Đã có Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp về Doanh nghiệp nhà nước, nhóm công ty
Nghị định 47/2021/NĐ-CP Ngày 1/4/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp, Nghị định này quy định các nội dung liên quan đến doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp nhà nước, nhóm công ty, doanh nghiệp quốc phòng an ninh. Nổi bật trong văn bản này là quy định về việc Sở hữu chéo giữa các công ty trong nhóm công ty, cụ thể: (1) Việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp bao gồm trường hợp sau: a) Cùng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới. b) Cùng mua phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập, c) Cùng nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của các thành viên, cổ đông của doanh nghiệp đã thành lập. (2) Doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn Nhà nước theo khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên. (3) Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của công ty chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại Điều 195 Luật Doanh nghiệp khi đề xuất, quyết định góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác và cũng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho công ty khi vi phạm quy định tại khoản này. (4) Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký thay đổi thành viên, cổ | đông công ty nếu trong quá trình thụ lý hồ sơ phát hiện việc góp vốn, mua cổ phần thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp liên quan vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp. Nghị định này còn ban hành kèm theo Danh mục ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn phục vụ Quốc phòng, an ninh do Doanh nghiệp Quốc phòng, an ninh thực hiện. Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày ký và bãi bỏ các văn bản sau: - Nghị định 81/2015/NĐ-CP về công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước. - Nghị định 93/2015/NĐ-CP tổ chức, quản lý và hoạt động của Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh. - Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp. - Quyết định 35/2013/QĐ-TTg ngày 7/6/2013 ban hành Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Xem toàn văn Nghị định tại file đính kèm dưới đây.
Chuyển đổi đất do nhà nước giao cho cho cộng đồng dân cư quản lý
Theo quy định tại Điều 169 và Điều 179 Luật đất đai 2013 như sau: "Điều 179. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất 1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây: ....b) Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác;" Căn cứ quy định trên thì hộ gia đình cá nhân khi được nhà nước giao đất trong các trường hợp trên thì chỉ có quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác. "Điều 169. Nhận quyền sử dụng đất 1. Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau: ....c) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 và điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 191 của Luật này; d) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất; ...g) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;" Căn cứ quy định trên thì cộng đồng dân cư chỉ nhận quyền sử dụng đất trong 3 trường hợp: Nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhà nước giao đất. Do vậy, sẽ không có trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất đã được nhà nước giao từ hộ gia đình, cá nhân sang cho cộng đồng dân cư.
Cơ chế quản lý việc huy động vốn vay của Nhà nước
Vào cuối tháng 6/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công thay thế cho Nghị định 79/2010/NĐ-CP và Quyết định 56/2012/QĐ-TTg. Cụ thể, cơ chế quản lý việc huy động vốn vay được thực hiện như sau: - Việc phát hành công cụ nợ trên thị trường trong nước phải đảm bảo: + Trong kế hoạch phát hành được cấp có thẩm quyền quyết định; + Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ phát hành công cụ nợ của Chính phủ hoặc ủy quyền cho Kho bạc Nhà nước phát hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; + Tuân thủ quy định của pháp luật về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ trên thị trường chứng khoán. - Việc phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế phải đảm bảo: + Có đề án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế được Chính phủ phê duyệt; + Phù hợp với luật pháp tại thị trường phát hành; + Chỉ phát hành trái phiếu quốc tế để bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, cơ cấu lại nợ của Chính phủ. Không phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ để cho vay lại. - Việc vay vốn nước ngoài dưới hình thức thỏa thuận vay, hiệp định vay phải đảm bảo: + Chỉ vay cho đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên; + Các khoản vay mới phải được đánh giá về thành tố ưu đãi, tác động đến hạn mức vay nợ và chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công; + Đề xuất dự án phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó xác định rõ cơ chế tài chính của chương trình, dự án sử dụng vốn vay (cấp phát, cho vay lại); + Việc đàm phán, ký kết hiệp định vay, thỏa thuận vay phải đảm bảo chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư. Trường hợp thỏa thuận vay, hiệp định vay là điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ trình Chủ tịch nước việc đàm phán, ký kết, phê chuẩn; trường hợp thỏa thuận vay, hiệp định vay nhân danh Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và chỉ đạo việc tổ chức đàm phán, ký kết. - Đối với các khoản vay từ nguồn tài chính khác phải bảo đảm: + Được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Quản lý nợ công; + Hình thức vay theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc thỏa thuận vay; + Xác định rõ mức tiền vay, kỳ hạn, lãi suất, các khoản phí có liên quan đến khoản vay, phương thức trả nợ, thời hạn trả nợ, gia hạn nợ và phạt chậm trả (nếu có), quyền và trách nhiệm của các bên liên quan và các điều kiện, điều khoản khác có liên quan đến việc vay nợ.
