Nhà ở, cơ sở kinh doanh bị cháy, chủ quản có thể bị phạt tù đến 12 năm
Liên quan đến các vụ cháy liên tục xảy ra gần đây, gây thiệt hại nặng nề cả về vật chất và tính mạng con người (trong đó có các chiến sĩ PCCC). Câu hỏi được đặt ra, trách nhiệm thuộc về ai? Chủ của nhà ở hay cơ sở kinh doanh bị cháy có phải chịu trách nhiệm gì hay không? Theo sau là những nghi vấn mà dư luận đặt ra, các cơ quan chức năng cần xác minh những nguyên nhân cụ thể như lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường,… Nếu có dấu hiệu tội phạm hoặc thu thập đủ các căn cứ để xác định một cá nhân hoặc pháp nhân nào đó đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, được Bộ luật Hình sự quy định tội phạm thì cần đưa ra khởi tố để quy về trách nhiệm phải chịu. Hình ảnh minh họa: cháy nhà ở, cơ sở kinh doanh Theo đó, pháp luật có quy định rằng Người nào vi phạm về phòng cháy, chữa cháy thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Khoản 15 Điều 1 Luật sử đổi Bộ luật Hình sự 2017 về “Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy” thì bị cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Đối với tội danh này thì mức phạt cao nhất có thể lên đến 12 năm tù trong các trường hợp: - Làm chết 03 người trở lên - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; - Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Đối với các cá nhân là chủ cơ sở kinh doanh cần xác minh rõ trách nhiệm liên quan khi để vụ cháy xảy ra. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư 149/2020/TT-BCA hướng dẫn luật phòng cháy và chữa cháy quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình. Nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP tương ứng với từng loại hình. Bên cạnh đó, về xử lý vi phạm theo Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 quy định Người đứng đầu cơ quan, tổ chức do thiếu trách nhiệm trong tổ chức, quản lý, kiểm tra việc thực hiện hoạt động phòng cháy và chữa cháy mà để xảy ra cháy thì tuỳ theo tính chất, mức độ thiệt hại mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Đối với người thuê nhà ở, cơ sở kinh doanh để xảy ra vụ cháy thì trách nhiệm thuộc về ai? Căn cứ vào Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, người thuê nhà ở, cơ sở kinh doanh phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ nhà ở, cơ sở kinh doanh. Mức bồi thường căn cứ vào mức độ thiệt hại của tài sản trừ những hao mòn tự nhiên do sử dụng nhưng về nguyên tắc là phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trong đó, mức bồi thường thiệt hại sẽ căn cứ vào các yếu tố được quy định tại Khoản 1 Điều 585 Bộ luật dân sự 2015. Trừ trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Vì sự kiện nhà cháy là thiệt hại về tài sản thì gồm các chi phí sau: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: - Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng. - Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút. - Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. - Thiệt hại khác do luật quy định Như vậy, nếu xác định được nguyên nhân xảy ra vụ cháy làm hư hỏng căn nhà, cơ sở kinh doanh là hoàn toàn do lỗi của người thuê nhà, cơ sở kinh doanh thì họ phải chịu trách nhiệm, nếu như xác định được nguyên nhân xảy ra đám cháy có liên quan đến lỗi của chủ nhà, cơ sở kinh doanh thì chủ cũng sẽ có trách nhiệm trong sự việc này. Cần xác định được nguyên nhân và mức độ lỗi của những người cùng gây ra vụ cháy để xác định mức và tỷ lệ trách nhiệm bồi thường. Nếu lỗi thuộc về cả chủ và người thuê nhà, cơ sở kinh doanh thì họ phải liên đới chịu trách trách nhiệm nếu gây thiệt hại cho bên thứ ba.
