Xác minh tài sản, thu nhập 56 người có chức vụ, quyền hạn tại các bộ, ngành, tập đoàn Nhà nước
Thanh tra Chính phủ xác minh tài sản, thu nhập 56 người có chức vụ, quyền hạn tại: Thanh tra Chính phủ; Bộ: Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tập đoàn: Dầu khí Việt Nam, Điện lực Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Theo đó, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam vừa ký ban hành Quyết định 763/QĐ - TTCP về việc xác minh tài sản, thu nhập đối với 56 người có chức vụ, quyền hạn tại 6 bộ, ngành và 3 tập đoàn Nhà nước. Cụ thể, trong số 56 cá nhân được chọn ngẫu nhiên để xác minh tài sản, thu nhập có 2 cá nhân đang công tác tại Thanh tra Chính phủ; 4 cá nhân đang công tác tại Bộ Thông tin và Truyền thông; 5 cá nhân đang công tác tại Bộ Giao thông vận tải; 12 cá nhân đang công tác tại Bộ Công Thương; 16 cá nhân đang công tác tại Bộ Giáo dục và Đào tạo; 10 cá nhân đang công tác tại Ngân hàng Nhà nước; 2 cá nhân đang công tác tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; 2 cá nhân đang công tác tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam và 3 cá nhân đang công tác tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Danh sách người được lựa chọn xác minh tài sản, thu nhập (1) Thanh tra Chính phủ - Ông Nguyễn Hữu Hòa, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ - Ông Nguyễn Đức Hải, Cục trưởng Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực I (2) Bộ Thông tin và Truyền thông - Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử - Ông Chu Quang Hào, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam - Ông Trần Duy Hiếu, Giám đốc Quỹ dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam - Ông Nguyễn Văn Tạo, Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở (3) Bộ Giao thông vận tải - Ông Phạm Xuân Dương, Hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam - Ông Lê Đỗ Mười, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam - Ông Bùi Quang Thái, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư - Ông Nguyễn Văn Thành, quyền Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải. - Ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải Xem bài viết liên quan: Các cá nhân, cơ quan nào thuộc đối tượng xác minh tài sản, thu nhập 2023 (4) Bộ Công thương - Ông Nguyễn Thế Truyện, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học và Tự động hóa - Ông Tạ Đình Dũng, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên - Ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp - Ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội - Ông Trần Văn Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn - Ông Phan Đình Long, Chủ tịch Hội đồng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công Thương - Ông Nguyễn Thiện Nam, Hiệu trưởng Trường Đào tạo cán bộ Công Thương Trung ương - Ông Nguyễn Duy Phấn, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định - Ông Lê Hồng Quân, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội - Ông Nguyễn Việt Sơn, Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than - Ông Trương Quang Trung, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng. - Ông Phạm Hoàng Việt, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh (5) Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ông Liêu Linh Chuyên, Quyền Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế - Ông Phan Minh Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Đại học Đà Nẵng - Ông Phùng Xuân Dũng, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội - Ông Trần Đăng Hòa, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế - Ông Nguyễn Tuấn Khanh, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kiên Giang - Ông Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại - Bà Nguyễn Thị Nhung, Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội - Ông Nguyễn Minh Quý, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên - Ông Lê Quang Sơn, Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng - Ông Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc Đại học Bách Khoa Hà Nội - Ông Sử Đình Thành, Giám đốc Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh - Ông Nguyễn Đắc Trung, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên - Ông Nguyễn Tiến Trung, Tổng Biên tập Tạp chí Giáo dục - Ông Mai Xuân Trường, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên - Ông Trần Đình Tuấn, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương - Ông Nguyễn Văn Vinh, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Đà