Chống đối khi được CSGT yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn bị xử lý thế nào?
Trước thềm Tết Nguyên đán 2024, các lực lượng chức năng tăng cường việc kiểm tra nồng độ cồn đối với các tuyến đường dễ gây tai nạn hay các quán ăn, bia rượu. Đó là lý do vì sao dạo gần đây, chúng ta dễ dàng bắt gặp CSGT thực hiện nhiệm vụ thường xuyên hơn. Theo đó, đối với một số trường hợp chống đối khi được yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn thì bị xử lý thế nào? Theo Báo điện tử VTV đưa tin, tình hình vi phạm an toàn giao thông đã có những tín hiệu rất tích cực được ghi nhận như năm 2023 đã giảm hơn 1.900 người chết vì tai nạn giao thông, trong đó tai nạn có nguyên nhân do người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu bia đã giảm rõ rệt ở cả 3 tiêu chí. Nhưng thời gian gần đây, tại nhiều địa phương cũng đã xảy ra tình trạng người điều khiển phương tiện không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, thậm chí là có những hành vi chống đối lực lượng chức năng khi làm nhiệm vụ. Trong đó, những trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn thường có các biểu hiện như không kéo cửa kính xe ô tô, không ký biên bản, lảng tránh ra chỗ khác gọi điện cho người thân quen nhờ can thiệp. Thậm chí là có cả những trường hợp bỏ lại phương tiện khiến cho công tác điều tra xác minh rất mất thời gian vì phương tiện phần lớn là cũ nát, sang tay qua nhiều đời chủ và có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng. Cũng là né tránh kiểm tra nồng độ cồn, nhưng có những trường hợp lại thể hiện sự manh động và nguy hiểm hơn rất nhiều. Nhiều thanh thiếu niên không đôi mũ bảo hiểm, phóng xe máy với tốc độ cao. Khi thấy tổ công tác thì đột ngột quay đầu rồi bất ngờ tăng tốc và lao thẳng vào lực lượng chức năng để tháo chạy… Bên cạnh đó, theo đại diện Cục Cảnh sát giao thông, sử dụng rượu bia sẽ khiến con người rất khó kiểm soát được hành vi. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn diễn ra rất phổ biến, thậm chí là chống đối lực lượng chức năng đang có dấu hiệu diễn biến phức tạp. Qua đó, cảnh sát giao thông khuyến cáo, nếu không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, mức phạt đối với người điều khiển mô tô, xe máy sẽ là 7 triệu đồng. Với tài xế lái xe ô tô, sẽ là 35 triệu. Cụ thể: Mức xử phạt khi không chấp hành đo nồng độ cồn theo yêu cầu CSGT (1) Người điều khiển xe máy Căn cứ tại điểm g khoản 8 và điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Phạt tiền 06 - 08 triệu đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 - 24 tháng. Vậy nên, người điều khiển xe máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của CSGT có thể bị phạt cao nhất đến 08 triệu đồng. Đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 - 24 tháng. (2) Người điều khiển xe ô tô Căn cứ tại khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP phạt từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có một trong trong các hành vi vi phạm sau đây: - Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. - Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. - Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy. - Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. Vậy nên, người điều khiển ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền 30 triệu - 40 triệu đồng. Ngoài ra, tài xế còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 - 24 tháng. (3) Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng Căn cứ tại điểm b khoản 9 và điểm e khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Phạt tiền 16 triệu đến 18 triệu đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe , chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 22 - 24 tháng. Theo đó, nếu người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng mà không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền 16 - 18 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 - 24 tháng. Như vậy, trường hợp vượt, né tránh chốt kiểm tra nồng độ cồn, tùy vào tình hình thực tế thì người điều khiển xe máy có thể bị phạt đến 08 triệu đồng, còn mức phạt xe ô tô lên đến 40 triệu đồng, xe máy kéo thì tối đa 18 triệu đồng.
Chống đối nhưng sau đó ăn năn hối cải vẫn được xem xét cho hưởng án treo
Điều 65 Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung 2017 quy định như sau: Điều 65. Án treo 1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. 2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó. 3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này. 4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách. 5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này. Tuy nhiên, để áp dụng trên thực tế thì cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể, đó là Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn Điều 65 Bộ luật hình sự về án treo, với một số nội dung đáng chú ý như sau: Định nghĩa án treo là gì? Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần buộc họ phải chấp hành hình phạt tù. Chống đối nhưng sau đó ăn năn hối cải vẫn được xem xét cho hưởng án treo Người phạm tội thuộc đối tượng cần phải nghiêm trị quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 3 của Bộ luật Hình sự bao gồm: người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Đối với người phạm tội tuy thuộc trường hợp nêu trên nhưng tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra; người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ ánhoặc người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội nhưng lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng thì Tòa án vẫn có thể xem xét cho hưởng án treo nếu đủ các điều kiện hướng dẫn tại Nghị quyết này; khi quyết định cho hưởng án treo đối với những trường hợp này,Tòa án phải nhận định cụ thể trong bản án về lý do cho hưởng án treo. 3 yếu tố quan trọng để xem xét hưởng án treo là mức hình phạt, nhân thân và tình tiết giảm nhẹ: Chỉ xem xét cho người bị xử phạt tù được hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Về mức hình phạt a) Người bị xử phạt tù không quá 03 năm về một tội. b) Đối với người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội hoặc có nhiều bản án, khi tổng hợp hình phạt của nhiều tội hoặc nhiều bản án mà hình phạt chung không quá 03 năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo, nhưng phải xem xét thật chặt chẽ, khách quan và công bằng. 2. Về nhân thân của người phạm tội a) Người bị xử phạt tù không quá 03 năm có thể được xem xét cho hưởng án treo nếu ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; có nơi cư trú ổn định, rõ ràng theo quy định của Luật Cư trú; không có tiền án, tiền sự. Trường hợp người có tiền án, tiền sự, nếu xét tính chất của tiền án, tiền sự đó, tính chất của tội phạm mới được thực hiện và các căn cứ khác thấy không nhất thiết phải bắt họ chấp hành hình phạt tù thì cũng có thể cho hưởng án treo, nhưng cần hạn chế và phải xem xét thật chặt chẽ, khách quan và công bằng. b) Khi xem xét về nhân thân của người phạm tội cần xem xét toàn diện tất cả các yếu tố như trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình, quá trình học tập, công tác, lao động, đồng thời kết hợp với thái độ của họ sau khi phạm tội và yêu cầu phòng, chống tội phạm để đánh giá họ có nhiều khả năng tự cải tạo hay không,trên cơ sở đó mới quyết định bắt họ phải chấp hành hình phạt tù hay cho hưởng án treo; trường hợp cho họ hưởng án treo phải bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. c) Người có thành tích xuất sắc trong lao động, chiến đấu, học tập hoặc công tác được tặng thưởng huân chương, huy chương, bằng khen, bằng lao động sáng tạo hoặc có sáng chế, phát minh có giá trị lớn hoặc nhiều năm được công nhận là chiến sỹ thi đua…; người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng; phạm tội do lỗi vô ý; sau khi phạm tội đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải thì được coi là có nhiều khả năng tự cải tạo. 3. Về tình tiết giảm nhẹ Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự từ 02 tình tiết trở lên. Mỗi tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 và khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sựđược xác định tương ứng với mỗi điểm quy định tại khoản 1 của các điều này. Giải thích thế nào là lập công? Lập công là trường hợp người được hưởng án treo có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên của Nhà nước, tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn; có những sáng kiến có giá trị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xác nhận. Trường hợp nào được xem là mắc bệnh hiểm nghèo? Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao. Xem chi tiết tại Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn Điều 65 Bộ luật hình sự về án treo (file đính kèm), thay thế các quy định về án treo trước đây, điển hình là Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP.
Chống đối khi được CSGT yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn bị xử lý thế nào?
Trước thềm Tết Nguyên đán 2024, các lực lượng chức năng tăng cường việc kiểm tra nồng độ cồn đối với các tuyến đường dễ gây tai nạn hay các quán ăn, bia rượu. Đó là lý do vì sao dạo gần đây, chúng ta dễ dàng bắt gặp CSGT thực hiện nhiệm vụ thường xuyên hơn. Theo đó, đối với một số trường hợp chống đối khi được yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn thì bị xử lý thế nào? Theo Báo điện tử VTV đưa tin, tình hình vi phạm an toàn giao thông đã có những tín hiệu rất tích cực được ghi nhận như năm 2023 đã giảm hơn 1.900 người chết vì tai nạn giao thông, trong đó tai nạn có nguyên nhân do người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu bia đã giảm rõ rệt ở cả 3 tiêu chí. Nhưng thời gian gần đây, tại nhiều địa phương cũng đã xảy ra tình trạng người điều khiển phương tiện không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, thậm chí là có những hành vi chống đối lực lượng chức năng khi làm nhiệm vụ. Trong đó, những trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn thường có các biểu hiện như không kéo cửa kính xe ô tô, không ký biên bản, lảng tránh ra chỗ khác gọi điện cho người thân quen nhờ can thiệp. Thậm chí là có cả những trường hợp bỏ lại phương tiện khiến cho công tác điều tra xác minh rất mất thời gian vì phương tiện phần lớn là cũ nát, sang tay qua nhiều đời chủ và có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng. Cũng là né tránh kiểm tra nồng độ cồn, nhưng có những trường hợp lại thể hiện sự manh động và nguy hiểm hơn rất nhiều. Nhiều thanh thiếu niên không đôi mũ bảo hiểm, phóng xe máy với tốc độ cao. Khi thấy tổ công tác thì đột ngột quay đầu rồi bất ngờ tăng tốc và lao thẳng vào lực lượng chức năng để tháo chạy… Bên cạnh đó, theo đại diện Cục Cảnh sát giao thông, sử dụng rượu bia sẽ khiến con người rất khó kiểm soát được hành vi. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn diễn ra rất phổ biến, thậm chí là chống đối lực lượng chức năng đang có dấu hiệu diễn biến phức tạp. Qua đó, cảnh sát giao thông khuyến cáo, nếu không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, mức phạt đối với người điều khiển mô tô, xe máy sẽ là 7 triệu đồng. Với tài xế lái xe ô tô, sẽ là 35 triệu. Cụ thể: Mức xử phạt khi không chấp hành đo nồng độ cồn theo yêu cầu CSGT (1) Người điều khiển xe máy Căn cứ tại điểm g khoản 8 và điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Phạt tiền 06 - 08 triệu đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 - 24 tháng. Vậy nên, người điều khiển xe máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của CSGT có thể bị phạt cao nhất đến 08 triệu đồng. Đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 - 24 tháng. (2) Người điều khiển xe ô tô Căn cứ tại khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP phạt từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có một trong trong các hành vi vi phạm sau đây: - Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. - Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. - Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy. - Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. Vậy nên, người điều khiển ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền 30 triệu - 40 triệu đồng. Ngoài ra, tài xế còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 - 24 tháng. (3) Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng Căn cứ tại điểm b khoản 9 và điểm e khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Phạt tiền 16 triệu đến 18 triệu đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe , chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 22 - 24 tháng. Theo đó, nếu người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng mà không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền 16 - 18 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 - 24 tháng. Như vậy, trường hợp vượt, né tránh chốt kiểm tra nồng độ cồn, tùy vào tình hình thực tế thì người điều khiển xe máy có thể bị phạt đến 08 triệu đồng, còn mức phạt xe ô tô lên đến 40 triệu đồng, xe máy kéo thì tối đa 18 triệu đồng.
