Thực hư vụ Quốc ca Việt Nam bị 'đánh bản quyền' tại AFF CUP
Tối 6-12, trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam- Lào tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020 thì có một câu chuyện đã gây bức xúc cho người xem khi Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng trên một số kênh Youtube kèm lời xin lỗi: 'Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong quý vị khán giả thông cảm' Thực hư vụ Quốc ca Việt Nam bị 'đánh bản quyền' tại AFF CUP - Minh họa Trên thực tế, chỉ có kênh Youtube bị tắt tiếng, trong khi đó người xem qua truyền hình vẫn có thể nghe rõ Quốc Ca. Nhiều người đã tỏ thái độ nghi ngờ BH Media vì vừa qua họ đã vướng phải lùm xùm khi bị tố cáo về việc đánh bản quyền những ca khúc không thuộc về mình. Tuy nhiên khi trao đổi với báo Lao động sau trận đấu, đại diện BH Media khẳng định trong trận đấu Việt Nam - Lào, không hề có bên nào "đánh bản quyền" Quốc ca, mà chỉ là do đơn vị tiếp sóng tự tắt tiếng Quốc ca để phòng xa việc có thể bị đánh bản quyền. Hiện nay có rất nhiều đơn vị sản xuất bản ghi Quốc ca Việt Nam – tức "Tiến quân ca", cả trong nước và ngoài nước. Theo Luật Sở hữu trí tuệ nếu bất kì ai bỏ tiền, thời gian, công sức, kĩ thuật ra sản xuất bản ghi (mà đã thanh toán quyền tác giả) thì là chủ sở hữu hợp pháp của bản ghi; bất kì ai sử dụng bản ghi đó thì phải xin phép nhà sản xuất Đơn vị này cũng cho rằng bản quyền âm nhạc trên môi trường số ngày càng chặt chẽ do đó, tất cả các bên đều cần phải nâng cao ý thức bản quyền. Khi đoàn thể thao Việt Nam ra nước ngoài thi đấu thì phía Việt Nam cần chủ động chuẩn bị các bản ghi "Tiến quân ca" có bản quyền nộp cho bản tổ chức sân, như vậy có thể đảm bảo quyền lợi cho các đơn vị tiếp sóng. Trước đó, trong trận Việt Nam - Ả Rập Saudi diễn ra tối 16-11 tại Việt Nam, kênh YouTube của FPT (đơn vị có bản quyền tiếp sóng trận đấu này) đã không thể kiếm được tiền vì lý do trận đấu dùng bản ghi "Tiến quân ca" do hãng đĩa nước ngoài sản xuất, cụ thể là Hãng đĩa Marco Polo. "Trong trường hợp này, kênh YouTube của FPT không có lỗi, họ chỉ là đơn vị tiếp sóng. Ban tổ chức sân mới chính là người đã chọn bản ghi "Tiến quân ca" của Hãng đĩa Marco Polo. Đây là bản ghi mà hãng đĩa này bỏ tiền sản xuất và đã đăng ký bản quyền trên YouTube. Theo luật, bất kì ai muốn sử dụng bản ghi này thì phải xin phép nhà sản xuất" - đại diện BH Media chia sẻ. Tương tự, việc sử dụng bản ghi "Tiến quân ca" của hãng đĩa nước ngoài mà không xin phép, của ban tổ chức sân, đã khiến các kênh YouTube ở Việt Nam tiếp sóng bị mất doanh thu, vì vậy mà vừa qua, để đề phòng xa việc bị đánh bản quyền trên Youtube, kênh Youtube phát sóng trận đấu này đã chủ động tắt tiếng của Quốc ca. Theo báo Lao động.
Có được hát ca khúc chưa được cấp phép phổ biến không?
Chào mọi người, dạo gần đây, báo chí thông tin về những ca khúc tạm dừng lưu hành rồi các ca khúc được cấp phép, phổ biến…đây là vấn đề liên quan đến Luật sở hữu trí tuệ vốn dĩ chỉ mới tồn tại ở Việt Nam hơn 10 năm trở lại đây, do vậy, với người dân Việt Nam, dường như chúng vẫn còn quá mới mẻ. Qua nay báo chí đưa tin về việc “cấp phép Quốc ca”, khiến cho nhiều người nghĩ rằng, phải được cấp phép thì mới được hát, trong khi đây là tác phẩm được sử dụng thường xuyên, nhất là tại các cơ quan nhà nước, trường học vào sáng thứ 2. Chính vì sự mới mẻ đó, nên vô tình người dân bị giới truyền thông dắt mũi, chỉ đường, trong khi đó là thông tin sai sự thật. Cục Biểu diễn Nghệ thuật cũng đã lên tiếng vụ việc này, đó là chỉ cập nhật thêm vào danh sách các bài hát phổ biến, hoàn toàn không có việc cấp phép cho ca khúc này. Song song đó, Văn phòng Chính phủ cũng vừa có Công văn 5191/VBCP-KGVX chấn chỉnh về việc cấp phép này, đó là “Các bài hát trở nên quen thuộc, phổ biến trong thực tế, nếu không có nội dung, ca từ trái với thuần phong mỹ tục, xâm phạm lợi ích quốc gia thì không cần cấp phép phổ biến, không phụ thuộc vào địa điểm, thời gian sáng tác” Tuy nhiên, nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh vấn đề này là: 1. Ca khúc nào được xem là trở nên quen thuộc và phổ biến được hát mà không cần cấp phép? 2. Ca khúc đó có trùng trong Danh sách bài hát phổ biến tại đây không? 3. Trong trường hợp hát ca khúc không phổ biến, chưa được cấp phép có bị phạt không? Mình lấy ví dụ như mấy bài Con thương ba, hay Cháu lên ba…vốn dĩ là những bài hát thiếu nhi quen thuộc mà xưa giờ người ta vẫn cứ truyển tai nhau hát…? Rất mong ý kiến chia sẻ từ các thành viên.
Xung quanh việc "cấp phép" cho bài Tiến Quân Ca
Hôm nay thấy báo mạng đăng tin khá nhiều về cái gọi là "Cục nghệ thuật biểu diễn cấp phép cho Quốc ca". Sau khi đọc được bài đăng trên trang web chính thức của Cục nghệ thuật biểu diễn thì mới hiểu được rằng thực ra không phải là cục "cấp phép" cho bài Tiến Quân Ca, mà họ chỉ cập nhật bài này và nhiều bài khác vào danh mục các ca khúc đã phổ biến rộng rãi mà thôi. Đọc thông tin này xong lại thấy ấm ức. Ấm ức ở chỗ tôi cảm thấy bị lừa bởi những người không hiểu rõ đầu đuôi mà đã vội tung tin lên mạng để cho nó "hot". Ngoài chuyện ấm ức còn thấy thất vọng ở chỗ có mấy vị đại biểu quốc hội cũng bị lừa giống mình, và vì họ là người có tiếng nói hơn cho nên họ đã rất bức xúc với sự "cấp phép" không có thật này ? Những người mang danh là đại biểu của dân mà hồ đồ như vậy thì liệu có ai nhắc nhở hay kỷ luật họ không ? http://cucnghethuatbieudien.gov.vn/articledetail.aspx?articleid=2447&sitepageid=416 http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dai-bieu-quoc-hoi-ai-cho-cuc-nghe-thuat-quyen-cap-phep-quoc-ca-3588642.html
Thực hư vụ Quốc ca Việt Nam bị 'đánh bản quyền' tại AFF CUP
Tối 6-12, trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam- Lào tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020 thì có một câu chuyện đã gây bức xúc cho người xem khi Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng trên một số kênh Youtube kèm lời xin lỗi: 'Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong quý vị khán giả thông cảm' Thực hư vụ Quốc ca Việt Nam bị 'đánh bản quyền' tại AFF CUP - Minh họa Trên thực tế, chỉ có kênh Youtube bị tắt tiếng, trong khi đó người xem qua truyền hình vẫn có thể nghe rõ Quốc Ca. Nhiều người đã tỏ thái độ nghi ngờ BH Media vì vừa qua họ đã vướng phải lùm xùm khi bị tố cáo về việc đánh bản quyền những ca khúc không thuộc về mình. Tuy nhiên khi trao đổi với báo Lao động sau trận đấu, đại diện BH Media khẳng định trong trận đấu Việt Nam - Lào, không hề có bên nào "đánh bản quyền" Quốc ca, mà chỉ là do đơn vị tiếp sóng tự tắt tiếng Quốc ca để phòng xa việc có thể bị đánh bản quyền. Hiện nay có rất nhiều đơn vị sản xuất bản ghi Quốc ca Việt Nam – tức "Tiến quân ca", cả trong nước và ngoài nước. Theo Luật Sở hữu trí tuệ nếu bất kì ai bỏ tiền, thời gian, công sức, kĩ thuật ra sản xuất bản ghi (mà đã thanh toán quyền tác giả) thì là chủ sở hữu hợp pháp của bản ghi; bất kì ai sử dụng bản ghi đó thì phải xin phép nhà sản xuất Đơn vị này cũng cho rằng bản quyền âm nhạc trên môi trường số ngày càng chặt chẽ do đó, tất cả các bên đều cần phải nâng cao ý thức bản quyền. Khi đoàn thể thao Việt Nam ra nước ngoài thi đấu thì phía Việt Nam cần chủ động chuẩn bị các bản ghi "Tiến quân ca" có bản quyền nộp cho bản tổ chức sân, như vậy có thể đảm bảo quyền lợi cho các đơn vị tiếp sóng. Trước đó, trong trận Việt Nam - Ả Rập Saudi diễn ra tối 16-11 tại Việt Nam, kênh YouTube của FPT (đơn vị có bản quyền tiếp sóng trận đấu này) đã không thể kiếm được tiền vì lý do trận đấu dùng bản ghi "Tiến quân ca" do hãng đĩa nước ngoài sản xuất, cụ thể là Hãng đĩa Marco Polo. "Trong trường hợp này, kênh YouTube của FPT không có lỗi, họ chỉ là đơn vị tiếp sóng. Ban tổ chức sân mới chính là người đã chọn bản ghi "Tiến quân ca" của Hãng đĩa Marco Polo. Đây là bản ghi mà hãng đĩa này bỏ tiền sản xuất và đã đăng ký bản quyền trên YouTube. Theo luật, bất kì ai muốn sử dụng bản ghi này thì phải xin phép nhà sản xuất" - đại diện BH Media chia sẻ. Tương tự, việc sử dụng bản ghi "Tiến quân ca" của hãng đĩa nước ngoài mà không xin phép, của ban tổ chức sân, đã khiến các kênh YouTube ở Việt Nam tiếp sóng bị mất doanh thu, vì vậy mà vừa qua, để đề phòng xa việc bị đánh bản quyền trên Youtube, kênh Youtube phát sóng trận đấu này đã chủ động tắt tiếng của Quốc ca. Theo báo Lao động.
Có được hát ca khúc chưa được cấp phép phổ biến không?
Chào mọi người, dạo gần đây, báo chí thông tin về những ca khúc tạm dừng lưu hành rồi các ca khúc được cấp phép, phổ biến…đây là vấn đề liên quan đến Luật sở hữu trí tuệ vốn dĩ chỉ mới tồn tại ở Việt Nam hơn 10 năm trở lại đây, do vậy, với người dân Việt Nam, dường như chúng vẫn còn quá mới mẻ. Qua nay báo chí đưa tin về việc “cấp phép Quốc ca”, khiến cho nhiều người nghĩ rằng, phải được cấp phép thì mới được hát, trong khi đây là tác phẩm được sử dụng thường xuyên, nhất là tại các cơ quan nhà nước, trường học vào sáng thứ 2. Chính vì sự mới mẻ đó, nên vô tình người dân bị giới truyền thông dắt mũi, chỉ đường, trong khi đó là thông tin sai sự thật. Cục Biểu diễn Nghệ thuật cũng đã lên tiếng vụ việc này, đó là chỉ cập nhật thêm vào danh sách các bài hát phổ biến, hoàn toàn không có việc cấp phép cho ca khúc này. Song song đó, Văn phòng Chính phủ cũng vừa có Công văn 5191/VBCP-KGVX chấn chỉnh về việc cấp phép này, đó là “Các bài hát trở nên quen thuộc, phổ biến trong thực tế, nếu không có nội dung, ca từ trái với thuần phong mỹ tục, xâm phạm lợi ích quốc gia thì không cần cấp phép phổ biến, không phụ thuộc vào địa điểm, thời gian sáng tác” Tuy nhiên, nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh vấn đề này là: 1. Ca khúc nào được xem là trở nên quen thuộc và phổ biến được hát mà không cần cấp phép? 2. Ca khúc đó có trùng trong Danh sách bài hát phổ biến tại đây không? 3. Trong trường hợp hát ca khúc không phổ biến, chưa được cấp phép có bị phạt không? Mình lấy ví dụ như mấy bài Con thương ba, hay Cháu lên ba…vốn dĩ là những bài hát thiếu nhi quen thuộc mà xưa giờ người ta vẫn cứ truyển tai nhau hát…? Rất mong ý kiến chia sẻ từ các thành viên.
Xung quanh việc "cấp phép" cho bài Tiến Quân Ca
Hôm nay thấy báo mạng đăng tin khá nhiều về cái gọi là "Cục nghệ thuật biểu diễn cấp phép cho Quốc ca". Sau khi đọc được bài đăng trên trang web chính thức của Cục nghệ thuật biểu diễn thì mới hiểu được rằng thực ra không phải là cục "cấp phép" cho bài Tiến Quân Ca, mà họ chỉ cập nhật bài này và nhiều bài khác vào danh mục các ca khúc đã phổ biến rộng rãi mà thôi. Đọc thông tin này xong lại thấy ấm ức. Ấm ức ở chỗ tôi cảm thấy bị lừa bởi những người không hiểu rõ đầu đuôi mà đã vội tung tin lên mạng để cho nó "hot". Ngoài chuyện ấm ức còn thấy thất vọng ở chỗ có mấy vị đại biểu quốc hội cũng bị lừa giống mình, và vì họ là người có tiếng nói hơn cho nên họ đã rất bức xúc với sự "cấp phép" không có thật này ? Những người mang danh là đại biểu của dân mà hồ đồ như vậy thì liệu có ai nhắc nhở hay kỷ luật họ không ? http://cucnghethuatbieudien.gov.vn/articledetail.aspx?articleid=2447&sitepageid=416 http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dai-bieu-quoc-hoi-ai-cho-cuc-nghe-thuat-quyen-cap-phep-quoc-ca-3588642.html