Lạt (6) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Ông Nguyễn Như Đôn, Giám đốc Chi nhánh Bắc Ninh - Ông Đỗ Trọng Thảo, Phó Giám đốc phụ trách Chi nhánh Khánh Hòa - Ông Trương Thu Hòa, Giám đốc Chi nhánh Lạng Sơn - Ông Nguyễn Quang Đạt, Giám đốc Chi nhánh Yên Bái - Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Tổng Biên tập Phụ trách Tạp chí Ngân hàng - Ông Nguyễn Hữu Nghị, Giám đốc Chi nhánh Gia Lai - Ông Võ Minh Tuấn, Giám đốc Chi nhánh TP Hồ Chí Minh - Ông Đoàn Thanh Hà, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh. - Ông Tạ Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam - Bà Lê Thị Thúy Sen, Vụ trưởng Vụ Truyền thông (7) Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Ông Lê Mạnh Hùng, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Ông Nguyễn Văn Mậu, Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (8) Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Ông Nguyễn Đình Phước, Kế toán trưởng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (9) Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam - Ông Nguyễn Hoàng Trung, Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Ông Lê Quang Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Bà Đặng Thị Hương, Kế toán trưởng Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Tại các cơ quan quản lý Nhà nước, các cá nhân được chọn xác minh tài sản, thu nhập có chức vụ vụ trưởng, cục trưởng và tương đương; tại 3 tập đoàn Nhà nước có chức vụ tổng giám đốc, thành viên hội đồng thành viên và kế toán trưởng. Xem bài viết liên quan: Các cá nhân, cơ quan nào thuộc đối tượng xác minh tài sản, thu nhập 2023 Xác minh tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai tài sản, thu nhập; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm Tổ xác minh tài sản, thu nhập do ông Hoàng Thái Dương, Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Thanh tra Chính phủ làm Tổ trưởng; ông Đặng Hùng Sơn và ông Nguyễn Viết Thạch là 2 Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Thanh tra Chính phủ làm Tổ phó cùng 16 thành viên đến từ các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ. Nội dung xác minh là tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai tài sản, thu nhập lần đầu thực hiện theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các bản kê khai tài sản, thu nhập tính đến ngày 31/12/2022; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm so với bản kê khai tài sản, thu nhập. Thời hạn xác minh là 45 ngày kể từ ngày ban hành quyết định này. Tổ xác minh tài sản, thu nhập có nhiệm vụ tiến hành xác minh theo nội dung, thời hạn được quy định tại Điều 3 Quyết định số 763 và kế hoạch được lãnh đạo Thanh tra Chính phủ phê duyệt. Tổ trưởng và các thành viên của tổ xác minh thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 46 Luật Phòng, chống tham nhũng. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định: Tài sản, thu nhập phải kê khai gồm: quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền; kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; tài sản, tài khoản ở nước ngoài; tổng thu nhập giữa 2 lần kê khai. Phương thức và thời điểm kê khai tài sản và thu nhập: Thứ nhất: Kê khai lần đầu, được áp dụng với cán bộ, công chức; sĩ quan công an, sĩ quan quân đội; người giữ chức vụ từ phó trưởng phòng và tương đương trở lên, người được cử làm đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Việc kê khai phải hoàn thành chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí vào vị trí công tác. Thứ hai: Kê khai bổ sung, được thực hiện khi trong năm có biến động về tài sản, thu nhập từ 300 triệu đồng trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31/12 của năm có biến động về tài sản, thu nhập, trừ trường hợp đã kê khai theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Phòng chống tham nhũng 2018. Thứ ba: Kê khai hàng năm, được thực hiện đối với những người giữ chức vụ từ giám đốc sở và tương đương trở lên, hoặc phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31/12. Thứ tư: Kê khai phục vụ công tác cán bộ, được thực hiện khi dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác. Việc kê khai phải hoàn thành chậm nhất là 10 ngày trước ngày dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác. Đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND. Thời điểm kê khai được thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử. Dựa trên các bản kê khai, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập sẽ tổ chức xác minh khi nhận thấy có dấu hiệu về việc kê khai không trung thực; tăng tài sản, thu nhập từ 300 triệu đồng trở lên nhưng giải trình không hợp lý về nguồn gốc hoặc có tố cáo về việc kê khai không trung thực. Ngoài ra, việc xác minh còn được thực hiện theo diện hàng năm dưới hình thức bốc thăm ngẫu nhiên; hoặc khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền. Theo Chính phủ
