Nghị định 29/2024/NĐ-CP: Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý nhà nước
Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước. Trong đó, nêu rõ một số trường hợp đặc thù áp dụng tiêu chuẩn chức danh khi bổ nhiệm. (1) Tiêu chuẩn chung áp dụng đối với các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn chung áp dụng đối với các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý gồm: tiêu chuẩn về chính trị tư tưởng; tiêu chuẩn về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật; tiêu chuẩn về trình độ; tiêu chuẩn về năng lực và uy tín; tiêu chuẩn về sức khỏe, độ tuổi, kinh nghiệm công tác. Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định cụ thể các tiêu chuẩn đối với từng chức danh công chức lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ, thuộc tổng cục và của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Xem thêm: Mẫu Báo cáo tài chính mới nhất? Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm 2023 khi nào? Chậm nộp báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải chịu mức xử phạt như thế nào? Tổng Cục Thuế hướng dẫn nộp thuế bằng điện thoại thông qua ứng dụng eTax Mobile Điều kiện ủy quyền quyết toán thuế TNCN? Mẫu giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN 2024 Hạn chót nộp hồ sơ quyết toán thuế trực tiếp năm 2024 là khi nào? Nộp hồ sơ tại đâu? (2) Tiêu chuẩn đối với chức danh Thứ trưởng Đối với chức danh Thứ trưởng thuộc Bộ, Nghị định quy định Thứ trưởng là cấp phó của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng), giúp Bộ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý một hoặc một số ngành, lĩnh vực, chuyên ngành công tác theo phân công của Bộ trưởng; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao. Thứ trưởng phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung áp dụng đối với các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý và các quy định sau: - Có quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng, lịch sử; am hiểu sâu sắc về pháp luật, quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực quản lý và thông lệ quốc tế; - Có năng lực: Tham mưu hoạch định những vấn đề chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực; chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, chương trình, kế hoạch công tác nhiệm kỳ và hằng năm của ngành, lĩnh vực; chỉ đạo hoặc trực tiếp giải quyết những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực; chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính, chế độ công vụ, công chức; chỉ đạo thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật; chỉ đạo giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân thuộc thẩm quyền; triển khai phối hợp giữa các bộ, ngành và giữa trung ương với địa phương để thực hiện đồng bộ, thống nhất, hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật; - Đang giữ chức vụ: Tổng cục trưởng và tương đương; Phó Tổng cục trưởng và tương đương (đã kinh qua chức vụ Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ); Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc chức vụ, chức danh tương đương trở lên theo quy định của cấp có thẩm quyền. (3) Một số trường hợp đặc thù áp dụng tiêu chuẩn chức danh khi bổ nhiệm Ngoài ra, Nghị định cũng quy định một số trường hợp đặc thù áp dụng tiêu chuẩn chức danh khi bổ nhiệm. Theo quy định, trường hợp bổ nhiệm nhân sự từ nguồn bên ngoài thì không nhất thiết phải bảo đảm tiêu chuẩn đã kinh qua vị trí chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý ở vị trí cấp dưới trực tiếp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến bổ nhiệm. Trường hợp Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh tương đương hoặc kiêm nhiệm chức vụ, chức danh khác thì không nhất thiết phải bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh tương đương hoặc kiêm nhiệm. Trường hợp đang công tác trong lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước thì phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Nghị định này nhưng không phải đáp ứng ngay tiêu chuẩn về quản lý nhà nước theo quy định của chức vụ, chức danh dự kiến bổ nhiệm. Đối với các trường hợp này phải hoàn thiện tiêu chuẩn trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có quyết định bổ nhiệm. Xem thêm chi tiết tại Nghị định 29/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/5/2024. Theo Báo Chính phủ Xem thêm: Mẫu Báo cáo tài chính mới nhất? Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm 2023 khi nào? Chậm nộp báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải chịu mức xử phạt như thế nào? Tổng Cục Thuế hướng dẫn nộp thuế bằng điện thoại thông qua ứng dụng eTax Mobile Điều kiện ủy quyền quyết toán thuế TNCN? Mẫu giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN 2024 Hạn chót nộp hồ sơ quyết toán thuế trực tiếp năm 2024 là khi nào? Nộp hồ sơ tại đâu?
