Thủ tục chốt sổ BHXH dành cho người sử dụng lao động mới nhất hiện nay
Chốt sổ BHXH là trách nhiệm của NSDLĐ sau khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động. Bài viết này sẽ hướng dẫn thủ tục chốt sổ BHXH dành cho NSDLĐ mới nhất hiện nay (1) Trách nhiệm chốt sổ BHXH của NSDLĐ Chốt sổ BHXH là việc NSDLĐ phối hợp với cơ quan BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN của NLĐ khi NLĐ dừng đóng BHXH do chấm dứt hợp đồng lao động, thôi việc, đủ tuổi nghỉ hưu,... Theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Bộ Luật Lao động 2019, khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động, NSDLĐ có trách nhiệm: - Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu NSDLĐ đã giữ của NLĐ - Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của NLĐ nếu NLĐ có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do NSDLĐ trả Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: "NSDLĐ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho NLĐ, xác nhận thời gian đóng BHXH khi NLĐ chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật". Như vậy, việc chốt sổ BHXH cho NLĐ là trách nhiệm của NSDLĐ sau khi chấm dứt hợp đồng lao động NLĐ đó. (2) Điều kiện được chốt sổ BHXH Để được chốt sổ BHXH cho NLĐ, NSDLĐ phải đáp ứng được 03 điều kiện sau: - Có đăng ký tham gia BHXH cho NLĐ - NLĐ đã nghỉ việc hoặc đã đủ điều kiện nghỉ hưu - NSDLĐ đóng đủ tiền BHXH tính đến ngày NLĐ nghỉ việc, trường hợp nợ tiền BHXH, NSDLĐ vẫn được thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH cho NLĐ Khi đáp ứng được 03 điều kiện này, NSDLĐ cần thực hiện ngay việc chốt sổ BHXH cho NLĐ trong tháng NLĐ nghỉ việc. Lưu ý: NSDLĐ phải làm thủ tục thông báo giảm lao động trước khi thực hiện việc chốt sổ. (3) Thủ tục chốt sổ BHXH dành cho NSDLĐ mới nhất hiện nay Như đề cập ở trên, để chốt sổ cho NLĐ, NSDLĐ sẽ thực hiện 02 thủ tục, trước tiên NSDLĐ phải thực hiện thủ tục thông báo giảm lao động rồi sau đó mới thực hiện tiếp thủ tục chốt sổ BHXH. Căn cứ vào Quyết định 595/QĐ-BHXH, Quyết định 896/QĐ/BHXH, Quyết định 490/QĐ-BHXH, Quyết định 1040/QĐ-BHXH, hồ sơ và trình tự thực hiện được quy định như sau: 1- Thông báo giảm lao động Thành phần hồ sơ: - Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS) - Danh sách lao động tham gia BHXH theo Mẫu DT02-LT Trình tự, thủ tục Bước 1: Nộp hồ sơ - NSDLĐ lập và nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan BHXH mà đơn vị tham gia đóng BHXH - Phương thức nộp: + Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia + Qua Bưu chính + Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp Bước 2: Nhận kết quả - Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ giải quyết hồ sơ của NSDLĐ - NSDLĐ nhận kết quả giải quyết theo phương thức tương tự lúc nộp hồ sơ 2- Chốt sổ BHXH Thành phần hồ sơ: - Phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 620 (1 bản) - Sổ BHXH (mẫu sổ cũ, 01 sổ/người) hoặc tờ bìa sổ BHXH (sổ mẫu mới, 01 tờ) kèm theo các tờ rời sổ BHXH (1 bản/người). - Danh sách xác nhận bổ sung quá trình đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN theo mẫu DS-XNBS. - Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu TK1-TS (1 bản/người); - Đơn vị lập danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN theo mẫu D02-TS (1 bản). Trình tự, thủ tục Bước 1: Nộp hồ sơ - NSDLĐ lập và nộp 01 bộ hồ sơ gửi về cơ quan BHXH mà mình tham gia đóng BHXH - Phương thức nộp: + Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia + Qua Bưu chính + Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp Bước 2: Nhận kết quả - Trong vòng 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ giải quyết hồ sơ, trường hợp cần bổ sung hồ sơ do thiếu hồ sơ, hồ sơ không hợp lệ hoặc có vấn đề phát sinh thì cơ quan BHXH sẽ có văn bản thông báo gửi về NSDLĐ. - NSDLĐ nhận kết quả giải quyết theo phương thức tương tự lúc nộp hồ sơ Lưu ý: - Khi có phát sinh giảm người lao động, đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan bảo hiểm xã hội qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó). - Trong trường hợp báo giảm lao động muộn không ty sẽ không bị xử phạt, tuy nhiên công ty sẽ phải đóng số tiền bảo hiểm y tế của các tháng báo giảm chậm và thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng hết tháng đó theo quy định tại điểm 2.1 khoản 2 điều 50 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH.
Người lao động nghỉ ngang có tự chốt sổ BHXH của mình được không?
NLĐ sau khi thôi việc thì NSDLĐ phải chấm dứt việc đóng BHXH của NLĐ bằng việc chốt sổ BHXH, vậy trong trường hợp NLĐ nghỉ ngang có được tự chốt sổ BHXH của mình không? (1) Chốt sổ BHXH là gì? Chốt sổ BHXH là một cách nói khác của việc xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN của NLĐ khi NLĐ dừng đóng BHXH tại nơi mình đang làm việc do chấm dứt hợp đồng lao động, thôi việc, đủ tuổi nghỉ hưu,... Ngày chốt sổ BHXH sẽ làm căn cứ để tính toán các chế độ BHXH cho NLĐ. Ngoài ra việc chốt sổ BHXH còn giúp NLĐ kiểm tra lại quá trình đóng BHXH của mình và giúp cơ quan BHXH dễ dàng quản lý dữ liệu về người tham gia BHXH. Có thể thấy, chốt sổ BHXH là một thủ tục quan trọng đối với NLĐ. Do đó, người lao động cần lưu ý thực hiện đúng quy trình và thủ tục chốt sổ BHXH để đảm bảo quyền lợi của mình. (2) NLĐ tự chốt sổ BHXH của mình được không? Theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Bộ Luật Lao động 2019, khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động, NSDLĐ có trách nhiệm: - Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu NSDLĐ đã giữ của NLĐ - Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của NLĐ nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do NSDLĐ trả Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: "NSDLĐ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho NLĐ, xác nhận thời gian đóng BHXH khi NLĐ chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật". Từ những căn cứ trên, có thể thấy trách nhiệm chốt sổ BHXH là của NSDLĐ, NSDLĐ phải hoàn thành việc chốt sổ BHXH với cơ quan BHXH và trả sổ BHXH, các loại giấy tờ mà NSDLĐ đã giữ của NLĐ. Hay nói cách khác, NLĐ không thể tự mình chốt sổ BHXH mà phải thông qua NSDLĐ, trừ trường hợp doanh nghiệp phá sản và nợ bảo hiểm nên không thể chốt sổ BHXH cho NLĐ. Nếu rơi vào trường hợp này, NLĐ có thể liên hệ với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện nơi công ty đặt trụ sở hoặc Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để được can thiệp giúp đỡ chốt sổ. (3) Người lao động nghỉ ngang có được chốt sổ BHXH không? Liên quan đến vấn đề này, pháp luật chỉ quy định NSDLĐ phải có trách nhiệm chốt sổ BHXH cho NLĐ trong tháng NLĐ nghỉ việc, không phân biệt NLĐ nghỉ việc vì lí do gì. Như vậy, dù NLĐ là nghỉ ngang, bị đuổi việc, mất việc hoặc nghỉ việc đúng pháp luật thì NSDLĐ vẫn có trách nhiệm phải chốt BHXH cho NLĐ. Theo đó, nếu NLĐ nghỉ ngang, chưa nhận lại sổ BHXH và giấy chốt BHXH thì có thể đến nơi đã từng làm việc để đề nghị được trả lại sổ BHXH, giấy chốt BHXH và giấy tờ khác mà NSDLĐ vẫn còn giữ của NLĐ (nếu có). (4) NLĐ chưa chốt sổ BHXH có được đóng BHXH tại nơi khác không? Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH, NLĐ đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ. Dựa vào quy định trên, nếu NSDLĐ không làm đúng trách nhiệm là chốt sổ BHXH cho NLĐ đã chấm dứt hợp đồng lao động với mình sẽ phải gánh khoản chi phí đóng BHXH cho người NLĐ. Do đó, thông thường khi NLĐ nghỉ việc, NSDLĐ sẽ thực hiện ngay thao tác chốt sổ BHXH để giảm những khoản phí đóng BHXH cho NLĐ đã nghỉ việc. Như vậy, chỉ cần NSDLĐ làm đúng trách nhiệm của mình, thì dù NLĐ có lấy giấy chốt sổ BHXH hay chưa vẫn sẽ được đóng BHXH tại công ty mới, chỉ trừ trường hợp NSDLĐ chỗ làm trước vẫn chưa báo giảm lao động, chưa làm đúng trách nhiệm thì NLĐ mới không được đóng BHXH tại công ty mới.
Chưa chốt sổ BHXH thì có được đóng bảo hiểm ở doanh nghiệp mới?
Khi làm việc tại môi trường doanh nghiệp thì người lao động (NLĐ) được doanh nghiệp đóng BHXH bắt buộc, đây là phúc lợi của NLĐ. Vậy khi nghỉ việc ở doanh nghiệp cũ mà chưa chốt sổ BHXH thì sang doanh nghiệp mới thì có được tiếp tục đóng BHXH? 1. Chốt sổ BHXH là gì? Có thể hiểu chốt sổ BHXH là ghi quá trình đóng BHXH, BHTN trên sổ BHXH của NLĐ dừng đóng bảo hiểm tại một đơn vị. Việc chốt sổ BHXH được thực hiện khi NLĐ không còn làm việc ở công ty nữa, khi lao động nghỉ việc hoặc khi công ty ngừng hoạt động. Khi đã dừng đóng BHXH thì các phúc lợi từ bảo hiểm cũng không gia tăng thêm số tiền được đóng sau khi đã chốt sổ. 2. Trách nhiệm chốt sổ BHXH của doanh nghiệp Căn cứ khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động (doanh nghiệp) có trách nhiệm sau khi chốt sổ BHXH khi người lao động đã nghỉ việc thì thực hiện: - Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động. - Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả. Do đó, NLĐ sau khi nghỉ việc (chấm dứt hợp đồng lao động với công ty cũ) thì doanh nghiệp cũ có trách nhiệm hoàn thành xác nhận thời gian đóng BHXH (chốt sổ BHXH) và trả lại sổ BHXH cho người lao động. 3. Quy định về đóng BHXH của NLĐ khi công ty cũ chưa chốt sổ Hiện hành, vẫn chưa có văn bản pháp lý nào quy định việc chưa chốt sổ BHXH tại công ty cũ thì không được đóng BHXH ở công ty mới. Do đó, trong trường hợp NLĐ đến công ty mới làm việc mà công ty cũ vẫn chưa chốt sổ BHXH thì NLĐ hoàn toàn vẫn có thể đóng bảo hiểm ở công ty mới, đây vừa là quyền lợi của NLĐ và cũng là trách nhiệm của công ty mới. Tuy nhiên, cần lưu ý trường hợp công ty cũ chưa báo giảm lao động thì chưa thể đóng BHXH ở công ty mới. Vì vậy, nếu xảy ra trường hợp này thì NLĐ cần thực hiện như sau: Thông thường khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động thì công ty cũ sẽ báo giảm lao động ngay tại tháng NLĐ chấm dứt hợp đồng, để giảm những khoản phí đóng BHXH cho NLĐ đã nghỉ việc. Trường hợp công ty cũ chưa báo giảm lao động thì NLĐ chưa thể đóng BHXH tại công ty mới, do khi này người lao động được xác định là có đồng thời 02 hợp đồng lao động với các đơn vị khác nhau. Vì thế, căn cứ khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, NLĐ đồng thời có từ 02 hợp đồng trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì NLĐ đóng BHXH và BHTN theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất, đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động. Như vậy, theo thường lệ thì doanh nghiệp làm đúng trách nhiệm của mình thì dù chốt sổ BHXH hay không NLĐ vẫn được đóng bảo hiểm ở công ty mới. Chỉ khi công ty cũ không báo giảm lao động thì NLĐ không thể tham gia BHXH tại công ty mới.
NLĐ bị sa thải có được tự chốt sổ BHXH hay không?
Trong một số trường hợp NLĐ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải thì có được tự chốt sổ BHXH hay không? Những trường hợp nào NLĐ bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải? Căn cứ Khoản 4 Điều 125 Bộ Luật lao động 2019 quy định các hình thức áp dụng xử lý kỷ luật sa thải như sau: Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp: - Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc; - Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động; - Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật lao động 2019; - Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. NLĐ có tự chốt sổ BHXH khi bị sa thải được không? Căn cứ tại Khoản 3 Điều 48 Bộ Luật lao động 2019 quy định Trách nhiệm của người sử dụng lao động bao gồm: - Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động; - Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.” Như vậy, theo quy định của pháp luật, trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội là của người sử dụng lao động và người lao động chỉ được tự chốt sổ nếu công ty giải thể, phá sản. Do đó, NLĐ không thể tự mình chốt sổ bảo hiểm khi công ty đang hoạt động bình thường. Trường hợp, công ty không chốt sổ BHXH, người lao động có thể liên hệ với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện nơi công ty đặt trụ sở hoặc Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để được can thiệp giúp đỡ chốt sổ. Hồ sơ chốt sổ BHXH cho NLĐ (dành cho NSDLĐ) Để tiến hành chốt sổ, đơn vị cần chuẩn bị các giấy tờ sau: - 01 phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 103, kê khai các giấy tờ đi kèm. - 01 mẫu D02-TS kê khai danh sách lao động cần thực hiện chốt sổ Bảo hiểm. - Sổ Bảo hiểm xã hội của người lao động. - 01 Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định nghỉ việc hoặc giấy tờ chứng minh đơn vị chuyển địa chỉ (trường hợp đơn vị chuyển Cơ quan BHXH quản lý). - Mẫu TK01-TS kê khai các thông tin cần thay đổi (trong trường hợp lao động cần điều chỉnh thông tin). - Thẻ Bảo hiểm Y tế của người lao động còn thời hạn sử dụng.
Doanh nghiệp có được chốt sổ BHXH muộn?
Chốt sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) tại doanh nghiệp thường là công việc bắt buộc phải thực hiện sau khi người lao động (NLĐ) nghỉ việc tại công ty đó. Qua đó giúp bên kinh doanh bảo hiểm có thể dễ dàng quản lý số lượng thực tế người tham gia bảo hiểm. Dù vậy, trong thực tế nhiều doanh nghiệp chậm chốt sổ BHXH xảy ra thường xuyên ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ cũng như bên bảo hiểm. Nguyên nhân đa phần là NLĐ sau khi ký hợp đồng chính thức tham gia BHXH rồi nghỉ việc, để chốt sổ BHXH doanh nghiệp thường đợi số lượng lớn mới chốt sổ một lần. Vậy, trong trường hợp này doanh nghiệp có được chốt sổ BHXH muộn hay không? Khi nào phải chốt sổ bảo hiểm xã hội? Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 giải thích BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. Trong đó, bao gồm 02 loại BHXH là bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện: (1) BHXH bắt buộc gồm các chế độ như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. (2) BHXH tự nguyện gồm các chế độ là hưu trí và tử tuất. Lưu ý: BHXH hưu trí do Chính phủ quy định. Theo đó, doanh nghiệp chỉ chốt sổ BHXH đối với BHXH bắt buộc cho NLĐ. Cụ thể sổ BHXH được cấp cho từng NLĐ để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm và là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH theo quy định. Nhằm ghi lại quá trình đóng BHXH, BHTN trên sổ của người tham gia dừng đóng BHXH tại một đơn vị. Việc này được thực hiện khi NLĐ không còn làm việc ở công ty nữa. Thời gian chốt sổ BHXH cho NLĐ Về nguyên tắc giải quyết chốt sổ BHXH thì doanh nghiệp cần thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Bộ luật Lao động 2019 có nói rõ trách nhiệm của NSDLĐ phải hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu NSDLĐ đã giữ của NLĐ. Dù vậy, quy định hiện hành về lao động lẫn bảo hiểm chưa có quy định cụ thể về thời gian chốt sổ BHXH. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện chốt sổ BHXH đối với bên bảo hiểm, theo đó NSDLĐ cần thông báo về việc cắt giảm lao động trong thời hạn 10 ngày thì sẽ nhận được kết quả. Sau thời gian này doanh nghiệp chỉ mới thực hiện thủ tục thông báo giảm lao động chứ chưa chốt sổ cho NLĐ. NSDLĐ thực hiện việc chốt sổ BHXH cho NLĐ và sẽ được giải quyết trong 05 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ cho cơ quan BHXH. Trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện việc chốt sổ muộn so với thời gian trên thì NSDLĐ phải liên hệ với phía bên BHXH để tiến hành chốt sổ BHXH nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của NLĐ. Doanh nghiệp phải có công văn giải trình gửi tới cơ quan bảo hiểm. Nội dung công văn giải trình phải giải thích rõ ràng lí do vì sao công ty chốt sổ BHXH muộn và giải trình từng trường hợp cụ thể đối với từng NLĐ. Xử phạt doanh nghiệp không thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH Doanh nghiệp phải phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho NLĐ, đồng thời người sử dụng lao động xác nhận thời gian đóng BHXH khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp doanh nghiệp là tổ chức không thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH gây ảnh hưởng đến quyền của NLĐ thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau: Phạt tiền từ 1 triệu đồng - 3 triệu đồng khi vi phạm với mỗi NLĐ. Nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với NSDLĐ có hành vi không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng BHTN. Lưu ý: trường hợp đối tượng vi phạm là cá nhân thì mức phạt bằng ½ so với tổ chức. Như vậy, trường hợp doanh nghiệp chậm chốt sổ cho NLĐ vẫn được chấp nhận nếu trong trường hợp có nhiều lao động nghỉ việc theo các khoản thời gian khác nhau và liên tục thì có thể gộp một lần danh sách chốt sổ nhưng phải có giải trình với bên bảo hiểm. Nếu doanh nghiệp trốn tránh việc chốt sổ thì có thể bị xử phạt hành chính lên đến 75 triệu đồng.
Chốt sổ BHXH khi cơ quan BHXH chưa ghi nhận tiền đóng BHXH
Anh hỏi vấn đề liên quan đến bảo hiểm như sau: Tại ngày cuối của tháng bên anh mới chốt lương và chuyển tiền trả bào hiểm căn cứ vào bảng lương của nhân viên nhưng khi bên anh chuyển khoản 24/07 là ngày cuối của tháng, theo nguyên tắc Bảo hiểm xã hội đã nhận được tiền, nhưng khi nhân viên bên anh gửi hồ sơ chốt sổ lên bảo hiểm xã hội, kêu bên anh thiếu tiền không chốt sổ bảo hiểm cho nhân viên, thì bên anh làm việc bảo hiểm, nói là bên bảo hiểm xã hội chưa ghi nhận số tiền ngày cuối của tháng và họ ghi ngận ngày 02 sau đó họ tính lãi suất chậm nộp, và bắt bên anh chuyển tiền lãi sau đó mới chốt sổ, thật sự quá vô lý. Bên anh hỏi nếu vậy bên anh muốn có con số tạm tính bảo hiểm để chuyển trước, xem như căn cứ số tạm tính bảo hiểm đưa, nhưng họ kêu cũng không được, vậy có văn bản hoặc công văn nào, mà kêu doanh thiếu mấy chục ngàn không chốt sổ hoặc thiếu tiền mà cũng không phải thiếu tiền mà thiếu chức trách của cơ quan BH ghi nhận không kịp thời thì đúng hơn, nghĩ sao kêu anh chuyển khoản 60 mấy ngàn tiền lại chậm 2 ngay yêu cầu doanh nghiệp chuyển. Rất mong hỗ trợ của các thành viên.
Cho Em hỏi về BHXH khi đã nghỉ việc?
Chuyện là như vầy, em đã nghỉ việc được 1 tháng thì bên cty gọi cho em nói là do lỗi hê thống bên cty đã báo cho bhxh ngừng đóng bhxh cho e rồi mà bên kia ko nhận được, nên bây giờ e phải đóng 100% bhxh là 1tr8 ( lúc e đi làm ,đóng tất cả bảo hiểm chỉ 400k). Theo như vậy, e có nên đóng ko hay là ko cần đóng luôn vậy các anh chị? Em cảm thấy oan ức quá, trách nhiệm này thuộc về ai vậy anh chị?
Công ty cũ không chốt sổ BHXH thì NLĐ có nộp tiếp BHXH ở công ty mới không?
Cơ quan tôi có trường hợp NLĐ không chốt được sổ ở Công ty cũ, khi sang cơ quan tôi thì họ chỉ cung cấp số sổ, tôi dùng số sổ này để báo tăng lao động và nộp BHXH. Tuy nhiên sau một thời gian họ được chuyển từ hợp đồng vào biên chế thì bên Bảo hiểm trả lời không làm tăng biên chế được. Tuy nhiên kế toán vẫn nộp tiền BHXH đúng với hệ số lương mới của NLĐ. Đến khi có phần mềm BHXH, tôi làm tăng biên chế trên hệ thống phần mềm thì lại được chấp nhận nhưng BHXH lại tính tiền phạt và tiền lãi cho tôi do làm tăng chậm. (Đến bây giờ công ty cũ vẫn không chốt sổ cho NLĐ đó vì nợ nần cá nhân). Vậy xin Luật sư tư vấn cho tôi rằng BHXH tính tiền phạt như vậy có đúng không, tại sao ban đầu nộp hồ sơ giấy BHXH không chấp nhận nhưng làm trên hệ thống phần mềm thì lại được? nếu công ty cũ vẫn không chốt sổ BHXH cho NLĐ thì khi NLĐ nghỉ việc bên cơ quan tôi thì tôi có chốt sổ cho họ được không? Vì hiện tại tôi thấy khi lao động nghỉ việc tôi chỉ báo giảm D02 trên hệ thống phần mềm và BHXH sẽ trả về tờ rời cho NLĐ chứ không cần nộp sổ BHXH.
Người lao động có thể tự chốt BHXH khi công ty cũ phá sản
Căn cứ Khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 sửa đổi Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH. Như vây, người lao động sẽ được chốt sổ bảo hiểm đến thời điểm doanh nghiệp đã đóng cho NLĐ để tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty mới. Còn thời gian doanh nghiệp nợ đóng BHXH thì được bổ sung sau khi công ty hoàn thành thủ tục phá sản doanh nghiệp. Nếu mà khi phá sản công ty vẫn không bổ sung được khoản tiền tham gia bảo hiểm xã hội cho thời gian còn nợ thì thời gian này coi như người lao động không tham gia bảo hiểm xã hội và việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội diễn ra bình thường. Theo đó thì trường hợp công ty phá sản, người lao động có thể tự chốt sổ BHXH.
Xin chào luật sư. 23/2/2017 tôi có đi làm và đóng bảo hiểm tại cty, tôi xin nghỉ việc từ ngày 25/5/2020. Nhưng đến hôm nay 22/06/2020 tôi có lên cty để lấy quyết định nghỉ việc và sổ bảo hiểm thì được báo hiện tại cty đang nợ tiền bảo hiểm từ tháng 2/2020 đến nay nên hiện tại chưa có sổ, tôi có hỏi là khi nào thì được trả lời là chưa rõ, nhưng theo được biết nếu quá 3 tháng không làm đơn lãnh tiền BHTN sẽ bị mất. Vậy xin thưa luật sư với trường hợp này tôi nên làm gì ạ. Có phải cty đang thực hiện sai điều luật hợp đồng với tôi không ạ. Cty tôi làm là ngành dịch vụ ăn uống trong thời gian dịch đã thiếu tiền lương rất lâu mới thanh toán, nếu quá 3 tháng chưa có sổ trong trường hợp này tôi nên làm gì ạ, xin cảm ơn luật sư góp ý
Đầu tiên, để chốt sổ BHXH cho người lao động thì doanh nghiệp cần thì cần làm thủ tục báo giảm lao động tham gia BHXH. Xem thêm Hướng dẫn báo giảm lao động trên phần mềm EFY eBHXH: https://baohiemxahoidientu.vn/tai-phan-mem.html https://baohiemxahoidientu.vn/huong-dan-bhxh/huong-dan-bao-giam-lao-dong-tham-gia-bhxh-bhyt-bhtn-bat-buoc-tren-phan-mem-efy-ebhxh.html Hồ sơ chuẩn bị cần có để báo giảm lao động: - Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT(mẫu D02-TS theo Quyết Định 595/QĐ-BHXH năm 2017); - Bản trả thẻ BHYT đối với trường hơp đơn vị đã nộp trước đó (nếu có); - Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 bản/người); - Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động Hoàn thiện các hồ sơ trên rồi gửi cho cơ quan BHXH quản lý Sau khi báo giảm BHXH thành công chúng ta tiến hành làm hồ sơ chốt sổ BHXH như sau: Thử tục Chốt sổ BHXH Hồ sơ: Căn cứ Phiếu giao nhận hồ sơ 620/………../SO áp dụng từ ngày 27/11/2017 hồ sơ gồm: - Sổ BHXH (mẫu sổ cũ, 01 sổ/người) hoặc tờ bìa sổ BHXH (sổ mẫu mới, 01 tờ bìa/người); - Các tờ rời sổ BHXH; - Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người mẫu kèm theo Quyết Định 595/QĐ-BHXH năm 2017); Hoàn tất các hồ sơ trên rồi gửi cho cơ quan BHXH quản lý.
Khi chốt sổ BHXH, thì BHTN có được tự động bảo lưu khi không xin trợ cấp không?
Kính gửi các luật sư của Thư Viện Pháp Luật. Tôi có một thắc mắc xin được nhờ các luật sư tư vấn giúp. Cụ thể câu hỏi của tôi như sau: Tôi đang lao động tại nước ngoài và thời gian qua tôi vẫn tham gia BHXH, BHTN, BHYT đều đặn. Tính đến nay đã trên 12 năm. Nay tôi muốn xin dừng tham gia bảo hiểm và chốt sổ BHXH để xin được hưởng trợ cấp BHXH 1 lần. Nhưng tôi chỉ muốn xin hưởng BHXH, còn BHTN thì tôi muốn để đó tích lũy cho sau này khi tôi tiếp tục tham gia lại bảo hiểm. Vậy tôi xin hỏi trường hợp của tôi chỉ lấy BHXH thì BHTN có tự động được bảo lưu và được tính dồn tiếp tục khi tôi tham gia bảo hiểm lại hay không? Hay tôi phải làm công văn lên BHTN để xin được bảo lưu? Nếu được tự động bảo lưu hay làm công văn bảo lưu thì được bảo lưu trong bao nhiêu năm? Tôi xin chân thành cảm ơn về sự tư vấn của quý luật sư và chúc cho trang thuvienphapluat ngày càng hoạt động mạnh mẽ để cung cấp thêm nhiều kiến thức pháp luật cho những người lao động chúng tôi. Chào thân ái!
Làm thế nào để chốt sổ BHXH khi nghỉ việc ngang?
Mong được mọi người tư vấn giúp e ạ. Vấn đề của e là e có tham gia đóng BHXH ở công ty A và sau đó e nghỉ ngang ko chốt sổ BHXH. Đến khi e đi làm ở cty B thì cty có hỏi về sổ BHXH của cty trước ,e có mang số sổ đi nộp cho cty nhưng cty hỏi chốt sổ chưa thì e bảo e nghỉ ngang nên ko chốt được. Sau đó cty B bảo e cứ nộp số sổ cho họ. Khi e về có lên mạng tra về quá trình tham gia đóng BHXH của mình thì chỉ thấy tra được quá trình ở cty A còn cty B thì ko. Vậy mọi người cho e hỏi giờ e muốn chốt sổ thì phải làm sao? Và tại sao e tra quá trình đóng BHXH ở cty B lại ko ra. E xin cám ơn!
Đại diện làm thủ tục chốt sổ BHXH có được không?
Ông em đến tuổi nghỉ hưu, mất sức lao động 69 % (có biên bản giám định). Nhưng công ty cũ không làm chốt sổ bảo hiểm để ông em được hưởng quyền lợi. Vậy em có thể đến cơ quan đăng ký BHXH của cty cũ của ông em nhờ chốt công nợ để tự nộp tiền được không? Và thủ tục cần những hồ sơ gì ạ?
Tư vấn giúp! Mình nghỉ công ty cũ từ ngày 1/6/2017, và đã báo cắt bảo hiểm. Mình tham gia đóng bảo hiểm ở công ty được 19 tháng và muốn rút sổ bảo hiểm để hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nhưng đến nay đã 2 tháng rưỡi rồi kế toán báo chưa rút được sổ, cơ quan bảo hiểm trả về đến 4 lần và báo là lỗi phần mềm, trong khi đó bên mình nộp bảo hiểm tháng 5 còn thừa 10tr. Mình chỉ còn 15 ngày nữa để giải quyết bảo hiểm thất nghiệp, nếu k chốt được sổ thì giải quyết thế nào được ạ, xin nhờ tư vấn giúp Trân trọng!