Bộ Công thương: hướng dẫn 03 biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp
Ngày 27/12/2022, Bộ Công thương ban hành Công văn 8387/BCT-TTB về việc hướng dẫn một số nội dung về thực hiện công tác phòng ngừa tham nhũng đối với Doanh nghiệp trực thuộc Bộ. Theo đó, tại Công văn 8387/BCT-TTB giải thích “Tham nhũng trong doanh nghiệp” là các hành vi được thực hiện do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp bao gồm: - Tham ô tài sản; - Nhận hối lộ; - Đưa hối lộ, môi giới hối lộ Những hành vi trên nhằm để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi. Đặc điểm của tham nhũng trong doanh nghiệp là người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp lợi dụng chức vụ, quyền hạn và nhiệm vụ được giao của mình để vụ lợi cá nhân, làm thiệt hại và đe dọa đến quyền, lợi ích của doanh nghiệp mình. Đồng thời nêu 03 biện pháp chính để phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp như sau: Biện pháp 1: Xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng Biện pháp này tuân theo quy định tại Điều 78, Điều 79 của Luật Phòng, chống tham nhũng, cụ thể: - Căn cứ vào quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 và luật khác có liên quan, Doanh nghiệp ban hành quy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với người lao động trong doanh nghiệp. - Ban hành, thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa xung đột lợi ích, ngăn chặn hành vi tham nhũng và xây dựng văn hoá kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng. Biện pháp 2: Thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động theo quy định Biện pháp này tuân thủ theo quy định tại Điều 9, các điểm a, c và d khoản 1 Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 80 Luật Phòng, chống tham nhũng và Điều 53 Nghị định 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ như sau: - Căn cứ vào đặc thù trong tổ chức, hoạt động, Doanh nghiệp có trách nhiệm quy định cụ thể hình thức công khai, nội dung công khai, trách nhiệm thực hiện việc công khai minh bạch trong doanh nghiệp mình. - Về nội dung công khai: Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, thành viên; chế độ lương, thưởng; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các chế độ phúc lợi xã hội khác; quy tắc ứng xử, điều lệ doanh nghiệp; công tác tổ chức, bố trí nhân sự và các nội dung khác phải công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật có liên quan. - Thực hiện công bố thông tin theo quy định của Nghị định 47/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp. Biện pháp 3: Thực hiện việc kiểm soát xung đột lợi ích Biện pháp này tuân theo quy định tại Điều 23, Điều 80 Luật Phòng, chống tham nhũng và Điều 54 Nghị định 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ như sau: - Quy định cụ thể các trường hợp xung đột lợi ích, trách nhiệm thông tin, báo cáo về các trường hợp xung đột lợi ích và công khai, phổ biến, tập huấn cho toàn thể người lao động, thành viên của doanh nghiệp. - Quy định cụ thể việc tiếp nhận, xử lý thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, bao gồm việc giám sát và áp dụng các biện pháp phù hợp khác theo thẩm quyền để kiểm soát xung đột lợi ích. - Có biện pháp bảo vệ kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đã thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích trong doanh nghiệp khi bị thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại. - Báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp xung đột lợi ích dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật cần phải ngăn chặn, xử lý kịp thời. - Quy định cụ thể trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong đơn vị, tổ chức do mình quản lý. - Quy định cụ thể hình thức xử lý trách nhiệm, các trường hợp được xem xét loại trừ, miễn, giảm hoặc bị tăng trách nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong đơn vị, tổ chức do mình quản lý. - Quy định cụ thể trình tự, thủ tục xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong đơn vị, tổ chức do minh quản lý. Xem chi tiết tại Công văn 8387/BCT-TTB ngày 27/12/2022.
Ban hành văn bản trái pháp luật: Có xử lý người có thẩm quyền ban hành?
