Cổ đông có bị giới hạn số lần chia lợi nhuận không?
Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng của mọi doanh nghiệp, và việc chia lợi nhuận cho cổ đông là một phần không thể thiếu trong hoạt động của các công ty cổ phần. Tuy nhiên, có một câu hỏi thường được đặt ra liệu các cổ đông có bị giới hạn số lần chia lợi nhuận không? Căn cứ khoản 5 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020, cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác. Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp là phần lợi nhuận còn lại sau khi lấy tổng doanh thu trừ hết tất cả chi phí dùng cho sản phẩm, bao gồm thuế TNDN. Như vậy, lợi nhuận ròng chính là tiền lãi của doanh nghiệp sau khi đã đóng thuế. (1) Cổ đông có bị giới hạn số lần chia lợi nhuận không? Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau: - Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. - Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. - Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Bên cạnh đó, theo khoản 4 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định việc trả cổ tức như sau: Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải bao gồm các nội dung sau đây: - Tên công ty và địa chỉ trụ sở chính của công ty. - Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân. - Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức. - Số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận. - Thời điểm và phương thức trả cổ tức. - Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty. Như vậy, Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định cụ thể nào giới hạn số lần chia lợi nhuận trong một năm tài chính. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có thể chia lợi nhuận cho cổ đông nhiều lần trong năm tùy thuộc vào tình hình tài chính và lợi nhuận thực tế và nếu đại hội đồng cổ đông thông qua. - Việc chia lợi nhuận phải được quyết định bởi đại hội đồng cổ đông, nghĩa là bất kỳ quyết định nào về việc chia cổ tức đều phải có sự đồng thuận của các cổ đông thông qua bỏ phiếu trong đại hội đồng cổ đông. - Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Điều này đảm bảo quyền lợi của cổ đông và tránh tình trạng doanh nghiệp kéo dài thời gian thanh toán lợi nhuận. (2) Thu hồi tiền thanh toán cổ phần được mua lại hoặc cổ tức Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi theo khoản 1 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2020 Đối với cổ phần phổ thông, theo khoản 2 Điều 135 Luật doanh nghiệp 2020, cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Căn cứ theo khoản 3 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật. - Trong trường hợp việc thanh toán cổ phần được mua lại trái với quy định tại khoản 1 Điều 134 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 hoặc trả cổ tức trái với quy định tại Điều 135 của Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2020 , cổ đông phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận. Căn cứ tại khoản 1 Điều 134 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định công ty chỉ được thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông theo quy định tại Điều 132, Điều 133 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. - Trường hợp cổ đông không hoàn trả được cho công ty thì tất cả thành viên Hội đồng quản trị phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số tiền, tài sản đã trả cho cổ đông mà chưa được hoàn lại. Như vậy, cổ đông phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận hoặc nếu không hoàn trả được cho công ty thì tất cả thành viên Hội đồng quản trị phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Tóm lại, pháp luật hiện hành không quy định giới hạn số lần chia lợi nhuận cho cổ đông, doanh nghiệp có thể chia lợi nhuận cho cổ đông nhiều lần trong năm tùy thuộc vào tình hình tài chính và lợi nhuận thực tế và nếu đại hội đồng cổ đông thông qua. Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.
Cổ tức tiền mặt là gì? Trả cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu có lợi hơn?
Cổ tức tiền mặt là gì? Lợi ích của cổ đông và công ty khi nhận/trả cổ tức bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu là gì? Hai hình thức này có ưu và nhược điểm gì? Cổ tức tiền mặt là gì? Theo khoản 5 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác. Hình thức trả cổ tức được quy định tại khoản 3 Điều 135 Luật Doanh nghiệp cụ thể như sau: Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật. Như vậy, cổ tức tiền mặt là hình thức doanh nghiệp chi trả lợi nhuận ròng cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt. Trả cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu có lợi hơn? 1) Đối với công ty Công ty Cổ tức tiền mặt Cổ tức cổ phiếu Ưu điểm - Dòng tiền được lưu thông ra bên ngoài doanh nghiệp, trở thành dòng tiền tự do. - Tạo sự minh bạch trong hoạt động sử dụng nguồn vốn và lợi nhuận của doanh nghiệp. - Công ty giữ được nguồn vốn để mở rộng kinh doanh. - Tăng giá trị của cổ phiếu: Nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt, giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ tăng lên theo thời gian, dẫn đến giá trị của mỗi cổ phiếu cũng sẽ tăng lên. - Tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu. Việc ban hành thêm cổ phiếu làm giá thị trường giảm, từ đó tiếp cận thêm nhiều nhà đầu tư hơn. - Khuyến khích các cổ đông nắm giữ cổ phiếu lâu dài. Nhược điểm - Làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp trong việc lập các quỹ dự phòng ở dự án khác. - Giảm lượng tiền mặt của doanh nghiệp. - Không khuyến khích các cổ đông nắm giữ cổ phiếu lâu dài. - Giá cổ phiếu giảm sút sau khi được trả cổ tức. - Dùng nguồn vốn trong đầu tư sẽ không tạo lợi nhuận, từ đó giá cổ phiếu sẽ giảm. 2) Đối với cổ đông Cổ đông Cổ tức tiền mặt Cổ tức cổ phiếu Ưu điểm - Thời gian nhận chi trả nhanh hơn - Lợi nhuận đến đâu nhận đến đó. An tâm hơn vì có thể sử dụng trực tiếp tiền mặt để chi tiêu, đầu tư hoặc tích lũy. - Cổ phiếu nhận được có thể chuyển nhượng cho cá nhân khác. - Giá cổ phiếu có thể tăng trong lúc chờ cổ phiếu vào tài khoản. Nhược điểm - Bỏ lỡ cơ hội tiềm năng cổ phiếu công ty có thể tăng, lợi nhuận nhận được từ việc nhận cổ tức bằng cổ phiếu có thể cao hơn so với số tiền đã được nhận. - Cổ đông sẽ phải trả thuế 2 lần gồm thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. - Tốn thời gian chờ cổ phiếu mới vào tài khoản, trong thời gian đó giá cổ phiếu có khả năng bị giảm. Như vậy, mỗi phương thức chi trả đều có ưu và nhược điểm riêng, tuỳ theo định hướng phát triển công ty mà công ty lựa chọn hình thức phù hợp. Điều kiện trả cổ tức của công ty Theo Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về điều kiện trả cổ tức như sau: - Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi. - Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây: + Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; + Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; + Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Trả cổ tức trái quy định thì cổ đông phải làm thế nào? Theo Điều 136 Luật Doanh nghiệp 2020, trường hợp trả cổ tức trái với quy định tại Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận; trường hợp cổ đông không hoàn trả được cho công ty thì tất cả thành viên Hội đồng quản trị phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số tiền, tài sản đã trả cho cổ đông mà chưa được hoàn lại. Như vậy, nếu công ty trả cổ tức trái quy định thì cổ đông phải hoàn trả cho công ty. Nếu cổ đông không hoàn trả được thì HĐQT phải liên đới trả lại cho công ty.
Phân biệt trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp theo quy định hiện hành
Cổ phiếu là một thuật ngữ được khá nhiều người biết đến trong lĩnh vực chứng khoán và doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi nhắc đến trái phiếu thì nhiều người vẫn còn nhầm lẫn so với cổ phiếu. Vậy, giữa cổ phiếu và cổ phiếu có những điểm gì để phân biệt với nhau? Tiêu chí Cổ phiếu Trái phiếu Khái niệm Có thể hiểu đơn giản cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và lợi ích của người nắm giữ cổ phiếu đối với một phần vốn cổ phần của doanh nghiệp phát hành. Theo đó, các cổ đông có thể được hưởng cổ tức (khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019). Bên cạnh đó, hiện hành tại khoản 1 Điều 121 Luật Chứng khoán 2019 quy định cổ phiếu được phát hành dưới dạng bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Trái ngược với cổ phiếu thì trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của đơn vị phát hành với người nắm giữ trái phiếu (khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019). Người sở hữu trái phiếu (hay còn được gọi là trái chủ) sẽ được chi trả một khoản tỷ lệ lợi suất nhất định và hoàn toàn không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đó. Bản chất Là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu với phần vốn điều lệ của doanh nghiệp. Khi cổ phiếu tăng giá hoặc sụt giá thì người mua đều có hoàn toàn trách nhiệm với cổ phiếu. Là loại chứng khoán ghi nợ của doanh nghiệp phát hành, quyền sở hữu vốn vay của trái chủ. Chứng chỉ ghi nhận nợ của tổ chức phát hành và quyền sở hữu đối với một phần vốn vay của chủ sở hữu, không phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Chủ thể phát hành Công ty Cổ phần Chính phủ và doanh nghiệp Chủ sở hữu Cổ đông Trái chủ (chủ nợ) Quyền của chủ sở hữu Cổ đông có quyền được chia cổ tức và tham gia biểu quyết các vấn đề của doanh nghiệp. Trái chủ được chi trả lãi suất theo định kỳ mà không phải phụ thuộc vào tình hình kinh doanh. Kết quả phát hành Thu mua cổ phiếu sẽ làm tăng vốn điều lệ doanh nghiệp và thay đổi cơ cấu cổ phần. Làm tăng vốn vay và nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp. Đáo hạn Vô hạn. Tùy thuộc vào doanh nghiệp phát hành ghi trên trái phiếu. Đối với “trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành (khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP) Thứ tự thanh toán khi doanh nghiệp phá sản Sau khi doanh nghiệp ưu tiên thanh toán hết các khoản nợ, bảo hiểm và lương thì các cổ đông mới được hoàn trả phần còn lại tài sản của doanh nghiệp theo Điều 54 Luật Phá sản 2014. Ngoài ra, các cổ đông có trách nhiệm chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp tương xứng với khoản nợ. Trái chủ được ưu tiên thanh toán trước trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể theo Điều 54 Luật Phá sản 2014. Trái chủ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Công ty tăng vốn điều lệ chia cổ tức như thế nào
Có thể thấy, vấn đề được các cổ đông, nhà đầu tư quan tâm khi tham gia góp vốn vào công ty cổ phần đó chính là việc phân chia lợi nhuận. Trong đó, cổ tức xuất phát từ những khoản lợi nhuận của công ty, sau khi được hoàn thành các nghĩa vụ khác, khoản lợi nhuận còn lại sẽ được chia cho cổ đông. Vậy trong trường hợp công ty tiến hành tăng vốn điều lệ thì cổ tức sẽ chia trên mức vốn cũ hay mức vốn đã tăng? Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau: "Điều 135. Trả cổ tức 1. Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi. 2. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; b) Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; c) Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. 3. Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật. 4. Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải bao gồm các nội dung sau đây: a) Tên công ty và địa chỉ trụ sở chính của công ty; b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; c) Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; d) Số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận; đ) Thời điểm và phương thức trả cổ tức; e) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty." =>> Như vậy, theo quy định trên trước khi chi trả cổ tức thì doanh nghiệp phải thực hiện lập danh sách cổ công được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức và thực hiện thông báo trả cổ tức cho cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Do đó, nếu việc điều chỉnh tăng vốn điều lệ diễn ra trước khi doanh nghiệp lập danh sách cổ đông nhận cổ tức thì sẽ thực hiện phân chia cổ tức theo vốn điều lệ mới. Còn trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ sau khi đã có danh sách cổ đông nhận cổ tức thì lúc này mình vẫn sẽ thực hiện phân chia cổ tức theo vốn điều lệ cũ.
Sự khác nhau cơ bản giữa cổ phiếu và trái phiếu
Cổ phiếu và trái phiếu là hai kênh đầu tư chứng khoán phổ biến bậc nhất. Vậy sự khác nhau cơ bản giữa chúng là gì? Cổ phiếu khác gì trái phiếu - Minh họa Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 (LCK), cổ phiếu (CP) là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Theo khoản 3 Điều này, trái phiếu (TP) là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. Xuất phát từ định nghĩa này có thể thấy được sự khác biệt về địa vị pháp lý của chủ sở hữu CP và TP. Theo đó, người nắm giữ CP là một cổ đông của công ty phát hành theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 (LDN), do luôn có ít nhất 01 cổ phần. Còn người sở hữu TP lại là chủ nợ của doanh nghiệp. Về chủ thể phát hành, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 46 và khoản 4 Điều 74 LDN 2020, công ty TNHH chỉ được phát hành trái phiếu. còn Công ty Cổ phần, theo khoản 3 Điều 111 Luật này, được phát hành cả CP lẫn TP. Về quyền lợi của chủ sở hữu, căn cứ theo quy định tại Điều 115 LDN 2020, do là cổ đông của công ty nên người giữ CP sẽ được chia một phần cổ tức (lợi nhuận). Tình hình kinh doanh của Công ty càng tốt thì con số này càng lớn. Đồng thời họ cũng có thể có các quyền khác như tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết; được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần khi công ty giải thể hoặc phá sản… Đối với TP, theo quy định tại Điều 6 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, chủ sở hữu sẽ được hưởng lãi suất theo quy định lúc chào bán của doanh nghiệp. Mức chi trả không phụ thuộc vào tình hình tài chính của Công ty. Mặt khác, khoản 6 Điều 208 LDN 2020 quy định sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần. Khoản 2 Điều 54 Luật phá sản 2014 cũng nêu rõ, sau khi thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính với nhà nước của doanh nghiệp mà vẫn còn dư tài sản, thì phần dư ra đó mới được chia cho thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty. Như vậy, nếu chẳng may doanh nghiệp phát hành bị phá sản thì người sở hữu TP sẽ được ưu tiên thanh toán trước chủ sở hữu CP. Về thời gian sở hữu, khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định trái phiếu có kỳ hạn ít nhất là 01 năm. Hết thời hạn này (đáo hạn) thì doanh nghiệp phải trả đủ cả gốc lẫn lãi cho đầu tư, nghĩa là trái phiếu hết giá trị và nhà đầu tư cũng không còn quyền sở hữu với những trái phiếu đó. Còn với CP thì không có giới hạn về thời gian sở hữu, trừ trường hợp doanh nghiệp giải thể, phá sản, hoặc được nhà đầu tư chuyển giao cho người khác thông qua giao dịch dân sự hợp pháp.
Tôi có câu hỏi về thuế thu nhập cá nhân?
Hiện tại tôi ngoài khoản thu nhập tại công ty tôi có thực hiện mua bán một số chứng khoán và có nhận cổ tức. Vừa rồi tôi có ủy quyền cho công ty thực hiện khai báo thuế (với điều kiện chỉ có thu nhập tại công ty) Tôi xin hỏi việc thực hiện ủy quyền như vậy có đúng pháp luật không? Xin cảm ơn
Thủ tục chi trả cổ tức cho các cổ đông
Chào mọi người ạ, Công ty tôi đang tiến hành làm thủ tục để chi trả cổ tức cho các cổ đông. Hồ sơ tôi đã chuẩn bị bao gồm: Biên bản họp HĐQT (đã ký), Nghị quyết như tệp đính kèm, Thông báo chi trả cổ tức tới các cổ đông Hồ sơ như vậy đã đủ chưa ạ? Có quy định pháp luật nào quy định các văn bản cần phải có để tiến hành chi trả cổ tức không? Xin ý kiến tư vấn của mọi người. Tôi xin cảm ơn.
Hỏi về cổ tức của nhân viên không tham gia cổ đông tại công ty?
Kính gửi anh, chị. Em có chút thắc mắc như sau về cơ chế tính lương của công ty như sau : - NVKD không tham gia vào đóng góp cổ đông ,cổ phần của công ty nhưng khi tính lương doanh thu dựa trên lợi nhuận được tính là : -Lương được nhận từ lợi nhuận = ( Lợi nhuận - 7%* Doanh thu ) * 10% Có những đơn hàng tính theo cách này, NVKD không được hưởng lương lợi nhuận . Nhờ anh, chị giải thích giúp em về khoản mục này ạ . Em xin cảm ơn .
Cổ tức là gì? Điều kiện chi trả cổ tức trong công ty cổ phần?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật Doanh nghiệp 2014 thì cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính. Tức là các cổ đông trong công ty cổ phần sẽ được chi trả cổ tức, cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính. Việc thực hiện chi trả cổ tức sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 132 Luật Doanh nghiệp 2014. Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo các điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây: - Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; - Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; - Ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
Quy định chia cổ tức cho thành viên công ty là người nước ngoài?
Hiện nay không có văn bản quy định riêng cho hoạt động phân chia lợi nhuận sau thuế cho thành viên là người nước ngoài trong công ty TNHH. Do đó, việc chia như thế nào sẽ được quy định trong Điều lệ của công ty (và áp dụng như các thành viên là Người Việt Nam). Luật doanh nghiệp 2014 đã quy định: Điều 56. Hội đồng thành viên ... 2. Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây: ... g) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty; ... Điều 69. Điều kiện để chia lợi nhuận Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận. Lưu ý: phải xác định người nước ngoài này là cá nhân cư trú hay không cư trú để xác định nghĩa vụ thuế TNCN theo Thông tư 111/2013/TT-BTC - Cá nhân cư trú: Điều 10 - Cá nhân không cư trú: Điều 19 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-111-2013-TT-BTC-Huong-dan-Luat-thue-thu-nhap-ca-nhan-va-Nghi-dinh-65-2013-ND-CP-205356.aspx Và việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài cũng tuân thủ quy định tại Thông tư 186/2010/TT-BTC hướng dẫn việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của tổ chức, cá nhân nước ngoài có lợi nhuận từ việc đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư do Bộ Tài chính ban hành https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Thong-tu-186-2010-TT-BTC-huong-dan-chuyen-loi-nhuan-ra-nuoc-ngoai-114676.aspx
công ty ABC được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 15/6/2015, có 51 thành viên đề chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp, vốn điều lệ là 10 tỷ đồng. trong đó A, B, C là các thành viên sáng lập có vốn sở hữu bằng nhau, tổng cộng chiếm 24% vốn điều lệ. Hỏi: 1) cty ABC là loại hình cty gì? 2) để mở rộng hoạt động cty tăng vốn điều lệ lên 25 tỷ đồng bằng cách các thành viên góp thêm vốn. hỏi mỗi thành viên sáng lập và các thành viên còn lại phải góp thêm bao nhiêu tiền? 3) giả sử cty ABC là cty cổ phần, đạt được lợi nhuận trong năm sau khi tăng vốn là 7 tỷ và cty quyết định dùng 5 tỷ để trả cổ tứ. hỏi tính tỷ lệ cổ tức và số cổ tức mà các cổ đông được hưởng? Có bạn nào biết làm câu 3 không ạ? Hy vọng nhận được sự giúp đỡ của các bạn
Giá trị cổ tức có được coi là thu nhập tính thuế?
Doanh nghiệp em là Công ty cổ phần. Cho em hỏi là khi doanh nghiệp được chia cổ tức thì giá trị cổ tức này có được coi là thu nhập tính thuế hay không? Mong sớm nhận được phản hồi, em kính chúc sức khỏe quý Luật sư!
Phân biệt : cổ đông, cổ phần, cổ phiếu, cổ tức trong công ty cổ phần
1. Cổ đông: Cổ đông (tiếng Anh: Shareholder) là cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp một phần hay toàn bộ phần vốn góp (cổ phần) của một công ty cổ phần. Chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu này gọi là cổ phiếu. Về bản chất, cổ đông là thực thể đồng sở hữu công ty cổ phần chứ không phải là chủ nợ của công ty đó do vậy quyền lợi và nghĩa vụ của họ gắn liền với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. 2. Cổ phần Cổ phần là phần vốn nhỏ nhất của công ty cổ phần. Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Tùy theo loại cổ phần họ sở hữu mà có thể có tên gọi khác nhau. Theo pháp luật Việt nam hiện hành, cổ phần bao gồm cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ phần phổ thông. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. 3. Cổ phiếu Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Nguời nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành. 4. Cổ tức Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của một công ty cổ phần. Cổ tức có thể được trả bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu.
Cổ đông có bị giới hạn số lần chia lợi nhuận không?
Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng của mọi doanh nghiệp, và việc chia lợi nhuận cho cổ đông là một phần không thể thiếu trong hoạt động của các công ty cổ phần. Tuy nhiên, có một câu hỏi thường được đặt ra liệu các cổ đông có bị giới hạn số lần chia lợi nhuận không? Căn cứ khoản 5 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020, cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác. Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp là phần lợi nhuận còn lại sau khi lấy tổng doanh thu trừ hết tất cả chi phí dùng cho sản phẩm, bao gồm thuế TNDN. Như vậy, lợi nhuận ròng chính là tiền lãi của doanh nghiệp sau khi đã đóng thuế. (1) Cổ đông có bị giới hạn số lần chia lợi nhuận không? Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau: - Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. - Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. - Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Bên cạnh đó, theo khoản 4 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định việc trả cổ tức như sau: Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải bao gồm các nội dung sau đây: - Tên công ty và địa chỉ trụ sở chính của công ty. - Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân. - Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức. - Số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận. - Thời điểm và phương thức trả cổ tức. - Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty. Như vậy, Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định cụ thể nào giới hạn số lần chia lợi nhuận trong một năm tài chính. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có thể chia lợi nhuận cho cổ đông nhiều lần trong năm tùy thuộc vào tình hình tài chính và lợi nhuận thực tế và nếu đại hội đồng cổ đông thông qua. - Việc chia lợi nhuận phải được quyết định bởi đại hội đồng cổ đông, nghĩa là bất kỳ quyết định nào về việc chia cổ tức đều phải có sự đồng thuận của các cổ đông thông qua bỏ phiếu trong đại hội đồng cổ đông. - Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Điều này đảm bảo quyền lợi của cổ đông và tránh tình trạng doanh nghiệp kéo dài thời gian thanh toán lợi nhuận. (2) Thu hồi tiền thanh toán cổ phần được mua lại hoặc cổ tức Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi theo khoản 1 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2020 Đối với cổ phần phổ thông, theo khoản 2 Điều 135 Luật doanh nghiệp 2020, cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Căn cứ theo khoản 3 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật. - Trong trường hợp việc thanh toán cổ phần được mua lại trái với quy định tại khoản 1 Điều 134 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 hoặc trả cổ tức trái với quy định tại Điều 135 của Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2020 , cổ đông phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận. Căn cứ tại khoản 1 Điều 134 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định công ty chỉ được thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông theo quy định tại Điều 132, Điều 133 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. - Trường hợp cổ đông không hoàn trả được cho công ty thì tất cả thành viên Hội đồng quản trị phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số tiền, tài sản đã trả cho cổ đông mà chưa được hoàn lại. Như vậy, cổ đông phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận hoặc nếu không hoàn trả được cho công ty thì tất cả thành viên Hội đồng quản trị phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Tóm lại, pháp luật hiện hành không quy định giới hạn số lần chia lợi nhuận cho cổ đông, doanh nghiệp có thể chia lợi nhuận cho cổ đông nhiều lần trong năm tùy thuộc vào tình hình tài chính và lợi nhuận thực tế và nếu đại hội đồng cổ đông thông qua. Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.
Cổ tức tiền mặt là gì? Trả cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu có lợi hơn?
Cổ tức tiền mặt là gì? Lợi ích của cổ đông và công ty khi nhận/trả cổ tức bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu là gì? Hai hình thức này có ưu và nhược điểm gì? Cổ tức tiền mặt là gì? Theo khoản 5 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác. Hình thức trả cổ tức được quy định tại khoản 3 Điều 135 Luật Doanh nghiệp cụ thể như sau: Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật. Như vậy, cổ tức tiền mặt là hình thức doanh nghiệp chi trả lợi nhuận ròng cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt. Trả cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu có lợi hơn? 1) Đối với công ty Công ty Cổ tức tiền mặt Cổ tức cổ phiếu Ưu điểm - Dòng tiền được lưu thông ra bên ngoài doanh nghiệp, trở thành dòng tiền tự do. - Tạo sự minh bạch trong hoạt động sử dụng nguồn vốn và lợi nhuận của doanh nghiệp. - Công ty giữ được nguồn vốn để mở rộng kinh doanh. - Tăng giá trị của cổ phiếu: Nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt, giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ tăng lên theo thời gian, dẫn đến giá trị của mỗi cổ phiếu cũng sẽ tăng lên. - Tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu. Việc ban hành thêm cổ phiếu làm giá thị trường giảm, từ đó tiếp cận thêm nhiều nhà đầu tư hơn. - Khuyến khích các cổ đông nắm giữ cổ phiếu lâu dài. Nhược điểm - Làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp trong việc lập các quỹ dự phòng ở dự án khác. - Giảm lượng tiền mặt của doanh nghiệp. - Không khuyến khích các cổ đông nắm giữ cổ phiếu lâu dài. - Giá cổ phiếu giảm sút sau khi được trả cổ tức. - Dùng nguồn vốn trong đầu tư sẽ không tạo lợi nhuận, từ đó giá cổ phiếu sẽ giảm. 2) Đối với cổ đông Cổ đông Cổ tức tiền mặt Cổ tức cổ phiếu Ưu điểm - Thời gian nhận chi trả nhanh hơn - Lợi nhuận đến đâu nhận đến đó. An tâm hơn vì có thể sử dụng trực tiếp tiền mặt để chi tiêu, đầu tư hoặc tích lũy. - Cổ phiếu nhận được có thể chuyển nhượng cho cá nhân khác. - Giá cổ phiếu có thể tăng trong lúc chờ cổ phiếu vào tài khoản. Nhược điểm - Bỏ lỡ cơ hội tiềm năng cổ phiếu công ty có thể tăng, lợi nhuận nhận được từ việc nhận cổ tức bằng cổ phiếu có thể cao hơn so với số tiền đã được nhận. - Cổ đông sẽ phải trả thuế 2 lần gồm thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. - Tốn thời gian chờ cổ phiếu mới vào tài khoản, trong thời gian đó giá cổ phiếu có khả năng bị giảm. Như vậy, mỗi phương thức chi trả đều có ưu và nhược điểm riêng, tuỳ theo định hướng phát triển công ty mà công ty lựa chọn hình thức phù hợp. Điều kiện trả cổ tức của công ty Theo Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về điều kiện trả cổ tức như sau: - Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi. - Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây: + Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; + Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; + Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Trả cổ tức trái quy định thì cổ đông phải làm thế nào? Theo Điều 136 Luật Doanh nghiệp 2020, trường hợp trả cổ tức trái với quy định tại Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận; trường hợp cổ đông không hoàn trả được cho công ty thì tất cả thành viên Hội đồng quản trị phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số tiền, tài sản đã trả cho cổ đông mà chưa được hoàn lại. Như vậy, nếu công ty trả cổ tức trái quy định thì cổ đông phải hoàn trả cho công ty. Nếu cổ đông không hoàn trả được thì HĐQT phải liên đới trả lại cho công ty.
Phân biệt trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp theo quy định hiện hành
Cổ phiếu là một thuật ngữ được khá nhiều người biết đến trong lĩnh vực chứng khoán và doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi nhắc đến trái phiếu thì nhiều người vẫn còn nhầm lẫn so với cổ phiếu. Vậy, giữa cổ phiếu và cổ phiếu có những điểm gì để phân biệt với nhau? Tiêu chí Cổ phiếu Trái phiếu Khái niệm Có thể hiểu đơn giản cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và lợi ích của người nắm giữ cổ phiếu đối với một phần vốn cổ phần của doanh nghiệp phát hành. Theo đó, các cổ đông có thể được hưởng cổ tức (khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019). Bên cạnh đó, hiện hành tại khoản 1 Điều 121 Luật Chứng khoán 2019 quy định cổ phiếu được phát hành dưới dạng bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Trái ngược với cổ phiếu thì trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của đơn vị phát hành với người nắm giữ trái phiếu (khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019). Người sở hữu trái phiếu (hay còn được gọi là trái chủ) sẽ được chi trả một khoản tỷ lệ lợi suất nhất định và hoàn toàn không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đó. Bản chất Là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu với phần vốn điều lệ của doanh nghiệp. Khi cổ phiếu tăng giá hoặc sụt giá thì người mua đều có hoàn toàn trách nhiệm với cổ phiếu. Là loại chứng khoán ghi nợ của doanh nghiệp phát hành, quyền sở hữu vốn vay của trái chủ. Chứng chỉ ghi nhận nợ của tổ chức phát hành và quyền sở hữu đối với một phần vốn vay của chủ sở hữu, không phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Chủ thể phát hành Công ty Cổ phần Chính phủ và doanh nghiệp Chủ sở hữu Cổ đông Trái chủ (chủ nợ) Quyền của chủ sở hữu Cổ đông có quyền được chia cổ tức và tham gia biểu quyết các vấn đề của doanh nghiệp. Trái chủ được chi trả lãi suất theo định kỳ mà không phải phụ thuộc vào tình hình kinh doanh. Kết quả phát hành Thu mua cổ phiếu sẽ làm tăng vốn điều lệ doanh nghiệp và thay đổi cơ cấu cổ phần. Làm tăng vốn vay và nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp. Đáo hạn Vô hạn. Tùy thuộc vào doanh nghiệp phát hành ghi trên trái phiếu. Đối với “trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành (khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP) Thứ tự thanh toán khi doanh nghiệp phá sản Sau khi doanh nghiệp ưu tiên thanh toán hết các khoản nợ, bảo hiểm và lương thì các cổ đông mới được hoàn trả phần còn lại tài sản của doanh nghiệp theo Điều 54 Luật Phá sản 2014. Ngoài ra, các cổ đông có trách nhiệm chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp tương xứng với khoản nợ. Trái chủ được ưu tiên thanh toán trước trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể theo Điều 54 Luật Phá sản 2014. Trái chủ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Công ty tăng vốn điều lệ chia cổ tức như thế nào
Có thể thấy, vấn đề được các cổ đông, nhà đầu tư quan tâm khi tham gia góp vốn vào công ty cổ phần đó chính là việc phân chia lợi nhuận. Trong đó, cổ tức xuất phát từ những khoản lợi nhuận của công ty, sau khi được hoàn thành các nghĩa vụ khác, khoản lợi nhuận còn lại sẽ được chia cho cổ đông. Vậy trong trường hợp công ty tiến hành tăng vốn điều lệ thì cổ tức sẽ chia trên mức vốn cũ hay mức vốn đã tăng? Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau: "Điều 135. Trả cổ tức 1. Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi. 2. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; b) Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; c) Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. 3. Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật. 4. Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải bao gồm các nội dung sau đây: a) Tên công ty và địa chỉ trụ sở chính của công ty; b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; c) Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; d) Số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận; đ) Thời điểm và phương thức trả cổ tức; e) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty." =>> Như vậy, theo quy định trên trước khi chi trả cổ tức thì doanh nghiệp phải thực hiện lập danh sách cổ công được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức và thực hiện thông báo trả cổ tức cho cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Do đó, nếu việc điều chỉnh tăng vốn điều lệ diễn ra trước khi doanh nghiệp lập danh sách cổ đông nhận cổ tức thì sẽ thực hiện phân chia cổ tức theo vốn điều lệ mới. Còn trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ sau khi đã có danh sách cổ đông nhận cổ tức thì lúc này mình vẫn sẽ thực hiện phân chia cổ tức theo vốn điều lệ cũ.
Sự khác nhau cơ bản giữa cổ phiếu và trái phiếu
Cổ phiếu và trái phiếu là hai kênh đầu tư chứng khoán phổ biến bậc nhất. Vậy sự khác nhau cơ bản giữa chúng là gì? Cổ phiếu khác gì trái phiếu - Minh họa Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 (LCK), cổ phiếu (CP) là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Theo khoản 3 Điều này, trái phiếu (TP) là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. Xuất phát từ định nghĩa này có thể thấy được sự khác biệt về địa vị pháp lý của chủ sở hữu CP và TP. Theo đó, người nắm giữ CP là một cổ đông của công ty phát hành theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 (LDN), do luôn có ít nhất 01 cổ phần. Còn người sở hữu TP lại là chủ nợ của doanh nghiệp. Về chủ thể phát hành, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 46 và khoản 4 Điều 74 LDN 2020, công ty TNHH chỉ được phát hành trái phiếu. còn Công ty Cổ phần, theo khoản 3 Điều 111 Luật này, được phát hành cả CP lẫn TP. Về quyền lợi của chủ sở hữu, căn cứ theo quy định tại Điều 115 LDN 2020, do là cổ đông của công ty nên người giữ CP sẽ được chia một phần cổ tức (lợi nhuận). Tình hình kinh doanh của Công ty càng tốt thì con số này càng lớn. Đồng thời họ cũng có thể có các quyền khác như tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết; được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần khi công ty giải thể hoặc phá sản… Đối với TP, theo quy định tại Điều 6 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, chủ sở hữu sẽ được hưởng lãi suất theo quy định lúc chào bán của doanh nghiệp. Mức chi trả không phụ thuộc vào tình hình tài chính của Công ty. Mặt khác, khoản 6 Điều 208 LDN 2020 quy định sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần. Khoản 2 Điều 54 Luật phá sản 2014 cũng nêu rõ, sau khi thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính với nhà nước của doanh nghiệp mà vẫn còn dư tài sản, thì phần dư ra đó mới được chia cho thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty. Như vậy, nếu chẳng may doanh nghiệp phát hành bị phá sản thì người sở hữu TP sẽ được ưu tiên thanh toán trước chủ sở hữu CP. Về thời gian sở hữu, khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định trái phiếu có kỳ hạn ít nhất là 01 năm. Hết thời hạn này (đáo hạn) thì doanh nghiệp phải trả đủ cả gốc lẫn lãi cho đầu tư, nghĩa là trái phiếu hết giá trị và nhà đầu tư cũng không còn quyền sở hữu với những trái phiếu đó. Còn với CP thì không có giới hạn về thời gian sở hữu, trừ trường hợp doanh nghiệp giải thể, phá sản, hoặc được nhà đầu tư chuyển giao cho người khác thông qua giao dịch dân sự hợp pháp.
Tôi có câu hỏi về thuế thu nhập cá nhân?
Hiện tại tôi ngoài khoản thu nhập tại công ty tôi có thực hiện mua bán một số chứng khoán và có nhận cổ tức. Vừa rồi tôi có ủy quyền cho công ty thực hiện khai báo thuế (với điều kiện chỉ có thu nhập tại công ty) Tôi xin hỏi việc thực hiện ủy quyền như vậy có đúng pháp luật không? Xin cảm ơn
Thủ tục chi trả cổ tức cho các cổ đông
Chào mọi người ạ, Công ty tôi đang tiến hành làm thủ tục để chi trả cổ tức cho các cổ đông. Hồ sơ tôi đã chuẩn bị bao gồm: Biên bản họp HĐQT (đã ký), Nghị quyết như tệp đính kèm, Thông báo chi trả cổ tức tới các cổ đông Hồ sơ như vậy đã đủ chưa ạ? Có quy định pháp luật nào quy định các văn bản cần phải có để tiến hành chi trả cổ tức không? Xin ý kiến tư vấn của mọi người. Tôi xin cảm ơn.
Hỏi về cổ tức của nhân viên không tham gia cổ đông tại công ty?
Kính gửi anh, chị. Em có chút thắc mắc như sau về cơ chế tính lương của công ty như sau : - NVKD không tham gia vào đóng góp cổ đông ,cổ phần của công ty nhưng khi tính lương doanh thu dựa trên lợi nhuận được tính là : -Lương được nhận từ lợi nhuận = ( Lợi nhuận - 7%* Doanh thu ) * 10% Có những đơn hàng tính theo cách này, NVKD không được hưởng lương lợi nhuận . Nhờ anh, chị giải thích giúp em về khoản mục này ạ . Em xin cảm ơn .
Cổ tức là gì? Điều kiện chi trả cổ tức trong công ty cổ phần?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật Doanh nghiệp 2014 thì cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính. Tức là các cổ đông trong công ty cổ phần sẽ được chi trả cổ tức, cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính. Việc thực hiện chi trả cổ tức sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 132 Luật Doanh nghiệp 2014. Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo các điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây: - Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; - Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; - Ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
Quy định chia cổ tức cho thành viên công ty là người nước ngoài?
Hiện nay không có văn bản quy định riêng cho hoạt động phân chia lợi nhuận sau thuế cho thành viên là người nước ngoài trong công ty TNHH. Do đó, việc chia như thế nào sẽ được quy định trong Điều lệ của công ty (và áp dụng như các thành viên là Người Việt Nam). Luật doanh nghiệp 2014 đã quy định: Điều 56. Hội đồng thành viên ... 2. Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây: ... g) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty; ... Điều 69. Điều kiện để chia lợi nhuận Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận. Lưu ý: phải xác định người nước ngoài này là cá nhân cư trú hay không cư trú để xác định nghĩa vụ thuế TNCN theo Thông tư 111/2013/TT-BTC - Cá nhân cư trú: Điều 10 - Cá nhân không cư trú: Điều 19 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-111-2013-TT-BTC-Huong-dan-Luat-thue-thu-nhap-ca-nhan-va-Nghi-dinh-65-2013-ND-CP-205356.aspx Và việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài cũng tuân thủ quy định tại Thông tư 186/2010/TT-BTC hướng dẫn việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của tổ chức, cá nhân nước ngoài có lợi nhuận từ việc đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư do Bộ Tài chính ban hành https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Thong-tu-186-2010-TT-BTC-huong-dan-chuyen-loi-nhuan-ra-nuoc-ngoai-114676.aspx
công ty ABC được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 15/6/2015, có 51 thành viên đề chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp, vốn điều lệ là 10 tỷ đồng. trong đó A, B, C là các thành viên sáng lập có vốn sở hữu bằng nhau, tổng cộng chiếm 24% vốn điều lệ. Hỏi: 1) cty ABC là loại hình cty gì? 2) để mở rộng hoạt động cty tăng vốn điều lệ lên 25 tỷ đồng bằng cách các thành viên góp thêm vốn. hỏi mỗi thành viên sáng lập và các thành viên còn lại phải góp thêm bao nhiêu tiền? 3) giả sử cty ABC là cty cổ phần, đạt được lợi nhuận trong năm sau khi tăng vốn là 7 tỷ và cty quyết định dùng 5 tỷ để trả cổ tứ. hỏi tính tỷ lệ cổ tức và số cổ tức mà các cổ đông được hưởng? Có bạn nào biết làm câu 3 không ạ? Hy vọng nhận được sự giúp đỡ của các bạn
Giá trị cổ tức có được coi là thu nhập tính thuế?
Doanh nghiệp em là Công ty cổ phần. Cho em hỏi là khi doanh nghiệp được chia cổ tức thì giá trị cổ tức này có được coi là thu nhập tính thuế hay không? Mong sớm nhận được phản hồi, em kính chúc sức khỏe quý Luật sư!
Phân biệt : cổ đông, cổ phần, cổ phiếu, cổ tức trong công ty cổ phần
1. Cổ đông: Cổ đông (tiếng Anh: Shareholder) là cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp một phần hay toàn bộ phần vốn góp (cổ phần) của một công ty cổ phần. Chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu này gọi là cổ phiếu. Về bản chất, cổ đông là thực thể đồng sở hữu công ty cổ phần chứ không phải là chủ nợ của công ty đó do vậy quyền lợi và nghĩa vụ của họ gắn liền với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. 2. Cổ phần Cổ phần là phần vốn nhỏ nhất của công ty cổ phần. Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Tùy theo loại cổ phần họ sở hữu mà có thể có tên gọi khác nhau. Theo pháp luật Việt nam hiện hành, cổ phần bao gồm cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ phần phổ thông. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. 3. Cổ phiếu Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Nguời nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành. 4. Cổ tức Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của một công ty cổ phần. Cổ tức có thể được trả bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu.