Ý nghĩa của việc treo cờ rủ, cách treo cờ rủ trong ngày Quốc tang
Cờ rủ là nghi thức thể hiện lòng tôn kính và tưởng nhớ sâu sắc đối với những người đã khuất, đặc biệt là trong ngày quốc tang >>> Xem thêm bài viết: Cấm/hạn chế lưu thông một số tuyến đường phục vụ Lễ Quốc tang Lễ Quốc tang bao nhiêu ngày? Ai khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang? Ban Lễ tang Nhà nước gồm những ai? Lễ viếng và Lễ truy điệu được tổ chức thế nào? Quy định về lực lượng và phương tiện phục vụ Lễ Quốc tang (1) Ý nghĩa của việc treo cờ rủ Treo cờ rủ trong tiếng Anh được gọi là half-mast hay half-staff, là một tục lệ có từ thế kỷ 17, dùng để chỉ lá cờ bay phía dưới đỉnh cột buồm của tàu, cột cờ đất liền hoặc cột cờ trên tòa nhà. Ở nhiều quốc gia, đây được coi là biểu tượng của sự tôn trọng, thương tiếc, đau buồn. Theo đó, khi treo cờ rủ, người ta thường kéo cao cờ lên rồi hạ xuống, chừa ra một khoảng trống bên trên lá cờ. Theo một số nguồn tin, lá cờ được hạ xuống chừa ra một khoảng trống vừa vặn cho một lá cờ tử thần vô hình bay phía trên. Lá cờ này có ý nghĩa rằng tử thần có toàn quyền, không chừa ai nên chiếm địa vị trên hết. Tại Việt Nam, lá cờ rủ được xuất hiện trong Lễ Quốc tang hoặc khi đất nước gặp đại nạn để bày tỏ lòng tôn trọng, thương tiếc của quốc gia đối với những người đã từ trần. (2) Cách treo cờ rủ trong ngày Quốc tang Tại Điều 10 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định, trong thời gian 02 ngày diễn ra Lễ Quốc tang, các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang và không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng. Theo đó, cách treo cờ rủ như sau: - Treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay. - Băng vải đen có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ - Cờ rủ phải treo ở nơi trang trọng, đảm bảo mỹ quan - Cột dùng để treo cờ phải là cột cờ độc lập, không treo cờ lên các cột khác như cột điện, cột ăng ten… - Cờ treo lên không được bạc màu, hoen ố Ngoài ra, khi cắm cờ trong nhà, cán cờ được tùy chỉnh dài ngắn tùy theo không gian, nhưng không được để cờ chạm đất (3) Những chức danh nào được tổ chức Lễ Quốc tang? Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 105/2012/NĐ-CP, cán bộ đang nắm giữ hoặc đã thôi giữ các chức danh sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang: - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ngoài ra, Bộ Chính trị có quyền quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế. (4) Việt Nam tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một trí tuệ lớn, tài năng lớn của cách mạng Việt Nam, nhà tư tưởng, nhà văn hóa, ngọn cờ lý luận của Đảng, người học trò xuất sắc không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, sống trọn cuộc đời vì nước, vì dân. Hôm qua, theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần lúc 13h38', ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đồng chí hưởng thọ 80 tuổi. Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ có Thông cáo đặc biệt về tổ chức Lễ Quốc tang đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng. >>> Xem thêm bài viết: Lễ Quốc tang bao nhiêu ngày? Ai khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang? Ban Lễ tang Nhà nước gồm những ai? Lễ viếng và Lễ truy điệu được tổ chức thế nào? Quy định về lực lượng và phương tiện phục vụ Lễ Quốc tang
Lễ Quốc tang Chủ tịch nước sẽ được tiến hành như thế nào?
