Thẩm quyền đề nghị xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với lĩnh vực công tác dân tộc
Ngày 15/03/2024, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành Thông tư 01/2024/TT-UBDT hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng đối với lĩnh vực công tác dân tộc. 1. Thẩm quyền đề nghị xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với lĩnh vực công tác dân tộc Thẩm quyền đề nghị xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với lĩnh vực công tác dân tộc được quy định tại Điều 9 Thông tư 01/2024/TT-UBDT như sau: - Bộ trưởng, Chủ nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ xét tặng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước quy định; đề nghị các Bộ, ngành Trung ương tặng Kỷ niệm chương, Bằng khen cho tập thể, cá nhân thuộc Ủy ban Dân tộc. - Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xét tặng các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng cho cá nhân, tập thể thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm; trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm đề nghị xét tặng các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước theo thẩm quyền; trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm đề nghị các Bộ, ngành Trung ương tặng Kỷ niệm chương, Bằng khen cho tập thể, cá nhân thuộc cơ quan, đơn vị. Trường hợp khen thưởng cho tập thể, cá nhân có yếu tố nước ngoài, đơn vị trình phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Vụ Hợp tác quốc tế. Vụ trưởng Vụ công tác dân tộc địa phương đề xuất trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xét tặng các hình thức khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp phát triển các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn vụ quản lý. - Thủ trưởng cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xét, tặng Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm cho cá nhân thuộc đơn vị; hiệp y đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với các trường hợp đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm khen thưởng theo chuyên đề; đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương cho các cá nhân trong và ngoài hệ thống cơ quan công tác dân tộc thuộc địa phương. - Người đứng đầu bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm xét, tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân thuộc đơn vị; Kỷ niệm chương cho cá nhân thuộc đơn vị. 2. Tuyến trình khen thưởng đối với lĩnh vực công tác dân tộc Tuyến trình khen thưởng đối với lĩnh vực công tác dân tộc được quy định tại Điều 10 Thông tư 01/2024/TT-UBDT như sau: - Các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc đề nghị khen thưởng gửi hồ sơ về thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (qua Vụ Tổ chức cán bộ) thẩm định trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ủy ban Dân tộc xem xét để trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định. - Đối với các trường hợp đề nghị khen thưởng theo điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm f khoản 1, điểm b, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 6, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 8 Thông tư 01/2024/TT-UBDT, đơn vị phối hợp với cơ quan thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (Vụ Tổ chức cán bộ) báo cáo Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, lấy ý kiến các đơn vị liên quan (trong trường hợp cần thiết), trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xem xét, quyết định. 3. Hồ sơ đề nghị khen thưởng đối với lĩnh vực công tác dân tộc Hồ sơ đề nghị khen thưởng đối với lĩnh vực công tác dân tộc được quy định tại Điều 11 Thông tư 01/2024/TT-UBDT như sau: - Thành phần hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và quy định của Chính phủ. - Hồ sơ đề nghị xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm 01 bộ (bản chính); đồng thời gửi hồ sơ khen thưởng dưới dạng tệp tin điện tử (bản word và bản pdf) về cơ quan thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng của Ủy ban Dân tộc (Vụ Tổ chức cán bộ; email: vutochuccanbo@cema.gov.vn) trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước; thời gian gửi trước ngày 15/12 hằng năm và nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công theo quy định. Hồ sơ đề nghị khen thưởng đột xuất: Ngay sau khi tập thể, cá nhân lập được thành tích, người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xét, quyết định khen thưởng hoặc trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xét, trình cấp có thẩm quyền xét, quyết định khen thưởng. Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo phong trào thi đua, chuyên đề, khen thành lập: Ngay sau khi kết thúc phong trào thi đua, chuyên đề và vào dịp thành lập năm tròn, thủ trưởng đơn vị xét chọn tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xét quyết định khen thưởng hoặc trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xét, trình cấp có thẩm quyền xét, quyết định khen thưởng. - Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương theo quy định tại phụ lục kèm theo Thông tư 01/2024/TT-UBDT gửi về cơ quan thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Ủy ban Dân tộc (theo gạch đầu dòng thứ 2), thời gian gửi trước ngày 31/3 hằng năm. - Hồ sơ đề nghị xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc và trực thuộc Ủy ban Dân tộc do đơn vị quy định. Trên đây là hướng dẫn về thẩm quyền đề nghị xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng, tuyến trình khen thưởng và hồ sơ đề nghị khen thưởng đối với lĩnh vực công tác dân tộc Thông tư 01/2024/TT-UBDT có hiệu lực từ ngày 29/04/2024 và thay thế cho Thông tư 02/2015/TT-UBDT.
Thông tư 01/2023/TT-UBDT: Hướng dẫn vị trí việc làm công chức chuyên ngành công tác dân tộc
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT ban hành Thông tư 01/2023/TT-UBDT ngày 20/7/2023 hướng dẫn vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công tác dân tộc trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực công tác dân tộc. Theo đó, vị trí việc làm công chức chuyên ngành công tác dân tộc từ 15/9/2023 được hướng dẫn như sau: (1) Đối tượng áp dụng vị trí việc làm lĩnh vực công tác dân tộc Thông tư 01/2023/TT-UBDT áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực công tác dân tộc từ trung ương đến địa phương, gồm: - Các cơ quan, tổ chức hành chính thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực công tác dân tộc. - Các cơ quan, tổ chức chuyên môn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực công tác dân tộc. - Các cơ quan, tổ chức chuyên môn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực công tác dân tộc. (2) Nguyên tắc và căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công tác dân tộc - Vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công tác dân tộc được xác định trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định 62/2020/NĐ-CP về nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức thực hiện như sau: + Tuân thủ các quy định của Đảng, của pháp luật về vị trí việc làm, quản lý, sử dụng biên chế công chức. + Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức. + Bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức với sử dụng và quản lý biên chế công chức. + Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và phù hợp với thực tiễn. + Gắn tinh giản biên chế với việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ quan, tổ chức. - Căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công tác dân tộc thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP như sau: + Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức; + Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành. - Công chức nghiệp vụ chuyên ngành công tác dân tộc là công chức tham mưu thực hiện các nhóm nhiệm vụ: + Nghiên cứu về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc. + Xây dựng hoạch định chính sách dân tộc. + Tổng hợp công tác dân tộc và chính sách dân tộc. + Quản lý, tổ chức thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc. + Tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách dân tộc. + Theo dõi nắm tình hình địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi và các nhiệm vụ khác có liên quan đến ngành, lĩnh vực công tác dân tộc theo chức năng, nhiệm vụ được giao. (3) Danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm công chức - Danh mục vị trí việc làm đối với công chức nghiệp vụ chuyên ngành công tác dân tộc quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 01/2023/TT-UBDT. Phụ lục 1 tải - Bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công tác dân tộc quy định tại Phụ lục 2, 3, 4 kèm theo Thông tư 01/2023/TT-UBDT. Phụ lục 2 tải Phụ lục 3 tải Phụ lục 4 tải - Khung năng lực đối với vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công tác dân tộc quy định tại Phụ lục 5 kèm theo Thông tư 01/2023/TT-UBDT. Phụ lục 5 tải Xem thêm Thông tư 01/2023/TT-UBDT có hiệu lực từ ngày 15/9/2023.
Thẩm quyền đề nghị xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với lĩnh vực công tác dân tộc
Ngày 15/03/2024, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành Thông tư 01/2024/TT-UBDT hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng đối với lĩnh vực công tác dân tộc. 1. Thẩm quyền đề nghị xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với lĩnh vực công tác dân tộc Thẩm quyền đề nghị xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với lĩnh vực công tác dân tộc được quy định tại Điều 9 Thông tư 01/2024/TT-UBDT như sau: - Bộ trưởng, Chủ nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ xét tặng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước quy định; đề nghị các Bộ, ngành Trung ương tặng Kỷ niệm chương, Bằng khen cho tập thể, cá nhân thuộc Ủy ban Dân tộc. - Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xét tặng các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng cho cá nhân, tập thể thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm; trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm đề nghị xét tặng các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước theo thẩm quyền; trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm đề nghị các Bộ, ngành Trung ương tặng Kỷ niệm chương, Bằng khen cho tập thể, cá nhân thuộc cơ quan, đơn vị. Trường hợp khen thưởng cho tập thể, cá nhân có yếu tố nước ngoài, đơn vị trình phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Vụ Hợp tác quốc tế. Vụ trưởng Vụ công tác dân tộc địa phương đề xuất trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xét tặng các hình thức khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp phát triển các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn vụ quản lý. - Thủ trưởng cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xét, tặng Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm cho cá nhân thuộc đơn vị; hiệp y đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với các trường hợp đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm khen thưởng theo chuyên đề; đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương cho các cá nhân trong và ngoài hệ thống cơ quan công tác dân tộc thuộc địa phương. - Người đứng đầu bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm xét, tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân thuộc đơn vị; Kỷ niệm chương cho cá nhân thuộc đơn vị. 2. Tuyến trình khen thưởng đối với lĩnh vực công tác dân tộc Tuyến trình khen thưởng đối với lĩnh vực công tác dân tộc được quy định tại Điều 10 Thông tư 01/2024/TT-UBDT như sau: - Các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc đề nghị khen thưởng gửi hồ sơ về thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (qua Vụ Tổ chức cán bộ) thẩm định trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ủy ban Dân tộc xem xét để trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định. - Đối với các trường hợp đề nghị khen thưởng theo điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm f khoản 1, điểm b, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 6, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 8 Thông tư 01/2024/TT-UBDT, đơn vị phối hợp với cơ quan thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (Vụ Tổ chức cán bộ) báo cáo Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, lấy ý kiến các đơn vị liên quan (trong trường hợp cần thiết), trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xem xét, quyết định. 3. Hồ sơ đề nghị khen thưởng đối với lĩnh vực công tác dân tộc Hồ sơ đề nghị khen thưởng đối với lĩnh vực công tác dân tộc được quy định tại Điều 11 Thông tư 01/2024/TT-UBDT như sau: - Thành phần hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và quy định của Chính phủ. - Hồ sơ đề nghị xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm 01 bộ (bản chính); đồng thời gửi hồ sơ khen thưởng dưới dạng tệp tin điện tử (bản word và bản pdf) về cơ quan thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng của Ủy ban Dân tộc (Vụ Tổ chức cán bộ; email: vutochuccanbo@cema.gov.vn) trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước; thời gian gửi trước ngày 15/12 hằng năm và nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công theo quy định. Hồ sơ đề nghị khen thưởng đột xuất: Ngay sau khi tập thể, cá nhân lập được thành tích, người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xét, quyết định khen thưởng hoặc trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xét, trình cấp có thẩm quyền xét, quyết định khen thưởng. Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo phong trào thi đua, chuyên đề, khen thành lập: Ngay sau khi kết thúc phong trào thi đua, chuyên đề và vào dịp thành lập năm tròn, thủ trưởng đơn vị xét chọn tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xét quyết định khen thưởng hoặc trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xét, trình cấp có thẩm quyền xét, quyết định khen thưởng. - Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương theo quy định tại phụ lục kèm theo Thông tư 01/2024/TT-UBDT gửi về cơ quan thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Ủy ban Dân tộc (theo gạch đầu dòng thứ 2), thời gian gửi trước ngày 31/3 hằng năm. - Hồ sơ đề nghị xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc và trực thuộc Ủy ban Dân tộc do đơn vị quy định. Trên đây là hướng dẫn về thẩm quyền đề nghị xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng, tuyến trình khen thưởng và hồ sơ đề nghị khen thưởng đối với lĩnh vực công tác dân tộc Thông tư 01/2024/TT-UBDT có hiệu lực từ ngày 29/04/2024 và thay thế cho Thông tư 02/2015/TT-UBDT.
Thông tư 01/2023/TT-UBDT: Hướng dẫn vị trí việc làm công chức chuyên ngành công tác dân tộc
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT ban hành Thông tư 01/2023/TT-UBDT ngày 20/7/2023 hướng dẫn vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công tác dân tộc trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực công tác dân tộc. Theo đó, vị trí việc làm công chức chuyên ngành công tác dân tộc từ 15/9/2023 được hướng dẫn như sau: (1) Đối tượng áp dụng vị trí việc làm lĩnh vực công tác dân tộc Thông tư 01/2023/TT-UBDT áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực công tác dân tộc từ trung ương đến địa phương, gồm: - Các cơ quan, tổ chức hành chính thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực công tác dân tộc. - Các cơ quan, tổ chức chuyên môn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực công tác dân tộc. - Các cơ quan, tổ chức chuyên môn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực công tác dân tộc. (2) Nguyên tắc và căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công tác dân tộc - Vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công tác dân tộc được xác định trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định 62/2020/NĐ-CP về nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức thực hiện như sau: + Tuân thủ các quy định của Đảng, của pháp luật về vị trí việc làm, quản lý, sử dụng biên chế công chức. + Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức. + Bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức với sử dụng và quản lý biên chế công chức. + Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và phù hợp với thực tiễn. + Gắn tinh giản biên chế với việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ quan, tổ chức. - Căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công tác dân tộc thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP như sau: + Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức; + Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành. - Công chức nghiệp vụ chuyên ngành công tác dân tộc là công chức tham mưu thực hiện các nhóm nhiệm vụ: + Nghiên cứu về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc. + Xây dựng hoạch định chính sách dân tộc. + Tổng hợp công tác dân tộc và chính sách dân tộc. + Quản lý, tổ chức thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc. + Tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách dân tộc. + Theo dõi nắm tình hình địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi và các nhiệm vụ khác có liên quan đến ngành, lĩnh vực công tác dân tộc theo chức năng, nhiệm vụ được giao. (3) Danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm công chức - Danh mục vị trí việc làm đối với công chức nghiệp vụ chuyên ngành công tác dân tộc quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 01/2023/TT-UBDT. Phụ lục 1 tải - Bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công tác dân tộc quy định tại Phụ lục 2, 3, 4 kèm theo Thông tư 01/2023/TT-UBDT. Phụ lục 2 tải Phụ lục 3 tải Phụ lục 4 tải - Khung năng lực đối với vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công tác dân tộc quy định tại Phụ lục 5 kèm theo Thông tư 01/2023/TT-UBDT. Phụ lục 5 tải Xem thêm Thông tư 01/2023/TT-UBDT có hiệu lực từ ngày 15/9/2023.