Các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn và mức phạt (dự kiến)
Các địa điểm cấm hút thuốc lá Đây là nội dung tại dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá và việc xét tặng danh hiệu môi trường không khói thuốc. Cụ thể thông tư hướng dẫn các địa điểm cấm hút thuốc lá gồm: 1. Các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên, bao gồm: - Cơ sở y tế; - Cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có khối lớp học có khối tích trên 5.000 m3; - Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; - Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao theo quy định tại Phụ lục số II Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; 2. Các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà, bao gồm: - Nơi làm việc của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và nơi làm việc trong nhà khác, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này; - Cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có khối lớp học có khối tích dưới 5.000 m3; - Nhà ga, bến tàu, bến xe, trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc, câu lạc bộ, nhà thi đấu thể thao, sân vận động có mái che, nhà hàng, quán cà phê, cơ sở dịch vụ ăn uống, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí và địa điểm cộng cộng khác, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và khoản 4 Điều này. 3. Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn, bao gồm: - Ô tô; - Tàu bay; - Tàu điện. 4. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá, bao gồm: - Khu vực cách ly của sân bay; - Quán bar, quán karaoke, vũ trường; - Khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, khu nghỉ dưỡng (resort) và cơ sở lưu trú du lịch khác; - Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa. Trường hợp hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm sẽ bị xử phạt như thế nào??? Hiện nay, tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Mời bạn xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:
Tổng hợp địa điểm cấm hút thuốc lá và mức phạt
Xuất phát từ tác hại của việc hút thuốc lá, pháp luật tại nhiều quốc gia đã đưa ra các quy định liên quan đến việc cấm hút thuốc lá và mức phạt tương ứng với hành vi vi phạm nhằm hạn chế việc hút thuốc lá và nâng cao nhận thức trong cộng đồng. Tại Việt Nam, các quy định về cấm hút thuốc lá được ghi nhận tại Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012. Theo đó, ở những địa điểm sau đây thì công dân bị cấm hút thuốc lá: >>>Cấm hoàn toàn Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà Phương tiện giao thông công cộng – Cơ sở y tế; – Cơ sở giáo dục, trừ trường cao đẳng, đại học, học viện; – Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; – Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao. – Nơi làm việc; – Trường cao đẳng, đại học, học viện; – Địa điểm công cộng, trừ các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên; và những địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá. Đối với những phương tiện giao thông công cộng bao gồm: ô tô, tàu bay, tàu điện thì bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn. >>> Cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá Khi ở một trong các địa điểm dưới đây, cá nhân bị cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm: – Khu vực cách ly của sân bay; – Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch; – Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa. Tuy nhiên, nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây: – Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; – Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát; – Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy. Mức xử phạt vi phạm Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 176/2013/NĐ-CP, trường hợp có hành vi vi phạm về địa điểm cấm hút thuốc lá thì bị xử phạt như sau: Mức phạt Hành vi vi phạm Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng – Hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng; – Bỏ mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng – Không treo biển có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá; – Không yêu cầu người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá trong cơ sở của mình; – Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng – Không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; – Không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá; – Không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát; – Không có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
Có ai cấm quảng cáo thuốc lá đâu?
Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2013, Chính phủ đã có Nghị định hướng dẫn, Bộ Y tế và Công thương cũng có Thông tư liên tịch quy định chi tiết nhưng Luật vẫn bị thực tiễn bỏ bên lề xã hội. Theo khoản 2 điều 9 của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá: “Nghiêm cấm quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức”. Thực tế ở Hà Nội, xuất hiện những Promotion Girl (PG) tiếp thị thuốc lá. Bất kể trời nắng hay mưa, tại các quán cà phê, quán nhậu, quán bar... đều có các PG đi tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng. Các PG trong những bộ đồ gợi cảm, chạy đôn chạy đáo mời chào, quảng cáo, bán các sản phẩm thuốc lá có thương hiệu. Một nhân viên tiếp thị thuốc lá cho biết: “Tiếp thị thuốc lá là vi phạm luật. Nhưng ở đây bọn em lách luật bằng cách tự nhận là nhân viên của quán, khi không có lực lượng chức năng thì tiếp thị thuốc lá còn nếu có thì lại là nhân viên chạy bàn”. Rõ ràng, những cô gái tiếp thị thuốc lá dễ dàng “qua mắt” gần 500 đại biểu quốc hội. Một điều đáng bàn ở đây là: Chính phủ cần có giải pháp nào để lắp vào câu chuyện “lách luật” nêu trên? Thật sự mà nói chuyện lách luật như trên mới là trò cỏn con, nếu giải quyết được nó thì vẫn còn nhiều chuyện đáng bàn phía trước. “Dẫu sao xử muốn nên sự nghiệp lớn trước hết phải xử lý điều cỏn con ấy!” Phải nói nhiều hãng phim hiện nay đang quảng cáo miễn phí cho các công ty thuốc lá mà cơ quan nhà nước không hề hay biết, hoặc biết mà bất lực làm ngơ. Chúng ta đều biết điện ảnh là một trong những phương tiện giúp con người truyền và nhận thông tin một cách hiệu quả, việc quảng cáo thuốc lá trở nên linh nghiệm hơn khi được thông qua các bộ phim. Hầu như phim Việt luôn chứa hình ảnh thuốc lá; buồn hút thuốc, vui hút thuốc, thất tình hút thuốc, thậm chí người thành đạt cũng hút thuốc … Giới trẻ mới lớn tình cờ thấy được hình ảnh hút thuốc đó nên muốn “học hỏi” và để rồi các em dấn mình vào thuốc lá. Không thể nói Hãng phim quảng cáo thuốc lá thuộc trường hợp cấm của Luật, nhưng đây là điều đáng để chúng ta, những nhà làm luật suy ngẫm!
Các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn và mức phạt (dự kiến)
Các địa điểm cấm hút thuốc lá Đây là nội dung tại dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá và việc xét tặng danh hiệu môi trường không khói thuốc. Cụ thể thông tư hướng dẫn các địa điểm cấm hút thuốc lá gồm: 1. Các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên, bao gồm: - Cơ sở y tế; - Cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có khối lớp học có khối tích trên 5.000 m3; - Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; - Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao theo quy định tại Phụ lục số II Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; 2. Các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà, bao gồm: - Nơi làm việc của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và nơi làm việc trong nhà khác, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này; - Cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có khối lớp học có khối tích dưới 5.000 m3; - Nhà ga, bến tàu, bến xe, trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc, câu lạc bộ, nhà thi đấu thể thao, sân vận động có mái che, nhà hàng, quán cà phê, cơ sở dịch vụ ăn uống, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí và địa điểm cộng cộng khác, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và khoản 4 Điều này. 3. Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn, bao gồm: - Ô tô; - Tàu bay; - Tàu điện. 4. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá, bao gồm: - Khu vực cách ly của sân bay; - Quán bar, quán karaoke, vũ trường; - Khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, khu nghỉ dưỡng (resort) và cơ sở lưu trú du lịch khác; - Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa. Trường hợp hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm sẽ bị xử phạt như thế nào??? Hiện nay, tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Mời bạn xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:
Tổng hợp địa điểm cấm hút thuốc lá và mức phạt
Xuất phát từ tác hại của việc hút thuốc lá, pháp luật tại nhiều quốc gia đã đưa ra các quy định liên quan đến việc cấm hút thuốc lá và mức phạt tương ứng với hành vi vi phạm nhằm hạn chế việc hút thuốc lá và nâng cao nhận thức trong cộng đồng. Tại Việt Nam, các quy định về cấm hút thuốc lá được ghi nhận tại Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012. Theo đó, ở những địa điểm sau đây thì công dân bị cấm hút thuốc lá: >>>Cấm hoàn toàn Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà Phương tiện giao thông công cộng – Cơ sở y tế; – Cơ sở giáo dục, trừ trường cao đẳng, đại học, học viện; – Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; – Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao. – Nơi làm việc; – Trường cao đẳng, đại học, học viện; – Địa điểm công cộng, trừ các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên; và những địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá. Đối với những phương tiện giao thông công cộng bao gồm: ô tô, tàu bay, tàu điện thì bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn. >>> Cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá Khi ở một trong các địa điểm dưới đây, cá nhân bị cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm: – Khu vực cách ly của sân bay; – Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch; – Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa. Tuy nhiên, nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây: – Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; – Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát; – Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy. Mức xử phạt vi phạm Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 176/2013/NĐ-CP, trường hợp có hành vi vi phạm về địa điểm cấm hút thuốc lá thì bị xử phạt như sau: Mức phạt Hành vi vi phạm Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng – Hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng; – Bỏ mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng – Không treo biển có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá; – Không yêu cầu người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá trong cơ sở của mình; – Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng – Không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; – Không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá; – Không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát; – Không có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
Có ai cấm quảng cáo thuốc lá đâu?
Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2013, Chính phủ đã có Nghị định hướng dẫn, Bộ Y tế và Công thương cũng có Thông tư liên tịch quy định chi tiết nhưng Luật vẫn bị thực tiễn bỏ bên lề xã hội. Theo khoản 2 điều 9 của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá: “Nghiêm cấm quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức”. Thực tế ở Hà Nội, xuất hiện những Promotion Girl (PG) tiếp thị thuốc lá. Bất kể trời nắng hay mưa, tại các quán cà phê, quán nhậu, quán bar... đều có các PG đi tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng. Các PG trong những bộ đồ gợi cảm, chạy đôn chạy đáo mời chào, quảng cáo, bán các sản phẩm thuốc lá có thương hiệu. Một nhân viên tiếp thị thuốc lá cho biết: “Tiếp thị thuốc lá là vi phạm luật. Nhưng ở đây bọn em lách luật bằng cách tự nhận là nhân viên của quán, khi không có lực lượng chức năng thì tiếp thị thuốc lá còn nếu có thì lại là nhân viên chạy bàn”. Rõ ràng, những cô gái tiếp thị thuốc lá dễ dàng “qua mắt” gần 500 đại biểu quốc hội. Một điều đáng bàn ở đây là: Chính phủ cần có giải pháp nào để lắp vào câu chuyện “lách luật” nêu trên? Thật sự mà nói chuyện lách luật như trên mới là trò cỏn con, nếu giải quyết được nó thì vẫn còn nhiều chuyện đáng bàn phía trước. “Dẫu sao xử muốn nên sự nghiệp lớn trước hết phải xử lý điều cỏn con ấy!” Phải nói nhiều hãng phim hiện nay đang quảng cáo miễn phí cho các công ty thuốc lá mà cơ quan nhà nước không hề hay biết, hoặc biết mà bất lực làm ngơ. Chúng ta đều biết điện ảnh là một trong những phương tiện giúp con người truyền và nhận thông tin một cách hiệu quả, việc quảng cáo thuốc lá trở nên linh nghiệm hơn khi được thông qua các bộ phim. Hầu như phim Việt luôn chứa hình ảnh thuốc lá; buồn hút thuốc, vui hút thuốc, thất tình hút thuốc, thậm chí người thành đạt cũng hút thuốc … Giới trẻ mới lớn tình cờ thấy được hình ảnh hút thuốc đó nên muốn “học hỏi” và để rồi các em dấn mình vào thuốc lá. Không thể nói Hãng phim quảng cáo thuốc lá thuộc trường hợp cấm của Luật, nhưng đây là điều đáng để chúng ta, những nhà làm luật suy ngẫm!