Ban hành văn bản QPPL trái pháp luật - Ảnh minh họa Mới đây, UBND tỉnh Lạng Sơn bị Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp tiến hành kiểm tra sau khi ban hành một Quyết định trái pháp luật. Mỗi văn bản được ban hành trái pháp luật có thể kéo theo rất nhiều hệ lụy cho một bộ phận không nhỏ người dân, tuy nhiên tình trạng này được giải quyết như thế nào? >>> Quyết định trái luật của UBND tỉnh Lạng Sơn Thứ nhất, những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm thực hiện trong công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật Những hành vi này được quy định tại Điều 14 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, bao gồm: - Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. - Ban hành văn bản không thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quy phạm pháp luật. - Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục. - Quy định thủ tục hành chính trong những văn bản mà Luật này không cho phép quy định. (Trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 có hiệu lực từ 1/1/2021, hành vi này được sửa đổi: “Quy định thủ tục hành chính trong thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết phải quy định thủ tục hành chính trong nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh”) Thứ hai, trên cơ sở xác định những hành vi vi phạm này, việc xử lý văn bản trái pháp luật như sau: Đối với đơn vị đã ban hành: Theo Điều 112 Nghị định 34/2016/NĐ-CP, trách nhiệm của chính cơ quan đã ban hành ra văn bản trái pháp luật bao gồm: - Lập hồ sơ kiểm tra văn bản - Báo cáo ngay kết quả kiểm tra văn bản với cơ quan, người đã ban hành văn bản đó để xem xét, xử lý theo quy định (trong báo cáo gồm (1) Đề xuất hướng xử lý, thời hạn xử lý, biện pháp khắc phục hậu quả do văn bản gây ra nếu có và (2) Xác định trách nhiệm của cán bộ, công chức tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra và ban hành văn bản.) Đối với các cấp có thẩm quyền: (tại Mục 3 Chương 7 Nghị định 34) - Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản - Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản (Điều 130 Nghị định 34) Thứ ba, cần làm rõ trách nhiệm bên cạnh việc xử lý công chức Những hình thức xử lý nêu trên chủ yếu tập trung vào việc giải quyết các văn bản trái pháp luật, tuy nhiên trách nhiệm cụ thể của cán bộ, công chức tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra và ban hành văn bản lại không được quy định rõ ràng. Hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản QPPL được coi là một nhiệm vụ của công chức, là hoạt động công vụ. Như vậy ban hành văn bản trái pháp luật cũng là vi phạm nghĩa vụ công chức trong thi hành công vụ theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức 2008, do vậy, có thể áp dụng trình tự, thủ tục và các biện pháp kỷ luật của Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật đối với công chức. Điều 134 Nghị định 34 cũng có quy định về trách nhiệm tập thể, trách nhiệm cá nhân trong trường hợp này: “a) Cơ quan ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật phải tổ chức việc kiểm điểm, xác định trách nhiệm của tập thể và báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật, đồng thời xem xét trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật; b) Cán bộ, công chức trong quá trình tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ lỗi và nội dung trái pháp luật của văn bản, phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ, công chức thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.” Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết, nếu sai phạm trong việc ban hành văn bản gây ra thiệt hại cho đối tượng khác thì người có trách nhiệm phải bồi thường, nếu hành vi vi phạm có dấu hiệu của tội phạm như “lợi dụng chức vụ, quyền hạn’ thì phải xử lý hình sự.
Xác minh tài sản, thu nhập 56 người có chức vụ, quyền hạn tại các bộ, ngành, tập đoàn Nhà nước
Thanh tra Chính phủ xác minh tài sản, thu nhập 56 người có chức vụ, quyền hạn tại: Thanh tra Chính phủ; Bộ: Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tập đoàn: Dầu khí Việt Nam, Điện lực Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Theo đó, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam vừa ký ban hành Quyết định 763/QĐ - TTCP về việc xác minh tài sản, thu nhập đối với 56 người có chức vụ, quyền hạn tại 6 bộ, ngành và 3 tập đoàn Nhà nước. Cụ thể, trong số 56 cá nhân được chọn ngẫu nhiên để xác minh tài sản, thu nhập có 2 cá nhân đang công tác tại Thanh tra Chính phủ; 4 cá nhân đang công tác tại Bộ Thông tin và Truyền thông; 5 cá nhân đang công tác tại Bộ Giao thông vận tải; 12 cá nhân đang công tác tại Bộ Công Thương; 16 cá nhân đang công tác tại Bộ Giáo dục và Đào tạo; 10 cá nhân đang công tác tại Ngân hàng Nhà nước; 2 cá nhân đang công tác tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; 2 cá nhân đang công tác tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam và 3 cá nhân đang công tác tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Danh sách người được lựa chọn xác minh tài sản, thu nhập (1) Thanh tra Chính phủ - Ông Nguyễn Hữu Hòa, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ - Ông Nguyễn Đức Hải, Cục trưởng Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực I (2) Bộ Thông tin và Truyền thông - Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử - Ông Chu Quang Hào, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam - Ông Trần Duy Hiếu, Giám đốc Quỹ dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam - Ông Nguyễn Văn Tạo, Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở (3) Bộ Giao thông vận tải - Ông Phạm Xuân Dương, Hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam - Ông Lê Đỗ Mười, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam - Ông Bùi Quang Thái, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư - Ông Nguyễn Văn Thành, quyền Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải. - Ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải Xem bài viết liên quan: Các cá nhân, cơ quan nào thuộc đối tượng xác minh tài sản, thu nhập 2023 (4) Bộ Công thương - Ông Nguyễn Thế Truyện, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học và Tự động hóa - Ông Tạ Đình Dũng, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên - Ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp - Ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội - Ông Trần Văn Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn - Ông Phan Đình Long, Chủ tịch Hội đồng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công Thương - Ông Nguyễn Thiện Nam, Hiệu trưởng Trường Đào tạo cán bộ Công Thương Trung ương - Ông Nguyễn Duy Phấn, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định - Ông Lê Hồng Quân, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội - Ông Nguyễn Việt Sơn, Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than - Ông Trương Quang Trung, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng. - Ông Phạm Hoàng Việt, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh (5) Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ông Liêu Linh Chuyên, Quyền Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế - Ông Phan Minh Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Đại học Đà Nẵng - Ông Phùng Xuân Dũng, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội - Ông Trần Đăng Hòa, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế - Ông Nguyễn Tuấn Khanh, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kiên Giang - Ông Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại - Bà Nguyễn Thị Nhung, Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội - Ông Nguyễn Minh Quý, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên - Ông Lê Quang Sơn, Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng - Ông Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc Đại học Bách Khoa Hà Nội - Ông Sử Đình Thành, Giám đốc Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh - Ông Nguyễn Đắc Trung, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên - Ông Nguyễn Tiến Trung, Tổng Biên tập Tạp chí Giáo dục - Ông Mai Xuân Trường, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên - Ông Trần Đình Tuấn, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương - Ông Nguyễn Văn Vinh, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Đà Lạt (6) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Ông Nguyễn Như Đôn, Giám đốc Chi nhánh Bắc Ninh - Ông Đỗ Trọng Thảo, Phó Giám đốc phụ trách Chi nhánh Khánh Hòa - Ông Trương Thu Hòa, Giám đốc Chi nhánh Lạng Sơn - Ông Nguyễn Quang Đạt, Giám đốc Chi nhánh Yên Bái - Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Tổng Biên tập Phụ trách Tạp chí Ngân hàng - Ông Nguyễn Hữu Nghị, Giám đốc Chi nhánh Gia Lai - Ông Võ Minh Tuấn, Giám đốc Chi nhánh TP Hồ Chí Minh - Ông Đoàn Thanh Hà, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh. - Ông Tạ Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam - Bà Lê Thị Thúy Sen, Vụ trưởng Vụ Truyền thông (7) Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Ông Lê Mạnh Hùng, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Ông Nguyễn Văn Mậu, Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (8) Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Ông Nguyễn Đình Phước, Kế toán trưởng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (9) Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam - Ông Nguyễn Hoàng Trung, Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Ông Lê Quang Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Bà Đặng Thị Hương, Kế toán trưởng Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Tại các cơ quan quản lý Nhà nước, các cá nhân được chọn xác minh tài sản, thu nhập có chức vụ vụ trưởng, cục trưởng và tương đương; tại 3 tập đoàn Nhà nước có chức vụ tổng giám đốc, thành viên hội đồng thành viên và kế toán trưởng. Xem bài viết liên quan: Các cá nhân, cơ quan nào thuộc đối tượng xác minh tài sản, thu nhập 2023 Xác minh tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai tài sản, thu nhập; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm Tổ xác minh tài sản, thu nhập do ông Hoàng Thái Dương, Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Thanh tra Chính phủ làm Tổ trưởng; ông Đặng Hùng Sơn và ông Nguyễn Viết Thạch là 2 Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Thanh tra Chính phủ làm Tổ phó cùng 16 thành viên đến từ các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ. Nội dung xác minh là tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai tài sản, thu nhập lần đầu thực hiện theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các bản kê khai tài sản, thu nhập tính đến ngày 31/12/2022; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm so với bản kê khai tài sản, thu nhập. Thời hạn xác minh là 45 ngày kể từ ngày ban hành quyết định này. Tổ xác minh tài sản, thu nhập có nhiệm vụ tiến hành xác minh theo nội dung, thời hạn được quy định tại Điều 3 Quyết định số 763 và kế hoạch được lãnh đạo Thanh tra Chính phủ phê duyệt. Tổ trưởng và các thành viên của tổ xác minh thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 46 Luật Phòng, chống tham nhũng. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định: Tài sản, thu nhập phải kê khai gồm: quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền; kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; tài sản, tài khoản ở nước ngoài; tổng thu nhập giữa 2 lần kê khai. Phương thức và thời điểm kê khai tài sản và thu nhập: Thứ nhất: Kê khai lần đầu, được áp dụng với cán bộ, công chức; sĩ quan công an, sĩ quan quân đội; người giữ chức vụ từ phó trưởng phòng và tương đương trở lên, người được cử làm đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Việc kê khai phải hoàn thành chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí vào vị trí công tác. Thứ hai: Kê khai bổ sung, được thực hiện khi trong năm có biến động về tài sản, thu nhập từ 300 triệu đồng trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31/12 của năm có biến động về tài sản, thu nhập, trừ trường hợp đã kê khai theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Phòng chống tham nhũng 2018. Thứ ba: Kê khai hàng năm, được thực hiện đối với những người giữ chức vụ từ giám đốc sở và tương đương trở lên, hoặc phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31/12. Thứ tư: Kê khai phục vụ công tác cán bộ, được thực hiện khi dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác. Việc kê khai phải hoàn thành chậm nhất là 10 ngày trước ngày dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác. Đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND. Thời điểm kê khai được thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử. Dựa trên các bản kê khai, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập sẽ tổ chức xác minh khi nhận thấy có dấu hiệu về việc kê khai không trung thực; tăng tài sản, thu nhập từ 300 triệu đồng trở lên nhưng giải trình không hợp lý về nguồn gốc hoặc có tố cáo về việc kê khai không trung thực. Ngoài ra, việc xác minh còn được thực hiện theo diện hàng năm dưới hình thức bốc thăm ngẫu nhiên; hoặc khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền. Theo Chính phủ
Bộ Công thương: hướng dẫn 03 biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp
Ngày 27/12/2022, Bộ Công thương ban hành Công văn 8387/BCT-TTB về việc hướng dẫn một số nội dung về thực hiện công tác phòng ngừa tham nhũng đối với Doanh nghiệp trực thuộc Bộ. Theo đó, tại Công văn 8387/BCT-TTB giải thích “Tham nhũng trong doanh nghiệp” là các hành vi được thực hiện do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp bao gồm: - Tham ô tài sản; - Nhận hối lộ; - Đưa hối lộ, môi giới hối lộ Những hành vi trên nhằm để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi. Đặc điểm của tham nhũng trong doanh nghiệp là người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp lợi dụng chức vụ, quyền hạn và nhiệm vụ được giao của mình để vụ lợi cá nhân, làm thiệt hại và đe dọa đến quyền, lợi ích của doanh nghiệp mình. Đồng thời nêu 03 biện pháp chính để phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp như sau: Biện pháp 1: Xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng Biện pháp này tuân theo quy định tại Điều 78, Điều 79 của Luật Phòng, chống tham nhũng, cụ thể: - Căn cứ vào quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 và luật khác có liên quan, Doanh nghiệp ban hành quy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với người lao động trong doanh nghiệp. - Ban hành, thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa xung đột lợi ích, ngăn chặn hành vi tham nhũng và xây dựng văn hoá kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng. Biện pháp 2: Thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động theo quy định Biện pháp này tuân thủ theo quy định tại Điều 9, các điểm a, c và d khoản 1 Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 80 Luật Phòng, chống tham nhũng và Điều 53 Nghị định 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ như sau: - Căn cứ vào đặc thù trong tổ chức, hoạt động, Doanh nghiệp có trách nhiệm quy định cụ thể hình thức công khai, nội dung công khai, trách nhiệm thực hiện việc công khai minh bạch trong doanh nghiệp mình. - Về nội dung công khai: Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, thành viên; chế độ lương, thưởng; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các chế độ phúc lợi xã hội khác; quy tắc ứng xử, điều lệ doanh nghiệp; công tác tổ chức, bố trí nhân sự và các nội dung khác phải công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật có liên quan. - Thực hiện công bố thông tin theo quy định của Nghị định 47/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp. Biện pháp 3: Thực hiện việc kiểm soát xung đột lợi ích Biện pháp này tuân theo quy định tại Điều 23, Điều 80 Luật Phòng, chống tham nhũng và Điều 54 Nghị định 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ như sau: - Quy định cụ thể các trường hợp xung đột lợi ích, trách nhiệm thông tin, báo cáo về các trường hợp xung đột lợi ích và công khai, phổ biến, tập huấn cho toàn thể người lao động, thành viên của doanh nghiệp. - Quy định cụ thể việc tiếp nhận, xử lý thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, bao gồm việc giám sát và áp dụng các biện pháp phù hợp khác theo thẩm quyền để kiểm soát xung đột lợi ích. - Có biện pháp bảo vệ kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đã thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích trong doanh nghiệp khi bị thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại. - Báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp xung đột lợi ích dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật cần phải ngăn chặn, xử lý kịp thời. - Quy định cụ thể trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong đơn vị, tổ chức do mình quản lý. - Quy định cụ thể hình thức xử lý trách nhiệm, các trường hợp được xem xét loại trừ, miễn, giảm hoặc bị tăng trách nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong đơn vị, tổ chức do mình quản lý. - Quy định cụ thể trình tự, thủ tục xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong đơn vị, tổ chức do minh quản lý. Xem chi tiết tại Công văn 8387/BCT-TTB ngày 27/12/2022.
Ban hành văn bản trái pháp luật: Có xử lý người có thẩm quyền ban hành?
Ban hành văn bản QPPL trái pháp luật - Ảnh minh họa Mới đây, UBND tỉnh Lạng Sơn bị Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp tiến hành kiểm tra sau khi ban hành một Quyết định trái pháp luật. Mỗi văn bản được ban hành trái pháp luật có thể kéo theo rất nhiều hệ lụy cho một bộ phận không nhỏ người dân, tuy nhiên tình trạng này được giải quyết như thế nào? >>> Quyết định trái luật của UBND tỉnh Lạng Sơn Thứ nhất, những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm thực hiện trong công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật Những hành vi này được quy định tại Điều 14 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, bao gồm: - Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. - Ban hành văn bản không thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quy phạm pháp luật. - Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục. - Quy định thủ tục hành chính trong những văn bản mà Luật này không cho phép quy định. (Trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 có hiệu lực từ 1/1/2021, hành vi này được sửa đổi: “Quy định thủ tục hành chính trong thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết phải quy định thủ tục hành chính trong nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh”) Thứ hai, trên cơ sở xác định những hành vi vi phạm này, việc xử lý văn bản trái pháp luật như sau: Đối với đơn vị đã ban hành: Theo Điều 112 Nghị định 34/2016/NĐ-CP, trách nhiệm của chính cơ quan đã ban hành ra văn bản trái pháp luật bao gồm: - Lập hồ sơ kiểm tra văn bản - Báo cáo ngay kết quả kiểm tra văn bản với cơ quan, người đã ban hành văn bản đó để xem xét, xử lý theo quy định (trong báo cáo gồm (1) Đề xuất hướng xử lý, thời hạn xử lý, biện pháp khắc phục hậu quả do văn bản gây ra nếu có và (2) Xác định trách nhiệm của cán bộ, công chức tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra và ban hành văn bản.) Đối với các cấp có thẩm quyền: (tại Mục 3 Chương 7 Nghị định 34) - Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản - Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản (Điều 130 Nghị định 34) Thứ ba, cần làm rõ trách nhiệm bên cạnh việc xử lý công chức Những hình thức xử lý nêu trên chủ yếu tập trung vào việc giải quyết các văn bản trái pháp luật, tuy nhiên trách nhiệm cụ thể của cán bộ, công chức tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra và ban hành văn bản lại không được quy định rõ ràng. Hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản QPPL được coi là một nhiệm vụ của công chức, là hoạt động công vụ. Như vậy ban hành văn bản trái pháp luật cũng là vi phạm nghĩa vụ công chức trong thi hành công vụ theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức 2008, do vậy, có thể áp dụng trình tự, thủ tục và các biện pháp kỷ luật của Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật đối với công chức. Điều 134 Nghị định 34 cũng có quy định về trách nhiệm tập thể, trách nhiệm cá nhân trong trường hợp này: “a) Cơ quan ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật phải tổ chức việc kiểm điểm, xác định trách nhiệm của tập thể và báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật, đồng thời xem xét trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật; b) Cán bộ, công chức trong quá trình tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ lỗi và nội dung trái pháp luật của văn bản, phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ, công chức thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.” Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết, nếu sai phạm trong việc ban hành văn bản gây ra thiệt hại cho đối tượng khác thì người có trách nhiệm phải bồi thường, nếu hành vi vi phạm có dấu hiệu của tội phạm như “lợi dụng chức vụ, quyền hạn’ thì phải xử lý hình sự.