Những tài sản góp vốn nào phải được các cổ đông sáng lập định giá khi thực hiện góp vốn kinh doanh?
Những loại tài sản góp vốn trong công ty cổ phần cần phải được các cổ đông sáng lập định giá khi thực hiện góp vốn kinh doanh được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020. Những tài sản góp vốn nào phải được các cổ đông sáng lập định giá khi thực hiện góp vốn kinh doanh? Theo khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định định giá tài sản góp vốn như sau: - Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam. - Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận. Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế. Theo đó, những loại tài sản góp vốn trong công ty cổ phần phải được các cổ đông sáng lập định giá khi thực hiện góp vốn kinh doanh là những tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng. Tài sản góp vốn sau khi định giá được thể hiện thành Đồng Việt Nam. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động của công ty cổ phần sẽ do Hội đồng quản trị và người góp vốn thỏa thuận định giá đúng không? Theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 thì: - Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận. - Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá. Đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế. Như vậy, đối với tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do Hội đồng quản trị công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá. Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn và thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá. Như vậy, những loại tài sản góp vốn trong công ty cổ phần phải được các cổ đông sáng lập định giá khi thực hiện góp vốn kinh doanh là những tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng.
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần mới nhất hiện nay
Điều kiện để được chuyển nhượng cổ phần là gì? Mẫu hợp đồng chuyển nhượng mới nhất hiện nay như thế nào? Hồ sơ, trình tự thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần ra sao? (1) Điều kiện được chuyển nhượng cổ phần là gì? Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông phổ thông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan. Theo đó, trường hợp cổ đông phổ thông không được chuyển nhượng cổ phần của mình được quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: - Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó - Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng. Như vậy, cổ đông phổ thông được phép chuyển nhượng cổ phần tự do, nhưng phải thỏa mãn 02 điều kiện đó là: - Trong 03 năm đầu công ty mới thành lập thì cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập khác - Không bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần trong Điều lệ công ty. Nếu thỏa mãn hai điều kiện này, các cổ đông cơ bản là được phép tự do chuyển nhượng cổ phần mà mình sở hữu trong công ty cổ phần. (2) Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần mới nhất hiện nay Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần chuẩn pháp lý nhất hiện nay >> Tải Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/25/mau-hop-dong-chuyen-nhuong-co-phan.docx (3) Hồ sơ chuyển nhượng cổ phần Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau: - Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng cổ phần - Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng cổ phần - Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Điều lệ công ty - Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần - Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần - Giấy chứng nhận cổ phần của các cổ đông công ty - Sổ đăng ký cổ đông (4) Trình tự chuyển nhượng cổ phần Trình tự thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần thực hiện như sau: Đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập - Các bên liên quan ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. - Tiến hành lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần. - Tổ chức cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông để thông qua việc chuyển nhượng cổ phần. - Tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty. - Tiến hành đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập theo quy định. Đối với cổ đông phổ thông của cổ đông phổ thông - Các bên liên quan ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. - Tiến hành lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần. - Tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông. - Tiến hành đăng ký cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên với Cơ quan đăng ký kinh doanh (nếu có).
Ai được gọi là cổ đông sáng lập? Công ty cổ phần có bắt buộc có cổ đông sáng lập không? Cổ đông sáng lập thoái vốn bằng cách chuyển nhượng trong thời hạn 3 năm đầu được không hay phải đợi sau 3 năm? Nếu thoái vốn được thì phải làm thủ tục như thế nào? Ai được gọi là cổ đông sáng lập? Theo khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Công ty cổ phần có bắt buộc có cổ đông sáng lập không? Theo Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 thì công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp không nhất thiết phải có cổ động sáng lập, cụ thể là công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác. Trong trường hợp đặc biệt này thì Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó. Cổ đông sáng lập thoái vốn bằng cách chuyển nhượng trong thời hạn 3 năm đầu được không hay phải đợi sau 3 năm? Nếu thoái vốn được thì phải làm thủ tục như thế nào? Căn cứ Khoản 3 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập thì trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó. Theo đó, nếu cổ đông sáng lập muốn rút vốn ra khỏi công ty bằng cách chuyển nhượng cổ phần cho người khác thì sẽ bị giới hạn trong 3 năm đầu như sau: - Trong 3 năm đầu thành lập, cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập khác. Tức hiện tại, cổ đông sáng lập này có thể bán cổ phần cho các cổ đông sáng lập còn lại, không cần phải đợi hết 3 năm. - Trong 3 năm đầu thành lập, có thể chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập nhưng phải được Đại hội đồng cổ đông đồng ý. Như vậy, khi cổ đông sáng lập muốn chuyển nhượng cổ phần thì cần xác định người nhận chuyển nhượng là người nào, nếu là người khác, không phải cổ động sáng lập thì cần tiến hành tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông để lấy ý kiến chấp thuận. Sau khi đã được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận rồi thì cổ đông kí kết hợp đồng chuyển nhượng và thông báo cho công ty biết để công ty cập nhật vào sổ cổ động theo quy định tại Điều 127 Luật doanh nghiệp 2020, cụ thể: - Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán. - Công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu theo quy định tại Điều lệ công ty. Hi vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn!
Chuyển từ công ty TNHH sang công ty cổ phần có bắt buộc có cổ đông sáng lập?
Chuyển từ công ty TNHH sang công ty cổ phần có bắt buộc có cổ đông sáng lập? Có thể thấy trong công ty cổ phần thì đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập của công ty cổ phần.Tuy nhiên, đối với công ty TNHH thì không có cổ đông sáng lập nhưng khi chuyển từ công ty TNHH sang công ty cổ phần có bắt buộc có cổ đông sáng lập hay không? Căn cứ Khoản 1 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập - Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập; trường hợp này, Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó. - Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. - Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó. - Các hạn chế quy định tại khoản 3 Điều này không áp dụng đối với cổ phần phổ thông sau đây: + Cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp; + Cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập. Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần có bao gồm danh sách các cổ đông sáng lập? Căn cứ Khoản 3 Điều 22 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần như sau: - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. - Điều lệ công ty. - Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. - Bản sao các giấy tờ sau đây: + Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; + Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; + Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập theo quy định hiện hành? Căn cứ Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập như sau: - Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập; trường hợp này, Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó. - Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. - Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó. - Các hạn chế quy định tại khoản 3 Điều này không áp dụng đối với cổ phần phổ thông sau đây: + Cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp; + Cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập. Do đó, về nguyên tắc thì Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập. Bên cạnh đó, Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần sẽ bao gồm danh sách các cổ đông sáng lập theo quy định viện dẫn nêu trên.
Cổ đông sáng lập chết thì người thừa kế có đương nhiên trở thành cổ đông của công ty không?
Theo Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định chuyển nhượng cổ phần, theo đó: 1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng. 2. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán. 3. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó trở thành cổ đông của công ty. 4. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần của cổ đông đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự. 5. Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho cá nhân, tổ chức khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Cá nhân, tổ chức được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ trở thành cổ đông của công ty. 6. Cá nhân, tổ chức nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông. 7. Công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu theo quy định tại Điều lệ công ty. Nếu cổ đông sáng lập là cá nhân chết có để lại di sản thừa kế là cổ phần hoặc thừa kế theo pháp luật thì người thừa kế số cổ đông đó sẽ đương nhiên trở thành cổ đông của công ty.
Cổ đông sáng lập có được tự ý chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho cổ đông phổ thông?
Tại Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập, theo đó: 1. Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập; trường hợp này, Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó. 2. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. 3. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó. 4. Các hạn chế quy định tại khoản 3 Điều này không áp dụng đối với cổ phần phổ thông sau đây: a) Cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp; b) Cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập. Theo đó, cổ đông sáng lập của công ty cổ phần khi muốn chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người không phải là cổ đông sáng lập thì trường hợp này phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông thì khi đó mới được phép chuyển nhượng cổ phần, trừ một số trường hợp theo quy định như trên.
Cổ đông sáng lập khi tặng cho cổ phần cho người khác cần lưu ý gì?
Căn cứ Khoản 5 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông sáng lập có quyền tặng cho cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác. Khi thực hiện quyền này, cổ đông sáng lập cần lưu ý các vấn đề sau đây: 1. Trường hợp cổ đông sáng lập tặng cho cổ phần cho cổ đông sáng lập khác Theo Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhương cho cổ đông sáng lập khác mà không cần sự chấp thuận sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. 2. Trường hợp cổ đông sáng lập tặng cho cổ phần phổ thông cho người không phải cổ đông sáng lập, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Theo Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020, trường hợp này, cổ đông sáng lập chỉ được tặng cho cổ phần phổ thông nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Cổ đông sáng lập dự định tặng cho cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần này. 3. Trường hợp cổ đông sáng lập tặng cho cổ phần phổ thông cho người khác không phải cổ đông sáng lập, sau thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận dăng ký doanh nghiệp Theo Khoản 5 Điều 127, Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020, thì cổ đông sáng lập được tự do tặng cho cổ phần phổ thông trong trường hợp này, không cần có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. 4. Trường hợp cổ đông sáng lập tặng cho cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi khác (không phải cổ phần ưu đãi biểu quyết) Theo điểm c khoản 2 Điều 117, khoản 2 Điều 118, khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020, nếu Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng các loại cổ phần này và hạn chế quy định trong Điều lệ được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần ưu đãi, thì cổ đông cần tuân thủ các hạn chế này khi tặng cho cổ phần. 5. Cổ đông sáng lập sở hữu cổ phần ưu đãi biếu quyết thì không được tặng cho cổ phần cho người khác (theo Khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020). Như vậy, để đảm bảo việc tặng cho cổ phần của cổ đông sáng lập không trái luật, cổ đông sáng lập cần lưu ý những điều nêu trên khi chuyển nhượng.
Cổ đông sáng lập là người nước ngoài có được chuyển cổ phần ra nước ngoài không?
Căn cứ Điều 12 Luật Đầu tư 2020: “Điều 12. Bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây: 1. Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư; 2. Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh; 3. Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.” Theo đó, cổ đông sáng lập là người nước ngoài sẽ được chuyển nhượng cổ phần ra nước ngoài khi đáp ứng điều kiện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định. Ngoài ra, để thực hiện chuyển nhượng cổ phần, cổ đông sáng lập là người nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Căn cứ khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020: “Điều 120. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập … 3. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.” Căn cứ khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020: “Điều 127. Chuyển nhượng cổ phần 1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.” Theo đó, việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập là người nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện sau: Thứ nhất, cổ đông sáng lập là người nước ngoài chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông sau 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thứ hai, cổ đông này chỉ được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác hoặc người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Ngoài ra, trong trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần thì cổ đông sáng lập nói chung và cổ đông sáng lập là người nước ngoài nói riêng phải tuân thủ theo quy định tại Điều lệ công ty.
Xác định ưu đãi của cổ đông sáng lập
Công ty tôi là cty TNHH, có 4 cổ đông sáng lập góp vốn từ đầu và 2 cổ đông góp vốn giai đoạn sau. Hiện nay do nhu cầu mở rộng sản suất và gọi vốn, chúng tôi muốn cổ phần hóa. Tôi muốn hỏi, khi cổ phần hóa, quy đổ số vốn góp của các cổ đông ra cổ phần thì cổ đông sáng lập có ưu đãi như thế nào so với công đông thông thường? Ở các lần gọi vốn sau thì cổ đông sáng lập còn có ưu đãi nữa ko?
Thay đổi thông tin cổ đông sáng lập trong quá trình hoạt động?
Các anh/ chị cho em hỏi. Trong trường hợp một cty CP (không phải công ty đại chúng) được thành lập và các cổ đông sáng lập đã góp đủ vốn như đã đăng ký vào năm 2017. Sau đó 1 năm, cty CP tăng vốn điều lệ bằng việc chào bán thêm cổ phần cho các cổ đông sáng lập này. Trong đó, một số cổ đông không thanh toán đủ số cổ phần như đã đăng ký mua, cổ phần chưa thanh toán này được những cổ đông khác mua lại. Hệ quả là vốn điều lệ vẫn không thay đổi nhưng tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông có biến động. Như vậy, ngoài thủ tục thông báo thay đổi vốn điều lệ với SKHĐT khi tăng vốn thì mình có cần làm thủ tục thay đổi thông tin sở hữu cổ phần của cổ đông sáng lập không ạ? Em đọc Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2014, Điều 51 Nghị định 78/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP) thì em hiểu thủ tục thay đổi thông tin cổ đông sáng lập chỉ áp dụng trong giai đoạn thành lập doanh nghiệp (khi công ty vừa mới được cấp ERC) mà thôi. Không biết cách hiểu của em có đúng không ạ?
Hỏi về cổ đông sáng lập trong công ty Cổ Phần?
Anh Huy là cổ đông sáng lập trong công ty Cổ phần. Nhưng đã bán toàn bộ 10% số cổ phần của mình cho ông Giang. Tuy nhiên, Anh Huy vẫn muốn đứng tên là cổ đông sáng lập trong công ty với 10% cổ phần. Mặc dù không muốn nhưng vì Huy năn nỉ nên ông Giang vẫn để tên anh Huy với tư cách là cổ đông sáng lập trên danh nghĩa. Và có làm bản thỏa thuận như trên (file đính kèm). Dựa vào Luật DN để tư vấn cho anh Huy trong trường hợp nêu trên?
Cổ đông sáng lập không mua thêm cổ phần có phù hợp quy định pháp luật?
Sau 3 năm kinh doanh, do nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, Đại hội đồng cổ đông công ty họp và quyết định tăng vốn điều lệ công ty bằng cách phát hành thêm 500.000 cổ phần, mệnh giá 10.000/cp, trong đó 200.000 là cổ phần ưu đãi cổ tức, 200.000 là cổ phần phổ thông và 100.000 là cổ phần ưu đãi biểu quyết. Cổ đông sáng lập sẽ không đăng ký mua thêm cổ phần trong đợt chào bán này. Dự định này của họ có phù hợp quy định PL không? Giải thích.
Chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 thì cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, tuy nhiên đối với cổ đông sáng lập thì pháp luật đưa ra một số quy định riêng về việc chuyển nhượng chuyển cổ phần như sau (căn cứ theo quy định tại Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014): Đối với cổ phần phổ thông: - Được tự do chuyển nhượng cổ phần nếu từ 03 năm trở lên kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. - Nếu vẫn trong thời hạn 03 năm từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì quyền chuyển nhượng sẽ bị hạn chế, cụ thể: + Cổ đông sáng lập chỉ được quyền chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lâp khác; + Đối với người không phải là cổ đông sáng lập thì chỉ được chuyển nhượng cổ phần nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Đối với cổ phần ưu đãi: - Cổ phần ưu đãi cổ tức: được tự do chuyển nhượng. - Cổ phần ưu đãi hoàn lại: được tự do chuyển nhượng. - Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Không được chuyển nhượng trong vòng 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp sau 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông và được tự do chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện bằng Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Người nhận chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông sáng lập sẽ trở thành cổ đông phổ thông, không đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.
Cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần chuyển đổi từ công ty TNHH
Công ty mình hiện đang thực hiện thủ tục chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên sang công ty cổ phần. Các bạn có thể cho ý kiến giúp mình về vấn đề sau được k ạ? Thứ nhất: Hiện công ty mình có 8 cổ đông sáng lập, trong đó có Giám đốc cty mình. Sếp mình muốn sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết thôi có được không hay bắt buộc sếp mình phải có ít nhất 1 cổ phần phổ thông. Biết rằng tất cả các cổ đông còn lại đã đăng ký mua > 20% tổng số cổ phần phổ thông theo khoản 2 Điều 119 LDN 2014. Thứ hai: Về hiệu lực của CPPT và CPUDBQ được tính từ khi cty mình có giấy CNĐKDN CTCP hay từ khi còn là CT TNHH. Mình đã có câu trả lời và đã giải thích với Sếp mình (Người nước ngoài). Nhưng để tăng tính thuyết phục, cơ sở chắc chắn hơn mong các bạn cùng thảo luận nhé! Mình cám ơn.
Bổ sung cổ đông sáng lập công ty cổ phần
Công ty cổ phần thành lập có 05 cổ đông, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp ngày 16/11/2018. Đến ngày 20/12/2018, các cổ đông chưa thực hiện góp đủ số vốn đăng ký và muốn bổ sung thêm một số đối tượng khác tham gia vào trở thành cổ đông sáng lập.Cần thực hiện những thủ tục, biễu mẫu gì để thay đổi cổ đông sáng lập? Các cổ đông tham gia sau đó góp vốn trực tiếp vào công ty hay sẽ thực hiện theo chuyển nhượng cổ phần?
Cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần khi chưa hết thời gian 03 năm
Chào luật sư. Luật sư cho em hỏi : Em là cổ đông sáng lập của 1 công ty cổ phần (thành lập từ 24/11/2015 ). Em đã kí hợp đồng chuyển nhuợng cổ phần của mình cho 1 công ty. Hợp đồng kí vào ngày 15/8/2018. Em không thông qua đại hội đồng cổ đông khi kí kết hợp đồng và bây giờ khi hợp đồng sắp hòan thành thì bên bán mua không chịu thực hiện nghĩa vụ thanh tóan tiền chuyển nhụơng cổ phần với lý do em không có thẩm quyền kí kết theo khỏan 3 Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014 và chưa hết thời hạn 3 năm nên cổ đông sáng lập không đựoc phép chuyển nhượng. Từ đó họ cho rằng hợp đồng vô hiệu. em muốn khởi kiện họ đã vi phạm hợp đồng thì có khả năng thắng không ạ?
Pháp lý cá nhân cổ đông sáng lập bị chiếm đoạt công ty?