Chủ cơ sở kinh doanh ăn uống phải khám sức khỏe định kỳ
Đó là nội dung tại dự thảo Thông tư quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công thương. Trong thời gian tới, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ phải tuân thủ các điều kiện về đảm bảo an toàn thực phẩm. Dưới đây là các điều kiện mà cơ sở sản xuất, kinh doanh cần phải tuân thủ: 1. Điều kiện chung Bên cạnh việc tuân thủ Thông tư 15/2012/TT-BYT thì chủ cơ sở và người sản xuất/kinh doanh trực tiếp phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm còn hiệu lực do Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương do Bộ Công Thương chỉ định thực hiện. Đồng thời, chủ cơ sở phải tổ chức khám sức khỏe cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất/kinh doanh theo định kỳ ít nhất 01 lần trong 01 năm tại các cơ sở y tế cấp huyện trở lên. Hồ sơ theo dõi sức khỏe của chủ cơ sở và người sản xuất/kinh doanh trực tiếp của cơ sở phải được lưu trữ đầy đủ tại cơ sở sản xuất/kinh doanh. Chủ cơ sở phải ban hành các quy định vệ sinh cơ sở, đảm bảo an toàn thực phẩm và phổ biến cho người sản xuất, kinh doanh trực tiếp những quy định để thực hiện. 2. Khu vực sản xuất thực phẩm - Địa điểm của cơ sở sản xuất phải xa nguồn ô nhiễm, độc hại, không bị tác động bởi các nguồn tác nhân gây ô nhiễm từ môi trường xung quanh làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm. - Bố trí các công đoạn sản xuất sản phẩm thực phẩm theo nguyên tắc và quy trình chế biến một chiều. 3. Nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm - Nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm sử dụng để chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng của Bộ Y tế; sản phẩm thực phẩm trước khi lưu thông trên thị trường phải đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định. - Nguyên liệu thực phẩm phải được bảo quản phù hợp với điều kiện và hướng dẫn bảo quản của cơ sở cung cấp; sản phẩm thực phẩm phải được bảo quản bảo đảm an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của cơ sở sản xuất. 4. Chất thải rắn, nước thải trong khu vực sản xuất thực phẩm Chất thải rắn phải thu gom và chứa đựng trong thùng có nắp đậy hoặc khu vực tập kết rác thải sinh hoạt Nước thải phải đảm bảo không gây ô nhiễm và được thu gom vào hệ thống nước thải chung theo của địa phương. 5. Khu vực kinh doanh thực phẩm - Cơ sở kinh doanh thực phẩm được bố trí tại địa điểm không bị ngập nước, đọng nước, ô nhiễm bụi, hoá chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác. - Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại. - Nền nhà phẳng, thoát nước tốt, không gây trơn trượt, không đọng nước và dễ làm vệ sinh; trần nhà không bị dột, thấm nước, không rạn nứt, rêu mốc và đọng nước. - Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; dụng cụ thu gom chất thải, rác thải được làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm, bền, bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên. 6. Khu vực bảo quản và lưu giữ thực phẩm - Khu vực bảo quản và lưu giữ thực phẩm phải duy trì điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thông gió và các yếu tố khác ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo các quy định/yêu cầu về bảo quản sản phẩm của nhà sản xuất. - Có biện pháp, dụng cụ chống côn trùng và động vật gây hại. - Sản phẩm thực phẩm không để chung với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng khác có khả năng gây mất an toàn thực phẩm. Định kỳ các cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh sẽ tiến hành kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên. Đồng thời, khi có sự cố liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm hay có chỉ đạo của cấp trên sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất. Xem chi tiết các quy định tại dự thảo Thông tư quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
Nhà ở, cơ sở kinh doanh bị cháy, chủ quản có thể bị phạt tù đến 12 năm
Liên quan đến các vụ cháy liên tục xảy ra gần đây, gây thiệt hại nặng nề cả về vật chất và tính mạng con người (trong đó có các chiến sĩ PCCC). Câu hỏi được đặt ra, trách nhiệm thuộc về ai? Chủ của nhà ở hay cơ sở kinh doanh bị cháy có phải chịu trách nhiệm gì hay không? Theo sau là những nghi vấn mà dư luận đặt ra, các cơ quan chức năng cần xác minh những nguyên nhân cụ thể như lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường,… Nếu có dấu hiệu tội phạm hoặc thu thập đủ các căn cứ để xác định một cá nhân hoặc pháp nhân nào đó đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, được Bộ luật Hình sự quy định tội phạm thì cần đưa ra khởi tố để quy về trách nhiệm phải chịu. Hình ảnh minh họa: cháy nhà ở, cơ sở kinh doanh Theo đó, pháp luật có quy định rằng Người nào vi phạm về phòng cháy, chữa cháy thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Khoản 15 Điều 1 Luật sử đổi Bộ luật Hình sự 2017 về “Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy” thì bị cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Đối với tội danh này thì mức phạt cao nhất có thể lên đến 12 năm tù trong các trường hợp: - Làm chết 03 người trở lên - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; - Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Đối với các cá nhân là chủ cơ sở kinh doanh cần xác minh rõ trách nhiệm liên quan khi để vụ cháy xảy ra. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư 149/2020/TT-BCA hướng dẫn luật phòng cháy và chữa cháy quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình. Nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP tương ứng với từng loại hình. Bên cạnh đó, về xử lý vi phạm theo Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 quy định Người đứng đầu cơ quan, tổ chức do thiếu trách nhiệm trong tổ chức, quản lý, kiểm tra việc thực hiện hoạt động phòng cháy và chữa cháy mà để xảy ra cháy thì tuỳ theo tính chất, mức độ thiệt hại mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Đối với người thuê nhà ở, cơ sở kinh doanh để xảy ra vụ cháy thì trách nhiệm thuộc về ai? Căn cứ vào Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, người thuê nhà ở, cơ sở kinh doanh phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ nhà ở, cơ sở kinh doanh. Mức bồi thường căn cứ vào mức độ thiệt hại của tài sản trừ những hao mòn tự nhiên do sử dụng nhưng về nguyên tắc là phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trong đó, mức bồi thường thiệt hại sẽ căn cứ vào các yếu tố được quy định tại Khoản 1 Điều 585 Bộ luật dân sự 2015. Trừ trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Vì sự kiện nhà cháy là thiệt hại về tài sản thì gồm các chi phí sau: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: - Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng. - Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút. - Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. - Thiệt hại khác do luật quy định Như vậy, nếu xác định được nguyên nhân xảy ra vụ cháy làm hư hỏng căn nhà, cơ sở kinh doanh là hoàn toàn do lỗi của người thuê nhà, cơ sở kinh doanh thì họ phải chịu trách nhiệm, nếu như xác định được nguyên nhân xảy ra đám cháy có liên quan đến lỗi của chủ nhà, cơ sở kinh doanh thì chủ cũng sẽ có trách nhiệm trong sự việc này. Cần xác định được nguyên nhân và mức độ lỗi của những người cùng gây ra vụ cháy để xác định mức và tỷ lệ trách nhiệm bồi thường. Nếu lỗi thuộc về cả chủ và người thuê nhà, cơ sở kinh doanh thì họ phải liên đới chịu trách trách nhiệm nếu gây thiệt hại cho bên thứ ba.
Chủ cơ sở kinh doanh ăn uống phải khám sức khỏe định kỳ
Đó là nội dung tại dự thảo Thông tư quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công thương. Trong thời gian tới, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ phải tuân thủ các điều kiện về đảm bảo an toàn thực phẩm. Dưới đây là các điều kiện mà cơ sở sản xuất, kinh doanh cần phải tuân thủ: 1. Điều kiện chung Bên cạnh việc tuân thủ Thông tư 15/2012/TT-BYT thì chủ cơ sở và người sản xuất/kinh doanh trực tiếp phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm còn hiệu lực do Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương do Bộ Công Thương chỉ định thực hiện. Đồng thời, chủ cơ sở phải tổ chức khám sức khỏe cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất/kinh doanh theo định kỳ ít nhất 01 lần trong 01 năm tại các cơ sở y tế cấp huyện trở lên. Hồ sơ theo dõi sức khỏe của chủ cơ sở và người sản xuất/kinh doanh trực tiếp của cơ sở phải được lưu trữ đầy đủ tại cơ sở sản xuất/kinh doanh. Chủ cơ sở phải ban hành các quy định vệ sinh cơ sở, đảm bảo an toàn thực phẩm và phổ biến cho người sản xuất, kinh doanh trực tiếp những quy định để thực hiện. 2. Khu vực sản xuất thực phẩm - Địa điểm của cơ sở sản xuất phải xa nguồn ô nhiễm, độc hại, không bị tác động bởi các nguồn tác nhân gây ô nhiễm từ môi trường xung quanh làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm. - Bố trí các công đoạn sản xuất sản phẩm thực phẩm theo nguyên tắc và quy trình chế biến một chiều. 3. Nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm - Nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm sử dụng để chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng của Bộ Y tế; sản phẩm thực phẩm trước khi lưu thông trên thị trường phải đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định. - Nguyên liệu thực phẩm phải được bảo quản phù hợp với điều kiện và hướng dẫn bảo quản của cơ sở cung cấp; sản phẩm thực phẩm phải được bảo quản bảo đảm an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của cơ sở sản xuất. 4. Chất thải rắn, nước thải trong khu vực sản xuất thực phẩm Chất thải rắn phải thu gom và chứa đựng trong thùng có nắp đậy hoặc khu vực tập kết rác thải sinh hoạt Nước thải phải đảm bảo không gây ô nhiễm và được thu gom vào hệ thống nước thải chung theo của địa phương. 5. Khu vực kinh doanh thực phẩm - Cơ sở kinh doanh thực phẩm được bố trí tại địa điểm không bị ngập nước, đọng nước, ô nhiễm bụi, hoá chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác. - Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại. - Nền nhà phẳng, thoát nước tốt, không gây trơn trượt, không đọng nước và dễ làm vệ sinh; trần nhà không bị dột, thấm nước, không rạn nứt, rêu mốc và đọng nước. - Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; dụng cụ thu gom chất thải, rác thải được làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm, bền, bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên. 6. Khu vực bảo quản và lưu giữ thực phẩm - Khu vực bảo quản và lưu giữ thực phẩm phải duy trì điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thông gió và các yếu tố khác ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo các quy định/yêu cầu về bảo quản sản phẩm của nhà sản xuất. - Có biện pháp, dụng cụ chống côn trùng và động vật gây hại. - Sản phẩm thực phẩm không để chung với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng khác có khả năng gây mất an toàn thực phẩm. Định kỳ các cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh sẽ tiến hành kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên. Đồng thời, khi có sự cố liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm hay có chỉ đạo của cấp trên sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất. Xem chi tiết các quy định tại dự thảo Thông tư quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công thương.