Bắt buộc cấp giấy phép cho người thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế
Làm việc trong không gian hạn chế là môi trường đặc biệt, trong đó có các yếu tố nguy hiểm, có hại có thể gây ra chết người, thương tích, mệt mỏi, suy nhược, bệnh nghề nghiệp. Người thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế phải đảm bảo quy định pháp luật, bao gồm việc cấp giấy phép. Người có thẩm quyền cấp phép và người đề nghị cấp phép Tại Tiết 1.3.3, Tiết 1.3.4 Tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH quy định: - Người cấp phép là người được người sử dụng lao động bổ nhiệm để thực hiện trách nhiệm cấp giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế (hoặc một loại giấy tờ có giá trị tương đương). Người cấp phép phải là người có trình độ, kinh nghiệm an toàn, vệ sinh lao động về dây chuyền sản xuất, máy, thiết bị tại cơ sở sản xuất, nơi có các không gian hạn chế. Trách nhiệm của người cấp phép là: + Căn cứ quy định về an toàn, vệ sinh lao động, quy trình an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở, năng lực, tiêu chuẩn các cá nhân liên quan để cấp giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế; + Giám sát việc thực hiện quy định về giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế. - Người giám sát, chỉ huy thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế là người được người sử dụng lao động ủy quyền quản lý người lao động thực hiện công việc liên quan tới không gian hạn chế. Trách nhiệm của người giám sát, chỉ huy là: + Trước khi triển khai công việc liên quan đến không gian hạn chế, dự kiến người làm việc trong không gian hạn chế, người canh gác không gian hạn chế, biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động làm việc trong không gian hạn chế để đề nghị cấp giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế; + Chỉ huy, điều hành thực hiện công việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động. Theo đó, người cấp phép là người được người sử dụng lao động bổ nhiệm để thực hiện trách nhiệm cấp giấy phép, phải có trình độ theo quy định; còn người đề nghị cấp phép là người giám sát, chỉ huy. Giấy phép vào làm việc trong không gian hạn chế Tại Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH quy định: Giấy phép vào không gian hạn chế phải có những nội dung sau: - Mô tả vị trí và tên, mã số (nếu có) của không gian hạn chế; - Mô tả công việc sẽ được thực hiện trong không gian hạn chế; - Họ tên của người giám sát, chỉ huy; - Họ tên những người làm việc trong không gian hạn chế, người canh gác; - Họ tên của người chịu trách nhiệm cấp giấy phép, thời gian cấp giấy phép; - Kết quả đo, kiểm tra không khí trong không gian hạn chế trước khi cấp phép và các yêu cầu bổ sung về tần suất, vị trí đo, kiểm tra không khí trước và trong quá trình thực hiện công việc; - Thời hạn/ hiệu lực của Giấy phép vào không gian hạn chế; - Các biện pháp đảm bảo an toàn phải thực hiện trước và duy trì trong quá trình thực hiện công việc trong không gian hạn chế; - Các nội dung khác phù hợp với yêu cầu của cơ sở sản xuất nơi có không gian hạn chế. Giấy phép làm việc trong không gian hạn chế đã được đóng hoặc đã bị thu hồi cần được lưu giữ tại cơ sở sản xuất ít nhất 01 (một) năm. Trường hợp phải thu hồi, đóng giấy phép Theo tiết 2.2.7, Tiết 2.2.8 tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau: - Khi chất lượng không khí hoặc các yếu tố nguy hiểm, có hại có nguy cơ gây chết người, thương tích, suy nhược, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thì người canh gác không gian hạn chế hoặc những người khác có liên quan phải báo cáo người giám sát, chỉ huy tạm đình chỉ công việc, bảo đảm an toàn cho người vào trong không gian hạn chế và báo ngay cho người chịu trách nhiệm cấp giấy phép. Khi được báo cáo, người cấp phép phải cho dừng công việc và thu hồi giấy phép đã cấp cho công việc đó. - Khi công việc trong không gian hạn chế đã hoàn thành thì người giám sát, chỉ huy và người cấp giấy phép cần phải xác nhận hoàn thành công việc để đóng giấy phép. Theo đó, khi chất lượng không khí hoặc các yếu tố nguy hiểm, có hại có nguy cơ gây chết người, thương tích, suy nhược, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thì sẽ thu hồi giấy phép đã cấp cho công việc đó. Khi hoàn thành xong công việc trong không gian hạn chế thì sẽ đóng giấy phép đã cấp cho công việc đó. Như vậy, người thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế bắt buộc phải được cấp phép trước khi làm việc trong không gian này thông qua người giám sát, chỉ huy. Người có thẩm quyền cấp phép phải là người được người sử dụng lao động bổ nhiệm, có trình độ, kinh nghiệm an toàn, vệ sinh lao động về dây chuyền sản xuất, máy, thiết bị tại cơ sở sản xuất, nơi có các không gian hạn chế.
Quy định về việc sử dụng người lao động làm việc trong không gian hạn chế
Không gian hạn chế là một môi trường làm việc đặc biệt, môi trường này có yếu tố nguy hiểm, có hại cho người lao động. Vậy những yếu tố nguy hiểm, có hại được quy định như thế nào? Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc sử dụng người lao động làm việc trong không gian hạn chế là gì? Xác định không gian hạn chế và những yếu tố nguy hiểm, có hại Tại Tiết 1.3.1, Tiết 1.3.2 Tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH quy định Không gian hạn chế là không gian có đầy đủ các đặc điểm sau: - Đủ lớn để chứa người lao động làm việc; - Về cơ bản không được thiết kế cho người vào làm việc thường xuyên; - Có một trong các hạn chế hoặc kết hợp các hạn chế sau: + Hạn chế không gian, vị trí làm việc; + Hạn chế việc trao đổi không khí với môi trường bên ngoài; + Hạn chế lối vào, lối ra bởi vị trí hoặc kích thước (không thuận lợi cho việc thoát hiểm). - Có một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Những yếu tố này có thể gây ra chết người, thương tích, mệt mỏi, suy nhược, bệnh nghề nghiệp (cấp tính hoặc mãn tính) cho con người nếu vào bên trong không gian hạn chế đó, bao gồm: + Hàm lượng oxy trong không khí không đủ để cung cấp cho người vào làm việc bên trong (nhỏ hơn 19,5% so với thể tích bên trong không gian hạn chế); + Không khí có chứa chất độc hoặc chất nguy hiểm có thể xâm nhập qua hệ hô hấp của con người (chất độc và chất nguy hiểm ở dạng khí, hơi hoặc bụi); + Hóa chất có khả năng gây ra phơi nhiễm hóa chất do tiếp xúc qua da; + Các chất dễ cháy nổ có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng, bụi, hơi hoặc khí nếu gặp nguồn nhiệt có thể gây cháy, nổ; + Các dòng vật chất không mong muốn từ bên ngoài (rắn, bột, lỏng, khí, hơi) chảy vào không gian hạn chế nơi có người đang ở bên trong, do biện pháp ngăn cách, cô lập không đảm bảo; + Tiếng ồn vượt quá ngưỡng cho phép; + Các bộ phận chuyển động và các vật có thể rơi gây va đập, thương tích cho người bên trong không gian hạn chế; + Bức xạ tử ngoại; + Bức xạ tia X; + Bức xạ ion hóa; + Các phần tử mang điện, nguồn điện thiếu kiểm soát dẫn đến điện giật; + Khả năng nhìn của người lao động bị hạn chế; + Biến dạng không gian gây mất an toàn; + Vi sinh vật có hại. Theo đó, khi người lao động làm việc trong một môi trường có đầy đủ các đặc điểm theo quy định, có bao gồm về yếu tố nguy hiểm, có hại gây ra chết người, thương tích, mệt mỏi, suy nhược, bệnh nghề nghiệp thì được xác định là làm việc trong không gian hạn chế. Trách nhiệm của người sử dụng lao động Theo tiết 2.1.1 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau: - Bổ nhiệm người cấp phép, ủy quyền người cấp phép, đình chỉ công việc khi không thực hiện đúng quy định về giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế hoặc không bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. - Cử người đo, kiểm tra khí đối với không gian hạn chế có nguy cơ thiếu dưỡng khí hoặc có hơi, khí độc, khi cháy, nổ. - Quy định về năng lực, tiêu chuẩn tối thiểu đối với các vị trí: người vào không gian hạn chế, người canh gác không gian hạn chế, người đo, kiểm tra khí trong không gian hạn chế, người giám sát, chỉ huy, người cấp phép. - Chịu trách nhiệm ban hành quy trình an toàn, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc liên quan không gian hạn chế và quy trình kiểm soát công việc khác nếu có để đảm bảo an toàn cho người khi vào làm việc trong không gian hạn chế. - Đảm bảo người giám sát, chỉ huy, người cấp phép, người vào trong không gian hạn chế, người canh gác không gian hạn chế phải được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định. Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc liên quan đến không gian hạn chế phải có: + Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế; + Các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại; + Phương án triển khai công việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động; + Các yêu cầu khác nêu tại quy trình an toàn, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc liên quan không gian hạn chế. Như vậy, khi sử dụng lao động làm việc trong không gian hạn chế, người sử dụng lao động cần có trách nhiệm theo quy định như trên.
Danh sách cơ sở y tế khám, điều trị bệnh nghề nghiệp (cập nhật đến 13/08/2024)
Ngày 13/08/2024 Cục quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế) ban hành Công văn 424/MT-LĐ cập nhật và công bố các cơ sở y tế được cấp phép khám, điều trị bệnh nghề nghiệp. Theo đó, có tổng số 126 cơ sở được cấp phép khám, điều trị bệnh nghề nghiệp, tăng đáng kể so với trước đây. Bệnh nghề nghiệp là gì? Căn cứ khoản 9 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định “Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.” Theo đó, bệnh nghề nghiệp được hiểu là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Danh sách cơ sở y tế khám, điều trị bệnh nghề nghiệp STT Tên cơ sở y tế Địa chỉ_liên hệ Người phụ trách chuyên môn Các đơn vị do Bộ Y tế cấp Giấy phép hoạt động/Bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật 1. Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường Số 57, Phố Lê Quý Đôn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội ĐT: (04) 23 8213491 Fax: (04) 238212894 Email: nioeh@nioeh.org.vn Website: http://nioeh.org.vn/ PGS.TS. Nguyễn Văn Sơn 2. Phòng khám Sức khoẻ nghề nghiệp thuộc Trung tâm Sức khoẻ nghề nghiệp – Viện khoa học an toàn và vệ sinh lao động Số 216 đường Nguyễn Trãi, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội BS. Vũ Xuân Trung 3. Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng TP. Hồ Chí Minh 1A Lý Thường Kiệt, Phường 7 Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh BS. Đỗ Trọng Ánh 4. Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên Số 479, đường Lương Ngọc Quyến,Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên BSCKII. Nguyễn Thị Thu Hà 5. Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện Lô B9 Thành Thái, Phường 15, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh BSCKII. Trần Thị Ái Nhung 6. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh 159 Hưng Phú, Phường 8, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh BS. Nguyễn Bích Hà 7. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiêp thuộc Trung tâm Y tế - Môi trường lao động công thương – Bộ Công thương 99 Văn Cao, phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội BS. Phạm Sỹ Hưng 8. Phòng khám đa khoa Trường Đại học Y tế công cộng Số 1A, đường Đức Thắng, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội BSCKII. Dương Văn Hải 9. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Viện Y học biển, Bộ Y tế Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Phường Kênh Dương, Quận Lê Chân, TP. Hải Phòng PGS.TS. Trần Thị Quỳnh Chi 10. Phòng khám điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Phân Viện Khoa học an toàn vệ sinh lao động và Bảo vệ môi trường miền Nam 124-126 Lê Lai, P. Bến Thành, Q. I, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 028 3839 6998 Email: contact@sileps.vn TS. BS. Trịnh Hồng Lân 11. Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường giao thông vận tải 73 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội ĐT: 02437343151 ThS.BS. Phạm Đức Thụ 12. Trung tâm Giám định Y khoa giao thông vận tải Ngõ 1194 Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội ĐT: 024 37663226 TS.BS. Phạm Tùng Lâm 13. Bệnh viện Dệt may 454 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội BS. Dương Trình Xuyên 14. Bệnh viện Phổi Trung ương 463 Hoàng Hoa Thám, Phường Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội BSCKII. Nguyễn Ngọc Hồng 15. Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội Khu A1, Nguyễn Quý Đức, Phường Thanh Xuân, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội; Email: Benhviendhyd@vnu.edu.vn BSCKI. Đinh Thị Hoa 16. Bệnh viện đa khoa tư nhân Hà Thành Số 61 Vũ Thạnh-Phường Ô Chợ Dừa – Quận Đống Đa-TP. Hà Nội TS.BS. Nguyễn Thế Huệ 17. Bệnh viện 199, Bộ Công an Số 216 Nguyễn Công Trứ, Phường An Hải Đông, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng BSCKI. Võ Thị Hồng Hướng 18. Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ 315 Nguyễn Văn Linh, phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ BSCKI. Lâm Thị Ngọc Thảo 19. Phòng Khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm Dịch vụ y tế -Viện Pasteur Nha Trang 06-08-10 Trần Phú, phường Xương Huân, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ThS.BS. Nguyễn Thị Hường 20. Bệnh viện Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh 72/3 Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Bác sĩ CKI. Trần Quốc Văn 21. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên 59 Hai Bà Trưng, phường Thắng Lợi, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Ts.BS. Viên Chinh Chiến 22. Bệnh viện đa khoa Quang Khởi Khối Thịnh Mỹ, phường Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An Điện thoại: 02383 666 666 Email: Lienhe@quangkhoi.org PGS.TS. BS. Nguyễn Minh Hiếu 23. Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng Số 124 Nguyễn Đức Cảnh, phường Cát Dài, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Điện thoại: 02253955888 Email: dakhoaquocte.hih@gmail.com BSCKI. Phạm Thị Ánh 24. Bệnh viện đa khoa tư nhân Hồng Hà Số 16 phố Nguyễn Như Đổ, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại : 02473030988 Email: info@benhvienhongha.com BSCK I. Trần Văn Quản 25. Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực Địa chỉ: Số 595 Nguyễn Chí Thanh, P. Đông Thọ, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Điện thoại: 02373 713 713 Email: hoplucth@gmail.com BS. Ngọc Văn Minh 26. Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên Số 328, Lương Ngọc Quyến, p. Đồng Quang, tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại:0208 6 285 658. Email: benhvienquoctethainguyen123@gmail.co m TS.BS. Nguyễn Phúc Thái 27. Bệnh viện Trung ương Huế 16 Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 02343.890888 (9999) Số Fax: 02343.823324 Email: kiemtrasuckhoe.bvtwhue@gmail. com ThS.BSCKII. Nguyễn Thành Huy 28. Bệnh viện Đa khoa Quang Thành Thôn Hồng Tiến, xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An ĐT: 02383 668 668 - 0968265585; Email: quangthanhbv@gmail.com Website: bvquangthanh.com Bà Hồ Thị Thăng 29. Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng Địa chỉ: 225C Lạch Chay, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng; Điện thoại: 02253736285 Email: benhviendhy@hpmu.edu.vn BS. Nguyễn Văn Thành Các đơn vị do Bộ/ngành cấp phép Phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng/Viện Y học dự phòng Quân đội/Cục Quân Y Số 21 Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội TS. Lương Minh Tuấn Các đơn vị do Sở Y tế cấp phép 1. Phòng Khám, điều trị bệnh nghề nghiệp trực thuộc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội Số 70 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội BS. Bùi Công Đức 2. Khoa Bệnh nghề nghiệp-Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hải Phòng Số 21 Lê Đại Hành, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. ĐT: 02253842878 BS. Phạm Thị Thu Hà 3. Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc Số 10 Hai Bà Trưng, phường Đống Đa, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc BS. Nguyễn Văn Chiến 4. Phòng khám Bệnh nghề nghiệp – Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh Đường Nguyễn Quyền, khu Bồ Sơn, Phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh BS.Nguyễn Thị Ngọc Bích 5. Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Đức thuộc Công ty cổ phần bệnh viện quốc tế Nhân Đức Khu Lãm Làng, phường Vân Dương, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh BS. Phạm Hữu Quý 6. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương Số 18, đường Thanh Niên, P. Quang Trung, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương ĐT: 0223852484; 0913543430 BS. Lê Đức Minh 7. Phòng khám đa khoa – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thái Bình Số 113 đường Nguyễn Tông Quai, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình ĐT: 0945 094 288 BS. Lê Thị Hồng Nhung 8. Bệnh viện đa khoa huyện Vũ Thư Thị trấn Vũ Thư, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ĐT: 02273826306 BS. Đỗ Văn Lương 9. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam Đường Trường Chinh, phường Minh Khai, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam ĐT: 0987 909 616 0983 199 839 Email:bnncdchanam@gmail.com BS. Nguyễn Văn Trọng 10. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp Hoa Hồng – Công ty TNHH dịch vụ y tế và thương mại Huệ Linh Tổ dân phố Đông Hải, phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam BS. Trần Văn Viện 11. Phòng khám đa khoa Medic thuộc Công ty cổ phần Bệnh viện đa khoa Medic Hà Nam Số 164 đường Lê Duẩn, phường Liêm Chính, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam Điện thoại: 0902076131 BS. Nguyễn Thị Huyền 12. Phòng khám đa khoa Bình Minh thuộc Chi nhánh Công ty TNHH Đức Cường Hà Nam Xóm 6, xã Xuân Khê, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. ĐT: 09133689112 Email: dakhoaduccuong@gmail.com BS. Trương Thị Hồng 13. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Bình Đường Lê Thái Tổ, phường Nam Thành, TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình Email: suckhoenghenghiepnb@gmail.com ĐT: 02293511123 BSCKI. Lê Văn Trụ 14. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp (làm ngoài giờ) Phố Thiên Sơn, thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình ĐT: 02293511123 BSCKI. Lê Văn Trụ 15. Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nam Định Số 409 đường Hàn Thuyên, phường Vỵ Xuyên, TP. Nam Định BS. Nguyễn Văn Đường 16. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp An Nhiên, thuộc Công ty TNHH dịch vụ Y dược An Nhiên Lố số 2, Khu công nghiệp Bảo Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định Ông Trần Khánh Cương 17. Phòng khám đa khoa Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang Cơ sở 1: Tổ 10, phường Minh Khai, TP. Hà Giang, tỉnh Hà Giang Cơ sở 2: Tổ 10, phường Nguyễn Trãi, TP. Hà Giang, tỉnh Hà Giang Cơ sở 3: Tổ 10, phường Quang Trung,TP. Hà Giang, tỉnh Hà Giang BS. Nguyễn Thị Thanh Hương 18. Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Tuyên Quang Số 190, đường Quang Trung, tổ 23, phường Tân Quang, TP. Tuyên Quang ĐT: 0207 3824241 BS. Mai Thị Phương 19. Phòng khám đa khoa trực thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn Số 96-98, tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc kạn. SĐT. 02093870943 Long Thị Liên 20. Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái Số 496, đường Hòa Bình, TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái. ĐT: 0216 3852 519 Email: cdcyenbai@gmail.com BSCKI. Trương Thị Bích Liên 21. Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai Nhà 2, trụ sở khối V, đường Chiềng On, phường Bình Minh, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Điiện thoại: 02143844882 BSCKI Đỗ Mạnh Hà 22. Bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai Tổ 20, phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. BS. Nghiêm Văn Ngôn 23. Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên Phường Trung Thành, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Ông Nguyễn Hữu Trung 24. Phòng khám đa khoa Hà Nội-Thái Nguyên Nhà CL 20-01, khu đô thị Hồ Xương Rồng, tổ 24, phường Phan Đình Phùng, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên BS. Hoàng lê Dương 25. Phòng khám, điều trị và tư vấn bệnh nghề nghiệp SN 105, tô ̉ 10, phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ĐT: 0912 153 827 GS.TS. Đỗ Văn Hàm 26. Phòng khám đa khoa (thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lạng Sơn) Địa chỉ: Khối 10, đường Nhị Thanh, phường Tam Thanh, TP. Lạng Sơn Ông Nguyễn Tú 27. Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng Tổ 11, phường Sông Bằng, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng BS. Bế Thị Bạch 28. Phòng khám nghề nghiệp thuộc phòng khám đa khoa-Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh Phố Hải Phúc, phường Hồng Hải, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ĐT. 02033561188 BS. Hoàng nam Dương 29. Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lai Châu Tổ 22, Phường Đông Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu BSCKI. Nguyễn Thị Huệ 30. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp – Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang Số 45, đường Nghĩa Long, phường Trần Phú, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. ĐT: 0204 3824 246 DĐ: 0915 539 279 BS. Phan Thị Thi 31. Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ Đường Trần Phú – Phường Gia Cẩm – TP. Việt Trì – Phú Thọ ĐT: 02103846425, Fax: 02103847777 BS. Nguyễn Trọng Oánh 32. Phòng khám đa khoa khu công nghiệp trực thuộc CTCP Trung tâm Y khoa Việt Đức Lô số 8, Khu công nghiệp Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Bs. Ngô Thị Minh Huệ 33. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa Số 474 Hải Thượng Lãn Ông – Phường Quảng Thắng – TP. Thanh Hóa – tỉnh Thanh Hóa TS. Lương Ngọc Trương 34. Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm y tế thị xã Nghi Sơn Thôn Thượng Nam, xã Hải Nhân, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa ĐT: 0986.305.427 Email: hainguyenvan15051975@gmail.com BS. Nguyễn Văn Hải 35. Phòng khám đa khoa An Bình Lô 36-38 Đại lộ Võ Nguyên Giáp, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa PGS.TS. Khương Văn Duy 36. Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Y tế huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa Xã Định Bình, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa BS. Lê Hữu Thắng 37. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa Số 181 Hải Thượng Lãn Ông, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa BSCKII. Lê Văn Sỹ 38. Phòng khám Bệnh nghề nghiệp – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An Số 140 đường Lê Hồng Phong, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An Điện thoại: 02383 568826 BSCKI. Lê Tuấn Anh 39. Phòng khám đa khoa-Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh Số 121 đường Nguyễn Huy Tự - TP. Hà Tĩnh – tỉnh Hà Tĩnh ĐT: 02393. 891. 184 BS. Phạm Thị Phương 40. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế 10-12 Nguyễn Văn Cừ, Phường Vĩnh Ninh, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế ĐT: 0234.38252466 Fax: 0234.3831973 ThS.BS.Hồ Xuân Vũ 41. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm Y tế huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế BSCKI. Đặng Văn Tuấn 42. Phòng khám đa khoa - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng 118 Lê Đình Lý, Phường Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng BS. Trần Nguyễn Thu Thảo 43. Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình 124-126-128 Hữu Nghị, phường Nam Lý, TP. Đồng Hới, Quảng Bình BS. Lê Thanh Long 44. Phòng khám đa khoa - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam Cơ sở 1: Đường Nguyễn Văn Trỗi, phường An Phú, TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam Cơ sở 2: Số 129-135 đường Trưng Nữ Vương, phường Tân Thạnh, TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam ĐT: 0913 693 131 Email: kiemcdcqn@gmail.com BS. Phạm Văn Tín 45. Phòng khám bệnh nghề nghiệp – Tâm trí địa chỉ Số 20, đường Đào Duy Từ, phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam Bác sỹ Phạm Văn Tín 46. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi 64 Bùi Thị Xuân, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nãi ĐT: 02553716053 BS. Nguyễn Ngọc Doanh 47. Phòng khám bệnh nghề nghiệp Minh Trí (Làm việc ngoài giờ hành chính) 150 Nguyễn Tự Tân, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. BS. Nguyễn Ngọc Doanh 48. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp –Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định 85-87 Lê Hồng Phong, Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định BS. Trình Công Tuấn 49. Phòng khám phát hiện bệnh nghề nghiệp (thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Yên) 73 Lạc Long Quân, phường Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa, Phú Yên, ĐT: 02576256012 BS. Huỳnh Thế Vinh 50. Phòng Khám, điều trị bệnh nghề nghiệp (Thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa) Số 04 Quang Trung, Nha Trang, Khánh Hòa BS. Nguyễn Tấn 51. Phòng khám Bảo An 05 Hà Thuyên, phường Xương Huân, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa SĐT. 0975134632 BS. Phạm Thị Hồng Minh 52. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum 405 Bà Triệu, phường Quyết Thắng, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum ĐT: 0260.3505900 Fax: 0260.3862535 BS. Nguyễn Bá Trí 53. Phòng khám đa khoa – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng Số 54 Phạm Ngọc Thạch, phường 6, Đà Lạt, Lâm Đồng BS. Phùng Xuân Bách 54. Phòng khám Bệnh nghề nghiệp TVT Số 37/10/14 Hoàng Diệu, phường 5, Đà Lạt, Lâm Đồng ĐT: 02633703636 Email: antoansknn@gmail.com BS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 55. Phòng khám bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Thuận Số 47 Lê Hồng Phong, Mỹ Hương, TP. Phan Rang - Tháp Chàm BS. Phan Quốc Khánh 56. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp Minh Hưng thuộc Công ty TNHH Bệnh viện Sài Gòn Phòng khám sức khỏe Minh Hưng Số 217, QL13, KP 3A, phường Minh Hưng, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước BS. Nguyễn Thanh Quang 57. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương Đường Lê Hồng Phong, khu phố 3, phường Phú Hòa, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương BS. Nguyễn Thị Kim Cúc 58. Bệnh viện đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) 234, quốc lộ 1, phường Tân Biên, TP.Biên Hòa, Đồng Nai, ĐT: 0903932107 BS. Nguyễn Thị Từ 59. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai Quốc lộ 51, khu phố 1, phường Long Bình Tân, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai BS. Lê Hồng Sơn 60. Phòng Khám đa khoa quốc tế Long Bình 85 Bùi Văn Hòa, KP5, phường Long Bình, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Bs. Đàm Văn Đủ 61. Phòng khám đa khoa Thiện Nhân ĐT 768, ấp 1, xã Thạnh Phú, huỵện Vĩnh Cửu, Đồng Nai BS. Nguyễn Thành Văn 62. Công ty TNHH Bệnh viện Sài Gòn Tam Phước – Phòng khám Đa khoa Số 15, ấp 3, xã Tam Phước, TP. Biên Hòa, Đồng Nai BS. Lê Ngọc Nam 63. Phòng khám đa khoa Đông Sài Gòn & VSLĐ 2142, Tổ 16B, đường Nguyễn Ái Quốc, khu phố An Hòa, phường Hoá An, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai Điện thoại: 02513680698 Email: Dakhoadongsaigon.whs@gmail.com BS. Nguyễn Thế Kiên 64. Phòng khám đa khoa An Phúc Sài Gòn (Hình thức: Phòng khám đa khoa) Số 2368, Ấp Thanh Hóa, Xã Hố Nai 3, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai ĐT: 02513 99 22 99 DĐ: 0913 612 613 BS. Nguyễn Thị Xuân Hương 65. Phòng khám đa khoa Hoàng Anh Đức Khu phố 1, Quốc lộ 1 A, Phường Long Bình , TP. Biên hòa Đồng Nai BS.Hoàng Quý Bạch 66. Phòng khám đa khoa Hạnh Phúc 158-160, đường Đồng Khởi, KP4, phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai BS. Phan Hải Nam 67. Công ty TNHH phòng khám đa khoa Tam Đức 528/15, xa lộ Hà Nội, KP4, phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai BS. Nguyễn Văn Dần 68. Phòng khám đa khoa Nam Thành Phát Số 1037, đường 768, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai BS. Nguyễn Như Thạch 69. Phòng khám đa khoa Y Sài Gòn Số 2/8/ đường Đồng Khởi, khu phố 6, phường Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai BS. Trần Trung Thuận 70. Phòng Khám đa khoa Quốc tế Sỹ Mỹ - 2 Trong khuôn viên Chi nhánh Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina, KCN Agtex Long Bình, phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai BS. Nguyễn Văn Thuyên 71. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp (Thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh) 49 bis Điện Biên Phủ, phường ĐaKao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh BS. Võ Văn Sáu 72. Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp 313 đường Âu Dương Lân, Phường 2, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh BS. Phan Nhật Khánh 73. Phòng khám điều trị bệnh nghề nghiệp trực thuộc Khoa Khám bệnh của Bệnh viện quận Thủ Đức 29 Phú Châu, Tam Phú, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh Bs. Hoàng Văn Thế 74. Bệnh viện Lê Văn Thịnh 130 Lê Văn Thịnh, phường Bình Trưng Tây, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh Bs. Nguyễn Thị Thanh Tâm 75. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Công ty Cổ phần Khám sức khỏe bệnh nghề nghiệp Sài Gòn 4423 Nguyễn Cửu Phú, khu phố 4, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh BS. Doãn Văn Thủy 76. Phòng khám đa khoa thuộc công ty cô ̉ phần VH Care Lô 1, Số 206, Quốc lộ 22, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh ĐT: 0779 967 076 BS. Phan Văn Hưng 77. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp (Thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) 19 Phạm Ngọc Thạch, phường Phước Hưng, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Bs. Nguyễn Thị Xuân Hoa 78. Phòng khám đa khoa Vạn Thành - Sài Gòn, chi nhánh Công ty TNHH Vạn Thành - Sài Gòn Số 306 Độc Lập, khu phố Quảng Phú, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Email: dakhoavanthanhsaigon@gmail.com ĐT: 1900636615 0911203186 Bs. Đồng Mạnh Hùng 79. Trung tâm Y tế Vietsovpetro Số 02 Pasteur, phường 7, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu BS. Phạm Thị Thùy Dương 80. Phòng khám Đa khoa Đại Tòng Lâm, thuộc Công ty cổ phần phòng khám đa khoa Đại Tòng Lâm Đường Cách mạng Tháng tám (đường 80), khu phố Tân Phú, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. SĐT. 02543891122 BS. Lê Xuân Mạnh 81. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp – trực thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Long An Số 29, Huỳnh Văn Tạo, Phường 3, thành phố Tân An, tỉnh Long An Lý Công Hùng 82. Phòng khám đa khoa – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang Số 158/3 đường Trần Hưng Đạo, Phường 5, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang BSCKII. Nguyễn Ngọc Chơn 83. Phòng khám đa khoa Thái Huy Số 41-43, Ấp Bắc, Phường 4, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang ĐT: 0918282755 BS. Phùng Thiện Hùng 84. Phòng khám Đa khoa Tâm An Số 6 đường 14, khu vực 4, phường III, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang BS. Nguyễn Văn Hiệp 85. Phòng khám đa khoa - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bến Tre 230 Nguyễn Văn Tư, phường 7, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre Ông Phạm Văn Tuấn 86. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Trà Vinh Số 36, Đường Tô Thị Huỳnh, phường 1, TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh BS. Trương Văn Dũng 87. Phòng khám đa khoa Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp Số 394, đường Lê Đại Hành, khóm Mỹ Trung, phường Mỹ Phú, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Điện thoại: 02773.852.756 BS. Nguyễn Thị Thu Hương 88. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh An Giang Số 28, Nguyễn Du, phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang Email: ttytdp@angiang.gov.vn Điện thoại: 02963.852305 BS. Nguyễn Thị Mỹ Linh 89. Phòng khám đa khoa Mỹ Thạnh Số 2555, 2557, 2559 Trần Hưng Đạo, tổ 12, khóm Đông Thạnh B, phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang BS. Võ Văn Sơn 90. Phòng khám bệnh nghề nghiệp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sóc Trăng Số 376, đường Lê Duẩn, phường 9,Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng Điện thoại: 02993617428 BSCKII. Võ Quang Hà 91. Trung tâm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ (Hình thức: Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp – Phòng khám đa khoa) Số 400, Nguyễn Văn Cừ nối dài, phường An Bình, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ĐT: 02923818907 BS. Dương Phước Long 92. Phòng khám đa khoa sức khỏe Cần Thơ (Hình thức: Phòng khám đa khoa) Số 152 Nguyễn An Ninh, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ĐT: 02923 768 969 BS. Lê Trường Hải 93. Phòng khám đa khoa Đồng Xuân Số 179, Nguyễn Văn Linh, phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. SĐT. 02923827179 Bs. Lại Kim Anh 94. Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau Số 91, Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau BS. Nguyễn Hồng Cầu 95. Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu Số 01, đường Đồng Khởi, phường 5, thành phố Bạc Liêu Trần Vĩnh An 96. Phòng khám điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang Lô D111 Tuệ Tĩnh, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang BS. Lâm Hùng Bi Đơn vị xin tạm dừng hoạt động 1 Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản Quốc lộ 1A, xã Tân Phú Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang BS. Nguyễn Nhân Nghĩa 2 Trung tâm Điều dưỡng – Phục hồi chức năng Sầm Sơn Số 6-Phường Bắc Sơn- TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa BS. Trịnh Trí Dũng Danh sách được cấp nhật đến 13/08/2024.