Xin chào Luật sư! Xin Luật sư vui lòng tư vấn giúp mình vấn đề như sau ạ: Mình cùng bạn góp vốn thành lập công ty cổ phần, vốn góp ngang nhau, nhưng mình để bạn đứng đại diện pháp luật, 50% phần mình chia 10% mẹ mình làm cổ đông thứ 3 cho đủ người, còn lại mình 40%. Mình đã đưa tiền bạn mình đi nộp vốn góp, bạn ấy vừa nộp phần bạn ấy vừa nộp phần mình chung 1 phiếu, nhưng không biết vô tình hay cố ý mà phiếu thu đó ngân hàng ghi sai tên mình, còn tên bạn mình thì đúng. Sau này bạn mới đưa giấy đó ra, mình kiểm lại mới phát hiện vậy, nói thì bạn ấy nói: "không sao đâu, ngân hàng không chịu sửa đâu", rồi thôi. Lúc đó phần vốn góp của mình vẫn còn thiếu chút mới đủ vốn đăng ký, bạn mình nói sẽ đi nộp sau, miễn trong hạn cho đủ. Sau đó, mình bận làm cũng không nhớ hỏi bạn đã nộp đủ phần mình chưa. Giờ công ty mở 1 năm rồi, mình cũng không biết phần vốn góp của mình có nộp đủ chưa. Vì sau đó vài tháng bạn mình đã giành lấy cty rồi, mình không được biết về tình hình cty nữa. Gần đây khi check tình trạng cty trên web Tổng cục thuế thì thấy cty vừa ngừng hoạt động mấy ngày nay. Vậy xin hỏi mấy vấn đề sau ạ: 1/ Nếu tên mình đã nộp vốn góp không đầy đủ, thì cá nhân mình chịu pháp lý gì? Còn nếu nộp đủ mà ngân hàng ghi sai tên thì sao? Mà giờ cty đóng rồi thì mình còn phải chịu pháp lý gì nữa không? 2/ Cty cổ phần khi mở thì 3 cổ đông sáng lập đều phải ký tên, vậy giờ cty ngưng hoạt động mà mình không biết, vậy người bạn đại diện pháp luật đó có được 1 mình tự quyền đóng cty không? Hay đăng ký tạm ngừng hoạt động tạm thời gì không? Hay mọi quyết định đó đều phải có chữ ký của cả 3 cổ đông sáng lập mới được? Nếu bạn ấy mạo chữ ký thì pháp lý ra sao? 3/ Mẹ mình là cổ đông sáng lập thứ 3, và cũng nộp bằng kế toán ở cục thuế với bổ nhiệm là kế toán, nhưng bạn mình không để mẹ mình làm kế toán mà bạn ấy giành làm và báo cáo bằng thông tin bằng kế toán của mẹ mình (báo cáo điện tử) rồi vừa qua là quyết toán năm, mẹ mình không được biết về con số báo cáo, cũng không ký giấy tờ gì, vậy có bị trách nhiệm pháp lý gì không? Giờ mẹ mình muốn rút bằng kế toán đã đăng ký tại cục thuế thì phải làm sao? 4/ Cty đã đóng hay tạm ngưng hoạt động thì sau này bạn mình có thể tự quyền 1 mình bạn ấy mở lại cty hoạt động trở lại không (với tình trạng như trước đó: 3 cổ đông sáng lập như đã đăng ký ban đầu, và sử dụng tiếp bằng kế toán mẹ mình nếu mẹ mình không rút)? Vấn đề hơi rối, nhưng rất mong được Luật sư tư vấn giúp ạ. Xin cảm ơn Luật sư nhiều! Trân trọng.
Số lượng cổ đông tối thiểu trong công ty cổ phần?
Chào thành viên Dân Luật, trong quá trình tham khảo về Luật Doanh nghiệp tôi có đọc được về vấn đề thành lập công ty cổ phần. Nội dung như sau: Điều 110. Công ty cổ phần 1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này. Và Khoản 1 Điều 119 Điều 119. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập; công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập. Tôi có thắc mắc như sau: Tại sao khi thành lập công ty cổ phần cũng như duy trì hoạt động của nó phải có tối thiểu 03 cổ đông, khi không đủ số lượng cổ đông quy định theo luật thì phải chuyển loại hình. Lý do gì Luật lại quy định con số 03 cổ đông mà không phải số khác. Cảm ơn mọi người.
Chia lợi nhuận với vốn góp cam kết hay số vốn góp thực tế ?
CÂU HỎI Tôi là một thành viên góp vốn thành lập của công ty TNHH 2 thành viên trở lên X. Trước khi thành lập, tôi cam kết góp 2 tỷ đồng vào công ty, nhưng lúc đầu mới chỉ góp 1 tỷ đồng, 1 tỷ đồng còn lại tôi và các thành viên thỏa thuận khi nào công ty có nhu cầu cần thì tôi sẽ góp. Sau hơn 1 năm hoạt động, công ty kinh doanh có lãi hơn 800 triệu đồng, nhưng các thành viên trong công ty lại đưa ra ý kiến quyết định vì tôi mới chỉ góp 1 tỷ đồng nên tỷ lệ chia lợi nhuận chỉ trên số vốn thực góp vào công ty? Vậy tôi muốn hỏi luật sư với trường hợp này cần giải quyết như thế nào? (Nguyễn Hoàng Sơn – Ba Đình, Hà Nội) LUẬT SƯ TRẢ LỜI Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về vấn đề Luật doanh nghiệp đến cho công ty Luật Newvision chúng tôi. Đại diện công ty về lĩnh vực Luật doanh nghiệp thì Luật sư Tuấn sẽ giải đáp những thắc mắc này của bạn như sau: Theo điều 48, Luật doanh nghiệp năm 2014 có quy định về việc góp vốn thành lập công ty TNHH gồm 02 thành viên trở lên như sau: “2. Các thành viên góp vốn phải góp cổ phần cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời gian có hạn là 90 ngày và kể từ ngày doanh nghiệp bạn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp” Nếu sau thời hạn 90 ngày mà chưa có thành viên nào góp vốn đu theo cam keeys thì sẽ được xử lý như sau : “3. a) Thành viên nếu chưa có góp vốn theo cam kết sẽ không còn là thành viên của công ty; b) Thành viên chưa góp vốn đủ như đã cam kết thì cũng sẽ có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;c) Phần vốn chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định, sự thống nhất của Hội đồng thành viên. Trường hợp có thành viên chưa góp theo cam kết hoặc góp vốn chưa đủ số vốn thì công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên sẽ bằng số vốn góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc góp chưa đủ vốn sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết với công ty trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên”(Khoản 3, 4 Điều 48, Luật doanh nghiệp 2014). Như vậy, pháp luật chỉ cho phép tối đa 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để các chủ thể góp phần vốn góp mà mình đã cam kết góp cho công ty. Nếu quá hạn trên mà có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì công ty có nghĩa vụ phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ và những tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên theo tỉ lệ thực. Thành viên chưa góp đủ vốn đã cam kết sẽ chỉ được hưởng các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp, đồng thời phải chịu trách nhiệm tương đương với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi.