Thủ tục chốt sổ cho người lao động
Em xin chào Luật sư ! Em lần đầu làm Bảo hiểm báo giảm quá trình đóng cho người lao động. Em có thắc mắc muốn nhờ luật sư giải đáp giúp em như sau: Với những trường hợp mình biết ng ta nghỉ việc vào cuối tháng 4 ( bao gồm nghỉ ngang và tự viết đơn nghỉ) nếu đủ 14 công thì em vẫn đóng bảo hiểm tháng 4 bình thường cho người lao động là đúng đúng không ạ ? nhưng có trường hợp như người lao động tên phước ở cty em nghỉ ngang trong tháng 4, hoặc người lao động làm không đủ 14 công trong tháng 4, thì tháng 4 em vẫn báo giảm bình thường trong t4 phải ko, chỗ " hiệu lực từ ngày:... trong phần mềm TS24 là em để ngày nghỉ việc chính thức của họ. vậy bên phần mềm nó có tính đóng bảo hiểm của tháng 4 cho nhân viên phước không ạ, và nếung này nghỉ ví dụ là 20 / 04 đi, nhưng đi làm k đủ 14 công, nghỉ ngang, nghỉ bênh... gì đó, nếu em để ngày hiệu lực 20/04 vậy BH có mặc định tính bảo hiểm tháng 4 không? người lao động nghỉ t4 thì em báo giảm tháng 4, nếu không đủ công thì mặc định không đóng bh phải không luật sư? em rối quá mong luật sư tư vấn giùm em ạ
Thời gian chốt sổ và trả sổ BHXH cho người lao động
Tôi muốn hỏi thời gian quy định thời gian chốt sổ và trả sổ BHXH cho người lao động được quy định bao lâu tại điều nào của luật nào. BHXH Việt Nam trả lời: Theo quy định tại khoản 4, Điều 31 và điểm 3.6, khoản 3, Điều 33 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của BHXH Việt Nam ban hành quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT: - Hàng năm, cơ quan BHXH thực hiện in tờ rời sổ BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH, BH thất nghiệp của năm trước (đến 31/12) để gửi cho người đang tham gia BHXH, BH thất nghiệp. - Khi người lao động ngừng tham gia BHXH, BH thất nghiệp thì thực hiện chốt sổ BHXH. Thời hạn chốt sổ BHXH không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Người lao động có được đóng hết tiền BHXH của mình để chốt sổ
Hiện nay vẫn tồn tại tình trạng nhiều doanh nghiệp không đóng "kịp" BHXH cho NLĐ, vì thế dẫn đến tình trạng khi người lao động nghỉ việc mà vẫn không chốt được sổ Bảo hiểm xã hội. Trước tình trạng này nhiều NLĐ đã liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH nơi mình đang tham gia yêu cầu được đóng trước khoản tiền của mình để chốt sổ. Nhưng thực tế ra sao, mời các bạn xem hướng dẫn của BHXH về việc này: Căn cứ quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 2; Khoản 3, Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; Điểm a, Khoản 1, Điều 12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi 2014 người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có từ đủ 3 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT; trường hợp người lao động làm việc dưới 14 ngày trong tháng thì không phải đóng BHXH nhưng vẫn thuộc đối tượng tham gia BHYT. Căn cứ quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 20 Luật BHYT năm 2008 và Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, nghỉ việc không thuộc đối tượng tham gia BHYT phải nộp lại thẻ BHYT còn giá trị sử dụng cho Công ty để lập hồ sơ báo giảm, kịp thời gửi cơ quan BHXH. Theo Điều 4 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT; Khoản 2, Điều 11 Luật BHYT năm 2008 và Khoản 1, Điều 49 sửa đổi, bổ sung Luật BHYT, các hành vi vi phạm các quy định của Luật BHYT và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến BHYT thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Người lao động không đóng thay phần BHXH của doanh nghiệp Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 19, Khoản 2, Điều 21, Khoản 1, Điều 85, và Khoản 1, Điều 86 Luật BHXH năm 2014, hàng tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH và trích từ tiền lương, tiền công phần trách nhiệm đóng BHXH của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH theo quy định. Theo quy định tại Khoản 3, Điều 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định đối với người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động. Do đó, không có căn cứ để người lao động tự nguyện đóng BHXH bắt buộc bao gồm cả phần trách nhiệm đóng của người sử dụng lao động. Theo Chinhphu.vn
“Cháy cơ quan BHXH vì không chốt BH cho người lao động” ?
Mấy nay đọc báo rồi lướt các trang mạng, thấy dân tình bức xúc chuyện người lao động đóng BHXH đúng hạn theo quy định pháp luật nhưng vẫn chưa được chốt sổ BHXH khi về hưu hay khi nghỉ hưởng chế độ thai sản. Rồi mình còn nghe phong phanh, tin “cháy cơ quan BHXH do không chốt sổ BHXH”, tìm trong các báo không thấy, mới vỡ lẽ tin đó ám chỉ việc bức xúc của nhiều người lao động hiện nay trong việc chậm trễ chi trả chế độ BHXH. Có người ròng rã mấy năm trời chỉ để đi đòi quyền lợi BHXH. Điển hình là vụ việc này: http://nld.com.vn/ban-doc/gian-nan-di-doi-che-do-bhxh-20150622213446369.htm Sự việc chậm trễ chi trả BHXH không phải chỉ diễn ra mới đây mà đã tồn tại từ những năm trước đây, có điều tốc độ lan truyền thông tin hiện nay mạnh mẽ hơn trước. Vì thế, vấn đề này được đem lên bàn cân để mổ xẻ. Hiện nay, quy định pháp luật đã có cơ chế nào xử lý khi cơ quan BHXH chậm trễ trong việc chốt sổ BHXH cho người lao động chưa? Trong khi thực tế, theo quy định pháp luật có quy định về tiền phạt chậm đóng BHXH. Mức lãi suất chậm đóng, truy đóng BHXH, BHTN áp dụng từ ngày 01/01/2015 là 7.54%/năm (tương đương 0.628%/tháng) theo Công văn 542/BHXH-THU. Một số cơ quan BHXH đổ lỗi cho việc thiếu thủ tục này, thủ tục nọ. Bắt đầu tham gia đóng BHXH thì dễ nhưng đến lúc muốn đóng lại rất khó, nhập nhằng nhiều thủ tục, khiến cho người lao động cảm thấy rối khi muốn nhận tiền BHXH. Đó chính là lý do khiến người lao động bức xúc khi Luật bảo hiểm xã hội 2014 ra đời, bãi bỏ quy định về việc cho hưởng BHXH 1 lần sau 1 năm nghỉ việc. Sau sự phản đối của đông đảo công nhân, đến chiều ngày hôm qua 22/6/2015, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần sau 1 năm nghỉ việc. Thiết nghĩ, nếu việc nhận BHXH khi người lao động có nhu cầu chốt sổ ví như đến tuổi nghỉ hưu hay nghỉ thai sản dễ dàng thì cũng không xảy ra sự bức xúc khi thay đổi cơ chế tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 vừa qua.
DN nợ đóng BHXH, người lao động chốt sổ thế nào?
DN nợ đóng BHXH khiến cho người lao động khi muốn chốt sổ cũng không thể hoàn thành được đang là vấn nạn nhức nhối hiện nay. Nhiều người lao động hàng tháng ký bảng lương có trích tiền lương của mình đóng BHXH hẳn hoi, nhưng đến khi nghỉ việc ở công ty mới biết công ty mình nợ đóng BHXH mấy tháng nay. Nhiều người lao động tỏ ra rất bức xúc về vấn đề này, tuy nhiên lại không biết hướng xử lý như thế nào? Dưới đây là đề xuất 02 phương án giải quyết, các thành viên Dân Luật có thêm phương án nào hay thì giúp mình bổ sung nhé. Phương án 1: (áp dụng với trường hợp doanh nghiệp đang gặp khó khăn về kinh tế) Theo Điểm b Mục 2 Công văn 2266/BHXH-BT năm 2013 có quy định: Đối với doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ BHXH, BHYT, nếu giám đốc doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan BHXH cam kết trả đủ tiền nợ BHXH, BHYT và thực hiện đóng trước BHXH, BHYT đối với người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ BHXH và chốt sổ BHXH, thì giám đốc BHXH tỉnh xem xét, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận thực trạng khó khăn của doanh nghiệp để giải quyết. Bạn thương lượng với giám đốc doanh nghiệp viết công văn cam kết gửi đến cơ quan BHXH, lúc này cơ quan BHXH sẽ phối hợp với Sở Lao động Thương binh Xã hội xác nhận và giải quyết chốt sổ BHXH cho bạn. Phương án 2: (áp dụng với các doanh nghiệp thuộc nhóm còn lại) Bạn có thể khiếu nại lên Phòng Lao động Thương binh Xã hội hay Thanh tra Sở Lao động Thương binh xã hội để được can thiệp. Đồng thời, bạn có thể lấy sổ BHXH (sổ mẫu cũ hoặc tờ bìa sổ) nộp cho Công ty nơi bạn đang làm việc, đồng thời kèm theo đơn đề nghị (mẫu D01-TS) khóa quá trình đã tham gia BHXH, BHTN ở Công ty cũ (khoảng thời gian doanh nghiệp cũ đóng đủ BHXH cho bạn) do nợ để chốt quá trình tham gia BHXH tại Công ty mới khi bạn nghỉ việc. Thực trạng hiện nay, nhiều doanh nghiệp trốn đóng BHXH nhưng việc xử phạt hành chính chưa đủ sức răn đe họ, việc cơ quan BHXH khởi kiện các doanh nghiệp nợ BHXH đặc biệt là với các doanh nghiệp giải thể, phá sản dường như là điều bất khả thi. Dự thảo Bộ luật hình sự đang được lấy ý kiến “Có nên phạt tù với các doanh nghiệp trốn đóng BHXH không?”
Thủ tục chốt sổ BHXH dành cho người sử dụng lao động mới nhất hiện nay
Chốt sổ BHXH là trách nhiệm của NSDLĐ sau khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động. Bài viết này sẽ hướng dẫn thủ tục chốt sổ BHXH dành cho NSDLĐ mới nhất hiện nay (1) Trách nhiệm chốt sổ BHXH của NSDLĐ Chốt sổ BHXH là việc NSDLĐ phối hợp với cơ quan BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN của NLĐ khi NLĐ dừng đóng BHXH do chấm dứt hợp đồng lao động, thôi việc, đủ tuổi nghỉ hưu,... Theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Bộ Luật Lao động 2019, khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động, NSDLĐ có trách nhiệm: - Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu NSDLĐ đã giữ của NLĐ - Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của NLĐ nếu NLĐ có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do NSDLĐ trả Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: "NSDLĐ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho NLĐ, xác nhận thời gian đóng BHXH khi NLĐ chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật". Như vậy, việc chốt sổ BHXH cho NLĐ là trách nhiệm của NSDLĐ sau khi chấm dứt hợp đồng lao động NLĐ đó. (2) Điều kiện được chốt sổ BHXH Để được chốt sổ BHXH cho NLĐ, NSDLĐ phải đáp ứng được 03 điều kiện sau: - Có đăng ký tham gia BHXH cho NLĐ - NLĐ đã nghỉ việc hoặc đã đủ điều kiện nghỉ hưu - NSDLĐ đóng đủ tiền BHXH tính đến ngày NLĐ nghỉ việc, trường hợp nợ tiền BHXH, NSDLĐ vẫn được thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH cho NLĐ Khi đáp ứng được 03 điều kiện này, NSDLĐ cần thực hiện ngay việc chốt sổ BHXH cho NLĐ trong tháng NLĐ nghỉ việc. Lưu ý: NSDLĐ phải làm thủ tục thông báo giảm lao động trước khi thực hiện việc chốt sổ. (3) Thủ tục chốt sổ BHXH dành cho NSDLĐ mới nhất hiện nay Như đề cập ở trên, để chốt sổ cho NLĐ, NSDLĐ sẽ thực hiện 02 thủ tục, trước tiên NSDLĐ phải thực hiện thủ tục thông báo giảm lao động rồi sau đó mới thực hiện tiếp thủ tục chốt sổ BHXH. Căn cứ vào Quyết định 595/QĐ-BHXH, Quyết định 896/QĐ/BHXH, Quyết định 490/QĐ-BHXH, Quyết định 1040/QĐ-BHXH, hồ sơ và trình tự thực hiện được quy định như sau: 1- Thông báo giảm lao động Thành phần hồ sơ: - Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS) - Danh sách lao động tham gia BHXH theo Mẫu DT02-LT Trình tự, thủ tục Bước 1: Nộp hồ sơ - NSDLĐ lập và nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan BHXH mà đơn vị tham gia đóng BHXH - Phương thức nộp: + Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia + Qua Bưu chính + Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp Bước 2: Nhận kết quả - Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ giải quyết hồ sơ của NSDLĐ - NSDLĐ nhận kết quả giải quyết theo phương thức tương tự lúc nộp hồ sơ 2- Chốt sổ BHXH Thành phần hồ sơ: - Phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 620 (1 bản) - Sổ BHXH (mẫu sổ cũ, 01 sổ/người) hoặc tờ bìa sổ BHXH (sổ mẫu mới, 01 tờ) kèm theo các tờ rời sổ BHXH (1 bản/người). - Danh sách xác nhận bổ sung quá trình đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN theo mẫu DS-XNBS. - Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu TK1-TS (1 bản/người); - Đơn vị lập danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN theo mẫu D02-TS (1 bản). Trình tự, thủ tục Bước 1: Nộp hồ sơ - NSDLĐ lập và nộp 01 bộ hồ sơ gửi về cơ quan BHXH mà mình tham gia đóng BHXH - Phương thức nộp: + Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia + Qua Bưu chính + Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp Bước 2: Nhận kết quả - Trong vòng 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ giải quyết hồ sơ, trường hợp cần bổ sung hồ sơ do thiếu hồ sơ, hồ sơ không hợp lệ hoặc có vấn đề phát sinh thì cơ quan BHXH sẽ có văn bản thông báo gửi về NSDLĐ. - NSDLĐ nhận kết quả giải quyết theo phương thức tương tự lúc nộp hồ sơ Lưu ý: - Khi có phát sinh giảm người lao động, đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan bảo hiểm xã hội qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó). - Trong trường hợp báo giảm lao động muộn không ty sẽ không bị xử phạt, tuy nhiên công ty sẽ phải đóng số tiền bảo hiểm y tế của các tháng báo giảm chậm và thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng hết tháng đó theo quy định tại điểm 2.1 khoản 2 điều 50 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH.
Người lao động nghỉ ngang có tự chốt sổ BHXH của mình được không?
NLĐ sau khi thôi việc thì NSDLĐ phải chấm dứt việc đóng BHXH của NLĐ bằng việc chốt sổ BHXH, vậy trong trường hợp NLĐ nghỉ ngang có được tự chốt sổ BHXH của mình không? (1) Chốt sổ BHXH là gì? Chốt sổ BHXH là một cách nói khác của việc xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN của NLĐ khi NLĐ dừng đóng BHXH tại nơi mình đang làm việc do chấm dứt hợp đồng lao động, thôi việc, đủ tuổi nghỉ hưu,... Ngày chốt sổ BHXH sẽ làm căn cứ để tính toán các chế độ BHXH cho NLĐ. Ngoài ra việc chốt sổ BHXH còn giúp NLĐ kiểm tra lại quá trình đóng BHXH của mình và giúp cơ quan BHXH dễ dàng quản lý dữ liệu về người tham gia BHXH. Có thể thấy, chốt sổ BHXH là một thủ tục quan trọng đối với NLĐ. Do đó, người lao động cần lưu ý thực hiện đúng quy trình và thủ tục chốt sổ BHXH để đảm bảo quyền lợi của mình. (2) NLĐ tự chốt sổ BHXH của mình được không? Theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Bộ Luật Lao động 2019, khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động, NSDLĐ có trách nhiệm: - Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu NSDLĐ đã giữ của NLĐ - Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của NLĐ nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do NSDLĐ trả Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: "NSDLĐ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho NLĐ, xác nhận thời gian đóng BHXH khi NLĐ chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật". Từ những căn cứ trên, có thể thấy trách nhiệm chốt sổ BHXH là của NSDLĐ, NSDLĐ phải hoàn thành việc chốt sổ BHXH với cơ quan BHXH và trả sổ BHXH, các loại giấy tờ mà NSDLĐ đã giữ của NLĐ. Hay nói cách khác, NLĐ không thể tự mình chốt sổ BHXH mà phải thông qua NSDLĐ, trừ trường hợp doanh nghiệp phá sản và nợ bảo hiểm nên không thể chốt sổ BHXH cho NLĐ. Nếu rơi vào trường hợp này, NLĐ có thể liên hệ với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện nơi công ty đặt trụ sở hoặc Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để được can thiệp giúp đỡ chốt sổ. (3) Người lao động nghỉ ngang có được chốt sổ BHXH không? Liên quan đến vấn đề này, pháp luật chỉ quy định NSDLĐ phải có trách nhiệm chốt sổ BHXH cho NLĐ trong tháng NLĐ nghỉ việc, không phân biệt NLĐ nghỉ việc vì lí do gì. Như vậy, dù NLĐ là nghỉ ngang, bị đuổi việc, mất việc hoặc nghỉ việc đúng pháp luật thì NSDLĐ vẫn có trách nhiệm phải chốt BHXH cho NLĐ. Theo đó, nếu NLĐ nghỉ ngang, chưa nhận lại sổ BHXH và giấy chốt BHXH thì có thể đến nơi đã từng làm việc để đề nghị được trả lại sổ BHXH, giấy chốt BHXH và giấy tờ khác mà NSDLĐ vẫn còn giữ của NLĐ (nếu có). (4) NLĐ chưa chốt sổ BHXH có được đóng BHXH tại nơi khác không? Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH, NLĐ đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ. Dựa vào quy định trên, nếu NSDLĐ không làm đúng trách nhiệm là chốt sổ BHXH cho NLĐ đã chấm dứt hợp đồng lao động với mình sẽ phải gánh khoản chi phí đóng BHXH cho người NLĐ. Do đó, thông thường khi NLĐ nghỉ việc, NSDLĐ sẽ thực hiện ngay thao tác chốt sổ BHXH để giảm những khoản phí đóng BHXH cho NLĐ đã nghỉ việc. Như vậy, chỉ cần NSDLĐ làm đúng trách nhiệm của mình, thì dù NLĐ có lấy giấy chốt sổ BHXH hay chưa vẫn sẽ được đóng BHXH tại công ty mới, chỉ trừ trường hợp NSDLĐ chỗ làm trước vẫn chưa báo giảm lao động, chưa làm đúng trách nhiệm thì NLĐ mới không được đóng BHXH tại công ty mới.
Chưa chốt sổ BHXH thì có được đóng bảo hiểm ở doanh nghiệp mới?
Khi làm việc tại môi trường doanh nghiệp thì người lao động (NLĐ) được doanh nghiệp đóng BHXH bắt buộc, đây là phúc lợi của NLĐ. Vậy khi nghỉ việc ở doanh nghiệp cũ mà chưa chốt sổ BHXH thì sang doanh nghiệp mới thì có được tiếp tục đóng BHXH? 1. Chốt sổ BHXH là gì? Có thể hiểu chốt sổ BHXH là ghi quá trình đóng BHXH, BHTN trên sổ BHXH của NLĐ dừng đóng bảo hiểm tại một đơn vị. Việc chốt sổ BHXH được thực hiện khi NLĐ không còn làm việc ở công ty nữa, khi lao động nghỉ việc hoặc khi công ty ngừng hoạt động. Khi đã dừng đóng BHXH thì các phúc lợi từ bảo hiểm cũng không gia tăng thêm số tiền được đóng sau khi đã chốt sổ. 2. Trách nhiệm chốt sổ BHXH của doanh nghiệp Căn cứ khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động (doanh nghiệp) có trách nhiệm sau khi chốt sổ BHXH khi người lao động đã nghỉ việc thì thực hiện: - Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động. - Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả. Do đó, NLĐ sau khi nghỉ việc (chấm dứt hợp đồng lao động với công ty cũ) thì doanh nghiệp cũ có trách nhiệm hoàn thành xác nhận thời gian đóng BHXH (chốt sổ BHXH) và trả lại sổ BHXH cho người lao động. 3. Quy định về đóng BHXH của NLĐ khi công ty cũ chưa chốt sổ Hiện hành, vẫn chưa có văn bản pháp lý nào quy định việc chưa chốt sổ BHXH tại công ty cũ thì không được đóng BHXH ở công ty mới. Do đó, trong trường hợp NLĐ đến công ty mới làm việc mà công ty cũ vẫn chưa chốt sổ BHXH thì NLĐ hoàn toàn vẫn có thể đóng bảo hiểm ở công ty mới, đây vừa là quyền lợi của NLĐ và cũng là trách nhiệm của công ty mới. Tuy nhiên, cần lưu ý trường hợp công ty cũ chưa báo giảm lao động thì chưa thể đóng BHXH ở công ty mới. Vì vậy, nếu xảy ra trường hợp này thì NLĐ cần thực hiện như sau: Thông thường khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động thì công ty cũ sẽ báo giảm lao động ngay tại tháng NLĐ chấm dứt hợp đồng, để giảm những khoản phí đóng BHXH cho NLĐ đã nghỉ việc. Trường hợp công ty cũ chưa báo giảm lao động thì NLĐ chưa thể đóng BHXH tại công ty mới, do khi này người lao động được xác định là có đồng thời 02 hợp đồng lao động với các đơn vị khác nhau. Vì thế, căn cứ khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, NLĐ đồng thời có từ 02 hợp đồng trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì NLĐ đóng BHXH và BHTN theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất, đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động. Như vậy, theo thường lệ thì doanh nghiệp làm đúng trách nhiệm của mình thì dù chốt sổ BHXH hay không NLĐ vẫn được đóng bảo hiểm ở công ty mới. Chỉ khi công ty cũ không báo giảm lao động thì NLĐ không thể tham gia BHXH tại công ty mới.
NLĐ bị sa thải có được tự chốt sổ BHXH hay không?
Trong một số trường hợp NLĐ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải thì có được tự chốt sổ BHXH hay không? Những trường hợp nào NLĐ bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải? Căn cứ Khoản 4 Điều 125 Bộ Luật lao động 2019 quy định các hình thức áp dụng xử lý kỷ luật sa thải như sau: Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp: - Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc; - Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động; - Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật lao động 2019; - Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. NLĐ có tự chốt sổ BHXH khi bị sa thải được không? Căn cứ tại Khoản 3 Điều 48 Bộ Luật lao động 2019 quy định Trách nhiệm của người sử dụng lao động bao gồm: - Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động; - Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.” Như vậy, theo quy định của pháp luật, trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội là của người sử dụng lao động và người lao động chỉ được tự chốt sổ nếu công ty giải thể, phá sản. Do đó, NLĐ không thể tự mình chốt sổ bảo hiểm khi công ty đang hoạt động bình thường. Trường hợp, công ty không chốt sổ BHXH, người lao động có thể liên hệ với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện nơi công ty đặt trụ sở hoặc Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để được can thiệp giúp đỡ chốt sổ. Hồ sơ chốt sổ BHXH cho NLĐ (dành cho NSDLĐ) Để tiến hành chốt sổ, đơn vị cần chuẩn bị các giấy tờ sau: - 01 phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 103, kê khai các giấy tờ đi kèm. - 01 mẫu D02-TS kê khai danh sách lao động cần thực hiện chốt sổ Bảo hiểm. - Sổ Bảo hiểm xã hội của người lao động. - 01 Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định nghỉ việc hoặc giấy tờ chứng minh đơn vị chuyển địa chỉ (trường hợp đơn vị chuyển Cơ quan BHXH quản lý). - Mẫu TK01-TS kê khai các thông tin cần thay đổi (trong trường hợp lao động cần điều chỉnh thông tin). - Thẻ Bảo hiểm Y tế của người lao động còn thời hạn sử dụng.
Doanh nghiệp có được chốt sổ BHXH muộn?
Chốt sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) tại doanh nghiệp thường là công việc bắt buộc phải thực hiện sau khi người lao động (NLĐ) nghỉ việc tại công ty đó. Qua đó giúp bên kinh doanh bảo hiểm có thể dễ dàng quản lý số lượng thực tế người tham gia bảo hiểm. Dù vậy, trong thực tế nhiều doanh nghiệp chậm chốt sổ BHXH xảy ra thường xuyên ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ cũng như bên bảo hiểm. Nguyên nhân đa phần là NLĐ sau khi ký hợp đồng chính thức tham gia BHXH rồi nghỉ việc, để chốt sổ BHXH doanh nghiệp thường đợi số lượng lớn mới chốt sổ một lần. Vậy, trong trường hợp này doanh nghiệp có được chốt sổ BHXH muộn hay không? Khi nào phải chốt sổ bảo hiểm xã hội? Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 giải thích BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. Trong đó, bao gồm 02 loại BHXH là bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện: (1) BHXH bắt buộc gồm các chế độ như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. (2) BHXH tự nguyện gồm các chế độ là hưu trí và tử tuất. Lưu ý: BHXH hưu trí do Chính phủ quy định. Theo đó, doanh nghiệp chỉ chốt sổ BHXH đối với BHXH bắt buộc cho NLĐ. Cụ thể sổ BHXH được cấp cho từng NLĐ để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm và là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH theo quy định. Nhằm ghi lại quá trình đóng BHXH, BHTN trên sổ của người tham gia dừng đóng BHXH tại một đơn vị. Việc này được thực hiện khi NLĐ không còn làm việc ở công ty nữa. Thời gian chốt sổ BHXH cho NLĐ Về nguyên tắc giải quyết chốt sổ BHXH thì doanh nghiệp cần thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Bộ luật Lao động 2019 có nói rõ trách nhiệm của NSDLĐ phải hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu NSDLĐ đã giữ của NLĐ. Dù vậy, quy định hiện hành về lao động lẫn bảo hiểm chưa có quy định cụ thể về thời gian chốt sổ BHXH. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện chốt sổ BHXH đối với bên bảo hiểm, theo đó NSDLĐ cần thông báo về việc cắt giảm lao động trong thời hạn 10 ngày thì sẽ nhận được kết quả. Sau thời gian này doanh nghiệp chỉ mới thực hiện thủ tục thông báo giảm lao động chứ chưa chốt sổ cho NLĐ. NSDLĐ thực hiện việc chốt sổ BHXH cho NLĐ và sẽ được giải quyết trong 05 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ cho cơ quan BHXH. Trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện việc chốt sổ muộn so với thời gian trên thì NSDLĐ phải liên hệ với phía bên BHXH để tiến hành chốt sổ BHXH nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của NLĐ. Doanh nghiệp phải có công văn giải trình gửi tới cơ quan bảo hiểm. Nội dung công văn giải trình phải giải thích rõ ràng lí do vì sao công ty chốt sổ BHXH muộn và giải trình từng trường hợp cụ thể đối với từng NLĐ. Xử phạt doanh nghiệp không thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH Doanh nghiệp phải phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho NLĐ, đồng thời người sử dụng lao động xác nhận thời gian đóng BHXH khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp doanh nghiệp là tổ chức không thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH gây ảnh hưởng đến quyền của NLĐ thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau: Phạt tiền từ 1 triệu đồng - 3 triệu đồng khi vi phạm với mỗi NLĐ. Nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với NSDLĐ có hành vi không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng BHTN. Lưu ý: trường hợp đối tượng vi phạm là cá nhân thì mức phạt bằng ½ so với tổ chức. Như vậy, trường hợp doanh nghiệp chậm chốt sổ cho NLĐ vẫn được chấp nhận nếu trong trường hợp có nhiều lao động nghỉ việc theo các khoản thời gian khác nhau và liên tục thì có thể gộp một lần danh sách chốt sổ nhưng phải có giải trình với bên bảo hiểm. Nếu doanh nghiệp trốn tránh việc chốt sổ thì có thể bị xử phạt hành chính lên đến 75 triệu đồng.
Chốt sổ BHXH khi cơ quan BHXH chưa ghi nhận tiền đóng BHXH
Anh hỏi vấn đề liên quan đến bảo hiểm như sau: Tại ngày cuối của tháng bên anh mới chốt lương và chuyển tiền trả bào hiểm căn cứ vào bảng lương của nhân viên nhưng khi bên anh chuyển khoản 24/07 là ngày cuối của tháng, theo nguyên tắc Bảo hiểm xã hội đã nhận được tiền, nhưng khi nhân viên bên anh gửi hồ sơ chốt sổ lên bảo hiểm xã hội, kêu bên anh thiếu tiền không chốt sổ bảo hiểm cho nhân viên, thì bên anh làm việc bảo hiểm, nói là bên bảo hiểm xã hội chưa ghi nhận số tiền ngày cuối của tháng và họ ghi ngận ngày 02 sau đó họ tính lãi suất chậm nộp, và bắt bên anh chuyển tiền lãi sau đó mới chốt sổ, thật sự quá vô lý. Bên anh hỏi nếu vậy bên anh muốn có con số tạm tính bảo hiểm để chuyển trước, xem như căn cứ số tạm tính bảo hiểm đưa, nhưng họ kêu cũng không được, vậy có văn bản hoặc công văn nào, mà kêu doanh thiếu mấy chục ngàn không chốt sổ hoặc thiếu tiền mà cũng không phải thiếu tiền mà thiếu chức trách của cơ quan BH ghi nhận không kịp thời thì đúng hơn, nghĩ sao kêu anh chuyển khoản 60 mấy ngàn tiền lại chậm 2 ngay yêu cầu doanh nghiệp chuyển. Rất mong hỗ trợ của các thành viên.
Cho Em hỏi về BHXH khi đã nghỉ việc?
Chuyện là như vầy, em đã nghỉ việc được 1 tháng thì bên cty gọi cho em nói là do lỗi hê thống bên cty đã báo cho bhxh ngừng đóng bhxh cho e rồi mà bên kia ko nhận được, nên bây giờ e phải đóng 100% bhxh là 1tr8 ( lúc e đi làm ,đóng tất cả bảo hiểm chỉ 400k). Theo như vậy, e có nên đóng ko hay là ko cần đóng luôn vậy các anh chị? Em cảm thấy oan ức quá, trách nhiệm này thuộc về ai vậy anh chị?
Công ty cũ không chốt sổ BHXH thì NLĐ có nộp tiếp BHXH ở công ty mới không?
Cơ quan tôi có trường hợp NLĐ không chốt được sổ ở Công ty cũ, khi sang cơ quan tôi thì họ chỉ cung cấp số sổ, tôi dùng số sổ này để báo tăng lao động và nộp BHXH. Tuy nhiên sau một thời gian họ được chuyển từ hợp đồng vào biên chế thì bên Bảo hiểm trả lời không làm tăng biên chế được. Tuy nhiên kế toán vẫn nộp tiền BHXH đúng với hệ số lương mới của NLĐ. Đến khi có phần mềm BHXH, tôi làm tăng biên chế trên hệ thống phần mềm thì lại được chấp nhận nhưng BHXH lại tính tiền phạt và tiền lãi cho tôi do làm tăng chậm. (Đến bây giờ công ty cũ vẫn không chốt sổ cho NLĐ đó vì nợ nần cá nhân). Vậy xin Luật sư tư vấn cho tôi rằng BHXH tính tiền phạt như vậy có đúng không, tại sao ban đầu nộp hồ sơ giấy BHXH không chấp nhận nhưng làm trên hệ thống phần mềm thì lại được? nếu công ty cũ vẫn không chốt sổ BHXH cho NLĐ thì khi NLĐ nghỉ việc bên cơ quan tôi thì tôi có chốt sổ cho họ được không? Vì hiện tại tôi thấy khi lao động nghỉ việc tôi chỉ báo giảm D02 trên hệ thống phần mềm và BHXH sẽ trả về tờ rời cho NLĐ chứ không cần nộp sổ BHXH.
Người lao động có thể tự chốt BHXH khi công ty cũ phá sản
Căn cứ Khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 sửa đổi Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH. Như vây, người lao động sẽ được chốt sổ bảo hiểm đến thời điểm doanh nghiệp đã đóng cho NLĐ để tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty mới. Còn thời gian doanh nghiệp nợ đóng BHXH thì được bổ sung sau khi công ty hoàn thành thủ tục phá sản doanh nghiệp. Nếu mà khi phá sản công ty vẫn không bổ sung được khoản tiền tham gia bảo hiểm xã hội cho thời gian còn nợ thì thời gian này coi như người lao động không tham gia bảo hiểm xã hội và việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội diễn ra bình thường. Theo đó thì trường hợp công ty phá sản, người lao động có thể tự chốt sổ BHXH.
Xin chào luật sư. 23/2/2017 tôi có đi làm và đóng bảo hiểm tại cty, tôi xin nghỉ việc từ ngày 25/5/2020. Nhưng đến hôm nay 22/06/2020 tôi có lên cty để lấy quyết định nghỉ việc và sổ bảo hiểm thì được báo hiện tại cty đang nợ tiền bảo hiểm từ tháng 2/2020 đến nay nên hiện tại chưa có sổ, tôi có hỏi là khi nào thì được trả lời là chưa rõ, nhưng theo được biết nếu quá 3 tháng không làm đơn lãnh tiền BHTN sẽ bị mất. Vậy xin thưa luật sư với trường hợp này tôi nên làm gì ạ. Có phải cty đang thực hiện sai điều luật hợp đồng với tôi không ạ. Cty tôi làm là ngành dịch vụ ăn uống trong thời gian dịch đã thiếu tiền lương rất lâu mới thanh toán, nếu quá 3 tháng chưa có sổ trong trường hợp này tôi nên làm gì ạ, xin cảm ơn luật sư góp ý
Đầu tiên, để chốt sổ BHXH cho người lao động thì doanh nghiệp cần thì cần làm thủ tục báo giảm lao động tham gia BHXH. Xem thêm Hướng dẫn báo giảm lao động trên phần mềm EFY eBHXH: https://baohiemxahoidientu.vn/tai-phan-mem.html https://baohiemxahoidientu.vn/huong-dan-bhxh/huong-dan-bao-giam-lao-dong-tham-gia-bhxh-bhyt-bhtn-bat-buoc-tren-phan-mem-efy-ebhxh.html Hồ sơ chuẩn bị cần có để báo giảm lao động: - Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT(mẫu D02-TS theo Quyết Định 595/QĐ-BHXH năm 2017); - Bản trả thẻ BHYT đối với trường hơp đơn vị đã nộp trước đó (nếu có); - Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 bản/người); - Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động Hoàn thiện các hồ sơ trên rồi gửi cho cơ quan BHXH quản lý Sau khi báo giảm BHXH thành công chúng ta tiến hành làm hồ sơ chốt sổ BHXH như sau: Thử tục Chốt sổ BHXH Hồ sơ: Căn cứ Phiếu giao nhận hồ sơ 620/………../SO áp dụng từ ngày 27/11/2017 hồ sơ gồm: - Sổ BHXH (mẫu sổ cũ, 01 sổ/người) hoặc tờ bìa sổ BHXH (sổ mẫu mới, 01 tờ bìa/người); - Các tờ rời sổ BHXH; - Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người mẫu kèm theo Quyết Định 595/QĐ-BHXH năm 2017); Hoàn tất các hồ sơ trên rồi gửi cho cơ quan BHXH quản lý.
Khi chốt sổ BHXH, thì BHTN có được tự động bảo lưu khi không xin trợ cấp không?
Kính gửi các luật sư của Thư Viện Pháp Luật. Tôi có một thắc mắc xin được nhờ các luật sư tư vấn giúp. Cụ thể câu hỏi của tôi như sau: Tôi đang lao động tại nước ngoài và thời gian qua tôi vẫn tham gia BHXH, BHTN, BHYT đều đặn. Tính đến nay đã trên 12 năm. Nay tôi muốn xin dừng tham gia bảo hiểm và chốt sổ BHXH để xin được hưởng trợ cấp BHXH 1 lần. Nhưng tôi chỉ muốn xin hưởng BHXH, còn BHTN thì tôi muốn để đó tích lũy cho sau này khi tôi tiếp tục tham gia lại bảo hiểm. Vậy tôi xin hỏi trường hợp của tôi chỉ lấy BHXH thì BHTN có tự động được bảo lưu và được tính dồn tiếp tục khi tôi tham gia bảo hiểm lại hay không? Hay tôi phải làm công văn lên BHTN để xin được bảo lưu? Nếu được tự động bảo lưu hay làm công văn bảo lưu thì được bảo lưu trong bao nhiêu năm? Tôi xin chân thành cảm ơn về sự tư vấn của quý luật sư và chúc cho trang thuvienphapluat ngày càng hoạt động mạnh mẽ để cung cấp thêm nhiều kiến thức pháp luật cho những người lao động chúng tôi. Chào thân ái!
Làm thế nào để chốt sổ BHXH khi nghỉ việc ngang?
Mong được mọi người tư vấn giúp e ạ. Vấn đề của e là e có tham gia đóng BHXH ở công ty A và sau đó e nghỉ ngang ko chốt sổ BHXH. Đến khi e đi làm ở cty B thì cty có hỏi về sổ BHXH của cty trước ,e có mang số sổ đi nộp cho cty nhưng cty hỏi chốt sổ chưa thì e bảo e nghỉ ngang nên ko chốt được. Sau đó cty B bảo e cứ nộp số sổ cho họ. Khi e về có lên mạng tra về quá trình tham gia đóng BHXH của mình thì chỉ thấy tra được quá trình ở cty A còn cty B thì ko. Vậy mọi người cho e hỏi giờ e muốn chốt sổ thì phải làm sao? Và tại sao e tra quá trình đóng BHXH ở cty B lại ko ra. E xin cám ơn!
Đại diện làm thủ tục chốt sổ BHXH có được không?
Ông em đến tuổi nghỉ hưu, mất sức lao động 69 % (có biên bản giám định). Nhưng công ty cũ không làm chốt sổ bảo hiểm để ông em được hưởng quyền lợi. Vậy em có thể đến cơ quan đăng ký BHXH của cty cũ của ông em nhờ chốt công nợ để tự nộp tiền được không? Và thủ tục cần những hồ sơ gì ạ?
Tư vấn giúp! Mình nghỉ công ty cũ từ ngày 1/6/2017, và đã báo cắt bảo hiểm. Mình tham gia đóng bảo hiểm ở công ty được 19 tháng và muốn rút sổ bảo hiểm để hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nhưng đến nay đã 2 tháng rưỡi rồi kế toán báo chưa rút được sổ, cơ quan bảo hiểm trả về đến 4 lần và báo là lỗi phần mềm, trong khi đó bên mình nộp bảo hiểm tháng 5 còn thừa 10tr. Mình chỉ còn 15 ngày nữa để giải quyết bảo hiểm thất nghiệp, nếu k chốt được sổ thì giải quyết thế nào được ạ, xin nhờ tư vấn giúp Trân trọng!
Thủ tục chốt sổ cho người lao động
Em xin chào Luật sư ! Em lần đầu làm Bảo hiểm báo giảm quá trình đóng cho người lao động. Em có thắc mắc muốn nhờ luật sư giải đáp giúp em như sau: Với những trường hợp mình biết ng ta nghỉ việc vào cuối tháng 4 ( bao gồm nghỉ ngang và tự viết đơn nghỉ) nếu đủ 14 công thì em vẫn đóng bảo hiểm tháng 4 bình thường cho người lao động là đúng đúng không ạ ? nhưng có trường hợp như người lao động tên phước ở cty em nghỉ ngang trong tháng 4, hoặc người lao động làm không đủ 14 công trong tháng 4, thì tháng 4 em vẫn báo giảm bình thường trong t4 phải ko, chỗ " hiệu lực từ ngày:... trong phần mềm TS24 là em để ngày nghỉ việc chính thức của họ. vậy bên phần mềm nó có tính đóng bảo hiểm của tháng 4 cho nhân viên phước không ạ, và nếung này nghỉ ví dụ là 20 / 04 đi, nhưng đi làm k đủ 14 công, nghỉ ngang, nghỉ bênh... gì đó, nếu em để ngày hiệu lực 20/04 vậy BH có mặc định tính bảo hiểm tháng 4 không? người lao động nghỉ t4 thì em báo giảm tháng 4, nếu không đủ công thì mặc định không đóng bh phải không luật sư? em rối quá mong luật sư tư vấn giùm em ạ
Thời gian chốt sổ và trả sổ BHXH cho người lao động
Tôi muốn hỏi thời gian quy định thời gian chốt sổ và trả sổ BHXH cho người lao động được quy định bao lâu tại điều nào của luật nào. BHXH Việt Nam trả lời: Theo quy định tại khoản 4, Điều 31 và điểm 3.6, khoản 3, Điều 33 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của BHXH Việt Nam ban hành quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT: - Hàng năm, cơ quan BHXH thực hiện in tờ rời sổ BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH, BH thất nghiệp của năm trước (đến 31/12) để gửi cho người đang tham gia BHXH, BH thất nghiệp. - Khi người lao động ngừng tham gia BHXH, BH thất nghiệp thì thực hiện chốt sổ BHXH. Thời hạn chốt sổ BHXH không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Người lao động có được đóng hết tiền BHXH của mình để chốt sổ
Hiện nay vẫn tồn tại tình trạng nhiều doanh nghiệp không đóng "kịp" BHXH cho NLĐ, vì thế dẫn đến tình trạng khi người lao động nghỉ việc mà vẫn không chốt được sổ Bảo hiểm xã hội. Trước tình trạng này nhiều NLĐ đã liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH nơi mình đang tham gia yêu cầu được đóng trước khoản tiền của mình để chốt sổ. Nhưng thực tế ra sao, mời các bạn xem hướng dẫn của BHXH về việc này: Căn cứ quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 2; Khoản 3, Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; Điểm a, Khoản 1, Điều 12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi 2014 người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có từ đủ 3 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT; trường hợp người lao động làm việc dưới 14 ngày trong tháng thì không phải đóng BHXH nhưng vẫn thuộc đối tượng tham gia BHYT. Căn cứ quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 20 Luật BHYT năm 2008 và Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, nghỉ việc không thuộc đối tượng tham gia BHYT phải nộp lại thẻ BHYT còn giá trị sử dụng cho Công ty để lập hồ sơ báo giảm, kịp thời gửi cơ quan BHXH. Theo Điều 4 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT; Khoản 2, Điều 11 Luật BHYT năm 2008 và Khoản 1, Điều 49 sửa đổi, bổ sung Luật BHYT, các hành vi vi phạm các quy định của Luật BHYT và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến BHYT thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Người lao động không đóng thay phần BHXH của doanh nghiệp Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 19, Khoản 2, Điều 21, Khoản 1, Điều 85, và Khoản 1, Điều 86 Luật BHXH năm 2014, hàng tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH và trích từ tiền lương, tiền công phần trách nhiệm đóng BHXH của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH theo quy định. Theo quy định tại Khoản 3, Điều 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định đối với người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động. Do đó, không có căn cứ để người lao động tự nguyện đóng BHXH bắt buộc bao gồm cả phần trách nhiệm đóng của người sử dụng lao động. Theo Chinhphu.vn
“Cháy cơ quan BHXH vì không chốt BH cho người lao động” ?
Mấy nay đọc báo rồi lướt các trang mạng, thấy dân tình bức xúc chuyện người lao động đóng BHXH đúng hạn theo quy định pháp luật nhưng vẫn chưa được chốt sổ BHXH khi về hưu hay khi nghỉ hưởng chế độ thai sản. Rồi mình còn nghe phong phanh, tin “cháy cơ quan BHXH do không chốt sổ BHXH”, tìm trong các báo không thấy, mới vỡ lẽ tin đó ám chỉ việc bức xúc của nhiều người lao động hiện nay trong việc chậm trễ chi trả chế độ BHXH. Có người ròng rã mấy năm trời chỉ để đi đòi quyền lợi BHXH. Điển hình là vụ việc này: http://nld.com.vn/ban-doc/gian-nan-di-doi-che-do-bhxh-20150622213446369.htm Sự việc chậm trễ chi trả BHXH không phải chỉ diễn ra mới đây mà đã tồn tại từ những năm trước đây, có điều tốc độ lan truyền thông tin hiện nay mạnh mẽ hơn trước. Vì thế, vấn đề này được đem lên bàn cân để mổ xẻ. Hiện nay, quy định pháp luật đã có cơ chế nào xử lý khi cơ quan BHXH chậm trễ trong việc chốt sổ BHXH cho người lao động chưa? Trong khi thực tế, theo quy định pháp luật có quy định về tiền phạt chậm đóng BHXH. Mức lãi suất chậm đóng, truy đóng BHXH, BHTN áp dụng từ ngày 01/01/2015 là 7.54%/năm (tương đương 0.628%/tháng) theo Công văn 542/BHXH-THU. Một số cơ quan BHXH đổ lỗi cho việc thiếu thủ tục này, thủ tục nọ. Bắt đầu tham gia đóng BHXH thì dễ nhưng đến lúc muốn đóng lại rất khó, nhập nhằng nhiều thủ tục, khiến cho người lao động cảm thấy rối khi muốn nhận tiền BHXH. Đó chính là lý do khiến người lao động bức xúc khi Luật bảo hiểm xã hội 2014 ra đời, bãi bỏ quy định về việc cho hưởng BHXH 1 lần sau 1 năm nghỉ việc. Sau sự phản đối của đông đảo công nhân, đến chiều ngày hôm qua 22/6/2015, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần sau 1 năm nghỉ việc. Thiết nghĩ, nếu việc nhận BHXH khi người lao động có nhu cầu chốt sổ ví như đến tuổi nghỉ hưu hay nghỉ thai sản dễ dàng thì cũng không xảy ra sự bức xúc khi thay đổi cơ chế tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 vừa qua.
DN nợ đóng BHXH, người lao động chốt sổ thế nào?
DN nợ đóng BHXH khiến cho người lao động khi muốn chốt sổ cũng không thể hoàn thành được đang là vấn nạn nhức nhối hiện nay. Nhiều người lao động hàng tháng ký bảng lương có trích tiền lương của mình đóng BHXH hẳn hoi, nhưng đến khi nghỉ việc ở công ty mới biết công ty mình nợ đóng BHXH mấy tháng nay. Nhiều người lao động tỏ ra rất bức xúc về vấn đề này, tuy nhiên lại không biết hướng xử lý như thế nào? Dưới đây là đề xuất 02 phương án giải quyết, các thành viên Dân Luật có thêm phương án nào hay thì giúp mình bổ sung nhé. Phương án 1: (áp dụng với trường hợp doanh nghiệp đang gặp khó khăn về kinh tế) Theo Điểm b Mục 2 Công văn 2266/BHXH-BT năm 2013 có quy định: Đối với doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ BHXH, BHYT, nếu giám đốc doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan BHXH cam kết trả đủ tiền nợ BHXH, BHYT và thực hiện đóng trước BHXH, BHYT đối với người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ BHXH và chốt sổ BHXH, thì giám đốc BHXH tỉnh xem xét, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận thực trạng khó khăn của doanh nghiệp để giải quyết. Bạn thương lượng với giám đốc doanh nghiệp viết công văn cam kết gửi đến cơ quan BHXH, lúc này cơ quan BHXH sẽ phối hợp với Sở Lao động Thương binh Xã hội xác nhận và giải quyết chốt sổ BHXH cho bạn. Phương án 2: (áp dụng với các doanh nghiệp thuộc nhóm còn lại) Bạn có thể khiếu nại lên Phòng Lao động Thương binh Xã hội hay Thanh tra Sở Lao động Thương binh xã hội để được can thiệp. Đồng thời, bạn có thể lấy sổ BHXH (sổ mẫu cũ hoặc tờ bìa sổ) nộp cho Công ty nơi bạn đang làm việc, đồng thời kèm theo đơn đề nghị (mẫu D01-TS) khóa quá trình đã tham gia BHXH, BHTN ở Công ty cũ (khoảng thời gian doanh nghiệp cũ đóng đủ BHXH cho bạn) do nợ để chốt quá trình tham gia BHXH tại Công ty mới khi bạn nghỉ việc. Thực trạng hiện nay, nhiều doanh nghiệp trốn đóng BHXH nhưng việc xử phạt hành chính chưa đủ sức răn đe họ, việc cơ quan BHXH khởi kiện các doanh nghiệp nợ BHXH đặc biệt là với các doanh nghiệp giải thể, phá sản dường như là điều bất khả thi. Dự thảo Bộ luật hình sự đang được lấy ý kiến “Có nên phạt tù với các doanh nghiệp trốn đóng BHXH không?”