Đánh bạc bằng bitcoin không vi phạm pháp luật?
Theo điều 248 (Tội đánh bạc) Bộ Luật Hình sự thì: “Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 249 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”. Như vậy, các bên đánh bạc được thua bằng bitcoin có bị cấu thành tội danh này không? - Thứ nhất, bitcoin không phải là vật vì chúng ta không thể nhìn thấy, đụng... vào nó. - Thứ hai, bitcoin không phải là tiền vì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không công nhận nó là tiền. Từ đó có thể kết luận: đánh bạc bằng bitcoin không vi phạm pháp luật. Đó là ý kiến chủ quan của mình, rất mong nhận được ý kiến góp ý từ thành viên!
Vợ phải trả tiền thua bài cho chồng
Thời gian qua, có thành viên thắc mắc: “Chồng tôi đánh bài thua và phải mượn tiền của người khác để trả nợ, giờ người ta đến đòi nợ thì tôi mới biết, vậy tôi có phải trả nợ cho chồng hay không? Theo tôi được biết, việc mượn tiền này không có sự đồng ý của tôi và đó là chuyện riêng của chồng nên chỉ có chồng tôi mới có nghĩa vụ trả”. Trả lời: Theo điều 27 Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2000 thì tài sản trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu hợp nhất. Tài sản ở đây bao gồm: tài sản có (khối tài sản thực có) và tài sản nợ (khối tài sản đang nợ người khác). Như vậy, khoản nợ do người chồng thua bài là tài sản nợ chung của cả hai vợ chồng nên trong trường hợp này vợ và chồng phải có nghĩa vụ trả. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, bởi lẽ người chồng mượn tiền đi đánh bài trong thời kỳ hôn nhân chỉ có thể làm “phình to” hoặc “nhỏ lại” khối tài sản chung chứ không hề ảnh hưởng tới khối tài sản riêng của mình. Nghĩa là, vợ và chồng phải cùng có trách nhiệm trả nợ đối với phần tài sản nợ chung này.
Đánh bạc bằng bitcoin không vi phạm pháp luật?
Theo điều 248 (Tội đánh bạc) Bộ Luật Hình sự thì: “Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 249 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”. Như vậy, các bên đánh bạc được thua bằng bitcoin có bị cấu thành tội danh này không? - Thứ nhất, bitcoin không phải là vật vì chúng ta không thể nhìn thấy, đụng... vào nó. - Thứ hai, bitcoin không phải là tiền vì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không công nhận nó là tiền. Từ đó có thể kết luận: đánh bạc bằng bitcoin không vi phạm pháp luật. Đó là ý kiến chủ quan của mình, rất mong nhận được ý kiến góp ý từ thành viên!
Vợ phải trả tiền thua bài cho chồng
Thời gian qua, có thành viên thắc mắc: “Chồng tôi đánh bài thua và phải mượn tiền của người khác để trả nợ, giờ người ta đến đòi nợ thì tôi mới biết, vậy tôi có phải trả nợ cho chồng hay không? Theo tôi được biết, việc mượn tiền này không có sự đồng ý của tôi và đó là chuyện riêng của chồng nên chỉ có chồng tôi mới có nghĩa vụ trả”. Trả lời: Theo điều 27 Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2000 thì tài sản trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu hợp nhất. Tài sản ở đây bao gồm: tài sản có (khối tài sản thực có) và tài sản nợ (khối tài sản đang nợ người khác). Như vậy, khoản nợ do người chồng thua bài là tài sản nợ chung của cả hai vợ chồng nên trong trường hợp này vợ và chồng phải có nghĩa vụ trả. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, bởi lẽ người chồng mượn tiền đi đánh bài trong thời kỳ hôn nhân chỉ có thể làm “phình to” hoặc “nhỏ lại” khối tài sản chung chứ không hề ảnh hưởng tới khối tài sản riêng của mình. Nghĩa là, vợ và chồng phải cùng có trách nhiệm trả nợ đối với phần tài sản nợ chung này.