu văn bản khai nhận di sản có từ hai trang trở lên thì phải ký vào từng trang. Trường hợp người yêu cầu chứng thực nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông thì người khai nhận di sản phải ký trước mặt người tiếp nhận hồ sơ. + Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch. Người làm chứng do người yêu cầu chứng thực bố trí. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng. + Người thực hiện chứng thực (hoặc người tiếp nhận hồ sơ) ghi lời chứng theo mẫu quy định. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông thì người tiếp nhận hồ sơ ký vào từng trang của văn bản khai nhận di sản và ký vào dưới lời chứng theo mẫu quy định. Người thực hiện chưng thực ký vào từng trang của văn bản khai nhận di sản (nếu hồ sơ không được tiếp nhận qua bộ phận một cửa, một chửa liên thông), ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với văn bản khai nhận có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của văn bản thỏa thuận. Trường hợp văn bản khai nhận có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai. + Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định. Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực trả.Người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản khai nhận di sản, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang văn bản khai nhận với tư cách là người phiên dịch. Thành phần hồ sơ thực hiện chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sửa dụng đất, nhà ở Căn cứ khoản 1 Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP hồ sơ thực hiện chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sửa dụng đất, nhà ở bao gồm: + Dự thảo văn bản khai nhận di sản; + Bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu); + Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp văn bản khai nhận di sản liên quan đến tài sản đó (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu). =>> Trên đây là trình tự các bước cũng như giấy tờ cần thiết để thực hiện chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sửa dụng đất, nhà ở
Văn bản công chứng chứng thực có giá trị bao lâu?
Công chứng, chứng thực là những thủ tục cần thiết trong đời sống hằng ngày mà người dân thường xuyên thực hiện. Vậy, văn bản công chứng chứng thực có giá trị bao lâu? Văn bản công chứng chứng thực có giá trị bao lâu? Theo Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định về giá trị pháp lý của văn bản công chứng như sau: - Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. - Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. - Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. - Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. Đồng thời, theo Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định như sau: - Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. - Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Như vậy, theo quy định hiện hành không có quy định về thời hạn có hiệu lực của văn bản công chứng, chứng thực. Văn bản công chứng có thời hạn bao lâu phụ thuộc vào thoả thuận của các bên trong nội dung văn bản hoặc có thể hiểu là vô thời hạn khi các bên không có thỏa thuận khác, pháp luật không có quy định khác. Có thể kể đến hiệu lực của một số văn bản công chứng như sau: - Hợp đồng uỷ quyền: Hiệu lực theo thoả thuận của các bên. Nếu không có thoả thuận và pháp luật cũng không có quy định thì hiệu lực của hợp đồng uỷ quyền là 01 năm. - Hợp đồng thuê nhà: Thời hạn hợp đồng thuê nhà theo thoả thuận của các bên. Tương tự, bản sao chứng thực cũng không không quy định giá trị sử dụng. Tuy nhiên, một số trường hợp, căn cứ vào bản chính mà có các thời hạn với bản sao chứng thực sau đây: - Vô thời hạn: Thời hạn trong các trường hợp thông thường khi bản chính cũng không có thời hạn trừ trường hợp bản chính bị huỷ bỏ, thu hồi... Như bảng điểm, bằng cử nhân… - Có thời hạn nhất định: Bản chính là các loại giấy tờ có thời hạn thì thời hạn của bảo sao chứng thực cũng có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng. Xem thêm: Mức thu phí công chứng, chứng thực mới nhất 2024 là bao nhiêu? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động công chứng? Theo Điều 7 Luật Công chứng 2014 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 9 Điều 73 Luật Giá 2023 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động công chứng bao gồm: Đối với công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng: - Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; - Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác; - Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi; - Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng; sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng; - Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức có liên quan; - Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng; - Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng; - Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình; - Tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký; - Công chứng viên đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác; - Công chứng viên tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng; - Vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng. Đối với người yêu cầu công chứng: - Giả mạo người yêu cầu công chứng; - Người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng; - Người làm chứng, người phiên dịch có hành vi gian dối, không trung thực; - Cản trở hoạt động công chứng. Theo đó, đây là những hành vi bị cấm trong hoạt động công chứng đối với công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng và người yêu cầu công chứng. Nếu các đối tượng này vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Năm 2024, mua bán nhà bằng giấy viết tay có được công nhận không?
Mua bán nhà đất là một trong những giao dịch thường thấy trong cuộc sống. Tuy nhiên, không ít người vẫn thực hiện giao dịch này thông qua giấy viết tay. Vậy, việc mua bán nhà đất bằng giấy viết tay có được pháp luật công nhận không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề này Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc mua bán nhà đất cần được thực hiện theo một số thủ tục nhất định để đảm bảo tính hợp pháp và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. Mua bán nhà bằng giấy viết tay dù phổ biến nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. (1) Mua bán nhà đất bằng giấy viết tay có được công nhận không? Căn cứ khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai năm 2024 quy định việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: -Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3. -Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên theo điểm b khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai năm 2024 Như vậy, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất khi muốn thực hiện các giao dịch như chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn thì phải được công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp mua bán nhà đất bằng giấy viết tay không có công chứng, chứng thực thì đều bị vô hiệu. Căn cứ khoản 1 Điều 42 Nghị định 101/2024/NĐ-CP có quy định về các trường hợp sử dụng đất sau đây do nhận chuyển quyền sử dụng đất không đúng quy định của pháp luật nhưng có chữ ký của các bên liên quan mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp sổ đỏ lần đầu theo quy định của Luật Đất đai 2024 và quy định tại Nghị định 101/2024/NĐ-CP mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, ngoại trừ trường hợp giấy tờ về việc nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 Nghị định 101/2024/NĐ-CP: - Sử dụng đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024. - Sử dụng đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01/8/2024 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024. - Sử dụng đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất của người nhận thừa kế quyền sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều 45 Luật Đất đai 2024. Theo đó, có 03 trường hợp như đã nêu trên khi thực hiện việc mua bán nhà đất bằng tay được công nhận mà không cần phải có hợp đồng công chứng, chứng thực. Ngoài 03 trường hợp này, các giao dịch chuyển nhượng, tặng cho cần phải công chứng, chứng thực để giao dịch không bị vô hiệu. (2) Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận khi mua nhà đất bằng giấy viết tay Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi Khoản 19 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm: - Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK Xem và tải Mẫu số 04a/ĐK tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/06/mau-so-04a-dk.doc - Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 ( Điều 137 Luật Đất Đai năm 2024) và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP. đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất – Một trong các giấy tờ về tài sản gắn liền với đất như giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm theo quy định đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng). - Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có) Thời gian giải quyết hồ sơ cấp sổ đỏ cho đất mua bằng giấy viết tay Căn cứ quy định tại Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời hạn giải quyết hồ sơ cấp sổ đỏ đối với đất mua bằng giấy viết tay được xác định như sau: - Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là không quá 30 ngày. - Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tăng thêm 10 ngày. Tóm lại, việc mua bán nhà đất bằng giấy viết tay chỉ được công nhận trong 02 trường hợp giao dịch chuyển nhượng trước 01/7/2014. Ngoài 02 trường hợp này, các giao dịch chuyển nhượng, tặng cho cần phải công chứng, chứng thực.
Tải miễn phí Mẫu hợp đồng thuê đất mới nhất hiện nay
Để bắt kịp những thay đổi mới nhất của pháp luật về hợp đồng thuê đất, bài viết này cung cấp cho bạn một số quy định và Mẫu hợp đồng thuê đất mới nhất năm 2024 hoàn toàn miễn phí. (1) Điều kiện được cho thuê đất là gì? Theo quy định mới nhất tại Điều 45 Luật Đất đai 2024, người sử dụng đất được thực hiện quyền cho thuê đất của mình khi đáp ứng được các điều kiện sau đây: - Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ, sổ hồng) - Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật; - Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự; - Trong thời hạn sử dụng đất; - Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật - Đối với trường hợp mua, bán tài sản gắn liền với đất, quyền thuê trong hợp đồng thuê đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hằng năm thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 46 Luật Đất đai 2024 - Đối với trường hợp thực hiện quyền sử dụng đất của cá nhân là người dân tộc thiểu số được giao đất, cho thuê đất theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Đất đai 2024 thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 48 của Luật Đất đai 2024 - Nếu được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi cho thuê đất Để việc cho thuê đất được diễn ra đúng pháp luật, bạn bắt buộc phải đáp ứng đủ các điều kiện được cho thuê đất theo quy định trên đây. (2) Hợp đồng thuê đất có cần công chứng không? Hợp đồng thuê đất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên cho thuê và thuê đất. Theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024, việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: - Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này; - Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên; - Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự; - Việc công chứng, chứng thực thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực. Như vậy, khi giao kết hợp đồng cho thuê đất, việc công chứng hoặc chứng thực hợp đồng thuê đất được thực hiện theo yêu cầu của các bên. Tuy pháp luật không yêu cầu bắt buộc phải công chứng hợp đồng thuê đất, nhưng hợp đồng thuê đất thường có giá trị cao và những vấn đề pháp lý phức tạp, do đó, để bảo đảm tính pháp lý của thửa đất khi thuê, bên thuê và bên cho thuê nên thực hiện việc công chứng hợp đồng thuê đất để xác nhận tình trạng thửa đất trước khi ký kết hợp đồng thuê đất. (3) Mẫu hợp đồng thuê đất mới nhất hiện nay Mẫu hợp đồng thuê đất mới nhất hiện nay là Mẫu số 04 được ban hành kèm theo Thông tư 11/2022/TT-BTNMT (sẽ cập nhật tại đây khi có mẫu mới) >>> Tải Mẫu hợp đồng cho thuê đất (Mẫu số 04) tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/hop-dong-thue-dat.docx *** Chú thích: 5 Ghi thêm văn bản công nhận kết quả đấu thầu; Quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận đầu tư …. 6 Ghi thêm theo Giấy chứng nhận đầu tư….đối với trường hợp bên thuê đất có Giấy chứng nhận đầu tư 7 Phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan 8 Phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan Trên đây là một số quy định về hợp đồng thuê đất và Mẫu hợp đồng thuê đất mới nhất hiện nay. Chúc bạn thực hiện thành công!
Sự khác biệt sao y, công chứng, chứng thực và vi bằng?
Trong các hoạt động giao dịch và thủ tục hành chính, việc xác nhận tính pháp lý và xác thực của các văn bản là rất quan trọng. Các khái niệm như sao y, công chứng, chứng thực và vi bằng thường được sử dụng nhưng dễ gây nhầm lẫn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ sự khác biệt giữa các khái niệm này dựa trên các quy định pháp lý hiện hành. Sao y, công chứng, chứng thực và vi bằng là các khái niệm pháp lý được sử dụng để đảm bảo tính hợp pháp và minh bạch của các văn bản và giao dịch. Mỗi khái niệm có quy trình, chức năng và giá trị pháp lý riêng biệt. (1) Điểm giống nhau của sao y, công chứng, chứng thực và vi bằng Dù có mục đích và quy trình khác nhau, bảng sao y, công chứng, chứng thực và vi bằng đều chia sẻ một số điểm giống nhau như sau: - Mục đích pháp lý: Cả bảng sao y, công chứng, chứng thực và vi bằng đều nhằm mục đích xác thực và bảo vệ tính hợp pháp của các văn bản,chứng nhận tính đúng đắn, chính xác của loại giấy tờ, tài liệu cần chứng minh. - Sự thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền: Đều phải được thực hiện bởi cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Tính chính xác và minh bạch: Tất cả đều đảm bảo tính chính xác và minh bạch của thông tin được xác nhận, từ việc kiểm tra nội dung, sao chép chính xác đến việc ký và đóng dấu xác nhận. - Giá trị pháp lý: Cả sao y, công chứng, chứng thực và vi bằng đều có giá trị pháp lý như bản gốc hoặc giá trị chứng cứ trong các vụ việc pháp lý, tùy thuộc vào quy định cụ thể của pháp luật. Dù có điểm giống nhau nhưng với từng loại văn bản, có những quy trình, chức năng và giá trị pháp lý riêng biệt nhằm đáp ứng các mục đích và yêu cầu khác nhau trong thực tế. (2) Điểm khác nhau của sao y, công chứng, chứng thực và vi bằng Sao y Công chứng Chứng thực Vi bằng Căn cứ pháp lý Nghị định 30/2020/NĐ-CP Nghị định 23/2015/NĐ-CP Luật Công chứng 2014 Nghị định 23/2015/NĐ-CP Nghị định 08/2020/NĐ-CP Khái niệm Sao y bản chính hay còn gọi là chứng thực bản sao từ bản chính. Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. “Bản sao y” là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản gốc hoặc bản chính văn bản, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định. Như vậy, có thể hiểu sao y là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đầy đủ, chính xác nội dung của bản gốc hoặc bản chính văn bản. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Chứng thực là việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc xác nhận, chứng nhận một sự việc, giấy tờ, văn bản, chữ ký cá nhân, thông tin cá nhân,.. Hoạt động chứng thực không đề cập đến nội dung, chủ yếu chú trọng về mặt hình thức có thật. Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP Cơ quan thực hiện Theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP bao gồm: - Phòng Tư pháp: Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam;cơ quan,tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận. -Ủy ban nhân dân cấp xã: Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận. Việc chứng thực bản sao từ bản chính không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực. Điều 44 Luật Công chứng 2014 quy định: Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp sau có thể công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng: + Người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được; + Người yêu cầu công chứng đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù; + Người yêu cầu công chứng có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Theo quy định tại Chương III Luật Công chứng 2014 thì tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng. Cơ quan nhà nước như phòng tư pháp, UBND cấp xã; cơ quan đại diện ngoại giao. Cụ thể do: -Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; -Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; -Công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng; - Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Văn phòng Thừa phát lại, cụ thể do Thừa phát lại thực hiện hoặc do Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại thực hiện. Quy trình - Người yêu cầu sao y đưa văn bản gốc đến cơ quan có thẩm quyền hoặc công chứng viên. -Cơ quan hoặc công chứng viên thực hiện việc tạo ra bản sao chính xác từ văn bản gốc. -Bản sao được đóng dấu và ký xác nhận để chứng thực tính chính xác và tính pháp lý của nó. -Công chứng viên tiếp nhận và kiểm tra tính hợp pháp, tính chính xác của các văn bản và thông tin liên quan. -Xác nhận và đóng dấu công chứng trên văn bản để chứng thực tính pháp lý và tính chính xác của nó. Cơ quan chứng thực tiếp nhận và kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của văn bản hoặc chữ ký. -Chứng thực thông tin bằng cách đóng dấu và ký xác nhận trên bản sao hoặc chữ ký. - Người yêu cầu vi bằng nộp yêu cầu và thông tin liên quan tới sự kiện hoặc hành vi cần ghi nhận. -Cơ quan Thừa phát lại thực hiện việc ghi nhận và lập vi bằng, sau đó đóng dấu và ký xác nhận. Trường hợp thực hiện Cần bảo quản bản gốc Thực hiện các thủ tục hành chính Cần sử dụng văn bản trong giao dịch pháp lý Thực hiện các thủ tục liên quan đến học vấn, công việc Các trường hợp cần công chứng, chứng thực theo Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014 và Điều 167 Luật Đất Đai năm 2013 như sau: -Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, trừ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà tình thương, nhà tình nghĩa. -Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân. - Các trường hợp mà pháp luật không quy định phải bắt buộc công chứng nhưng cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu. - Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải chứng thực. - Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật không quy định phải chứng thực nhưng cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu chứng thực. Lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp quy định tại Điều 4 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP; các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự; các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. - Lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại. Chức năng - Tạo ra bản sao chính xác từ văn bản gốc để sử dụng trong các giao dịch và thủ tục pháp lý. - Xác nhận tính pháp lý và tính chính xác của thông tin trong văn bản gốc. - Bảo vệ văn bản gốc bằng cách sử dụng bản sao thay vì văn bản gốc trong các tình huống có nguy cơ mất mát hoặc hỏng hóc. -Xác nhận tính pháp lý, tính xác thực của các văn bản, hợp đồng, và các giao dịch dân sự khác. - Bảo vệ quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên liên quan trong các giao dịch. -Xác nhận tính chính xác, tính pháp lý của các bản sao, chữ ký, và các văn bản khác. - Bảo vệ tính chính xác của thông tin được chứng thực. - Ghi nhận và chứng cứ về sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cá nhân hoặc tổ chức. -Cung cấp chứng cứ pháp lý trong các tranh chấp và các vụ việc pháp lý khác. Giá trị pháp lý Bản sao y thực hiện đúng quy định của Nghị định 30/2020/NĐ-CP có giá trị pháp lý như bản chính Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. - Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. - Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. - Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực - Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. - Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp. Chi phí thực hiện Phí là 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính -Phí công chứng: dựa theo giá trị hợp đồng/ giao dịch hoặc dựa theo mức quy định chung của Nhà nước. - Thù lao công chứng: trong trường hợp yêu cầu công chứng viên thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng. - Các phí khác: trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Phí chứng thực được thu theo quy định gồm 3 loại: - Phí chứng thực bản sao từ bản chính: 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. - Phí chứng thực chữ ký: 10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản. - Phí chứng thực hợp đồng, giao dịch: 50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch, trường hợp sửa đổi bổ sung thì 30.000 đồng, trường hợp sửa lỗi sai trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực thì 25.000 đồng. - Chi phí lập vi bằng do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc. - Có thể thỏa thuận thêm về các khoản chi phí thực tế phát sinh gồm: chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin nếu có; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác nếu có. Xem và tải chi tiết Bảng phân biệt sao y, công chứng, chứng thực và vi bằng tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/23/diem-khac-biet-giua-sao-y-chung-thuc-cong-chung-va-vi-bang.docx Tóm lại, trên đây là các điểm giống và khác nhau của sao y, công chứng, chứng thực và vi bằng. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa bảng sao y, công chứng, chứng thực và vi bằng là rất quan trọng trong các giao dịch và thủ tục hành chính.
Mức thu phí công chứng, chứng thực mới nhất 2024 là bao nhiêu?
Năm 2024 có mức thu phí công chứng, chứng thực là bao nhiêu? Ngoài phí công chứng, người dân có cần trả thêm phí gì khi đi công chứng không? Mức thu phí công chứng, chứng thực mới nhất 2024 là bao nhiêu? Theo Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 111/2017/TT-BTC quy định mức thu phí, lệ phí công chứng mới nhất năm 2024 như sau: 1) Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch Mức thu phí đối với việc công chứng các hợp đồng, giao dịch sau đây được tính như sau: + Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Tính trên giá trị quyền sử dụng đất. + Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất: Tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất. + Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản khác: Tính trên giá trị tài sản. + Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản: Tính trên giá trị di sản. + Công chứng hợp đồng vay tiền: Tính trên giá trị khoản vay. + Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản: Tính trên giá trị tài sản; trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay. + Công chứng hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh: Tính trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch. TT Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch Mức thu (đồng/trường hợp) 1 Dưới 50 triệu đồng 50 nghìn 2 Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng 100 nghìn 3 Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch 4 Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng 5 Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng 6 Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng 7 Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng. 8 Trên 100 tỷ đồng 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp). Mức thu phí đối với việc công chứng hợp đồng thuê quyền sử dụng đất; thuê nhà ở; thuê, thuê lại tài sản: TT Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch (tổng số tiền thuê) Mức thu (đồng/trường hợp) 1 Dưới 50 triệu đồng 40 nghìn 2 Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng 80 nghìn 3 Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng 0,08% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch 4 Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng 800 nghìn đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng 5 Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng 02 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng 6 Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 03 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng 7 Từ trên 10 tỷ đồng 05 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng (mức thu tối đa là 8 triệu đồng/trường hợp) Mức thu phí đối với việc công chứng hợp đồng mua bán tài sản đấu giá (tính trên giá trị tài sản bán được) được tính như sau: TT Giá trị tài sản Mức thu (đồng/trường hợp) 1 Dưới 5 tỷ đồng 90 nghìn 2 Từ 5 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 270 nghìn 3 Trên 20 tỷ đồng 450 nghìn Đối với các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất, tài sản có giá quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Thì giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng được xác định theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng, giao dịch đó; trường hợp giá đất, giá tài sản do các bên thoả thuận thấp hơn mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định áp dụng tại thời điểm công chứng thì giá trị tính phí công chứng tính như sau: Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng = Diện tích đất, số lượng tài sản ghi trong hợp đồng, giao dịch (x) Giá đất, giá tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. 2) Mức phí đối với việc công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch: TT Loại việc Mức thu (đồng/trường hợp) 1 Công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp 40 nghìn 2 Công chứng hợp đồng bảo lãnh 100 nghìn 3 Công chứng hợp đồng ủy quyền 50 nghìn 4 Công chứng giấy ủy quyền 20 nghìn 5 Công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch (Trường hợp sửa đổi, bổ sung tăng giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch thì áp dụng mức thu tương ứng với phần tăng tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC) 40 nghìn 6 Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch 25 nghìn 7 Công chứng di chúc 50 nghìn 8 Công chứng văn bản từ chối nhận di sản 20 nghìn 9 Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác 40 nghìn 3) Mức thu phí nhận lưu giữ di chúc: 100 nghìn đồng/trường hợp. 4) Mức thu phí cấp bản sao văn bản công chứng: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ ba (3) trở lên thì mỗi trang thu 03 nghìn đồng nhưng tối đa không quá 100 nghìn đồng/bản. 5) Phí công chứng bản dịch: 10 nghìn đồng/trang với bản dịch thứ nhất. Trường hợp người yêu cầu công chứng cần nhiều bản dịch thì từ bản dịch thứ 2 trở lên thu 05 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ 2; từ trang thứ 3 trở lên thu 03 nghìn đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản. 6) Phí chứng thực bản sao từ bản chính: 02 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai; từ trang thứ ba trở lên thu 01 nghìn đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản. 7) Phí chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản: 10 nghìn đồng/trường hợp (trường hợp hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản). Khi công chứng có cần trả thêm phí nào khác ngoài phí công chứng không? Theo Điều 32 Luật Công chứng 2014 sửa đổi bởi Điểm b Khoản 9 Điều 73 Luật Giá 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định về quyền của tổ chức hành nghề công chứng có quyền thu phí công chứng, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng, chi phí khác. Trong đó: Phí công chứng được quy định tại Điều 66 Luật Công chứng 2014: Phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng. Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng. Giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng được quy định tại Điều 67 Luật Công chứng 2014 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 9 Điều 73 Luật Giá 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024): Người yêu cầu công chứng phải trả giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng. Chi phí khác được quy định tại Điều 68 Luật Công chứng 2014: Trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng thì người yêu cầu công chứng phải trả chi phí để thực hiện việc đó. Mức chi phí do người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng thỏa thuận. Tổ chức hành nghề công chứng không được thu chi phí cao hơn mức chi phí đã thỏa thuận. Như vậy, kể từ ngày 01/7/2024, ngoài phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng thì tổ chức công chứng còn có quyền thu thêm giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng (theo quy định hiện hành là thù lao công chứng), chi phí khác theo quy định pháp luật. Xem thêm: Luật Giá 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024
Mẫu sơ yếu lý lịch đi làm năm 2024? NLĐ nghỉ việc có thể lấy lại sơ yếu lý lịch không?
Năm 2024 người lao động sẽ sử dụng mẫu sơ yếu lý lịch đi làm nào? Nếu người lao động nghỉ việc thì có thể lấy lại sơ yếu lý lịch không? Khi làm sơ yếu lý lịch thì công chứng, chứng thực ở đâu? Mẫu sơ yếu lý lịch đi làm mới nhất năm 2024 Sơ yếu lý lịch hay lý lịch trích ngang là giấy tờ kê khai nhân thân bao gồm các thông tin cá nhân, gia đình và tiểu sử của người khai. Đây là giấy tờ cần thiết trong hồ sơ xin việc, hồ sơ nhập học, hồ sơ xin xuất nhập cảnh... Về mặt pháp lý, sơ yếu lý lịch này có vai trò chứng minh tính hợp pháp của một công dân. Về mặt tuyển dụng, sơ yếu lý lịch sẽ giúp người sử dụng lao động biết được nhân thân của người lao động mà mình có ý định tuyển vào làm việc. Hiện nay, pháp luật không có quy định mẫu sơ yếu lý lịch bắt buộc. Người lao động có thể tham khảo mẫu sơ yếu lý lịch mới và đầy đủ nhất sau đây: Tải về mẫu sơ yếu lý lịch đi làm năm 2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/16/so-yeu-ly-lich.doc Sơ yếu lý lịch cần được trình bày một cách rõ ràng, đầy đủ, chính xác và trung thực theo mẫu sơ yếu lý lịch. Điều này sẽ giúp sơ yếu lý lịch của người lao động thuận tiện hơn trong quá trình chứng thực cũng như tạo ấn tượng tốt cho người lao động. NLĐ nghỉ việc có thể lấy lại sơ yếu lý lịch không? Theo Khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động 2019 quy định khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây: - Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động; - Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả. Theo đó, người lao động nghỉ việc thì người sử dụng phải trả lại bản chính các loại giấy tờ mà người lao động đã nộp, trong đó có hồ sơ xin việc. Tuy nhiên, chỉ trả lại bản chính, các loại giấy tờ là bản sao thì người sử dụng được quyền giữ lại. Đồng thời, nếu có nhu cầu thì người lao động có thể yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc để phục vụ cho quá trình làm việc sau này tại công ty mới. Như vậy, người lao động có thể lấy lại sơ yếu lý lịch vì nó là bản chính. Công chứng, chứng thực sơ yếu lý lịch ở đâu? Theo quy định hiện hành, việc công chứng, chứng thực sơ yếu lý lịch xin việc là không bắt buộc. Tuy nhiên, trên thực tế, việc chứng thực sơ yếu lý lịch có thể giúp tăng giá trị pháp lý của giấy tờ này, đặc biệt là khi sơ yếu lý lịch được sử dụng để làm thủ tục xin việc. Sơ yếu lý lịch là công chứng hay chứng thực? - Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định như sau: Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận: + Tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), + Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) Mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. - Theo Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP quy định đối với tờ khai lý lịch cá nhân sẽ thực hiện việc chứng thực chữ ký. Theo đó, sơ yếu lý lịch sẽ không thực hiện việc công chứng mà sẽ thực hiện theo thủ tục chứng thực chữ ký. Sơ yếu lý lịch chứng thực ở đâu? Căn cứ Điều 10 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về địa điểm chứng thực như sau: - Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ trường hợp chứng thực di chúc, chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký mà người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác. - Khi thực hiện chứng thực phải ghi rõ địa điểm chứng thực; trường hợp chứng thực ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực. - Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải bố trí người tiếp nhận yêu cầu chứng thực các ngày làm việc trong tuần; phải niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian giải quyết và lệ phí, chi phí chứng thực tại trụ sở của cơ quan, tổ chức. Theo đó, người lao động có thể đi chứng thực sơ yếu lý lịch xin việc tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như: - Uỷ ban nhân dân cấp xã; - Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng; - Phòng tư pháp cấp huyện. Đồng thời, theo Khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP người làm sơ yếu lý lịch có thể đến các cơ quan, tổ chức này ở bất kỳ địa phương nào để chứng thực mà không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu. Xem thêm: Người nào sẽ dùng sơ yếu lý lịch Mẫu 2C/TCTW-98 và cách điền mới nhất
Hợp đồng cho thuê mặt bằng có bắt buộc phải được công chứng, chứng thực không?
Hợp đồng cho thuê mặt bằng có bắt buộc phải được công chứng, chứng thực không? Hợp đồng cho thuê mặt bằng của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có cần phải đăng ký không? Hợp đồng cho thuê mặt bằng có bắt buộc phải được công chứng, chứng thực không? Căn cứ Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định vê việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất thì đối với hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên. Căn cứ Điều 122 Luật nhà ở 2014 quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở thì: - Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng. - Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng. Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở. Căn cứ Điều 17 Luật kinh doanh bất động sản 2014 quy định về hợp đồng kinh doanh bất động sản, trong đó có đề cập như sau: Hợp đồng kinh doanh bất động sản phải được lập thành văn bản. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng do các bên thỏa thuận, trừ hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật kinh doanh bất động sản 2014 thì phải công chứng hoặc chứng thực. Như vậy, theo các quy định trên thì hợp đồng cho thuê mặt bằng không bắt buộc phải được công chứng, chứng thực. Hợp đồng cho thuê mặt bằng của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có cần phải đăng ký không? Căn cứ Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu ban hành kèm theo Quyết định 02/2012/QĐ-TTg được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 35/2015/QĐ-TTg thì các hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng mẫu gồm: - Cung cấp điện sinh hoạt; - Cung cấp nước sinh hoạt; - Truyền hình trả tiền; - Dịch vụ điện thoại cố định mặt đất; - Dịch vụ thông tin di động mặt đất (hình thức thanh toán: trả sau); - Dịch vụ thông tin di động mặt đất (hình thức thanh toán: trả trước); - Dịch vụ truy nhập internet; - Vận chuyển hành khách đường hàng không; - Vận chuyển hành khách đường sắt; - Mua bán căn hộ chung cư, các dịch vụ sinh hoạt do đơn vị quản lý khu chung cư cung cấp. => Hiện chỉ có các hợp đồng trên mới phải đăng ký mẫu hợp đồng. Hợp đồng cho thuê mặt bằng không thuộc các trường hợp trên nên không cần phải đăng ký hợp đồng mẫu. Hi vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn!
Hướng dẫn thủ tục chứng thực di chúc tại uỷ bạn nhân dân xã
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Đồng thời, di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Vậy, thủ tục chứng thực di chúc tại ủy ban nhân dân cấp xã như thế nào? Di chúc phải đảm bảo được những nội dung chính nào? Di chúc là văn bản thể hiện ý chí của người có tài sản mong muốn chia tài sản này cho những người thừa kế khi người sở hữu tài sản mất đi. Do liên quan đến tài sản nên phần Di chúc đã được pháp luật quy định rất rõ ràng trong Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn liên quan. Di chúc phải đảm bảo được những nội dung sau: Căn cứ Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung di chúc. Theo đó, nội dung của một bản di chúc phải bao gồm các nội dung chính như: – Ngày, tháng, năm lập di chúc; – Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; – Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; – Di sản để lại và nơi có di sản. Thủ tục lập di chúc tại Ủy ban nhân dân cấp xã Người sở hữu tài sản có thể ra trực tiếp Ủy ban nhân dân xã để lập di chúc trước sự chứng kiến của những người có thẩm quyền tại Ủy ban nhân dân. Về việc lập di chúc tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì thực hiện như sau: Căn cứ Điều 636 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã Việc lập di chúc tại Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây: - Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc. - Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng. Từ quy định pháp luật nêu trên thì việc lập di chúc tại Ủy ban nhân dân xã được thực hiện theo thủ tục sau đây: Bước 1: Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chức tư pháp – hộ tịch. Bước 2: Công chức tư pháp hộ tịch phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Bước 3: Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Bước 4: Công chức tư pháp hộ tịch ký vào bản di chúc. Hướng dẫn thủ tục chứng thực di chúc tại ubnd xã Chứng thực di chúc là hoạt động cơ quan có thẩm quyền chứng thực di chúc giúp nâng cao giá trị pháp lý của di chúc. Khi thực hiện thủ tục chứng thực di chúc tại ubnd xã thì người có nhu cầu chứng thực di chúc có thể tham khảo và thực hiện theo các bước sau đây của Luật sư X: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Thành phần hồ sơ: - Phiếu yêu cầu chứng thực theo mẫu quy định; - Dự thảo di chúc (nếu có); - Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đối với tài sản nếu di sản là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. (Trong trường hợp tính mạng bị cái chết đe doạ do bệnh tật hoặc nguyên nhân khác mà người lập di chúc không thể đến trụ sở của UBND phường, xã, việc chứng thực được thực hiện tại chỗ ở hoặc nơi có mặt của người lập di chúc, thì không nhất thiết phải xuất trình Giấy tờ chứng minh yếu tố quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản đối với tài sản đó.) - Sổ hộ khẩu gia đình (Trongtrường hợp không có Sổ hộ khẩu gia đình thì Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn hoặc Giấy xác nhận cư trú của cơ quan Công an được coi là giấy tờ hợp lệ thay thế Sổ hộ khẩu gia đình) (nếu có). - Bản sao CMND/Hộ chiếu hoặccác giấy tờ tùy thân khác của người lập di chúc. - Các giấy tờ liên quan khác theo quy định của pháp luật (nếu có). Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) Bước 2: Nộp hồ sơ Người có yêu cầu chứng thực nộp hồ sơ tại Bộ phận giao dịch “Một cửa” của UBND cấp xã. Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ – Cán bộ Tư pháp – Hộ tịch kiểm tra hồ sơ yêu cầu chứng thực nếu hồ sơ hợp lệ thì tiếp nhận ghi vào Sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký chứng thực; – Người có yêu cầu chứng thực di chúc nộp lệ phí và nhận kết quả.
Trường hợp nào nên lập vi bằng? Phân biệt lập vi bằng với công chứng, chứng thực
Lập vi bằng, công chứng và chứng thực là các cụm từ khá quen thuộc đối với đời sống, tuy nhiên không dễ dàng để ai cũng có thể biết rõ quy định và ứng dụng chúng theo đúng quy định pháp luật. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Vi bằng là gì? Theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, theo đó “Vi bằng” được giải thích như sau: Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này. Lập vi bằng là việc được thực hiện theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Giá trị pháp lý của vi bằng như thế nào? - Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. - Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Những trường hợp nào nên lập vi bằng? Theo khuyến nghị của Bộ Tư pháp, những trường hợp sau là cần thiết để lập vi bằng: - Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình; - Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê nhà; Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà. - Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm; - Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật; - Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế; - Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại; - Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng; - Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh; - Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông; - Xác nhận mức độ ô nhiễm; - Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình; - Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu; - Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống… - Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp; - Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra; - Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện; - Xác nhận các sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật. Phân biệt lập vi bằng, công chứng, chứng thực Tiêu chí so sánh Công chứng Chứng thực Lập vi bằng Khái niệm Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Chứng thực là việc cấp bản sao từ bản gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Là một trong các hoạt động của thừa phát lại, nhằm ghi nhận sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Trường hợp thực hiện Các trường hợp bắt buộc công chứng, chứng thực: - Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, trừ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà tình thương, nhà tình nghĩa. - Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân. - Các trường hợp mà pháp luật không quy định phải bắt buộc công chứng nhưng cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu. - Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải chứng thực. - Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật không quy định phải chứng thực nhưng cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu chứng thực. - Lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp quy định tại Điều 4 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP; các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự; các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. - Lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại. Phạm vi thực hiện Chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản. Người yêu cầu chứng thực có quyền yêu cầu chứng thực tại bất kỳ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nào thuận tiện nhất, trừ trường hợp việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà. Không được lập vi bằng liên quan đến đất đai, nhà ở không có giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng. Giá trị pháp lý - Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. - Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. - Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. - Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. - Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Chữ ký được chứng thực theo quy định có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. - Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. - Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. - Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. - Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp. Phạm vi trách nhiệm của cơ quan/ tổ chức/ người có thẩm quyền thực hiện Công chứng viên phải chịu trách nhiệm về việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch: thời gian, địa điểm; tư cách chủ thể của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; tình trạng pháp lý của tài sản được giao dịch; nội dung thỏa thuận của các bên. Người chứng thực chịu trách nhiệm về: - Tính chính xác của bản sao đúng với bản chính. - Tính xác thực về chữ ký của người yêu cầu chứng thực trong giấy tờ, văn bản. - Thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện. Vi bằng không có giá trị như công chứng, chứng thực; không xác thực nội dung thỏa thuận, không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ các bên. Cơ quan thực hiện Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Cụ thể do công chứng viên thực hiện (được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm) Cơ quan nhà nước như phòng tư pháp, UBND cấp xã; cơ quan đại diện ngoại giao. Cụ thể do: - Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; - Công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng; - Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Văn phòng Thừa phát lại, cụ thể do Thừa phát lại thực hiện hoặc do Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại thực hiện. Chi phí thực hiện - Phí công chứng: dựa theo giá trị hợp đồng/ giao dịch hoặc dựa theo mức quy định chung của Nhà nước. - Thù lao công chứng: trong trường hợp yêu cầu công chứng viên thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng. - Các phí khác: trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Phí chứng thực được thu theo quy định gồm 3 loại: - Phí chứng thực bản sao từ bản chính: 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. - Phí chứng thực chữ ký: 10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản. - Phí chứng thực hợp đồng, giao dịch: 50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch, trường hợp sửa đổi bổ sung thì 30.000 đồng, trường hợp sửa lỗi sai trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực thì 25.000 đồng. - Chi phí lập vi bằng do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc. - Có thể thỏa thuận thêm về các khoản chi phí thực tế phát sinh gồm: chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin nếu có; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác nếu có.
Hướng dẫn quy trình chứng thực bản sao điện tử từ bản chính
1. Cách thức người dân, doanh nghiệp đăng ký dịch vụ chứng thực bản sao điện tử a. Cách thức thực hiện Người dân, doanh nghiệp truy cập vào cổng DVCQG, chọn menu “Dịch vụ công nổi bật”, tại địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn/ như sau: Người dân, doanh nghiệp (ND/DN) chọn thủ tục: “Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận”, hệ thống hiển thị màn hình hướng dẫn thông tin thủ tục hành chính như sau: Tại màn hình hướng dẫn thông tin thủ tục hành chính, ND/DN chọn UBND cấp xã hoặc Phòng Tư pháp cấp huyện để đăng ký đặt lịch hẹn chứng thực, sau đó bấm nút [Đồng ý], như sau: (với 2 đơn vị là Tổ chức hành nghề công chứng và Cơ quan đại diện sẽ được triển khai ở giai đoạn sau). Sau khi chọn cơ quan chứng thực, hệ thống hiển thị màn hình đặt lịch hẹn như sau: ND/DN chọn loại giấy tờ cần chứng thực, chọn ngày hẹn, giờ hẹn (những ngày, giờ hẹn nào đã đủ lượt đặt lịch hẹn, hệ thống tự động ẩn đi): Sau khi chọn loại giấy tờ và chọn ngày giờ hẹn, ND/DN bấm nút [Đặt lịch hẹn], hệ thống hiển thị thông báo thành công và mã lịch hẹn: Đồng thời hệ thống gửi sms tới số điện thoại của ND/DN thông báo mã lịch hẹn và thời gian hẹn.Trong trường hợp cán bộ tư pháp hẹn lại vào thời điểm khác, hệ thống sẽ gửi sms tới số điện thoại của ND/DN thông báo thời gian hẹn lại, đồng thời notify tới tài khoản DVCQG của ND/DN. ND/DN đến cơ quan đã đăng ký chứng thực theo lịch hẹn, mang bản chính giấy tờ cần chứng thực, nộp lệ phí chứng thực. b. Nhận kết quả chứng thực bản sao điện tử Trường hợp ND/DN có tài khoản cổng DVCQG và đăng ký chứng thực bằng hình thức đặt lịch hẹn hoặc khi tới cơ quan tư pháp, ND/DN thông báo với cán bộ tư pháp có tài khoản DVCQG và cung cấp CMND/CCCD hoặc MST (với doanh nghiệp), khi đó sau khi cơ quan tư pháp hoàn tất việc cấp bản chứng thực điện tử, thì hồ sơ sẽ được gửi về tài khoản DVCQG của ND/DN như sau: Để xem file kết quả, ND/DN bấm nút [Xem giấy tờ] trên hồ sơ, hệ thống hiển thị màn hình như sau: ND/DN bấm nút [Xem chi tiết], hệ thống hiển thị file CTĐT: Trường hợp ND/DN không có tài khoản DVCQG, khi tới cơ quan tư pháp, cán bộ tư pháp sẽ yêu cầu cung cấp email. Khi đó sau khi cơ quan tư pháp hoàn tất việc cấp bản chứng thực điện tử, thì file CTĐT sẽ được gửi về email mà ND/DN đã cung cấp. 2. Cách thức Công chức tư pháp, lãnh đạo, văn thư thuộc UBND cấp xã, Phòng Tư pháp xử lý hồ sơ yêu cầu chứng thực bản sao điện tử Cán bộ được phân quyền thực hiện truy cập địa chỉ https://quantri.dichvucong.gov.vn/ và thực hiện đăng nhập bằng tài khoản vnconnect (Lưu ý: tài khoản đã được phân quyền tương ứng với từng vai trò xử lý) a. Công chức Tư pháp Công chức tư pháp sau khi truy cập hệ thống, đăng nhập thành công, căn cứ vào cách thức người dân, doanh nghiệp thực hiện đăng ký chứng thực điện tử bằng hình thức đặt lịch hẹn hay đến trực tiếp mà Công chức tư pháp cũng có 2 hình thức xử lý cho người dân, doanh nghiệp. - Xử lý không qua lịch hẹn Cán bộ tư pháp chọn menu [Thêm mới bản sao từ bản chính], hệ thống hiển thị màn hình như sau: Lúc này, tại cơ quan tư pháp, cán bộ tư pháp hỏi người dân, doanh nghiệp có tài khoản cổng DVCQG hay không, trường hợp người dân, doanh nghiệp có tài khoản cổng DVCQG thì yêu cầu ND/DN cung cấp CMND/CCCD hoặc MST. Cán bộ tư pháp nhập CMND/CCCD hoặc MST để thực hiện tìm kiếm tài khoản như sau: Trường hợp người dân không có tài khoản DVCQG thì cán bộ Tư pháp check radio box “Đối tượng không có tài khoản DVCQG”, sau đó nhập email của người dân như sau: Sau đó cán bộ tư pháp đính kèm bản scan của bản gốc, file đính kèm bắt buộc định dạng .pdf và dung lượng - Xử lý lịch hẹn Trường hợp người dân đã đặt lịch hẹn trên cổng DVCQG, cán bộ tư pháp chọn menu [Lịch hẹn chờ duyệt], hệ thống hiển thị màn hình như sau: Xử lý lịch hẹn Hệ thống hiển thị toàn bộ các lịch hẹn của đơn vị mà người dân, doanh nghiệp đã hẹn, cán bộ tư pháp chọn 1 lịch hẹn để xử lý, bấm nút [Xử lý], hệ thống hiển thị màn hình như sau: Trên giao diện hiển thị thông tin của người dân, doanh nghiệp đăng ký chứng thực, loại giấy tờ cần chứng thực, cán bộ tư pháp cần scan bản giấy của giấy tờ (người dân mang bản giấy tới), sau đó đính kèm lên trên hệ thống, file đính kèm bắt buộc định dạng .pdf và dung lượng Dời lịch hẹn Trong trường hợp lịch hẹn của người dân, doanh nghiệp trùng lịch với lịch của cơ quan hoặc cán bộ bận việc đột xuất, hệ thống cung cấp chức năng cho cán bộ tư pháp dời lịch hẹn. Để dời lịch hẹn, cán bộ bấm nút “Dời lịch hẹn” của lịch hẹn cần dời, hệ thống hiển thị màn hình như sau: Cán bộ tư pháp chọn lại giờ hẹn, nhập lý do hẹn, bấm nút [Đặt lại lịch hẹn]. Sau khi đặt lại lịch hẹn thành công, hệ thống sẽ gửi sms tới số điện thoại của người dân, doanh nghiệp, đồng thời gửi notify tới tài khoản cổng DVCQG của người dân, doanh nghiệp. - Xử lý hồ sơ bị từ chối Hồ sơ bị từ chối là các hồ sơ do lãnh đạo đơn vị trả về, có 2 cách xử lý: Cách 1: hủy hồ sơ, hủy bỏ hoàn toàn hồ sơ, dừng xử lý Cách 2: Xử lý tiếp, cán bộ bấm nút “Xử lý tiếp” => cán bộ tư pháp có thể chỉnh sửa các thông tin như file scan… để trình ký lại lãnh đạo. b. Lãnh đạo ký bản sao Lãnh đạo sau khi truy cập thành công hệ thống, sẽ hiển thị màn hình danh sách các bản sao chờ ký như sau: Lãnh đạo bấm nút [Xử lý], hệ thống hiển thị màn hình như sau: Chú ý: để ký số được thì máy tính của lãnh đạo phải được cài công cụ plugin ký số. Lãnh đạo bấm nút [Ký số], khi đó hệ thống gọi đến plugin để ký số như sau: Lãnh đạo bấm nút [Ok] trên plugin để thực hiện ký, sau khi ký plugin hiển thị file đã có chữ ký và lời chứng như sau: Hệ thống mặc định thêm trang trắng để hiển thị chữ ký và lời chứng, tuy nhiên trong trường hợp muốn căn chỉnh vị trí thì click vào hình ảnh chữ ký để kéo thả vị trí theo ý muốn. Bấm nút [Áp dụng] trên plugin để hoàn tất việc ký, hệ thống sẽ hiển thị file đã ký như sau: Lãnh đạo bấm nút [Chuyển cấp số và đóng dấu] để chuyển tới văn thư đóng dấu c. Văn thư đóng dấu bản sao - Quản lý sổ chứng thực Văn thư sau khi đăng nhập thành công, chọn menu [Quản lý sổ chứng thực], hệ thống hiển thị màn hình như sau: Tại màn hình quản lý sổ chứng thực, văn thư có thể thực hiện các chức năng: Thêm mới sổ chứng thực Văn thư bấm nút [Thêm mới], hệ thống hiển thị màn hình như sau: Văn thư nhập các thông tin: Tên sổ chứng thực Số bắt đầu sổ: chỉ nhập số Ngày mở sổ Ngày đóng sổ Bấm nút [Lưu] để hoàn tất việc thêm mới sổ Chỉnh sửa sổ Để chỉnh sửa sổ, văn thư bấm icon [chỉnh sửa] trên danh sách, hệ thống hiển thị màn hình sau: Văn thư chỉnh sửa các thông tin và bấm nút [Lưu] để hoàn thành việc chỉnh sửa Xóa sổ Sổ chỉ được xóa khi sổ còn trống, sổ đã được cấp sổ không thể thực hiện xóa, để xóa sổ người dùng bấm nút [Xóa] để thực hiện xóa sổ View thông tin sổ Văn thư bấm nút view thông tin sổ trên danh sách sổ, hệ thống hiển thị màn hình như sau: Hệ thống hiển thị thông tin sổ và danh sách hồ sơ chứng thực được cấp trong sổ. Xuất báo cáo Văn thư bấm nút xuất báo cáo dữ liệu của sổ, hệ thống xuất báo cáo ra file excel như sau: - Cấp số và đóng dấu bản chứng thực điện tử Văn thư chọn menu [Bản sao chờ đóng dấu], hệ thống hiển thị danh sách các bản sao chờ đóng dấu như sau: Văn thư bấm nút [Xử lý] của một hồ sơ trên danh sách, hệ thống hiển thị như sau: Văn thư chọn sổ chứng thực, hệ thống tự động sinh số theo sổ chứng thực. Sau đó, văn thư bấm nút [Đóng dấu] để thực hiện đóng dấu cho bản sao, hệ thống gọi tới plugin để đóng dấu. Chú ý: để đóng dấu được thì máy tính của văn thư phải được cài công cụ plugin ký số. Văn thư chọn chứng thư số để đóng dấu, hệ thống hiển thị màn hình như sau: Văn thư bấm nút [Áp dụng] trên plugin để hoàn thành việc đóng dấu, khi đó hệ thống hiển thị bản đã đóng dấu như sau: Văn thư bấm nút [Hoàn thành và chuyển bản CTĐT tới người dân/doanh nghiệp], khi đó bản CTĐT sẽ được chuyển tới tài khoản DVCQG của ND/DN hoặc chuyển tới email trong trường hợp ND/DN không có tài khoản DVCQG./. Nguồn: https://pbgdpl.tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/huong-dan-quy-trinh-chung-thuc-ban-sao-ien-tu-tu-ban-chinh/30612569
Mua bán xe cũ bằng giấy viết tay có cần công chứng, chứng thực không?
Hiện nay, nhiều người thắc mắc việc mua bán xe cũ bằng giấy viết tay thì có cần công chứng hay không? Bởi lẽ, xe cũ bán lại không nhiều tiền nhưng phải đi công chứng thì lại tốn thời gian và tiền bạc hơn. Vậy nếu không có công chứng thì việc mua bán xe bằng giấy viết tay có hợp pháp hay không? Giấy mua bán xe viết tay là gì? Giấy mua bán xe viết tay được hiểu là việc chuyển quyền sở hữu xe bằng giấy tờ không có công chứng hoặc chứng thực. Cụ thể, giữa các bên giao dịch sau khi thống nhất trên cơ sở tự nguyện mua bán, sẽ lập nên một giấy viết tay được xem như là một hợp đồng mua bán. Trên giấy mua bán xe này có đầy đủ chữ ký của các bên, tuy nhiên không được công chứng, chứng thực. Theo đó, một bản hợp đồng được viết theo hình thức là giấy mua bán xe viết tay sẽ không có được sự công nhận của nhà nước và pháp luật mà chỉ có sự thỏa thuận của các bên với nhau dành cho hoạt động mua bán này. Xem bài viết liên quan: Giấy mua bán đất viết tay có giá trị pháp lý không? Sở hữu 02 xe trở lên thì biển số xe định danh sẽ được cấp như thế nào? Từ 15/8/2023, biển số xe định danh sẽ giải quyết thế nào khi chuyển quyền sở hữu xe? Giấy mua bán đất viết tay có giá trị pháp lý không? Giấy mua bán xe viết tay không có công chứng, chứng thực có hiệu lực không? Căn cứ Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự. - Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. - Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 58/2020/TT-BCA (có hiệu lực đến hết ngày 14/8/2023), khi đi đăng ký xe, giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe gồm một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe, gồm một trong các giấy tờ sau đây: - Hoá đơn, chứng từ tài chính (biên lai, phiếu thu) hoặc giấy tờ mua bán, cho, tặng xe (quyết định, hợp đồng, văn bản thừa kế) theo quy định của pháp luật; - Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân có xác nhận công chứng hoặc chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác đối với lực lượng vũ trang và người nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác. Xem thêm thủ tục đăng ký sang tên xe từ 15/8/2023: Thông tư 24/2023/TT-BCA: Thủ tục đăng ký sang tên xe được áp dụng từ 15/8/2023 Như vậy, khi mua bán xe bằng giấy viết tay cần có xác nhận công chứng của Văn phòng/Phòng công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã… Trường hợp nào giấy mua bán xe viết tay có hiệu lực mà không phải công chứng, chứng thực? Căn cứ tại khoản 2 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Như vậy, hợp đồng chuyển quyền sở hữu xe được công chứng hoặc chứng thực mới có hiệu lực pháp luật. Nếu giấy mua bán không được công chứng, chứng thực thì bị vô hiệu do không tuân thủ về mặt hình thức. Tuy nhiên, trừ 02 trường hợp sau đây căn cứ tại Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây: - Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó; - Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực. Như vậy, giấy mua bán xe viết tay không có công chứng, chứng thực sẽ bị vô hiệu vì không bảo đảm về mặt hình thức. Tuy nhiên, nếu đã thực hiện ít nhất ⅔ nghĩa vụ trong giao dịch thì người dân có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng mà không cần thực hiện việc công chứng, chứng thực. Xem bài viết liên quan: Giấy mua bán đất viết tay có giá trị pháp lý không? Sở hữu 02 xe trở lên thì biển số xe định danh sẽ được cấp như thế nào? Từ 15/8/2023, biển số xe định danh sẽ giải quyết thế nào khi chuyển quyền sở hữu xe? Thông tư 24/2023/TT-BCA: Thủ tục đăng ký sang tên xe được áp dụng từ 15/8/2023 Giấy mua bán xe viết tay không có công chứng, chứng thực có hiệu lực không?
Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện chức năng gì?
Để người dân hiểu rõ hơn về Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, thì một câu hỏi đặt ra là Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện chức năng gì? Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện chức năng gì? Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 26/QĐ-BTTTT năm 2023, có quy định về chức năng như sau: Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có chức năng quản lý, khai thác hạ tầng phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và xác thực điện tử, dịch vụ cấp dấu thời gian và các dịch vụ khác về giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật; là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia (Root Certification Authority). Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện chức năng gì? (Hình từ Internet) Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia có nhiệm vụ gì trong công tác phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông? Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 26/QĐ-BTTTT năm 2023, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau: - Nghiên cứu, đề xuất, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, đề án về giao dịch điện tử; - Thẩm tra hồ sơ cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, tạm đình chỉ, thu hồi giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và xác thực điện tử, dịch vụ cấp dấu thời gian và các dịch vụ khác theo quy định pháp luật giao dịch điện tử; cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng, giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng, giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chữ ký điện tử dùng riêng, giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài, giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; - Tổ chức nghiên cứu, xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thử nghiệm, kiểm tra, đánh giá, hiệu chuẩn và đo kiểm tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ chuyên ngành liên quan đến chữ ký điện tử, chữ ký số, dấu thời gian và các dịch vụ khác theo quy định pháp luật giao dịch điện tử phục vụ công tác quản lý nhà nước về giao dịch điện tử; - Nghiên cứu, đề xuất, triển khai các chính sách, giải pháp liên thông, xác thực chéo về chữ ký số và xác thực điện tử; - Tham gia xây dựng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về chữ ký điện tử, chữ ký số, dịch vụ chứng thực chữ ký số và xác thực điện tử, dịch vụ cấp dấu thời gian và các dịch vụ khác theo quy định pháp luật giao dịch điện tử, tài khoản giao dịch điện tử; - Phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dịch vụ chứng thực chữ ký số và xác thực điện tử, dịch vụ cấp dấu thời gian và các dịch vụ khác theo quy định pháp luật giao dịch điện tử; - Thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu và công bố thông tin, chất lượng dịch vụ về chữ ký điện tử và xác thực điện tử, chữ ký số, dịch vụ chứng thực chữ ký số, dịch vụ cấp dấu thời gian và các dịch vụ khác theo quy định pháp luật giao dịch điện tử; - Quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, tổ chức cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian và tổ chức cung cấp dịch vụ khác theo quy định pháp luật giao dịch điện tử, tổ chức cung cấp và sử dụng chữ ký điện tử dùng riêng liên quan đến giao dịch điện tử thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng. Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia có những đơn vị chức năng? Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 3 Quyết định 26/QĐ-BTTTT năm 2023, có các đơn vị chức năng như sau: - Phòng Hành chính - Tổng hợp. - Phòng Kế hoạch - Tài chính. - Phòng Hạ tầng và phát triển dịch vụ. - Phòng Nghiên cứu, Kiểm thử. - Phòng Thẩm tra và Chính sách. - Phòng Thông tin và Hợp tác quốc tế.
Đến Văn phòng công chứng để chứng thực hợp đồng bất động sản được không?
Hiện nay, khi thực hiện các giao dịch mua bán nhà đất, chuyển nhượng, thừa kế hay thế chấp thì phải thực hiện chứng thực hợp đồng nhằm đảm bảo hợp đồng, giấy tờ đúng về mặt hình thức. Vậy đối với hợp đồng bất động sản có được đến Văn phòng công chứng để chứng thực? 1. Phạm vi chứng thực hợp đồng BĐS của Văn phòng công chứng Căn cứ Điều 42 Luật Công chứng 2014 quy định phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản của Văn phòng công chứng như sau: Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở. Trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản. 2. Thẩm quyền chứng thực hợp đồng BĐS của Văn phòng công chứng Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực hợp đồng, giấy tờ có liên quan đến bất động sản của Văn phòng công chứng. Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng) đối với các việc sau: - Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận. - Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch. Lưu ý: Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại UBND cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại UBND cấp xã nơi có nhà. 3. Thủ tục chứng thực hợp đồng BĐS tại Văn phòng công chứng Người thực hiện chứng thực hợp đồng bất động sản thực hiện thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch được quy định tại Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau: - Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây: + Dự thảo hợp đồng, giao dịch. + Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực. + Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng. Lưu ý: Bản sao các loại giấy tờ nêu trên được xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. - Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu hồ sơ đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng, giao dịch tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực. - Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. - Người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực, nếu nghi ngờ chữ ký trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người đó ký trước mặt. - Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. - Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch. - Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng tương ứng với từng loại hợp đồng, giao dịch theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. - Đối với hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực. - Số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của hợp đồng, giao dịch. Trường hợp hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai. - Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang hợp đồng với tư cách là người phiên dịch. Như vậy, người dân có thể đến Văn phòng công chứng thực hiện việc chứng thực hợp đồng, giấy tờ có liên quan đến bất động sản ngoại trừ công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.
Lập vi bằng khi mua nhà, đất giá trị pháp lý ra sao?
Khi nhắc đến vi bằng chắc hẳn không thể nói đến Thừa phát lại vì đây là một ngành nghề ghi nhận lại sự kiện pháp lý diễn ra trong quá trình giao dịch hợp đồng. Đặc biệt trong quá trình giao kết hợp đồng mua nhà, đất thường nhiều trường hợp sẽ thực hiện lập vi bằng thay vì công chứng, vậy giá trị pháp lý của vi bằng được quy định ra sao? Vi bằng là gì? Căn cứ khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Qua đó, có thể thấy vi bằng chỉ là văn bản ghi nhận sự kiện đó được hiện là có thật và có người chứng nhận giao dịch đó có diễn ra. Giá trị pháp lý của vi bằng khi giao dịch bất động sản Đây là vấn đề mà nhiều người vẫn hay nhầm lẫn rằng vi bằng có thể thay thế văn bản công chứng, chứng thực tại Văn phòng công chứng cũng như một số văn bản hành chính khác. Nhất là vấn đề liên quan đến đất đai, thì theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 đối với hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này. Đồng thời, vi bằng được xem là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập. Tại sao không nên mua bất động sản chỉ có vi bằng? Như đã phân tích như trên tại sao nhiều người vẫn lập vi bằng thay cho văn bản công chứng trong khi lại không có giá trị pháp lý bằng. Việc này cũng xuất phát từ một số trường hợp bất động sản không có giấy tờ hợp pháp nên không thể thực hiện công chứng hợp đồng mà chỉ có thể lập được vi bằng. Theo đó, tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP nghiêm cấm các trường hợp sau đây không được lập vi bằng: (1) Các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP. (2) Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực cấm; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự. (3) Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015; trái đạo đức xã hội. (4) Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính. (5) Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. (6) Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng. (7) Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ. (8) Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. (9) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, trường hợp lập vi bằng đối với giao dịch bất động sản chỉ nên kèm theo bản giao dịch đã có văn bản công chứng chứ không được thay thế giá trị pháp lý của văn bản công chứng. Đối với trường hợp giao dịch mua nhà, đất mà lập vi bằng dù không có giấy tờ hợp pháp thì xem như là giao dịch vô hiệu và có thể dẫn đến nhiều rủi ro khác.
Sao y bản chính ở đâu và thủ tục sao y trực tuyến ra sao?
Sao y bản chính giấy tờ là thủ tục hành chính được thực hiện rất nhiều từ việc giao kết hợp đồng, giấy tờ về nhà ở, đất đai và nhiều vấn đề khác có yêu cầu phải sao y. Việc này nhằm xác thực bản sao đó đã đúng so với bản chính được cá nhân, tổ chức có thẩm quyền, chuyên môn xác thực để giao kết. Vậy cơ quan nào có thể thực hiện sao y và sao y trực tuyến thực hiện thủ tục ra sao? 1. Sao y bản chính là gì? Sao y bản chính được giải thích theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. Đồng thời Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cũng giải thích “bản chính” là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc. Từ đó, có thể hiểu sao y bản chính là việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc chứng thực bản sao của giấy tờ phải đúng với bản gốc để thực hiện thủ tục công nhận giá trị pháp lý. 2. Thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính Người dân có thể đến các địa điểm, cơ quan thực hiện việc chứng thực giấy tờ được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, theo đó các cơ quan sau có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực việc sao y bản chính: - Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp). - UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã). - Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện). - Công chứng viên, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng). Ngoài ra, việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại UBND cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại UBND cấp xã nơi có nhà. 3. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính Bước 1: Người dân khi đến các cơ quan có thẩm quyền chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực. - Trong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao. - Trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại. Bước 2: Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực. Bước 3: Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì thực hiện chứng thực như sau: - Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định. - Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai. Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực. 4. Thủ tục chứng thực trực tuyến Để hiểu rõ hơn khi nào thì nên thực hiện việc chứng thực online thì có thể hiểu chứng thực bản sao điện tử từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính dạng văn bản giấy để chứng thực bản sao bằng hình thức điện tử là đúng với bản chính theo khoản 9 Điều 3 Nghị định 45/2020/NĐ-CP. Theo đó, thủ tục yêu cầu cấp bản sao điện tử có giá trị pháp lý được quy định tại Điều 10 Nghị định 45/2020/NĐ-CP được thực hiện như sau: Trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, thẩm quyền, địa điểm, giấy tờ, văn bản làm cơ sở để thực hiện, trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực, thời hạn thực hiện và việc gia hạn thời hạn, lệ phí và các chi phí khác, thủ tục chứng thực bản sao điện tử từ bản chính được thực hiện như sau: - Tổ chức, cá nhân xuất trình bản chính giấy tờ, tài liệu làm cơ sở để chứng thực bản sao. - Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, chụp điện tử bản chính, nhập lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính và thực hiện ký số của người thực hiện chứng thực, cơ quan có thẩm quyền chứng thực và cập nhật vào sổ chứng thực. - Cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao điện tử gửi bản sao điện tử đã được ký số vào Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân đó tại Cổng dịch vụ công quốc gia. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa có tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia, cơ quan có thẩm quyền gửi bản sao điện tử đã được ký số cho tổ chức, cá nhân qua địa chỉ thư điện tử do tổ chức, cá nhân cung cấp. Bước 1: Truy cập vào cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG) tại địa chỉ https://dichvucong.gov.vn/, sau đó chọn menu “Dịch vụ công nổi bật”. Bước 2: Chọn mục “Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận” Bước 3: Tại màn hình hướng dẫn thông tin thủ tục hành chính phía bên phải, chọn Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc Phòng Tư pháp cấp huyện để đăng ký đặt lịch hẹn chứng thực, sau đó bấm nút [Đồng ý], như sau: Bước 4: Sau khi chọn cơ quan chứng thực, chọn loại giấy tờ cần chứng thực và ngày hẹn, giờ hẹn. Bước 5: Sau khi chọn loại giấy tờ và chọn ngày giờ hẹn, bấm nút [Đặt lịch hẹn]. Hệ thống hiển thị thông báo thành công và mã lịch hẹn trên màn hình. Đồng thời, gửi tin nhắn sms tới số điện thoại thông báo mã lịch hẹn và thời gian hẹn. Trong trường hợp hẹn lại vào thời điểm khác, hệ thống sẽ gửi sms tới số điện thoại, tài khoản dịch vụ công để thông báo thời gian hẹn lại. Bước 6: Công dân đến cơ quan đã đăng ký chứng thực theo lịch hẹn, mang bản chính giấy tờ cần chứng thực, nộp lệ phí chứng thực. Nhận kết quả chứng thực bản sao điện tử Cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao điện tử gửi bản sao điện tử đã được ký số vào Kho quản lý dữ liệu điện tử của cá nhân, tổ chức tại Cổng dịch vụ công Quốc gia. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa có tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia thì gửi bản sao điện tử đã được ký số cho tổ chức, cá nhân qua địa chỉ thư điện tử do cá nhân, tổ chức cung cấp. Trên đây là thủ tục sao y bản chính từ thủ trực tiếp đến trực tuyến, tuy nhiên nhằm đảm bảo chính xác, nhanh gọn thì người dân cần thực hiện qua thủ tục online để nhận lịch hẹn và kiểm tra giấy tờ đầy đủ trước.
Cá nhân tự dịch giấy tờ để yêu cầu chứng thực được không?
Dịch thuật công chứng, chứng thực giấy tờ là một thủ tục quan trọng đối với các hồ sơ yêu cầu dịch thuật khi có yếu tố nước ngoài. Theo đó, người yêu cầu chứng thực có thể thuê người bên cơ sở công chứng chuyển dịch các ngôn ngữ có trong giấy tờ đó. Tuy nhiên, không ít các trường hợp vì tiết kiệm tiền cũng như muốn tự dịch theo ý của người lập nên đã tự tự các giấy tờ của mình và đến công chứng, chứng thực. Vậy trường hợp này có được pháp luật về công chứng cho phép? 1. Tại sao bản dịch thuật phải cần chứng thực? Theo khoản 4 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định. Theo đó, bản dịch cũng được xem là văn bản công chứng và phải được công chứng viên có kinh nghiệm kiểm chứng đúng quy định pháp luật. 2. Quy định về người dịch công chứng Hiện hành quy định, theo khoản 1 Điều 61 Luật Công chứng 2014 quy định người dịch bản dịch công chứng là cộng tác viên phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: Thứ nhất, việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Theo đó, cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện. Thứ hai, công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện. Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch. Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải; bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai. Như vậy, thông thường bản dịch phải là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng và đáp ứng các yêu cầu trên mới có thể dịch thuật và chịu trách nhiệm bản dịch của mình. 3. Không công nhận bản dịch chứng thực Việc công chứng bản dịch ngoài việc thực hiện đúng thủ tục về chuyển môn thì phải tuân thủ các nguyên tắc chung về công chứng cho bản dịch. Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây: - Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả. - Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung. - Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật. 4. Sử dụng bản tự dịch có được chứng thực? Nếu cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện về chuyên môn và tự tin vào trình độ của mình thì vấn đề này được khoản 2 Điều 31 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau: Đối với người không phải là cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp mà tự dịch giấy tờ, văn bản phục vụ mục đích cá nhân và có yêu cầu chứng thực chữ ký trên bản dịch thì phải xuất trình các giấy tờ sau đây: - Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy CMND hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng. - Bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Trừ trường hợp dịch những ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học nhưng thông thạo ngôn ngữ cần dịch. - Bản dịch đính kèm giấy tờ, văn bản cần dịch. - Người yêu cầu chứng thực phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực, trừ trường hợp đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện quy định thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực. Như vậy, cá nhân mà không phải cộng tác viên dịch thuật của cơ sở công chứng hay của Phòng Tư pháp thì hoàn toàn có thể được tự sử dụng bản dịch do mình cung cấp. Tuy nhiên, phải đảm bảo nguyên tắc cũng như các giấy tờ theo quy định thì người này phải có bằng đại học về ngôn ngữ mà mình dịch hoặc phải là người thông thạo ngôn ngữ đó.
Bộ Tư pháp giải đáp về thời hạn sử dụng của bản sao chứng thực
Bản sao chứng thực là giấy tờ, văn bản có giá trị sử dụng như bản chính dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có quy định về thời hạn sử dụng của bản sao chứng thực. Điều này làm nhiều người thắc mắc rằng khi thực hiện chứng thực các bản sao giấy tờ sẽ có hiệu lực bao lâu và trong trường hợp bản chính có thay đổi thì có được phép tiếp tục sử dụng bản sao chứng thực nữa không? Thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Bộ Tư pháp nhận được kiến nghị của Bà V.H.T.M về thời hạn sử dụng và giá trị pháp lý của bản sao chứng thực từ bản chính, Bộ Tư pháp có Công văn 3574/BTP-HTQTCT trả lời kiến nghị công dân với ý kiến như sau: Hiện nay, pháp luật chứng thực không quy định về thời hạn sử dụng bản sao chứng thực từ bản chính. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định 04 loại chứng thực: (1) Cấp bản sao từ sổ gốc. (2) Chứng thực bản sao từ bản chính. (3) Chứng thực chữ ký. (4) Chứng thực hợp đồng, giao dịch. Thì bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu khi chứng thực. Trường hợp bản chính có sự thay đổi thông tin, nội dung thì bản sao đã được chứng thực trước đó không có giá trị sử dụng thay cho bản chính hiện tại. Bên cạnh đó, khi thực hiện các thủ tục hành chính, nếu pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực được thực hiện theo Theo Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau: - Bản sao được cấp từ sổ gốc: Có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Bản sao được chứng thực từ bản chính: Có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Chữ ký được chứng thực: Có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. - Hợp đồng, giao dịch được chứng thực: Có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Ngoài ra, Luật Công chứng 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP đều không quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao được công chứng, chứng thực. Vì vậy, về nguyên tắc, bản sao được công chứng, chứng thực có giá trị vô thời hạn. Tuy nhiên, trong thực tế, bản sao được công chứng, chứng thực có thể chia thành hai loại: Bản sao vô thời hạn: Bản sao được chứng thực từ bảng điểm, bằng cử nhân, giấy phép lái xe mô tô… có giá trị vô hạn, trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ. Bản sao hữu hạn: Bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có xác định thời hạn như Phiếu lý lịch tư pháp, Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, Giấy chứng minh Nhân dân… thì bản sao chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng. Để xác minh và thực hiện đúng quy định của từng loại giấy tờ chứng thực thì cán bộ thụ lý có quyền yêu cầu đương sự xuất trình bản chính (bản gốc) để đối chiếu chứ không có quyền yêu cầu nộp bản sao mới.
Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng có cần công chứng, chứng thực không?
Tại Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng, theo đó: Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn. Tại Điều 49 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, như sau: 1. Vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản. 2. Hình thức sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận được áp dụng theo quy định tại Điều 47 của Luật này. Bên cạnh đó, Điều 17 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng: 1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng thì trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung của chế độ tài sản đó hoặc áp dụng chế độ tài sản theo luật định. 2. Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Theo đó, vợ chồng khi tiến hành thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng thì phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản và được công chứng hoặc chứng thực.
Cá nhân có được tự sao y chứng thực giấy ủy quyền của mình?
Cho tôi hỏi, trường hợp ngân hàng có khách hàng là công ty X. Công ty này có phát hành 1 giấy uỷ quyền từ đại diện pháp luật (ông A) cho nhân viên công ty là ông B. Trong giấy uỷ quyền này cho phép ông B được thay mặt ông A toàn quyền với các hoạt động của doanh nghiệp, cũng như được ký sao y bản chính các chứng từ do công ty tự phát hành. Vậy câu hỏi đặt ra là nếu ông B (người được uỷ quyền) tự ký chứng thực sao y bản chính chính thư uỷ quyền này thì có hợp lệ hay không? Nếu hợp lệ, ngân hàng có thể dựa vào uỷ quyền này đồng ý cho ông B ký các chứng từ thay ông A được hay không? Tôi xin cảm ơn!
Chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sửa dụng đất, nhà ở
Đối với trường hợp văn bản khai nhận di sản thừa kế là động sản, quyền sửa dụng đất, nhà ở người khai nhận muốn thực hiện chứng thực phải làm như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì để có thể chứng thực được? Trình tự thực hiện chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sửa dụng đất, nhà ở Căn cứ Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP các bước thực hiện chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sửa dụng đất, nhà ở như sau: + Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực. + Người thực hiện chứng thực (hoặc người tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông) kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia văn bản khai nhận di sản tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì tiếp nhận hồ sơ, thực hiện chứng thực. + Người khai nhận di sản phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực, nếu văn bản khai nhận di sản có từ hai trang trở lên thì phải ký vào từng trang. Trường hợp người yêu cầu chứng thực nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông thì người khai nhận di sản phải ký trước mặt người tiếp nhận hồ sơ. + Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch. Người làm chứng do người yêu cầu chứng thực bố trí. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng. + Người thực hiện chứng thực (hoặc người tiếp nhận hồ sơ) ghi lời chứng theo mẫu quy định. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông thì người tiếp nhận hồ sơ ký vào từng trang của văn bản khai nhận di sản và ký vào dưới lời chứng theo mẫu quy định. Người thực hiện chưng thực ký vào từng trang của văn bản khai nhận di sản (nếu hồ sơ không được tiếp nhận qua bộ phận một cửa, một chửa liên thông), ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với văn bản khai nhận có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của văn bản thỏa thuận. Trường hợp văn bản khai nhận có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai. + Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định. Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực trả.Người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản khai nhận di sản, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang văn bản khai nhận với tư cách là người phiên dịch. Thành phần hồ sơ thực hiện chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sửa dụng đất, nhà ở Căn cứ khoản 1 Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP hồ sơ thực hiện chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sửa dụng đất, nhà ở bao gồm: + Dự thảo văn bản khai nhận di sản; + Bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu); + Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp văn bản khai nhận di sản liên quan đến tài sản đó (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu). =>> Trên đây là trình tự các bước cũng như giấy tờ cần thiết để thực hiện chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sửa dụng đất, nhà ở
Văn bản công chứng chứng thực có giá trị bao lâu?
Công chứng, chứng thực là những thủ tục cần thiết trong đời sống hằng ngày mà người dân thường xuyên thực hiện. Vậy, văn bản công chứng chứng thực có giá trị bao lâu? Văn bản công chứng chứng thực có giá trị bao lâu? Theo Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định về giá trị pháp lý của văn bản công chứng như sau: - Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. - Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. - Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. - Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. Đồng thời, theo Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định như sau: - Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. - Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Như vậy, theo quy định hiện hành không có quy định về thời hạn có hiệu lực của văn bản công chứng, chứng thực. Văn bản công chứng có thời hạn bao lâu phụ thuộc vào thoả thuận của các bên trong nội dung văn bản hoặc có thể hiểu là vô thời hạn khi các bên không có thỏa thuận khác, pháp luật không có quy định khác. Có thể kể đến hiệu lực của một số văn bản công chứng như sau: - Hợp đồng uỷ quyền: Hiệu lực theo thoả thuận của các bên. Nếu không có thoả thuận và pháp luật cũng không có quy định thì hiệu lực của hợp đồng uỷ quyền là 01 năm. - Hợp đồng thuê nhà: Thời hạn hợp đồng thuê nhà theo thoả thuận của các bên. Tương tự, bản sao chứng thực cũng không không quy định giá trị sử dụng. Tuy nhiên, một số trường hợp, căn cứ vào bản chính mà có các thời hạn với bản sao chứng thực sau đây: - Vô thời hạn: Thời hạn trong các trường hợp thông thường khi bản chính cũng không có thời hạn trừ trường hợp bản chính bị huỷ bỏ, thu hồi... Như bảng điểm, bằng cử nhân… - Có thời hạn nhất định: Bản chính là các loại giấy tờ có thời hạn thì thời hạn của bảo sao chứng thực cũng có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng. Xem thêm: Mức thu phí công chứng, chứng thực mới nhất 2024 là bao nhiêu? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động công chứng? Theo Điều 7 Luật Công chứng 2014 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 9 Điều 73 Luật Giá 2023 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động công chứng bao gồm: Đối với công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng: - Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; - Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác; - Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi; - Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng; sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng; - Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức có liên quan; - Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng; - Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng; - Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình; - Tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký; - Công chứng viên đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác; - Công chứng viên tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng; - Vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng. Đối với người yêu cầu công chứng: - Giả mạo người yêu cầu công chứng; - Người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng; - Người làm chứng, người phiên dịch có hành vi gian dối, không trung thực; - Cản trở hoạt động công chứng. Theo đó, đây là những hành vi bị cấm trong hoạt động công chứng đối với công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng và người yêu cầu công chứng. Nếu các đối tượng này vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Năm 2024, mua bán nhà bằng giấy viết tay có được công nhận không?
Mua bán nhà đất là một trong những giao dịch thường thấy trong cuộc sống. Tuy nhiên, không ít người vẫn thực hiện giao dịch này thông qua giấy viết tay. Vậy, việc mua bán nhà đất bằng giấy viết tay có được pháp luật công nhận không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề này Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc mua bán nhà đất cần được thực hiện theo một số thủ tục nhất định để đảm bảo tính hợp pháp và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. Mua bán nhà bằng giấy viết tay dù phổ biến nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. (1) Mua bán nhà đất bằng giấy viết tay có được công nhận không? Căn cứ khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai năm 2024 quy định việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: -Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3. -Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên theo điểm b khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai năm 2024 Như vậy, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất khi muốn thực hiện các giao dịch như chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn thì phải được công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp mua bán nhà đất bằng giấy viết tay không có công chứng, chứng thực thì đều bị vô hiệu. Căn cứ khoản 1 Điều 42 Nghị định 101/2024/NĐ-CP có quy định về các trường hợp sử dụng đất sau đây do nhận chuyển quyền sử dụng đất không đúng quy định của pháp luật nhưng có chữ ký của các bên liên quan mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp sổ đỏ lần đầu theo quy định của Luật Đất đai 2024 và quy định tại Nghị định 101/2024/NĐ-CP mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, ngoại trừ trường hợp giấy tờ về việc nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 Nghị định 101/2024/NĐ-CP: - Sử dụng đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024. - Sử dụng đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01/8/2024 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024. - Sử dụng đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất của người nhận thừa kế quyền sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều 45 Luật Đất đai 2024. Theo đó, có 03 trường hợp như đã nêu trên khi thực hiện việc mua bán nhà đất bằng tay được công nhận mà không cần phải có hợp đồng công chứng, chứng thực. Ngoài 03 trường hợp này, các giao dịch chuyển nhượng, tặng cho cần phải công chứng, chứng thực để giao dịch không bị vô hiệu. (2) Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận khi mua nhà đất bằng giấy viết tay Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi Khoản 19 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm: - Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK Xem và tải Mẫu số 04a/ĐK tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/06/mau-so-04a-dk.doc - Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 ( Điều 137 Luật Đất Đai năm 2024) và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP. đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất – Một trong các giấy tờ về tài sản gắn liền với đất như giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm theo quy định đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng). - Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có) Thời gian giải quyết hồ sơ cấp sổ đỏ cho đất mua bằng giấy viết tay Căn cứ quy định tại Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời hạn giải quyết hồ sơ cấp sổ đỏ đối với đất mua bằng giấy viết tay được xác định như sau: - Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là không quá 30 ngày. - Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tăng thêm 10 ngày. Tóm lại, việc mua bán nhà đất bằng giấy viết tay chỉ được công nhận trong 02 trường hợp giao dịch chuyển nhượng trước 01/7/2014. Ngoài 02 trường hợp này, các giao dịch chuyển nhượng, tặng cho cần phải công chứng, chứng thực.
Tải miễn phí Mẫu hợp đồng thuê đất mới nhất hiện nay
Để bắt kịp những thay đổi mới nhất của pháp luật về hợp đồng thuê đất, bài viết này cung cấp cho bạn một số quy định và Mẫu hợp đồng thuê đất mới nhất năm 2024 hoàn toàn miễn phí. (1) Điều kiện được cho thuê đất là gì? Theo quy định mới nhất tại Điều 45 Luật Đất đai 2024, người sử dụng đất được thực hiện quyền cho thuê đất của mình khi đáp ứng được các điều kiện sau đây: - Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ, sổ hồng) - Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật; - Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự; - Trong thời hạn sử dụng đất; - Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật - Đối với trường hợp mua, bán tài sản gắn liền với đất, quyền thuê trong hợp đồng thuê đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hằng năm thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 46 Luật Đất đai 2024 - Đối với trường hợp thực hiện quyền sử dụng đất của cá nhân là người dân tộc thiểu số được giao đất, cho thuê đất theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Đất đai 2024 thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 48 của Luật Đất đai 2024 - Nếu được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi cho thuê đất Để việc cho thuê đất được diễn ra đúng pháp luật, bạn bắt buộc phải đáp ứng đủ các điều kiện được cho thuê đất theo quy định trên đây. (2) Hợp đồng thuê đất có cần công chứng không? Hợp đồng thuê đất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên cho thuê và thuê đất. Theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024, việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: - Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này; - Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên; - Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự; - Việc công chứng, chứng thực thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực. Như vậy, khi giao kết hợp đồng cho thuê đất, việc công chứng hoặc chứng thực hợp đồng thuê đất được thực hiện theo yêu cầu của các bên. Tuy pháp luật không yêu cầu bắt buộc phải công chứng hợp đồng thuê đất, nhưng hợp đồng thuê đất thường có giá trị cao và những vấn đề pháp lý phức tạp, do đó, để bảo đảm tính pháp lý của thửa đất khi thuê, bên thuê và bên cho thuê nên thực hiện việc công chứng hợp đồng thuê đất để xác nhận tình trạng thửa đất trước khi ký kết hợp đồng thuê đất. (3) Mẫu hợp đồng thuê đất mới nhất hiện nay Mẫu hợp đồng thuê đất mới nhất hiện nay là Mẫu số 04 được ban hành kèm theo Thông tư 11/2022/TT-BTNMT (sẽ cập nhật tại đây khi có mẫu mới) >>> Tải Mẫu hợp đồng cho thuê đất (Mẫu số 04) tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/hop-dong-thue-dat.docx *** Chú thích: 5 Ghi thêm văn bản công nhận kết quả đấu thầu; Quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận đầu tư …. 6 Ghi thêm theo Giấy chứng nhận đầu tư….đối với trường hợp bên thuê đất có Giấy chứng nhận đầu tư 7 Phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan 8 Phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan Trên đây là một số quy định về hợp đồng thuê đất và Mẫu hợp đồng thuê đất mới nhất hiện nay. Chúc bạn thực hiện thành công!
Sự khác biệt sao y, công chứng, chứng thực và vi bằng?
Trong các hoạt động giao dịch và thủ tục hành chính, việc xác nhận tính pháp lý và xác thực của các văn bản là rất quan trọng. Các khái niệm như sao y, công chứng, chứng thực và vi bằng thường được sử dụng nhưng dễ gây nhầm lẫn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ sự khác biệt giữa các khái niệm này dựa trên các quy định pháp lý hiện hành. Sao y, công chứng, chứng thực và vi bằng là các khái niệm pháp lý được sử dụng để đảm bảo tính hợp pháp và minh bạch của các văn bản và giao dịch. Mỗi khái niệm có quy trình, chức năng và giá trị pháp lý riêng biệt. (1) Điểm giống nhau của sao y, công chứng, chứng thực và vi bằng Dù có mục đích và quy trình khác nhau, bảng sao y, công chứng, chứng thực và vi bằng đều chia sẻ một số điểm giống nhau như sau: - Mục đích pháp lý: Cả bảng sao y, công chứng, chứng thực và vi bằng đều nhằm mục đích xác thực và bảo vệ tính hợp pháp của các văn bản,chứng nhận tính đúng đắn, chính xác của loại giấy tờ, tài liệu cần chứng minh. - Sự thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền: Đều phải được thực hiện bởi cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Tính chính xác và minh bạch: Tất cả đều đảm bảo tính chính xác và minh bạch của thông tin được xác nhận, từ việc kiểm tra nội dung, sao chép chính xác đến việc ký và đóng dấu xác nhận. - Giá trị pháp lý: Cả sao y, công chứng, chứng thực và vi bằng đều có giá trị pháp lý như bản gốc hoặc giá trị chứng cứ trong các vụ việc pháp lý, tùy thuộc vào quy định cụ thể của pháp luật. Dù có điểm giống nhau nhưng với từng loại văn bản, có những quy trình, chức năng và giá trị pháp lý riêng biệt nhằm đáp ứng các mục đích và yêu cầu khác nhau trong thực tế. (2) Điểm khác nhau của sao y, công chứng, chứng thực và vi bằng Sao y Công chứng Chứng thực Vi bằng Căn cứ pháp lý Nghị định 30/2020/NĐ-CP Nghị định 23/2015/NĐ-CP Luật Công chứng 2014 Nghị định 23/2015/NĐ-CP Nghị định 08/2020/NĐ-CP Khái niệm Sao y bản chính hay còn gọi là chứng thực bản sao từ bản chính. Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. “Bản sao y” là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản gốc hoặc bản chính văn bản, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định. Như vậy, có thể hiểu sao y là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đầy đủ, chính xác nội dung của bản gốc hoặc bản chính văn bản. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Chứng thực là việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc xác nhận, chứng nhận một sự việc, giấy tờ, văn bản, chữ ký cá nhân, thông tin cá nhân,.. Hoạt động chứng thực không đề cập đến nội dung, chủ yếu chú trọng về mặt hình thức có thật. Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP Cơ quan thực hiện Theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP bao gồm: - Phòng Tư pháp: Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam;cơ quan,tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận. -Ủy ban nhân dân cấp xã: Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận. Việc chứng thực bản sao từ bản chính không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực. Điều 44 Luật Công chứng 2014 quy định: Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp sau có thể công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng: + Người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được; + Người yêu cầu công chứng đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù; + Người yêu cầu công chứng có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Theo quy định tại Chương III Luật Công chứng 2014 thì tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng. Cơ quan nhà nước như phòng tư pháp, UBND cấp xã; cơ quan đại diện ngoại giao. Cụ thể do: -Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; -Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; -Công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng; - Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Văn phòng Thừa phát lại, cụ thể do Thừa phát lại thực hiện hoặc do Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại thực hiện. Quy trình - Người yêu cầu sao y đưa văn bản gốc đến cơ quan có thẩm quyền hoặc công chứng viên. -Cơ quan hoặc công chứng viên thực hiện việc tạo ra bản sao chính xác từ văn bản gốc. -Bản sao được đóng dấu và ký xác nhận để chứng thực tính chính xác và tính pháp lý của nó. -Công chứng viên tiếp nhận và kiểm tra tính hợp pháp, tính chính xác của các văn bản và thông tin liên quan. -Xác nhận và đóng dấu công chứng trên văn bản để chứng thực tính pháp lý và tính chính xác của nó. Cơ quan chứng thực tiếp nhận và kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của văn bản hoặc chữ ký. -Chứng thực thông tin bằng cách đóng dấu và ký xác nhận trên bản sao hoặc chữ ký. - Người yêu cầu vi bằng nộp yêu cầu và thông tin liên quan tới sự kiện hoặc hành vi cần ghi nhận. -Cơ quan Thừa phát lại thực hiện việc ghi nhận và lập vi bằng, sau đó đóng dấu và ký xác nhận. Trường hợp thực hiện Cần bảo quản bản gốc Thực hiện các thủ tục hành chính Cần sử dụng văn bản trong giao dịch pháp lý Thực hiện các thủ tục liên quan đến học vấn, công việc Các trường hợp cần công chứng, chứng thực theo Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014 và Điều 167 Luật Đất Đai năm 2013 như sau: -Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, trừ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà tình thương, nhà tình nghĩa. -Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân. - Các trường hợp mà pháp luật không quy định phải bắt buộc công chứng nhưng cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu. - Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải chứng thực. - Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật không quy định phải chứng thực nhưng cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu chứng thực. Lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp quy định tại Điều 4 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP; các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự; các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. - Lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại. Chức năng - Tạo ra bản sao chính xác từ văn bản gốc để sử dụng trong các giao dịch và thủ tục pháp lý. - Xác nhận tính pháp lý và tính chính xác của thông tin trong văn bản gốc. - Bảo vệ văn bản gốc bằng cách sử dụng bản sao thay vì văn bản gốc trong các tình huống có nguy cơ mất mát hoặc hỏng hóc. -Xác nhận tính pháp lý, tính xác thực của các văn bản, hợp đồng, và các giao dịch dân sự khác. - Bảo vệ quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên liên quan trong các giao dịch. -Xác nhận tính chính xác, tính pháp lý của các bản sao, chữ ký, và các văn bản khác. - Bảo vệ tính chính xác của thông tin được chứng thực. - Ghi nhận và chứng cứ về sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cá nhân hoặc tổ chức. -Cung cấp chứng cứ pháp lý trong các tranh chấp và các vụ việc pháp lý khác. Giá trị pháp lý Bản sao y thực hiện đúng quy định của Nghị định 30/2020/NĐ-CP có giá trị pháp lý như bản chính Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. - Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. - Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. - Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực - Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. - Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp. Chi phí thực hiện Phí là 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính -Phí công chứng: dựa theo giá trị hợp đồng/ giao dịch hoặc dựa theo mức quy định chung của Nhà nước. - Thù lao công chứng: trong trường hợp yêu cầu công chứng viên thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng. - Các phí khác: trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Phí chứng thực được thu theo quy định gồm 3 loại: - Phí chứng thực bản sao từ bản chính: 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. - Phí chứng thực chữ ký: 10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản. - Phí chứng thực hợp đồng, giao dịch: 50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch, trường hợp sửa đổi bổ sung thì 30.000 đồng, trường hợp sửa lỗi sai trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực thì 25.000 đồng. - Chi phí lập vi bằng do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc. - Có thể thỏa thuận thêm về các khoản chi phí thực tế phát sinh gồm: chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin nếu có; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác nếu có. Xem và tải chi tiết Bảng phân biệt sao y, công chứng, chứng thực và vi bằng tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/23/diem-khac-biet-giua-sao-y-chung-thuc-cong-chung-va-vi-bang.docx Tóm lại, trên đây là các điểm giống và khác nhau của sao y, công chứng, chứng thực và vi bằng. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa bảng sao y, công chứng, chứng thực và vi bằng là rất quan trọng trong các giao dịch và thủ tục hành chính.
Mức thu phí công chứng, chứng thực mới nhất 2024 là bao nhiêu?
Năm 2024 có mức thu phí công chứng, chứng thực là bao nhiêu? Ngoài phí công chứng, người dân có cần trả thêm phí gì khi đi công chứng không? Mức thu phí công chứng, chứng thực mới nhất 2024 là bao nhiêu? Theo Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 111/2017/TT-BTC quy định mức thu phí, lệ phí công chứng mới nhất năm 2024 như sau: 1) Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch Mức thu phí đối với việc công chứng các hợp đồng, giao dịch sau đây được tính như sau: + Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Tính trên giá trị quyền sử dụng đất. + Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất: Tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất. + Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản khác: Tính trên giá trị tài sản. + Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản: Tính trên giá trị di sản. + Công chứng hợp đồng vay tiền: Tính trên giá trị khoản vay. + Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản: Tính trên giá trị tài sản; trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay. + Công chứng hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh: Tính trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch. TT Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch Mức thu (đồng/trường hợp) 1 Dưới 50 triệu đồng 50 nghìn 2 Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng 100 nghìn 3 Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch 4 Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng 5 Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng 6 Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng 7 Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng. 8 Trên 100 tỷ đồng 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp). Mức thu phí đối với việc công chứng hợp đồng thuê quyền sử dụng đất; thuê nhà ở; thuê, thuê lại tài sản: TT Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch (tổng số tiền thuê) Mức thu (đồng/trường hợp) 1 Dưới 50 triệu đồng 40 nghìn 2 Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng 80 nghìn 3 Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng 0,08% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch 4 Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng 800 nghìn đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng 5 Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng 02 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng 6 Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 03 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng 7 Từ trên 10 tỷ đồng 05 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng (mức thu tối đa là 8 triệu đồng/trường hợp) Mức thu phí đối với việc công chứng hợp đồng mua bán tài sản đấu giá (tính trên giá trị tài sản bán được) được tính như sau: TT Giá trị tài sản Mức thu (đồng/trường hợp) 1 Dưới 5 tỷ đồng 90 nghìn 2 Từ 5 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 270 nghìn 3 Trên 20 tỷ đồng 450 nghìn Đối với các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất, tài sản có giá quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Thì giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng được xác định theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng, giao dịch đó; trường hợp giá đất, giá tài sản do các bên thoả thuận thấp hơn mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định áp dụng tại thời điểm công chứng thì giá trị tính phí công chứng tính như sau: Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng = Diện tích đất, số lượng tài sản ghi trong hợp đồng, giao dịch (x) Giá đất, giá tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. 2) Mức phí đối với việc công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch: TT Loại việc Mức thu (đồng/trường hợp) 1 Công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp 40 nghìn 2 Công chứng hợp đồng bảo lãnh 100 nghìn 3 Công chứng hợp đồng ủy quyền 50 nghìn 4 Công chứng giấy ủy quyền 20 nghìn 5 Công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch (Trường hợp sửa đổi, bổ sung tăng giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch thì áp dụng mức thu tương ứng với phần tăng tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC) 40 nghìn 6 Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch 25 nghìn 7 Công chứng di chúc 50 nghìn 8 Công chứng văn bản từ chối nhận di sản 20 nghìn 9 Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác 40 nghìn 3) Mức thu phí nhận lưu giữ di chúc: 100 nghìn đồng/trường hợp. 4) Mức thu phí cấp bản sao văn bản công chứng: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ ba (3) trở lên thì mỗi trang thu 03 nghìn đồng nhưng tối đa không quá 100 nghìn đồng/bản. 5) Phí công chứng bản dịch: 10 nghìn đồng/trang với bản dịch thứ nhất. Trường hợp người yêu cầu công chứng cần nhiều bản dịch thì từ bản dịch thứ 2 trở lên thu 05 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ 2; từ trang thứ 3 trở lên thu 03 nghìn đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản. 6) Phí chứng thực bản sao từ bản chính: 02 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai; từ trang thứ ba trở lên thu 01 nghìn đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản. 7) Phí chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản: 10 nghìn đồng/trường hợp (trường hợp hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản). Khi công chứng có cần trả thêm phí nào khác ngoài phí công chứng không? Theo Điều 32 Luật Công chứng 2014 sửa đổi bởi Điểm b Khoản 9 Điều 73 Luật Giá 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định về quyền của tổ chức hành nghề công chứng có quyền thu phí công chứng, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng, chi phí khác. Trong đó: Phí công chứng được quy định tại Điều 66 Luật Công chứng 2014: Phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng. Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng. Giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng được quy định tại Điều 67 Luật Công chứng 2014 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 9 Điều 73 Luật Giá 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024): Người yêu cầu công chứng phải trả giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng. Chi phí khác được quy định tại Điều 68 Luật Công chứng 2014: Trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng thì người yêu cầu công chứng phải trả chi phí để thực hiện việc đó. Mức chi phí do người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng thỏa thuận. Tổ chức hành nghề công chứng không được thu chi phí cao hơn mức chi phí đã thỏa thuận. Như vậy, kể từ ngày 01/7/2024, ngoài phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng thì tổ chức công chứng còn có quyền thu thêm giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng (theo quy định hiện hành là thù lao công chứng), chi phí khác theo quy định pháp luật. Xem thêm: Luật Giá 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024
Mẫu sơ yếu lý lịch đi làm năm 2024? NLĐ nghỉ việc có thể lấy lại sơ yếu lý lịch không?
Năm 2024 người lao động sẽ sử dụng mẫu sơ yếu lý lịch đi làm nào? Nếu người lao động nghỉ việc thì có thể lấy lại sơ yếu lý lịch không? Khi làm sơ yếu lý lịch thì công chứng, chứng thực ở đâu? Mẫu sơ yếu lý lịch đi làm mới nhất năm 2024 Sơ yếu lý lịch hay lý lịch trích ngang là giấy tờ kê khai nhân thân bao gồm các thông tin cá nhân, gia đình và tiểu sử của người khai. Đây là giấy tờ cần thiết trong hồ sơ xin việc, hồ sơ nhập học, hồ sơ xin xuất nhập cảnh... Về mặt pháp lý, sơ yếu lý lịch này có vai trò chứng minh tính hợp pháp của một công dân. Về mặt tuyển dụng, sơ yếu lý lịch sẽ giúp người sử dụng lao động biết được nhân thân của người lao động mà mình có ý định tuyển vào làm việc. Hiện nay, pháp luật không có quy định mẫu sơ yếu lý lịch bắt buộc. Người lao động có thể tham khảo mẫu sơ yếu lý lịch mới và đầy đủ nhất sau đây: Tải về mẫu sơ yếu lý lịch đi làm năm 2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/16/so-yeu-ly-lich.doc Sơ yếu lý lịch cần được trình bày một cách rõ ràng, đầy đủ, chính xác và trung thực theo mẫu sơ yếu lý lịch. Điều này sẽ giúp sơ yếu lý lịch của người lao động thuận tiện hơn trong quá trình chứng thực cũng như tạo ấn tượng tốt cho người lao động. NLĐ nghỉ việc có thể lấy lại sơ yếu lý lịch không? Theo Khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động 2019 quy định khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây: - Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động; - Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả. Theo đó, người lao động nghỉ việc thì người sử dụng phải trả lại bản chính các loại giấy tờ mà người lao động đã nộp, trong đó có hồ sơ xin việc. Tuy nhiên, chỉ trả lại bản chính, các loại giấy tờ là bản sao thì người sử dụng được quyền giữ lại. Đồng thời, nếu có nhu cầu thì người lao động có thể yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc để phục vụ cho quá trình làm việc sau này tại công ty mới. Như vậy, người lao động có thể lấy lại sơ yếu lý lịch vì nó là bản chính. Công chứng, chứng thực sơ yếu lý lịch ở đâu? Theo quy định hiện hành, việc công chứng, chứng thực sơ yếu lý lịch xin việc là không bắt buộc. Tuy nhiên, trên thực tế, việc chứng thực sơ yếu lý lịch có thể giúp tăng giá trị pháp lý của giấy tờ này, đặc biệt là khi sơ yếu lý lịch được sử dụng để làm thủ tục xin việc. Sơ yếu lý lịch là công chứng hay chứng thực? - Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định như sau: Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận: + Tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), + Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) Mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. - Theo Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP quy định đối với tờ khai lý lịch cá nhân sẽ thực hiện việc chứng thực chữ ký. Theo đó, sơ yếu lý lịch sẽ không thực hiện việc công chứng mà sẽ thực hiện theo thủ tục chứng thực chữ ký. Sơ yếu lý lịch chứng thực ở đâu? Căn cứ Điều 10 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về địa điểm chứng thực như sau: - Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ trường hợp chứng thực di chúc, chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký mà người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác. - Khi thực hiện chứng thực phải ghi rõ địa điểm chứng thực; trường hợp chứng thực ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực. - Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải bố trí người tiếp nhận yêu cầu chứng thực các ngày làm việc trong tuần; phải niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian giải quyết và lệ phí, chi phí chứng thực tại trụ sở của cơ quan, tổ chức. Theo đó, người lao động có thể đi chứng thực sơ yếu lý lịch xin việc tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như: - Uỷ ban nhân dân cấp xã; - Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng; - Phòng tư pháp cấp huyện. Đồng thời, theo Khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP người làm sơ yếu lý lịch có thể đến các cơ quan, tổ chức này ở bất kỳ địa phương nào để chứng thực mà không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu. Xem thêm: Người nào sẽ dùng sơ yếu lý lịch Mẫu 2C/TCTW-98 và cách điền mới nhất
Hợp đồng cho thuê mặt bằng có bắt buộc phải được công chứng, chứng thực không?
Hợp đồng cho thuê mặt bằng có bắt buộc phải được công chứng, chứng thực không? Hợp đồng cho thuê mặt bằng của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có cần phải đăng ký không? Hợp đồng cho thuê mặt bằng có bắt buộc phải được công chứng, chứng thực không? Căn cứ Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định vê việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất thì đối với hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên. Căn cứ Điều 122 Luật nhà ở 2014 quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở thì: - Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng. - Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng. Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở. Căn cứ Điều 17 Luật kinh doanh bất động sản 2014 quy định về hợp đồng kinh doanh bất động sản, trong đó có đề cập như sau: Hợp đồng kinh doanh bất động sản phải được lập thành văn bản. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng do các bên thỏa thuận, trừ hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật kinh doanh bất động sản 2014 thì phải công chứng hoặc chứng thực. Như vậy, theo các quy định trên thì hợp đồng cho thuê mặt bằng không bắt buộc phải được công chứng, chứng thực. Hợp đồng cho thuê mặt bằng của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có cần phải đăng ký không? Căn cứ Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu ban hành kèm theo Quyết định 02/2012/QĐ-TTg được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 35/2015/QĐ-TTg thì các hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng mẫu gồm: - Cung cấp điện sinh hoạt; - Cung cấp nước sinh hoạt; - Truyền hình trả tiền; - Dịch vụ điện thoại cố định mặt đất; - Dịch vụ thông tin di động mặt đất (hình thức thanh toán: trả sau); - Dịch vụ thông tin di động mặt đất (hình thức thanh toán: trả trước); - Dịch vụ truy nhập internet; - Vận chuyển hành khách đường hàng không; - Vận chuyển hành khách đường sắt; - Mua bán căn hộ chung cư, các dịch vụ sinh hoạt do đơn vị quản lý khu chung cư cung cấp. => Hiện chỉ có các hợp đồng trên mới phải đăng ký mẫu hợp đồng. Hợp đồng cho thuê mặt bằng không thuộc các trường hợp trên nên không cần phải đăng ký hợp đồng mẫu. Hi vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn!
Hướng dẫn thủ tục chứng thực di chúc tại uỷ bạn nhân dân xã
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Đồng thời, di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Vậy, thủ tục chứng thực di chúc tại ủy ban nhân dân cấp xã như thế nào? Di chúc phải đảm bảo được những nội dung chính nào? Di chúc là văn bản thể hiện ý chí của người có tài sản mong muốn chia tài sản này cho những người thừa kế khi người sở hữu tài sản mất đi. Do liên quan đến tài sản nên phần Di chúc đã được pháp luật quy định rất rõ ràng trong Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn liên quan. Di chúc phải đảm bảo được những nội dung sau: Căn cứ Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung di chúc. Theo đó, nội dung của một bản di chúc phải bao gồm các nội dung chính như: – Ngày, tháng, năm lập di chúc; – Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; – Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; – Di sản để lại và nơi có di sản. Thủ tục lập di chúc tại Ủy ban nhân dân cấp xã Người sở hữu tài sản có thể ra trực tiếp Ủy ban nhân dân xã để lập di chúc trước sự chứng kiến của những người có thẩm quyền tại Ủy ban nhân dân. Về việc lập di chúc tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì thực hiện như sau: Căn cứ Điều 636 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã Việc lập di chúc tại Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây: - Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc. - Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng. Từ quy định pháp luật nêu trên thì việc lập di chúc tại Ủy ban nhân dân xã được thực hiện theo thủ tục sau đây: Bước 1: Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chức tư pháp – hộ tịch. Bước 2: Công chức tư pháp hộ tịch phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Bước 3: Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Bước 4: Công chức tư pháp hộ tịch ký vào bản di chúc. Hướng dẫn thủ tục chứng thực di chúc tại ubnd xã Chứng thực di chúc là hoạt động cơ quan có thẩm quyền chứng thực di chúc giúp nâng cao giá trị pháp lý của di chúc. Khi thực hiện thủ tục chứng thực di chúc tại ubnd xã thì người có nhu cầu chứng thực di chúc có thể tham khảo và thực hiện theo các bước sau đây của Luật sư X: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Thành phần hồ sơ: - Phiếu yêu cầu chứng thực theo mẫu quy định; - Dự thảo di chúc (nếu có); - Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đối với tài sản nếu di sản là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. (Trong trường hợp tính mạng bị cái chết đe doạ do bệnh tật hoặc nguyên nhân khác mà người lập di chúc không thể đến trụ sở của UBND phường, xã, việc chứng thực được thực hiện tại chỗ ở hoặc nơi có mặt của người lập di chúc, thì không nhất thiết phải xuất trình Giấy tờ chứng minh yếu tố quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản đối với tài sản đó.) - Sổ hộ khẩu gia đình (Trongtrường hợp không có Sổ hộ khẩu gia đình thì Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn hoặc Giấy xác nhận cư trú của cơ quan Công an được coi là giấy tờ hợp lệ thay thế Sổ hộ khẩu gia đình) (nếu có). - Bản sao CMND/Hộ chiếu hoặccác giấy tờ tùy thân khác của người lập di chúc. - Các giấy tờ liên quan khác theo quy định của pháp luật (nếu có). Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) Bước 2: Nộp hồ sơ Người có yêu cầu chứng thực nộp hồ sơ tại Bộ phận giao dịch “Một cửa” của UBND cấp xã. Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ – Cán bộ Tư pháp – Hộ tịch kiểm tra hồ sơ yêu cầu chứng thực nếu hồ sơ hợp lệ thì tiếp nhận ghi vào Sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký chứng thực; – Người có yêu cầu chứng thực di chúc nộp lệ phí và nhận kết quả.
Trường hợp nào nên lập vi bằng? Phân biệt lập vi bằng với công chứng, chứng thực
Lập vi bằng, công chứng và chứng thực là các cụm từ khá quen thuộc đối với đời sống, tuy nhiên không dễ dàng để ai cũng có thể biết rõ quy định và ứng dụng chúng theo đúng quy định pháp luật. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Vi bằng là gì? Theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, theo đó “Vi bằng” được giải thích như sau: Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này. Lập vi bằng là việc được thực hiện theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Giá trị pháp lý của vi bằng như thế nào? - Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. - Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Những trường hợp nào nên lập vi bằng? Theo khuyến nghị của Bộ Tư pháp, những trường hợp sau là cần thiết để lập vi bằng: - Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình; - Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê nhà; Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà. - Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm; - Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật; - Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế; - Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại; - Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng; - Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh; - Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông; - Xác nhận mức độ ô nhiễm; - Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình; - Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu; - Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống… - Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp; - Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra; - Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện; - Xác nhận các sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật. Phân biệt lập vi bằng, công chứng, chứng thực Tiêu chí so sánh Công chứng Chứng thực Lập vi bằng Khái niệm Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Chứng thực là việc cấp bản sao từ bản gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Là một trong các hoạt động của thừa phát lại, nhằm ghi nhận sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Trường hợp thực hiện Các trường hợp bắt buộc công chứng, chứng thực: - Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, trừ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà tình thương, nhà tình nghĩa. - Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân. - Các trường hợp mà pháp luật không quy định phải bắt buộc công chứng nhưng cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu. - Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải chứng thực. - Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật không quy định phải chứng thực nhưng cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu chứng thực. - Lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp quy định tại Điều 4 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP; các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự; các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. - Lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại. Phạm vi thực hiện Chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản. Người yêu cầu chứng thực có quyền yêu cầu chứng thực tại bất kỳ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nào thuận tiện nhất, trừ trường hợp việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà. Không được lập vi bằng liên quan đến đất đai, nhà ở không có giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng. Giá trị pháp lý - Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. - Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. - Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. - Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. - Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Chữ ký được chứng thực theo quy định có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. - Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. - Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. - Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. - Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp. Phạm vi trách nhiệm của cơ quan/ tổ chức/ người có thẩm quyền thực hiện Công chứng viên phải chịu trách nhiệm về việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch: thời gian, địa điểm; tư cách chủ thể của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; tình trạng pháp lý của tài sản được giao dịch; nội dung thỏa thuận của các bên. Người chứng thực chịu trách nhiệm về: - Tính chính xác của bản sao đúng với bản chính. - Tính xác thực về chữ ký của người yêu cầu chứng thực trong giấy tờ, văn bản. - Thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện. Vi bằng không có giá trị như công chứng, chứng thực; không xác thực nội dung thỏa thuận, không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ các bên. Cơ quan thực hiện Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Cụ thể do công chứng viên thực hiện (được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm) Cơ quan nhà nước như phòng tư pháp, UBND cấp xã; cơ quan đại diện ngoại giao. Cụ thể do: - Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; - Công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng; - Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Văn phòng Thừa phát lại, cụ thể do Thừa phát lại thực hiện hoặc do Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại thực hiện. Chi phí thực hiện - Phí công chứng: dựa theo giá trị hợp đồng/ giao dịch hoặc dựa theo mức quy định chung của Nhà nước. - Thù lao công chứng: trong trường hợp yêu cầu công chứng viên thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng. - Các phí khác: trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Phí chứng thực được thu theo quy định gồm 3 loại: - Phí chứng thực bản sao từ bản chính: 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. - Phí chứng thực chữ ký: 10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản. - Phí chứng thực hợp đồng, giao dịch: 50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch, trường hợp sửa đổi bổ sung thì 30.000 đồng, trường hợp sửa lỗi sai trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực thì 25.000 đồng. - Chi phí lập vi bằng do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc. - Có thể thỏa thuận thêm về các khoản chi phí thực tế phát sinh gồm: chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin nếu có; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác nếu có.
Hướng dẫn quy trình chứng thực bản sao điện tử từ bản chính
1. Cách thức người dân, doanh nghiệp đăng ký dịch vụ chứng thực bản sao điện tử a. Cách thức thực hiện Người dân, doanh nghiệp truy cập vào cổng DVCQG, chọn menu “Dịch vụ công nổi bật”, tại địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn/ như sau: Người dân, doanh nghiệp (ND/DN) chọn thủ tục: “Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận”, hệ thống hiển thị màn hình hướng dẫn thông tin thủ tục hành chính như sau: Tại màn hình hướng dẫn thông tin thủ tục hành chính, ND/DN chọn UBND cấp xã hoặc Phòng Tư pháp cấp huyện để đăng ký đặt lịch hẹn chứng thực, sau đó bấm nút [Đồng ý], như sau: (với 2 đơn vị là Tổ chức hành nghề công chứng và Cơ quan đại diện sẽ được triển khai ở giai đoạn sau). Sau khi chọn cơ quan chứng thực, hệ thống hiển thị màn hình đặt lịch hẹn như sau: ND/DN chọn loại giấy tờ cần chứng thực, chọn ngày hẹn, giờ hẹn (những ngày, giờ hẹn nào đã đủ lượt đặt lịch hẹn, hệ thống tự động ẩn đi): Sau khi chọn loại giấy tờ và chọn ngày giờ hẹn, ND/DN bấm nút [Đặt lịch hẹn], hệ thống hiển thị thông báo thành công và mã lịch hẹn: Đồng thời hệ thống gửi sms tới số điện thoại của ND/DN thông báo mã lịch hẹn và thời gian hẹn.Trong trường hợp cán bộ tư pháp hẹn lại vào thời điểm khác, hệ thống sẽ gửi sms tới số điện thoại của ND/DN thông báo thời gian hẹn lại, đồng thời notify tới tài khoản DVCQG của ND/DN. ND/DN đến cơ quan đã đăng ký chứng thực theo lịch hẹn, mang bản chính giấy tờ cần chứng thực, nộp lệ phí chứng thực. b. Nhận kết quả chứng thực bản sao điện tử Trường hợp ND/DN có tài khoản cổng DVCQG và đăng ký chứng thực bằng hình thức đặt lịch hẹn hoặc khi tới cơ quan tư pháp, ND/DN thông báo với cán bộ tư pháp có tài khoản DVCQG và cung cấp CMND/CCCD hoặc MST (với doanh nghiệp), khi đó sau khi cơ quan tư pháp hoàn tất việc cấp bản chứng thực điện tử, thì hồ sơ sẽ được gửi về tài khoản DVCQG của ND/DN như sau: Để xem file kết quả, ND/DN bấm nút [Xem giấy tờ] trên hồ sơ, hệ thống hiển thị màn hình như sau: ND/DN bấm nút [Xem chi tiết], hệ thống hiển thị file CTĐT: Trường hợp ND/DN không có tài khoản DVCQG, khi tới cơ quan tư pháp, cán bộ tư pháp sẽ yêu cầu cung cấp email. Khi đó sau khi cơ quan tư pháp hoàn tất việc cấp bản chứng thực điện tử, thì file CTĐT sẽ được gửi về email mà ND/DN đã cung cấp. 2. Cách thức Công chức tư pháp, lãnh đạo, văn thư thuộc UBND cấp xã, Phòng Tư pháp xử lý hồ sơ yêu cầu chứng thực bản sao điện tử Cán bộ được phân quyền thực hiện truy cập địa chỉ https://quantri.dichvucong.gov.vn/ và thực hiện đăng nhập bằng tài khoản vnconnect (Lưu ý: tài khoản đã được phân quyền tương ứng với từng vai trò xử lý) a. Công chức Tư pháp Công chức tư pháp sau khi truy cập hệ thống, đăng nhập thành công, căn cứ vào cách thức người dân, doanh nghiệp thực hiện đăng ký chứng thực điện tử bằng hình thức đặt lịch hẹn hay đến trực tiếp mà Công chức tư pháp cũng có 2 hình thức xử lý cho người dân, doanh nghiệp. - Xử lý không qua lịch hẹn Cán bộ tư pháp chọn menu [Thêm mới bản sao từ bản chính], hệ thống hiển thị màn hình như sau: Lúc này, tại cơ quan tư pháp, cán bộ tư pháp hỏi người dân, doanh nghiệp có tài khoản cổng DVCQG hay không, trường hợp người dân, doanh nghiệp có tài khoản cổng DVCQG thì yêu cầu ND/DN cung cấp CMND/CCCD hoặc MST. Cán bộ tư pháp nhập CMND/CCCD hoặc MST để thực hiện tìm kiếm tài khoản như sau: Trường hợp người dân không có tài khoản DVCQG thì cán bộ Tư pháp check radio box “Đối tượng không có tài khoản DVCQG”, sau đó nhập email của người dân như sau: Sau đó cán bộ tư pháp đính kèm bản scan của bản gốc, file đính kèm bắt buộc định dạng .pdf và dung lượng - Xử lý lịch hẹn Trường hợp người dân đã đặt lịch hẹn trên cổng DVCQG, cán bộ tư pháp chọn menu [Lịch hẹn chờ duyệt], hệ thống hiển thị màn hình như sau: Xử lý lịch hẹn Hệ thống hiển thị toàn bộ các lịch hẹn của đơn vị mà người dân, doanh nghiệp đã hẹn, cán bộ tư pháp chọn 1 lịch hẹn để xử lý, bấm nút [Xử lý], hệ thống hiển thị màn hình như sau: Trên giao diện hiển thị thông tin của người dân, doanh nghiệp đăng ký chứng thực, loại giấy tờ cần chứng thực, cán bộ tư pháp cần scan bản giấy của giấy tờ (người dân mang bản giấy tới), sau đó đính kèm lên trên hệ thống, file đính kèm bắt buộc định dạng .pdf và dung lượng Dời lịch hẹn Trong trường hợp lịch hẹn của người dân, doanh nghiệp trùng lịch với lịch của cơ quan hoặc cán bộ bận việc đột xuất, hệ thống cung cấp chức năng cho cán bộ tư pháp dời lịch hẹn. Để dời lịch hẹn, cán bộ bấm nút “Dời lịch hẹn” của lịch hẹn cần dời, hệ thống hiển thị màn hình như sau: Cán bộ tư pháp chọn lại giờ hẹn, nhập lý do hẹn, bấm nút [Đặt lại lịch hẹn]. Sau khi đặt lại lịch hẹn thành công, hệ thống sẽ gửi sms tới số điện thoại của người dân, doanh nghiệp, đồng thời gửi notify tới tài khoản cổng DVCQG của người dân, doanh nghiệp. - Xử lý hồ sơ bị từ chối Hồ sơ bị từ chối là các hồ sơ do lãnh đạo đơn vị trả về, có 2 cách xử lý: Cách 1: hủy hồ sơ, hủy bỏ hoàn toàn hồ sơ, dừng xử lý Cách 2: Xử lý tiếp, cán bộ bấm nút “Xử lý tiếp” => cán bộ tư pháp có thể chỉnh sửa các thông tin như file scan… để trình ký lại lãnh đạo. b. Lãnh đạo ký bản sao Lãnh đạo sau khi truy cập thành công hệ thống, sẽ hiển thị màn hình danh sách các bản sao chờ ký như sau: Lãnh đạo bấm nút [Xử lý], hệ thống hiển thị màn hình như sau: Chú ý: để ký số được thì máy tính của lãnh đạo phải được cài công cụ plugin ký số. Lãnh đạo bấm nút [Ký số], khi đó hệ thống gọi đến plugin để ký số như sau: Lãnh đạo bấm nút [Ok] trên plugin để thực hiện ký, sau khi ký plugin hiển thị file đã có chữ ký và lời chứng như sau: Hệ thống mặc định thêm trang trắng để hiển thị chữ ký và lời chứng, tuy nhiên trong trường hợp muốn căn chỉnh vị trí thì click vào hình ảnh chữ ký để kéo thả vị trí theo ý muốn. Bấm nút [Áp dụng] trên plugin để hoàn tất việc ký, hệ thống sẽ hiển thị file đã ký như sau: Lãnh đạo bấm nút [Chuyển cấp số và đóng dấu] để chuyển tới văn thư đóng dấu c. Văn thư đóng dấu bản sao - Quản lý sổ chứng thực Văn thư sau khi đăng nhập thành công, chọn menu [Quản lý sổ chứng thực], hệ thống hiển thị màn hình như sau: Tại màn hình quản lý sổ chứng thực, văn thư có thể thực hiện các chức năng: Thêm mới sổ chứng thực Văn thư bấm nút [Thêm mới], hệ thống hiển thị màn hình như sau: Văn thư nhập các thông tin: Tên sổ chứng thực Số bắt đầu sổ: chỉ nhập số Ngày mở sổ Ngày đóng sổ Bấm nút [Lưu] để hoàn tất việc thêm mới sổ Chỉnh sửa sổ Để chỉnh sửa sổ, văn thư bấm icon [chỉnh sửa] trên danh sách, hệ thống hiển thị màn hình sau: Văn thư chỉnh sửa các thông tin và bấm nút [Lưu] để hoàn thành việc chỉnh sửa Xóa sổ Sổ chỉ được xóa khi sổ còn trống, sổ đã được cấp sổ không thể thực hiện xóa, để xóa sổ người dùng bấm nút [Xóa] để thực hiện xóa sổ View thông tin sổ Văn thư bấm nút view thông tin sổ trên danh sách sổ, hệ thống hiển thị màn hình như sau: Hệ thống hiển thị thông tin sổ và danh sách hồ sơ chứng thực được cấp trong sổ. Xuất báo cáo Văn thư bấm nút xuất báo cáo dữ liệu của sổ, hệ thống xuất báo cáo ra file excel như sau: - Cấp số và đóng dấu bản chứng thực điện tử Văn thư chọn menu [Bản sao chờ đóng dấu], hệ thống hiển thị danh sách các bản sao chờ đóng dấu như sau: Văn thư bấm nút [Xử lý] của một hồ sơ trên danh sách, hệ thống hiển thị như sau: Văn thư chọn sổ chứng thực, hệ thống tự động sinh số theo sổ chứng thực. Sau đó, văn thư bấm nút [Đóng dấu] để thực hiện đóng dấu cho bản sao, hệ thống gọi tới plugin để đóng dấu. Chú ý: để đóng dấu được thì máy tính của văn thư phải được cài công cụ plugin ký số. Văn thư chọn chứng thư số để đóng dấu, hệ thống hiển thị màn hình như sau: Văn thư bấm nút [Áp dụng] trên plugin để hoàn thành việc đóng dấu, khi đó hệ thống hiển thị bản đã đóng dấu như sau: Văn thư bấm nút [Hoàn thành và chuyển bản CTĐT tới người dân/doanh nghiệp], khi đó bản CTĐT sẽ được chuyển tới tài khoản DVCQG của ND/DN hoặc chuyển tới email trong trường hợp ND/DN không có tài khoản DVCQG./. Nguồn: https://pbgdpl.tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/huong-dan-quy-trinh-chung-thuc-ban-sao-ien-tu-tu-ban-chinh/30612569
Mua bán xe cũ bằng giấy viết tay có cần công chứng, chứng thực không?
Hiện nay, nhiều người thắc mắc việc mua bán xe cũ bằng giấy viết tay thì có cần công chứng hay không? Bởi lẽ, xe cũ bán lại không nhiều tiền nhưng phải đi công chứng thì lại tốn thời gian và tiền bạc hơn. Vậy nếu không có công chứng thì việc mua bán xe bằng giấy viết tay có hợp pháp hay không? Giấy mua bán xe viết tay là gì? Giấy mua bán xe viết tay được hiểu là việc chuyển quyền sở hữu xe bằng giấy tờ không có công chứng hoặc chứng thực. Cụ thể, giữa các bên giao dịch sau khi thống nhất trên cơ sở tự nguyện mua bán, sẽ lập nên một giấy viết tay được xem như là một hợp đồng mua bán. Trên giấy mua bán xe này có đầy đủ chữ ký của các bên, tuy nhiên không được công chứng, chứng thực. Theo đó, một bản hợp đồng được viết theo hình thức là giấy mua bán xe viết tay sẽ không có được sự công nhận của nhà nước và pháp luật mà chỉ có sự thỏa thuận của các bên với nhau dành cho hoạt động mua bán này. Xem bài viết liên quan: Giấy mua bán đất viết tay có giá trị pháp lý không? Sở hữu 02 xe trở lên thì biển số xe định danh sẽ được cấp như thế nào? Từ 15/8/2023, biển số xe định danh sẽ giải quyết thế nào khi chuyển quyền sở hữu xe? Giấy mua bán đất viết tay có giá trị pháp lý không? Giấy mua bán xe viết tay không có công chứng, chứng thực có hiệu lực không? Căn cứ Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự. - Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. - Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 58/2020/TT-BCA (có hiệu lực đến hết ngày 14/8/2023), khi đi đăng ký xe, giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe gồm một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe, gồm một trong các giấy tờ sau đây: - Hoá đơn, chứng từ tài chính (biên lai, phiếu thu) hoặc giấy tờ mua bán, cho, tặng xe (quyết định, hợp đồng, văn bản thừa kế) theo quy định của pháp luật; - Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân có xác nhận công chứng hoặc chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác đối với lực lượng vũ trang và người nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác. Xem thêm thủ tục đăng ký sang tên xe từ 15/8/2023: Thông tư 24/2023/TT-BCA: Thủ tục đăng ký sang tên xe được áp dụng từ 15/8/2023 Như vậy, khi mua bán xe bằng giấy viết tay cần có xác nhận công chứng của Văn phòng/Phòng công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã… Trường hợp nào giấy mua bán xe viết tay có hiệu lực mà không phải công chứng, chứng thực? Căn cứ tại khoản 2 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Như vậy, hợp đồng chuyển quyền sở hữu xe được công chứng hoặc chứng thực mới có hiệu lực pháp luật. Nếu giấy mua bán không được công chứng, chứng thực thì bị vô hiệu do không tuân thủ về mặt hình thức. Tuy nhiên, trừ 02 trường hợp sau đây căn cứ tại Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây: - Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó; - Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực. Như vậy, giấy mua bán xe viết tay không có công chứng, chứng thực sẽ bị vô hiệu vì không bảo đảm về mặt hình thức. Tuy nhiên, nếu đã thực hiện ít nhất ⅔ nghĩa vụ trong giao dịch thì người dân có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng mà không cần thực hiện việc công chứng, chứng thực. Xem bài viết liên quan: Giấy mua bán đất viết tay có giá trị pháp lý không? Sở hữu 02 xe trở lên thì biển số xe định danh sẽ được cấp như thế nào? Từ 15/8/2023, biển số xe định danh sẽ giải quyết thế nào khi chuyển quyền sở hữu xe? Thông tư 24/2023/TT-BCA: Thủ tục đăng ký sang tên xe được áp dụng từ 15/8/2023 Giấy mua bán xe viết tay không có công chứng, chứng thực có hiệu lực không?
Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện chức năng gì?
Để người dân hiểu rõ hơn về Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, thì một câu hỏi đặt ra là Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện chức năng gì? Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện chức năng gì? Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 26/QĐ-BTTTT năm 2023, có quy định về chức năng như sau: Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có chức năng quản lý, khai thác hạ tầng phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và xác thực điện tử, dịch vụ cấp dấu thời gian và các dịch vụ khác về giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật; là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia (Root Certification Authority). Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện chức năng gì? (Hình từ Internet) Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia có nhiệm vụ gì trong công tác phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông? Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 26/QĐ-BTTTT năm 2023, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau: - Nghiên cứu, đề xuất, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, đề án về giao dịch điện tử; - Thẩm tra hồ sơ cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, tạm đình chỉ, thu hồi giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và xác thực điện tử, dịch vụ cấp dấu thời gian và các dịch vụ khác theo quy định pháp luật giao dịch điện tử; cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng, giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng, giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chữ ký điện tử dùng riêng, giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài, giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; - Tổ chức nghiên cứu, xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thử nghiệm, kiểm tra, đánh giá, hiệu chuẩn và đo kiểm tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ chuyên ngành liên quan đến chữ ký điện tử, chữ ký số, dấu thời gian và các dịch vụ khác theo quy định pháp luật giao dịch điện tử phục vụ công tác quản lý nhà nước về giao dịch điện tử; - Nghiên cứu, đề xuất, triển khai các chính sách, giải pháp liên thông, xác thực chéo về chữ ký số và xác thực điện tử; - Tham gia xây dựng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về chữ ký điện tử, chữ ký số, dịch vụ chứng thực chữ ký số và xác thực điện tử, dịch vụ cấp dấu thời gian và các dịch vụ khác theo quy định pháp luật giao dịch điện tử, tài khoản giao dịch điện tử; - Phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dịch vụ chứng thực chữ ký số và xác thực điện tử, dịch vụ cấp dấu thời gian và các dịch vụ khác theo quy định pháp luật giao dịch điện tử; - Thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu và công bố thông tin, chất lượng dịch vụ về chữ ký điện tử và xác thực điện tử, chữ ký số, dịch vụ chứng thực chữ ký số, dịch vụ cấp dấu thời gian và các dịch vụ khác theo quy định pháp luật giao dịch điện tử; - Quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, tổ chức cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian và tổ chức cung cấp dịch vụ khác theo quy định pháp luật giao dịch điện tử, tổ chức cung cấp và sử dụng chữ ký điện tử dùng riêng liên quan đến giao dịch điện tử thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng. Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia có những đơn vị chức năng? Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 3 Quyết định 26/QĐ-BTTTT năm 2023, có các đơn vị chức năng như sau: - Phòng Hành chính - Tổng hợp. - Phòng Kế hoạch - Tài chính. - Phòng Hạ tầng và phát triển dịch vụ. - Phòng Nghiên cứu, Kiểm thử. - Phòng Thẩm tra và Chính sách. - Phòng Thông tin và Hợp tác quốc tế.
Đến Văn phòng công chứng để chứng thực hợp đồng bất động sản được không?
Hiện nay, khi thực hiện các giao dịch mua bán nhà đất, chuyển nhượng, thừa kế hay thế chấp thì phải thực hiện chứng thực hợp đồng nhằm đảm bảo hợp đồng, giấy tờ đúng về mặt hình thức. Vậy đối với hợp đồng bất động sản có được đến Văn phòng công chứng để chứng thực? 1. Phạm vi chứng thực hợp đồng BĐS của Văn phòng công chứng Căn cứ Điều 42 Luật Công chứng 2014 quy định phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản của Văn phòng công chứng như sau: Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở. Trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản. 2. Thẩm quyền chứng thực hợp đồng BĐS của Văn phòng công chứng Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực hợp đồng, giấy tờ có liên quan đến bất động sản của Văn phòng công chứng. Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng) đối với các việc sau: - Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận. - Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch. Lưu ý: Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại UBND cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại UBND cấp xã nơi có nhà. 3. Thủ tục chứng thực hợp đồng BĐS tại Văn phòng công chứng Người thực hiện chứng thực hợp đồng bất động sản thực hiện thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch được quy định tại Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau: - Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây: + Dự thảo hợp đồng, giao dịch. + Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực. + Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng. Lưu ý: Bản sao các loại giấy tờ nêu trên được xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. - Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu hồ sơ đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng, giao dịch tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực. - Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. - Người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực, nếu nghi ngờ chữ ký trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người đó ký trước mặt. - Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. - Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch. - Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng tương ứng với từng loại hợp đồng, giao dịch theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. - Đối với hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực. - Số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của hợp đồng, giao dịch. Trường hợp hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai. - Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang hợp đồng với tư cách là người phiên dịch. Như vậy, người dân có thể đến Văn phòng công chứng thực hiện việc chứng thực hợp đồng, giấy tờ có liên quan đến bất động sản ngoại trừ công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.
Lập vi bằng khi mua nhà, đất giá trị pháp lý ra sao?
Khi nhắc đến vi bằng chắc hẳn không thể nói đến Thừa phát lại vì đây là một ngành nghề ghi nhận lại sự kiện pháp lý diễn ra trong quá trình giao dịch hợp đồng. Đặc biệt trong quá trình giao kết hợp đồng mua nhà, đất thường nhiều trường hợp sẽ thực hiện lập vi bằng thay vì công chứng, vậy giá trị pháp lý của vi bằng được quy định ra sao? Vi bằng là gì? Căn cứ khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Qua đó, có thể thấy vi bằng chỉ là văn bản ghi nhận sự kiện đó được hiện là có thật và có người chứng nhận giao dịch đó có diễn ra. Giá trị pháp lý của vi bằng khi giao dịch bất động sản Đây là vấn đề mà nhiều người vẫn hay nhầm lẫn rằng vi bằng có thể thay thế văn bản công chứng, chứng thực tại Văn phòng công chứng cũng như một số văn bản hành chính khác. Nhất là vấn đề liên quan đến đất đai, thì theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 đối với hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này. Đồng thời, vi bằng được xem là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập. Tại sao không nên mua bất động sản chỉ có vi bằng? Như đã phân tích như trên tại sao nhiều người vẫn lập vi bằng thay cho văn bản công chứng trong khi lại không có giá trị pháp lý bằng. Việc này cũng xuất phát từ một số trường hợp bất động sản không có giấy tờ hợp pháp nên không thể thực hiện công chứng hợp đồng mà chỉ có thể lập được vi bằng. Theo đó, tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP nghiêm cấm các trường hợp sau đây không được lập vi bằng: (1) Các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP. (2) Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực cấm; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự. (3) Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015; trái đạo đức xã hội. (4) Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính. (5) Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. (6) Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng. (7) Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ. (8) Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. (9) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, trường hợp lập vi bằng đối với giao dịch bất động sản chỉ nên kèm theo bản giao dịch đã có văn bản công chứng chứ không được thay thế giá trị pháp lý của văn bản công chứng. Đối với trường hợp giao dịch mua nhà, đất mà lập vi bằng dù không có giấy tờ hợp pháp thì xem như là giao dịch vô hiệu và có thể dẫn đến nhiều rủi ro khác.
Sao y bản chính ở đâu và thủ tục sao y trực tuyến ra sao?
Sao y bản chính giấy tờ là thủ tục hành chính được thực hiện rất nhiều từ việc giao kết hợp đồng, giấy tờ về nhà ở, đất đai và nhiều vấn đề khác có yêu cầu phải sao y. Việc này nhằm xác thực bản sao đó đã đúng so với bản chính được cá nhân, tổ chức có thẩm quyền, chuyên môn xác thực để giao kết. Vậy cơ quan nào có thể thực hiện sao y và sao y trực tuyến thực hiện thủ tục ra sao? 1. Sao y bản chính là gì? Sao y bản chính được giải thích theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. Đồng thời Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cũng giải thích “bản chính” là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc. Từ đó, có thể hiểu sao y bản chính là việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc chứng thực bản sao của giấy tờ phải đúng với bản gốc để thực hiện thủ tục công nhận giá trị pháp lý. 2. Thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính Người dân có thể đến các địa điểm, cơ quan thực hiện việc chứng thực giấy tờ được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, theo đó các cơ quan sau có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực việc sao y bản chính: - Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp). - UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã). - Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện). - Công chứng viên, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng). Ngoài ra, việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại UBND cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại UBND cấp xã nơi có nhà. 3. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính Bước 1: Người dân khi đến các cơ quan có thẩm quyền chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực. - Trong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao. - Trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại. Bước 2: Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực. Bước 3: Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì thực hiện chứng thực như sau: - Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định. - Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai. Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực. 4. Thủ tục chứng thực trực tuyến Để hiểu rõ hơn khi nào thì nên thực hiện việc chứng thực online thì có thể hiểu chứng thực bản sao điện tử từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính dạng văn bản giấy để chứng thực bản sao bằng hình thức điện tử là đúng với bản chính theo khoản 9 Điều 3 Nghị định 45/2020/NĐ-CP. Theo đó, thủ tục yêu cầu cấp bản sao điện tử có giá trị pháp lý được quy định tại Điều 10 Nghị định 45/2020/NĐ-CP được thực hiện như sau: Trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, thẩm quyền, địa điểm, giấy tờ, văn bản làm cơ sở để thực hiện, trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực, thời hạn thực hiện và việc gia hạn thời hạn, lệ phí và các chi phí khác, thủ tục chứng thực bản sao điện tử từ bản chính được thực hiện như sau: - Tổ chức, cá nhân xuất trình bản chính giấy tờ, tài liệu làm cơ sở để chứng thực bản sao. - Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, chụp điện tử bản chính, nhập lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính và thực hiện ký số của người thực hiện chứng thực, cơ quan có thẩm quyền chứng thực và cập nhật vào sổ chứng thực. - Cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao điện tử gửi bản sao điện tử đã được ký số vào Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân đó tại Cổng dịch vụ công quốc gia. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa có tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia, cơ quan có thẩm quyền gửi bản sao điện tử đã được ký số cho tổ chức, cá nhân qua địa chỉ thư điện tử do tổ chức, cá nhân cung cấp. Bước 1: Truy cập vào cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG) tại địa chỉ https://dichvucong.gov.vn/, sau đó chọn menu “Dịch vụ công nổi bật”. Bước 2: Chọn mục “Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận” Bước 3: Tại màn hình hướng dẫn thông tin thủ tục hành chính phía bên phải, chọn Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc Phòng Tư pháp cấp huyện để đăng ký đặt lịch hẹn chứng thực, sau đó bấm nút [Đồng ý], như sau: Bước 4: Sau khi chọn cơ quan chứng thực, chọn loại giấy tờ cần chứng thực và ngày hẹn, giờ hẹn. Bước 5: Sau khi chọn loại giấy tờ và chọn ngày giờ hẹn, bấm nút [Đặt lịch hẹn]. Hệ thống hiển thị thông báo thành công và mã lịch hẹn trên màn hình. Đồng thời, gửi tin nhắn sms tới số điện thoại thông báo mã lịch hẹn và thời gian hẹn. Trong trường hợp hẹn lại vào thời điểm khác, hệ thống sẽ gửi sms tới số điện thoại, tài khoản dịch vụ công để thông báo thời gian hẹn lại. Bước 6: Công dân đến cơ quan đã đăng ký chứng thực theo lịch hẹn, mang bản chính giấy tờ cần chứng thực, nộp lệ phí chứng thực. Nhận kết quả chứng thực bản sao điện tử Cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao điện tử gửi bản sao điện tử đã được ký số vào Kho quản lý dữ liệu điện tử của cá nhân, tổ chức tại Cổng dịch vụ công Quốc gia. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa có tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia thì gửi bản sao điện tử đã được ký số cho tổ chức, cá nhân qua địa chỉ thư điện tử do cá nhân, tổ chức cung cấp. Trên đây là thủ tục sao y bản chính từ thủ trực tiếp đến trực tuyến, tuy nhiên nhằm đảm bảo chính xác, nhanh gọn thì người dân cần thực hiện qua thủ tục online để nhận lịch hẹn và kiểm tra giấy tờ đầy đủ trước.
Cá nhân tự dịch giấy tờ để yêu cầu chứng thực được không?
Dịch thuật công chứng, chứng thực giấy tờ là một thủ tục quan trọng đối với các hồ sơ yêu cầu dịch thuật khi có yếu tố nước ngoài. Theo đó, người yêu cầu chứng thực có thể thuê người bên cơ sở công chứng chuyển dịch các ngôn ngữ có trong giấy tờ đó. Tuy nhiên, không ít các trường hợp vì tiết kiệm tiền cũng như muốn tự dịch theo ý của người lập nên đã tự tự các giấy tờ của mình và đến công chứng, chứng thực. Vậy trường hợp này có được pháp luật về công chứng cho phép? 1. Tại sao bản dịch thuật phải cần chứng thực? Theo khoản 4 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định. Theo đó, bản dịch cũng được xem là văn bản công chứng và phải được công chứng viên có kinh nghiệm kiểm chứng đúng quy định pháp luật. 2. Quy định về người dịch công chứng Hiện hành quy định, theo khoản 1 Điều 61 Luật Công chứng 2014 quy định người dịch bản dịch công chứng là cộng tác viên phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: Thứ nhất, việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Theo đó, cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện. Thứ hai, công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện. Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch. Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải; bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai. Như vậy, thông thường bản dịch phải là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng và đáp ứng các yêu cầu trên mới có thể dịch thuật và chịu trách nhiệm bản dịch của mình. 3. Không công nhận bản dịch chứng thực Việc công chứng bản dịch ngoài việc thực hiện đúng thủ tục về chuyển môn thì phải tuân thủ các nguyên tắc chung về công chứng cho bản dịch. Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây: - Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả. - Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung. - Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật. 4. Sử dụng bản tự dịch có được chứng thực? Nếu cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện về chuyên môn và tự tin vào trình độ của mình thì vấn đề này được khoản 2 Điều 31 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau: Đối với người không phải là cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp mà tự dịch giấy tờ, văn bản phục vụ mục đích cá nhân và có yêu cầu chứng thực chữ ký trên bản dịch thì phải xuất trình các giấy tờ sau đây: - Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy CMND hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng. - Bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Trừ trường hợp dịch những ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học nhưng thông thạo ngôn ngữ cần dịch. - Bản dịch đính kèm giấy tờ, văn bản cần dịch. - Người yêu cầu chứng thực phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực, trừ trường hợp đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện quy định thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực. Như vậy, cá nhân mà không phải cộng tác viên dịch thuật của cơ sở công chứng hay của Phòng Tư pháp thì hoàn toàn có thể được tự sử dụng bản dịch do mình cung cấp. Tuy nhiên, phải đảm bảo nguyên tắc cũng như các giấy tờ theo quy định thì người này phải có bằng đại học về ngôn ngữ mà mình dịch hoặc phải là người thông thạo ngôn ngữ đó.
Bộ Tư pháp giải đáp về thời hạn sử dụng của bản sao chứng thực
Bản sao chứng thực là giấy tờ, văn bản có giá trị sử dụng như bản chính dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có quy định về thời hạn sử dụng của bản sao chứng thực. Điều này làm nhiều người thắc mắc rằng khi thực hiện chứng thực các bản sao giấy tờ sẽ có hiệu lực bao lâu và trong trường hợp bản chính có thay đổi thì có được phép tiếp tục sử dụng bản sao chứng thực nữa không? Thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Bộ Tư pháp nhận được kiến nghị của Bà V.H.T.M về thời hạn sử dụng và giá trị pháp lý của bản sao chứng thực từ bản chính, Bộ Tư pháp có Công văn 3574/BTP-HTQTCT trả lời kiến nghị công dân với ý kiến như sau: Hiện nay, pháp luật chứng thực không quy định về thời hạn sử dụng bản sao chứng thực từ bản chính. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định 04 loại chứng thực: (1) Cấp bản sao từ sổ gốc. (2) Chứng thực bản sao từ bản chính. (3) Chứng thực chữ ký. (4) Chứng thực hợp đồng, giao dịch. Thì bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu khi chứng thực. Trường hợp bản chính có sự thay đổi thông tin, nội dung thì bản sao đã được chứng thực trước đó không có giá trị sử dụng thay cho bản chính hiện tại. Bên cạnh đó, khi thực hiện các thủ tục hành chính, nếu pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực được thực hiện theo Theo Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau: - Bản sao được cấp từ sổ gốc: Có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Bản sao được chứng thực từ bản chính: Có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Chữ ký được chứng thực: Có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. - Hợp đồng, giao dịch được chứng thực: Có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Ngoài ra, Luật Công chứng 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP đều không quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao được công chứng, chứng thực. Vì vậy, về nguyên tắc, bản sao được công chứng, chứng thực có giá trị vô thời hạn. Tuy nhiên, trong thực tế, bản sao được công chứng, chứng thực có thể chia thành hai loại: Bản sao vô thời hạn: Bản sao được chứng thực từ bảng điểm, bằng cử nhân, giấy phép lái xe mô tô… có giá trị vô hạn, trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ. Bản sao hữu hạn: Bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có xác định thời hạn như Phiếu lý lịch tư pháp, Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, Giấy chứng minh Nhân dân… thì bản sao chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng. Để xác minh và thực hiện đúng quy định của từng loại giấy tờ chứng thực thì cán bộ thụ lý có quyền yêu cầu đương sự xuất trình bản chính (bản gốc) để đối chiếu chứ không có quyền yêu cầu nộp bản sao mới.
Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng có cần công chứng, chứng thực không?
Tại Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng, theo đó: Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn. Tại Điều 49 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, như sau: 1. Vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản. 2. Hình thức sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận được áp dụng theo quy định tại Điều 47 của Luật này. Bên cạnh đó, Điều 17 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng: 1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng thì trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung của chế độ tài sản đó hoặc áp dụng chế độ tài sản theo luật định. 2. Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Theo đó, vợ chồng khi tiến hành thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng thì phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản và được công chứng hoặc chứng thực.