Đã có Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp về Doanh nghiệp nhà nước, nhóm công ty
Nghị định 47/2021/NĐ-CP Ngày 1/4/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp, Nghị định này quy định các nội dung liên quan đến doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp nhà nước, nhóm công ty, doanh nghiệp quốc phòng an ninh. Nổi bật trong văn bản này là quy định về việc Sở hữu chéo giữa các công ty trong nhóm công ty, cụ thể: (1) Việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp bao gồm trường hợp sau: a) Cùng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới. b) Cùng mua phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập, c) Cùng nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của các thành viên, cổ đông của doanh nghiệp đã thành lập. (2) Doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn Nhà nước theo khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên. (3) Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của công ty chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại Điều 195 Luật Doanh nghiệp khi đề xuất, quyết định góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác và cũng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho công ty khi vi phạm quy định tại khoản này. (4) Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký thay đổi thành viên, cổ | đông công ty nếu trong quá trình thụ lý hồ sơ phát hiện việc góp vốn, mua cổ phần thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp liên quan vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp. Nghị định này còn ban hành kèm theo Danh mục ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn phục vụ Quốc phòng, an ninh do Doanh nghiệp Quốc phòng, an ninh thực hiện. Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày ký và bãi bỏ các văn bản sau: - Nghị định 81/2015/NĐ-CP về công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước. - Nghị định 93/2015/NĐ-CP tổ chức, quản lý và hoạt động của Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh. - Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp. - Quyết định 35/2013/QĐ-TTg ngày 7/6/2013 ban hành Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Xem toàn văn Nghị định tại file đính kèm dưới đây.
Chuyển đổi đất do nhà nước giao cho cho cộng đồng dân cư quản lý
Theo quy định tại Điều 169 và Điều 179 Luật đất đai 2013 như sau: "Điều 179. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất 1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây: ....b) Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác;" Căn cứ quy định trên thì hộ gia đình cá nhân khi được nhà nước giao đất trong các trường hợp trên thì chỉ có quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác. "Điều 169. Nhận quyền sử dụng đất 1. Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau: ....c) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 và điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 191 của Luật này; d) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất; ...g) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;" Căn cứ quy định trên thì cộng đồng dân cư chỉ nhận quyền sử dụng đất trong 3 trường hợp: Nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhà nước giao đất. Do vậy, sẽ không có trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất đã được nhà nước giao từ hộ gia đình, cá nhân sang cho cộng đồng dân cư.
Cơ chế quản lý việc huy động vốn vay của Nhà nước
Vào cuối tháng 6/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công thay thế cho Nghị định 79/2010/NĐ-CP và Quyết định 56/2012/QĐ-TTg. Cụ thể, cơ chế quản lý việc huy động vốn vay được thực hiện như sau: - Việc phát hành công cụ nợ trên thị trường trong nước phải đảm bảo: + Trong kế hoạch phát hành được cấp có thẩm quyền quyết định; + Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ phát hành công cụ nợ của Chính phủ hoặc ủy quyền cho Kho bạc Nhà nước phát hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; + Tuân thủ quy định của pháp luật về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ trên thị trường chứng khoán. - Việc phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế phải đảm bảo: + Có đề án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế được Chính phủ phê duyệt; + Phù hợp với luật pháp tại thị trường phát hành; + Chỉ phát hành trái phiếu quốc tế để bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, cơ cấu lại nợ của Chính phủ. Không phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ để cho vay lại. - Việc vay vốn nước ngoài dưới hình thức thỏa thuận vay, hiệp định vay phải đảm bảo: + Chỉ vay cho đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên; + Các khoản vay mới phải được đánh giá về thành tố ưu đãi, tác động đến hạn mức vay nợ và chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công; + Đề xuất dự án phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó xác định rõ cơ chế tài chính của chương trình, dự án sử dụng vốn vay (cấp phát, cho vay lại); + Việc đàm phán, ký kết hiệp định vay, thỏa thuận vay phải đảm bảo chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư. Trường hợp thỏa thuận vay, hiệp định vay là điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ trình Chủ tịch nước việc đàm phán, ký kết, phê chuẩn; trường hợp thỏa thuận vay, hiệp định vay nhân danh Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và chỉ đạo việc tổ chức đàm phán, ký kết. - Đối với các khoản vay từ nguồn tài chính khác phải bảo đảm: + Được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Quản lý nợ công; + Hình thức vay theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc thỏa thuận vay; + Xác định rõ mức tiền vay, kỳ hạn, lãi suất, các khoản phí có liên quan đến khoản vay, phương thức trả nợ, thời hạn trả nợ, gia hạn nợ và phạt chậm trả (nếu có), quyền và trách nhiệm của các bên liên quan và các điều kiện, điều khoản khác có liên quan đến việc vay nợ.