Những tài sản góp vốn nào phải được các cổ đông sáng lập định giá khi thực hiện góp vốn kinh doanh?
Những loại tài sản góp vốn trong công ty cổ phần cần phải được các cổ đông sáng lập định giá khi thực hiện góp vốn kinh doanh được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020. Những tài sản góp vốn nào phải được các cổ đông sáng lập định giá khi thực hiện góp vốn kinh doanh? Theo khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định định giá tài sản góp vốn như sau: - Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam. - Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận. Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế. Theo đó, những loại tài sản góp vốn trong công ty cổ phần phải được các cổ đông sáng lập định giá khi thực hiện góp vốn kinh doanh là những tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng. Tài sản góp vốn sau khi định giá được thể hiện thành Đồng Việt Nam. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động của công ty cổ phần sẽ do Hội đồng quản trị và người góp vốn thỏa thuận định giá đúng không? Theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 thì: - Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận. - Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá. Đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế. Như vậy, đối với tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do Hội đồng quản trị công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá. Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn và thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá. Như vậy, những loại tài sản góp vốn trong công ty cổ phần phải được các cổ đông sáng lập định giá khi thực hiện góp vốn kinh doanh là những tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng.
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần mới nhất hiện nay
Điều kiện để được chuyển nhượng cổ phần là gì? Mẫu hợp đồng chuyển nhượng mới nhất hiện nay như thế nào? Hồ sơ, trình tự thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần ra sao? (1) Điều kiện được chuyển nhượng cổ phần là gì? Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông phổ thông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan. Theo đó, trường hợp cổ đông phổ thông không được chuyển nhượng cổ phần của mình được quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: - Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó - Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng. Như vậy, cổ đông phổ thông được phép chuyển nhượng cổ phần tự do, nhưng phải thỏa mãn 02 điều kiện đó là: - Trong 03 năm đầu công ty mới thành lập thì cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập khác - Không bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần trong Điều lệ công ty. Nếu thỏa mãn hai điều kiện này, các cổ đông cơ bản là được phép tự do chuyển nhượng cổ phần mà mình sở hữu trong công ty cổ phần. (2) Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần mới nhất hiện nay Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần chuẩn pháp lý nhất hiện nay >> Tải Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/25/mau-hop-dong-chuyen-nhuong-co-phan.docx (3) Hồ sơ chuyển nhượng cổ phần Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau: - Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng cổ phần - Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng cổ phần - Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Điều lệ công ty - Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần - Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần - Giấy chứng nhận cổ phần của các cổ đông công ty - Sổ đăng ký cổ đông (4) Trình tự chuyển nhượng cổ phần Trình tự thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần thực hiện như sau: Đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập - Các bên liên quan ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. - Tiến hành lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần. - Tổ chức cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông để thông qua việc chuyển nhượng cổ phần. - Tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty. - Tiến hành đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập theo quy định. Đối với cổ đông phổ thông của cổ đông phổ thông - Các bên liên quan ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. - Tiến hành lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần. - Tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông. - Tiến hành đăng ký cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên với Cơ quan đăng ký kinh doanh (nếu có).
Ai được gọi là cổ đông sáng lập? Công ty cổ phần có bắt buộc có cổ đông sáng lập không? Cổ đông sáng lập thoái vốn bằng cách chuyển nhượng trong thời hạn 3 năm đầu được không hay phải đợi sau 3 năm? Nếu thoái vốn được thì phải làm thủ tục như thế nào? Ai được gọi là cổ đông sáng lập? Theo khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Công ty cổ phần có bắt buộc có cổ đông sáng lập không? Theo Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 thì công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp không nhất thiết phải có cổ động sáng lập, cụ thể là công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác. Trong trường hợp đặc biệt này thì Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó. Cổ đông sáng lập thoái vốn bằng cách chuyển nhượng trong thời hạn 3 năm đầu được không hay phải đợi sau 3 năm? Nếu thoái vốn được thì phải làm thủ tục như thế nào? Căn cứ Khoản 3 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập thì trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó. Theo đó, nếu cổ đông sáng lập muốn rút vốn ra khỏi công ty bằng cách chuyển nhượng cổ phần cho người khác thì sẽ bị giới hạn trong 3 năm đầu như sau: - Trong 3 năm đầu thành lập, cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập khác. Tức hiện tại, cổ đông sáng lập này có thể bán cổ phần cho các cổ đông sáng lập còn lại, không cần phải đợi hết 3 năm. - Trong 3 năm đầu thành lập, có thể chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập nhưng phải được Đại hội đồng cổ đông đồng ý. Như vậy, khi cổ đông sáng lập muốn chuyển nhượng cổ phần thì cần xác định người nhận chuyển nhượng là người nào, nếu là người khác, không phải cổ động sáng lập thì cần tiến hành tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông để lấy ý kiến chấp thuận. Sau khi đã được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận rồi thì cổ đông kí kết hợp đồng chuyển nhượng và thông báo cho công ty biết để công ty cập nhật vào sổ cổ động theo quy định tại Điều 127 Luật doanh nghiệp 2020, cụ thể: - Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán. - Công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu theo quy định tại Điều lệ công ty. Hi vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn!
Chuyển từ công ty TNHH sang công ty cổ phần có bắt buộc có cổ đông sáng lập?
Chuyển từ công ty TNHH sang công ty cổ phần có bắt buộc có cổ đông sáng lập? Có thể thấy trong công ty cổ phần thì đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập của công ty cổ phần.Tuy nhiên, đối với công ty TNHH thì không có cổ đông sáng lập nhưng khi chuyển từ công ty TNHH sang công ty cổ phần có bắt buộc có cổ đông sáng lập hay không? Căn cứ Khoản 1 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập - Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập; trường hợp này, Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó. - Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. - Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó. - Các hạn chế quy định tại khoản 3 Điều này không áp dụng đối với cổ phần phổ thông sau đây: + Cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp; + Cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập. Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần có bao gồm danh sách các cổ đông sáng lập? Căn cứ Khoản 3 Điều 22 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần như sau: - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. - Điều lệ công ty. - Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. - Bản sao các giấy tờ sau đây: + Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; + Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; + Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập theo quy định hiện hành? Căn cứ Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập như sau: - Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập; trường hợp này, Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó. - Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. - Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó. - Các hạn chế quy định tại khoản 3 Điều này không áp dụng đối với cổ phần phổ thông sau đây: + Cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp; + Cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập. Do đó, về nguyên tắc thì Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập. Bên cạnh đó, Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần sẽ bao gồm danh sách các cổ đông sáng lập theo quy định viện dẫn nêu trên.
Cổ đông sáng lập chết thì người thừa kế có đương nhiên trở thành cổ đông của công ty không?
Theo Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định chuyển nhượng cổ phần, theo đó: 1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng. 2. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán. 3. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó trở thành cổ đông của công ty. 4. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần của cổ đông đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự. 5. Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho cá nhân, tổ chức khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Cá nhân, tổ chức được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ trở thành cổ đông của công ty. 6. Cá nhân, tổ chức nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông. 7. Công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu theo quy định tại Điều lệ công ty. Nếu cổ đông sáng lập là cá nhân chết có để lại di sản thừa kế là cổ phần hoặc thừa kế theo pháp luật thì người thừa kế số cổ đông đó sẽ đương nhiên trở thành cổ đông của công ty.
Cổ đông sáng lập có được tự ý chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho cổ đông phổ thông?
Tại Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập, theo đó: 1. Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập; trường hợp này, Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó. 2. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. 3. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó. 4. Các hạn chế quy định tại khoản 3 Điều này không áp dụng đối với cổ phần phổ thông sau đây: a) Cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp; b) Cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập. Theo đó, cổ đông sáng lập của công ty cổ phần khi muốn chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người không phải là cổ đông sáng lập thì trường hợp này phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông thì khi đó mới được phép chuyển nhượng cổ phần, trừ một số trường hợp theo quy định như trên.
Cổ đông sáng lập khi tặng cho cổ phần cho người khác cần lưu ý gì?
Căn cứ Khoản 5 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông sáng lập có quyền tặng cho cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác. Khi thực hiện quyền này, cổ đông sáng lập cần lưu ý các vấn đề sau đây: 1. Trường hợp cổ đông sáng lập tặng cho cổ phần cho cổ đông sáng lập khác Theo Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhương cho cổ đông sáng lập khác mà không cần sự chấp thuận sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. 2. Trường hợp cổ đông sáng lập tặng cho cổ phần phổ thông cho người không phải cổ đông sáng lập, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Theo Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020, trường hợp này, cổ đông sáng lập chỉ được tặng cho cổ phần phổ thông nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Cổ đông sáng lập dự định tặng cho cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần này. 3. Trường hợp cổ đông sáng lập tặng cho cổ phần phổ thông cho người khác không phải cổ đông sáng lập, sau thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận dăng ký doanh nghiệp Theo Khoản 5 Điều 127, Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020, thì cổ đông sáng lập được tự do tặng cho cổ phần phổ thông trong trường hợp này, không cần có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. 4. Trường hợp cổ đông sáng lập tặng cho cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi khác (không phải cổ phần ưu đãi biểu quyết) Theo điểm c khoản 2 Điều 117, khoản 2 Điều 118, khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020, nếu Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng các loại cổ phần này và hạn chế quy định trong Điều lệ được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần ưu đãi, thì cổ đông cần tuân thủ các hạn chế này khi tặng cho cổ phần. 5. Cổ đông sáng lập sở hữu cổ phần ưu đãi biếu quyết thì không được tặng cho cổ phần cho người khác (theo Khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020). Như vậy, để đảm bảo việc tặng cho cổ phần của cổ đông sáng lập không trái luật, cổ đông sáng lập cần lưu ý những điều nêu trên khi chuyển nhượng.
Cổ đông sáng lập là người nước ngoài có được chuyển cổ phần ra nước ngoài không?
Căn cứ Điều 12 Luật Đầu tư 2020: “Điều 12. Bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây: 1. Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư; 2. Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh; 3. Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.” Theo đó, cổ đông sáng lập là người nước ngoài sẽ được chuyển nhượng cổ phần ra nước ngoài khi đáp ứng điều kiện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định. Ngoài ra, để thực hiện chuyển nhượng cổ phần, cổ đông sáng lập là người nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Căn cứ khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020: “Điều 120. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập … 3. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.” Căn cứ khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020: “Điều 127. Chuyển nhượng cổ phần 1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.” Theo đó, việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập là người nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện sau: Thứ nhất, cổ đông sáng lập là người nước ngoài chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông sau 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thứ hai, cổ đông này chỉ được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác hoặc người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Ngoài ra, trong trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần thì cổ đông sáng lập nói chung và cổ đông sáng lập là người nước ngoài nói riêng phải tuân thủ theo quy định tại Điều lệ công ty.
Xác định ưu đãi của cổ đông sáng lập
Công ty tôi là cty TNHH, có 4 cổ đông sáng lập góp vốn từ đầu và 2 cổ đông góp vốn giai đoạn sau. Hiện nay do nhu cầu mở rộng sản suất và gọi vốn, chúng tôi muốn cổ phần hóa. Tôi muốn hỏi, khi cổ phần hóa, quy đổ số vốn góp của các cổ đông ra cổ phần thì cổ đông sáng lập có ưu đãi như thế nào so với công đông thông thường? Ở các lần gọi vốn sau thì cổ đông sáng lập còn có ưu đãi nữa ko?
Thay đổi thông tin cổ đông sáng lập trong quá trình hoạt động?
Các anh/ chị cho em hỏi. Trong trường hợp một cty CP (không phải công ty đại chúng) được thành lập và các cổ đông sáng lập đã góp đủ vốn như đã đăng ký vào năm 2017. Sau đó 1 năm, cty CP tăng vốn điều lệ bằng việc chào bán thêm cổ phần cho các cổ đông sáng lập này. Trong đó, một số cổ đông không thanh toán đủ số cổ phần như đã đăng ký mua, cổ phần chưa thanh toán này được những cổ đông khác mua lại. Hệ quả là vốn điều lệ vẫn không thay đổi nhưng tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông có biến động. Như vậy, ngoài thủ tục thông báo thay đổi vốn điều lệ với SKHĐT khi tăng vốn thì mình có cần làm thủ tục thay đổi thông tin sở hữu cổ phần của cổ đông sáng lập không ạ? Em đọc Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2014, Điều 51 Nghị định 78/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP) thì em hiểu thủ tục thay đổi thông tin cổ đông sáng lập chỉ áp dụng trong giai đoạn thành lập doanh nghiệp (khi công ty vừa mới được cấp ERC) mà thôi. Không biết cách hiểu của em có đúng không ạ?
Hỏi về cổ đông sáng lập trong công ty Cổ Phần?
Anh Huy là cổ đông sáng lập trong công ty Cổ phần. Nhưng đã bán toàn bộ 10% số cổ phần của mình cho ông Giang. Tuy nhiên, Anh Huy vẫn muốn đứng tên là cổ đông sáng lập trong công ty với 10% cổ phần. Mặc dù không muốn nhưng vì Huy năn nỉ nên ông Giang vẫn để tên anh Huy với tư cách là cổ đông sáng lập trên danh nghĩa. Và có làm bản thỏa thuận như trên (file đính kèm). Dựa vào Luật DN để tư vấn cho anh Huy trong trường hợp nêu trên?
Cổ đông sáng lập không mua thêm cổ phần có phù hợp quy định pháp luật?
Sau 3 năm kinh doanh, do nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, Đại hội đồng cổ đông công ty họp và quyết định tăng vốn điều lệ công ty bằng cách phát hành thêm 500.000 cổ phần, mệnh giá 10.000/cp, trong đó 200.000 là cổ phần ưu đãi cổ tức, 200.000 là cổ phần phổ thông và 100.000 là cổ phần ưu đãi biểu quyết. Cổ đông sáng lập sẽ không đăng ký mua thêm cổ phần trong đợt chào bán này. Dự định này của họ có phù hợp quy định PL không? Giải thích.
Chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 thì cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, tuy nhiên đối với cổ đông sáng lập thì pháp luật đưa ra một số quy định riêng về việc chuyển nhượng chuyển cổ phần như sau (căn cứ theo quy định tại Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014): Đối với cổ phần phổ thông: - Được tự do chuyển nhượng cổ phần nếu từ 03 năm trở lên kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. - Nếu vẫn trong thời hạn 03 năm từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì quyền chuyển nhượng sẽ bị hạn chế, cụ thể: + Cổ đông sáng lập chỉ được quyền chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lâp khác; + Đối với người không phải là cổ đông sáng lập thì chỉ được chuyển nhượng cổ phần nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Đối với cổ phần ưu đãi: - Cổ phần ưu đãi cổ tức: được tự do chuyển nhượng. - Cổ phần ưu đãi hoàn lại: được tự do chuyển nhượng. - Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Không được chuyển nhượng trong vòng 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp sau 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông và được tự do chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện bằng Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Người nhận chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông sáng lập sẽ trở thành cổ đông phổ thông, không đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.
Cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần chuyển đổi từ công ty TNHH
Công ty mình hiện đang thực hiện thủ tục chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên sang công ty cổ phần. Các bạn có thể cho ý kiến giúp mình về vấn đề sau được k ạ? Thứ nhất: Hiện công ty mình có 8 cổ đông sáng lập, trong đó có Giám đốc cty mình. Sếp mình muốn sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết thôi có được không hay bắt buộc sếp mình phải có ít nhất 1 cổ phần phổ thông. Biết rằng tất cả các cổ đông còn lại đã đăng ký mua > 20% tổng số cổ phần phổ thông theo khoản 2 Điều 119 LDN 2014. Thứ hai: Về hiệu lực của CPPT và CPUDBQ được tính từ khi cty mình có giấy CNĐKDN CTCP hay từ khi còn là CT TNHH. Mình đã có câu trả lời và đã giải thích với Sếp mình (Người nước ngoài). Nhưng để tăng tính thuyết phục, cơ sở chắc chắn hơn mong các bạn cùng thảo luận nhé! Mình cám ơn.
Bổ sung cổ đông sáng lập công ty cổ phần
Công ty cổ phần thành lập có 05 cổ đông, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp ngày 16/11/2018. Đến ngày 20/12/2018, các cổ đông chưa thực hiện góp đủ số vốn đăng ký và muốn bổ sung thêm một số đối tượng khác tham gia vào trở thành cổ đông sáng lập.Cần thực hiện những thủ tục, biễu mẫu gì để thay đổi cổ đông sáng lập? Các cổ đông tham gia sau đó góp vốn trực tiếp vào công ty hay sẽ thực hiện theo chuyển nhượng cổ phần?
Cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần khi chưa hết thời gian 03 năm
Chào luật sư. Luật sư cho em hỏi : Em là cổ đông sáng lập của 1 công ty cổ phần (thành lập từ 24/11/2015 ). Em đã kí hợp đồng chuyển nhuợng cổ phần của mình cho 1 công ty. Hợp đồng kí vào ngày 15/8/2018. Em không thông qua đại hội đồng cổ đông khi kí kết hợp đồng và bây giờ khi hợp đồng sắp hòan thành thì bên bán mua không chịu thực hiện nghĩa vụ thanh tóan tiền chuyển nhụơng cổ phần với lý do em không có thẩm quyền kí kết theo khỏan 3 Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014 và chưa hết thời hạn 3 năm nên cổ đông sáng lập không đựoc phép chuyển nhượng. Từ đó họ cho rằng hợp đồng vô hiệu. em muốn khởi kiện họ đã vi phạm hợp đồng thì có khả năng thắng không ạ?
Pháp lý cá nhân cổ đông sáng lập bị chiếm đoạt công ty?
Xin chào Luật sư! Xin Luật sư vui lòng tư vấn giúp mình vấn đề như sau ạ: Mình cùng bạn góp vốn thành lập công ty cổ phần, vốn góp ngang nhau, nhưng mình để bạn đứng đại diện pháp luật, 50% phần mình chia 10% mẹ mình làm cổ đông thứ 3 cho đủ người, còn lại mình 40%. Mình đã đưa tiền bạn mình đi nộp vốn góp, bạn ấy vừa nộp phần bạn ấy vừa nộp phần mình chung 1 phiếu, nhưng không biết vô tình hay cố ý mà phiếu thu đó ngân hàng ghi sai tên mình, còn tên bạn mình thì đúng. Sau này bạn mới đưa giấy đó ra, mình kiểm lại mới phát hiện vậy, nói thì bạn ấy nói: "không sao đâu, ngân hàng không chịu sửa đâu", rồi thôi. Lúc đó phần vốn góp của mình vẫn còn thiếu chút mới đủ vốn đăng ký, bạn mình nói sẽ đi nộp sau, miễn trong hạn cho đủ. Sau đó, mình bận làm cũng không nhớ hỏi bạn đã nộp đủ phần mình chưa. Giờ công ty mở 1 năm rồi, mình cũng không biết phần vốn góp của mình có nộp đủ chưa. Vì sau đó vài tháng bạn mình đã giành lấy cty rồi, mình không được biết về tình hình cty nữa. Gần đây khi check tình trạng cty trên web Tổng cục thuế thì thấy cty vừa ngừng hoạt động mấy ngày nay. Vậy xin hỏi mấy vấn đề sau ạ: 1/ Nếu tên mình đã nộp vốn góp không đầy đủ, thì cá nhân mình chịu pháp lý gì? Còn nếu nộp đủ mà ngân hàng ghi sai tên thì sao? Mà giờ cty đóng rồi thì mình còn phải chịu pháp lý gì nữa không? 2/ Cty cổ phần khi mở thì 3 cổ đông sáng lập đều phải ký tên, vậy giờ cty ngưng hoạt động mà mình không biết, vậy người bạn đại diện pháp luật đó có được 1 mình tự quyền đóng cty không? Hay đăng ký tạm ngừng hoạt động tạm thời gì không? Hay mọi quyết định đó đều phải có chữ ký của cả 3 cổ đông sáng lập mới được? Nếu bạn ấy mạo chữ ký thì pháp lý ra sao? 3/ Mẹ mình là cổ đông sáng lập thứ 3, và cũng nộp bằng kế toán ở cục thuế với bổ nhiệm là kế toán, nhưng bạn mình không để mẹ mình làm kế toán mà bạn ấy giành làm và báo cáo bằng thông tin bằng kế toán của mẹ mình (báo cáo điện tử) rồi vừa qua là quyết toán năm, mẹ mình không được biết về con số báo cáo, cũng không ký giấy tờ gì, vậy có bị trách nhiệm pháp lý gì không? Giờ mẹ mình muốn rút bằng kế toán đã đăng ký tại cục thuế thì phải làm sao? 4/ Cty đã đóng hay tạm ngưng hoạt động thì sau này bạn mình có thể tự quyền 1 mình bạn ấy mở lại cty hoạt động trở lại không (với tình trạng như trước đó: 3 cổ đông sáng lập như đã đăng ký ban đầu, và sử dụng tiếp bằng kế toán mẹ mình nếu mẹ mình không rút)? Vấn đề hơi rối, nhưng rất mong được Luật sư tư vấn giúp ạ. Xin cảm ơn Luật sư nhiều! Trân trọng.
Số lượng cổ đông tối thiểu trong công ty cổ phần?
Chào thành viên Dân Luật, trong quá trình tham khảo về Luật Doanh nghiệp tôi có đọc được về vấn đề thành lập công ty cổ phần. Nội dung như sau: Điều 110. Công ty cổ phần 1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này. Và Khoản 1 Điều 119 Điều 119. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập; công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập. Tôi có thắc mắc như sau: Tại sao khi thành lập công ty cổ phần cũng như duy trì hoạt động của nó phải có tối thiểu 03 cổ đông, khi không đủ số lượng cổ đông quy định theo luật thì phải chuyển loại hình. Lý do gì Luật lại quy định con số 03 cổ đông mà không phải số khác. Cảm ơn mọi người.
Chia lợi nhuận với vốn góp cam kết hay số vốn góp thực tế ?
CÂU HỎI Tôi là một thành viên góp vốn thành lập của công ty TNHH 2 thành viên trở lên X. Trước khi thành lập, tôi cam kết góp 2 tỷ đồng vào công ty, nhưng lúc đầu mới chỉ góp 1 tỷ đồng, 1 tỷ đồng còn lại tôi và các thành viên thỏa thuận khi nào công ty có nhu cầu cần thì tôi sẽ góp. Sau hơn 1 năm hoạt động, công ty kinh doanh có lãi hơn 800 triệu đồng, nhưng các thành viên trong công ty lại đưa ra ý kiến quyết định vì tôi mới chỉ góp 1 tỷ đồng nên tỷ lệ chia lợi nhuận chỉ trên số vốn thực góp vào công ty? Vậy tôi muốn hỏi luật sư với trường hợp này cần giải quyết như thế nào? (Nguyễn Hoàng Sơn – Ba Đình, Hà Nội) LUẬT SƯ TRẢ LỜI Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về vấn đề Luật doanh nghiệp đến cho công ty Luật Newvision chúng tôi. Đại diện công ty về lĩnh vực Luật doanh nghiệp thì Luật sư Tuấn sẽ giải đáp những thắc mắc này của bạn như sau: Theo điều 48, Luật doanh nghiệp năm 2014 có quy định về việc góp vốn thành lập công ty TNHH gồm 02 thành viên trở lên như sau: “2. Các thành viên góp vốn phải góp cổ phần cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời gian có hạn là 90 ngày và kể từ ngày doanh nghiệp bạn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp” Nếu sau thời hạn 90 ngày mà chưa có thành viên nào góp vốn đu theo cam keeys thì sẽ được xử lý như sau : “3. a) Thành viên nếu chưa có góp vốn theo cam kết sẽ không còn là thành viên của công ty; b) Thành viên chưa góp vốn đủ như đã cam kết thì cũng sẽ có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;c) Phần vốn chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định, sự thống nhất của Hội đồng thành viên. Trường hợp có thành viên chưa góp theo cam kết hoặc góp vốn chưa đủ số vốn thì công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên sẽ bằng số vốn góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc góp chưa đủ vốn sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết với công ty trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên”(Khoản 3, 4 Điều 48, Luật doanh nghiệp 2014). Như vậy, pháp luật chỉ cho phép tối đa 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để các chủ thể góp phần vốn góp mà mình đã cam kết góp cho công ty. Nếu quá hạn trên mà có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì công ty có nghĩa vụ phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ và những tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên theo tỉ lệ thực. Thành viên chưa góp đủ vốn đã cam kết sẽ chỉ được hưởng các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp, đồng thời phải chịu trách nhiệm tương đương với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi.