Cán bộ, công chức không được đăng lên facebook những thông tin sau
Dưới đây là tổng hợp những việc cấm công dân nói chung và cán bộ, công chức nói riêng đăng tải lên facebook. Cụ thể như sau: - Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật An ninh mạng gồm: + Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 (Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống; Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế;Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác) và hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật an ninh mạng (Hành vi gián điệp mạng; xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng) + Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền Internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng; + Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng trái phép các phương tiện thanh toán; + Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật; + Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; + Hành vi khác sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. - Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; - Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; - Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; - Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội. - Không sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, một chiều ảnh hưởng đến hoạt động công vụ. - Đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân: Khi sử dụng các phương tiện điện tử khác, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân không được truy cập, lưu trữ, phát tán, bình luận, chia sẻ các thông tin, tài liệu, bài viết, hình ảnh có nội dung trái với thuần phong, mỹ tục; trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của ngành Công an; không giới thiệu, sử dụng tên, hình ảnh, phiên hiệu đơn vị công an lên các trang mạng xã hội. Căn cứ: - Luật an ninh mạng 2018 - Thông tư 27/2017/TT-BCA - Quyết định 1847/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ
Những việc người thân của cán bộ, công chức không được làm
Khi làm việc trong cơ quan nhà nước, những người có chức vụ quyền hạn cần biết và tuân theo những quy định, những chuẩn mực đã được đề ra trong đó kể cả là những quy định có liên quan đến những người thân. Cụ thể: Thứ nhất, Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. => Vi phạm quy định này sẽ bị Cảnh cáo, trường hợp đã bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo mà còn vi phạm thì sẽ cách chức. Thứ 2, Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước. => Vi phạm quy định này sẽ bị cách chức. Thứ 3, Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người giữ chức danh, chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp. => Trường hợp vi phạm mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý như sau: + Khiển trách đối với người có hành vi vi phạm lần đầu; + Cảnh cáo đối với người đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi đó mà tiếp tục tái phạm. Ngoài việc xử lý kỷ luật theo quy định nêu trên, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan còn phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường khi gây ra thiệt hại theo quy định của pháp luật. Căn cứ: - Khoản 3, 4, 50 điều 20 của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 - Điều 83 Nghị định 59/2019/NĐ-CP
Cấm cán bộ, công chức làm 09 điều này trong dịp Tết Nguyên đán 2020
Cận kề Tết Nguyên đán đang sắp tới, dưới đây là tổng hợp các điều cán bộ, công chức cần lưu ý để tranh vi phạm: * Theo tinh thần của chỉ thị 34/CT-TTg năm 2018 thì cán bộ, công chức: 1. Không được sử dụng ngân sách nhà nước theo đúng quy định tại Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về quản lý và sử dụng pháo; 2. Không tổ chức sự kiện, lễ hội xa hoa, lãng phí trước và sau Tết; 3. Không dùng ngân sách tổ chức đi thăm, chúc Tết, tặng quà đối với các lãnh đạo cơ quan, đơn vị các cấp; 4. Không sử dụng phương tiện, tài sản công vào các hoạt động mang tính cá nhân trong dịp Tết, Lễ hội... * Căn cứ Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019: 5. Cấm cán bộ, công chức uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc Từ ngày 01/01/2020 cấm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập. * Căn cứ: Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tham nhũng: 6. Không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình. Trường hợp không từ chối được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức quản lý, xử lý quà tặng theo quy định. * Căn cứ: Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2016 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của người cán bộ, công chức, viên chức: 7. Không được vào casino đánh bạc dưới mọi hình thức 8. Không sử dụng thời giờ làm việc để làm việc riêng; thực hiện đúng quy định trong văn hóa hội họp; 9. Không hút thuốc lá trong phòng làm việc, phòng họp, hội trường; nghiêm cấm việc sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực; Còn vấn đề nào mời bạn cùng bổ sung nhé!
Cán bộ, công chức không được đăng lên facebook những thông tin sau
Dưới đây là tổng hợp những việc cấm công dân nói chung và cán bộ, công chức nói riêng đăng tải lên facebook. Cụ thể như sau: - Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật An ninh mạng gồm: + Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 (Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống; Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế;Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác) và hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật an ninh mạng (Hành vi gián điệp mạng; xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng) + Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền Internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng; + Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng trái phép các phương tiện thanh toán; + Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật; + Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; + Hành vi khác sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. - Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; - Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; - Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; - Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội. - Không sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, một chiều ảnh hưởng đến hoạt động công vụ. - Đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân: Khi sử dụng các phương tiện điện tử khác, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân không được truy cập, lưu trữ, phát tán, bình luận, chia sẻ các thông tin, tài liệu, bài viết, hình ảnh có nội dung trái với thuần phong, mỹ tục; trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của ngành Công an; không giới thiệu, sử dụng tên, hình ảnh, phiên hiệu đơn vị công an lên các trang mạng xã hội. Căn cứ: - Luật an ninh mạng 2018 - Thông tư 27/2017/TT-BCA - Quyết định 1847/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ
Những việc người thân của cán bộ, công chức không được làm
Khi làm việc trong cơ quan nhà nước, những người có chức vụ quyền hạn cần biết và tuân theo những quy định, những chuẩn mực đã được đề ra trong đó kể cả là những quy định có liên quan đến những người thân. Cụ thể: Thứ nhất, Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. => Vi phạm quy định này sẽ bị Cảnh cáo, trường hợp đã bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo mà còn vi phạm thì sẽ cách chức. Thứ 2, Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước. => Vi phạm quy định này sẽ bị cách chức. Thứ 3, Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người giữ chức danh, chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp. => Trường hợp vi phạm mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý như sau: + Khiển trách đối với người có hành vi vi phạm lần đầu; + Cảnh cáo đối với người đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi đó mà tiếp tục tái phạm. Ngoài việc xử lý kỷ luật theo quy định nêu trên, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan còn phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường khi gây ra thiệt hại theo quy định của pháp luật. Căn cứ: - Khoản 3, 4, 50 điều 20 của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 - Điều 83 Nghị định 59/2019/NĐ-CP
Cấm cán bộ, công chức làm 09 điều này trong dịp Tết Nguyên đán 2020
Cận kề Tết Nguyên đán đang sắp tới, dưới đây là tổng hợp các điều cán bộ, công chức cần lưu ý để tranh vi phạm: * Theo tinh thần của chỉ thị 34/CT-TTg năm 2018 thì cán bộ, công chức: 1. Không được sử dụng ngân sách nhà nước theo đúng quy định tại Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về quản lý và sử dụng pháo; 2. Không tổ chức sự kiện, lễ hội xa hoa, lãng phí trước và sau Tết; 3. Không dùng ngân sách tổ chức đi thăm, chúc Tết, tặng quà đối với các lãnh đạo cơ quan, đơn vị các cấp; 4. Không sử dụng phương tiện, tài sản công vào các hoạt động mang tính cá nhân trong dịp Tết, Lễ hội... * Căn cứ Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019: 5. Cấm cán bộ, công chức uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc Từ ngày 01/01/2020 cấm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập. * Căn cứ: Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tham nhũng: 6. Không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình. Trường hợp không từ chối được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức quản lý, xử lý quà tặng theo quy định. * Căn cứ: Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2016 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của người cán bộ, công chức, viên chức: 7. Không được vào casino đánh bạc dưới mọi hình thức 8. Không sử dụng thời giờ làm việc để làm việc riêng; thực hiện đúng quy định trong văn hóa hội họp; 9. Không hút thuốc lá trong phòng làm việc, phòng họp, hội trường; nghiêm cấm việc sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực; Còn vấn đề nào mời bạn cùng bổ sung nhé!