Thời hạn báo cáo sự cố công trình xây dựng là khi nào?
Khi xảy ra sự cố công trình xây dựng thì chủ đầu tư phải báo cáo sự cố trong thời hạn bao lâu kể từ ngày xảy ra sự cố? Sự cố công trình là gì? Theo khoản 34 Điều 3 Luật Xây dựng 2014, sự cố công trình xây dựng được định nghĩa là những hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép, khiến công trình hoặc kết cấu phụ trợ có nguy cơ sập đổ, đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ trong quá trình thi công hoặc sử dụng. Sự cố công trình có những cấp độ nào? Căn cứ Điều 43 Nghị định 06/2021/NĐ-CP sự cố công trình xây dựng được chia thành ba cấp theo mức độ hư hại công trình hoặc thiệt hại về người, bao gồm sự cố cấp I, cấp II và cấp III cụ thể như sau: Sự cố cấp I bao gồm: - Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 6 người trở lên; - Sự cố gây sập đổ công trình; sập đổ một phần công trình hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập đổ toàn bộ công trình cấp I trở lên. Sự cố cấp II bao gồm: - Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 1 đến 5 người; - Sự cố gây sập đổ công trình; sập đổ một phần công trình hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập đổ toàn bộ công trình cấp II, cấp III. Sự cố cấp III bao gồm: - Các sự cố còn lại ngoài các sự cố công trình xây dựng vừa nêu trên. Thời hạn báo cáo sự cố công trình xây dựng là khi nào? Căn cứ Điều 44 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về thời hạn báo cáo sự cố công trình xây dựng như sau: (1) Ngay sau khi xảy ra sự cố, bằng biện pháp nhanh nhất chủ đầu tư phải thông báo về sự cố bao gồm thông tin về tên và vị trí xây dựng công trình, sơ bộ về sự cố và thiệt hại (nếu có) cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố và cơ quan cấp trên của mình (nếu có). Ngay sau khi nhận được thông tin, Ủy ban nhân dân cấp xã phải báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về sự cố. (2) Trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư báo cáo về sự cố bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố. Đối với tất cả các sự cố có thiệt hại về người thì chủ đầu tư gửi báo cáo cho Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Báo cáo bao gồm các nội dung chủ yếu sau: - Tên công trình, vị trí xây dựng, quy mô công trình; - Tên các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; - Mô tả về sự cố, tình trạng công trình xây dựng khi xảy ra sự cố, thời điểm xảy ra sự cố; - Thiệt hại về người và tài sản (nếu có). (3) Đối với các sự cố công trình đi qua địa bàn 02 tỉnh trở lên, sau khi nhận được báo cáo bằng văn bản hoặc nhận được thông tin về sự cố, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm gửi báo cáo sự cố cho Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành. (4) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được quyền yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp thông tin về sự cố. (5) Trường hợp sự cố công trình xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện theo (1), (2), (3). Như vậy ngay sau khi xảy ra sự cố chủ đầu tư phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố và cơ quan cấp trên của mình (nếu có). Trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư báo cáo về sự cố bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố. Đối với tất cả các sự cố có thiệt hại về người thì chủ đầu tư gửi báo cáo cho Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan
Cơ quan nhà nước có phải kiểm tra nghiệm thu công trình trước khi đưa vào sử dụng
Tình huống phát sinh là công trình xây dựng đã được chủ đầu tư nghiệm thu xong, đáp ứng yêu cầu về xây dựng. Vậy chủ đầu tư đã có thể sử dụng ngay chưa hay cần cơ quan chuyên môn về xây dựng của nhà nước kiểm tra lại? Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng Liên quan vấn đề này, tại Khoản 1 Điều 24 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2023 do Bộ Xây dựng ban hành có liệt kê các trường hợp công trình xây dựng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình như sau: - Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia; công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp theo quy định tại Phụ lục VIII Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2023; - Công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công; - Công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng ngoài các công trình đã nêu tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 24 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2023. Do đó, cần xác định công trình có thuộc một trong ba trường hợp trên hay không? Nếu thuộc thì sau khi chủ đầu tư nghiệm thu đưa vào sử dụng, chủ đầu tư cần thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành kiểm tra. Thẩm quyền kiểm tra được nêu tại Khoản 2 Điều 24 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2023 như sau: - Hội đồng theo quy định tại Điều 25 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2023 thực hiện kiểm tra đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2023; - Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2023 bao gồm: công trình do Thủ tướng Chính phủ giao, công trình cấp đặc biệt, công trình cấp I, công trình nằm trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên; trừ các công trình theo quy định; - Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra công trình thuộc dự án được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư, trừ các công trình quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2023; - Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra các loại công trình xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2023, trừ các công trình quy định tại điểm a, điểm b Khoản 2 Điều 24 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2023; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền thực hiện kiểm tra đối với các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh; - Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình, hạng mục công trình có loại và cấp khác nhau thì cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện kiểm tra là cơ quan có trách nhiệm thực hiện kiểm tra đối với công trình, hạng mục công trình chính có cấp cao nhất của dự án đầu tư xây dựng công trình. Chủ đầu tư căn cứ các trường hợp thẩm quyền nêu trên, xác định chính xác chủ thể để thông báo thực hiện kiểm tra nếu thuộc diện thực hiện. Thủ tục bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng Đối với nội dung này, tại Điều 27 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2023 có hướng dẫn các nguyên tắc như sau: - Việc bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 124 Văn bản hợp nhất 02/VBHN-VPQH năm 2020 do Văn phòng Quốc hội ban hành; - Căn cứ vào điều kiện cụ thể, công trình, từng phần công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành và được nghiệm thu theo quy định được bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc đơn vị khai thác, sử dụng. Trường hợp bàn giao công trình, hạng mục công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, trước khi bàn giao phải hoàn thành xây dựng các công trình thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình khác (nếu có) trong dự án theo kế hoạch xây dựng nêu tại báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của dự án hoặc dự án thành phần đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định. - Chủ đầu tư tổ chức lập 01 bộ hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình theo quy định tại Phụ lục IX Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2023, bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình khi tổ chức bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ này trong suốt quá trình khai thác, sử dụng. - Trường hợp đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng từng phần thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình, lập và bàn giao hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình đối với phần công trình được đưa vào sử dụng. Theo đó, khi thực hiện các yêu cầu trên, chủ đầu tư phối hợp thực hiện bàn giao, lập hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình cho thời gian sau khi bàn giao.
Quy định về nghĩa vụ của bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn
Nghĩa vụ của bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn được quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 01/08/2024. 1. Nhà ở, công trình xây dựng có sẵn Theo khoản 4 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2023, nhà ở, công trình xây dựng có sẵn là nhà ở, công trình xây dựng đã hoàn thành việc xây dựng và đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng. 2. Nghĩa vụ của bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn Theo Điều 19 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định về nghĩa vụ của bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn sau đây: (1) Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có các nghĩa vụ sau đây: - Thông báo cho bên mua, thuê, thuê mua các hạn chế về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng (nếu có); - Bảo quản nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đã bán, cho thuê, cho thuê mua trong thời gian chưa bàn giao cho bên mua, thuê, thuê mua; - Thực hiện các thủ tục mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng; thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký kết; tạo điều kiện cho bên mua, thuê mua chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng; - Giao nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng cho bên mua, thuê, thuê mua theo đúng thời hạn, chất lượng và điều kiện khác đã thỏa thuận trong hợp đồng; - Làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai; giao giấy chứng nhận và hồ sơ có liên quan theo thỏa thuận trong hợp đồng cho bên mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng; - Bên cho thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng bảo đảm cho bên thuê sử dụng ổn định trong thời hạn thuê; bảo trì, sửa chữa theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận; nếu bên cho thuê không bảo trì, sửa chữa mà gây thiệt hại cho bên thuê thì phải bồi thường; - Bên cho thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bên thuê thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng. Trường hợp bên thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng thì bên cho thuê được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhưng phải thông báo cho bên thuê trước 30 ngày nếu các bên không có thỏa thuận khác; - Bảo hành nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật; - Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra; - Thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật; - Đáp ứng đầy đủ điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản quy định tại Điều 9 và tuân thủ hình thức, phạm vi kinh doanh bất động sản quy định tại Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản 2023; - Thực hiện giao kết hợp đồng mua bán, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo quy định về hợp đồng mẫu và các quy định liên quan về hợp đồng trong kinh doanh bất động sản theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản 2023; - Bảo đảm có quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp đối với nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng được bán, cho thuê, cho thuê mua; - Thực hiện công khai thông tin theo quy định tại Điều 6 Luật Kinh doanh bất động sản 2023; chịu trách nhiệm đối với thông tin về nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng, dự án bất động sản do mình cung cấp; - Trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, thuế liên quan đến nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đưa vào kinh doanh thì phải thi hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trước khi ký kết các hợp đồng mua bán, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng; - Nghĩa vụ khác theo hợp đồng. (2). Chủ đầu tư dự án khi ký hợp đồng để bán, cho thuê mua căn hộ chung cư, công trình xây dựng hoặc phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có công năng phục vụ mục đích văn phòng, thương mại, dịch vụ, du lịch, lưu trú và công trình xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp tại dự án bất động sản cho nhiều khách hàng thì phải xác định rõ trong hợp đồng các nội dung sau đây liên quan đến công trình xây dựng theo dự án đầu tư được phê duyệt: - Phần sở hữu chung, sở hữu riêng của các chủ sở hữu trong dự án, công trình xây dựng; - Việc bố trí chỗ để xe trong dự án, công trình xây dựng; - Phương án về tổ chức quản lý vận hành công trình xây dựng; - Việc thu, quản lý, sử dụng các loại kinh phí bảo trì, phí dịch vụ quản lý vận hành công trình xây dựng; - Nghĩa vụ tài chính về đất đai và nghĩa vụ tài chính khác của dự án, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo quy định của pháp luật đối với bên mua, thuê mua; - Nghĩa vụ khác theo hợp đồng. Tóm lại, bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ theo quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản 2023.
Khi sập cầu thì ai là người chịu trách nhiệm?
Khi sập cầu nhưng không phải lỗi do người tham gia giao thông vi phạm nguyên tắc tham gia giao thông đường bộ hay điều kiện khách quan khác mà do kết cấu của cầu thì ai là người chịu trách nhiệm? Cầu có phải là công trình xây dựng không? Theo khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có giải thích công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước. Theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP phân loại công trình xây dựng theo công năng sử dụng thì có: - Công trình sử dụng cho mục đích dân dụng (công trình dân dụng) - Công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp (công trình công nghiệp). - Công trình cung cấp các cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật (công trình hạ tầng kỹ thuật). - Công trình phục vụ giao thông vận tải (công trình giao thông). - Công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn). Trong đó, công trình cầu: Cầu đường bộ, cầu bộ hành (không bao gồm cầu treo dân sinh); cầu đường sắt; cầu phao; cầu treo dân sinh là công trình phục vụ giao thông vận tải. Như vậy, cầu cũng là một công trình xây dựng. Khi sập cầu thì ai là người chịu trách nhiệm? Theo Điều 45 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định giải quyết sự cố công trình xây dựng như sau: - Khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra; tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện báo cáo theo quy định tại Điều 44 Nghị định 06/2021/NĐ-CP. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, hỗ trợ các bên có liên quan tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện các công việc cần thiết khác trong quá trình giải quyết sự cố. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì giải quyết sự cố công trình xây dựng và thực hiện các công việc sau: + Xem xét, quyết định dừng, tạm dừng thi công hoặc khai thác sử dụng đối với hạng mục công trình, một phần hoặc toàn bộ công trình tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố; + Xem xét, quyết định việc phá dỡ, thu dọn hiện trường sự cố trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu sau: Đảm bảo an toàn cho người, tài sản, công trình và các công trình lân cận. Hiện trường sự cố phải được các bên liên quan chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố trước khi phá dỡ, thu dọn; + Thông báo kết quả giám định nguyên nhân sự cố cho chủ đầu tư, các chủ thể khác có liên quan; các yêu cầu đối với chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc các bên có liên quan phải thực hiện để khắc phục sự cố; + Xử lý trách nhiệm của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật; + Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì giải quyết đối với sự cố công trình xây dựng cấp II, cấp III trên địa bàn. - Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng trong quá trình thi công xây dựng hoặc chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình trong quá trình khai thác, sử dụng có trách nhiệm khắc phục sự cố theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi khắc phục sự cố, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc tiếp tục thi công hoặc đưa công trình vào sử dụng. - Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố. - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về báo cáo và giải quyết sự cố đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh. Như vậy, khi cầu sập thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, khắc phục sự cố. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, hỗ trợ các bên có liên quan tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ. Bên nào gây ra thiệt hại thì bên đó phải bồi thường. Nhà thầu vi phạm quy định về xây dựng để sập cầu thì chịu trách nhiệm hình sự thế nào? Theo Điều 298 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 100 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng như sau: - Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, giám sát, nghiệm thu công trình hoặc lĩnh vực khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 224 và Điều 281 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: + Làm chết người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Làm chết 02 người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Làm chết 03 người trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; + Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, nhà thầu vi phạm quy định về xây dựng để sập cầu thì sẽ tuỳ vào hậu quả của tai nạn mà sẽ bị phạt tiền đến 500 triệu, phạt tù cao nhất đến 15 năm.
Mẫu biên bản nghiệm thu công trình nhà ở mới nhất
Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng là gì? Mẫu biên bản nghiệm thu công trình nhà ở mới nhất như thế nào? Nghiệm thu công trình nhà ở có phải được cơ quan nhà nước kiểm tra không? Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng là gì? Nghiệm thu công trình là quá trình kiểm tra chất lượng thi công trước khi đưa công trình vào sử dụng, kiểm tra và đánh giá để xác nhận rằng công trình đã hoàn thành đúng theo yêu cầu và tiêu chuẩn đã đặt ra. Theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng như sau: Trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức và trực tiếp tham gia nghiệm thu hoàn thành toàn bộ hạng mục công trình, công trình xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau: - Các công việc xây dựng đã được thi công đầy đủ theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt; - Công tác nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, giai đoạn trong quá trình thi công được thực hiện đầy đủ theo quy định tại Điều 21, Điều 22 Nghị định 06/2021/NĐ-CP; - Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng; - Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật khác có liên quan. Như vậy, nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng là việc chủ đầu tư tổ chức và trực tiếp kiểm tra và đánh giá chất lượng thi công cũng như xác nhận công trình đã hoàn thành đúng yêu cầu và tiêu chuẩn. Mẫu biên bản nghiệm thu công trình nhà ở mới nhất Theo khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước. Theo khoản 3 Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 05/2006/QĐ-BXD thì ngôi nhà là công trình xây dựng có mái và kết cấu bao che, dùng để ở hoặc dùng vào mục đích khác. Như vậy, nhà ở cũng là một công trình xây dựng. Theo đó biên bản nghiệm thu công trình nhà ở cũng sẽ là biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng. Xem Mẫu biên bản nghiệm thu công trình nhà ở mới nhất tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/22/Mau-bien-ban-nghiem-thu-cong-viec-xay-dung-hoan-thanh.doc Lưu ý, theo khoản 6 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định nội dung biên bản phải bao gồm: - Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu; - Thời gian và địa điểm nghiệm thu; - Thành phần ký biên bản nghiệm thu; - Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều này và sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng; - Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có); - Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu; - Phụ lục kèm theo (nếu có). Nghiệm thu công trình nhà ở có phải được cơ quan nhà nước kiểm tra? Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định công trình xây dựng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 45 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 bao gồm: - Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia; công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp theo quy định tại Phụ lục VIII Nghị định 06/2021/NĐ-CP; - Công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công; - Công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng ngoài các công trình đã nêu trên. Như vậy, đối với nhà ở thì thông thường sẽ không bắt buộc phải được cơ quan nhà nước kiểm tra công tác nghiệm thu, tuy nhiên nếu nhà ở thuộc một trong các công trình xây dựng theo quy định trên thì phải được nhà nước kiểm tra.
MỚI: Điều kiện kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng có sẵn từ ngày 01/8/2024
Luật Kinh doanh bất động sản 2023 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 với nhiều thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh bất động sản (1) Nhà ở, công trình xây dựng có sẵn là gì? Theo khoản 4 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định, nhà ở, công trình xây dựng có sẵn là nhà ở, công trình xây dựng đã hoàn thành việc xây dựng và đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng. Như vậy, có thể hiểu nhà ở, công trình xây dựng có sẵn là những ngôi nhà, tòa nhà, căn hộ, hoặc các công trình khác đã sẵn sàng để ở hoặc sử dụng cho các mục đích khác nhau mà không cần phải xây dựng thêm (ví dụ: nhà ở riêng lẻ, biệt thự, căn hộ trong chung cư, tòa nhà cao tầng, tòa nhà văn phòng, nhà xưởng sản xuất,...) Theo đó, để nhà ở, công trình xây dựng có sẵn được đưa vào kinh doanh thì nhà ở, công trình xây dựng có sẵn đó phải đáp ứng được các điều kiện mà Luật Kinh doanh bất động sản 2023 đề ra. Luật Kinh doanh bất động sản 2023 đã bổ sung thêm một số điều kiện mới về việc kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng có sẵn nhằm siết chặt hơn các quy định liên quan đến vấn đề này. (2) Điều kiện kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng có sẵn từ ngày 01/8/2024 Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Kinh doanh bất động sản 2023, nhà ở, công trình xây dựng có sẵn đưa vào kinh doanh phải có đủ 06 điều kiện sau đây (tăng thêm 03 điều kiện so với Luật Kinh doanh bất động sản 2014): - Có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy chứng nhận khác về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong đó có ghi nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng (trừ nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng trong dự án bất động sản quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 14 Luật Kinh doanh bất động sản 2023) - Không thuộc trường hợp đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất gắn với nhà ở, công trình xây dựng hoặc tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh mà cơ quan có thẩm quyền đang thông báo, thụ lý và giải quyết. Trường hợp có tranh chấp thì đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết bằng bản án, quyết định, phán quyết đã có hiệu lực pháp luật - Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án - Không thuộc trường hợp luật cấm giao dịch - Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị đình chỉ, tạm đình chỉ giao dịch theo quy định của pháp luật - Đã được công khai thông tin theo quy định tại Điều 6 của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 Như vậy, để nhà ở, công trình xây dựng có sẵn được đưa vào kinh doanh thì bắt buộc nhà ở, công trình xây dựng có sẵn đó phải đáp ứng đủ 06 điều kiện kể trên từ ngày 01/8/2024. (3) Điều kiện kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng trong dự án bất động sản Luật Kinh doanh bất động sản 2023 đã quy định thêm về điều kiện kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng trong dự án bất động sản (trước đây chưa quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản 2014). Theo đó, khoản 2 Điều 14 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định nhà ở, công trình xây dựng trong dự án bất động sản được chủ đầu tư đưa vào kinh doanh ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 14 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 thì còn phải bảo đảm các điều kiện sau đây: - Dự án phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 - Có giấy tờ xác định nhà ở, công trình xây dựng đã được nghiệm thu đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng - Chủ đầu tư dự án đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các loại thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai - Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất Có thể thấy, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 đã đưa ra những quy định chặt chẽ hơn đối với hoạt động kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng trong dự án bất động sản, nhằm đảm bảo quyền lợi của người mua nhà, tăng cường tính minh bạch và chuyên nghiệp của thị trường. (4) Điều kiện kinh doanh phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có sẵn Đây cũng là một quy định chỉ mới xuất hiện tại Luật Kinh doanh bất động sản 2023, theo đó, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng được chủ đầu tư bán, cho thuê mua ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 thì còn phải bảo đảm các điều kiện sau đây: - Công trình xây dựng được tạo lập theo dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về xây dựng; có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đăng ký tài sản để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký quyền sở hữu tài sản cho người mua, thuê mua - Phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng được bán, cho thuê mua phải có chức năng sử dụng cụ thể và được phân định riêng với các phần diện tích khác trong công trình xây dựng theo dự án được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, phê duyệt và được thể hiện rõ trong hồ sơ thiết kế của dự án, công trình xây dựng để chủ sở hữu có thể quản lý, sử dụng độc lập đối với phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đó - Công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng trong dự án phải được thiết kế đúng, phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành áp dụng đối với loại công trình xây dựng và công năng của công trình xây dựng đó - Phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng được bán, cho thuê mua phải xác định được quyền sử dụng đất gắn liền với phần diện tích sàn xây dựng đó về hình thức, thời hạn sử dụng đất, diện tích đất sử dụng chung hoặc riêng với các chủ sở hữu công trình xây dựng khác, người sử dụng đất khác theo quy định của pháp luật về đất đai - Phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng phải được xác định rõ nghĩa vụ tài chính về đất đai gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các loại thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) đối với Nhà nước mà người bán, cho thuê mua hoặc người mua, thuê mua phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có nghĩa vụ phải nộp và được ghi trong hợp đồng mua bán, thuê mua - Công trình xây dựng phải được xây dựng trên đất có hình thức sử dụng đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Khi thực hiện việc kinh doanh phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng, chủ đầu tư đầu tư phải tuân thủ theo các điều kiện được quy định nêu trên. Trên đây là các điều kiện được đưa vào kinh doanh đối với nhà ở, công trình xây dựng có sẵn; nhà ở, công trình xây dựng trong dự án bất động sản và phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng mới nhất theo Luật Kinh doanh bất động sản 2023. Luật Kinh doanh bất động sản 2023 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/8/2024.
Người dân có được tự ý xây cầu qua sông không?
Nhiều người dân ở các vùng nông thôn gặp khó khăn trong việc đi lại vì không có cầu bắc qua sông, cản trở các hoạt động sinh hoạt, giao thương hằng ngày. Như vậy, người dân có được tự ý xây cầu để việc di chuyển được thuận tiện hơn không? Xây cầu có phải là công trình xây dựng không? Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có giải thích công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước. Theo Mục 2.5 Bảng 2 Phụ lục 2 Ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-BXD, cầu đường bộ cũng chia làm 5 cấp, từ cấp đặc biệt đến cấp IV. Trong đó, cấp IV là cầu có nhịp kết cấu lớn nhất ≤ 25m, chiều cao trụ cầu Như vậy, xây cầu bắc qua sông cũng là một công trình xây dựng. Người dân có được tự ý xây cầu qua sông không? Theo khoản 1 Điều 89 Luật xây dựng 2014, công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014. Theo đó, tại khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 có quy định các trường hợp được miễn giấy phép, trong đó có trường hợp: - Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; - Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa; Như vậy, nếu là cầu cấp IV thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; cầu cấp IV ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng thì người dân sẽ được xây dựng mà không cần giấy phép. Ngoài 2 trường hợp được miễn này, tất cả các trường hợp xây cầu khác mà không có giấy phép xây dựng đều sẽ là vi phạm pháp luật. Tự ý xây cầu sẽ bị xử lý thế nào? Theo quy định tại điểm c Khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau: Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Đồng thời, theo điểm b Khoản 7 Điều 24 Nghị định 03/2022/NĐ-CP, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi xây dựng nhà ở, cầu, kè, nơi sản xuất và các công trình kiên cố khác không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người dân sẽ không được tự ý xây cầu mà theo quy định phải được cấp giấy phép xây dựng. Nếu vẫn xây thì tuỳ tính chất, mức độ hành vi sẽ bị phạt hành chính hoặc nặng hơn là hình sự.
Công trình xây dựng khẩn cấp là gì? Nhà nước quyết định xây dựng công trình này đúng không?
Công trình xây dựng khẩn cấp thông thường là các công trình được xây dựng mới hoặc là sửa chữa các công trình cũ nhằm mục đích giải quyết các vấn đề cấp thiết của xã hội, đất nước. Vậy thì theo quy định pháp luật thì công trình xây dựng khẩn cấp là gì? 1. Công trình xây dựng khẩn cấp là gì? Luật Xây dựng cũng như các văn bản khác có liên quan không có định nghĩa thế nào là công trình xây dựng khẩn cấp. Tuy theo khoản 1 Điều 130 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có quy định về các công trình xây dựng khẩn cấp, thì có thể hiểu những công trình xây dựng sau đây được xem là công trình xây dựng khẩn cấp theo quy định pháp luật, cụ thể gồm: (1) Công trình được xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cấp có thẩm quyền; (2) Công trình được xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo phải thực hiện nhanh để kịp thời đáp ứng yêu cầu giải quyết các vấn đề bức thiết về bảo đảm an ninh năng lượng, nguồn nước, ứng phó sự cố môi trường, phát triển hệ thống công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, công trình xây dựng khẩn cấp thường sẽ là những công trình xây dựng nhằm mục đích kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại hoặc là để kịp thời giải quyết các vấn đề bức thiết về bảo đảm an ninh năng lượng, nguồn nước, ứng phó sự cố môi trường, phát triển hệ thống công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật. 2. Nhà nước quyết định xây dựng công trình khẩn cấp đúng không? Như có đề cập ở trên thì những công trình xây dựng khẩn cấp này được xây dựng quyết định của cấp có thẩm quyền (1) hoặc do Thủ tướng Chính phủ quyết định (2). Cụ thể hơn thì khoản 2 Điều 130 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 cũng có quy định: Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định việc xây dựng đối với công trình (1) thuộc phạm vi quản lý. Người được giao quản lý, thực hiện xây dựng công trình được tự quyết định toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng để tổ chức thực hiện xây dựng công trình bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Đối với công trình xây dựng khẩn cấp sử dụng vốn đầu tư công, trình tự, thủ tục quyết định đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Thủ tướng Chính phủ quyết định các cơ chế đặc thù đối với từng công trình (2) bao gồm khảo sát, thiết kế xây dựng công trình; hình thức lựa chọn nhà thầu và các cơ chế đặc thù khác theo thẩm quyền để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện đầu tư xây dựng. Người được giao quản lý, thực hiện xây dựng công trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện các cơ chế đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và triển khai các công việc liên quan khác đến quá trình đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật có liên quan. Như vậy, việc xây dựng công trình khẩn cấp sẽ do Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định theo như quy định trên. Ngoài ra, sau khi kết thúc thi công xây dựng công trình khẩn cấp, người được giao xây dựng công trình khẩn cấp phải thực hiện các công việc sau: + Kiểm tra, đánh giá lại chất lượng công trình đã được xây dựng và thực hiện bảo hành công trình; + Hoàn thiện hồ sơ hoàn thành công trình và lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật về xây dựng; + Quyết toán công trình theo quy định của pháp luật. Người được giao quản lý sử dụng công trình phải lập kế hoạch quản lý sử dụng công trình hoặc phá dỡ công trình để hoàn trả lại mặt bằng nếu công trình xây dựng khẩn cấp không phù hợp với quy hoạch xây dựng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ của bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn
Ngày 28/11/2023, Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bất động sản 29/2023/QH15, theo đó nghĩa vụ của bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn được quy định như sau: 1) Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có các nghĩa vụ sau đây: - Thanh toán đủ tiền mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng; - Nhận nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng và hồ sơ có liên quan theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng; - Thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng; phối hợp với bên bán, cho thuê, cho thuê mua thực hiện các thủ tục mua bán, thuê, thuê mua trong thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng; - Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra; - Sử dụng nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đã mua, thuê, thuê mua theo đúng công năng; thực hiện các quy định của pháp luật trong việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường, an ninh, trật tự an toàn xã hội; - Thực hiện theo quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác khi thực hiện bảo trì, cải tạo, sửa chữa, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng; - Có trách nhiệm để các bên có liên quan và người có thẩm quyền theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật thực hiện việc kiểm tra, theo dõi, bảo trì, sửa chữa, thay thế, lắp đặt đối với hệ thống trang thiết bị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần diện tích thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng; - Nghĩa vụ khác theo hợp đồng. 2) Ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này, bên mua, thuê mua phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có công năng phục vụ mục đích thương mại, dịch vụ, du lịch, lưu trú trong dự án đầu tư có các nghĩa vụ sau đây: - Đóng góp kinh phí bảo trì, phí dịch vụ quản lý vận hành công trình xây dựng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật; - Tuân thủ các quy định, quy chế về quản lý vận hành công trình xây dựng được áp dụng đối với công trình xây dựng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật; - Tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động quản lý, sử dụng, khai thác, kinh doanh công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng; - Kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật trong sở hữu, quản lý, sử dụng, khai thác, kinh doanh công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng. 3) Trường hợp mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đang cho thuê, ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, bên mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có nghĩa vụ bảo đảm quyền, lợi ích của bên thuê theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê khi thời hạn thuê còn hiệu lực. 4) Ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này, bên thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có các nghĩa vụ sau đây: - Phải sửa chữa hư hỏng của nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng do lỗi của mình gây ra; trả lại nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng cho bên cho thuê theo thỏa thuận trong hợp đồng; không được thay đổi, cải tạo, phá dỡ nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng nếu không có sự đồng ý của bên cho thuê; - Thông báo cho bên cho thuê về việc cho thuê lại một phần hoặc toàn bộ nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng; - Trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng thì phải thông báo cho bên cho thuê trước 30 ngày nếu các bên không có thỏa thuận khác. 5) Ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, bên thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng còn có nghĩa vụ không được thay đổi, cải tạo, phá dỡ nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng nếu không có sự đồng ý của bên cho thuê mua; sửa chữa hư hỏng của nhà ở, công trình xây dựng do lỗi của mình gây ra trong thời hạn thuê mua; thông báo cho bên cho thuê mua về việc cho thuê lại một phần hoặc toàn bộ nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng; thông báo cho bên cho thuê mua về việc chuyển nhượng hợp đồng thuê mua công trình xây dựng. Luật Kinh doanh bất động sản 29/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Quyền của bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn
Ngày 28/11/2023, Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bất động sản 29/2023/QH15, theo đó Quyền của bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn được quy định như sau: 1) Bên mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có các quyền sau đây: - Yêu cầu bên bán, cho thuê mua hoàn thành các thủ tục mua bán nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng; - Yêu cầu bên bán, cho thuê mua giao nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo đúng thời hạn, chất lượng và các điều kiện khác đã thỏa thuận trong hợp đồng; giao giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai và hồ sơ có liên quan theo thỏa thuận trong hợp đồng; - Yêu cầu bên bán, cho thuê mua bảo hành nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật; - Yêu cầu bên bán, cho thuê mua bồi thường thiệt hại do việc giao nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không đúng thời hạn, chất lượng và các cam kết khác trong hợp đồng; - Quyền khác theo hợp đồng. 2) Ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, bên thuê mua còn có các quyền sau đây: - Cho thuê lại một phần hoặc toàn bộ nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng; được chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà ở, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 49 của Luật này; - Yêu cầu bên cho thuê mua sửa chữa hư hỏng nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng trong thời hạn thuê mua mà không phải do lỗi của mình gây ra; - Yêu cầu bên cho thuê mua bồi thường thiệt hại do lỗi của bên cho thuê mua gây ra; - Có quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng kể từ thời điểm đã thanh toán đủ tiền cho bên cho thuê mua. 3) Bên thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có các quyền sau đây: - Yêu cầu bên cho thuê giao nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo thỏa thuận trong hợp đồng; - Yêu cầu bên cho thuê cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng; - Được cho thuê lại một phần hoặc toàn bộ nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng nếu có thỏa thuận trong hợp đồng hoặc được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản; - Được tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận với bên cho thuê trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu; - Yêu cầu bên cho thuê sửa chữa hư hỏng của nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng trong trường hợp nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không phải do lỗi của mình gây ra; - Yêu cầu bên cho thuê bồi thường thiệt hại do lỗi của bên cho thuê gây ra; - Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng khi bên cho thuê có một trong các hành vi: không sửa chữa nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không bảo đảm an toàn để sử dụng hoặc gây thiệt hại cho bên thuê; tăng giá thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không theo thỏa thuận trong hợp đồng; quyền sử dụng nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng bị hạn chế do lợi ích của bên thứ ba; - Quyền khác theo hợp đồng. Luật Kinh doanh bất động sản 29/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Luật Kinh doanh bất động sản 2023: Điều kiện của nhà ở có sẵn đưa vào kinh doanh
Ngày 28/11/2023, Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, theo đó điều kiện của nhà ở, công trình xây dựng có sẵn đưa vào kinh doanh như sau: 1) Nhà ở, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau đây: - Có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy chứng nhận khác về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai trong đó có ghi nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, trừ nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng trong dự án bất động sản quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này; - Không thuộc trường hợp đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất gắn với nhà ở, công trình xây dựng, tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh đang được cơ quan có thẩm quyền thông báo, thụ lý và giải quyết; trường hợp có tranh chấp thì đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết bằng bản án, quyết định, phán quyết đã có hiệu lực pháp luật; - Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; - Không thuộc trường hợp luật cấm giao dịch; - Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị đình chỉ, tạm đình chỉ giao dịch theo quy định của pháp luật; - Đã được công khai thông tin theo quy định tại Điều 6 của Luật này. 2) Nhà ở, công trình xây dựng trong dự án bất động sản được chủ đầu tư đưa vào kinh doanh ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này thì còn phải bảo đảm các điều kiện sau đây: - Dự án phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 11 của Luật này; - Có giấy tờ xác định nhà ở, công trình xây dựng đã được nghiệm thu đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng; - Chủ đầu tư dự án đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các loại thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với đất gắn với nhà ở, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh; - Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với đất gắn với nhà ở, công trình xây dựng. 3) Phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng được chủ đầu tư bán, cho thuê mua ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì còn phải bảo đảm các điều kiện sau đây: - Công trình xây dựng được tạo lập theo dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về xây dựng; có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đăng ký tài sản để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký quyền sở hữu tài sản cho người mua, thuê mua; - Phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng được bán, cho thuê mua phải có chức năng sử dụng cụ thể và được phân định riêng với các phần diện tích khác trong công trình xây dựng theo dự án được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, phê duyệt và được thể hiện rõ trong hồ sơ thiết kế của dự án, công trình xây dựng để chủ sở hữu có thể quản lý, sử dụng độc lập đối với phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đó; - Công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng trong dự án phải được thiết kế đúng, phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành áp dụng đối với loại công trình xây dựng và công năng của công trình xây dựng đó; - Phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng được bán, cho thuê mua phải xác định được quyền sử dụng đất gắn liền với phần diện tích sàn xây dựng đó về hình thức, thời hạn sử dụng đất, diện tích đất sử dụng chung hoặc riêng với các chủ sở hữu công trình xây dựng khác, người sử dụng đất khác theo quy định của pháp luật về đất đai; - Phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng phải được xác định rõ nghĩa vụ tài chính về đất đai gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các loại thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) đối với Nhà nước mà người bán, cho thuê mua hoặc người mua, thuê mua phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có nghĩa vụ phải nộp và được ghi trong hợp đồng mua bán, thuê mua; - Công trình xây dựng phải được xây dựng trên đất có hình thức sử dụng đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 có hiệu lực từ 01/01/2025.
Để vật tư thi công ngoài phạm vi công trình xây dựng gây cản trở giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?
Để vật tư thi công ngoài phạm vi công trình xây dựng gây cản trở giao thông bị phạt bao nhiêu tiền? Cảnh sát giao thông có quyền phạt hành chính đối với hành vi trên? Để vật tư thi công ngoài phạm vi công trình xây dựng gây cản trở giao thông có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền? Hành vi để vật tư, máy móc thi công ngoài phạm vi công trình xây dựng gây cản trở giao thông được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ không thực hiện theo đúng các quy định trong Giấy phép thi công hoặc trong văn bản thỏa thuận thi công của cơ quan có thẩm quyền, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, điểm a khoản 4, khoản 5 Điều này; - Không bố trí người hướng dẫn, điều khiển giao thông khi thi công ở chỗ đường hẹp hoặc ở hai đầu cầu, cống, đường ngầm đang thi công theo đúng quy định; - Để vật liệu, đất đá, phương tiện thi công ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông; - Không thu dọn ngay các biển báo hiệu, rào chắn, phương tiện, vật dụng thi công, các vật liệu khác hoặc không hoàn trả phần đường (gồm lòng đường, lề đường, hè phố), phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ, hành lang an toàn đường bộ theo nguyên trạng khi thi công xong. Như vậy, hành vi để vật tư, máy móc thi công ngoài phạm vi công trình xây dựng gây cản trở giao thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi. Cảnh sát giao thông có quyền phạt hành chính đối với hành vi để vật tư thi công ngoài phạm vi công trình xây dựng gây cản trở giao thông hay không? Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cảnh sát giao thông được quy định tại khoản 2 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau: Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau: - Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11; - Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 (trừ điểm a khoản 5), khoản 6 (trừ điểm đ khoản 6), khoản 7, điểm a khoản 8 Điều 12; - Khoản 1; điểm b, điểm c, điểm d khoản 2; điểm b khoản 3; điểm a khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5 Điều 13; - Khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 4, khoản 4a[144], khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, điểm a khoản 9 Điều 15; - Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27; - Khoản 1; khoản 2; điểm a khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm p, điểm q khoản 4; khoản 5; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 6; điểm a, điểm b, điểm c, điểm h, điểm i khoản 7 Điều 28; - Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35 (trừ điểm b, điểm c khoản 2; điểm a khoản 3; điểm b khoản 4; khoản 5 Điều 35), Điều 36; - Điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 1; điểm a khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c khoản 3; điểm d khoản 4; khoản 8 Điều 37; - Điểm b, điểm c khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 40; - Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46, Điều 47; - Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 48; - Điều 49, Điều 50; - Khoản 1; khoản 2; khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c khoản 4 Điều 51; - Điều 52; khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 53; - Điểm a, điểm c khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 54; - Điều 56, Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 61, Điều 62, Điều 63, Điều 64, Điều 65, Điều 66; - Khoản 2 Điều 67; - Điểm a, điểm b khoản 1; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e khoản 3 Điều 71; - Điều 72, Điều 73. Theo đó, cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân để vật tư, máy móc thi công ngoài phạm vi công trình xây dựng gây cản trở giao thông. Tóm tai, hành vi để vật tư, máy móc thi công ngoài phạm vi công trình xây dựng gây cản trở giao thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi.
05 trường hợp công nhân xây dựng không được hoàn tiền bảo hiểm
Đây là nội dung tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP cho Chính phủ ban hành ngày 06/9/2023 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. 1. Đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc thi công trên công trường Căn cứ Điều 48 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định đối tượng bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng bao gồm: - Đối tượng bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định của pháp luật. - Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ. 2. Các trường hợp bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm - Phạm vi bảo hiểm: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người lao động: + NLĐ bị thương tật. + NLĐ chết do tai nạn lao động. + Bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường. Trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 48 Nghị định 67/2023/NĐ-CP. - Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau: + Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h và điểm i khoản 2 Điều 34 Nghị định 67/2023/NĐ-CP. + Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng. + Tổn thất phát sinh do mâu thuẫn của chính người lao động với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc thi công trên công trường. + Tổn thất phát sinh do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân. + Tổn thất phát sinh do người lao động sử dụng chất gây nghiện, ma túy trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp thuốc được kê để điều trị theo chỉ định của bác sĩ được cấp phép). + Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm (trừ trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ). 3. Thời hạn bảo hiểm bắt buộc của công nhân xây dựng Căn cứ Điều 50 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định rõ thời hạn bảo hiểm được quy định như sau: - Thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định của pháp luật. - Việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động thi công trên công trường căn cứ vào hợp đồng lao động và văn bản xác nhận của nhà thầu thi công xây dựng về thời gian người lao động làm việc thực tế trên công trường. 4. Mức phí bảo hiểm của bảo hiểm bắt buộc lĩnh vực xây dựng Theo Điều 51 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định mức phí đóng bảo hiểm bắt buộc lĩnh vực xây dựng đối với công nhân xây dựng như sau: - Mức phí bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP. - Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm. Trường hợp trong năm tài chính trước liền kề, đối tượng bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến số tiền chi bồi thường bảo hiểm gốc lớn hơn doanh thu phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường. Trên cơ sở số liệu có xác nhận của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm và xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, khi tái tục hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm. - Trường hợp có sự thay đổi về số lượng lao động, thay đổi công việc của người lao động thực hiện theo hướng dẫn sau: + Trước ngày 15 của tháng kế tiếp tháng có sự thay đổi, nhà thầu thi công xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm việc thay đổi nêu trên kèm theo danh sách người lao động phát sinh tăng hoặc giảm (đối với trường hợp thay đổi về số lượng lao động), danh sách công việc của người lao động thay đổi (đối với trường hợp thay đổi công việc của người lao động). + Trường hợp phát sinh tăng số lượng lao động, thay đổi công việc của người lao động làm tăng rủi ro được bảo hiểm, nhà thầu thi công xây dựng phải nộp phần phí bảo hiểm tăng thêm trước ngày 15 của tháng kế tiếp tháng thông báo. + Trường hợp phát sinh giảm số lượng lao động, thay đổi công việc của người lao động làm giảm rủi ro được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho nhà thầu thi công xây dựng phần phí bảo hiểm giảm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã thanh toán thừa trước ngày 15 của tháng kế tiếp tháng thông báo. Với điều kiện đến thời điểm đó hợp đồng bảo hiểm chưa phát sinh khiếu nại hoặc đã phát sinh khiếu nại nhưng không được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm. + Nếu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo theo quy định tại điểm a khoản này và thanh toán phí bảo hiểm theo quy định tại điểm b khoản này, hợp đồng bảo hiểm tự động có hiệu lực đối với danh sách người lao động phát sinh tăng hoặc chấm dứt hiệu lực đối với danh sách người lao động phát sinh giảm. Hợp đồng bảo hiểm tự động có hiệu lực đối với công việc được thay đổi của người lao động kể từ ngày phát sinh sự thay đổi thực tế theo đề nghị của người được bảo hiểm. Xem thêm Nghị định 67/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 06/9/2023.
Xử phạt vi phạm đối với công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng
Xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng có bị xử phạt và buộc phá dỡ? Có cách nào để xin giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng để không phải bị buộc phá dỡ hay không? Xử phạt vi phạm khi xây dựng không có giấy phép xây dựng Căn cứ Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP đối với hành vi xây dựng không có giấy phép xây dựng sẽ bị xem xét xử phạt như sau: - Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ - Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác - Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng - Đồng thời công trình xây dựng sẽ bị buộc phải phá dỡ. Tuy nhiên, đối với các công trình đang thi công mà không có giấy phép xây dựng sau khi bị xử phạt vẫn sẽ được xem xét cấp giấy phép xây dựng. Cấp giấy phép xây dựng sau khi bị xử phạt vi phạm vi phạm về hành vi không có giấy phép xây dựng Căn cứ Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xem xét cấp giấy phép xây dựng sau khi bị xử phạt như sau: - Người có thẩm quyền có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình. Trong thời hạn 90 ngày đối với dự án đầu tư xây dựng, 30 ngày đối với nhà ở riêng lẻ kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh và có giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh. - Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về cấp giấy phép, về thẩm định và bổ sung thêm hồ sơ chứng minh đã hoàn thành việc nộp phạt vi phạm hành chính. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh theo quy định của pháp luật. - Hết thời hạn quy định tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình giấy phép xây dựng được cấp hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định thì người có thẩm quyền xử phạt ra văn bản thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm tự phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. - Trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày gửi văn bản thông báo (tính theo dấu bưu điện) hoặc từ ngày có biên bản bàn giao thông báo, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm có trách nhiệm thực hiện biện pháp buộc tự phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. - Trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm xuất trình giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm tổ chức kiểm tra hiện trạng công trình xây dựng, lập biên bản ghi nhận sự phù hợp của hiện trạng công trình với giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định. - Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm chỉ được tiếp tục thi công xây dựng nếu biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình xác nhận hiện trạng công trình phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp, giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định. Trường hợp hiện trạng công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định thì trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm buộc phá dỡ công trình, phần công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định. =>> Như vậy đối với trường hợp xây dựng mà không có giấy phép xây dựng sẽ bị nhà nước xem xét xử phạt vi phạm hành chính và buộc phải phá dỡ công trình đã xây dựng. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ tạo điều kiện cho người dân được cấp giấy phép xây dựng mà không cần phải phá dỡ công trình.
Công trình xây dựng không có giấy phép nhưng đã xây dựng xong thì bị xử phạt thế nào?
Không ít các trường hợp dự án đầu tư bắt buộc phải có giấy phép xây dựng nhưng lại không xin cấp giấy phép để thực hiện. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến độ an toàn xây dựng và kế hoạch của địa phương. Vậy trong trường hợp công trình xây dựng không có giấy phép nhưng đã xây dựng xong thì bị xử phạt thế nào? nếu đủ điều kiện cấp phép xây dựng có được thực hiện cấp hay không? 1. Công trình xây dựng là gì? Theo khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi bởi Luật Xây dựng 2020) có giải thích công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước. 2. Những công trình nào phải xin giấy phép xây dựng? Căn cứ Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi bởi Luật Xây dựng 2020) quy định về cấp giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 như sau: - Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm: + Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp; + Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, VKSNDTC, TANDTC, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng. + Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 Luật Xây dựng 2014. + Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường. + Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ. + Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. + Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này; + Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. + Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa. + Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý. - Giấy phép xây dựng gồm: + Giấy phép xây dựng mới. + Giấy phép sửa chữa, cải tạo. + Giấy phép di dời công trình. + Giấy phép xây dựng có thời hạn. 3. Mức phạt tiền đối với hành vi xây dựng công trình không xin giấy phép Căn cứ khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định mức phạt vi phạm quy định về trật tự xây dựng đối với tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau: - Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ; - Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác; - Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Ngoài ra, buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. 4. Có được cấp giấy phép nếu công trình đã xây xong? Cụ thể, đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP mà đang thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP. Thuộc trường hợp đủ điều kiện cấp phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng mà đang thi công thì xử lý như sau: Người có thẩm quyền có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình. Trong thời hạn 90 ngày đối với dự án đầu tư xây dựng, 30 ngày đối với nhà ở riêng lẻ kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh và có giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về cấp giấy phép, về thẩm định và bổ sung thêm hồ sơ chứng minh đã hoàn thành việc nộp phạt vi phạm hành chính. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh theo quy định của pháp luật. Như vậy, trường hợp công trình xây dựng không thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng mà đã xây dựng xong nhưng không có giấy phép thì bị phạt từ 60 triệu đồng đến 140 triệu đồng. Bên cạnh đó còn có thể phá dỡ nếu có vi phạm, dù vậy công trình sẽ tiếp tục được giữ lại nếu thuộc trường hợp không vi phạm kỹ thuật.
Lời đầu tiên, mình xin cảm ơn sự tư vấn nhiệt tình của Thư viện pháp luật thời gian qua. Mình có vấn đề cần sự giúp đỡ như sau: Đối với công trình xây dựng không phải là nhà ở mà nằm trên đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác nhưng công trình đó đã được cấp Giấy phép xây dựng thì có được thực hiện hoàn công công trình xây dựng hay không. Kính mong nhận được sự phản hồi từ các chuyên gia. Trân trọng cảm ơn./.
Thay đổi diện tích xây dựng mà không điều chỉnh giấy phép xây dựng xử lý thế nào?
Công trình xây dựng thường là những hạng mục xây dựng lớn cần phải xin phép cơ quan có thẩm quyền về việc xây dựng. Vậy trong quá trình xây dựng mà nhà đầu tư có sự thay đổi về diện tích mà không điều chỉnh giấy phép xây dựng thì có bị phạt? 1. Có mấy loại giấy phép xây dựng? Cụ thể tại Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi bởi Luật Xây dựng 2020) quy định chung về cấp giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư, trừ trường hợp được miễn. - Giấy phép xây dựng gồm: + Giấy phép xây dựng mới; + Giấy phép sửa chữa, cải tạo; + Giấy phép di dời công trình; + Giấy phép xây dựng có thời hạn. - Công trình được cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn khi đã có thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của từng giai đoạn được thẩm định và phê duyệt. - Đối với dự án đầu tư xây dựng có nhiều công trình, giấy phép xây dựng được cấp cho một, một số hoặc tất cả các công trình thuộc dự án khi các công trình có yêu cầu thi công đồng thời, bảo đảm các yêu cầu về điều kiện, thời hạn cấp giấy phép xây dựng và yêu cầu đồng bộ của dự án. 2. Trường hợp nào nhà đầu tư phải điều chỉnh giấy phép xây dựng? Nhà đầu tư phải thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng của mình nếu có sự thay đổi về tính chất và thể trạng so với ban đầu theo Điều 98 Luật Xây dựng 2014. - Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng: + Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc; + Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính; + Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường. - Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm: + Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng; + Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp; + Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng; + Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường. 3. Nhà đầu tư không thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng bị xử lý ra sao? Căn cứ Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định trường hợp nhà đầu tư là tổ chức mà có hành vi vi phạm quy định về việc không thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng khi có điều chỉnh như sau: - Mức phạt không thực hiện thủ tục để điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng: + Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ. + Phạt tiền từ 25 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác. + Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. - Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn như sau: + Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ. + Phạt tiền từ 25 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác. + Phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 90 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Lưu ý: Trường hợp nhà đầu tư là cá nhân thì mức xử phạt bằng 1/2 so với tổ chức. - Ngoài ra, nhà đầu tư vi phạm còn bị áp dụng xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính Đồng thời phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: - Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép xây dựng hoặc buộc công khai giấy phép xây dựng hoặc buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. Trường hợp xây dựng không đúng giấy phép xây dựng được cấp nhưng không thuộc trường hợp phải điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng 2014 thì không bị coi là hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp. Như vậy, trường hợp công trình xây dựng có thay đổi diện tích so với tình trạng ban đầu thì nhà đầu tư bắt buộc phải thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng. Trường hợp không thực hiện điều chỉnh nhà đầu tư có thể bị phạt đến 80 triệu đồng.
Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng yêu cầu những gì?
Nghiệm thu công trình xây dựng là bước gần như hoàn tất công đoạn xây dựng và chuẩn bị bàn giao. Thì biên bản nghiệm thu công trình lại quan trọng không kém khi đây là biên bản xác nhận về chất lượng của công trình sau hoàn thành. Vậy biên bản nghiệm thu công trình xây dựng yêu cầu những nội dung gì? 1. Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng là gì? Nghiệm thu công trình xây dựng được hiểu đơn giản là quá trình kiểm tra, thu nhận, kiểm định thi công công trình sau khi hoàn tất xây dựng hay ngắn gọn hơn là quy trình nhằm kiểm tra chất lượng thi công trước khi công trình được đưa vào sử dụng. Đi cùng với đó, biên bản nghiệm thu công trình xây dựng là biên bản dùng để thẩm định, thu nhận hoặc xác nhận đã kiểm tra chất lượng công trình hoặc các hạng mục thi công lắp đặt tại công trình/dự án xây dựng. 2. Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm những gì? Căn cứ khoản 6 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung: - Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu. - Thời gian và địa điểm nghiệm thu. - Thành phần ký biên bản nghiệm thu. - Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP và sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng. - Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có). - Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu. - Phụ lục kèm theo (nếu có). 3. Thành phần ký biên bản nghiệm thu gồm những ai? Theo khoản 7 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP có quy định thành phần ký biên bản nghiệm thu gồm những đối tượng sau: - Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền; - Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng; - Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của từng thành viên trong liên danh; - Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư; - Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Như vậy, nhà đầu tư chuẩn bị biên bản nghiệm thu công trình xây dựng trong đó bao gồm các nội dung như tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu, thời gian và địa điểm nghiệm thu, thành phần ký biên bản nghiệm thu, đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu, kết luận nghiệm thu, chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu.
Cách xử lý công trình xây dựng sai phép, một phần xây dựng trên đất nông nghiệp
Nội dung cần tư vấn như sau: Ông A được UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 110m2 (trong đó 100m2 đất ở, 10m2 đất trồng cây lâu năm). Năm 2010 ông A được UBND cấp huyện cấp giấy phép xây dựng với diện tích xây dựng 50m2, tổng diện tích sàn 50m2, số tầng 01 tầng. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng ông A đã xây dựng tầng 1 với diện tích xây dựng 110m2 (trong đó 100m2 đất ở, 10m2 đất trồng cây lâu năm), tầng 2 xây dựng 80m2 (trên phần diện tích đất ở). Ông A đã xây dựng xong và hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2010. Công trình nhà ở gia đình của ông A tồn tại từ 2010 đến năm 2023 mới bị phát hiện. Vậy cần tư vấn các vấn đề như sau: 1. Công trình của ông A có bị xử lý hay không. 2. Có được phép tồn tại hay không. Nếu không thì phải tháo dỡ phần nào, hoặc xử lý ra sao 3. Nếu nhà ông A bị thi hành án kê biên và bán cho ông B. Vậy lúc đó công trình có được phép tồn tại hay không. RẤT MONG NHẬN ĐƯỢC PHẢN HỒI PHÚC ĐÁP. CẢM ƠN
Xử phạt vi phạm hành chính về nghiệm thu, thanh toán khối lượng công trình xây dựng 2023
Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, nhà thầu, chủ đầu tư (trong trường hợp tự thực hiện), tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động xây dựng mà không phải là người quyết định đầu tư, người quản lý, sử dụng công trình có hành vi vi phạm quy định về nghiệm thu, thanh toán khối lượng công trình xây dựng thì bị xử phạt vi phạm hành chính như sau: “Điều 36. Vi phạm quy định về nghiệm thu, thanh toán khối lượng công trình xây dựng 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kéo dài thời gian hoàn thiện hồ sơ, tài liệu phục vụ cho công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình theo quy định. 2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Nghiệm thu khối lượng, công việc chưa thực hiện hoặc nghiệm thu khối lượng, công việc nhiều hơn công việc thực tế thi công; b) Nghiệm thu không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc không theo yêu cầu của thiết kế công trình; c) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng khi chưa có văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật khác có liên quan. 3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức bàn giao công trình cho chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu theo quy định. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc hủy bỏ kết quả nghiệm thu với hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này và thu hồi giá trị đã thanh toán vượt về tài khoản của chủ đầu tư với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; b) Buộc có văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này; c) Buộc nghiệm thu theo quy định với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.” Như vậy, nhà thầu, nhà đầu tư (trong trường hợp tự thực hiện) là tổ chức thì chịu mức phạt nêu trên, đối với trường hợp là cá nhân có cùng hành vi phạm thì mức phạt bằng ½ mức phạt của tổ chức (căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).
Thời hạn báo cáo sự cố công trình xây dựng là khi nào?
Khi xảy ra sự cố công trình xây dựng thì chủ đầu tư phải báo cáo sự cố trong thời hạn bao lâu kể từ ngày xảy ra sự cố? Sự cố công trình là gì? Theo khoản 34 Điều 3 Luật Xây dựng 2014, sự cố công trình xây dựng được định nghĩa là những hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép, khiến công trình hoặc kết cấu phụ trợ có nguy cơ sập đổ, đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ trong quá trình thi công hoặc sử dụng. Sự cố công trình có những cấp độ nào? Căn cứ Điều 43 Nghị định 06/2021/NĐ-CP sự cố công trình xây dựng được chia thành ba cấp theo mức độ hư hại công trình hoặc thiệt hại về người, bao gồm sự cố cấp I, cấp II và cấp III cụ thể như sau: Sự cố cấp I bao gồm: - Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 6 người trở lên; - Sự cố gây sập đổ công trình; sập đổ một phần công trình hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập đổ toàn bộ công trình cấp I trở lên. Sự cố cấp II bao gồm: - Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 1 đến 5 người; - Sự cố gây sập đổ công trình; sập đổ một phần công trình hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập đổ toàn bộ công trình cấp II, cấp III. Sự cố cấp III bao gồm: - Các sự cố còn lại ngoài các sự cố công trình xây dựng vừa nêu trên. Thời hạn báo cáo sự cố công trình xây dựng là khi nào? Căn cứ Điều 44 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về thời hạn báo cáo sự cố công trình xây dựng như sau: (1) Ngay sau khi xảy ra sự cố, bằng biện pháp nhanh nhất chủ đầu tư phải thông báo về sự cố bao gồm thông tin về tên và vị trí xây dựng công trình, sơ bộ về sự cố và thiệt hại (nếu có) cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố và cơ quan cấp trên của mình (nếu có). Ngay sau khi nhận được thông tin, Ủy ban nhân dân cấp xã phải báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về sự cố. (2) Trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư báo cáo về sự cố bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố. Đối với tất cả các sự cố có thiệt hại về người thì chủ đầu tư gửi báo cáo cho Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Báo cáo bao gồm các nội dung chủ yếu sau: - Tên công trình, vị trí xây dựng, quy mô công trình; - Tên các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; - Mô tả về sự cố, tình trạng công trình xây dựng khi xảy ra sự cố, thời điểm xảy ra sự cố; - Thiệt hại về người và tài sản (nếu có). (3) Đối với các sự cố công trình đi qua địa bàn 02 tỉnh trở lên, sau khi nhận được báo cáo bằng văn bản hoặc nhận được thông tin về sự cố, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm gửi báo cáo sự cố cho Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành. (4) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được quyền yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp thông tin về sự cố. (5) Trường hợp sự cố công trình xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện theo (1), (2), (3). Như vậy ngay sau khi xảy ra sự cố chủ đầu tư phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố và cơ quan cấp trên của mình (nếu có). Trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư báo cáo về sự cố bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố. Đối với tất cả các sự cố có thiệt hại về người thì chủ đầu tư gửi báo cáo cho Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan
Cơ quan nhà nước có phải kiểm tra nghiệm thu công trình trước khi đưa vào sử dụng
Tình huống phát sinh là công trình xây dựng đã được chủ đầu tư nghiệm thu xong, đáp ứng yêu cầu về xây dựng. Vậy chủ đầu tư đã có thể sử dụng ngay chưa hay cần cơ quan chuyên môn về xây dựng của nhà nước kiểm tra lại? Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng Liên quan vấn đề này, tại Khoản 1 Điều 24 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2023 do Bộ Xây dựng ban hành có liệt kê các trường hợp công trình xây dựng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình như sau: - Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia; công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp theo quy định tại Phụ lục VIII Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2023; - Công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công; - Công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng ngoài các công trình đã nêu tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 24 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2023. Do đó, cần xác định công trình có thuộc một trong ba trường hợp trên hay không? Nếu thuộc thì sau khi chủ đầu tư nghiệm thu đưa vào sử dụng, chủ đầu tư cần thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành kiểm tra. Thẩm quyền kiểm tra được nêu tại Khoản 2 Điều 24 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2023 như sau: - Hội đồng theo quy định tại Điều 25 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2023 thực hiện kiểm tra đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2023; - Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2023 bao gồm: công trình do Thủ tướng Chính phủ giao, công trình cấp đặc biệt, công trình cấp I, công trình nằm trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên; trừ các công trình theo quy định; - Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra công trình thuộc dự án được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư, trừ các công trình quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2023; - Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra các loại công trình xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2023, trừ các công trình quy định tại điểm a, điểm b Khoản 2 Điều 24 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2023; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền thực hiện kiểm tra đối với các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh; - Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình, hạng mục công trình có loại và cấp khác nhau thì cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện kiểm tra là cơ quan có trách nhiệm thực hiện kiểm tra đối với công trình, hạng mục công trình chính có cấp cao nhất của dự án đầu tư xây dựng công trình. Chủ đầu tư căn cứ các trường hợp thẩm quyền nêu trên, xác định chính xác chủ thể để thông báo thực hiện kiểm tra nếu thuộc diện thực hiện. Thủ tục bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng Đối với nội dung này, tại Điều 27 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2023 có hướng dẫn các nguyên tắc như sau: - Việc bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 124 Văn bản hợp nhất 02/VBHN-VPQH năm 2020 do Văn phòng Quốc hội ban hành; - Căn cứ vào điều kiện cụ thể, công trình, từng phần công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành và được nghiệm thu theo quy định được bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc đơn vị khai thác, sử dụng. Trường hợp bàn giao công trình, hạng mục công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, trước khi bàn giao phải hoàn thành xây dựng các công trình thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình khác (nếu có) trong dự án theo kế hoạch xây dựng nêu tại báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của dự án hoặc dự án thành phần đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định. - Chủ đầu tư tổ chức lập 01 bộ hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình theo quy định tại Phụ lục IX Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2023, bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình khi tổ chức bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ này trong suốt quá trình khai thác, sử dụng. - Trường hợp đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng từng phần thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình, lập và bàn giao hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình đối với phần công trình được đưa vào sử dụng. Theo đó, khi thực hiện các yêu cầu trên, chủ đầu tư phối hợp thực hiện bàn giao, lập hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình cho thời gian sau khi bàn giao.
Quy định về nghĩa vụ của bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn
Nghĩa vụ của bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn được quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 01/08/2024. 1. Nhà ở, công trình xây dựng có sẵn Theo khoản 4 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2023, nhà ở, công trình xây dựng có sẵn là nhà ở, công trình xây dựng đã hoàn thành việc xây dựng và đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng. 2. Nghĩa vụ của bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn Theo Điều 19 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định về nghĩa vụ của bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn sau đây: (1) Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có các nghĩa vụ sau đây: - Thông báo cho bên mua, thuê, thuê mua các hạn chế về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng (nếu có); - Bảo quản nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đã bán, cho thuê, cho thuê mua trong thời gian chưa bàn giao cho bên mua, thuê, thuê mua; - Thực hiện các thủ tục mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng; thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký kết; tạo điều kiện cho bên mua, thuê mua chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng; - Giao nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng cho bên mua, thuê, thuê mua theo đúng thời hạn, chất lượng và điều kiện khác đã thỏa thuận trong hợp đồng; - Làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai; giao giấy chứng nhận và hồ sơ có liên quan theo thỏa thuận trong hợp đồng cho bên mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng; - Bên cho thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng bảo đảm cho bên thuê sử dụng ổn định trong thời hạn thuê; bảo trì, sửa chữa theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận; nếu bên cho thuê không bảo trì, sửa chữa mà gây thiệt hại cho bên thuê thì phải bồi thường; - Bên cho thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bên thuê thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng. Trường hợp bên thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng thì bên cho thuê được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhưng phải thông báo cho bên thuê trước 30 ngày nếu các bên không có thỏa thuận khác; - Bảo hành nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật; - Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra; - Thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật; - Đáp ứng đầy đủ điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản quy định tại Điều 9 và tuân thủ hình thức, phạm vi kinh doanh bất động sản quy định tại Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản 2023; - Thực hiện giao kết hợp đồng mua bán, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo quy định về hợp đồng mẫu và các quy định liên quan về hợp đồng trong kinh doanh bất động sản theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản 2023; - Bảo đảm có quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp đối với nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng được bán, cho thuê, cho thuê mua; - Thực hiện công khai thông tin theo quy định tại Điều 6 Luật Kinh doanh bất động sản 2023; chịu trách nhiệm đối với thông tin về nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng, dự án bất động sản do mình cung cấp; - Trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, thuế liên quan đến nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đưa vào kinh doanh thì phải thi hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trước khi ký kết các hợp đồng mua bán, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng; - Nghĩa vụ khác theo hợp đồng. (2). Chủ đầu tư dự án khi ký hợp đồng để bán, cho thuê mua căn hộ chung cư, công trình xây dựng hoặc phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có công năng phục vụ mục đích văn phòng, thương mại, dịch vụ, du lịch, lưu trú và công trình xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp tại dự án bất động sản cho nhiều khách hàng thì phải xác định rõ trong hợp đồng các nội dung sau đây liên quan đến công trình xây dựng theo dự án đầu tư được phê duyệt: - Phần sở hữu chung, sở hữu riêng của các chủ sở hữu trong dự án, công trình xây dựng; - Việc bố trí chỗ để xe trong dự án, công trình xây dựng; - Phương án về tổ chức quản lý vận hành công trình xây dựng; - Việc thu, quản lý, sử dụng các loại kinh phí bảo trì, phí dịch vụ quản lý vận hành công trình xây dựng; - Nghĩa vụ tài chính về đất đai và nghĩa vụ tài chính khác của dự án, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo quy định của pháp luật đối với bên mua, thuê mua; - Nghĩa vụ khác theo hợp đồng. Tóm lại, bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ theo quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản 2023.
Khi sập cầu thì ai là người chịu trách nhiệm?
Khi sập cầu nhưng không phải lỗi do người tham gia giao thông vi phạm nguyên tắc tham gia giao thông đường bộ hay điều kiện khách quan khác mà do kết cấu của cầu thì ai là người chịu trách nhiệm? Cầu có phải là công trình xây dựng không? Theo khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có giải thích công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước. Theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP phân loại công trình xây dựng theo công năng sử dụng thì có: - Công trình sử dụng cho mục đích dân dụng (công trình dân dụng) - Công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp (công trình công nghiệp). - Công trình cung cấp các cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật (công trình hạ tầng kỹ thuật). - Công trình phục vụ giao thông vận tải (công trình giao thông). - Công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn). Trong đó, công trình cầu: Cầu đường bộ, cầu bộ hành (không bao gồm cầu treo dân sinh); cầu đường sắt; cầu phao; cầu treo dân sinh là công trình phục vụ giao thông vận tải. Như vậy, cầu cũng là một công trình xây dựng. Khi sập cầu thì ai là người chịu trách nhiệm? Theo Điều 45 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định giải quyết sự cố công trình xây dựng như sau: - Khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra; tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện báo cáo theo quy định tại Điều 44 Nghị định 06/2021/NĐ-CP. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, hỗ trợ các bên có liên quan tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện các công việc cần thiết khác trong quá trình giải quyết sự cố. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì giải quyết sự cố công trình xây dựng và thực hiện các công việc sau: + Xem xét, quyết định dừng, tạm dừng thi công hoặc khai thác sử dụng đối với hạng mục công trình, một phần hoặc toàn bộ công trình tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố; + Xem xét, quyết định việc phá dỡ, thu dọn hiện trường sự cố trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu sau: Đảm bảo an toàn cho người, tài sản, công trình và các công trình lân cận. Hiện trường sự cố phải được các bên liên quan chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố trước khi phá dỡ, thu dọn; + Thông báo kết quả giám định nguyên nhân sự cố cho chủ đầu tư, các chủ thể khác có liên quan; các yêu cầu đối với chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc các bên có liên quan phải thực hiện để khắc phục sự cố; + Xử lý trách nhiệm của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật; + Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì giải quyết đối với sự cố công trình xây dựng cấp II, cấp III trên địa bàn. - Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng trong quá trình thi công xây dựng hoặc chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình trong quá trình khai thác, sử dụng có trách nhiệm khắc phục sự cố theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi khắc phục sự cố, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc tiếp tục thi công hoặc đưa công trình vào sử dụng. - Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố. - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về báo cáo và giải quyết sự cố đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh. Như vậy, khi cầu sập thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, khắc phục sự cố. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, hỗ trợ các bên có liên quan tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ. Bên nào gây ra thiệt hại thì bên đó phải bồi thường. Nhà thầu vi phạm quy định về xây dựng để sập cầu thì chịu trách nhiệm hình sự thế nào? Theo Điều 298 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 100 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng như sau: - Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, giám sát, nghiệm thu công trình hoặc lĩnh vực khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 224 và Điều 281 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: + Làm chết người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Làm chết 02 người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Làm chết 03 người trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; + Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, nhà thầu vi phạm quy định về xây dựng để sập cầu thì sẽ tuỳ vào hậu quả của tai nạn mà sẽ bị phạt tiền đến 500 triệu, phạt tù cao nhất đến 15 năm.
Mẫu biên bản nghiệm thu công trình nhà ở mới nhất
Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng là gì? Mẫu biên bản nghiệm thu công trình nhà ở mới nhất như thế nào? Nghiệm thu công trình nhà ở có phải được cơ quan nhà nước kiểm tra không? Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng là gì? Nghiệm thu công trình là quá trình kiểm tra chất lượng thi công trước khi đưa công trình vào sử dụng, kiểm tra và đánh giá để xác nhận rằng công trình đã hoàn thành đúng theo yêu cầu và tiêu chuẩn đã đặt ra. Theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng như sau: Trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức và trực tiếp tham gia nghiệm thu hoàn thành toàn bộ hạng mục công trình, công trình xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau: - Các công việc xây dựng đã được thi công đầy đủ theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt; - Công tác nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, giai đoạn trong quá trình thi công được thực hiện đầy đủ theo quy định tại Điều 21, Điều 22 Nghị định 06/2021/NĐ-CP; - Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng; - Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật khác có liên quan. Như vậy, nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng là việc chủ đầu tư tổ chức và trực tiếp kiểm tra và đánh giá chất lượng thi công cũng như xác nhận công trình đã hoàn thành đúng yêu cầu và tiêu chuẩn. Mẫu biên bản nghiệm thu công trình nhà ở mới nhất Theo khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước. Theo khoản 3 Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 05/2006/QĐ-BXD thì ngôi nhà là công trình xây dựng có mái và kết cấu bao che, dùng để ở hoặc dùng vào mục đích khác. Như vậy, nhà ở cũng là một công trình xây dựng. Theo đó biên bản nghiệm thu công trình nhà ở cũng sẽ là biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng. Xem Mẫu biên bản nghiệm thu công trình nhà ở mới nhất tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/22/Mau-bien-ban-nghiem-thu-cong-viec-xay-dung-hoan-thanh.doc Lưu ý, theo khoản 6 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định nội dung biên bản phải bao gồm: - Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu; - Thời gian và địa điểm nghiệm thu; - Thành phần ký biên bản nghiệm thu; - Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều này và sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng; - Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có); - Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu; - Phụ lục kèm theo (nếu có). Nghiệm thu công trình nhà ở có phải được cơ quan nhà nước kiểm tra? Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định công trình xây dựng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 45 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 bao gồm: - Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia; công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp theo quy định tại Phụ lục VIII Nghị định 06/2021/NĐ-CP; - Công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công; - Công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng ngoài các công trình đã nêu trên. Như vậy, đối với nhà ở thì thông thường sẽ không bắt buộc phải được cơ quan nhà nước kiểm tra công tác nghiệm thu, tuy nhiên nếu nhà ở thuộc một trong các công trình xây dựng theo quy định trên thì phải được nhà nước kiểm tra.
MỚI: Điều kiện kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng có sẵn từ ngày 01/8/2024
Luật Kinh doanh bất động sản 2023 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 với nhiều thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh bất động sản (1) Nhà ở, công trình xây dựng có sẵn là gì? Theo khoản 4 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định, nhà ở, công trình xây dựng có sẵn là nhà ở, công trình xây dựng đã hoàn thành việc xây dựng và đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng. Như vậy, có thể hiểu nhà ở, công trình xây dựng có sẵn là những ngôi nhà, tòa nhà, căn hộ, hoặc các công trình khác đã sẵn sàng để ở hoặc sử dụng cho các mục đích khác nhau mà không cần phải xây dựng thêm (ví dụ: nhà ở riêng lẻ, biệt thự, căn hộ trong chung cư, tòa nhà cao tầng, tòa nhà văn phòng, nhà xưởng sản xuất,...) Theo đó, để nhà ở, công trình xây dựng có sẵn được đưa vào kinh doanh thì nhà ở, công trình xây dựng có sẵn đó phải đáp ứng được các điều kiện mà Luật Kinh doanh bất động sản 2023 đề ra. Luật Kinh doanh bất động sản 2023 đã bổ sung thêm một số điều kiện mới về việc kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng có sẵn nhằm siết chặt hơn các quy định liên quan đến vấn đề này. (2) Điều kiện kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng có sẵn từ ngày 01/8/2024 Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Kinh doanh bất động sản 2023, nhà ở, công trình xây dựng có sẵn đưa vào kinh doanh phải có đủ 06 điều kiện sau đây (tăng thêm 03 điều kiện so với Luật Kinh doanh bất động sản 2014): - Có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy chứng nhận khác về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong đó có ghi nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng (trừ nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng trong dự án bất động sản quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 14 Luật Kinh doanh bất động sản 2023) - Không thuộc trường hợp đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất gắn với nhà ở, công trình xây dựng hoặc tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh mà cơ quan có thẩm quyền đang thông báo, thụ lý và giải quyết. Trường hợp có tranh chấp thì đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết bằng bản án, quyết định, phán quyết đã có hiệu lực pháp luật - Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án - Không thuộc trường hợp luật cấm giao dịch - Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị đình chỉ, tạm đình chỉ giao dịch theo quy định của pháp luật - Đã được công khai thông tin theo quy định tại Điều 6 của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 Như vậy, để nhà ở, công trình xây dựng có sẵn được đưa vào kinh doanh thì bắt buộc nhà ở, công trình xây dựng có sẵn đó phải đáp ứng đủ 06 điều kiện kể trên từ ngày 01/8/2024. (3) Điều kiện kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng trong dự án bất động sản Luật Kinh doanh bất động sản 2023 đã quy định thêm về điều kiện kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng trong dự án bất động sản (trước đây chưa quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản 2014). Theo đó, khoản 2 Điều 14 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định nhà ở, công trình xây dựng trong dự án bất động sản được chủ đầu tư đưa vào kinh doanh ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 14 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 thì còn phải bảo đảm các điều kiện sau đây: - Dự án phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 - Có giấy tờ xác định nhà ở, công trình xây dựng đã được nghiệm thu đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng - Chủ đầu tư dự án đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các loại thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai - Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất Có thể thấy, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 đã đưa ra những quy định chặt chẽ hơn đối với hoạt động kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng trong dự án bất động sản, nhằm đảm bảo quyền lợi của người mua nhà, tăng cường tính minh bạch và chuyên nghiệp của thị trường. (4) Điều kiện kinh doanh phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có sẵn Đây cũng là một quy định chỉ mới xuất hiện tại Luật Kinh doanh bất động sản 2023, theo đó, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng được chủ đầu tư bán, cho thuê mua ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 thì còn phải bảo đảm các điều kiện sau đây: - Công trình xây dựng được tạo lập theo dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về xây dựng; có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đăng ký tài sản để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký quyền sở hữu tài sản cho người mua, thuê mua - Phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng được bán, cho thuê mua phải có chức năng sử dụng cụ thể và được phân định riêng với các phần diện tích khác trong công trình xây dựng theo dự án được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, phê duyệt và được thể hiện rõ trong hồ sơ thiết kế của dự án, công trình xây dựng để chủ sở hữu có thể quản lý, sử dụng độc lập đối với phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đó - Công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng trong dự án phải được thiết kế đúng, phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành áp dụng đối với loại công trình xây dựng và công năng của công trình xây dựng đó - Phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng được bán, cho thuê mua phải xác định được quyền sử dụng đất gắn liền với phần diện tích sàn xây dựng đó về hình thức, thời hạn sử dụng đất, diện tích đất sử dụng chung hoặc riêng với các chủ sở hữu công trình xây dựng khác, người sử dụng đất khác theo quy định của pháp luật về đất đai - Phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng phải được xác định rõ nghĩa vụ tài chính về đất đai gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các loại thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) đối với Nhà nước mà người bán, cho thuê mua hoặc người mua, thuê mua phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có nghĩa vụ phải nộp và được ghi trong hợp đồng mua bán, thuê mua - Công trình xây dựng phải được xây dựng trên đất có hình thức sử dụng đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Khi thực hiện việc kinh doanh phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng, chủ đầu tư đầu tư phải tuân thủ theo các điều kiện được quy định nêu trên. Trên đây là các điều kiện được đưa vào kinh doanh đối với nhà ở, công trình xây dựng có sẵn; nhà ở, công trình xây dựng trong dự án bất động sản và phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng mới nhất theo Luật Kinh doanh bất động sản 2023. Luật Kinh doanh bất động sản 2023 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/8/2024.
Người dân có được tự ý xây cầu qua sông không?
Nhiều người dân ở các vùng nông thôn gặp khó khăn trong việc đi lại vì không có cầu bắc qua sông, cản trở các hoạt động sinh hoạt, giao thương hằng ngày. Như vậy, người dân có được tự ý xây cầu để việc di chuyển được thuận tiện hơn không? Xây cầu có phải là công trình xây dựng không? Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có giải thích công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước. Theo Mục 2.5 Bảng 2 Phụ lục 2 Ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-BXD, cầu đường bộ cũng chia làm 5 cấp, từ cấp đặc biệt đến cấp IV. Trong đó, cấp IV là cầu có nhịp kết cấu lớn nhất ≤ 25m, chiều cao trụ cầu Như vậy, xây cầu bắc qua sông cũng là một công trình xây dựng. Người dân có được tự ý xây cầu qua sông không? Theo khoản 1 Điều 89 Luật xây dựng 2014, công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014. Theo đó, tại khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 có quy định các trường hợp được miễn giấy phép, trong đó có trường hợp: - Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; - Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa; Như vậy, nếu là cầu cấp IV thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; cầu cấp IV ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng thì người dân sẽ được xây dựng mà không cần giấy phép. Ngoài 2 trường hợp được miễn này, tất cả các trường hợp xây cầu khác mà không có giấy phép xây dựng đều sẽ là vi phạm pháp luật. Tự ý xây cầu sẽ bị xử lý thế nào? Theo quy định tại điểm c Khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau: Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Đồng thời, theo điểm b Khoản 7 Điều 24 Nghị định 03/2022/NĐ-CP, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi xây dựng nhà ở, cầu, kè, nơi sản xuất và các công trình kiên cố khác không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người dân sẽ không được tự ý xây cầu mà theo quy định phải được cấp giấy phép xây dựng. Nếu vẫn xây thì tuỳ tính chất, mức độ hành vi sẽ bị phạt hành chính hoặc nặng hơn là hình sự.
Công trình xây dựng khẩn cấp là gì? Nhà nước quyết định xây dựng công trình này đúng không?
Công trình xây dựng khẩn cấp thông thường là các công trình được xây dựng mới hoặc là sửa chữa các công trình cũ nhằm mục đích giải quyết các vấn đề cấp thiết của xã hội, đất nước. Vậy thì theo quy định pháp luật thì công trình xây dựng khẩn cấp là gì? 1. Công trình xây dựng khẩn cấp là gì? Luật Xây dựng cũng như các văn bản khác có liên quan không có định nghĩa thế nào là công trình xây dựng khẩn cấp. Tuy theo khoản 1 Điều 130 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có quy định về các công trình xây dựng khẩn cấp, thì có thể hiểu những công trình xây dựng sau đây được xem là công trình xây dựng khẩn cấp theo quy định pháp luật, cụ thể gồm: (1) Công trình được xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cấp có thẩm quyền; (2) Công trình được xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo phải thực hiện nhanh để kịp thời đáp ứng yêu cầu giải quyết các vấn đề bức thiết về bảo đảm an ninh năng lượng, nguồn nước, ứng phó sự cố môi trường, phát triển hệ thống công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, công trình xây dựng khẩn cấp thường sẽ là những công trình xây dựng nhằm mục đích kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại hoặc là để kịp thời giải quyết các vấn đề bức thiết về bảo đảm an ninh năng lượng, nguồn nước, ứng phó sự cố môi trường, phát triển hệ thống công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật. 2. Nhà nước quyết định xây dựng công trình khẩn cấp đúng không? Như có đề cập ở trên thì những công trình xây dựng khẩn cấp này được xây dựng quyết định của cấp có thẩm quyền (1) hoặc do Thủ tướng Chính phủ quyết định (2). Cụ thể hơn thì khoản 2 Điều 130 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 cũng có quy định: Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định việc xây dựng đối với công trình (1) thuộc phạm vi quản lý. Người được giao quản lý, thực hiện xây dựng công trình được tự quyết định toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng để tổ chức thực hiện xây dựng công trình bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Đối với công trình xây dựng khẩn cấp sử dụng vốn đầu tư công, trình tự, thủ tục quyết định đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Thủ tướng Chính phủ quyết định các cơ chế đặc thù đối với từng công trình (2) bao gồm khảo sát, thiết kế xây dựng công trình; hình thức lựa chọn nhà thầu và các cơ chế đặc thù khác theo thẩm quyền để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện đầu tư xây dựng. Người được giao quản lý, thực hiện xây dựng công trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện các cơ chế đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và triển khai các công việc liên quan khác đến quá trình đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật có liên quan. Như vậy, việc xây dựng công trình khẩn cấp sẽ do Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định theo như quy định trên. Ngoài ra, sau khi kết thúc thi công xây dựng công trình khẩn cấp, người được giao xây dựng công trình khẩn cấp phải thực hiện các công việc sau: + Kiểm tra, đánh giá lại chất lượng công trình đã được xây dựng và thực hiện bảo hành công trình; + Hoàn thiện hồ sơ hoàn thành công trình và lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật về xây dựng; + Quyết toán công trình theo quy định của pháp luật. Người được giao quản lý sử dụng công trình phải lập kế hoạch quản lý sử dụng công trình hoặc phá dỡ công trình để hoàn trả lại mặt bằng nếu công trình xây dựng khẩn cấp không phù hợp với quy hoạch xây dựng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ của bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn
Ngày 28/11/2023, Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bất động sản 29/2023/QH15, theo đó nghĩa vụ của bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn được quy định như sau: 1) Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có các nghĩa vụ sau đây: - Thanh toán đủ tiền mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng; - Nhận nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng và hồ sơ có liên quan theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng; - Thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng; phối hợp với bên bán, cho thuê, cho thuê mua thực hiện các thủ tục mua bán, thuê, thuê mua trong thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng; - Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra; - Sử dụng nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đã mua, thuê, thuê mua theo đúng công năng; thực hiện các quy định của pháp luật trong việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường, an ninh, trật tự an toàn xã hội; - Thực hiện theo quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác khi thực hiện bảo trì, cải tạo, sửa chữa, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng; - Có trách nhiệm để các bên có liên quan và người có thẩm quyền theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật thực hiện việc kiểm tra, theo dõi, bảo trì, sửa chữa, thay thế, lắp đặt đối với hệ thống trang thiết bị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần diện tích thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng; - Nghĩa vụ khác theo hợp đồng. 2) Ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này, bên mua, thuê mua phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có công năng phục vụ mục đích thương mại, dịch vụ, du lịch, lưu trú trong dự án đầu tư có các nghĩa vụ sau đây: - Đóng góp kinh phí bảo trì, phí dịch vụ quản lý vận hành công trình xây dựng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật; - Tuân thủ các quy định, quy chế về quản lý vận hành công trình xây dựng được áp dụng đối với công trình xây dựng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật; - Tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động quản lý, sử dụng, khai thác, kinh doanh công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng; - Kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật trong sở hữu, quản lý, sử dụng, khai thác, kinh doanh công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng. 3) Trường hợp mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đang cho thuê, ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, bên mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có nghĩa vụ bảo đảm quyền, lợi ích của bên thuê theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê khi thời hạn thuê còn hiệu lực. 4) Ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này, bên thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có các nghĩa vụ sau đây: - Phải sửa chữa hư hỏng của nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng do lỗi của mình gây ra; trả lại nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng cho bên cho thuê theo thỏa thuận trong hợp đồng; không được thay đổi, cải tạo, phá dỡ nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng nếu không có sự đồng ý của bên cho thuê; - Thông báo cho bên cho thuê về việc cho thuê lại một phần hoặc toàn bộ nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng; - Trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng thì phải thông báo cho bên cho thuê trước 30 ngày nếu các bên không có thỏa thuận khác. 5) Ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, bên thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng còn có nghĩa vụ không được thay đổi, cải tạo, phá dỡ nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng nếu không có sự đồng ý của bên cho thuê mua; sửa chữa hư hỏng của nhà ở, công trình xây dựng do lỗi của mình gây ra trong thời hạn thuê mua; thông báo cho bên cho thuê mua về việc cho thuê lại một phần hoặc toàn bộ nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng; thông báo cho bên cho thuê mua về việc chuyển nhượng hợp đồng thuê mua công trình xây dựng. Luật Kinh doanh bất động sản 29/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Quyền của bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn
Ngày 28/11/2023, Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bất động sản 29/2023/QH15, theo đó Quyền của bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn được quy định như sau: 1) Bên mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có các quyền sau đây: - Yêu cầu bên bán, cho thuê mua hoàn thành các thủ tục mua bán nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng; - Yêu cầu bên bán, cho thuê mua giao nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo đúng thời hạn, chất lượng và các điều kiện khác đã thỏa thuận trong hợp đồng; giao giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai và hồ sơ có liên quan theo thỏa thuận trong hợp đồng; - Yêu cầu bên bán, cho thuê mua bảo hành nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật; - Yêu cầu bên bán, cho thuê mua bồi thường thiệt hại do việc giao nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không đúng thời hạn, chất lượng và các cam kết khác trong hợp đồng; - Quyền khác theo hợp đồng. 2) Ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, bên thuê mua còn có các quyền sau đây: - Cho thuê lại một phần hoặc toàn bộ nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng; được chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà ở, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 49 của Luật này; - Yêu cầu bên cho thuê mua sửa chữa hư hỏng nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng trong thời hạn thuê mua mà không phải do lỗi của mình gây ra; - Yêu cầu bên cho thuê mua bồi thường thiệt hại do lỗi của bên cho thuê mua gây ra; - Có quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng kể từ thời điểm đã thanh toán đủ tiền cho bên cho thuê mua. 3) Bên thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có các quyền sau đây: - Yêu cầu bên cho thuê giao nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo thỏa thuận trong hợp đồng; - Yêu cầu bên cho thuê cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng; - Được cho thuê lại một phần hoặc toàn bộ nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng nếu có thỏa thuận trong hợp đồng hoặc được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản; - Được tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận với bên cho thuê trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu; - Yêu cầu bên cho thuê sửa chữa hư hỏng của nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng trong trường hợp nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không phải do lỗi của mình gây ra; - Yêu cầu bên cho thuê bồi thường thiệt hại do lỗi của bên cho thuê gây ra; - Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng khi bên cho thuê có một trong các hành vi: không sửa chữa nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không bảo đảm an toàn để sử dụng hoặc gây thiệt hại cho bên thuê; tăng giá thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không theo thỏa thuận trong hợp đồng; quyền sử dụng nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng bị hạn chế do lợi ích của bên thứ ba; - Quyền khác theo hợp đồng. Luật Kinh doanh bất động sản 29/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Luật Kinh doanh bất động sản 2023: Điều kiện của nhà ở có sẵn đưa vào kinh doanh
Ngày 28/11/2023, Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, theo đó điều kiện của nhà ở, công trình xây dựng có sẵn đưa vào kinh doanh như sau: 1) Nhà ở, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau đây: - Có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy chứng nhận khác về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai trong đó có ghi nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, trừ nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng trong dự án bất động sản quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này; - Không thuộc trường hợp đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất gắn với nhà ở, công trình xây dựng, tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh đang được cơ quan có thẩm quyền thông báo, thụ lý và giải quyết; trường hợp có tranh chấp thì đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết bằng bản án, quyết định, phán quyết đã có hiệu lực pháp luật; - Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; - Không thuộc trường hợp luật cấm giao dịch; - Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị đình chỉ, tạm đình chỉ giao dịch theo quy định của pháp luật; - Đã được công khai thông tin theo quy định tại Điều 6 của Luật này. 2) Nhà ở, công trình xây dựng trong dự án bất động sản được chủ đầu tư đưa vào kinh doanh ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này thì còn phải bảo đảm các điều kiện sau đây: - Dự án phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 11 của Luật này; - Có giấy tờ xác định nhà ở, công trình xây dựng đã được nghiệm thu đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng; - Chủ đầu tư dự án đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các loại thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với đất gắn với nhà ở, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh; - Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với đất gắn với nhà ở, công trình xây dựng. 3) Phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng được chủ đầu tư bán, cho thuê mua ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì còn phải bảo đảm các điều kiện sau đây: - Công trình xây dựng được tạo lập theo dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về xây dựng; có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đăng ký tài sản để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký quyền sở hữu tài sản cho người mua, thuê mua; - Phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng được bán, cho thuê mua phải có chức năng sử dụng cụ thể và được phân định riêng với các phần diện tích khác trong công trình xây dựng theo dự án được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, phê duyệt và được thể hiện rõ trong hồ sơ thiết kế của dự án, công trình xây dựng để chủ sở hữu có thể quản lý, sử dụng độc lập đối với phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đó; - Công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng trong dự án phải được thiết kế đúng, phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành áp dụng đối với loại công trình xây dựng và công năng của công trình xây dựng đó; - Phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng được bán, cho thuê mua phải xác định được quyền sử dụng đất gắn liền với phần diện tích sàn xây dựng đó về hình thức, thời hạn sử dụng đất, diện tích đất sử dụng chung hoặc riêng với các chủ sở hữu công trình xây dựng khác, người sử dụng đất khác theo quy định của pháp luật về đất đai; - Phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng phải được xác định rõ nghĩa vụ tài chính về đất đai gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các loại thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) đối với Nhà nước mà người bán, cho thuê mua hoặc người mua, thuê mua phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có nghĩa vụ phải nộp và được ghi trong hợp đồng mua bán, thuê mua; - Công trình xây dựng phải được xây dựng trên đất có hình thức sử dụng đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 có hiệu lực từ 01/01/2025.
Để vật tư thi công ngoài phạm vi công trình xây dựng gây cản trở giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?
Để vật tư thi công ngoài phạm vi công trình xây dựng gây cản trở giao thông bị phạt bao nhiêu tiền? Cảnh sát giao thông có quyền phạt hành chính đối với hành vi trên? Để vật tư thi công ngoài phạm vi công trình xây dựng gây cản trở giao thông có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền? Hành vi để vật tư, máy móc thi công ngoài phạm vi công trình xây dựng gây cản trở giao thông được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ không thực hiện theo đúng các quy định trong Giấy phép thi công hoặc trong văn bản thỏa thuận thi công của cơ quan có thẩm quyền, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, điểm a khoản 4, khoản 5 Điều này; - Không bố trí người hướng dẫn, điều khiển giao thông khi thi công ở chỗ đường hẹp hoặc ở hai đầu cầu, cống, đường ngầm đang thi công theo đúng quy định; - Để vật liệu, đất đá, phương tiện thi công ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông; - Không thu dọn ngay các biển báo hiệu, rào chắn, phương tiện, vật dụng thi công, các vật liệu khác hoặc không hoàn trả phần đường (gồm lòng đường, lề đường, hè phố), phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ, hành lang an toàn đường bộ theo nguyên trạng khi thi công xong. Như vậy, hành vi để vật tư, máy móc thi công ngoài phạm vi công trình xây dựng gây cản trở giao thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi. Cảnh sát giao thông có quyền phạt hành chính đối với hành vi để vật tư thi công ngoài phạm vi công trình xây dựng gây cản trở giao thông hay không? Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cảnh sát giao thông được quy định tại khoản 2 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau: Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau: - Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11; - Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 (trừ điểm a khoản 5), khoản 6 (trừ điểm đ khoản 6), khoản 7, điểm a khoản 8 Điều 12; - Khoản 1; điểm b, điểm c, điểm d khoản 2; điểm b khoản 3; điểm a khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5 Điều 13; - Khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 4, khoản 4a[144], khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, điểm a khoản 9 Điều 15; - Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27; - Khoản 1; khoản 2; điểm a khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm p, điểm q khoản 4; khoản 5; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 6; điểm a, điểm b, điểm c, điểm h, điểm i khoản 7 Điều 28; - Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35 (trừ điểm b, điểm c khoản 2; điểm a khoản 3; điểm b khoản 4; khoản 5 Điều 35), Điều 36; - Điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 1; điểm a khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c khoản 3; điểm d khoản 4; khoản 8 Điều 37; - Điểm b, điểm c khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 40; - Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46, Điều 47; - Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 48; - Điều 49, Điều 50; - Khoản 1; khoản 2; khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c khoản 4 Điều 51; - Điều 52; khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 53; - Điểm a, điểm c khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 54; - Điều 56, Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 61, Điều 62, Điều 63, Điều 64, Điều 65, Điều 66; - Khoản 2 Điều 67; - Điểm a, điểm b khoản 1; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e khoản 3 Điều 71; - Điều 72, Điều 73. Theo đó, cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân để vật tư, máy móc thi công ngoài phạm vi công trình xây dựng gây cản trở giao thông. Tóm tai, hành vi để vật tư, máy móc thi công ngoài phạm vi công trình xây dựng gây cản trở giao thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi.
05 trường hợp công nhân xây dựng không được hoàn tiền bảo hiểm
Đây là nội dung tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP cho Chính phủ ban hành ngày 06/9/2023 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. 1. Đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc thi công trên công trường Căn cứ Điều 48 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định đối tượng bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng bao gồm: - Đối tượng bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định của pháp luật. - Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ. 2. Các trường hợp bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm - Phạm vi bảo hiểm: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người lao động: + NLĐ bị thương tật. + NLĐ chết do tai nạn lao động. + Bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường. Trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 48 Nghị định 67/2023/NĐ-CP. - Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau: + Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h và điểm i khoản 2 Điều 34 Nghị định 67/2023/NĐ-CP. + Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng. + Tổn thất phát sinh do mâu thuẫn của chính người lao động với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc thi công trên công trường. + Tổn thất phát sinh do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân. + Tổn thất phát sinh do người lao động sử dụng chất gây nghiện, ma túy trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp thuốc được kê để điều trị theo chỉ định của bác sĩ được cấp phép). + Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm (trừ trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ). 3. Thời hạn bảo hiểm bắt buộc của công nhân xây dựng Căn cứ Điều 50 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định rõ thời hạn bảo hiểm được quy định như sau: - Thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định của pháp luật. - Việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động thi công trên công trường căn cứ vào hợp đồng lao động và văn bản xác nhận của nhà thầu thi công xây dựng về thời gian người lao động làm việc thực tế trên công trường. 4. Mức phí bảo hiểm của bảo hiểm bắt buộc lĩnh vực xây dựng Theo Điều 51 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định mức phí đóng bảo hiểm bắt buộc lĩnh vực xây dựng đối với công nhân xây dựng như sau: - Mức phí bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP. - Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm. Trường hợp trong năm tài chính trước liền kề, đối tượng bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến số tiền chi bồi thường bảo hiểm gốc lớn hơn doanh thu phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường. Trên cơ sở số liệu có xác nhận của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm và xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, khi tái tục hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm. - Trường hợp có sự thay đổi về số lượng lao động, thay đổi công việc của người lao động thực hiện theo hướng dẫn sau: + Trước ngày 15 của tháng kế tiếp tháng có sự thay đổi, nhà thầu thi công xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm việc thay đổi nêu trên kèm theo danh sách người lao động phát sinh tăng hoặc giảm (đối với trường hợp thay đổi về số lượng lao động), danh sách công việc của người lao động thay đổi (đối với trường hợp thay đổi công việc của người lao động). + Trường hợp phát sinh tăng số lượng lao động, thay đổi công việc của người lao động làm tăng rủi ro được bảo hiểm, nhà thầu thi công xây dựng phải nộp phần phí bảo hiểm tăng thêm trước ngày 15 của tháng kế tiếp tháng thông báo. + Trường hợp phát sinh giảm số lượng lao động, thay đổi công việc của người lao động làm giảm rủi ro được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho nhà thầu thi công xây dựng phần phí bảo hiểm giảm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã thanh toán thừa trước ngày 15 của tháng kế tiếp tháng thông báo. Với điều kiện đến thời điểm đó hợp đồng bảo hiểm chưa phát sinh khiếu nại hoặc đã phát sinh khiếu nại nhưng không được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm. + Nếu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo theo quy định tại điểm a khoản này và thanh toán phí bảo hiểm theo quy định tại điểm b khoản này, hợp đồng bảo hiểm tự động có hiệu lực đối với danh sách người lao động phát sinh tăng hoặc chấm dứt hiệu lực đối với danh sách người lao động phát sinh giảm. Hợp đồng bảo hiểm tự động có hiệu lực đối với công việc được thay đổi của người lao động kể từ ngày phát sinh sự thay đổi thực tế theo đề nghị của người được bảo hiểm. Xem thêm Nghị định 67/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 06/9/2023.
Xử phạt vi phạm đối với công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng
Xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng có bị xử phạt và buộc phá dỡ? Có cách nào để xin giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng để không phải bị buộc phá dỡ hay không? Xử phạt vi phạm khi xây dựng không có giấy phép xây dựng Căn cứ Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP đối với hành vi xây dựng không có giấy phép xây dựng sẽ bị xem xét xử phạt như sau: - Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ - Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác - Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng - Đồng thời công trình xây dựng sẽ bị buộc phải phá dỡ. Tuy nhiên, đối với các công trình đang thi công mà không có giấy phép xây dựng sau khi bị xử phạt vẫn sẽ được xem xét cấp giấy phép xây dựng. Cấp giấy phép xây dựng sau khi bị xử phạt vi phạm vi phạm về hành vi không có giấy phép xây dựng Căn cứ Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xem xét cấp giấy phép xây dựng sau khi bị xử phạt như sau: - Người có thẩm quyền có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình. Trong thời hạn 90 ngày đối với dự án đầu tư xây dựng, 30 ngày đối với nhà ở riêng lẻ kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh và có giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh. - Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về cấp giấy phép, về thẩm định và bổ sung thêm hồ sơ chứng minh đã hoàn thành việc nộp phạt vi phạm hành chính. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh theo quy định của pháp luật. - Hết thời hạn quy định tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình giấy phép xây dựng được cấp hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định thì người có thẩm quyền xử phạt ra văn bản thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm tự phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. - Trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày gửi văn bản thông báo (tính theo dấu bưu điện) hoặc từ ngày có biên bản bàn giao thông báo, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm có trách nhiệm thực hiện biện pháp buộc tự phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. - Trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm xuất trình giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm tổ chức kiểm tra hiện trạng công trình xây dựng, lập biên bản ghi nhận sự phù hợp của hiện trạng công trình với giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định. - Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm chỉ được tiếp tục thi công xây dựng nếu biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình xác nhận hiện trạng công trình phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp, giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định. Trường hợp hiện trạng công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định thì trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm buộc phá dỡ công trình, phần công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định. =>> Như vậy đối với trường hợp xây dựng mà không có giấy phép xây dựng sẽ bị nhà nước xem xét xử phạt vi phạm hành chính và buộc phải phá dỡ công trình đã xây dựng. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ tạo điều kiện cho người dân được cấp giấy phép xây dựng mà không cần phải phá dỡ công trình.
Công trình xây dựng không có giấy phép nhưng đã xây dựng xong thì bị xử phạt thế nào?
Không ít các trường hợp dự án đầu tư bắt buộc phải có giấy phép xây dựng nhưng lại không xin cấp giấy phép để thực hiện. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến độ an toàn xây dựng và kế hoạch của địa phương. Vậy trong trường hợp công trình xây dựng không có giấy phép nhưng đã xây dựng xong thì bị xử phạt thế nào? nếu đủ điều kiện cấp phép xây dựng có được thực hiện cấp hay không? 1. Công trình xây dựng là gì? Theo khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi bởi Luật Xây dựng 2020) có giải thích công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước. 2. Những công trình nào phải xin giấy phép xây dựng? Căn cứ Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi bởi Luật Xây dựng 2020) quy định về cấp giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 như sau: - Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm: + Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp; + Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, VKSNDTC, TANDTC, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng. + Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 Luật Xây dựng 2014. + Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường. + Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ. + Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. + Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này; + Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. + Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa. + Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý. - Giấy phép xây dựng gồm: + Giấy phép xây dựng mới. + Giấy phép sửa chữa, cải tạo. + Giấy phép di dời công trình. + Giấy phép xây dựng có thời hạn. 3. Mức phạt tiền đối với hành vi xây dựng công trình không xin giấy phép Căn cứ khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định mức phạt vi phạm quy định về trật tự xây dựng đối với tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau: - Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ; - Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác; - Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Ngoài ra, buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. 4. Có được cấp giấy phép nếu công trình đã xây xong? Cụ thể, đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP mà đang thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP. Thuộc trường hợp đủ điều kiện cấp phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng mà đang thi công thì xử lý như sau: Người có thẩm quyền có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình. Trong thời hạn 90 ngày đối với dự án đầu tư xây dựng, 30 ngày đối với nhà ở riêng lẻ kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh và có giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về cấp giấy phép, về thẩm định và bổ sung thêm hồ sơ chứng minh đã hoàn thành việc nộp phạt vi phạm hành chính. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh theo quy định của pháp luật. Như vậy, trường hợp công trình xây dựng không thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng mà đã xây dựng xong nhưng không có giấy phép thì bị phạt từ 60 triệu đồng đến 140 triệu đồng. Bên cạnh đó còn có thể phá dỡ nếu có vi phạm, dù vậy công trình sẽ tiếp tục được giữ lại nếu thuộc trường hợp không vi phạm kỹ thuật.
Lời đầu tiên, mình xin cảm ơn sự tư vấn nhiệt tình của Thư viện pháp luật thời gian qua. Mình có vấn đề cần sự giúp đỡ như sau: Đối với công trình xây dựng không phải là nhà ở mà nằm trên đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác nhưng công trình đó đã được cấp Giấy phép xây dựng thì có được thực hiện hoàn công công trình xây dựng hay không. Kính mong nhận được sự phản hồi từ các chuyên gia. Trân trọng cảm ơn./.
Thay đổi diện tích xây dựng mà không điều chỉnh giấy phép xây dựng xử lý thế nào?
Công trình xây dựng thường là những hạng mục xây dựng lớn cần phải xin phép cơ quan có thẩm quyền về việc xây dựng. Vậy trong quá trình xây dựng mà nhà đầu tư có sự thay đổi về diện tích mà không điều chỉnh giấy phép xây dựng thì có bị phạt? 1. Có mấy loại giấy phép xây dựng? Cụ thể tại Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi bởi Luật Xây dựng 2020) quy định chung về cấp giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư, trừ trường hợp được miễn. - Giấy phép xây dựng gồm: + Giấy phép xây dựng mới; + Giấy phép sửa chữa, cải tạo; + Giấy phép di dời công trình; + Giấy phép xây dựng có thời hạn. - Công trình được cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn khi đã có thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của từng giai đoạn được thẩm định và phê duyệt. - Đối với dự án đầu tư xây dựng có nhiều công trình, giấy phép xây dựng được cấp cho một, một số hoặc tất cả các công trình thuộc dự án khi các công trình có yêu cầu thi công đồng thời, bảo đảm các yêu cầu về điều kiện, thời hạn cấp giấy phép xây dựng và yêu cầu đồng bộ của dự án. 2. Trường hợp nào nhà đầu tư phải điều chỉnh giấy phép xây dựng? Nhà đầu tư phải thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng của mình nếu có sự thay đổi về tính chất và thể trạng so với ban đầu theo Điều 98 Luật Xây dựng 2014. - Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng: + Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc; + Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính; + Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường. - Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm: + Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng; + Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp; + Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng; + Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường. 3. Nhà đầu tư không thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng bị xử lý ra sao? Căn cứ Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định trường hợp nhà đầu tư là tổ chức mà có hành vi vi phạm quy định về việc không thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng khi có điều chỉnh như sau: - Mức phạt không thực hiện thủ tục để điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng: + Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ. + Phạt tiền từ 25 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác. + Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. - Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn như sau: + Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ. + Phạt tiền từ 25 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác. + Phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 90 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Lưu ý: Trường hợp nhà đầu tư là cá nhân thì mức xử phạt bằng 1/2 so với tổ chức. - Ngoài ra, nhà đầu tư vi phạm còn bị áp dụng xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính Đồng thời phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: - Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép xây dựng hoặc buộc công khai giấy phép xây dựng hoặc buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. Trường hợp xây dựng không đúng giấy phép xây dựng được cấp nhưng không thuộc trường hợp phải điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng 2014 thì không bị coi là hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp. Như vậy, trường hợp công trình xây dựng có thay đổi diện tích so với tình trạng ban đầu thì nhà đầu tư bắt buộc phải thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng. Trường hợp không thực hiện điều chỉnh nhà đầu tư có thể bị phạt đến 80 triệu đồng.
Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng yêu cầu những gì?
Nghiệm thu công trình xây dựng là bước gần như hoàn tất công đoạn xây dựng và chuẩn bị bàn giao. Thì biên bản nghiệm thu công trình lại quan trọng không kém khi đây là biên bản xác nhận về chất lượng của công trình sau hoàn thành. Vậy biên bản nghiệm thu công trình xây dựng yêu cầu những nội dung gì? 1. Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng là gì? Nghiệm thu công trình xây dựng được hiểu đơn giản là quá trình kiểm tra, thu nhận, kiểm định thi công công trình sau khi hoàn tất xây dựng hay ngắn gọn hơn là quy trình nhằm kiểm tra chất lượng thi công trước khi công trình được đưa vào sử dụng. Đi cùng với đó, biên bản nghiệm thu công trình xây dựng là biên bản dùng để thẩm định, thu nhận hoặc xác nhận đã kiểm tra chất lượng công trình hoặc các hạng mục thi công lắp đặt tại công trình/dự án xây dựng. 2. Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm những gì? Căn cứ khoản 6 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung: - Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu. - Thời gian và địa điểm nghiệm thu. - Thành phần ký biên bản nghiệm thu. - Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP và sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng. - Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có). - Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu. - Phụ lục kèm theo (nếu có). 3. Thành phần ký biên bản nghiệm thu gồm những ai? Theo khoản 7 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP có quy định thành phần ký biên bản nghiệm thu gồm những đối tượng sau: - Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền; - Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng; - Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của từng thành viên trong liên danh; - Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư; - Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Như vậy, nhà đầu tư chuẩn bị biên bản nghiệm thu công trình xây dựng trong đó bao gồm các nội dung như tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu, thời gian và địa điểm nghiệm thu, thành phần ký biên bản nghiệm thu, đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu, kết luận nghiệm thu, chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu.
Cách xử lý công trình xây dựng sai phép, một phần xây dựng trên đất nông nghiệp
Nội dung cần tư vấn như sau: Ông A được UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 110m2 (trong đó 100m2 đất ở, 10m2 đất trồng cây lâu năm). Năm 2010 ông A được UBND cấp huyện cấp giấy phép xây dựng với diện tích xây dựng 50m2, tổng diện tích sàn 50m2, số tầng 01 tầng. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng ông A đã xây dựng tầng 1 với diện tích xây dựng 110m2 (trong đó 100m2 đất ở, 10m2 đất trồng cây lâu năm), tầng 2 xây dựng 80m2 (trên phần diện tích đất ở). Ông A đã xây dựng xong và hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2010. Công trình nhà ở gia đình của ông A tồn tại từ 2010 đến năm 2023 mới bị phát hiện. Vậy cần tư vấn các vấn đề như sau: 1. Công trình của ông A có bị xử lý hay không. 2. Có được phép tồn tại hay không. Nếu không thì phải tháo dỡ phần nào, hoặc xử lý ra sao 3. Nếu nhà ông A bị thi hành án kê biên và bán cho ông B. Vậy lúc đó công trình có được phép tồn tại hay không. RẤT MONG NHẬN ĐƯỢC PHẢN HỒI PHÚC ĐÁP. CẢM ƠN
Xử phạt vi phạm hành chính về nghiệm thu, thanh toán khối lượng công trình xây dựng 2023
Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, nhà thầu, chủ đầu tư (trong trường hợp tự thực hiện), tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động xây dựng mà không phải là người quyết định đầu tư, người quản lý, sử dụng công trình có hành vi vi phạm quy định về nghiệm thu, thanh toán khối lượng công trình xây dựng thì bị xử phạt vi phạm hành chính như sau: “Điều 36. Vi phạm quy định về nghiệm thu, thanh toán khối lượng công trình xây dựng 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kéo dài thời gian hoàn thiện hồ sơ, tài liệu phục vụ cho công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình theo quy định. 2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Nghiệm thu khối lượng, công việc chưa thực hiện hoặc nghiệm thu khối lượng, công việc nhiều hơn công việc thực tế thi công; b) Nghiệm thu không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc không theo yêu cầu của thiết kế công trình; c) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng khi chưa có văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật khác có liên quan. 3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức bàn giao công trình cho chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu theo quy định. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc hủy bỏ kết quả nghiệm thu với hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này và thu hồi giá trị đã thanh toán vượt về tài khoản của chủ đầu tư với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; b) Buộc có văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này; c) Buộc nghiệm thu theo quy định với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.” Như vậy, nhà thầu, nhà đầu tư (trong trường hợp tự thực hiện) là tổ chức thì chịu mức phạt nêu trên, đối với trường hợp là cá nhân có cùng hành vi phạm thì mức phạt bằng ½ mức phạt của tổ chức (căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).