Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
>>> Kiến nghị về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong đời sống dân sự để đảm bảo lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi có thiệt hại xảy ra. Cho đến hiện nay, đã xảy ra không ít vụ việc thiệt hại thương tâm do nhà cửa hay công trình xây dựng khác gây ra. Vậy, theo quy định hiện hành, trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) trong trường hợp trên được xác định như thế nào? Tại Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau: Điều 605. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác. Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường. Chiếu theo quy định này, chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau: Thứ nhất: Về chủ thể chịu trách nhiệm BTTH Theo Điều 605, có tới 05 chủ thể phải chịu trách nhiệm BTTH là: (1) chủ sở hữu, (2) người chiếm hữu, (3, 4) người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng và (5) người thi công. Sở dĩ chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng phải bồi thường là bởi họ là người được hưởng lợi ích từ việc khai thác, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng nên khi nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại thì họ đương nhiên phải chịu trách nhiệm bồi thường. Còn trong trường hợp người thi công có lỗi để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại, để đảm bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại và cũng là biện pháp đền bù lỗi sai thỏa đáng thì họ phải có trách nhiệm liên đới BTTH. Tuy nhiên, mình băn khoăn, nếu giả sử trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi của người thi công mà chủ sở hữu và các chủ thể khác không hề có lỗi và bản thân họ cũng là người bị thiệt hại nhưng họ lại phải liên đới chịu trách nhiệm BTTH cùng người thi công thì liệu có công bằng và thỏa đáng??? Thứ hai: Về căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH Chia thành 02 trường hợp: - TH1: Để làm phát sinh trách nhiệm BTTH của chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng nguyên đơn cần chứng minh 03 điều kiện: (1) Có thiệt hại, (2) Có sự tự thân tác động của nhà cửa, công trình xây dựng, (3) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại với sự tự thân tác động của nhà cửa, công trình xây dựng mà không cần chứng minh lỗi của chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng. - TH2: Để buộc người thi công phải chịu trách nhiệm BTTH thì nguyên đơn lại phải chứng minh 04 điều kiện: (1) Có thiệt hại, (2) Có hành vi trái pháp luật của người thi công, (3) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại với hành vi trái pháp luật của người thi công (4) Quan trọng nhất là phải chứng minh được lỗi của người thi công. có nghĩa, nếu người thi công có lỗi họ phải liên đới cùng chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng BTTH. Nếu xem xét kỹ TH2 này, chúng ta nhận thấy có sự mâu thuẫn về bản chất với tiêu đề của Điều luật 605, bởi đây là điều luật đề cập đến BTTH do tài sản gây ra, trong khi đó, với quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH của người thi công lại thể hiện đây là trường hợp BTTH do hành vi trái pháp luật gây ra (vì có yếu tố lỗi chứ không chỉ do tự thân tài sản gây ra thiệt hại).
Kiến nghị về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Về cơ bản, trong thời gian qua các quy định của pháp luật Việt Nam về c đã từng bước đi vào cuộc sống, đã đáp ứng được cái yêu cầu của công tác áp dụng pháp luật, có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế những sự kiện gây thiệt hại của tài sản, góp phần khắc phục kịp thời các tổn thất, làm lành mạnh quan hệ xã hội. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã bộc lộ một số ít bất cập, hạn chế, thiếu mất sự đồng bộ giữa các văn bản pháp luật với nhau. Do vậy việc nghiên cứu và tìm ra những kiến nghị về giải pháp hoàn thiện là rất cần thiết. Qua nghiên cứu và tìm hiểu các thông tin, các ý kiến liên quan, thì dưới đây là một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra: Thứ nhất, quy định về trách nhiệm của người thi công: Điều 605 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trách nhiệm của người thi công là “trách nhiệm liên đới”. Quy định này không công bằng với chủ sở hữu, đặc biệt trong trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người thi công. Ví dụ: Người thi công không thi công đúng thiết kế, tự ý cắt giảm, thay thế nguyên vật liệu khiến nhà cửa, công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng, bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở... gây thiệt hại. Trong trường hợp này, chủ sở hữu không có lỗi. Bản thân chủ sở hữu cũng là người bị thiệt hại (do nhà cửa, công trình xây dựng thuộc sở hữu bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở)nhưng chủ sở hữu lại phải liên đới chịu trách nhiệm cùng người thi công để bồi thường thiệt hại. Đáng lẽ trong trường hợp này, người thi công phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho cả chủ sở hữu (trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thi công) và người thứ ba bị thiệt hại (trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra theo Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015). Đối với người thi công, việc chỉ quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thi công mà không quy định trách nhiệm của người khảo sát, thiết kế, giám sát… cũng là không công bằng với người thi công. Một công trình xây dựng kém chất lượng là kết quả từ nhiều khâu không đảm bảo, chứ không chỉ riêng một mình khâu thi công. Nhưng Bộ luật Dân sự 2015 đã “bỏ qua” cho tất cả các chủ thể khác, mà chỉ quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thi công là không công bằng đối với họ. Từ những phân tích trên có thể đưa ra nhận xét rằng, việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thi công là cần thiết, đáp ứng được yêu cầu thực tế. Tuy nhiên, nên tách trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thi công thành một điều luật riêng biệt, trong đó, về bản chất phải quy định trách nhiệm của người thi công là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật, có lỗi gây thiệt hại; về nội dung, người thi công có thể phải chịu trách nhiệm độc lập (nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người thi công hoặc giữa bên thi công và chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng đã có thỏa thuận) hoặc trách nhiệm liên đới. Tuy nhiên, chủ thể cùng chịu trách nhiệm liên đới với bên thi công có thể chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng hoặc có thể là bên thiết kế, bên khảo sát, bên giám sát…, nếu những chủ thể này cũng có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thiệt hại. Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng khác là tài sản nhà nước gây thiệt hại: Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009 chỉ quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra. Còn quy định trách nhiệm bồi thường do tài sản nhà nước gây thiệt hại thì chưa được quy định. Do đó, thiết nghĩ cần mở rộng phạm vi quy định, xác định trách nhiệm của cơ quan nhà nước được giao quản lý tài sản nhà nước. Thứ ba, cần có quy định chi tiết để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác của vợ, chồng gây ra trong Luật Hôn nhân và gia đình, theo hướng: Nhà cửa, công trình xây dựng khác của một bên giao cho bên vợ, bên chồng quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình mà gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm chung của vợ chồng.Việc quy định chi tiết sẽ giúp giải quyết những tranh chấp khi vợ chồng ly hôn vì trên thực tế, rất nhiều cặp vợ chồng khi ly hôn, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, cuối cùng người bị thiệt hại phải chờ đợi rất lâu, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống định cư. Thứ tư, cần bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra trước tiên căn cứ vào thỏa thuận của các bên chủ thể giữa chủ sở hữu và người được chủ sở hữu giao quản lý. Tức có nghĩa, người được chủ sở hữu giao quản lý nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp giữa các bên có thỏa thuân khác không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường. Các thỏa thuận sau đây là không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường: Thỏa thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; Thỏa thuận chủ sở hữu bồi thường thiệt hại trước, sau đó người được giao quản lý sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường; Ai có điều kiện về kinh tế hơn thì người đó thực hiện việc bồi thường thiệt hại trước. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận ai phải chịu trách nhiệm bồi thường thì việc xác định chính xác chủ thể bồi thường thiệt hại cần dựa trên nguyên nhân gây ra thiệt hại, theo đó, trách nhiệm thuộc về người có nghĩa vụ quản lý, trông coi nhà cửa, công trình xây dựng khác. Họ bị coi là có lỗi trong việc quản lý tài sản của mình, tuy nhiên nếu như người quản lý đã thể hiện thái độ quan tâm đúng mức nhằm ngăn chặn việc xảy ra thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường. Thứ năm, về kết quả giám định, thẩm định của các Công ty về kiểm định: Trong nhiều tranh chấp dân sự, không riêng gì tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra, thì kết quả giám định, thẩm định luôn là một nguồn chứng cứ rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét xử. Trong bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra, các kết quả giám định thường là kết quả về nguyên nhân chính gây ra thiệt hại cho công trình liền kề và xung quanh. Vì vậy, các bên tranh chấp hay có yêu cầu tòa giám định đi, giám định lại, tốn rất nhiều tiền bạc và thời gian. Pháp luật Việt Nam hiện nay, vấn đề giám định đang được điều chỉnh bởi Luật giám định tư pháp 2012, tuy nhiên luật này cơ bản điều chỉnh về các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, còn về các công ty thẩm định, kiểm định, vẫn còn rất nhiều bất cập, vướng mắc. Thiết nghĩ nên tăng cao trách nhiệm của các công ty này đối với kết quả mà công ty đưa ra cho Tòa, mức phạt cao nhất là quy về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân.
Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Song song với sự phát triển của xã hội, hoạt động xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, gần đây trong việc xây dựng, đặc biệt là xây dựng các tầng hầm của các nhà cao tầng, xây dựng các công trình ngầm, xây dựng trên nền đất yếu, xây xen kẹt trong khu dân cư mặc dù chủ công trình, người quản lý sử dụng chúng đã chú ý hơn, áp dụng các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn nhưng vẫn chỉ ngăn chặn được một cách tương đối và vẫn có những thiệt hại khách quan, để xảy ra sự cố ảnh hưởng đến an toàn công trình và các công trình liền kề và xung quanh gây thiệt hại như làm ngôi nhà bị xuất hiện nhiều vết nứt lớn, trần nhà bị nứt, nhiều cánh cửa sắt hay sân nền bị sụt lún… thậm chí còn gây thiệt hại cả về người. Xét về bản chất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra là một loại trách nhiệm bồi thường do tài sản gây thiệt hại. Để được bồi thường, nguyên đơn chỉ cần chứng minh ba điều kiện: (i) Có thiệt hại; (ii) Thiệt hại xảy ra do sự tác động của nhà cửa, công trình xây dựng; (iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa tác động của nhà cửa, công trình xây dựng và thiệt hại, mà không cần chứng minh lỗi của bị đơn. (Yếu tố nhân quả đã được thể hiện tại tiêu đề cũng như nội dung của điều luật mà chúng ta đang nghiên cứu. Cụ thể, tiêu đề của điều luật có nội hàm “thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra” còn nội dung của điều luật có chi tiết “nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lỡ gây thiệt hại cho người khác) Trong trường hợp này, thiệt hại lại do sự tự thân tác động của nhà cửa, công trình xây dựng gây ra - không phải do hành vi của con người - do đó không cần xem xét đến điều kiện lỗi. Khoản 1 Điều 605 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã khẳng định chính xác bản chất của trách nhiệm này khi quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác”. Để được bồi thường, nguyên đơn chỉ cần chứng minh thiệt hại là “do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra” mà không cần chứng minh lỗi của chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng. Đây được đánh giá là điểm tiến bộ của Bộ luật Dân sự năm 2015. Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra chỉ áp dụng khi xác định được các khía cạnh sau: Thứ nhất: Phải xác định có căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra hay không. Thứ hai: Phải xác định, tài sản gây thiệt hại là tài sản cụ thể nào. Để xác định nguồn gây thiệt hại có phải nhà cửa, công trình xây dựng khác hay không cần phải căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan hoặc quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực cụ thể đó. Từ đó có căn cứ áp dụng Điều 605 Bộ luật dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Thứ ba: Thiệt hại phải do sự tác động tự thân vận động của nhà cửa, công trình xây dựng được tạo nên từ sự tác động lẫn nhau của chính các thành tố nội tại trong cấu trúc nhà cửa, công trình xây dựng gây ra hoặc do nhà cửa, công trình xây dựng – những vật vô tri, vô giác cũng đang hàng ngày chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,..) gây ra thiệt hại mà hoàn toàn không chịu sự tác động của con người. Nhìn chung, xét theo góc độ pháp lý, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, phát sinh khi nhà cửa, công trình xây dựng khác là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Lưu ý: Về sự hiện diện của công trình xây dựng, Bộ luật dân sự sử dụng “nhà cửa” và điều này làm chúng ta nghĩ tới một công trình đã kết thúc nhưng “công trình xây dựng khác” có nhất thiết phải là công trình đã kết thúc không? Thực ra, việc phân biệt công trình đã kết thúc và chưa kết thúc rất khó xác định và các công trình xây dựng ở đây không nhất thiết phải là công trình đã kết thúc mà chỉ cần thể hiện một sự kiên cố nhất định là đủ. Một công trình hoàn thành gây thiệt hại mà người bị thiệt hại được bồi thường thì không có lý do gì một công trình đang xây dựng gây thiệt hại mà người bị thiệt hại không được bồi thường. Việc xác định xác định ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm cuối cùng là một vấn đề khác, không nên để việc này ảnh hưởng tới quyền lợi của người bị thiệt hại.
Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
>>> Kiến nghị về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong đời sống dân sự để đảm bảo lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi có thiệt hại xảy ra. Cho đến hiện nay, đã xảy ra không ít vụ việc thiệt hại thương tâm do nhà cửa hay công trình xây dựng khác gây ra. Vậy, theo quy định hiện hành, trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) trong trường hợp trên được xác định như thế nào? Tại Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau: Điều 605. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác. Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường. Chiếu theo quy định này, chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau: Thứ nhất: Về chủ thể chịu trách nhiệm BTTH Theo Điều 605, có tới 05 chủ thể phải chịu trách nhiệm BTTH là: (1) chủ sở hữu, (2) người chiếm hữu, (3, 4) người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng và (5) người thi công. Sở dĩ chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng phải bồi thường là bởi họ là người được hưởng lợi ích từ việc khai thác, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng nên khi nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại thì họ đương nhiên phải chịu trách nhiệm bồi thường. Còn trong trường hợp người thi công có lỗi để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại, để đảm bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại và cũng là biện pháp đền bù lỗi sai thỏa đáng thì họ phải có trách nhiệm liên đới BTTH. Tuy nhiên, mình băn khoăn, nếu giả sử trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi của người thi công mà chủ sở hữu và các chủ thể khác không hề có lỗi và bản thân họ cũng là người bị thiệt hại nhưng họ lại phải liên đới chịu trách nhiệm BTTH cùng người thi công thì liệu có công bằng và thỏa đáng??? Thứ hai: Về căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH Chia thành 02 trường hợp: - TH1: Để làm phát sinh trách nhiệm BTTH của chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng nguyên đơn cần chứng minh 03 điều kiện: (1) Có thiệt hại, (2) Có sự tự thân tác động của nhà cửa, công trình xây dựng, (3) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại với sự tự thân tác động của nhà cửa, công trình xây dựng mà không cần chứng minh lỗi của chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng. - TH2: Để buộc người thi công phải chịu trách nhiệm BTTH thì nguyên đơn lại phải chứng minh 04 điều kiện: (1) Có thiệt hại, (2) Có hành vi trái pháp luật của người thi công, (3) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại với hành vi trái pháp luật của người thi công (4) Quan trọng nhất là phải chứng minh được lỗi của người thi công. có nghĩa, nếu người thi công có lỗi họ phải liên đới cùng chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng BTTH. Nếu xem xét kỹ TH2 này, chúng ta nhận thấy có sự mâu thuẫn về bản chất với tiêu đề của Điều luật 605, bởi đây là điều luật đề cập đến BTTH do tài sản gây ra, trong khi đó, với quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH của người thi công lại thể hiện đây là trường hợp BTTH do hành vi trái pháp luật gây ra (vì có yếu tố lỗi chứ không chỉ do tự thân tài sản gây ra thiệt hại).
Kiến nghị về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Về cơ bản, trong thời gian qua các quy định của pháp luật Việt Nam về c đã từng bước đi vào cuộc sống, đã đáp ứng được cái yêu cầu của công tác áp dụng pháp luật, có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế những sự kiện gây thiệt hại của tài sản, góp phần khắc phục kịp thời các tổn thất, làm lành mạnh quan hệ xã hội. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã bộc lộ một số ít bất cập, hạn chế, thiếu mất sự đồng bộ giữa các văn bản pháp luật với nhau. Do vậy việc nghiên cứu và tìm ra những kiến nghị về giải pháp hoàn thiện là rất cần thiết. Qua nghiên cứu và tìm hiểu các thông tin, các ý kiến liên quan, thì dưới đây là một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra: Thứ nhất, quy định về trách nhiệm của người thi công: Điều 605 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trách nhiệm của người thi công là “trách nhiệm liên đới”. Quy định này không công bằng với chủ sở hữu, đặc biệt trong trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người thi công. Ví dụ: Người thi công không thi công đúng thiết kế, tự ý cắt giảm, thay thế nguyên vật liệu khiến nhà cửa, công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng, bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở... gây thiệt hại. Trong trường hợp này, chủ sở hữu không có lỗi. Bản thân chủ sở hữu cũng là người bị thiệt hại (do nhà cửa, công trình xây dựng thuộc sở hữu bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở)nhưng chủ sở hữu lại phải liên đới chịu trách nhiệm cùng người thi công để bồi thường thiệt hại. Đáng lẽ trong trường hợp này, người thi công phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho cả chủ sở hữu (trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thi công) và người thứ ba bị thiệt hại (trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra theo Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015). Đối với người thi công, việc chỉ quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thi công mà không quy định trách nhiệm của người khảo sát, thiết kế, giám sát… cũng là không công bằng với người thi công. Một công trình xây dựng kém chất lượng là kết quả từ nhiều khâu không đảm bảo, chứ không chỉ riêng một mình khâu thi công. Nhưng Bộ luật Dân sự 2015 đã “bỏ qua” cho tất cả các chủ thể khác, mà chỉ quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thi công là không công bằng đối với họ. Từ những phân tích trên có thể đưa ra nhận xét rằng, việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thi công là cần thiết, đáp ứng được yêu cầu thực tế. Tuy nhiên, nên tách trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thi công thành một điều luật riêng biệt, trong đó, về bản chất phải quy định trách nhiệm của người thi công là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật, có lỗi gây thiệt hại; về nội dung, người thi công có thể phải chịu trách nhiệm độc lập (nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người thi công hoặc giữa bên thi công và chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng đã có thỏa thuận) hoặc trách nhiệm liên đới. Tuy nhiên, chủ thể cùng chịu trách nhiệm liên đới với bên thi công có thể chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng hoặc có thể là bên thiết kế, bên khảo sát, bên giám sát…, nếu những chủ thể này cũng có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thiệt hại. Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng khác là tài sản nhà nước gây thiệt hại: Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009 chỉ quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra. Còn quy định trách nhiệm bồi thường do tài sản nhà nước gây thiệt hại thì chưa được quy định. Do đó, thiết nghĩ cần mở rộng phạm vi quy định, xác định trách nhiệm của cơ quan nhà nước được giao quản lý tài sản nhà nước. Thứ ba, cần có quy định chi tiết để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác của vợ, chồng gây ra trong Luật Hôn nhân và gia đình, theo hướng: Nhà cửa, công trình xây dựng khác của một bên giao cho bên vợ, bên chồng quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình mà gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm chung của vợ chồng.Việc quy định chi tiết sẽ giúp giải quyết những tranh chấp khi vợ chồng ly hôn vì trên thực tế, rất nhiều cặp vợ chồng khi ly hôn, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, cuối cùng người bị thiệt hại phải chờ đợi rất lâu, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống định cư. Thứ tư, cần bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra trước tiên căn cứ vào thỏa thuận của các bên chủ thể giữa chủ sở hữu và người được chủ sở hữu giao quản lý. Tức có nghĩa, người được chủ sở hữu giao quản lý nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp giữa các bên có thỏa thuân khác không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường. Các thỏa thuận sau đây là không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường: Thỏa thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; Thỏa thuận chủ sở hữu bồi thường thiệt hại trước, sau đó người được giao quản lý sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường; Ai có điều kiện về kinh tế hơn thì người đó thực hiện việc bồi thường thiệt hại trước. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận ai phải chịu trách nhiệm bồi thường thì việc xác định chính xác chủ thể bồi thường thiệt hại cần dựa trên nguyên nhân gây ra thiệt hại, theo đó, trách nhiệm thuộc về người có nghĩa vụ quản lý, trông coi nhà cửa, công trình xây dựng khác. Họ bị coi là có lỗi trong việc quản lý tài sản của mình, tuy nhiên nếu như người quản lý đã thể hiện thái độ quan tâm đúng mức nhằm ngăn chặn việc xảy ra thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường. Thứ năm, về kết quả giám định, thẩm định của các Công ty về kiểm định: Trong nhiều tranh chấp dân sự, không riêng gì tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra, thì kết quả giám định, thẩm định luôn là một nguồn chứng cứ rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét xử. Trong bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra, các kết quả giám định thường là kết quả về nguyên nhân chính gây ra thiệt hại cho công trình liền kề và xung quanh. Vì vậy, các bên tranh chấp hay có yêu cầu tòa giám định đi, giám định lại, tốn rất nhiều tiền bạc và thời gian. Pháp luật Việt Nam hiện nay, vấn đề giám định đang được điều chỉnh bởi Luật giám định tư pháp 2012, tuy nhiên luật này cơ bản điều chỉnh về các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, còn về các công ty thẩm định, kiểm định, vẫn còn rất nhiều bất cập, vướng mắc. Thiết nghĩ nên tăng cao trách nhiệm của các công ty này đối với kết quả mà công ty đưa ra cho Tòa, mức phạt cao nhất là quy về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân.
Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Song song với sự phát triển của xã hội, hoạt động xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, gần đây trong việc xây dựng, đặc biệt là xây dựng các tầng hầm của các nhà cao tầng, xây dựng các công trình ngầm, xây dựng trên nền đất yếu, xây xen kẹt trong khu dân cư mặc dù chủ công trình, người quản lý sử dụng chúng đã chú ý hơn, áp dụng các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn nhưng vẫn chỉ ngăn chặn được một cách tương đối và vẫn có những thiệt hại khách quan, để xảy ra sự cố ảnh hưởng đến an toàn công trình và các công trình liền kề và xung quanh gây thiệt hại như làm ngôi nhà bị xuất hiện nhiều vết nứt lớn, trần nhà bị nứt, nhiều cánh cửa sắt hay sân nền bị sụt lún… thậm chí còn gây thiệt hại cả về người. Xét về bản chất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra là một loại trách nhiệm bồi thường do tài sản gây thiệt hại. Để được bồi thường, nguyên đơn chỉ cần chứng minh ba điều kiện: (i) Có thiệt hại; (ii) Thiệt hại xảy ra do sự tác động của nhà cửa, công trình xây dựng; (iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa tác động của nhà cửa, công trình xây dựng và thiệt hại, mà không cần chứng minh lỗi của bị đơn. (Yếu tố nhân quả đã được thể hiện tại tiêu đề cũng như nội dung của điều luật mà chúng ta đang nghiên cứu. Cụ thể, tiêu đề của điều luật có nội hàm “thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra” còn nội dung của điều luật có chi tiết “nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lỡ gây thiệt hại cho người khác) Trong trường hợp này, thiệt hại lại do sự tự thân tác động của nhà cửa, công trình xây dựng gây ra - không phải do hành vi của con người - do đó không cần xem xét đến điều kiện lỗi. Khoản 1 Điều 605 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã khẳng định chính xác bản chất của trách nhiệm này khi quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác”. Để được bồi thường, nguyên đơn chỉ cần chứng minh thiệt hại là “do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra” mà không cần chứng minh lỗi của chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng. Đây được đánh giá là điểm tiến bộ của Bộ luật Dân sự năm 2015. Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra chỉ áp dụng khi xác định được các khía cạnh sau: Thứ nhất: Phải xác định có căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra hay không. Thứ hai: Phải xác định, tài sản gây thiệt hại là tài sản cụ thể nào. Để xác định nguồn gây thiệt hại có phải nhà cửa, công trình xây dựng khác hay không cần phải căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan hoặc quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực cụ thể đó. Từ đó có căn cứ áp dụng Điều 605 Bộ luật dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Thứ ba: Thiệt hại phải do sự tác động tự thân vận động của nhà cửa, công trình xây dựng được tạo nên từ sự tác động lẫn nhau của chính các thành tố nội tại trong cấu trúc nhà cửa, công trình xây dựng gây ra hoặc do nhà cửa, công trình xây dựng – những vật vô tri, vô giác cũng đang hàng ngày chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,..) gây ra thiệt hại mà hoàn toàn không chịu sự tác động của con người. Nhìn chung, xét theo góc độ pháp lý, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, phát sinh khi nhà cửa, công trình xây dựng khác là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Lưu ý: Về sự hiện diện của công trình xây dựng, Bộ luật dân sự sử dụng “nhà cửa” và điều này làm chúng ta nghĩ tới một công trình đã kết thúc nhưng “công trình xây dựng khác” có nhất thiết phải là công trình đã kết thúc không? Thực ra, việc phân biệt công trình đã kết thúc và chưa kết thúc rất khó xác định và các công trình xây dựng ở đây không nhất thiết phải là công trình đã kết thúc mà chỉ cần thể hiện một sự kiên cố nhất định là đủ. Một công trình hoàn thành gây thiệt hại mà người bị thiệt hại được bồi thường thì không có lý do gì một công trình đang xây dựng gây thiệt hại mà người bị thiệt hại không được bồi thường. Việc xác định xác định ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm cuối cùng là một vấn đề khác, không nên để việc này ảnh hưởng tới quyền lợi của người bị thiệt hại.