Viên chức có được biệt phái sang công chức không?
Biệt phái viên chức là gì? Có được biệt phái viên chức sang công chức không? Những quyền lợi mà viên chức biệt phái được hưởng bao gồm những gì? Biệt phái viên chức là gì? Theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định như sau: - Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây: + Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách; + Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định. - Thời gian biệt phái viên chức không quá 03 năm. Đối với ngành, lĩnh vực đặc thù, thời gian biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Khi hết thời gian biệt phái thì cơ quan, đơn vị nơi cử viên chức đi biệt phái xem xét, quyết định việc kết thúc hoặc gia hạn thời gian biệt phái đối với viên chức. - Viên chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái. Như vậy, biệt phái viên chức là việc cử viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Viên chức có được biệt phái sang công chức không? Theo khoản 4 Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định về thẩm quyền biệt phái viên chức như sau: - Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quyết định việc biệt phái viên chức. - Việc biệt phái viên chức làm công việc ở vị trí việc làm của công chức phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức. Như vậy, viên chức vẫn có thể được biệt phái sang công chức nhưng phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức. Những quyền lợi mà viên chức biệt phái được hưởng? Theo khoản 6 Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định viên chức biệt phái được hưởng quyền lợi quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 36 Luật Viên chức 2010. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái có chế độ, chính sách đặc thù thì ngoài lương và các quyền lợi khác do cơ quan, đơn vị cử viên chức biệt phái chi trả, viên chức còn được hưởng các chế độ, chính sách đặc thù do cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi nhận biệt phái chi trả. Theo đó, các quyền lợi mà viên chức biệt phái được hưởng bao gồm: - Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức. - Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ. - Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức. Như vậy, viên chức biệt phái sẽ có những quyền lợi nêu trên.
Có được cử viên chức nữ đang nuôi con nhỏ đi làm việc tại cơ quan khác?
Có được cử viên chức nữ đang nuôi con nhỏ đi làm việc tại cơ quan khác? Quy định về biệt phái viên chức? Trình tự, thủ tục biệt phái viên chức được thực hiện như thế nào? 1. Có được cử viên chức nữ đang nuôi con nhỏ đi làm việc tại cơ quan khác? Căn cứ khoản 1, khoản 7 Điều 36 Luật viên chức 2010 quy định về biệt phái viên chức. Theo đó, việc cử viên chức nữ đang nuôi con nhỏ biệt phái được quy định như sau: - Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức. - Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Như vậy, trường hợp viên chức nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì không thực hiện biệt phái, không được cử đi làm việc tại cơ quan khác. 2. Quy định cụ thể về biệt phái viên chức? Căn cứ Điều 36 Luật viên chức 2010 và Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP. Theo đó, biệt phái viên chức được quy định cụ thể như sau: - Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây: + Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách. + Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định. - Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định. Đối với ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. - Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến. - Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức. - Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ. - Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức. - Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Như vậy, việc biệt phái viên chức phải được thực hiện theo đúng quy định về thời hạn, trách nhiệm và các vấn đề liên quan. 3. Trình tự, thủ tục biệt phái viên chức được thực hiện như thế nào? Căn cứ Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP. Theo đó, trình tự, thủ tục biệt phái viên chức được thực hiện như sau: Bước 1: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi tiếp nhận viên chức biệt phái. Bước 2: Gặp viên chức để trao đổi về chủ trương biệt phái và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể. Bước 3: Trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Như vậy, trình tự, thủ tục biệt phái viên chức bao gồm 03 bước. Thẩm quyền biệt phái viên chức gồm người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quyết định việc biệt phái viên chức. Việc biệt phái viên chức làm công việc ở vị trí việc làm của công chức phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
Trong thời gian biệt phái viên chức, đơn vị tiếp nhận có quyền tiếp tục biệt phái viên chức?
Biệt phái viên chức là gì? Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp nào? Quyền lợi, nghĩa vụ của viên chức khi biệt phái? Quy trình biệt phái viên chức? Trong thời gian biệt phái viên chức, đơn vị tiếp nhận có quyền tiếp tục biệt phái viên chức? Biệt phái viên chức là gì? Theo Luật Viên chức 2010 và Nghị định 115/2020/NĐ-CP, Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức. Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây: - Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách; - Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định. Quyền lợi, nghĩa vụ của viên chức khi biệt phái? Theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP, Viên chức biệt phái được hưởng các quyền lợi sau: -Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức. - Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ. - Hết thời hạn biệt phái,viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức. Nghĩa vụ Viên chức biệt phái: Viên chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái. Quy trình biệt phái viên chức? Theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP, Quy trình biệt phái viên chức thực hiện như sau: - Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật. - Trước khi quyết định biệt phái viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý viên chức cần gặp gỡ viên chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe viên chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Thời hạn biệt phái: không quá 03 năm. Đối với ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trong thời gian biệt phái viên chức, đơn vị tiếp nhận có quyền tiếp tục biệt phái viên chức? Theo các quy định nêu trên, pháp luật không quy định về việc cấm nơi được cử đến biệt phái tiếp tục cử viên chức biệt phái đến nơi khác. Tuy nhiên, Viên chức được cử biệt phái có nghĩa vụ chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái. Mặt khác, Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức. Nghĩa là vấn đề tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức biệt phái vẫn thuộc trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái. Việc bên tiếp nhận viên chức biệt phái thực hiện biệt phái viên chức này đến nơi khác là không phù hợp theo quy định pháp luật.
Kính thưa quý luật sư, Tôi là 1 giáo viên dạy tiếng Anh trong 1 trường thị trấn ở 1 huyện nhỏ. Vào cuối tháng 9/2018 do trong huyện trường tôi (trường gần nhà) là trường thừa 1 giáo viên tiếng Anh và có 1 trường khác (cách xa nhà tôi 15 km) lại thiếu nên Phòng giáo dục có yêu cầu trường tôi tổ chức họp và bốc thăm điều chuyển, thời gian đi là 03 năm. Tôi bốc trúng thăm điều chuyển nên phải điều về công tác tại trường mới cách xa nhà. Đến nay tôi đã hoàn thành nhiệm vụ công tác 03 năm tại trường bạn, các giáo viên điều chuyển cùng thời gian với tôi nay đã có quyết định điều về nhưng tôi vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ Phòng giáo dục trong khi đó tôi lại có 2 con nhỏ đứa lớn chỉ mới học lớp 3 còn đứa nhỏ chưa được 24 tháng, bố mẹ lại lớn tuổi, chồng tôi cũng là giáo viên công tác xa nhà. Tôi liên hệ hỏi thăm thì nhận được câu trả lời là do tình hình dịch bệnh và có 1 giáo viên tiếng Anh khác cũng công tác cùng trường mới với tôi và đang xin thuyên chuyển về 1 trường Tiểu học ở thành phố nhưng chưa nhận được phản hồi là Phòng giáo dục đó có đồng ý nhận hay không nên vẫn chưa làm đề nghị điều chuyển công tác về trường cũ cho tôi. Nay tôi xin nhờ quý luật sư tư vấn giúp dùm tôi: Thứ nhất, Phòng giáo dục huyện tôi trả lời như vậy thì nếu như Phòng giáo dục thành phố vẫn không phản hồi hoăc phản hồi trễ 1, 2 hay 5 tháng vậy thì tôi vẫn phải chờ cùng giáo viên kia thì mới được điều về hay sao? Thứ hai, Trường hợp của tôi là điều chuyển còn giáo viên kia là thuyên chuyển vậy hồ sơ có giống nhau hay không mà sao phải chờ để làm chung bản đề nghị? Kính mong nhận được những lời tư vấn quý báu từ Quý luật sư. Chân thành cám ơn!
Xin luật sư cho biết: Việc biệt phái các viên chức là cán bộ quản lý hoặc giáo viên ở các trường học lên công tác tại Phòng Giáo dục và Đào tạo (thời hạn tối đa là 3 năm), có được phép không?
Đề xuất giáo viên mầm non là nghề nặng nhọc
96% giáo viên mầm non muốn giữ nguyên tuổi nghỉ hưu. Đó là con số mà ông Nguyễn Ngọc Ân, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam đưa ra sau khảo sát ý kiến của hơn 10.000 giáo viên mầm non. Tại Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện nghỉ hưu ngày 16/6, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất giáo viên mầm non trong danh mục nghề được nghỉ hưu sớm. Ông Hiểu cho rằng, giáo viên mầm non phải được coi là ngành nghề nặng nhọc, độc hại, không chỉ dạy mà còn dỗ, múa, hát, áp lực công việc lớn. Ảnh minh họa Theo bà Trịnh Thị Thanh Hằng, Trưởng ban Nữ công Tổng Liên đoàn, hiện nay, số giờ làm việc thực tế của giáo viên mầm non thường vượt quá quy định do phải đến sớm đón trẻ và về muộn để trả hết trẻ. Tuy nhiên, giáo viên hầu như không được tính thêm lương … Đồng tình với quan điểm trên, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT Cù Thị Thủy nêu quan điểm: “Chúng tôi cũng mong muốn để tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non chỉ ở mức 55 tuổi thôi”. Ông Nguyễn Ngọc Ân, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam đưa ra con số 96% giáo viên đề nghị giữ nguyên tuổi nghỉ hưu là 55 tuổi, không tăng lên 60 tuổi sau một tuần khảo sát nhanh với 10.698 giáo viên mầm non tham gia. Ông Ân cho biết, một cô giáo phải trông nhiều trẻ nên phản xạ đón, đỡ trẻ khi thực hành các bài tập trên lớp mà giao cho cô giáo từ 55 tuổi trở đi sẽ không thể đảm bảo, nguy cơ mất an toàn là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Theo quy định của Bộ luật Lao động, tuổi nghỉ hưu sẽ được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi với nam vào năm 2028 và đủ 60 với nữ vào năm 2035. Tuy nhiên, với người lao động nặng nhọc, độc hại, ở vùng đặc biệt khó khăn hay trong điều kiện đặc biệt độc hại, nặng nhọc thì được quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 năm. Như vậy, nếu được bổ sung vào danh mục này, giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi 57 với nam và 55 với nữ. Theo VietNamnet
Trường hợp để viên chức muốn chuyển công tác sang làm việc tại cơ quan khác
Việc chuyển sang đơn vị khác làm việc của viên chức sẽ có 02 trường hợp: TH1: Việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định, trường hợp này được gọi là Biệt phái viên chức. (khoản 1 Điều 36 Luật Viên chức 2010). Điều 36 Luật Viên chức 2010 cơ quy định các quyền lợi viên chức được hưởng khi được cử biệt phái như sau: “2. Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định. 3. Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến. 4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức. 6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.” TH2: Viên chức tự muốn chuyển sang đơn vị khác công tác. Trường hợp viên chức muốn chuyển sang làm việc tại cơ quan khác thì viên chức chuyển đến đơn vị mới phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập đang làm việc và khi viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập mới tuyển dụng phải ký kết hợp đồng làm việc.
Viên chức có được biệt phái sang công chức không?
Biệt phái viên chức là gì? Có được biệt phái viên chức sang công chức không? Những quyền lợi mà viên chức biệt phái được hưởng bao gồm những gì? Biệt phái viên chức là gì? Theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định như sau: - Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây: + Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách; + Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định. - Thời gian biệt phái viên chức không quá 03 năm. Đối với ngành, lĩnh vực đặc thù, thời gian biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Khi hết thời gian biệt phái thì cơ quan, đơn vị nơi cử viên chức đi biệt phái xem xét, quyết định việc kết thúc hoặc gia hạn thời gian biệt phái đối với viên chức. - Viên chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái. Như vậy, biệt phái viên chức là việc cử viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Viên chức có được biệt phái sang công chức không? Theo khoản 4 Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định về thẩm quyền biệt phái viên chức như sau: - Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quyết định việc biệt phái viên chức. - Việc biệt phái viên chức làm công việc ở vị trí việc làm của công chức phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức. Như vậy, viên chức vẫn có thể được biệt phái sang công chức nhưng phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức. Những quyền lợi mà viên chức biệt phái được hưởng? Theo khoản 6 Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định viên chức biệt phái được hưởng quyền lợi quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 36 Luật Viên chức 2010. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái có chế độ, chính sách đặc thù thì ngoài lương và các quyền lợi khác do cơ quan, đơn vị cử viên chức biệt phái chi trả, viên chức còn được hưởng các chế độ, chính sách đặc thù do cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi nhận biệt phái chi trả. Theo đó, các quyền lợi mà viên chức biệt phái được hưởng bao gồm: - Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức. - Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ. - Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức. Như vậy, viên chức biệt phái sẽ có những quyền lợi nêu trên.
Có được cử viên chức nữ đang nuôi con nhỏ đi làm việc tại cơ quan khác?
Có được cử viên chức nữ đang nuôi con nhỏ đi làm việc tại cơ quan khác? Quy định về biệt phái viên chức? Trình tự, thủ tục biệt phái viên chức được thực hiện như thế nào? 1. Có được cử viên chức nữ đang nuôi con nhỏ đi làm việc tại cơ quan khác? Căn cứ khoản 1, khoản 7 Điều 36 Luật viên chức 2010 quy định về biệt phái viên chức. Theo đó, việc cử viên chức nữ đang nuôi con nhỏ biệt phái được quy định như sau: - Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức. - Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Như vậy, trường hợp viên chức nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì không thực hiện biệt phái, không được cử đi làm việc tại cơ quan khác. 2. Quy định cụ thể về biệt phái viên chức? Căn cứ Điều 36 Luật viên chức 2010 và Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP. Theo đó, biệt phái viên chức được quy định cụ thể như sau: - Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây: + Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách. + Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định. - Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định. Đối với ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. - Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến. - Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức. - Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ. - Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức. - Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Như vậy, việc biệt phái viên chức phải được thực hiện theo đúng quy định về thời hạn, trách nhiệm và các vấn đề liên quan. 3. Trình tự, thủ tục biệt phái viên chức được thực hiện như thế nào? Căn cứ Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP. Theo đó, trình tự, thủ tục biệt phái viên chức được thực hiện như sau: Bước 1: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi tiếp nhận viên chức biệt phái. Bước 2: Gặp viên chức để trao đổi về chủ trương biệt phái và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể. Bước 3: Trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Như vậy, trình tự, thủ tục biệt phái viên chức bao gồm 03 bước. Thẩm quyền biệt phái viên chức gồm người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quyết định việc biệt phái viên chức. Việc biệt phái viên chức làm công việc ở vị trí việc làm của công chức phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
Trong thời gian biệt phái viên chức, đơn vị tiếp nhận có quyền tiếp tục biệt phái viên chức?
Biệt phái viên chức là gì? Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp nào? Quyền lợi, nghĩa vụ của viên chức khi biệt phái? Quy trình biệt phái viên chức? Trong thời gian biệt phái viên chức, đơn vị tiếp nhận có quyền tiếp tục biệt phái viên chức? Biệt phái viên chức là gì? Theo Luật Viên chức 2010 và Nghị định 115/2020/NĐ-CP, Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức. Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây: - Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách; - Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định. Quyền lợi, nghĩa vụ của viên chức khi biệt phái? Theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP, Viên chức biệt phái được hưởng các quyền lợi sau: -Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức. - Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ. - Hết thời hạn biệt phái,viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức. Nghĩa vụ Viên chức biệt phái: Viên chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái. Quy trình biệt phái viên chức? Theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP, Quy trình biệt phái viên chức thực hiện như sau: - Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật. - Trước khi quyết định biệt phái viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý viên chức cần gặp gỡ viên chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe viên chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Thời hạn biệt phái: không quá 03 năm. Đối với ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trong thời gian biệt phái viên chức, đơn vị tiếp nhận có quyền tiếp tục biệt phái viên chức? Theo các quy định nêu trên, pháp luật không quy định về việc cấm nơi được cử đến biệt phái tiếp tục cử viên chức biệt phái đến nơi khác. Tuy nhiên, Viên chức được cử biệt phái có nghĩa vụ chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái. Mặt khác, Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức. Nghĩa là vấn đề tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức biệt phái vẫn thuộc trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái. Việc bên tiếp nhận viên chức biệt phái thực hiện biệt phái viên chức này đến nơi khác là không phù hợp theo quy định pháp luật.
Kính thưa quý luật sư, Tôi là 1 giáo viên dạy tiếng Anh trong 1 trường thị trấn ở 1 huyện nhỏ. Vào cuối tháng 9/2018 do trong huyện trường tôi (trường gần nhà) là trường thừa 1 giáo viên tiếng Anh và có 1 trường khác (cách xa nhà tôi 15 km) lại thiếu nên Phòng giáo dục có yêu cầu trường tôi tổ chức họp và bốc thăm điều chuyển, thời gian đi là 03 năm. Tôi bốc trúng thăm điều chuyển nên phải điều về công tác tại trường mới cách xa nhà. Đến nay tôi đã hoàn thành nhiệm vụ công tác 03 năm tại trường bạn, các giáo viên điều chuyển cùng thời gian với tôi nay đã có quyết định điều về nhưng tôi vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ Phòng giáo dục trong khi đó tôi lại có 2 con nhỏ đứa lớn chỉ mới học lớp 3 còn đứa nhỏ chưa được 24 tháng, bố mẹ lại lớn tuổi, chồng tôi cũng là giáo viên công tác xa nhà. Tôi liên hệ hỏi thăm thì nhận được câu trả lời là do tình hình dịch bệnh và có 1 giáo viên tiếng Anh khác cũng công tác cùng trường mới với tôi và đang xin thuyên chuyển về 1 trường Tiểu học ở thành phố nhưng chưa nhận được phản hồi là Phòng giáo dục đó có đồng ý nhận hay không nên vẫn chưa làm đề nghị điều chuyển công tác về trường cũ cho tôi. Nay tôi xin nhờ quý luật sư tư vấn giúp dùm tôi: Thứ nhất, Phòng giáo dục huyện tôi trả lời như vậy thì nếu như Phòng giáo dục thành phố vẫn không phản hồi hoăc phản hồi trễ 1, 2 hay 5 tháng vậy thì tôi vẫn phải chờ cùng giáo viên kia thì mới được điều về hay sao? Thứ hai, Trường hợp của tôi là điều chuyển còn giáo viên kia là thuyên chuyển vậy hồ sơ có giống nhau hay không mà sao phải chờ để làm chung bản đề nghị? Kính mong nhận được những lời tư vấn quý báu từ Quý luật sư. Chân thành cám ơn!
Xin luật sư cho biết: Việc biệt phái các viên chức là cán bộ quản lý hoặc giáo viên ở các trường học lên công tác tại Phòng Giáo dục và Đào tạo (thời hạn tối đa là 3 năm), có được phép không?
Đề xuất giáo viên mầm non là nghề nặng nhọc
96% giáo viên mầm non muốn giữ nguyên tuổi nghỉ hưu. Đó là con số mà ông Nguyễn Ngọc Ân, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam đưa ra sau khảo sát ý kiến của hơn 10.000 giáo viên mầm non. Tại Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện nghỉ hưu ngày 16/6, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất giáo viên mầm non trong danh mục nghề được nghỉ hưu sớm. Ông Hiểu cho rằng, giáo viên mầm non phải được coi là ngành nghề nặng nhọc, độc hại, không chỉ dạy mà còn dỗ, múa, hát, áp lực công việc lớn. Ảnh minh họa Theo bà Trịnh Thị Thanh Hằng, Trưởng ban Nữ công Tổng Liên đoàn, hiện nay, số giờ làm việc thực tế của giáo viên mầm non thường vượt quá quy định do phải đến sớm đón trẻ và về muộn để trả hết trẻ. Tuy nhiên, giáo viên hầu như không được tính thêm lương … Đồng tình với quan điểm trên, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT Cù Thị Thủy nêu quan điểm: “Chúng tôi cũng mong muốn để tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non chỉ ở mức 55 tuổi thôi”. Ông Nguyễn Ngọc Ân, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam đưa ra con số 96% giáo viên đề nghị giữ nguyên tuổi nghỉ hưu là 55 tuổi, không tăng lên 60 tuổi sau một tuần khảo sát nhanh với 10.698 giáo viên mầm non tham gia. Ông Ân cho biết, một cô giáo phải trông nhiều trẻ nên phản xạ đón, đỡ trẻ khi thực hành các bài tập trên lớp mà giao cho cô giáo từ 55 tuổi trở đi sẽ không thể đảm bảo, nguy cơ mất an toàn là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Theo quy định của Bộ luật Lao động, tuổi nghỉ hưu sẽ được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi với nam vào năm 2028 và đủ 60 với nữ vào năm 2035. Tuy nhiên, với người lao động nặng nhọc, độc hại, ở vùng đặc biệt khó khăn hay trong điều kiện đặc biệt độc hại, nặng nhọc thì được quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 năm. Như vậy, nếu được bổ sung vào danh mục này, giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi 57 với nam và 55 với nữ. Theo VietNamnet
Trường hợp để viên chức muốn chuyển công tác sang làm việc tại cơ quan khác
Việc chuyển sang đơn vị khác làm việc của viên chức sẽ có 02 trường hợp: TH1: Việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định, trường hợp này được gọi là Biệt phái viên chức. (khoản 1 Điều 36 Luật Viên chức 2010). Điều 36 Luật Viên chức 2010 cơ quy định các quyền lợi viên chức được hưởng khi được cử biệt phái như sau: “2. Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định. 3. Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến. 4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức. 6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.” TH2: Viên chức tự muốn chuyển sang đơn vị khác công tác. Trường hợp viên chức muốn chuyển sang làm việc tại cơ quan khác thì viên chức chuyển đến đơn vị mới phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập đang làm việc và khi viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập mới tuyển dụng phải ký kết hợp đồng làm việc.