Chống đối nhưng sau đó ăn năn hối cải vẫn được xem xét cho hưởng án treo
Điều 65 Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung 2017 quy định như sau: Điều 65. Án treo 1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. 2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó. 3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này. 4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách. 5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này. Tuy nhiên, để áp dụng trên thực tế thì cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể, đó là Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn Điều 65 Bộ luật hình sự về án treo, với một số nội dung đáng chú ý như sau: Định nghĩa án treo là gì? Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần buộc họ phải chấp hành hình phạt tù. Chống đối nhưng sau đó ăn năn hối cải vẫn được xem xét cho hưởng án treo Người phạm tội thuộc đối tượng cần phải nghiêm trị quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 3 của Bộ luật Hình sự bao gồm: người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Đối với người phạm tội tuy thuộc trường hợp nêu trên nhưng tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra; người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ ánhoặc người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội nhưng lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng thì Tòa án vẫn có thể xem xét cho hưởng án treo nếu đủ các điều kiện hướng dẫn tại Nghị quyết này; khi quyết định cho hưởng án treo đối với những trường hợp này,Tòa án phải nhận định cụ thể trong bản án về lý do cho hưởng án treo. 3 yếu tố quan trọng để xem xét hưởng án treo là mức hình phạt, nhân thân và tình tiết giảm nhẹ: Chỉ xem xét cho người bị xử phạt tù được hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Về mức hình phạt a) Người bị xử phạt tù không quá 03 năm về một tội. b) Đối với người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội hoặc có nhiều bản án, khi tổng hợp hình phạt của nhiều tội hoặc nhiều bản án mà hình phạt chung không quá 03 năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo, nhưng phải xem xét thật chặt chẽ, khách quan và công bằng. 2. Về nhân thân của người phạm tội a) Người bị xử phạt tù không quá 03 năm có thể được xem xét cho hưởng án treo nếu ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; có nơi cư trú ổn định, rõ ràng theo quy định của Luật Cư trú; không có tiền án, tiền sự. Trường hợp người có tiền án, tiền sự, nếu xét tính chất của tiền án, tiền sự đó, tính chất của tội phạm mới được thực hiện và các căn cứ khác thấy không nhất thiết phải bắt họ chấp hành hình phạt tù thì cũng có thể cho hưởng án treo, nhưng cần hạn chế và phải xem xét thật chặt chẽ, khách quan và công bằng. b) Khi xem xét về nhân thân của người phạm tội cần xem xét toàn diện tất cả các yếu tố như trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình, quá trình học tập, công tác, lao động, đồng thời kết hợp với thái độ của họ sau khi phạm tội và yêu cầu phòng, chống tội phạm để đánh giá họ có nhiều khả năng tự cải tạo hay không,trên cơ sở đó mới quyết định bắt họ phải chấp hành hình phạt tù hay cho hưởng án treo; trường hợp cho họ hưởng án treo phải bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. c) Người có thành tích xuất sắc trong lao động, chiến đấu, học tập hoặc công tác được tặng thưởng huân chương, huy chương, bằng khen, bằng lao động sáng tạo hoặc có sáng chế, phát minh có giá trị lớn hoặc nhiều năm được công nhận là chiến sỹ thi đua…; người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng; phạm tội do lỗi vô ý; sau khi phạm tội đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải thì được coi là có nhiều khả năng tự cải tạo. 3. Về tình tiết giảm nhẹ Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự từ 02 tình tiết trở lên. Mỗi tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 và khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sựđược xác định tương ứng với mỗi điểm quy định tại khoản 1 của các điều này. Giải thích thế nào là lập công? Lập công là trường hợp người được hưởng án treo có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên của Nhà nước, tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn; có những sáng kiến có giá trị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xác nhận. Trường hợp nào được xem là mắc bệnh hiểm nghèo? Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao. Xem chi tiết tại Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn Điều 65 Bộ luật hình sự về án treo (file đính kèm), thay thế các quy định về án treo trước đây, điển hình là Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP.