Hồ sơ cấp lại Sổ đỏ, sổ hồng đã cấp do bị mất từ ngày 01/8/2024
Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai có hiệu lực từ ngày 01/8/2024. Trong đó thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đã cấp được quy định tại Điều 39. 1. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đã cấp bị mất Căn cứ tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đã cấp bị mất như sau: Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định này đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 101/2024/NĐ-CP. Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thì chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai. 2. Các công việc cần làm của Văn phòng đăng ký đất đai Căn cứ tại khoản 2 Điều 39 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định về Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đã cấp bị mất như sau: - Kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận đã cấp mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khai báo bị mất trong hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; - Trường hợp phát hiện thửa đất, tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận đã được chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật thì thông báo, trả lại hồ sơ cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; - Trường hợp không thuộc quy định tại điểm b khoản này thì Văn phòng đăng ký đất đai chuyển thông tin đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để thực hiện nội dung quy định tại khoản 3 Điều này đối với hộ gia đình, cá nhân; thực hiện đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương trong thời gian 15 ngày về việc mất Giấy chứng nhận đã cấp đối với tổ chức, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, chi phí đăng tin do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chi trả; - Thực hiện việc hủy Giấy chứng nhận đã cấp; cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai sau khi đã thực hiện các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này; cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người được cấp. Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp chưa sử dụng bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất thì thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 37 của Nghị định này. 3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã Căn cứ tại khoản 3 Điều 39 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định về Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: - Niêm yết công khai về việc mất Giấy chứng nhận đã cấp tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và điểm dân cư nơi có đất trong thời gian 15 ngày; đồng thời tiếp nhận phản ánh trong thời gian niêm yết công khai về việc mất Giấy chứng nhận đã cấp; - Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian niêm yết, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập biên bản kết thúc niêm yết và gửi đến Văn phòng đăng ký đất đai. Lưu ý: Trường hợp Trang bổ sung của Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của pháp luật đất đai trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành bị mất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định này và bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp. Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra thông tin của Trang bổ sung trong hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất với các thông tin cập nhật của Giấy chứng nhận đã cấp và thông tin trên Trang bổ sung. Theo đó, khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đã cấp bị mất từ ngày 01/8/2024 thì người sử dụng đất cần thực hiện theo thủ tục mới quy định tại Nghị định 101/2024/NĐ-CP.
Ghi sai diện tích thửa đất trên sổ đỏ thì đính chính hay cấp lại?
Trường hợp cán bộ thực hiện đo đạc diện tích thửa đất được ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) mà sai với diện tích đất thực tế thì người có đất thực hiện đính chính lại hay phải thực hiện thủ tục cấp mới lại? 1. Diện tích thửa đất được ghi tại sổ đỏ ra sao? Căn cứ khoản 4 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định việc thể hiện thông tin diện tích thửa đất tại trang 2 của Giấy chứng nhận QSDĐ như sau: Diện tích: ghi diện tích của thửa đất bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông (m2), được làm tròn số đến một chữ số thập phân. Trường hợp thửa đất có nhà chung cư thì Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu căn hộ chung cư chỉ ghi diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung của các chủ căn hộ theo quy định tại Điều 49 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. 2. Căn cứ vào đâu để thực hiện đính chính hay cấp lại sổ đỏ? Theo quy định tại khoản 5 Điều 98 Luật Đất đai 2013 trường hợp diện tích thực tế khác so với sổ đỏ thì được công nhận theo diện tích thực tế nếu diện tích chênh lệch đó không phải do thay đổi ranh giới thửa đất, cụ thể như sau: Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về QSDĐ và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về QSDĐ thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp lại Giấy chứng nhận QSDĐ. Theo quy định trên, trường hợp diện tích đất thực tế lớn hơn diện tích trên sổ đỏ thì sẽ được xem xét cấp sổ đỏ với phần diện tích tăng thêm. Trong trường hợp diện tích thực tế nhỏ hơn diện tích trong sổ đỏ do sai sót của cán bộ địa chính thì người sử dụng đất cần làm thủ tục đính chính với cơ quan có thẩm quyền. 3. Trường hợp nào phải thực hiện đính chính và cấp lại sổ đỏ? (1) Đính chính lại Giấy chứng nhận QSDĐ Căn cứ Điều 106 Luật Đất đai 2013 quy định trường hợp phải đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp thực hiện như sau: * Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây: - Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó; - Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận. * Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây: - Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp. - Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp. - Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận QSDĐ. - Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển QSDĐ. - Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai 2013 do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận QSDĐ quy định tại Điều 105 Luật Đất đai 2013 quyết định sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai. Do đó, trường hợp mà giấy chứng nhận QSDĐ được cơ quan có thẩm quyền cấp mà sai diện tích thửa đất so với thực tế thì sổ đỏ sẽ bị thu hồi. (2) Cấp lại Giấy chứng nhận QSDĐ Theo quy định việc cấp lại Giấy chứng nhận QSDĐ chỉ được thực hiện trong trường hợp sổ đỏ bị làm mất thất lạc được quy định tại điểm k khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013 như sau: Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất. Như vậy, trường hợp mà cán bộ thực hiện cấp sổ đỏ mà diện tích ghi trên Giấy chứng nhận QSDĐ sai so với diện tích thực tế thì tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ thực hiện đính chính nếu diện tích thực tế nhỏ hơn so với trên sổ đỏ, thực hiện cấp lại nếu diện tích thửa đất thực tế lớn với diện tích được ghi nhận trên giấy tờ.
Bị mất sổ đỏ ai là người có thẩm quyền cấp lại?
Trong quá trình sử dụng đất, có rất nhiều trường hợp người sử dụng đất làm mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gây ảnh hưởng đến quá trình sử dụng phần diện tích đất của mình. Khi mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất người sử dụng đất được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận và việc thực hiện thủ tục này theo quy định cũng tương đối đơn giản. Trường hợp sổ đỏ bị mất mà không phải do thiên tai, hỏa thoạn thì Người sử dụng đất có thể thực hiện thủ tục Cấp lại sổ đỏ để được nhận sổ đỏ mới. “Sổ đỏ” không phải là tài sản Theo cơ sở pháp lý tại Điều 115 Luật dân sự 2015 này cũng quy định rõ quyền tài sản như sau: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác". Theo đó, quyền sử dụng đất là tài sản, còn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản.” Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định như sau: “16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.” Bên cạnh đó, Điều 195 Bộ Luật dân sự 2015 cũng đã quy định rõ: “Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật”. Như vậy, các giao dịch liên quan đến bất động sản theo quy định của pháp luật đều phải do người có tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện hoặc phải có sự ủy quyền bằng văn bản cho người khác, được công chứng chứng thực mới có hiệu lực pháp luật. Vì thế, mặc dù bạn bị mất sổ đỏ nhưng việc này cũng không ảnh hưởng đến quyển sử dụng đất của bạn. Thẩm quyền cấp lại sổ đỏ đã bị mất Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, đối với trường hợp cấp sổ đỏ khi người sử dụng đất muốn cấp lại sổ đỏ thì cơ quan có thẩm quyền cấp lại sổ đỏ được xác định như sau: “Điều 37. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi người sử dụng đất thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận 1. Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, trong các trường hợp sau: a) Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; b) Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng. 2. Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì việc cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện như sau: a) Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; b) Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về các trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi thực hiện đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và việc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp.” Chính vì vậy, đối với nơi đã thành lập văn phòng đăng ký đất đai thì Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp lại sổ đỏ bị mất. Còn đối với nơi chưa thành lập văn phòng đăng ký đất đai thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp sổ đỏ cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; và UBND cấp huyện cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Báo mất sổ đỏ để xin cấp lại được không?
Anh chị luật sư cho em hỏi Mẹ em và em đang kiện ra toà tranh chấp đất mẹ em giữ sổ đỏ do em đứng tên Nếu mẹ em không đóng án phí thì vụ án sẽ có tiếp tục hay không Nếu mẹ em không kiện nữa và không trả sổ hồng cho em thì em có quyền lên UBND làm báo mất và xin lại giấy sổ Hồng không ạ Em cảm ơn
Cấp lại sổ đỏ khi các lần cấp trước đó có diện tích khác nhau?
Chào Luật Sư ! Hiện tại gia đình tôi có mua một miếng đất từ năm 1993 diện tích là 750m2 giấy tờ chứng nhận của phường xã vẫn còn đủ nhân chứng bên bán mua địa chính đo đạt vẫn còn sống. Nhưng năm 1999 lúc nhà nước cấp GCN (màu đỏ ) thì diện tích chỉ có 699m2. Nay tôi định xin cấp đổi lại GCN mới ( màu hồng) lúc kiểm tra trên bản đồ đo đạc của địa chính của phường cung cấp thì diện tích của gia đình tôi là 742.8m2. Vậy lúc cấp lại sổ mới thì tôi có thể yêu cầu cấp đúng diện tích trên bản đồ hay không hay căn cứ trên diện tích sai ở GCN cũ. Xin luật sư tư vấn giúp tôi. Chân thành cảm ơn luật sư.
Thủ tục xin cấp lại sổ đỏ bị mất
Thủ tục xin cấp lại sổ đỏ - Ảnh mnh họa Vì bất cứ lý do gì khi làm mất "sổ đỏ" thì cũng nên nhanh chóng làm lại. Thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không quá phức tạp như nhiều người nghĩ. Sau đây là hướng dẫn chi tiết về thủ tục này. Căn cứ Điểm k, Khoản 1 Điều 99 Luật đất đai 2013 có quy định về Trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong đó có: Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất. Căn cứ Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thủ tục xin cấp lại sổ đỏ được thực hiện như sau: (1) Chuẩn bị hồ sơ theo Khoản 2 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT Theo đó, Hồ sơ gồm: - Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK - Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. (2) Trình tự thủ tục Bước 1: Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn. Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận. Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; Trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã. Thời gian cấp lại Sổ đỏ bị mất Theo quy định tại điểm q khoản 2 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP: Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng bị mất là không quá 10 ngày Xem thêm Làm mất sổ đỏ có sao không? Tại đây.
Phân biệt đính chính và cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ
Thực tế có nhiều trường hợp sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (mọi người vẫn hay là “sổ đỏ”) thì người sử dụng đất phát hiện các lỗi sai sót về thông tin. Vậy trường hợp nào cần cấp đổi, trường hợp nào phải đính chính sổ đỏ. Các bạn theo dõi bảng phân biệt dưới đây để thấy rõ sự khác biệt giữa 02 thủ tục đính chính và cấp đổi sổ đỏ nhé. Tiêu chí Đính chính Cấp đổi Căn cứ pháp lý Khoản 1 Điều 106 Luật đất đai 2013 Khoản 2 Điều 106 Luật đất đai 2013 Bản chất Hiệu chỉnh thông tin trên Giấy chứng nhận do có sai sót Thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp Trường hợp áp dụng Cơ quan có thẩm quyền cấp Sổ đỏ có trách nhiệm đính chính Sổ đỏ đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau: - Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó; - Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận. Theo khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cấp đổi Sổ đỏ được thực hiện khi thuộc một trong bốn trường hợp sau: - Có nhu cầu đổi Sổ đỏ được cấp trước ngày 10/12/2009 sang Sổ đỏ mới (mẫu mới đang áp dụng); - Sổ đỏ đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng; - Do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất; - Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà trong Sổ đỏ chỉ ghi họ, tên vợ hoặc chồng, nay có yêu cầu cấp đổi để ghi họ, tên của cả vợ và chồng. Thành phần hồ sơ Căn cứ Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, chia làm 02 trường hợp: - Trường hợp sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải có đơn đề nghị để được đính chính. - Trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai phát hiện Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót thì thông báo cho người sử dụng đất biết và yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp để thực hiện đính chính. Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, người sử dụng đất có thuộc một trong bốn trường hợp trên phải chuẩn bị hồ sơ cấp đổi Sổ đỏ, gồm: - Đơn đề nghị cấp đổi Sổ đỏ theo Mẫu số 10/ĐK; - Bản gốc Sổ đỏ đã cấp; - Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Sổ đỏ đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Sổ đỏ sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Sổ đỏ đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng. Thời hạn giải quyết Căn cứ khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời hạn đính chính sổ đỏ như sau: - Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; - Không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Căn cứ khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời hạn cấp đổi sổ đỏ như sau: - Không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; - Không quá 17 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Không quá 50 ngày với trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ.
Trách nhiệm pháp lý của hành vi chiếm giữ sổ đỏ trái phép
Hành vi chiếm giữ sổ đỏ (GCN quyền sử dụng đất) trái phép phải chịu trách nhiệm như thế nào? Người bị chiếm giữ sổ đỏ muốn đòi lại sổ đỏ thì nên làm cách nào? Trước hết, muốn xem xét trách nhiệm pháp lý của hành vi chiếm giữ sổ đỏ chúng ta phải xác định được sổ đỏ có phải là tài sản hay không. Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định về tài sản như sau: “1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.” Và khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định: “8. Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”. Ngoài ra, Điều 115 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền tài sản như sau: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Khái niệm về sổ đỏ (GCN quyền sử dụng đất) được quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau: “GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. Qua quy định trên, chúng ta thấy rằng sổ đỏ chỉ là sự xác nhận về quyền sử dụng đất cá nhân, tổ chức, GCN quyền sử dụng đất. Trong đó, quyền sử dụng đất mới là quyền tài sản theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015. Do vậy, GCN quyền sử dụng đất không được coi là tài sản. Bởi lẽ đó, hành vi giữ sổ đỏ của người khác không đủ yếu tố cấu thành tội phạm (tội chiếm giữ trái phép tài sản) theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Tuy nhiên, trường hợp hành vi chiếm giữ dùng sổ đỏ để uy hiếp người khác làm theo ý mình như bắt phải đưa tiền hoặc tài sản có thể bị coi là hành vi dùng thủ đoạn uy hiếp tình thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, người có hành vi vi phạm này có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản. >>> Hướng giải quyết đối với trường hợp bị chiếm hữu sổ đỏ trái pháp luật. Trong nhiều trường hợp, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình không nhất thiết phải gửi đơn tố giác đến cơ quan công an để truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp chiếm giữ không chịu trả thì chủ sở hữu sổ đỏ có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp lại GCN với lý do bị mất theo quy định tại Điều 77 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/4/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013, cụ thể: “1. Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với UBND cấp xã nơi có đất về việc bị mất GCN, UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất GCN tại trụ sở UBND cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn. 2.Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất GCN tại trụ sở UBND cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị mất GCN nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại GCN. 3.Văn phòng ĐKĐĐ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này ký quyết định hủy GCN bị mất, đồng thời ký cấp lại GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; …”.
Kính gửi : Luật sư tư vấn Gia đình tôi xin nhờ luật sư tư vấn về cách làm sổ đỏ ở ấp Thạnh An - Xã Trung An - Huyện Củ Chi - TP.HCM - Vào năm 1982 ,cha xứ Nhà Thờ gọi gia đình chúng tôi đến trông coi đất nhà thờ cho giáo xứ Tân Qui - Củ CHi . Đến năm 1985 ,qua cha xứ - Nhà Thờ đã nhượng lại phần đất : ngang 16m dài 110 m (hết chiều dài đát nhà thờ) cho gia đình chúng tôi với giá chuyển nhượng là : 4 chỉ vàng 9999 .( Chỉ có biên nhận viết tay ). - Từ năm 1985 , gia đình tôi đã xây dựng nhà và ở từ đó đến nay ( có sổ hộ khẩu ). - Thuế đất nong nghiệp hàng năm có đóng cho nhà nước - UBND xã Trung An được vài năm , có biên lai , biên nhận đầy đủ . - Đến năm 1990 , Nhà Thờ nói nộp tiền thuế đất (tương đương 100Kg lúa - không có giấy tờ )cho Nhà Thờ để nhà thờ đi đóng luôn cho tiện việc . Lúc đó gia đình tôi cũng đưa cả biên nhận , biên lai đóng thuế trước đây cùng với giấy biên nhận chuyển nhượng đất . - Cũng vào năm đó, gia đình tôi cũng đã hiến cho nhà thờ 1/2 đất phía sau của minh , ngang 16m- dài 60m . Hiện tại hần đất của gia đình còn khoảng ngang 16- dài 40m vì mất phần lộ giới đường hết 10m.( Đang tiến hành đo vẽ xác nhận điện tích ) - Chúng tôi đã nhiều lần nhờ Nhà Thờ xác nhận phần đất của chúng tôi , để chúng tôi xin nhà nước tách phần đất của mình , làm giấy chủ quyền ,mà Nhà Thờ không đồng ý xác nhận. (Xin nói thêm là các giấy tờ Nhà Thờ đã để thất lạc , gia đình vì quá tin tưởng đã không coppy bản nào ) - Tôi năm nay đã 77 tuổi , trước đây vì không muốn tranh chấp với Nhà Thờ nên đã không làm. Nay tuổi già sức yếu , con cái lại chưa có chổ ở , nhà đã mục nát xuống cấp trầm trọng ,(xây dưng từ 1985 )mà vẫn không xin phép xây dựng mới hay sửa chữa được do không có giấy Chủ Quyền . Vậy xin luật sư tư vấn giúp , chúng tôi có đủ điều kiện xin cấp giấy chủ quyền không ??? Các thủ tục như thế nào. Và nếu khởi kiện Nhà Thờ chúng tôi có được không . Gia đình chúng tôi cám ơn rất nhiều về sự tư vấn của Luật sư . Kính chúc Luật sư nhiều sức khỏe và kính chào .
Thắc mắc vấn đề liên quan đến sổ đỏ
Xin chào Luật sư! Cho tôi hỏi trường hợp như sau: Ba gia đình chúng tôi được mua đất ao của HTX làm thổ cư năm 1991. Hai gia đình bên cạnh đã làm được sổ đỏ mà không phải đóng phí. Tuy nhiên riêng gia đình tôi vẫn chưa làm được sổ đỏ vì diện tích của nhà tôi lại ghi 1 nửa là đất thổ cư và một nửa là đất ao nhưng lại ghi vào năm 2000. Nếu làm sổ đỏ cho tổng diện tích thì gia đình tôi phải đóng một nửa chuyển đổi từ đất ao lên đất thổ cư Gia đình tôi không đồng ý với lý do năm 1991 gia đình tôi đã nộp tiền giống 2 nhà bên cạnh cho tổng diện tích là đất thổ cư. Lý do năm 2000 sổ đại chính xã lại khi khác với hồ sơ gốc mà gia đình tôi mua năm 1991. Vậy để đòi lại công bằng gia đình tôi phải làm gì. Rất mong luật sư tư vấn Tôi nói thêm là gia đình tôi đã gửi công văn lên UBND huyện và sở TN và MT nhưng sở TN và MT trả lời là không làm được vẫn giống trả lời của UBND xã là phải nộp tiền cho nửa diện tích còn lại Rất mong Luật sư xem bài của tôi và tư vấn giúp tôi. Trân trọng cảm ơn!
vấn đề của tôi như sau: Ngày xưa Ba tôi đăng kí hộ khẩu ở nhà Bác tôi và hộ khẩu có chữ hộ. khi đó ba tôi có được thừa kế 1 mảnh đất từ người khác (có di chúc). Bây giờ Ba tôi làm giấy tờ chia mảnh đất cho con thì nhà nước không cho vì hộ khẩu có chữ hộ. Luật sư cho hỏi vậy có đúng không? Tôi nghĩ là có di chúc thì mảnh đất phải là tài sản của riêng Ba tôi thôi chứ? Bản di chúc này cũng lâu lắm rồi có còn hiệu lực ko?
Chào bạn, Di chúc văn bản hợp pháp được quy định theo khoản 4 Điều 652 BLDS: Điều 652. Di chúc hợp pháp 1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. 2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. Di chúc bạn nêu không có người làm chứng nên còn phải tuân thủ Điều 655 và 653 của BLDS: Điều 653. Nội dung của di chúc bằng văn bản 1. Di chúc phải ghi rõ: a) Ngày, tháng, năm lập di chúc; b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; d) Di sản để lại và nơi có di sản; đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. 2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Điều 655. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 653 của Bộ luật này. Tôi tin là bây giờ bạn có thể tự xem xét vụ việc của mình. Trân trọng!
Xin hỏi: Đất phi nông nghiệp trong trường hợp này thì có được bồi thường không?
Kính chào các Luật sư. Tôi xin hỏi luật sư một vấn đề liên quan tới cộng đồng dân cư nơi tôi đang sinh sống. Quê tôi làm nông nghiệp, năm 2009 có một Công ty TNHH được UBND tỉnh chấp thuận cho về thuê đất để đầu tư sản xuất kinh doanh. Trong tổng diện tích đất được quyết định thu hồi có một phần là đất nông nghiệp của các hộ gia đình sử dụng ổn định 20 năm. Một phần là đất phi nông nghiệp (Đường giao thông nội đồng và mương thủy lợi được đắp bằng đất, đang sử dụng phục vụ nông nghiệp). Vậy tôi xin hỏi: - Phần đất phi nông nghiệp này doanh nghiệp có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ cộng đồng dân cư không? - Phần công trình trên đất này doanh nghiệp có trách nhiệm hỗ trợ bằng tiền, hoặc trả lại bằng công trình để nhân dân phục vụ sản xuất không?
Xin luật sư tư vấn. Tôi có người anh, do thua cá độ bóng đá nên đã lấy sổ đỏ của gia đình đi cầm cố. Tôi muốn hỏi là người đang giữ sổ đỏ đó có thể bán đất của tôi hay không? Hay người đó có uy hiếp chúng tôi được không?Tôi có thể đăng ký cớ mất để làm lại sổ đỏ khác được không? Kính mong luật sư giúp đỡ.
Xin được Luật sư tư vấn về việc lừa đảo sổ đỏ của gia đình tôi
Chào Luật sư Tháng 9 Năm 2010 tôi có nhờ chị H vay vốn ngân hàng để làm ăn,do biết chị có nhiều mối quan hệ và làm kế toán nên sẽ dễ vay được vốn ngân hàng với chi phí 3%, Vì là người quen gần nhà nên tôi đã đưa sổ gốc ngay khi chị H yêu cầu giao sổ gốc 300m2 để vay vốn mà không có giấy tờ giao nhận và hứa chỉ vài ngày tới là vay được vốn thông qua 1 trường học tên dân lập PN.Vì bạn tôi có nhu cầu nên tôi cũng giới thiệu trực tiếp bạn qua đưa sổ 700m2 cho chị H, Sau nhiều lần hứa hẹn sắp lấy được tiền rồi không được ,chúng tôi đã đòi sổ nhưng chị H và bà phó hiệu trưởng trường PN vẫn lý do này nọ để không trả,Chúng tôi nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo chiếm dụng sổ đỏ để đi vay ngân hàng ( có thông tin không cần chủ sở hữu ký mà nhờ quen biết họ cũng làm giả hồ sơ để vay được tiền Nh) Vì khi đến trường học PN có rất nhiều người đến đòi nợ bà phó hiệu trưởng, Xin luật sư tư vấn giúp nên làm như thế nào để lấy lại sổ,vì không có giấy tờ giao nhận nên liệu chúng tôi có bị thua kiện,hoặc nếu không kiện được chúng tôi xin cấp lại sô đỏ như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hồ sơ cấp lại Sổ đỏ, sổ hồng đã cấp do bị mất từ ngày 01/8/2024
Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai có hiệu lực từ ngày 01/8/2024. Trong đó thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đã cấp được quy định tại Điều 39. 1. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đã cấp bị mất Căn cứ tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đã cấp bị mất như sau: Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định này đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 101/2024/NĐ-CP. Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thì chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai. 2. Các công việc cần làm của Văn phòng đăng ký đất đai Căn cứ tại khoản 2 Điều 39 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định về Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đã cấp bị mất như sau: - Kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận đã cấp mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khai báo bị mất trong hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; - Trường hợp phát hiện thửa đất, tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận đã được chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật thì thông báo, trả lại hồ sơ cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; - Trường hợp không thuộc quy định tại điểm b khoản này thì Văn phòng đăng ký đất đai chuyển thông tin đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để thực hiện nội dung quy định tại khoản 3 Điều này đối với hộ gia đình, cá nhân; thực hiện đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương trong thời gian 15 ngày về việc mất Giấy chứng nhận đã cấp đối với tổ chức, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, chi phí đăng tin do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chi trả; - Thực hiện việc hủy Giấy chứng nhận đã cấp; cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai sau khi đã thực hiện các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này; cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người được cấp. Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp chưa sử dụng bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất thì thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 37 của Nghị định này. 3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã Căn cứ tại khoản 3 Điều 39 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định về Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: - Niêm yết công khai về việc mất Giấy chứng nhận đã cấp tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và điểm dân cư nơi có đất trong thời gian 15 ngày; đồng thời tiếp nhận phản ánh trong thời gian niêm yết công khai về việc mất Giấy chứng nhận đã cấp; - Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian niêm yết, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập biên bản kết thúc niêm yết và gửi đến Văn phòng đăng ký đất đai. Lưu ý: Trường hợp Trang bổ sung của Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của pháp luật đất đai trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành bị mất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định này và bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp. Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra thông tin của Trang bổ sung trong hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất với các thông tin cập nhật của Giấy chứng nhận đã cấp và thông tin trên Trang bổ sung. Theo đó, khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đã cấp bị mất từ ngày 01/8/2024 thì người sử dụng đất cần thực hiện theo thủ tục mới quy định tại Nghị định 101/2024/NĐ-CP.
Ghi sai diện tích thửa đất trên sổ đỏ thì đính chính hay cấp lại?
Trường hợp cán bộ thực hiện đo đạc diện tích thửa đất được ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) mà sai với diện tích đất thực tế thì người có đất thực hiện đính chính lại hay phải thực hiện thủ tục cấp mới lại? 1. Diện tích thửa đất được ghi tại sổ đỏ ra sao? Căn cứ khoản 4 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định việc thể hiện thông tin diện tích thửa đất tại trang 2 của Giấy chứng nhận QSDĐ như sau: Diện tích: ghi diện tích của thửa đất bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông (m2), được làm tròn số đến một chữ số thập phân. Trường hợp thửa đất có nhà chung cư thì Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu căn hộ chung cư chỉ ghi diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung của các chủ căn hộ theo quy định tại Điều 49 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. 2. Căn cứ vào đâu để thực hiện đính chính hay cấp lại sổ đỏ? Theo quy định tại khoản 5 Điều 98 Luật Đất đai 2013 trường hợp diện tích thực tế khác so với sổ đỏ thì được công nhận theo diện tích thực tế nếu diện tích chênh lệch đó không phải do thay đổi ranh giới thửa đất, cụ thể như sau: Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về QSDĐ và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về QSDĐ thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp lại Giấy chứng nhận QSDĐ. Theo quy định trên, trường hợp diện tích đất thực tế lớn hơn diện tích trên sổ đỏ thì sẽ được xem xét cấp sổ đỏ với phần diện tích tăng thêm. Trong trường hợp diện tích thực tế nhỏ hơn diện tích trong sổ đỏ do sai sót của cán bộ địa chính thì người sử dụng đất cần làm thủ tục đính chính với cơ quan có thẩm quyền. 3. Trường hợp nào phải thực hiện đính chính và cấp lại sổ đỏ? (1) Đính chính lại Giấy chứng nhận QSDĐ Căn cứ Điều 106 Luật Đất đai 2013 quy định trường hợp phải đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp thực hiện như sau: * Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây: - Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó; - Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận. * Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây: - Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp. - Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp. - Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận QSDĐ. - Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển QSDĐ. - Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai 2013 do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận QSDĐ quy định tại Điều 105 Luật Đất đai 2013 quyết định sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai. Do đó, trường hợp mà giấy chứng nhận QSDĐ được cơ quan có thẩm quyền cấp mà sai diện tích thửa đất so với thực tế thì sổ đỏ sẽ bị thu hồi. (2) Cấp lại Giấy chứng nhận QSDĐ Theo quy định việc cấp lại Giấy chứng nhận QSDĐ chỉ được thực hiện trong trường hợp sổ đỏ bị làm mất thất lạc được quy định tại điểm k khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013 như sau: Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất. Như vậy, trường hợp mà cán bộ thực hiện cấp sổ đỏ mà diện tích ghi trên Giấy chứng nhận QSDĐ sai so với diện tích thực tế thì tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ thực hiện đính chính nếu diện tích thực tế nhỏ hơn so với trên sổ đỏ, thực hiện cấp lại nếu diện tích thửa đất thực tế lớn với diện tích được ghi nhận trên giấy tờ.
Bị mất sổ đỏ ai là người có thẩm quyền cấp lại?
Trong quá trình sử dụng đất, có rất nhiều trường hợp người sử dụng đất làm mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gây ảnh hưởng đến quá trình sử dụng phần diện tích đất của mình. Khi mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất người sử dụng đất được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận và việc thực hiện thủ tục này theo quy định cũng tương đối đơn giản. Trường hợp sổ đỏ bị mất mà không phải do thiên tai, hỏa thoạn thì Người sử dụng đất có thể thực hiện thủ tục Cấp lại sổ đỏ để được nhận sổ đỏ mới. “Sổ đỏ” không phải là tài sản Theo cơ sở pháp lý tại Điều 115 Luật dân sự 2015 này cũng quy định rõ quyền tài sản như sau: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác". Theo đó, quyền sử dụng đất là tài sản, còn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản.” Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định như sau: “16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.” Bên cạnh đó, Điều 195 Bộ Luật dân sự 2015 cũng đã quy định rõ: “Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật”. Như vậy, các giao dịch liên quan đến bất động sản theo quy định của pháp luật đều phải do người có tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện hoặc phải có sự ủy quyền bằng văn bản cho người khác, được công chứng chứng thực mới có hiệu lực pháp luật. Vì thế, mặc dù bạn bị mất sổ đỏ nhưng việc này cũng không ảnh hưởng đến quyển sử dụng đất của bạn. Thẩm quyền cấp lại sổ đỏ đã bị mất Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, đối với trường hợp cấp sổ đỏ khi người sử dụng đất muốn cấp lại sổ đỏ thì cơ quan có thẩm quyền cấp lại sổ đỏ được xác định như sau: “Điều 37. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi người sử dụng đất thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận 1. Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, trong các trường hợp sau: a) Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; b) Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng. 2. Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì việc cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện như sau: a) Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; b) Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về các trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi thực hiện đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và việc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp.” Chính vì vậy, đối với nơi đã thành lập văn phòng đăng ký đất đai thì Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp lại sổ đỏ bị mất. Còn đối với nơi chưa thành lập văn phòng đăng ký đất đai thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp sổ đỏ cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; và UBND cấp huyện cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Báo mất sổ đỏ để xin cấp lại được không?
Anh chị luật sư cho em hỏi Mẹ em và em đang kiện ra toà tranh chấp đất mẹ em giữ sổ đỏ do em đứng tên Nếu mẹ em không đóng án phí thì vụ án sẽ có tiếp tục hay không Nếu mẹ em không kiện nữa và không trả sổ hồng cho em thì em có quyền lên UBND làm báo mất và xin lại giấy sổ Hồng không ạ Em cảm ơn
Cấp lại sổ đỏ khi các lần cấp trước đó có diện tích khác nhau?
Chào Luật Sư ! Hiện tại gia đình tôi có mua một miếng đất từ năm 1993 diện tích là 750m2 giấy tờ chứng nhận của phường xã vẫn còn đủ nhân chứng bên bán mua địa chính đo đạt vẫn còn sống. Nhưng năm 1999 lúc nhà nước cấp GCN (màu đỏ ) thì diện tích chỉ có 699m2. Nay tôi định xin cấp đổi lại GCN mới ( màu hồng) lúc kiểm tra trên bản đồ đo đạc của địa chính của phường cung cấp thì diện tích của gia đình tôi là 742.8m2. Vậy lúc cấp lại sổ mới thì tôi có thể yêu cầu cấp đúng diện tích trên bản đồ hay không hay căn cứ trên diện tích sai ở GCN cũ. Xin luật sư tư vấn giúp tôi. Chân thành cảm ơn luật sư.
Thủ tục xin cấp lại sổ đỏ bị mất
Thủ tục xin cấp lại sổ đỏ - Ảnh mnh họa Vì bất cứ lý do gì khi làm mất "sổ đỏ" thì cũng nên nhanh chóng làm lại. Thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không quá phức tạp như nhiều người nghĩ. Sau đây là hướng dẫn chi tiết về thủ tục này. Căn cứ Điểm k, Khoản 1 Điều 99 Luật đất đai 2013 có quy định về Trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong đó có: Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất. Căn cứ Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thủ tục xin cấp lại sổ đỏ được thực hiện như sau: (1) Chuẩn bị hồ sơ theo Khoản 2 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT Theo đó, Hồ sơ gồm: - Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK - Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. (2) Trình tự thủ tục Bước 1: Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn. Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận. Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; Trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã. Thời gian cấp lại Sổ đỏ bị mất Theo quy định tại điểm q khoản 2 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP: Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng bị mất là không quá 10 ngày Xem thêm Làm mất sổ đỏ có sao không? Tại đây.
Phân biệt đính chính và cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ
Thực tế có nhiều trường hợp sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (mọi người vẫn hay là “sổ đỏ”) thì người sử dụng đất phát hiện các lỗi sai sót về thông tin. Vậy trường hợp nào cần cấp đổi, trường hợp nào phải đính chính sổ đỏ. Các bạn theo dõi bảng phân biệt dưới đây để thấy rõ sự khác biệt giữa 02 thủ tục đính chính và cấp đổi sổ đỏ nhé. Tiêu chí Đính chính Cấp đổi Căn cứ pháp lý Khoản 1 Điều 106 Luật đất đai 2013 Khoản 2 Điều 106 Luật đất đai 2013 Bản chất Hiệu chỉnh thông tin trên Giấy chứng nhận do có sai sót Thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp Trường hợp áp dụng Cơ quan có thẩm quyền cấp Sổ đỏ có trách nhiệm đính chính Sổ đỏ đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau: - Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó; - Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận. Theo khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cấp đổi Sổ đỏ được thực hiện khi thuộc một trong bốn trường hợp sau: - Có nhu cầu đổi Sổ đỏ được cấp trước ngày 10/12/2009 sang Sổ đỏ mới (mẫu mới đang áp dụng); - Sổ đỏ đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng; - Do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất; - Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà trong Sổ đỏ chỉ ghi họ, tên vợ hoặc chồng, nay có yêu cầu cấp đổi để ghi họ, tên của cả vợ và chồng. Thành phần hồ sơ Căn cứ Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, chia làm 02 trường hợp: - Trường hợp sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải có đơn đề nghị để được đính chính. - Trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai phát hiện Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót thì thông báo cho người sử dụng đất biết và yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp để thực hiện đính chính. Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, người sử dụng đất có thuộc một trong bốn trường hợp trên phải chuẩn bị hồ sơ cấp đổi Sổ đỏ, gồm: - Đơn đề nghị cấp đổi Sổ đỏ theo Mẫu số 10/ĐK; - Bản gốc Sổ đỏ đã cấp; - Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Sổ đỏ đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Sổ đỏ sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Sổ đỏ đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng. Thời hạn giải quyết Căn cứ khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời hạn đính chính sổ đỏ như sau: - Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; - Không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Căn cứ khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời hạn cấp đổi sổ đỏ như sau: - Không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; - Không quá 17 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Không quá 50 ngày với trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ.
Trách nhiệm pháp lý của hành vi chiếm giữ sổ đỏ trái phép
Hành vi chiếm giữ sổ đỏ (GCN quyền sử dụng đất) trái phép phải chịu trách nhiệm như thế nào? Người bị chiếm giữ sổ đỏ muốn đòi lại sổ đỏ thì nên làm cách nào? Trước hết, muốn xem xét trách nhiệm pháp lý của hành vi chiếm giữ sổ đỏ chúng ta phải xác định được sổ đỏ có phải là tài sản hay không. Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định về tài sản như sau: “1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.” Và khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định: “8. Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”. Ngoài ra, Điều 115 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền tài sản như sau: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Khái niệm về sổ đỏ (GCN quyền sử dụng đất) được quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau: “GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. Qua quy định trên, chúng ta thấy rằng sổ đỏ chỉ là sự xác nhận về quyền sử dụng đất cá nhân, tổ chức, GCN quyền sử dụng đất. Trong đó, quyền sử dụng đất mới là quyền tài sản theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015. Do vậy, GCN quyền sử dụng đất không được coi là tài sản. Bởi lẽ đó, hành vi giữ sổ đỏ của người khác không đủ yếu tố cấu thành tội phạm (tội chiếm giữ trái phép tài sản) theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Tuy nhiên, trường hợp hành vi chiếm giữ dùng sổ đỏ để uy hiếp người khác làm theo ý mình như bắt phải đưa tiền hoặc tài sản có thể bị coi là hành vi dùng thủ đoạn uy hiếp tình thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, người có hành vi vi phạm này có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản. >>> Hướng giải quyết đối với trường hợp bị chiếm hữu sổ đỏ trái pháp luật. Trong nhiều trường hợp, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình không nhất thiết phải gửi đơn tố giác đến cơ quan công an để truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp chiếm giữ không chịu trả thì chủ sở hữu sổ đỏ có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp lại GCN với lý do bị mất theo quy định tại Điều 77 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/4/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013, cụ thể: “1. Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với UBND cấp xã nơi có đất về việc bị mất GCN, UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất GCN tại trụ sở UBND cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn. 2.Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất GCN tại trụ sở UBND cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị mất GCN nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại GCN. 3.Văn phòng ĐKĐĐ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này ký quyết định hủy GCN bị mất, đồng thời ký cấp lại GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; …”.
Kính gửi : Luật sư tư vấn Gia đình tôi xin nhờ luật sư tư vấn về cách làm sổ đỏ ở ấp Thạnh An - Xã Trung An - Huyện Củ Chi - TP.HCM - Vào năm 1982 ,cha xứ Nhà Thờ gọi gia đình chúng tôi đến trông coi đất nhà thờ cho giáo xứ Tân Qui - Củ CHi . Đến năm 1985 ,qua cha xứ - Nhà Thờ đã nhượng lại phần đất : ngang 16m dài 110 m (hết chiều dài đát nhà thờ) cho gia đình chúng tôi với giá chuyển nhượng là : 4 chỉ vàng 9999 .( Chỉ có biên nhận viết tay ). - Từ năm 1985 , gia đình tôi đã xây dựng nhà và ở từ đó đến nay ( có sổ hộ khẩu ). - Thuế đất nong nghiệp hàng năm có đóng cho nhà nước - UBND xã Trung An được vài năm , có biên lai , biên nhận đầy đủ . - Đến năm 1990 , Nhà Thờ nói nộp tiền thuế đất (tương đương 100Kg lúa - không có giấy tờ )cho Nhà Thờ để nhà thờ đi đóng luôn cho tiện việc . Lúc đó gia đình tôi cũng đưa cả biên nhận , biên lai đóng thuế trước đây cùng với giấy biên nhận chuyển nhượng đất . - Cũng vào năm đó, gia đình tôi cũng đã hiến cho nhà thờ 1/2 đất phía sau của minh , ngang 16m- dài 60m . Hiện tại hần đất của gia đình còn khoảng ngang 16- dài 40m vì mất phần lộ giới đường hết 10m.( Đang tiến hành đo vẽ xác nhận điện tích ) - Chúng tôi đã nhiều lần nhờ Nhà Thờ xác nhận phần đất của chúng tôi , để chúng tôi xin nhà nước tách phần đất của mình , làm giấy chủ quyền ,mà Nhà Thờ không đồng ý xác nhận. (Xin nói thêm là các giấy tờ Nhà Thờ đã để thất lạc , gia đình vì quá tin tưởng đã không coppy bản nào ) - Tôi năm nay đã 77 tuổi , trước đây vì không muốn tranh chấp với Nhà Thờ nên đã không làm. Nay tuổi già sức yếu , con cái lại chưa có chổ ở , nhà đã mục nát xuống cấp trầm trọng ,(xây dưng từ 1985 )mà vẫn không xin phép xây dựng mới hay sửa chữa được do không có giấy Chủ Quyền . Vậy xin luật sư tư vấn giúp , chúng tôi có đủ điều kiện xin cấp giấy chủ quyền không ??? Các thủ tục như thế nào. Và nếu khởi kiện Nhà Thờ chúng tôi có được không . Gia đình chúng tôi cám ơn rất nhiều về sự tư vấn của Luật sư . Kính chúc Luật sư nhiều sức khỏe và kính chào .
Thắc mắc vấn đề liên quan đến sổ đỏ
Xin chào Luật sư! Cho tôi hỏi trường hợp như sau: Ba gia đình chúng tôi được mua đất ao của HTX làm thổ cư năm 1991. Hai gia đình bên cạnh đã làm được sổ đỏ mà không phải đóng phí. Tuy nhiên riêng gia đình tôi vẫn chưa làm được sổ đỏ vì diện tích của nhà tôi lại ghi 1 nửa là đất thổ cư và một nửa là đất ao nhưng lại ghi vào năm 2000. Nếu làm sổ đỏ cho tổng diện tích thì gia đình tôi phải đóng một nửa chuyển đổi từ đất ao lên đất thổ cư Gia đình tôi không đồng ý với lý do năm 1991 gia đình tôi đã nộp tiền giống 2 nhà bên cạnh cho tổng diện tích là đất thổ cư. Lý do năm 2000 sổ đại chính xã lại khi khác với hồ sơ gốc mà gia đình tôi mua năm 1991. Vậy để đòi lại công bằng gia đình tôi phải làm gì. Rất mong luật sư tư vấn Tôi nói thêm là gia đình tôi đã gửi công văn lên UBND huyện và sở TN và MT nhưng sở TN và MT trả lời là không làm được vẫn giống trả lời của UBND xã là phải nộp tiền cho nửa diện tích còn lại Rất mong Luật sư xem bài của tôi và tư vấn giúp tôi. Trân trọng cảm ơn!
vấn đề của tôi như sau: Ngày xưa Ba tôi đăng kí hộ khẩu ở nhà Bác tôi và hộ khẩu có chữ hộ. khi đó ba tôi có được thừa kế 1 mảnh đất từ người khác (có di chúc). Bây giờ Ba tôi làm giấy tờ chia mảnh đất cho con thì nhà nước không cho vì hộ khẩu có chữ hộ. Luật sư cho hỏi vậy có đúng không? Tôi nghĩ là có di chúc thì mảnh đất phải là tài sản của riêng Ba tôi thôi chứ? Bản di chúc này cũng lâu lắm rồi có còn hiệu lực ko?
Chào bạn, Di chúc văn bản hợp pháp được quy định theo khoản 4 Điều 652 BLDS: Điều 652. Di chúc hợp pháp 1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. 2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. Di chúc bạn nêu không có người làm chứng nên còn phải tuân thủ Điều 655 và 653 của BLDS: Điều 653. Nội dung của di chúc bằng văn bản 1. Di chúc phải ghi rõ: a) Ngày, tháng, năm lập di chúc; b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; d) Di sản để lại và nơi có di sản; đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. 2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Điều 655. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 653 của Bộ luật này. Tôi tin là bây giờ bạn có thể tự xem xét vụ việc của mình. Trân trọng!
Xin hỏi: Đất phi nông nghiệp trong trường hợp này thì có được bồi thường không?
Kính chào các Luật sư. Tôi xin hỏi luật sư một vấn đề liên quan tới cộng đồng dân cư nơi tôi đang sinh sống. Quê tôi làm nông nghiệp, năm 2009 có một Công ty TNHH được UBND tỉnh chấp thuận cho về thuê đất để đầu tư sản xuất kinh doanh. Trong tổng diện tích đất được quyết định thu hồi có một phần là đất nông nghiệp của các hộ gia đình sử dụng ổn định 20 năm. Một phần là đất phi nông nghiệp (Đường giao thông nội đồng và mương thủy lợi được đắp bằng đất, đang sử dụng phục vụ nông nghiệp). Vậy tôi xin hỏi: - Phần đất phi nông nghiệp này doanh nghiệp có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ cộng đồng dân cư không? - Phần công trình trên đất này doanh nghiệp có trách nhiệm hỗ trợ bằng tiền, hoặc trả lại bằng công trình để nhân dân phục vụ sản xuất không?
Xin luật sư tư vấn. Tôi có người anh, do thua cá độ bóng đá nên đã lấy sổ đỏ của gia đình đi cầm cố. Tôi muốn hỏi là người đang giữ sổ đỏ đó có thể bán đất của tôi hay không? Hay người đó có uy hiếp chúng tôi được không?Tôi có thể đăng ký cớ mất để làm lại sổ đỏ khác được không? Kính mong luật sư giúp đỡ.
Xin được Luật sư tư vấn về việc lừa đảo sổ đỏ của gia đình tôi
Chào Luật sư Tháng 9 Năm 2010 tôi có nhờ chị H vay vốn ngân hàng để làm ăn,do biết chị có nhiều mối quan hệ và làm kế toán nên sẽ dễ vay được vốn ngân hàng với chi phí 3%, Vì là người quen gần nhà nên tôi đã đưa sổ gốc ngay khi chị H yêu cầu giao sổ gốc 300m2 để vay vốn mà không có giấy tờ giao nhận và hứa chỉ vài ngày tới là vay được vốn thông qua 1 trường học tên dân lập PN.Vì bạn tôi có nhu cầu nên tôi cũng giới thiệu trực tiếp bạn qua đưa sổ 700m2 cho chị H, Sau nhiều lần hứa hẹn sắp lấy được tiền rồi không được ,chúng tôi đã đòi sổ nhưng chị H và bà phó hiệu trưởng trường PN vẫn lý do này nọ để không trả,Chúng tôi nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo chiếm dụng sổ đỏ để đi vay ngân hàng ( có thông tin không cần chủ sở hữu ký mà nhờ quen biết họ cũng làm giả hồ sơ để vay được tiền Nh) Vì khi đến trường học PN có rất nhiều người đến đòi nợ bà phó hiệu trưởng, Xin luật sư tư vấn giúp nên làm như thế nào để lấy lại sổ,vì không có giấy tờ giao nhận nên liệu chúng tôi có bị thua kiện,hoặc nếu không kiện được chúng tôi xin cấp lại sô đỏ như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!