Có lẽ hôm nay ( 21/09/2018 ) là một ngày buồn của toàn thể người dân Việt Nam khi hay tin Chủ tịch nước CHXHCNVN Trần Đại Quang từ trần sau thời gian lâm bệnh nặng. Vậy với chức vụ là Chủ tịch nước khi từ trần thì lễ tang được tổ chức như người dân bình thường hay có gì khác? Theo Nghi định 105/2012/ND-CP về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức thì cho thấy khi Chủ tịch nước mất lễ tang sẽ được tổ chức theo hình thức Lễ Quốc tang. Cụ thể tại điều 5 Nghị định này quy định như sau: " Điều 5. Chức danh được tổ chức Lễ quốc tang 1. Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang: a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; b) Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; c) Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; d) Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế. " Theo đó, Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Lễ tang Nhà nước, gồm từ 25 (hai mươi lăm) đến 30 (ba mươi) thành viên đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương, cơ quan nơi người từ trần đã hoặc đang công tác, đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần. a) Ban Lễ tang Nhà nước có nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức Lễ Quốc tang; b) Trưởng Ban Lễ tang Nhà nước là Tổng Bí thư Ban Chấp hành TW Đảng CSVN; Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang, gồm từ 15 (mười lăm) đến 20 (hai mươi) thành viên đại diện cho các Bộ, ban, ngành ở Trung ương, địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần và đại diện gia đình người từ trần, a) Ban Tổ chức Lễ tang có nhiệm vụ giúp cho Ban Lễ tang Nhà nước trong việc điều hành các cơ quan là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, các cơ quan tham gia tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại Nghị định này; b) Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là một Phó Thủ tướng Chính phủ. Thời gian tổ chức Lễ Quốc tang là 02 (hai) ngày. Trong thời gian này các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang (có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay), không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng. Trong thời gian này nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi liệu ai sẽ là người lên thay tạm quyền Chủ tịch nước thì theo như quy định Hiến pháp 2013 thì Phó chủ tịch nước sẽ là người tạm thời lên thay khi Chủ tịch nước từ trần cho đến khi họp Quốc hội sẽ bầu lại.
Ý nghĩa của việc treo cờ rủ, cách treo cờ rủ trong ngày Quốc tang
Cờ rủ là nghi thức thể hiện lòng tôn kính và tưởng nhớ sâu sắc đối với những người đã khuất, đặc biệt là trong ngày quốc tang >>> Xem thêm bài viết: Cấm/hạn chế lưu thông một số tuyến đường phục vụ Lễ Quốc tang Lễ Quốc tang bao nhiêu ngày? Ai khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang? Ban Lễ tang Nhà nước gồm những ai? Lễ viếng và Lễ truy điệu được tổ chức thế nào? Quy định về lực lượng và phương tiện phục vụ Lễ Quốc tang (1) Ý nghĩa của việc treo cờ rủ Treo cờ rủ trong tiếng Anh được gọi là half-mast hay half-staff, là một tục lệ có từ thế kỷ 17, dùng để chỉ lá cờ bay phía dưới đỉnh cột buồm của tàu, cột cờ đất liền hoặc cột cờ trên tòa nhà. Ở nhiều quốc gia, đây được coi là biểu tượng của sự tôn trọng, thương tiếc, đau buồn. Theo đó, khi treo cờ rủ, người ta thường kéo cao cờ lên rồi hạ xuống, chừa ra một khoảng trống bên trên lá cờ. Theo một số nguồn tin, lá cờ được hạ xuống chừa ra một khoảng trống vừa vặn cho một lá cờ tử thần vô hình bay phía trên. Lá cờ này có ý nghĩa rằng tử thần có toàn quyền, không chừa ai nên chiếm địa vị trên hết. Tại Việt Nam, lá cờ rủ được xuất hiện trong Lễ Quốc tang hoặc khi đất nước gặp đại nạn để bày tỏ lòng tôn trọng, thương tiếc của quốc gia đối với những người đã từ trần. (2) Cách treo cờ rủ trong ngày Quốc tang Tại Điều 10 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định, trong thời gian 02 ngày diễn ra Lễ Quốc tang, các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang và không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng. Theo đó, cách treo cờ rủ như sau: - Treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay. - Băng vải đen có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ - Cờ rủ phải treo ở nơi trang trọng, đảm bảo mỹ quan - Cột dùng để treo cờ phải là cột cờ độc lập, không treo cờ lên các cột khác như cột điện, cột ăng ten… - Cờ treo lên không được bạc màu, hoen ố Ngoài ra, khi cắm cờ trong nhà, cán cờ được tùy chỉnh dài ngắn tùy theo không gian, nhưng không được để cờ chạm đất (3) Những chức danh nào được tổ chức Lễ Quốc tang? Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 105/2012/NĐ-CP, cán bộ đang nắm giữ hoặc đã thôi giữ các chức danh sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang: - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ngoài ra, Bộ Chính trị có quyền quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế. (4) Việt Nam tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một trí tuệ lớn, tài năng lớn của cách mạng Việt Nam, nhà tư tưởng, nhà văn hóa, ngọn cờ lý luận của Đảng, người học trò xuất sắc không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, sống trọn cuộc đời vì nước, vì dân. Hôm qua, theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần lúc 13h38', ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đồng chí hưởng thọ 80 tuổi. Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ có Thông cáo đặc biệt về tổ chức Lễ Quốc tang đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng. >>> Xem thêm bài viết: Lễ Quốc tang bao nhiêu ngày? Ai khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang? Ban Lễ tang Nhà nước gồm những ai? Lễ viếng và Lễ truy điệu được tổ chức thế nào? Quy định về lực lượng và phương tiện phục vụ Lễ Quốc tang
Lễ Quốc tang Chủ tịch nước sẽ được tiến hành như thế nào?
Có lẽ hôm nay ( 21/09/2018 ) là một ngày buồn của toàn thể người dân Việt Nam khi hay tin Chủ tịch nước CHXHCNVN Trần Đại Quang từ trần sau thời gian lâm bệnh nặng. Vậy với chức vụ là Chủ tịch nước khi từ trần thì lễ tang được tổ chức như người dân bình thường hay có gì khác? Theo Nghi định 105/2012/ND-CP về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức thì cho thấy khi Chủ tịch nước mất lễ tang sẽ được tổ chức theo hình thức Lễ Quốc tang. Cụ thể tại điều 5 Nghị định này quy định như sau: " Điều 5. Chức danh được tổ chức Lễ quốc tang 1. Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang: a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; b) Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; c) Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; d) Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế. " Theo đó, Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Lễ tang Nhà nước, gồm từ 25 (hai mươi lăm) đến 30 (ba mươi) thành viên đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương, cơ quan nơi người từ trần đã hoặc đang công tác, đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần. a) Ban Lễ tang Nhà nước có nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức Lễ Quốc tang; b) Trưởng Ban Lễ tang Nhà nước là Tổng Bí thư Ban Chấp hành TW Đảng CSVN; Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang, gồm từ 15 (mười lăm) đến 20 (hai mươi) thành viên đại diện cho các Bộ, ban, ngành ở Trung ương, địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần và đại diện gia đình người từ trần, a) Ban Tổ chức Lễ tang có nhiệm vụ giúp cho Ban Lễ tang Nhà nước trong việc điều hành các cơ quan là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, các cơ quan tham gia tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại Nghị định này; b) Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là một Phó Thủ tướng Chính phủ. Thời gian tổ chức Lễ Quốc tang là 02 (hai) ngày. Trong thời gian này các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang (có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay), không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng. Trong thời gian này nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi liệu ai sẽ là người lên thay tạm quyền Chủ tịch nước thì theo như quy định Hiến pháp 2013 thì Phó chủ tịch nước sẽ là người tạm thời lên thay khi Chủ tịch nước từ trần cho đến khi họp Quốc hội sẽ bầu lại.