Bộ Nội vụ đã hoàn thiện mô hình chế độ công vụ theo vị trí việc làm
Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký Quyết định 01/QĐ-BNV năm 2024 ban hành Chương trình công tác của Bộ Nội vụ năm 2024. Cụ thể, Quyết định 01/QĐ-BNV cơ bản đã hoàn thiện mô hình chế độ công vụ theo vị trí việc làm; tiêu chuẩn, chức danh công chức và tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý các cấp. Qua đó, đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức, đổi mới thực hiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức. Trong đó, Bộ Nội vụ ưu tiên toàn diện và tập trung nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách thuộc lĩnh vực Nội vụ, trọng tâm là đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả về tổ chức bộ máy, biên chế; công vụ, công chức; xây dựng chính quyền địa phương, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chính quyền cấp xã. Đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức, cơ bản hoàn thiện mô hình chế độ công vụ theo vị trí việc làm; hoàn thiện tiêu chuẩn, chức danh công chức và tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý các cấp. Đổi mới thực hiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền địa phương và bộ, ngành Trung ương. Triển khai các quy định về chế độ, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài; khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung; nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, phẩm chất, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách liên thông đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã với cấp huyện, cấp tỉnh nhằm xây dựng chung một chế độ công vụ. Hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trước quý IV/2024 Thực hiện quyết liệt việc sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong của các cơ quan, đơn vị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trọng tâm là rà soát, sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập của bộ, ngành, địa phương; tham mưu giải quyết đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sau sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp. Triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả Kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của UBTVQH, Nghị quyết của Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 bảo đảm đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra; hoàn thành trước Quý IV/2024 việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm ổn định để tổ chức đại hội Đảng các cấp ở địa phương năm 2025; phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các bộ, ngành thẩm định trình cấp có thẩm quyền về thành lập các đơn vị hành chính đô thị gắn với nâng cao chất lượng đô thị, thúc đẩy tốc độ đô thị hóa theo chủ trương của Đảng; xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách về mô hình tổ chức chính quyền đô thị. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy, công vụ, công chức và xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả về đánh giá chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS); tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện cải cách hành chính các bộ, ngành, địa phương. Nâng cao chất lượng nền công vụ đáp ứng yêu cầu tình hình mới Nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, khen thưởng kịp thời, thực chất, bảo đảm triển khai tích cực Luật Thi đua, khen thưởng có hiệu lực từ ngày 01/01/2024, gắn với nhiệm vụ từng cơ quan, đơn vị, địa phương, hướng về cơ sở để tập hợp, vận động toàn dân tham gia phong trào thi đua theo hướng dẫn của Trung ương và địa phương; quan tâm nhân rộng điển hình tiên tiến, kịp thời tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện các phong trào thi đua và tham gia thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng tại địa phương, cơ sở. Đẩy mạnh công tác thanh tra Bộ và toàn ngành, nhất là thanh tra công vụ, công chức, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, kỷ luật, kỷ cương công vụ, công chức nhằm nâng cao chất lượng nền công vụ đáp ứng yêu cầu tình hình mới và khơi dậy tinh thần trách nhiệm, cống hiến vì lợi ích chung của đất nước; nâng cao hiệu quả công tác pháp chế góp phần tích cực xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách của Chính phủ và ngành Nội vụ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số của Bộ, ngành Nội vụ nhằm góp phần xây dựng nền hành chính dân chủ, pháp quyền, hiện đại, chuyên nghiệp, công khai, minh bạch, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả phục vụ Nhân dân. Trọng tâm là hoàn thành toàn bộ dữ liệu chuyên ngành bảo đảm kết nối, liên thông các bộ, ngành, địa phương. Coi trọng công tác thông tin, tuyên truyền. Đẩy mạnh truyền thông chính sách lĩnh vực Nội vụ tạo sự thống nhất, đồng thuận và huy động cả hệ thống chính trị, cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng nền hành chính nhà nước và các cơ chế, chính sách mới, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Nghị định 29/2024/NĐ-CP: Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý nhà nước
Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước. Trong đó, nêu rõ một số trường hợp đặc thù áp dụng tiêu chuẩn chức danh khi bổ nhiệm. (1) Tiêu chuẩn chung áp dụng đối với các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn chung áp dụng đối với các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý gồm: tiêu chuẩn về chính trị tư tưởng; tiêu chuẩn về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật; tiêu chuẩn về trình độ; tiêu chuẩn về năng lực và uy tín; tiêu chuẩn về sức khỏe, độ tuổi, kinh nghiệm công tác. Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định cụ thể các tiêu chuẩn đối với từng chức danh công chức lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ, thuộc tổng cục và của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Xem thêm: Mẫu Báo cáo tài chính mới nhất? Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm 2023 khi nào? Chậm nộp báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải chịu mức xử phạt như thế nào? Tổng Cục Thuế hướng dẫn nộp thuế bằng điện thoại thông qua ứng dụng eTax Mobile Điều kiện ủy quyền quyết toán thuế TNCN? Mẫu giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN 2024 Hạn chót nộp hồ sơ quyết toán thuế trực tiếp năm 2024 là khi nào? Nộp hồ sơ tại đâu? (2) Tiêu chuẩn đối với chức danh Thứ trưởng Đối với chức danh Thứ trưởng thuộc Bộ, Nghị định quy định Thứ trưởng là cấp phó của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng), giúp Bộ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý một hoặc một số ngành, lĩnh vực, chuyên ngành công tác theo phân công của Bộ trưởng; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao. Thứ trưởng phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung áp dụng đối với các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý và các quy định sau: - Có quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng, lịch sử; am hiểu sâu sắc về pháp luật, quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực quản lý và thông lệ quốc tế; - Có năng lực: Tham mưu hoạch định những vấn đề chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực; chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, chương trình, kế hoạch công tác nhiệm kỳ và hằng năm của ngành, lĩnh vực; chỉ đạo hoặc trực tiếp giải quyết những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực; chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính, chế độ công vụ, công chức; chỉ đạo thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật; chỉ đạo giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân thuộc thẩm quyền; triển khai phối hợp giữa các bộ, ngành và giữa trung ương với địa phương để thực hiện đồng bộ, thống nhất, hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật; - Đang giữ chức vụ: Tổng cục trưởng và tương đương; Phó Tổng cục trưởng và tương đương (đã kinh qua chức vụ Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ); Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc chức vụ, chức danh tương đương trở lên theo quy định của cấp có thẩm quyền. (3) Một số trường hợp đặc thù áp dụng tiêu chuẩn chức danh khi bổ nhiệm Ngoài ra, Nghị định cũng quy định một số trường hợp đặc thù áp dụng tiêu chuẩn chức danh khi bổ nhiệm. Theo quy định, trường hợp bổ nhiệm nhân sự từ nguồn bên ngoài thì không nhất thiết phải bảo đảm tiêu chuẩn đã kinh qua vị trí chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý ở vị trí cấp dưới trực tiếp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến bổ nhiệm. Trường hợp Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh tương đương hoặc kiêm nhiệm chức vụ, chức danh khác thì không nhất thiết phải bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh tương đương hoặc kiêm nhiệm. Trường hợp đang công tác trong lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước thì phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Nghị định này nhưng không phải đáp ứng ngay tiêu chuẩn về quản lý nhà nước theo quy định của chức vụ, chức danh dự kiến bổ nhiệm. Đối với các trường hợp này phải hoàn thiện tiêu chuẩn trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có quyết định bổ nhiệm. Xem thêm chi tiết tại Nghị định 29/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/5/2024. Theo Báo Chính phủ Xem thêm: Mẫu Báo cáo tài chính mới nhất? Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm 2023 khi nào? Chậm nộp báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải chịu mức xử phạt như thế nào? Tổng Cục Thuế hướng dẫn nộp thuế bằng điện thoại thông qua ứng dụng eTax Mobile Điều kiện ủy quyền quyết toán thuế TNCN? Mẫu giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN 2024 Hạn chót nộp hồ sơ quyết toán thuế trực tiếp năm 2024 là khi nào? Nộp hồ sơ tại đâu?
Bộ Nội vụ đã hoàn thiện mô hình chế độ công vụ theo vị trí việc làm
Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký Quyết định 01/QĐ-BNV năm 2024 ban hành Chương trình công tác của Bộ Nội vụ năm 2024. Cụ thể, Quyết định 01/QĐ-BNV cơ bản đã hoàn thiện mô hình chế độ công vụ theo vị trí việc làm; tiêu chuẩn, chức danh công chức và tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý các cấp. Qua đó, đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức, đổi mới thực hiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức. Trong đó, Bộ Nội vụ ưu tiên toàn diện và tập trung nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách thuộc lĩnh vực Nội vụ, trọng tâm là đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả về tổ chức bộ máy, biên chế; công vụ, công chức; xây dựng chính quyền địa phương, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chính quyền cấp xã. Đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức, cơ bản hoàn thiện mô hình chế độ công vụ theo vị trí việc làm; hoàn thiện tiêu chuẩn, chức danh công chức và tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý các cấp. Đổi mới thực hiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền địa phương và bộ, ngành Trung ương. Triển khai các quy định về chế độ, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài; khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung; nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, phẩm chất, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách liên thông đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã với cấp huyện, cấp tỉnh nhằm xây dựng chung một chế độ công vụ. Hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trước quý IV/2024 Thực hiện quyết liệt việc sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong của các cơ quan, đơn vị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trọng tâm là rà soát, sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập của bộ, ngành, địa phương; tham mưu giải quyết đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sau sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp. Triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả Kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của UBTVQH, Nghị quyết của Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 bảo đảm đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra; hoàn thành trước Quý IV/2024 việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm ổn định để tổ chức đại hội Đảng các cấp ở địa phương năm 2025; phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các bộ, ngành thẩm định trình cấp có thẩm quyền về thành lập các đơn vị hành chính đô thị gắn với nâng cao chất lượng đô thị, thúc đẩy tốc độ đô thị hóa theo chủ trương của Đảng; xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách về mô hình tổ chức chính quyền đô thị. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy, công vụ, công chức và xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả về đánh giá chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS); tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện cải cách hành chính các bộ, ngành, địa phương. Nâng cao chất lượng nền công vụ đáp ứng yêu cầu tình hình mới Nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, khen thưởng kịp thời, thực chất, bảo đảm triển khai tích cực Luật Thi đua, khen thưởng có hiệu lực từ ngày 01/01/2024, gắn với nhiệm vụ từng cơ quan, đơn vị, địa phương, hướng về cơ sở để tập hợp, vận động toàn dân tham gia phong trào thi đua theo hướng dẫn của Trung ương và địa phương; quan tâm nhân rộng điển hình tiên tiến, kịp thời tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện các phong trào thi đua và tham gia thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng tại địa phương, cơ sở. Đẩy mạnh công tác thanh tra Bộ và toàn ngành, nhất là thanh tra công vụ, công chức, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, kỷ luật, kỷ cương công vụ, công chức nhằm nâng cao chất lượng nền công vụ đáp ứng yêu cầu tình hình mới và khơi dậy tinh thần trách nhiệm, cống hiến vì lợi ích chung của đất nước; nâng cao hiệu quả công tác pháp chế góp phần tích cực xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách của Chính phủ và ngành Nội vụ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số của Bộ, ngành Nội vụ nhằm góp phần xây dựng nền hành chính dân chủ, pháp quyền, hiện đại, chuyên nghiệp, công khai, minh bạch, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả phục vụ Nhân dân. Trọng tâm là hoàn thành toàn bộ dữ liệu chuyên ngành bảo đảm kết nối, liên thông các bộ, ngành, địa phương. Coi trọng công tác thông tin, tuyên truyền. Đẩy mạnh truyền thông chính sách lĩnh vực Nội vụ tạo sự thống nhất, đồng thuận và huy động cả hệ thống chính trị, cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng nền hành chính nhà nước và các cơ chế, chính sách mới, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