Đề xuất 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất 2024
Mới đây, Bộ Y tế ban hành Dự thảo Thông tư quy định về Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH)… Bộ Y tế vừa ban hành Dự thảo Thông tư Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH, nội dung nổi bật của Dự thảo Thông tư là danh sách 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH Bộ Y tế liệt kê kèm theo phụ lục hướng dẫn về việc chẩn đoán, giám định được quy định tại Điều 3 của Dự thảo Thông tư. Xem Dự thảo Thông tư về Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/du-thao-thong-tu-benh-NN-BYT.docx Theo đó, 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất 2024 bao gồm: 1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 1 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc1BuiphoisilicNN-Chinhsua2.4.(1).doc 2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 2 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc2BuiphoiAmiangNN-Chinhsua2.4.doc 3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 3 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc3BuiphoibongNN-chinhsua2.4(1).doc 4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 4 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc4BuiphoitalcNN-Chinhsua2.4.docx 5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 5 ban hànhhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc5BuiphoithanNN-Chinhsua2.4.doc 6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 6https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc6ViemphequanmantinhNN-Chinhsua2.4.doc 7. Bệnh hen nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 7 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc7HenNN-chinhsua2.4(1).doc 8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 8 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc8NhiemdocchiNN.doc 9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc9NhiemdocbenzenNN.doc 10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 10 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc10NhiemdocThuynganNN.doc 11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 11 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc11NhiemdocManganNN.doc 12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 12 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc12NhiemdocTrinitrotoluenTNTNN.doc 13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 13 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc13NhiemdocAsenNN.doc 14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 14 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc14NhiemdocHoachatbaovethucvatNN.doc 15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 15https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc15NhiemdocNicotinNN.doc 16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 16 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc16NhiemdocCacbonmonoxitNN.doc 17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 17 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc17NhiemdocCadimiNN.doc 18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 18 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc18DiecNN.doc 19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 19 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc19GiamapNN.doc 20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 20https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc20RungtoanthanNN.doc 21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 21https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc21RungcucboNN.doc 22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 22 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc22PhongxaNN.doc 23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 23 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc23DucThuytinhtheNN.doc 24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 24 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc24NotdauNN.doc 25. Bệnh sạm da nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 25 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc25SamdaNN.doc 26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 26 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc26ViemdadocromNN.doc 27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 27https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc27BenhdaNNdolanhamuot.doc 28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 28 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc28DaNNdocaosuvaphugiacaosu(1).doc 29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 29 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc29LeptospiraNN.doc 30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 30https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc30ViemganBNN.doc 31. Bệnh lao nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 31 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc31LaoNN.doc 32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 32 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc32HIVNN.doc 33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 33 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc33ViemganCNN.doc 34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 34 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc34UngthutrungbieumoNN-chinhsua2.4.doc 35. Bệnh COVID - 19 nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 35 ban hành kèm theo Dự thảo Thông tư tại đây (cập nhật sau) Trên đây là danh sách 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH theo đề xuất tại Dự thảo Thông tư về Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội Xem Dự thảo Thông tư về Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/du-thao-thong-tu-benh-NN-BYT.docx
Mức hỗ trợ của cơ quan bảo hiểm đối với công ty khi người lao động đi khám, chữa bệnh nghề nghiệp
Hiện nay trong công ty có phát sinh người lao động có biểu hiện bệnh nghề nghiệp. Các trường hợp này có nhu cầu đi khám chữa bệnh và công ty cũng đồng ý hỗ trợ. Vậy bảo hiểm có hỗ trợ gì và quy định như thế nào không? Mức hỗ trợ kinh phí khám, chữa bệnh nghề nghiệp Liên quan vấn đề này, khi đáp ứng điều kiện thì người sử dụng lao động (là công ty) được hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp theo Điều 17 Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn về toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc có hướng dẫn như sau: - Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời điểm người lao động khám bệnh nghề nghiệp sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 800 nghìn đồng/người/lần khám. - Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần. Theo đó, số tiền tối đa cũng chỉ 800 nghìn đồng/người/lần khám và mỗi năm 1 lần, tối đa 2 lần cho mỗi người mà thôi. Còn đối với mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp thì được hướng dẫn tại Điều 21 Nghị định 88/2020/NĐ-CP như sau: - Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 15 triệu đồng/người. - Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần. Theo đó, số lần hỗ trợ chữa bệnh cũng tương tự như khám bệnh, chỉ khác mức hỗ trợ chữa bệnh sẽ được xác định tối đa 15 triệu đồng/người. Thủ tục giải quyết hỗ trợ kinh phí khám, chữa bệnh nghề nghiệp Liên quan nội dung này, tại Điều 19 Nghị định 88/2020/NĐ-CP có nêu về trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp như sau: - Đối với trường hợp đủ điều kiện quy định tại Điều 16 Nghị định 88/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 88/2020/NĐ-CP cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 06 tại Phụ lục của Nghị định 88/2020/NĐ-CP và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động hoặc người lao động nộp hồ sơ đề nghị và nêu rõ lý do. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người sử dụng lao động hoặc người lao động theo quyết định hỗ trợ. Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do. Còn trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp được hướng dẫn tại Điều 23 Nghị định 88/2020/NĐ-CP như sau: - Trường hợp đủ điều kiện quy định tại Điều 20 Nghị định 88/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 88/2020/NĐ-CP cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 08 tại Phụ lục của Nghị định 88/2020/NĐ-CP và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động hoặc người lao động nộp hồ sơ đề nghị và nêu rõ lý do. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do.
Thủ tục xin giảm mức đóng vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp
Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong 5 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội , nhằm chia sẻ gánh nặng, bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, để được giảm mức đóng vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp thì thủ tục như thế nào? Tỷ lệ giảm đóng vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp - Doanh nghiệp được đề xuất áp dụng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp thấp hơn mức đóng hiện đang quy định (0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội) - Tỷ lệ đóng vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp giảm còn: 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Các trường hợp được áp dụng mức đóng 0,3% vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải thỏa mẫn các điều kiện sau: - Doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội; - Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất; - Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất Thủ tục xin giảm mức đóng vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp: Bước 1: Doanh nghiệp đáp ứng điều kiện chuẩn bị các hồ sơ bao gồm: - Văn bản đề nghị quy định theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2020/NĐ-CP. - Bản sao chứng thực Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động được thực hiện bởi tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động quy định tại Điều 7 Nghị định 58/2020/NĐ-CP. Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động quy định theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2020/NĐ-CP. Bước 2: Nộp hồ sơ Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ đề xuất về Bộ Lao động Thương binh – Xã hội qua các hình thức sau: - Nộp trực tiếp - Nộp trực tuyến - Nộp qua đường bưu điện Bước 3: Nhận kết quả Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của gửi hoặc trả kết quả trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc qua đường bưu điện cho doanh nghiệp và cơ quan bảo hiểm xã hội đế tổ chức thực hiện người sử dụng lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm triển khai và thực hiện trả kết quả Thời hạn áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Thời hạn thực hiện là 36 tháng, kể từ tháng quyết định áp dụng mức đóng có hiệu lực. Trong vòng 60 ngày trước ngày hết thời hạn áp dụng mức đóng trên, nếu người sử dụng lao động vẫn có nhu cầu tiếp tục mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động thì lập 01 bộ hồ sơ như trên.
Điều kiện và trình tự thủ tục thành lập phòng khám điều trị bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp được gọi là bệnh xuất phát từ những tác động có hại của môi trường làm việc đối với nhân viên, có thể có tác động tiêu cực đến tình trạng sức khỏe và làm giảm hiệu suất công việc của họ. Vậy cơ sở muốn hoạt động khám chữa bệnh nghề nghiệp cần đáp ứng điều kiện như thế nào? Thủ tục thành lập ra sao? Điều kiện thành lập phòng khám điều trị bệnh nghề nghiệp Quy mô: Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp có quy mô tương đương với phòng khám đa khoa hoặc phòng khám chuyên khoa tùy theo cơ sở pháp lý để thành lập các phòng khám này. Cơ sở vật chất: Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, bảo đảm đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh. Trường hợp có quy mô tương đương với phòng khám chuyên khoa thì cơ sở vật chất phải đáp ứng các điều kiện của phòng khám chuyên khoa. Có ít nhất hai bộ phận xét nghiệm (sinh hóa, độc chất, vi sinh) và chẩn đoán hình ảnh. Thiết bị y tế: Trường hợp có quy mô tương đương với phòng khám đa khoa thì phải đáp ứng các điều kiện về thiết bị y tế. Trường hợp có quy mô tương đương với phòng khám chuyên khoa thì phải đáp ứng các điều kiện về thiết bị y tế Đáp ứng các điều kiện về thiết bị y tế về xét nghiệm, điều kiện về thiết bị y tế về chẩn đoán hình ảnh Nhân sự: - Người làm việc tại cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ đào tạo về bệnh nghề nghiệp, phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây: - Là bác sỹ chuyên khoa bệnh nghề nghiệp có chứng chỉ hành nghề hoặc bác sỹ đa khoa có chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ đào tạo về bệnh nghề nghiệp; - Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp ít nhất là 54 tháng; - Là người hành nghề cơ hữu tại phòng khám. Thành phần hồ sơ thành lập phòng phám điều trị bệnh nghề nghiệp Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP; Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài; Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP; Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP; Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định 109/2016/NĐ-CP và Chương V Nghị định 155/2018/NĐ-CP; Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; Trình tự thủ tục thành lập phòng khám điều trị bệnh nghề nghiệp Bước 1: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động về Bộ Y tế; Bước 2: Bộ Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại mẫu số 09 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP cho người đề nghị Bước 3: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý môi trường y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở để cấp giấy phép hoạt động: Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Cục Quản lý môi trường y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở xin cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Cục Quản lý môi trường y tế thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động. Trường hợp không cấp giấy phép hoạt động, Cục Quản lý môi trường y tế phải có văn bản trả lời và nêu lý do. Bước 4 : Trả giấy phép hoạt động cho cơ sở
Công bố 04 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền của BHXH Việt Nam
Ngày 19/9/2023, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ban hành Quyết định 1318/QĐ-BHXH về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Theo đó, công bố 04 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực: Thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm: 1-Thủ tục đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT 2-Thủ tục đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH 3-Thủ tục đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT đối với người chỉ tham gia BHYT 4-Thủ tục cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT Hướng dẫn đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH bắt buộC, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, như sau: (1) Trình tự thực hiện Bước 1. Lập, nộp hồ sơ *Đối với người lao động - NLĐ là người tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 1 mục 1.3 (Thành phần hồ sơ); nộp hồ sơ cho đơn vị quản lý. - Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: + Trường hợp đóng qua đơn vị đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 2 mục 1.3 (Thành phần hồ sơ) và nộp hồ sơ, đóng tiền cho đơn vị quản lý. + Trường hợp đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi thường trú của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 2 mục 1.3 (Thành phần hồ sơ) và nộp hồ sơ, đóng tiền cho cơ quan BHXH. + Đối với NLĐ được gia hạn hợp đồng hoặc ký HĐLĐ mới ngay tại nước tiếp nhận lao động truy nộp sau khi về nước: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 2 mục 1.3 (Thành phần hồ sơ) và nộp hồ sơ, đóng tiền cho đơn vị hoặc cho cơ quan BHXH. - Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 3 Mục 1.3 (Thành phần hồ sơ) và nộp hồ sơ, đóng tiền cho đơn vị quản lý. - Đối với NLĐ và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưỏng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hàng tháng: NLĐ hoặc thân nhân NLĐ chết lập hồ sơ theo quy định tại điểm 4 Mục 1.3 (Thành phần hồ sơ) và nộp hồ sơ, đóng tiền vào quỹ hưu trí và tử tuất cho cơ quan BHXH nơi thường trú hoặc thông qua đơn vị trước khi nghỉ việc. - NLĐ có từ 02 sổ BHXH đóng trùng BHXH, BHTN: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 5 mục 1.3 (Thành phần hồ sơ): Nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi quản lý hoặc nơi cư trú. *Đơn vị sử dụng lao động - Kê khai hồ sơ theo quy định tại điểm 6 mục 1.3 (Thành phần hồ sơ) và nộp cho cơ quan BHXH; Nộp tiền đóng của đơn vị (bao gồm tiền đóng thuộc trách nhiệm của đơn vị SDLĐ và NLĐ), tiền đóng của NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tiền đóng của phu quân hoặc phu nhân, tiền đóng của NLĐ còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hàng tháng đóng thông qua đơn vị cho cơ quan BHXH. Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định. Bước 3. Nhận kết quả gồm: Sổ BHXH, thẻ BHYT; Quyết định hoàn trả; Tiền hoàn trả thời gian đóng trùng BHXH, BHTN (nếu có). (2) Cách thức thực hiện - Nộp hồ sơ: NLĐ và đơn vị SDLĐ nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH bằng một trong các hình thức sau: + Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH; + Thông qua dịch vụ bưu chính; + Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam hoặc Tổ chức I-VAN. - Đóng tiền theo quy định - Nhận kết quả giải quyết: theo hình thức đã đăng ký. (3) Thành phần hồ sơ - Đối với người tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: + Tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với người tham gia lần đầu hoặc có mã số BHXH nhưng chưa đủ thông tin. Xem và tải Mẫu TK1-TS https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/09/26/mau-1.docx Trường hợp NLĐ được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn, bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Quyết định số 948/QĐ-BHXH ngày 05/6/2023 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. - Đối với người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: + Tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với người tham gia lần đầu hoặc có mã số BHXH nhưng chưa đủ thông tin; + Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc Hợp đồng lao động được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn Hợp đồng lao động hoặc Hợp đồng lao động được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng. - Đối với người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: Tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với người tham gia lần đầu hoặc có mã số BHXH nhưng chưa đủ thông tin. - NLĐ và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hằng tháng, NLĐ hoặc thân nhân NLĐ chết kèm theo các giấy tờ: + Tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với người tham gia có mã số BHXH nhưng chưa đủ thông tin; + Sổ BHXH của NLĐ; - Đối với NLĐ có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau + Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS); + Các sổ BHXH. - Đối với đơn vị SDLĐ + Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS); Xem và tải Mẫu TK3-TS https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/09/26/mau-3.docx + Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-Lt); Xem và tải Mẫu D02-LT https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/09/26/mau-2.docx + Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến điều chỉnh thông tin của đơn vị (nếu có); + Hồ sơ của NLĐ. (4) Thời hạn giải quyết Kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định: - Trường hợp cấp sổ BHXH, thẻ BHYT mới: Không quá 05 ngày. - Trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất: Không quá 05 ngày. - Trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH, BhYt, BHTN, BHtNLĐ-bNn: Không quá 10 ngày. - Trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đóng BHXH, BHYT, BhtN, BHTNLĐ-BnN: Không quá 03 ngày. - Trường hợp xác nhận sổ BHXH: Không quá 05 ngày. - Trường hợp hoàn trả do đóng trùng BHXH, BHTN: Không quá 10 ngày. (5) Đối tượng thực hiện TTHC - Đơn vị SDLĐ; - NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; - Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; - Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; - NLĐ và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hằng tháng; - NLĐ có từ 2 sổ BHXH trở lên đóng trùng BHXH, BHTN Xem 03 thủ tục hành chính còn lại tại Quyết định 1318/QĐ-BHXH có hiệu lực từ ngày 19/9/2023.
Thủ tục, hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do thương tật, bệnh tật tái phát
Hướng dẫn thực hiện các bước giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do thương tật, bệnh tật tái phát. Theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, thì tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Theo khoản 9 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. (1) Trình tự nộp hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp do thương tật tái phát Bước 1. Lập, nộp hồ sơ NLĐ lập hồ sơ theo quy định tại mục Thành phần hồ sơ; nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi đang chi trả trợ cấp (đối với trường hợp đang hưởng trợ cấp hàng tháng); trường hợp đã hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN một lần thì nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi cư trú. Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định. Bước 3. Nhận kết quả giải quyết (2) Cách thức thực hiện Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả Trực tiếp 6 Ngày làm việc 1. Nộp hồ sơ: NLĐ nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan BHXH. 2. Nhận kết quả giải quyết: NLĐ nhận kết quả bằng một trong các hình thức sau: - Hồ sơ giấy tờ liên quan: theo hình thức đã đăng ký. - Tiền trợ cấp: + Trực tiếp tại cơ quan BHXH (đối với trợ cấp một lần) hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông qua tài khoản cá nhân; + Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật. Trực tuyến 6 Ngày làm việc 1. Nộp hồ sơ: NLĐ nộp hồ sơ qua giao dịch điện tử: cá nhân đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN), trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích. 2. Nhận kết quả giải quyết: NLĐ nhận kết quả bằng một trong các hình thức sau: - Hồ sơ giấy tờ liên quan: theo hình thức đã đăng ký. - Tiền trợ cấp: + Trực tiếp tại cơ quan BHXH (đối với trợ cấp một lần) hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông qua tài khoản cá nhân; + Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật. Dịch vụ bưu chính 6 Ngày làm việc Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định. 1. Nộp hồ sơ: NLĐ nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích; 2. Nhận kết quả giải quyết: NLĐ nhận kết quả bằng một trong các hình thức sau: - Hồ sơ giấy tờ liên quan: theo hình thức đã đăng ký. - Tiền trợ cấp: + Trực tiếp tại cơ quan BHXH (đối với trợ cấp một lần) hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông qua tài khoản cá nhân; + Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật. (3) Thành phần hồ sơ Trường hợp không quy định rõ bản chính thì có thể nộp bản sao hợp lệ Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng 1. Bản chính Sổ BHXH (trong trường hợp bảo lưu thời gian đóng BHXH mà chưa có dữ liệu trong hệ thống hoặc chưa được cấp mã BHXH đối với trường hợp bị TNLĐ, BNN đã được GĐYK nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp) Bản chính: 1 - Bản sao: 0 2. Đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01/7/2016 mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN: Biên bản điều tra TNLĐ hoặc kết quả đo đạc, quan trắc môi trường lao động; Trường hợp bị TNGT được xác định là TNLĐ thì có thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường hoặc Biên bản TNGT của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội. Bản chính: 1 - Bản sao: 0 3. Trường hợp đang hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN trước ngày 1/1/2007 đã được trang cấp PTTGSH nay đề nghị trang cấp tiếp: Hóa đơn, chứng từ mua các phương tiện được trang cấp, vé tàu xe đi lại để làm hoặc nhận phương tiện trang cấp (nếu có). Bản chính: 1 - Bản sao: 0 4. Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ lần trước gần nhất của Hội đồng GĐYK đối với trường hợp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp. Bản chính: 1 - Bản sao: 0 5. Biên bản giám định lại mức suy giảm KNLĐ sau khi điều trị thương tật, bệnh tật tái phát của Hội đồng GĐYK. Bản chính: 1 - Bản sao: 0 6. Chỉ định của cơ sở KCB, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên về việc trang cấp PTTGSH (nếu có). Bản chính: 1 - Bản sao: 0 7. Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định kèm theo bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK (Trường hợp thanh toán phí GĐYK). Bản chính: 1 - Bản sao: 0 Bao gồm: Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng Trường hợp không quy định rõ bản chính thì có thể nộp bản sao hợp lệ Bản chính: 0 - Bản sao: 1 (4) Cơ quan thực hiện Bảo hiểm xã hội cấp huyện Bảo hiểm xã hội cấp Tỉnh (5) Yêu cầu, điều kiện thực hiện - NLĐ tham gia BHXH bắt buộc bị TNLĐ, BNN có mức suy giảm KNLĐ từ 5% trở lên, khi thương tật, bệnh tật tái phát đã điều trị ổn định. - NLĐ bị TNLĐ mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp PTTGSH theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật. Trên đây là trình tự, thủ tục thực hiện giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do thương tật, bệnh tật tái phát.
Các chế độ Bảo hiểm xã hội được hưởng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được hưởng những chế độ nào của Bảo hiểm xã hội và mức chi là bao nhiêu cho các khoản trợ cấp này? 1. Trợ cấp một lần - Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần. - Mức trợ cấp một lần được quy định như sau: + Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở; + Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó. (Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015) 3.2. Trợ cấp hằng tháng - Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. - Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau: + Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở; + Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó. - Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014. (Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015) 3.3. Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn, kỹ thuật. (Điều 51 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015) 3.4. Trợ cấp phục vụ Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở. (Điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015) 3.5. Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất trong trường hợp người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật bảo hiểm xã hội 2014. (Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015) 3.6. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật - Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc thì người lao động vẫn được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau: + Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên; + Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%; + Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%. - Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở. (Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015) 3.7. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc - Trường hợp người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý theo quy định tại khoản 8 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, nếu phải đào tạo người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp thì được hỗ trợ học phí. - Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá mười lăm lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần. (Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015)
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Các điều kiện hiện nay để được hưởng chế độ tai nạn lao động, chế độ bệnh nghề nghiệp của Bảo hiểm xã hội? Hồ sơ để được hưởng các chế độ này bao gồm những giấy tờ gì? 1. Điều kiện hưởng chế độ tai tạn lao động Căn cứ tại Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau: Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây: - Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động 2019 và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh; + Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động; + Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý; - Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015; - Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015. 2. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp Căn cứ tại Điều 46 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp như sau: - Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: + Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015; + Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 46 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015. - Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét, giải quyết chế độ theo quy định của Chính phủ. 3. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động Căn cứ tại Điều 57 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm các giấy tờ sau: - Sổ bảo hiểm xã hội. - Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú. - Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa. - Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 4. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp Căn cứ tại Điều 58 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp bao gồm các giấy tờ sau: - Sổ bảo hiểm xã hội. - Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp; trường hợp không điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp. - Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thay bằng Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. - Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
12 khoản tiền tăng lên khi tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2023
Như vậy, từ ngày 01/7/2023 thì Nghị quyết 69/2022/QH15 bắt đầu thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Bên cạnh việc tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức thì kéo theo đó nhiều khoản tiền, trợ cấp dành cho NLĐ ngoài nhà nước được tính dựa theo lương cơ sở cũng sẽ được điều chỉnh tăng thêm. Cụ thể, 12 khoản tiền tăng lên khi lương cơ sở tăng bao gồm: (1) Tăng tiền trợ cấp một lần khi sinh con lên 3,6 triệu đồng Căn cứ Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định lao động nữ sinh con hoặc NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng NLĐ nhận nuôi con nuôi. Đặc biệt, trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì người cha được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Theo đó, mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi sẽ được tăng lên 3,6 triệu đồng (hiện hành là 2,98 triệu đồng). (2) Tăng tiền hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau lên 540.000 đồng Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở hiện nay theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Kể từ ngày 1/7/2023 lên 1,8 triệu đồng, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau sẽ tăng lên 540.000 đồng (hiện hành là 447.000 đồng). (3) Tăng tiền phục hồi sức khỏe sau thai sản lên 540.000 đồng Theo khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Như vậy, từ ngày 1/7/2023, tăng mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản lên 540.000 đồng (hiện hành là 447.000 đồng). (4) Tăng tiền trợ cấp một lần cho người bị suy giảm khả năng lao động Cụ thể, tại Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần cho người bị suy giảm khả năng lao động được quy định như sau kể từ ngày 01/7/2023: Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 lần mức lương cơ sở (tức 9 triệu đồng so với hiện hành là 7,45 triệu đồng), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở (tức tăng thêm 900.000 đồng). Ngoài mức trợ cấp quy định nêu trên, NLĐ còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. Nghị định 24/2023/NĐ-CP: Chính thức tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2023 (5) Tăng tiền trợ cấp hằng tháng cho người bị suy giảm khả năng lao động Theo Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. Mức trợ cấp hằng tháng cho người bị suy giảm khả năng lao động từ ngày 1/7 được quy định như sau: Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở. Do đó, NLĐ cứ suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng trợ cấp hằng tháng là 540.000 đồng (hiện hành là 447.000 đồng), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 36.000 đồng (hiện hành là 29.800 đồng). Ngoài mức trợ cấp quy định nêu trên, hằng tháng, người lao động còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. (6) Tăng tiền trợ cấp phục vụ cho người bị suy giảm khả năng lao động lên 1,8 triệu đồng Căn cứ Điều 52 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định trợ cấp phục vụ đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 49 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở (tức 1,8 triệu đồng so với mức 1,49 triệu đồng hiện nay). (7) Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Theo Điều 53 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định trợ cấp khi NLĐ chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hiện nay quy định như sau: Thân nhân NLĐ được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - NLĐ đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - NLĐ bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - NLĐ bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất trong trường hợp người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó, khi tăng lương cơ sở từ ngày 1/7, mức trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng mức 64,8 triệu đồng ( tăng thêm 11,16 triệu đồng so với mức trợ cấp hiện nay là 53,64 triệu đồng). (8) Tăng mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật Khoản 2 Điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật một ngày như sau: - Bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình: Mức hưởng bằng 450.000 đồng (hiện hành 372.500 đồng). - Bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung: Mức hưởng bằng 720.000 đồng (hiện hành 596.000 đồng). (9) Điều chỉnh tiền lương hưu hằng tháng lên 1,8 triệu đồng Theo khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bằng mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng (hiện hành là 1,49 triệu đồng), trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 LLuật Bảo hiểm xã hội 2014. (10) Trợ cấp mai táng tăng lên mức 18 triệu đồng Trường hợp NLĐ đủ điều kiện hưởng trợ cấp mai táng chết, người lo mai táng sẽ được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở. Theo đó, mức trợ cấp mai táng sẽ là 18 triệu đồng, tăng lên so với mức 14,9 triệu đồng theo quy định hiện hành. (11) Điều chỉnh tiền trợ cấp tuất hàng tháng lên 1,26 triệu đồng Cụ thể, khoản 1 Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân người lao động chết bằng 50% mức lương cơ sở (tăng từ 745.000 đồng lên 900.000 đồng); trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở (tăng từ 1,043 triệu đồng lên mức 1,26 triệu đồng). (12) Tăng tiền hưởng lương hưu lên 1,8 triệu đồng Căn cứ Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định NLĐ có từ đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách BHXH bắt buộc. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng (hiện hành là 1,49 triệu đồng), trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Giám định mức độ suy giảm khả năng lao động khi bị đột quỵ
Trường hợp người lao động bị đột quỵ trong quá trình làm việc có được giám định suy giảm khả năng lao động để hưởng các chế độ của BHXH và hồ sơ giám định như thế nào? Các trường hợp thực hiện giám định mức độ suy giảm khả năng lao động Theo quy định tại Điều 47 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì các trường hợp thực hiện giám định suy giảm khả năng lao động để hưởng các chế độ của BHXH bao gồm: Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định suy giảm khả năng lao động trong trường hợp: - Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe - Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định - Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau: - Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp - Bị tai nạn lao động nhiều lần - Bị nhiều bệnh nghề nghiệp =>> Như vậy, về nguyên tắc để được giám định suy giảm khả năng lao động hưởng các chế độ của BHXH thì người lao động phải bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp thuộc một trong các trường hợp nêu trên. Bị đột quỵ có được giám định mức độ suy giảm khả năng lao động - Danh mục các bệnh nghề nghiệp được quy định tại Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT theo đó đột quỵ không được xem là bệnh nghề nghiệp. Cho nên, sẽ loại trừ trường hợp được giám định suy giảm khả năng lao động do bị bệnh nghề nghiệp nêu trên. Theo khoản 8 Điều 3 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì tai nạn lao động được hiểu là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Như vậy, nếu người lao động bị đột quỵ trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động thì sẽ được xem là tai nạn lao động. Tuy nhiên, nếu người lao động bị đột quỵ trong quá trình làm việc nhưng nguyên nhân gây ra đột quỵ cho người lao động không phải là do thực hiện công việc gây nên mà là do các bệnh lý có sẵn của người lao động thì trường hợp này sẽ không được xem là tai nạn lao động. Do đó, nếu bị đột quỵ trong quá trình lao động mà nguyên nhân gây ra không phải do bệnh lý có sẵn thì sẽ được xem là tai nạn lao động. Sau khi bị đột quỵ mà người lao động đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe thì sẽ được tiến hành giám định suy giảm khả năng lao động để hưởng các chế độ của BHXH. Hồ sơ giám định mức độ suy giảm khả năng lao động Căn cứ Thông tư 56/2017/TT-BYT thì hồ sơ giám định mức độ suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động bao gồm: - Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này - Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định - Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực =>> Như vậy, nếu bị đột quỵ được xem là tai nạn lao động thì người lao động chuẩn bị hồ sơ theo quy định nêu trên để thực hiện giám định mức độ suy giảm khả năng lao động để hưởng các chế độ của BHXH.
Thay đổi quy trình về xử lý hồ sơ, cấp BHXH, thẻ BHYT
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023, sửa đổi Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH và sửa đổi Quyết định 505/QĐ-BHXH. Theo đó, nội dung đáng chú ý của Quyết định 490/QĐ-BHXH trong đó thay đổi quy định về xử lý hồ sơ, cấp BHXH, BHYT như sau: (1) Sửa đổi thời hạn đóng BHTN Doanh nghiệp phải đóng BHTN và trích tiền lương của người lao động hằng tháng để đóng cùng một lúc vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH thì có một số trường hợp doanh nghiệp được trích đóng bảo hiểm thất nghiệp 03 tháng một lần hoặc 06 tháng một lần. Doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có thể đăng ký đóng BHXH hằng tháng Theo Quyết định 490/QĐ-BHXH, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán có thể đăng ký phương thức đóng BHXH hằng tháng. Theo quy định cũ thì những đơn vị này chỉ có thể đăng ký phương thức đóng BHXH 03 tháng một lần hoặc 06 tháng một lần. (2) Thay đổi quy trình xử lý hồ sơ, cấp BHXH, thẻ BHYT Thay đổi Điều 56 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 sửa đổi, bổ sung Điều 33 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 như sau: Bổ sung Điều 33a về tiếp nhận, xử lý hồ sơ thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, theo đó, bộ phận tiếp nhận hồ sơ thực hiện như sau: * Cán bộ tiếp nhận hồ sơ - Đối với hồ sơ đăng ký tham gia, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. - Hồ sơ cấp lại sổ BHXH, thẻ BHYT. - Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT. - Hồ sơ cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH. - Điều chỉnh chức danh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995. - Gộp sổ BHXH của đơn vị, cơ quan quản lý đối tượng chỉ tham gia BHYT, tổ chức dịch vụ, người tham gia cán bộ tiếp nhận hồ sơ thực hiện kiểm tra, đối chiếu các chỉ tiêu trên mẫu biểu theo quy định. Trường hợp nộp hồ sơ giấy qua dịch vụ bưu chính hoặc tại cơ quan BHXH: scan hồ sơ gốc và cập nhật vào phần mềm quản lý (trừ trường hợp gộp sổ BHXH). Chuyển hồ sơ điện tử, dữ liệu ngay trong ngày cho Phòng/Tổ Quản lý Thu - Sổ, Thẻ (Mẫu TK1-TS, TK3-TS, D02-LT, D03-TS, D05-TS, các giấy tờ liên quan) để giải quyết. Đối với hồ sơ cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi: trường hợp đã kết nối liên thông dữ liệu đăng ký khai sinh của trẻ em dưới 6 tuổi với bộ, ngành liên quan: chuyển Danh sách cấp thẻ BHYT (Mẫu D03-TS) do hệ thống phần mềm tự động lập cho Phòng/Tổ Quản lý Thu - Sổ, Thẻ. * Nhận hồ sơ, dữ liệu được giải quyết từ Phòng/Tổ Quản lý Thu - Sổ, Thẻ - Trả sổ BHXH, thẻ BHYT và Danh sách cấp thẻ BHYT (Mẫu D10a-TS để trả cho UBND xã, cơ sở giáo dục, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công) theo hình thức đăng ký. - Lưu trữ hồ sơ theo quy định. (3) Thay đổi thời hạn lập và gửi báo cáo về quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT Theo quy định, BHXH tỉnh, huyện phải lập báo cáo về quản lý thu, cấp sổ BHXH, bảo y tế và báo cáo thông tin theo thời hạn sau đây: - BHXH huyện gửi báo cáo nêu trên cho BHXH tỉnh theo thời hạn sau đây: + Báo cáo tháng: trước ngày 05 của tháng sau. + Báo cáo quý: trước ngày 10 tháng đầu quý sau. + Báo cáo năm: trước ngày 25/01 năm sau. - BHXH tỉnh gửi báo cáo nêu trên cho BHXH Việt Nam tỉnh theo thời hạn sau đây: + Báo cáo tháng: ngày 05 tháng sau. + Báo cáo quý: ngày 10 tháng đầu quý sau. + Báo cáo năm: ngày 25/01 năm sau. Xem thêm Quyết định 490/QĐ-BHXH có hiệu lực từ ngày 01/4/2023 và bãi bỏ Quyết định 1188/QĐ-BHXH ngày 24/5/2022.
Hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp của NLĐ bao gồm những gì? Thời hạn giải quyết bao lâu?
Từ ngày 01/4/2023, bệnh Covid-19 nghề nghiệp là bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH. Theo đó, hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp bao gồm những giấy tờ gì? NLĐ cần phải mất thời gian bao lâu? Bài viết sẽ giải đáp thắc mắc này dưới bài viết. Bệnh nghề nghiệp là gì? Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 có đề cập đến bệnh nghề nghiệp đối với người lao động như sau: "Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động." Ngoài ra, theo Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT, được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT có quy định về danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định. Trong đó, từ ngày 01/4/2023, Bệnh COVID 19 nghề nghiệp được bổ sung vào danh mục các bệnh nghề nghiệp được hưởng Bảo hiểm xã hội. Hồ sơ giám định lần đầu cho bệnh nghề nghiệp Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT hồ sơ giám định lần đầu cho bệnh nghề nghiệp bao gồm những giấy tờ sau: - Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT đối với trường hợp người được giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT đối với trường hợp người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh, bao gồm cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng và người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng; - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp; - Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp của người lao động có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có). Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật An toàn vệ sinh lao động 2015: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định. - Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: + Chứng minh nhân dân; + Căn cước công dân; + Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định. Thời hạn giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp là bao lâu? Căn cứ tại điều 59 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Luật An toàn vệ sinh lao động 2015. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 7 Quyết định 166/QĐ-BHXH thì: Thời hạn giải quyết: Đối với giải quyết hưởng chế độ TNLĐ, BNN: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định. Như vậy, bạn sẽ nộp hồ sơ cho công ty, công ty có trách nhiệm nộp hồ sơ của bạn cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trong thời hạn 6 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp cho bạn, trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Danh mục các bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH năm 2023?
Từ ngày 1/4/2023,Thông tư 02/2023/TT-BYT đã bổ sung thêm 1 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH vào 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH được quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BYT. Theo đó, 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH như sau: 1. Bệnh bụi phổi silic 2. Bệnh bụi phổi amiăng 3. Bệnh bụi phổi bông 4. Bệnh bụi phổi talc 5. Bệnh bụi phổi than 6. Bệnh viêm phế quản mạn tính 7. Bệnh hen 8. Bệnh nhiễm độc chì 9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng 10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân 11. Bệnh nhiễm độc mangan 12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen 13. Bệnh nhiễm độc asen 14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật 15. Bệnh nhiễm độc nicotin 16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit 17. Bệnh nhiễm độc cadimi 18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn 19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp 20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân 21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ 22. Bệnh phóng xạ 23. Bệnh đục thể thủy tinh 24. Bệnh nốt dầu 25. Bệnh sạm da 26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm 27. Bệnh da 28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su 29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp 30. Bệnh viêm gan vi rút B 31. Bệnh lao 32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp 33. Bệnh viêm gan vi rút C 34. Bệnh ung thư trung biểu mô 35. Bệnh COVID - 19 Người lao động chữa bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ bao nhiêu? Căn cứ tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định như sau: - Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 15 triệu đồng/người. - Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần. Như vậy theo quy định trên mức hỗ trợ bằng 50% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 15 triệu đồng/người. Người bệnh sẽ thực hiện hồ sơ đề nghị nhận tiền chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 22 Nghị định 88/2020/NĐ-CP
COVID-19 chính thức là bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH từ tháng 4/2023
Mới đây, ngày 09/02/2023, Bộ Y tế ban hành Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 15/2016/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH. Trong đó, sửa đổi, bổ sung quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH), cụ thể: Bổ sung “Bệnh COVID-19 nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 35 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BYT”. Như vậy, thêm bệnh COVID-19 vào danh sách các bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH. Như vậy, danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH từ ngày 01/04/2023 như sau: 1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp. 2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp. 3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp. 4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp. 5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp. 6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp. 7. Bệnh hen nghề nghiệp. 8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp. 9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen. 10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp. 11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp. 12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp. 13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp. 14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp. 15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp. 16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp. 17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp. 18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn. 19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp. 20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân. 21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ. 22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp. 23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp. 24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp. 25. Bệnh sạm da nghề nghiệp. 26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm. 27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài. 28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su. 29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp. 30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp. 31. Bệnh lao nghề nghiệp. 32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. 33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp. 34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp. 35. Bệnh Covid-19 nghề nghiệp. Theo Phụ lục 35 định nghĩa Bệnh COVID-19 nghề nghiệp là bệnh phát sinh trong quá trình lao động do người lao động phải tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2 có trong môi trường lao động. Theo đó, người lao động làm nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2 bao gồm: - Người làm nghề, công việc tại cơ sở y tế. - Người làm nghề, công việc trong phòng thí nghiệm, lấy mẫu, vận chuyển mẫu, xử lý, bảo quản và tiêu hủy mẫu có chứa vi rút SARS-CoV-2. - Người làm nghề, công việc phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm vi rút SARS-CoV-2 gồm: + Người làm nghề, công việc trực tiếp trong khu cách ly tập trung, cách ly y tế tại nhà, cách ly y tế vùng có dịch, hỗ trợ chăm sóc người bệnh COVID-19 tại nhà; + Người vận chuyển, phục vụ người bệnh COVID-19; + Người vận chuyển, khâm liệm, bảo quản, hỏa táng, mai táng thi hài người bệnh COVID-19; + Người giám sát, điều tra, xác minh dịch COVID-19; + Nhân viên hải quan, ngoại giao, nhân viên làm công tác xuất nhập cảnh; + Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng; + Chiến sỹ, sĩ quan thuộc lực lượng công an; + Người làm nghề, công việc khác được cử tham gia phòng chống dịch COVID-19. Thời gian tiếp xúc tối thiểu Thời gian tiếp xúc tối thiểu là thời gian tiếp xúc ngắn nhất với yếu tố có hại trong quá trình lao động để có thể gây bệnh nghề nghiệp: 01 lần. Thời gian bảo đảm Thời gian bảo đảm là khoảng thời gian kể từ khi người lao động đã thôi tiếp xúc với nguồn lây đến thời điểm phát bệnh): 28 ngày. Xem chi tiết tại Thông tư 02/2023/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2023.
Công ty phải tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên bao nhiêu lần một năm?
Theo quy định tại Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau: 1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. 2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. 3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động. 4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật. 5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định. 6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ. Theo như quy định nêu trên thì trường hợp nhân viên công ty của bạn làm việc trong môi trường bình thường thì phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần trong năm cho nhân viên. Trường hợp nhân viên công ty làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nhân viên là người khuyết tật, chưa thành niên thì công ty phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần, tức là 02 lần/năm.
Người lao động bị TNLĐ, mức suy giảm khả năng lao động dưới 5% thì phải chi trả những khoản tiền gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015: "Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau: 1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; 2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau: a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa; c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế; 3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động; 4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau: a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng; 6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật; 7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người; 8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc; 9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này; 10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động. 11. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này." Như vậy đối với trường hợp TNLĐ dưới 5% thì công ty phải chi những khoản sau: - Tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; - Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; - Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa; - Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế; - Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
Bệnh nghề nghiệp là gì? Phân loại bệnh nghề nghiệp thế nào?
1. Bệnh nghề nghiệp là gì? Theo quy đinh tại Khoản 9 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đã định nghĩa về bệnh nghề nghiệp như sau: 9. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Theo đó, bệnh nghề nghiệp là những bệnh lý phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đến sức khỏe của người lao động. Có thể thấy, bệnh nghề nghiệp không phải là loại bệnh lý thông thường mang tính bẩm sinh hoặc phát sinh từ môi trường sống ngoài xã hội mà phải xuất phát từ yếu tố độc, hại của “nghề nghiệp”. Bệnh nghề nghiệp có thể ra cấp tính hoặc từ từ. Một số bệnh nghề nghiệp thậm chí còn không chữa khỏi và để lại di chứng sau này. Tuy nhiên, bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được nhờ việc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp định kì hằng năm. 2. Bệnh nghề nghiệp được phân loại thế nào? Hiện nay, Thông tư 15/2016/TT-BYT đang quy định 34 bệnh nghề nghiệp được cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) thanh toán chế độ bệnh nghề nghiệp khi đủ điều kiện. Các bệnh này được chia thành 05 nhóm sau: • Nhóm 1: Các bệnh bụi phổi và phế quản • Nhóm 2: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp • Nhóm 3: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý • Nhóm 4: Các bệnh da nghề nghiệp • Nhóm 5: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp 3. Việc khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp được thực hiện thế nào? Theo khoản 2 Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, phía doanh nghiệp sử dụng lao động có nghĩa vụ tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Việc tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư 28/2016/TT-BYT. Theo đó, mỗi năm người sử dụng lao động đều phải tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp định kì cho người lao động có tiếp xúc với yếu có hại hoặc làm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Cụ thể: Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi: Được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ít nhất 06 tháng/lần. Người lao động khác: Được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ít nhất 01 năm/lần. Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người lao động: Được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo số lần yêu cầu.
Bắt buộc cấp giấy phép cho người thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế
Làm việc trong không gian hạn chế là môi trường đặc biệt, trong đó có các yếu tố nguy hiểm, có hại có thể gây ra chết người, thương tích, mệt mỏi, suy nhược, bệnh nghề nghiệp. Người thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế phải đảm bảo quy định pháp luật, bao gồm việc cấp giấy phép. Người có thẩm quyền cấp phép và người đề nghị cấp phép Tại Tiết 1.3.3, Tiết 1.3.4 Tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH quy định: - Người cấp phép là người được người sử dụng lao động bổ nhiệm để thực hiện trách nhiệm cấp giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế (hoặc một loại giấy tờ có giá trị tương đương). Người cấp phép phải là người có trình độ, kinh nghiệm an toàn, vệ sinh lao động về dây chuyền sản xuất, máy, thiết bị tại cơ sở sản xuất, nơi có các không gian hạn chế. Trách nhiệm của người cấp phép là: + Căn cứ quy định về an toàn, vệ sinh lao động, quy trình an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở, năng lực, tiêu chuẩn các cá nhân liên quan để cấp giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế; + Giám sát việc thực hiện quy định về giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế. - Người giám sát, chỉ huy thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế là người được người sử dụng lao động ủy quyền quản lý người lao động thực hiện công việc liên quan tới không gian hạn chế. Trách nhiệm của người giám sát, chỉ huy là: + Trước khi triển khai công việc liên quan đến không gian hạn chế, dự kiến người làm việc trong không gian hạn chế, người canh gác không gian hạn chế, biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động làm việc trong không gian hạn chế để đề nghị cấp giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế; + Chỉ huy, điều hành thực hiện công việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động. Theo đó, người cấp phép là người được người sử dụng lao động bổ nhiệm để thực hiện trách nhiệm cấp giấy phép, phải có trình độ theo quy định; còn người đề nghị cấp phép là người giám sát, chỉ huy. Giấy phép vào làm việc trong không gian hạn chế Tại Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH quy định: Giấy phép vào không gian hạn chế phải có những nội dung sau: - Mô tả vị trí và tên, mã số (nếu có) của không gian hạn chế; - Mô tả công việc sẽ được thực hiện trong không gian hạn chế; - Họ tên của người giám sát, chỉ huy; - Họ tên những người làm việc trong không gian hạn chế, người canh gác; - Họ tên của người chịu trách nhiệm cấp giấy phép, thời gian cấp giấy phép; - Kết quả đo, kiểm tra không khí trong không gian hạn chế trước khi cấp phép và các yêu cầu bổ sung về tần suất, vị trí đo, kiểm tra không khí trước và trong quá trình thực hiện công việc; - Thời hạn/ hiệu lực của Giấy phép vào không gian hạn chế; - Các biện pháp đảm bảo an toàn phải thực hiện trước và duy trì trong quá trình thực hiện công việc trong không gian hạn chế; - Các nội dung khác phù hợp với yêu cầu của cơ sở sản xuất nơi có không gian hạn chế. Giấy phép làm việc trong không gian hạn chế đã được đóng hoặc đã bị thu hồi cần được lưu giữ tại cơ sở sản xuất ít nhất 01 (một) năm. Trường hợp phải thu hồi, đóng giấy phép Theo tiết 2.2.7, Tiết 2.2.8 tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau: - Khi chất lượng không khí hoặc các yếu tố nguy hiểm, có hại có nguy cơ gây chết người, thương tích, suy nhược, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thì người canh gác không gian hạn chế hoặc những người khác có liên quan phải báo cáo người giám sát, chỉ huy tạm đình chỉ công việc, bảo đảm an toàn cho người vào trong không gian hạn chế và báo ngay cho người chịu trách nhiệm cấp giấy phép. Khi được báo cáo, người cấp phép phải cho dừng công việc và thu hồi giấy phép đã cấp cho công việc đó. - Khi công việc trong không gian hạn chế đã hoàn thành thì người giám sát, chỉ huy và người cấp giấy phép cần phải xác nhận hoàn thành công việc để đóng giấy phép. Theo đó, khi chất lượng không khí hoặc các yếu tố nguy hiểm, có hại có nguy cơ gây chết người, thương tích, suy nhược, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thì sẽ thu hồi giấy phép đã cấp cho công việc đó. Khi hoàn thành xong công việc trong không gian hạn chế thì sẽ đóng giấy phép đã cấp cho công việc đó. Như vậy, người thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế bắt buộc phải được cấp phép trước khi làm việc trong không gian này thông qua người giám sát, chỉ huy. Người có thẩm quyền cấp phép phải là người được người sử dụng lao động bổ nhiệm, có trình độ, kinh nghiệm an toàn, vệ sinh lao động về dây chuyền sản xuất, máy, thiết bị tại cơ sở sản xuất, nơi có các không gian hạn chế.
Quy định về việc sử dụng người lao động làm việc trong không gian hạn chế
Không gian hạn chế là một môi trường làm việc đặc biệt, môi trường này có yếu tố nguy hiểm, có hại cho người lao động. Vậy những yếu tố nguy hiểm, có hại được quy định như thế nào? Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc sử dụng người lao động làm việc trong không gian hạn chế là gì? Xác định không gian hạn chế và những yếu tố nguy hiểm, có hại Tại Tiết 1.3.1, Tiết 1.3.2 Tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH quy định Không gian hạn chế là không gian có đầy đủ các đặc điểm sau: - Đủ lớn để chứa người lao động làm việc; - Về cơ bản không được thiết kế cho người vào làm việc thường xuyên; - Có một trong các hạn chế hoặc kết hợp các hạn chế sau: + Hạn chế không gian, vị trí làm việc; + Hạn chế việc trao đổi không khí với môi trường bên ngoài; + Hạn chế lối vào, lối ra bởi vị trí hoặc kích thước (không thuận lợi cho việc thoát hiểm). - Có một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Những yếu tố này có thể gây ra chết người, thương tích, mệt mỏi, suy nhược, bệnh nghề nghiệp (cấp tính hoặc mãn tính) cho con người nếu vào bên trong không gian hạn chế đó, bao gồm: + Hàm lượng oxy trong không khí không đủ để cung cấp cho người vào làm việc bên trong (nhỏ hơn 19,5% so với thể tích bên trong không gian hạn chế); + Không khí có chứa chất độc hoặc chất nguy hiểm có thể xâm nhập qua hệ hô hấp của con người (chất độc và chất nguy hiểm ở dạng khí, hơi hoặc bụi); + Hóa chất có khả năng gây ra phơi nhiễm hóa chất do tiếp xúc qua da; + Các chất dễ cháy nổ có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng, bụi, hơi hoặc khí nếu gặp nguồn nhiệt có thể gây cháy, nổ; + Các dòng vật chất không mong muốn từ bên ngoài (rắn, bột, lỏng, khí, hơi) chảy vào không gian hạn chế nơi có người đang ở bên trong, do biện pháp ngăn cách, cô lập không đảm bảo; + Tiếng ồn vượt quá ngưỡng cho phép; + Các bộ phận chuyển động và các vật có thể rơi gây va đập, thương tích cho người bên trong không gian hạn chế; + Bức xạ tử ngoại; + Bức xạ tia X; + Bức xạ ion hóa; + Các phần tử mang điện, nguồn điện thiếu kiểm soát dẫn đến điện giật; + Khả năng nhìn của người lao động bị hạn chế; + Biến dạng không gian gây mất an toàn; + Vi sinh vật có hại. Theo đó, khi người lao động làm việc trong một môi trường có đầy đủ các đặc điểm theo quy định, có bao gồm về yếu tố nguy hiểm, có hại gây ra chết người, thương tích, mệt mỏi, suy nhược, bệnh nghề nghiệp thì được xác định là làm việc trong không gian hạn chế. Trách nhiệm của người sử dụng lao động Theo tiết 2.1.1 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau: - Bổ nhiệm người cấp phép, ủy quyền người cấp phép, đình chỉ công việc khi không thực hiện đúng quy định về giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế hoặc không bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. - Cử người đo, kiểm tra khí đối với không gian hạn chế có nguy cơ thiếu dưỡng khí hoặc có hơi, khí độc, khi cháy, nổ. - Quy định về năng lực, tiêu chuẩn tối thiểu đối với các vị trí: người vào không gian hạn chế, người canh gác không gian hạn chế, người đo, kiểm tra khí trong không gian hạn chế, người giám sát, chỉ huy, người cấp phép. - Chịu trách nhiệm ban hành quy trình an toàn, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc liên quan không gian hạn chế và quy trình kiểm soát công việc khác nếu có để đảm bảo an toàn cho người khi vào làm việc trong không gian hạn chế. - Đảm bảo người giám sát, chỉ huy, người cấp phép, người vào trong không gian hạn chế, người canh gác không gian hạn chế phải được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định. Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc liên quan đến không gian hạn chế phải có: + Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế; + Các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại; + Phương án triển khai công việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động; + Các yêu cầu khác nêu tại quy trình an toàn, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc liên quan không gian hạn chế. Như vậy, khi sử dụng lao động làm việc trong không gian hạn chế, người sử dụng lao động cần có trách nhiệm theo quy định như trên.
Danh sách cơ sở y tế khám, điều trị bệnh nghề nghiệp (cập nhật đến 13/08/2024)
Ngày 13/08/2024 Cục quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế) ban hành Công văn 424/MT-LĐ cập nhật và công bố các cơ sở y tế được cấp phép khám, điều trị bệnh nghề nghiệp. Theo đó, có tổng số 126 cơ sở được cấp phép khám, điều trị bệnh nghề nghiệp, tăng đáng kể so với trước đây. Bệnh nghề nghiệp là gì? Căn cứ khoản 9 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định “Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.” Theo đó, bệnh nghề nghiệp được hiểu là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Danh sách cơ sở y tế khám, điều trị bệnh nghề nghiệp STT Tên cơ sở y tế Địa chỉ_liên hệ Người phụ trách chuyên môn Các đơn vị do Bộ Y tế cấp Giấy phép hoạt động/Bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật 1. Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường Số 57, Phố Lê Quý Đôn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội ĐT: (04) 23 8213491 Fax: (04) 238212894 Email: nioeh@nioeh.org.vn Website: http://nioeh.org.vn/ PGS.TS. Nguyễn Văn Sơn 2. Phòng khám Sức khoẻ nghề nghiệp thuộc Trung tâm Sức khoẻ nghề nghiệp – Viện khoa học an toàn và vệ sinh lao động Số 216 đường Nguyễn Trãi, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội BS. Vũ Xuân Trung 3. Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng TP. Hồ Chí Minh 1A Lý Thường Kiệt, Phường 7 Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh BS. Đỗ Trọng Ánh 4. Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên Số 479, đường Lương Ngọc Quyến,Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên BSCKII. Nguyễn Thị Thu Hà 5. Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện Lô B9 Thành Thái, Phường 15, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh BSCKII. Trần Thị Ái Nhung 6. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh 159 Hưng Phú, Phường 8, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh BS. Nguyễn Bích Hà 7. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiêp thuộc Trung tâm Y tế - Môi trường lao động công thương – Bộ Công thương 99 Văn Cao, phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội BS. Phạm Sỹ Hưng 8. Phòng khám đa khoa Trường Đại học Y tế công cộng Số 1A, đường Đức Thắng, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội BSCKII. Dương Văn Hải 9. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Viện Y học biển, Bộ Y tế Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Phường Kênh Dương, Quận Lê Chân, TP. Hải Phòng PGS.TS. Trần Thị Quỳnh Chi 10. Phòng khám điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Phân Viện Khoa học an toàn vệ sinh lao động và Bảo vệ môi trường miền Nam 124-126 Lê Lai, P. Bến Thành, Q. I, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 028 3839 6998 Email: contact@sileps.vn TS. BS. Trịnh Hồng Lân 11. Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường giao thông vận tải 73 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội ĐT: 02437343151 ThS.BS. Phạm Đức Thụ 12. Trung tâm Giám định Y khoa giao thông vận tải Ngõ 1194 Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội ĐT: 024 37663226 TS.BS. Phạm Tùng Lâm 13. Bệnh viện Dệt may 454 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội BS. Dương Trình Xuyên 14. Bệnh viện Phổi Trung ương 463 Hoàng Hoa Thám, Phường Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội BSCKII. Nguyễn Ngọc Hồng 15. Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội Khu A1, Nguyễn Quý Đức, Phường Thanh Xuân, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội; Email: Benhviendhyd@vnu.edu.vn BSCKI. Đinh Thị Hoa 16. Bệnh viện đa khoa tư nhân Hà Thành Số 61 Vũ Thạnh-Phường Ô Chợ Dừa – Quận Đống Đa-TP. Hà Nội TS.BS. Nguyễn Thế Huệ 17. Bệnh viện 199, Bộ Công an Số 216 Nguyễn Công Trứ, Phường An Hải Đông, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng BSCKI. Võ Thị Hồng Hướng 18. Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ 315 Nguyễn Văn Linh, phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ BSCKI. Lâm Thị Ngọc Thảo 19. Phòng Khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm Dịch vụ y tế -Viện Pasteur Nha Trang 06-08-10 Trần Phú, phường Xương Huân, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ThS.BS. Nguyễn Thị Hường 20. Bệnh viện Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh 72/3 Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Bác sĩ CKI. Trần Quốc Văn 21. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên 59 Hai Bà Trưng, phường Thắng Lợi, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Ts.BS. Viên Chinh Chiến 22. Bệnh viện đa khoa Quang Khởi Khối Thịnh Mỹ, phường Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An Điện thoại: 02383 666 666 Email: Lienhe@quangkhoi.org PGS.TS. BS. Nguyễn Minh Hiếu 23. Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng Số 124 Nguyễn Đức Cảnh, phường Cát Dài, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Điện thoại: 02253955888 Email: dakhoaquocte.hih@gmail.com BSCKI. Phạm Thị Ánh 24. Bệnh viện đa khoa tư nhân Hồng Hà Số 16 phố Nguyễn Như Đổ, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại : 02473030988 Email: info@benhvienhongha.com BSCK I. Trần Văn Quản 25. Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực Địa chỉ: Số 595 Nguyễn Chí Thanh, P. Đông Thọ, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Điện thoại: 02373 713 713 Email: hoplucth@gmail.com BS. Ngọc Văn Minh 26. Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên Số 328, Lương Ngọc Quyến, p. Đồng Quang, tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại:0208 6 285 658. Email: benhvienquoctethainguyen123@gmail.co m TS.BS. Nguyễn Phúc Thái 27. Bệnh viện Trung ương Huế 16 Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 02343.890888 (9999) Số Fax: 02343.823324 Email: kiemtrasuckhoe.bvtwhue@gmail. com ThS.BSCKII. Nguyễn Thành Huy 28. Bệnh viện Đa khoa Quang Thành Thôn Hồng Tiến, xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An ĐT: 02383 668 668 - 0968265585; Email: quangthanhbv@gmail.com Website: bvquangthanh.com Bà Hồ Thị Thăng 29. Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng Địa chỉ: 225C Lạch Chay, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng; Điện thoại: 02253736285 Email: benhviendhy@hpmu.edu.vn BS. Nguyễn Văn Thành Các đơn vị do Bộ/ngành cấp phép Phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng/Viện Y học dự phòng Quân đội/Cục Quân Y Số 21 Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội TS. Lương Minh Tuấn Các đơn vị do Sở Y tế cấp phép 1. Phòng Khám, điều trị bệnh nghề nghiệp trực thuộc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội Số 70 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội BS. Bùi Công Đức 2. Khoa Bệnh nghề nghiệp-Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hải Phòng Số 21 Lê Đại Hành, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. ĐT: 02253842878 BS. Phạm Thị Thu Hà 3. Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc Số 10 Hai Bà Trưng, phường Đống Đa, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc BS. Nguyễn Văn Chiến 4. Phòng khám Bệnh nghề nghiệp – Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh Đường Nguyễn Quyền, khu Bồ Sơn, Phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh BS.Nguyễn Thị Ngọc Bích 5. Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Đức thuộc Công ty cổ phần bệnh viện quốc tế Nhân Đức Khu Lãm Làng, phường Vân Dương, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh BS. Phạm Hữu Quý 6. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương Số 18, đường Thanh Niên, P. Quang Trung, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương ĐT: 0223852484; 0913543430 BS. Lê Đức Minh 7. Phòng khám đa khoa – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thái Bình Số 113 đường Nguyễn Tông Quai, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình ĐT: 0945 094 288 BS. Lê Thị Hồng Nhung 8. Bệnh viện đa khoa huyện Vũ Thư Thị trấn Vũ Thư, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ĐT: 02273826306 BS. Đỗ Văn Lương 9. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam Đường Trường Chinh, phường Minh Khai, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam ĐT: 0987 909 616 0983 199 839 Email:bnncdchanam@gmail.com BS. Nguyễn Văn Trọng 10. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp Hoa Hồng – Công ty TNHH dịch vụ y tế và thương mại Huệ Linh Tổ dân phố Đông Hải, phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam BS. Trần Văn Viện 11. Phòng khám đa khoa Medic thuộc Công ty cổ phần Bệnh viện đa khoa Medic Hà Nam Số 164 đường Lê Duẩn, phường Liêm Chính, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam Điện thoại: 0902076131 BS. Nguyễn Thị Huyền 12. Phòng khám đa khoa Bình Minh thuộc Chi nhánh Công ty TNHH Đức Cường Hà Nam Xóm 6, xã Xuân Khê, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. ĐT: 09133689112 Email: dakhoaduccuong@gmail.com BS. Trương Thị Hồng 13. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Bình Đường Lê Thái Tổ, phường Nam Thành, TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình Email: suckhoenghenghiepnb@gmail.com ĐT: 02293511123 BSCKI. Lê Văn Trụ 14. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp (làm ngoài giờ) Phố Thiên Sơn, thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình ĐT: 02293511123 BSCKI. Lê Văn Trụ 15. Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nam Định Số 409 đường Hàn Thuyên, phường Vỵ Xuyên, TP. Nam Định BS. Nguyễn Văn Đường 16. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp An Nhiên, thuộc Công ty TNHH dịch vụ Y dược An Nhiên Lố số 2, Khu công nghiệp Bảo Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định Ông Trần Khánh Cương 17. Phòng khám đa khoa Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang Cơ sở 1: Tổ 10, phường Minh Khai, TP. Hà Giang, tỉnh Hà Giang Cơ sở 2: Tổ 10, phường Nguyễn Trãi, TP. Hà Giang, tỉnh Hà Giang Cơ sở 3: Tổ 10, phường Quang Trung,TP. Hà Giang, tỉnh Hà Giang BS. Nguyễn Thị Thanh Hương 18. Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Tuyên Quang Số 190, đường Quang Trung, tổ 23, phường Tân Quang, TP. Tuyên Quang ĐT: 0207 3824241 BS. Mai Thị Phương 19. Phòng khám đa khoa trực thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn Số 96-98, tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc kạn. SĐT. 02093870943 Long Thị Liên 20. Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái Số 496, đường Hòa Bình, TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái. ĐT: 0216 3852 519 Email: cdcyenbai@gmail.com BSCKI. Trương Thị Bích Liên 21. Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai Nhà 2, trụ sở khối V, đường Chiềng On, phường Bình Minh, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Điiện thoại: 02143844882 BSCKI Đỗ Mạnh Hà 22. Bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai Tổ 20, phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. BS. Nghiêm Văn Ngôn 23. Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên Phường Trung Thành, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Ông Nguyễn Hữu Trung 24. Phòng khám đa khoa Hà Nội-Thái Nguyên Nhà CL 20-01, khu đô thị Hồ Xương Rồng, tổ 24, phường Phan Đình Phùng, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên BS. Hoàng lê Dương 25. Phòng khám, điều trị và tư vấn bệnh nghề nghiệp SN 105, tô ̉ 10, phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ĐT: 0912 153 827 GS.TS. Đỗ Văn Hàm 26. Phòng khám đa khoa (thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lạng Sơn) Địa chỉ: Khối 10, đường Nhị Thanh, phường Tam Thanh, TP. Lạng Sơn Ông Nguyễn Tú 27. Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng Tổ 11, phường Sông Bằng, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng BS. Bế Thị Bạch 28. Phòng khám nghề nghiệp thuộc phòng khám đa khoa-Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh Phố Hải Phúc, phường Hồng Hải, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ĐT. 02033561188 BS. Hoàng nam Dương 29. Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lai Châu Tổ 22, Phường Đông Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu BSCKI. Nguyễn Thị Huệ 30. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp – Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang Số 45, đường Nghĩa Long, phường Trần Phú, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. ĐT: 0204 3824 246 DĐ: 0915 539 279 BS. Phan Thị Thi 31. Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ Đường Trần Phú – Phường Gia Cẩm – TP. Việt Trì – Phú Thọ ĐT: 02103846425, Fax: 02103847777 BS. Nguyễn Trọng Oánh 32. Phòng khám đa khoa khu công nghiệp trực thuộc CTCP Trung tâm Y khoa Việt Đức Lô số 8, Khu công nghiệp Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Bs. Ngô Thị Minh Huệ 33. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa Số 474 Hải Thượng Lãn Ông – Phường Quảng Thắng – TP. Thanh Hóa – tỉnh Thanh Hóa TS. Lương Ngọc Trương 34. Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm y tế thị xã Nghi Sơn Thôn Thượng Nam, xã Hải Nhân, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa ĐT: 0986.305.427 Email: hainguyenvan15051975@gmail.com BS. Nguyễn Văn Hải 35. Phòng khám đa khoa An Bình Lô 36-38 Đại lộ Võ Nguyên Giáp, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa PGS.TS. Khương Văn Duy 36. Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Y tế huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa Xã Định Bình, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa BS. Lê Hữu Thắng 37. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa Số 181 Hải Thượng Lãn Ông, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa BSCKII. Lê Văn Sỹ 38. Phòng khám Bệnh nghề nghiệp – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An Số 140 đường Lê Hồng Phong, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An Điện thoại: 02383 568826 BSCKI. Lê Tuấn Anh 39. Phòng khám đa khoa-Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh Số 121 đường Nguyễn Huy Tự - TP. Hà Tĩnh – tỉnh Hà Tĩnh ĐT: 02393. 891. 184 BS. Phạm Thị Phương 40. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế 10-12 Nguyễn Văn Cừ, Phường Vĩnh Ninh, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế ĐT: 0234.38252466 Fax: 0234.3831973 ThS.BS.Hồ Xuân Vũ 41. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm Y tế huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế BSCKI. Đặng Văn Tuấn 42. Phòng khám đa khoa - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng 118 Lê Đình Lý, Phường Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng BS. Trần Nguyễn Thu Thảo 43. Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình 124-126-128 Hữu Nghị, phường Nam Lý, TP. Đồng Hới, Quảng Bình BS. Lê Thanh Long 44. Phòng khám đa khoa - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam Cơ sở 1: Đường Nguyễn Văn Trỗi, phường An Phú, TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam Cơ sở 2: Số 129-135 đường Trưng Nữ Vương, phường Tân Thạnh, TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam ĐT: 0913 693 131 Email: kiemcdcqn@gmail.com BS. Phạm Văn Tín 45. Phòng khám bệnh nghề nghiệp – Tâm trí địa chỉ Số 20, đường Đào Duy Từ, phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam Bác sỹ Phạm Văn Tín 46. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi 64 Bùi Thị Xuân, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nãi ĐT: 02553716053 BS. Nguyễn Ngọc Doanh 47. Phòng khám bệnh nghề nghiệp Minh Trí (Làm việc ngoài giờ hành chính) 150 Nguyễn Tự Tân, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. BS. Nguyễn Ngọc Doanh 48. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp –Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định 85-87 Lê Hồng Phong, Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định BS. Trình Công Tuấn 49. Phòng khám phát hiện bệnh nghề nghiệp (thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Yên) 73 Lạc Long Quân, phường Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa, Phú Yên, ĐT: 02576256012 BS. Huỳnh Thế Vinh 50. Phòng Khám, điều trị bệnh nghề nghiệp (Thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa) Số 04 Quang Trung, Nha Trang, Khánh Hòa BS. Nguyễn Tấn 51. Phòng khám Bảo An 05 Hà Thuyên, phường Xương Huân, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa SĐT. 0975134632 BS. Phạm Thị Hồng Minh 52. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum 405 Bà Triệu, phường Quyết Thắng, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum ĐT: 0260.3505900 Fax: 0260.3862535 BS. Nguyễn Bá Trí 53. Phòng khám đa khoa – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng Số 54 Phạm Ngọc Thạch, phường 6, Đà Lạt, Lâm Đồng BS. Phùng Xuân Bách 54. Phòng khám Bệnh nghề nghiệp TVT Số 37/10/14 Hoàng Diệu, phường 5, Đà Lạt, Lâm Đồng ĐT: 02633703636 Email: antoansknn@gmail.com BS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 55. Phòng khám bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Thuận Số 47 Lê Hồng Phong, Mỹ Hương, TP. Phan Rang - Tháp Chàm BS. Phan Quốc Khánh 56. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp Minh Hưng thuộc Công ty TNHH Bệnh viện Sài Gòn Phòng khám sức khỏe Minh Hưng Số 217, QL13, KP 3A, phường Minh Hưng, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước BS. Nguyễn Thanh Quang 57. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương Đường Lê Hồng Phong, khu phố 3, phường Phú Hòa, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương BS. Nguyễn Thị Kim Cúc 58. Bệnh viện đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) 234, quốc lộ 1, phường Tân Biên, TP.Biên Hòa, Đồng Nai, ĐT: 0903932107 BS. Nguyễn Thị Từ 59. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai Quốc lộ 51, khu phố 1, phường Long Bình Tân, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai BS. Lê Hồng Sơn 60. Phòng Khám đa khoa quốc tế Long Bình 85 Bùi Văn Hòa, KP5, phường Long Bình, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Bs. Đàm Văn Đủ 61. Phòng khám đa khoa Thiện Nhân ĐT 768, ấp 1, xã Thạnh Phú, huỵện Vĩnh Cửu, Đồng Nai BS. Nguyễn Thành Văn 62. Công ty TNHH Bệnh viện Sài Gòn Tam Phước – Phòng khám Đa khoa Số 15, ấp 3, xã Tam Phước, TP. Biên Hòa, Đồng Nai BS. Lê Ngọc Nam 63. Phòng khám đa khoa Đông Sài Gòn & VSLĐ 2142, Tổ 16B, đường Nguyễn Ái Quốc, khu phố An Hòa, phường Hoá An, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai Điện thoại: 02513680698 Email: Dakhoadongsaigon.whs@gmail.com BS. Nguyễn Thế Kiên 64. Phòng khám đa khoa An Phúc Sài Gòn (Hình thức: Phòng khám đa khoa) Số 2368, Ấp Thanh Hóa, Xã Hố Nai 3, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai ĐT: 02513 99 22 99 DĐ: 0913 612 613 BS. Nguyễn Thị Xuân Hương 65. Phòng khám đa khoa Hoàng Anh Đức Khu phố 1, Quốc lộ 1 A, Phường Long Bình , TP. Biên hòa Đồng Nai BS.Hoàng Quý Bạch 66. Phòng khám đa khoa Hạnh Phúc 158-160, đường Đồng Khởi, KP4, phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai BS. Phan Hải Nam 67. Công ty TNHH phòng khám đa khoa Tam Đức 528/15, xa lộ Hà Nội, KP4, phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai BS. Nguyễn Văn Dần 68. Phòng khám đa khoa Nam Thành Phát Số 1037, đường 768, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai BS. Nguyễn Như Thạch 69. Phòng khám đa khoa Y Sài Gòn Số 2/8/ đường Đồng Khởi, khu phố 6, phường Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai BS. Trần Trung Thuận 70. Phòng Khám đa khoa Quốc tế Sỹ Mỹ - 2 Trong khuôn viên Chi nhánh Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina, KCN Agtex Long Bình, phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai BS. Nguyễn Văn Thuyên 71. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp (Thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh) 49 bis Điện Biên Phủ, phường ĐaKao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh BS. Võ Văn Sáu 72. Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp 313 đường Âu Dương Lân, Phường 2, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh BS. Phan Nhật Khánh 73. Phòng khám điều trị bệnh nghề nghiệp trực thuộc Khoa Khám bệnh của Bệnh viện quận Thủ Đức 29 Phú Châu, Tam Phú, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh Bs. Hoàng Văn Thế 74. Bệnh viện Lê Văn Thịnh 130 Lê Văn Thịnh, phường Bình Trưng Tây, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh Bs. Nguyễn Thị Thanh Tâm 75. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Công ty Cổ phần Khám sức khỏe bệnh nghề nghiệp Sài Gòn 4423 Nguyễn Cửu Phú, khu phố 4, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh BS. Doãn Văn Thủy 76. Phòng khám đa khoa thuộc công ty cô ̉ phần VH Care Lô 1, Số 206, Quốc lộ 22, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh ĐT: 0779 967 076 BS. Phan Văn Hưng 77. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp (Thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) 19 Phạm Ngọc Thạch, phường Phước Hưng, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Bs. Nguyễn Thị Xuân Hoa 78. Phòng khám đa khoa Vạn Thành - Sài Gòn, chi nhánh Công ty TNHH Vạn Thành - Sài Gòn Số 306 Độc Lập, khu phố Quảng Phú, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Email: dakhoavanthanhsaigon@gmail.com ĐT: 1900636615 0911203186 Bs. Đồng Mạnh Hùng 79. Trung tâm Y tế Vietsovpetro Số 02 Pasteur, phường 7, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu BS. Phạm Thị Thùy Dương 80. Phòng khám Đa khoa Đại Tòng Lâm, thuộc Công ty cổ phần phòng khám đa khoa Đại Tòng Lâm Đường Cách mạng Tháng tám (đường 80), khu phố Tân Phú, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. SĐT. 02543891122 BS. Lê Xuân Mạnh 81. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp – trực thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Long An Số 29, Huỳnh Văn Tạo, Phường 3, thành phố Tân An, tỉnh Long An Lý Công Hùng 82. Phòng khám đa khoa – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang Số 158/3 đường Trần Hưng Đạo, Phường 5, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang BSCKII. Nguyễn Ngọc Chơn 83. Phòng khám đa khoa Thái Huy Số 41-43, Ấp Bắc, Phường 4, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang ĐT: 0918282755 BS. Phùng Thiện Hùng 84. Phòng khám Đa khoa Tâm An Số 6 đường 14, khu vực 4, phường III, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang BS. Nguyễn Văn Hiệp 85. Phòng khám đa khoa - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bến Tre 230 Nguyễn Văn Tư, phường 7, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre Ông Phạm Văn Tuấn 86. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Trà Vinh Số 36, Đường Tô Thị Huỳnh, phường 1, TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh BS. Trương Văn Dũng 87. Phòng khám đa khoa Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp Số 394, đường Lê Đại Hành, khóm Mỹ Trung, phường Mỹ Phú, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Điện thoại: 02773.852.756 BS. Nguyễn Thị Thu Hương 88. Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh An Giang Số 28, Nguyễn Du, phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang Email: ttytdp@angiang.gov.vn Điện thoại: 02963.852305 BS. Nguyễn Thị Mỹ Linh 89. Phòng khám đa khoa Mỹ Thạnh Số 2555, 2557, 2559 Trần Hưng Đạo, tổ 12, khóm Đông Thạnh B, phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang BS. Võ Văn Sơn 90. Phòng khám bệnh nghề nghiệp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sóc Trăng Số 376, đường Lê Duẩn, phường 9,Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng Điện thoại: 02993617428 BSCKII. Võ Quang Hà 91. Trung tâm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ (Hình thức: Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp – Phòng khám đa khoa) Số 400, Nguyễn Văn Cừ nối dài, phường An Bình, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ĐT: 02923818907 BS. Dương Phước Long 92. Phòng khám đa khoa sức khỏe Cần Thơ (Hình thức: Phòng khám đa khoa) Số 152 Nguyễn An Ninh, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ĐT: 02923 768 969 BS. Lê Trường Hải 93. Phòng khám đa khoa Đồng Xuân Số 179, Nguyễn Văn Linh, phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. SĐT. 02923827179 Bs. Lại Kim Anh 94. Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau Số 91, Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau BS. Nguyễn Hồng Cầu 95. Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu Số 01, đường Đồng Khởi, phường 5, thành phố Bạc Liêu Trần Vĩnh An 96. Phòng khám điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang Lô D111 Tuệ Tĩnh, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang BS. Lâm Hùng Bi Đơn vị xin tạm dừng hoạt động 1 Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản Quốc lộ 1A, xã Tân Phú Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang BS. Nguyễn Nhân Nghĩa 2 Trung tâm Điều dưỡng – Phục hồi chức năng Sầm Sơn Số 6-Phường Bắc Sơn- TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa BS. Trịnh Trí Dũng Danh sách được cấp nhật đến 13/08/2024.
Đề xuất 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất 2024
Mới đây, Bộ Y tế ban hành Dự thảo Thông tư quy định về Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH)… Bộ Y tế vừa ban hành Dự thảo Thông tư Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH, nội dung nổi bật của Dự thảo Thông tư là danh sách 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH Bộ Y tế liệt kê kèm theo phụ lục hướng dẫn về việc chẩn đoán, giám định được quy định tại Điều 3 của Dự thảo Thông tư. Xem Dự thảo Thông tư về Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/du-thao-thong-tu-benh-NN-BYT.docx Theo đó, 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất 2024 bao gồm: 1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 1 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc1BuiphoisilicNN-Chinhsua2.4.(1).doc 2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 2 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc2BuiphoiAmiangNN-Chinhsua2.4.doc 3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 3 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc3BuiphoibongNN-chinhsua2.4(1).doc 4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 4 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc4BuiphoitalcNN-Chinhsua2.4.docx 5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 5 ban hànhhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc5BuiphoithanNN-Chinhsua2.4.doc 6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 6https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc6ViemphequanmantinhNN-Chinhsua2.4.doc 7. Bệnh hen nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 7 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc7HenNN-chinhsua2.4(1).doc 8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 8 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc8NhiemdocchiNN.doc 9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc9NhiemdocbenzenNN.doc 10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 10 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc10NhiemdocThuynganNN.doc 11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 11 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc11NhiemdocManganNN.doc 12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 12 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc12NhiemdocTrinitrotoluenTNTNN.doc 13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 13 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc13NhiemdocAsenNN.doc 14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 14 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc14NhiemdocHoachatbaovethucvatNN.doc 15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 15https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc15NhiemdocNicotinNN.doc 16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 16 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc16NhiemdocCacbonmonoxitNN.doc 17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 17 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc17NhiemdocCadimiNN.doc 18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 18 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc18DiecNN.doc 19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 19 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc19GiamapNN.doc 20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 20https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc20RungtoanthanNN.doc 21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 21https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc21RungcucboNN.doc 22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 22 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc22PhongxaNN.doc 23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 23 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc23DucThuytinhtheNN.doc 24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 24 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc24NotdauNN.doc 25. Bệnh sạm da nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 25 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc25SamdaNN.doc 26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 26 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc26ViemdadocromNN.doc 27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 27https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc27BenhdaNNdolanhamuot.doc 28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 28 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc28DaNNdocaosuvaphugiacaosu(1).doc 29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 29 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc29LeptospiraNN.doc 30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 30https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc30ViemganBNN.doc 31. Bệnh lao nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 31 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc31LaoNN.doc 32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 32 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc32HIVNN.doc 33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 33 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc33ViemganCNN.doc 34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 34 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/Phuluc34UngthutrungbieumoNN-chinhsua2.4.doc 35. Bệnh COVID - 19 nghề nghiệp Xem hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 35 ban hành kèm theo Dự thảo Thông tư tại đây (cập nhật sau) Trên đây là danh sách 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH theo đề xuất tại Dự thảo Thông tư về Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội Xem Dự thảo Thông tư về Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/35-benh-nghe-nghiep/du-thao-thong-tu-benh-NN-BYT.docx
Mức hỗ trợ của cơ quan bảo hiểm đối với công ty khi người lao động đi khám, chữa bệnh nghề nghiệp
Hiện nay trong công ty có phát sinh người lao động có biểu hiện bệnh nghề nghiệp. Các trường hợp này có nhu cầu đi khám chữa bệnh và công ty cũng đồng ý hỗ trợ. Vậy bảo hiểm có hỗ trợ gì và quy định như thế nào không? Mức hỗ trợ kinh phí khám, chữa bệnh nghề nghiệp Liên quan vấn đề này, khi đáp ứng điều kiện thì người sử dụng lao động (là công ty) được hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp theo Điều 17 Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn về toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc có hướng dẫn như sau: - Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời điểm người lao động khám bệnh nghề nghiệp sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 800 nghìn đồng/người/lần khám. - Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần. Theo đó, số tiền tối đa cũng chỉ 800 nghìn đồng/người/lần khám và mỗi năm 1 lần, tối đa 2 lần cho mỗi người mà thôi. Còn đối với mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp thì được hướng dẫn tại Điều 21 Nghị định 88/2020/NĐ-CP như sau: - Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 15 triệu đồng/người. - Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần. Theo đó, số lần hỗ trợ chữa bệnh cũng tương tự như khám bệnh, chỉ khác mức hỗ trợ chữa bệnh sẽ được xác định tối đa 15 triệu đồng/người. Thủ tục giải quyết hỗ trợ kinh phí khám, chữa bệnh nghề nghiệp Liên quan nội dung này, tại Điều 19 Nghị định 88/2020/NĐ-CP có nêu về trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp như sau: - Đối với trường hợp đủ điều kiện quy định tại Điều 16 Nghị định 88/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 88/2020/NĐ-CP cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 06 tại Phụ lục của Nghị định 88/2020/NĐ-CP và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động hoặc người lao động nộp hồ sơ đề nghị và nêu rõ lý do. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người sử dụng lao động hoặc người lao động theo quyết định hỗ trợ. Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do. Còn trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp được hướng dẫn tại Điều 23 Nghị định 88/2020/NĐ-CP như sau: - Trường hợp đủ điều kiện quy định tại Điều 20 Nghị định 88/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 88/2020/NĐ-CP cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 08 tại Phụ lục của Nghị định 88/2020/NĐ-CP và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động hoặc người lao động nộp hồ sơ đề nghị và nêu rõ lý do. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do.
Thủ tục xin giảm mức đóng vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp
Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong 5 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội , nhằm chia sẻ gánh nặng, bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, để được giảm mức đóng vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp thì thủ tục như thế nào? Tỷ lệ giảm đóng vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp - Doanh nghiệp được đề xuất áp dụng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp thấp hơn mức đóng hiện đang quy định (0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội) - Tỷ lệ đóng vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp giảm còn: 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Các trường hợp được áp dụng mức đóng 0,3% vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải thỏa mẫn các điều kiện sau: - Doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội; - Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất; - Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất Thủ tục xin giảm mức đóng vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp: Bước 1: Doanh nghiệp đáp ứng điều kiện chuẩn bị các hồ sơ bao gồm: - Văn bản đề nghị quy định theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2020/NĐ-CP. - Bản sao chứng thực Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động được thực hiện bởi tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động quy định tại Điều 7 Nghị định 58/2020/NĐ-CP. Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động quy định theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2020/NĐ-CP. Bước 2: Nộp hồ sơ Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ đề xuất về Bộ Lao động Thương binh – Xã hội qua các hình thức sau: - Nộp trực tiếp - Nộp trực tuyến - Nộp qua đường bưu điện Bước 3: Nhận kết quả Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của gửi hoặc trả kết quả trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc qua đường bưu điện cho doanh nghiệp và cơ quan bảo hiểm xã hội đế tổ chức thực hiện người sử dụng lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm triển khai và thực hiện trả kết quả Thời hạn áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Thời hạn thực hiện là 36 tháng, kể từ tháng quyết định áp dụng mức đóng có hiệu lực. Trong vòng 60 ngày trước ngày hết thời hạn áp dụng mức đóng trên, nếu người sử dụng lao động vẫn có nhu cầu tiếp tục mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động thì lập 01 bộ hồ sơ như trên.
Điều kiện và trình tự thủ tục thành lập phòng khám điều trị bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp được gọi là bệnh xuất phát từ những tác động có hại của môi trường làm việc đối với nhân viên, có thể có tác động tiêu cực đến tình trạng sức khỏe và làm giảm hiệu suất công việc của họ. Vậy cơ sở muốn hoạt động khám chữa bệnh nghề nghiệp cần đáp ứng điều kiện như thế nào? Thủ tục thành lập ra sao? Điều kiện thành lập phòng khám điều trị bệnh nghề nghiệp Quy mô: Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp có quy mô tương đương với phòng khám đa khoa hoặc phòng khám chuyên khoa tùy theo cơ sở pháp lý để thành lập các phòng khám này. Cơ sở vật chất: Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, bảo đảm đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh. Trường hợp có quy mô tương đương với phòng khám chuyên khoa thì cơ sở vật chất phải đáp ứng các điều kiện của phòng khám chuyên khoa. Có ít nhất hai bộ phận xét nghiệm (sinh hóa, độc chất, vi sinh) và chẩn đoán hình ảnh. Thiết bị y tế: Trường hợp có quy mô tương đương với phòng khám đa khoa thì phải đáp ứng các điều kiện về thiết bị y tế. Trường hợp có quy mô tương đương với phòng khám chuyên khoa thì phải đáp ứng các điều kiện về thiết bị y tế Đáp ứng các điều kiện về thiết bị y tế về xét nghiệm, điều kiện về thiết bị y tế về chẩn đoán hình ảnh Nhân sự: - Người làm việc tại cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ đào tạo về bệnh nghề nghiệp, phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây: - Là bác sỹ chuyên khoa bệnh nghề nghiệp có chứng chỉ hành nghề hoặc bác sỹ đa khoa có chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ đào tạo về bệnh nghề nghiệp; - Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp ít nhất là 54 tháng; - Là người hành nghề cơ hữu tại phòng khám. Thành phần hồ sơ thành lập phòng phám điều trị bệnh nghề nghiệp Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP; Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài; Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP; Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP; Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định 109/2016/NĐ-CP và Chương V Nghị định 155/2018/NĐ-CP; Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; Trình tự thủ tục thành lập phòng khám điều trị bệnh nghề nghiệp Bước 1: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động về Bộ Y tế; Bước 2: Bộ Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại mẫu số 09 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP cho người đề nghị Bước 3: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý môi trường y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở để cấp giấy phép hoạt động: Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Cục Quản lý môi trường y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở xin cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Cục Quản lý môi trường y tế thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động. Trường hợp không cấp giấy phép hoạt động, Cục Quản lý môi trường y tế phải có văn bản trả lời và nêu lý do. Bước 4 : Trả giấy phép hoạt động cho cơ sở
Công bố 04 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền của BHXH Việt Nam
Ngày 19/9/2023, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ban hành Quyết định 1318/QĐ-BHXH về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Theo đó, công bố 04 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực: Thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm: 1-Thủ tục đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT 2-Thủ tục đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH 3-Thủ tục đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT đối với người chỉ tham gia BHYT 4-Thủ tục cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT Hướng dẫn đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH bắt buộC, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, như sau: (1) Trình tự thực hiện Bước 1. Lập, nộp hồ sơ *Đối với người lao động - NLĐ là người tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 1 mục 1.3 (Thành phần hồ sơ); nộp hồ sơ cho đơn vị quản lý. - Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: + Trường hợp đóng qua đơn vị đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 2 mục 1.3 (Thành phần hồ sơ) và nộp hồ sơ, đóng tiền cho đơn vị quản lý. + Trường hợp đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi thường trú của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 2 mục 1.3 (Thành phần hồ sơ) và nộp hồ sơ, đóng tiền cho cơ quan BHXH. + Đối với NLĐ được gia hạn hợp đồng hoặc ký HĐLĐ mới ngay tại nước tiếp nhận lao động truy nộp sau khi về nước: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 2 mục 1.3 (Thành phần hồ sơ) và nộp hồ sơ, đóng tiền cho đơn vị hoặc cho cơ quan BHXH. - Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 3 Mục 1.3 (Thành phần hồ sơ) và nộp hồ sơ, đóng tiền cho đơn vị quản lý. - Đối với NLĐ và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưỏng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hàng tháng: NLĐ hoặc thân nhân NLĐ chết lập hồ sơ theo quy định tại điểm 4 Mục 1.3 (Thành phần hồ sơ) và nộp hồ sơ, đóng tiền vào quỹ hưu trí và tử tuất cho cơ quan BHXH nơi thường trú hoặc thông qua đơn vị trước khi nghỉ việc. - NLĐ có từ 02 sổ BHXH đóng trùng BHXH, BHTN: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 5 mục 1.3 (Thành phần hồ sơ): Nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi quản lý hoặc nơi cư trú. *Đơn vị sử dụng lao động - Kê khai hồ sơ theo quy định tại điểm 6 mục 1.3 (Thành phần hồ sơ) và nộp cho cơ quan BHXH; Nộp tiền đóng của đơn vị (bao gồm tiền đóng thuộc trách nhiệm của đơn vị SDLĐ và NLĐ), tiền đóng của NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tiền đóng của phu quân hoặc phu nhân, tiền đóng của NLĐ còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hàng tháng đóng thông qua đơn vị cho cơ quan BHXH. Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định. Bước 3. Nhận kết quả gồm: Sổ BHXH, thẻ BHYT; Quyết định hoàn trả; Tiền hoàn trả thời gian đóng trùng BHXH, BHTN (nếu có). (2) Cách thức thực hiện - Nộp hồ sơ: NLĐ và đơn vị SDLĐ nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH bằng một trong các hình thức sau: + Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH; + Thông qua dịch vụ bưu chính; + Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam hoặc Tổ chức I-VAN. - Đóng tiền theo quy định - Nhận kết quả giải quyết: theo hình thức đã đăng ký. (3) Thành phần hồ sơ - Đối với người tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: + Tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với người tham gia lần đầu hoặc có mã số BHXH nhưng chưa đủ thông tin. Xem và tải Mẫu TK1-TS https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/09/26/mau-1.docx Trường hợp NLĐ được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn, bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Quyết định số 948/QĐ-BHXH ngày 05/6/2023 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. - Đối với người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: + Tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với người tham gia lần đầu hoặc có mã số BHXH nhưng chưa đủ thông tin; + Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc Hợp đồng lao động được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn Hợp đồng lao động hoặc Hợp đồng lao động được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng. - Đối với người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: Tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với người tham gia lần đầu hoặc có mã số BHXH nhưng chưa đủ thông tin. - NLĐ và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hằng tháng, NLĐ hoặc thân nhân NLĐ chết kèm theo các giấy tờ: + Tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với người tham gia có mã số BHXH nhưng chưa đủ thông tin; + Sổ BHXH của NLĐ; - Đối với NLĐ có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau + Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS); + Các sổ BHXH. - Đối với đơn vị SDLĐ + Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS); Xem và tải Mẫu TK3-TS https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/09/26/mau-3.docx + Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-Lt); Xem và tải Mẫu D02-LT https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/09/26/mau-2.docx + Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến điều chỉnh thông tin của đơn vị (nếu có); + Hồ sơ của NLĐ. (4) Thời hạn giải quyết Kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định: - Trường hợp cấp sổ BHXH, thẻ BHYT mới: Không quá 05 ngày. - Trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất: Không quá 05 ngày. - Trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH, BhYt, BHTN, BHtNLĐ-bNn: Không quá 10 ngày. - Trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đóng BHXH, BHYT, BhtN, BHTNLĐ-BnN: Không quá 03 ngày. - Trường hợp xác nhận sổ BHXH: Không quá 05 ngày. - Trường hợp hoàn trả do đóng trùng BHXH, BHTN: Không quá 10 ngày. (5) Đối tượng thực hiện TTHC - Đơn vị SDLĐ; - NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; - Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; - Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; - NLĐ và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hằng tháng; - NLĐ có từ 2 sổ BHXH trở lên đóng trùng BHXH, BHTN Xem 03 thủ tục hành chính còn lại tại Quyết định 1318/QĐ-BHXH có hiệu lực từ ngày 19/9/2023.
Thủ tục, hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do thương tật, bệnh tật tái phát
Hướng dẫn thực hiện các bước giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do thương tật, bệnh tật tái phát. Theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, thì tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Theo khoản 9 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. (1) Trình tự nộp hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp do thương tật tái phát Bước 1. Lập, nộp hồ sơ NLĐ lập hồ sơ theo quy định tại mục Thành phần hồ sơ; nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi đang chi trả trợ cấp (đối với trường hợp đang hưởng trợ cấp hàng tháng); trường hợp đã hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN một lần thì nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi cư trú. Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định. Bước 3. Nhận kết quả giải quyết (2) Cách thức thực hiện Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả Trực tiếp 6 Ngày làm việc 1. Nộp hồ sơ: NLĐ nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan BHXH. 2. Nhận kết quả giải quyết: NLĐ nhận kết quả bằng một trong các hình thức sau: - Hồ sơ giấy tờ liên quan: theo hình thức đã đăng ký. - Tiền trợ cấp: + Trực tiếp tại cơ quan BHXH (đối với trợ cấp một lần) hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông qua tài khoản cá nhân; + Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật. Trực tuyến 6 Ngày làm việc 1. Nộp hồ sơ: NLĐ nộp hồ sơ qua giao dịch điện tử: cá nhân đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN), trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích. 2. Nhận kết quả giải quyết: NLĐ nhận kết quả bằng một trong các hình thức sau: - Hồ sơ giấy tờ liên quan: theo hình thức đã đăng ký. - Tiền trợ cấp: + Trực tiếp tại cơ quan BHXH (đối với trợ cấp một lần) hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông qua tài khoản cá nhân; + Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật. Dịch vụ bưu chính 6 Ngày làm việc Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định. 1. Nộp hồ sơ: NLĐ nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích; 2. Nhận kết quả giải quyết: NLĐ nhận kết quả bằng một trong các hình thức sau: - Hồ sơ giấy tờ liên quan: theo hình thức đã đăng ký. - Tiền trợ cấp: + Trực tiếp tại cơ quan BHXH (đối với trợ cấp một lần) hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông qua tài khoản cá nhân; + Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật. (3) Thành phần hồ sơ Trường hợp không quy định rõ bản chính thì có thể nộp bản sao hợp lệ Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng 1. Bản chính Sổ BHXH (trong trường hợp bảo lưu thời gian đóng BHXH mà chưa có dữ liệu trong hệ thống hoặc chưa được cấp mã BHXH đối với trường hợp bị TNLĐ, BNN đã được GĐYK nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp) Bản chính: 1 - Bản sao: 0 2. Đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01/7/2016 mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN: Biên bản điều tra TNLĐ hoặc kết quả đo đạc, quan trắc môi trường lao động; Trường hợp bị TNGT được xác định là TNLĐ thì có thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường hoặc Biên bản TNGT của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội. Bản chính: 1 - Bản sao: 0 3. Trường hợp đang hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN trước ngày 1/1/2007 đã được trang cấp PTTGSH nay đề nghị trang cấp tiếp: Hóa đơn, chứng từ mua các phương tiện được trang cấp, vé tàu xe đi lại để làm hoặc nhận phương tiện trang cấp (nếu có). Bản chính: 1 - Bản sao: 0 4. Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ lần trước gần nhất của Hội đồng GĐYK đối với trường hợp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp. Bản chính: 1 - Bản sao: 0 5. Biên bản giám định lại mức suy giảm KNLĐ sau khi điều trị thương tật, bệnh tật tái phát của Hội đồng GĐYK. Bản chính: 1 - Bản sao: 0 6. Chỉ định của cơ sở KCB, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên về việc trang cấp PTTGSH (nếu có). Bản chính: 1 - Bản sao: 0 7. Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định kèm theo bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK (Trường hợp thanh toán phí GĐYK). Bản chính: 1 - Bản sao: 0 Bao gồm: Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng Trường hợp không quy định rõ bản chính thì có thể nộp bản sao hợp lệ Bản chính: 0 - Bản sao: 1 (4) Cơ quan thực hiện Bảo hiểm xã hội cấp huyện Bảo hiểm xã hội cấp Tỉnh (5) Yêu cầu, điều kiện thực hiện - NLĐ tham gia BHXH bắt buộc bị TNLĐ, BNN có mức suy giảm KNLĐ từ 5% trở lên, khi thương tật, bệnh tật tái phát đã điều trị ổn định. - NLĐ bị TNLĐ mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp PTTGSH theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật. Trên đây là trình tự, thủ tục thực hiện giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do thương tật, bệnh tật tái phát.
Các chế độ Bảo hiểm xã hội được hưởng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được hưởng những chế độ nào của Bảo hiểm xã hội và mức chi là bao nhiêu cho các khoản trợ cấp này? 1. Trợ cấp một lần - Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần. - Mức trợ cấp một lần được quy định như sau: + Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở; + Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó. (Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015) 3.2. Trợ cấp hằng tháng - Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. - Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau: + Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở; + Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó. - Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014. (Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015) 3.3. Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn, kỹ thuật. (Điều 51 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015) 3.4. Trợ cấp phục vụ Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở. (Điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015) 3.5. Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất trong trường hợp người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật bảo hiểm xã hội 2014. (Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015) 3.6. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật - Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc thì người lao động vẫn được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau: + Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên; + Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%; + Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%. - Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở. (Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015) 3.7. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc - Trường hợp người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý theo quy định tại khoản 8 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, nếu phải đào tạo người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp thì được hỗ trợ học phí. - Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá mười lăm lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần. (Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015)
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Các điều kiện hiện nay để được hưởng chế độ tai nạn lao động, chế độ bệnh nghề nghiệp của Bảo hiểm xã hội? Hồ sơ để được hưởng các chế độ này bao gồm những giấy tờ gì? 1. Điều kiện hưởng chế độ tai tạn lao động Căn cứ tại Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau: Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây: - Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động 2019 và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh; + Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động; + Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý; - Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015; - Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015. 2. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp Căn cứ tại Điều 46 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp như sau: - Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: + Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015; + Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 46 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015. - Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét, giải quyết chế độ theo quy định của Chính phủ. 3. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động Căn cứ tại Điều 57 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm các giấy tờ sau: - Sổ bảo hiểm xã hội. - Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú. - Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa. - Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 4. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp Căn cứ tại Điều 58 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp bao gồm các giấy tờ sau: - Sổ bảo hiểm xã hội. - Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp; trường hợp không điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp. - Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thay bằng Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. - Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
12 khoản tiền tăng lên khi tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2023
Như vậy, từ ngày 01/7/2023 thì Nghị quyết 69/2022/QH15 bắt đầu thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Bên cạnh việc tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức thì kéo theo đó nhiều khoản tiền, trợ cấp dành cho NLĐ ngoài nhà nước được tính dựa theo lương cơ sở cũng sẽ được điều chỉnh tăng thêm. Cụ thể, 12 khoản tiền tăng lên khi lương cơ sở tăng bao gồm: (1) Tăng tiền trợ cấp một lần khi sinh con lên 3,6 triệu đồng Căn cứ Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định lao động nữ sinh con hoặc NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng NLĐ nhận nuôi con nuôi. Đặc biệt, trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì người cha được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Theo đó, mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi sẽ được tăng lên 3,6 triệu đồng (hiện hành là 2,98 triệu đồng). (2) Tăng tiền hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau lên 540.000 đồng Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở hiện nay theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Kể từ ngày 1/7/2023 lên 1,8 triệu đồng, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau sẽ tăng lên 540.000 đồng (hiện hành là 447.000 đồng). (3) Tăng tiền phục hồi sức khỏe sau thai sản lên 540.000 đồng Theo khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Như vậy, từ ngày 1/7/2023, tăng mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản lên 540.000 đồng (hiện hành là 447.000 đồng). (4) Tăng tiền trợ cấp một lần cho người bị suy giảm khả năng lao động Cụ thể, tại Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần cho người bị suy giảm khả năng lao động được quy định như sau kể từ ngày 01/7/2023: Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 lần mức lương cơ sở (tức 9 triệu đồng so với hiện hành là 7,45 triệu đồng), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở (tức tăng thêm 900.000 đồng). Ngoài mức trợ cấp quy định nêu trên, NLĐ còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. Nghị định 24/2023/NĐ-CP: Chính thức tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2023 (5) Tăng tiền trợ cấp hằng tháng cho người bị suy giảm khả năng lao động Theo Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. Mức trợ cấp hằng tháng cho người bị suy giảm khả năng lao động từ ngày 1/7 được quy định như sau: Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở. Do đó, NLĐ cứ suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng trợ cấp hằng tháng là 540.000 đồng (hiện hành là 447.000 đồng), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 36.000 đồng (hiện hành là 29.800 đồng). Ngoài mức trợ cấp quy định nêu trên, hằng tháng, người lao động còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. (6) Tăng tiền trợ cấp phục vụ cho người bị suy giảm khả năng lao động lên 1,8 triệu đồng Căn cứ Điều 52 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định trợ cấp phục vụ đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 49 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở (tức 1,8 triệu đồng so với mức 1,49 triệu đồng hiện nay). (7) Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Theo Điều 53 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định trợ cấp khi NLĐ chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hiện nay quy định như sau: Thân nhân NLĐ được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - NLĐ đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - NLĐ bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - NLĐ bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất trong trường hợp người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó, khi tăng lương cơ sở từ ngày 1/7, mức trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng mức 64,8 triệu đồng ( tăng thêm 11,16 triệu đồng so với mức trợ cấp hiện nay là 53,64 triệu đồng). (8) Tăng mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật Khoản 2 Điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật một ngày như sau: - Bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình: Mức hưởng bằng 450.000 đồng (hiện hành 372.500 đồng). - Bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung: Mức hưởng bằng 720.000 đồng (hiện hành 596.000 đồng). (9) Điều chỉnh tiền lương hưu hằng tháng lên 1,8 triệu đồng Theo khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bằng mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng (hiện hành là 1,49 triệu đồng), trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 LLuật Bảo hiểm xã hội 2014. (10) Trợ cấp mai táng tăng lên mức 18 triệu đồng Trường hợp NLĐ đủ điều kiện hưởng trợ cấp mai táng chết, người lo mai táng sẽ được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở. Theo đó, mức trợ cấp mai táng sẽ là 18 triệu đồng, tăng lên so với mức 14,9 triệu đồng theo quy định hiện hành. (11) Điều chỉnh tiền trợ cấp tuất hàng tháng lên 1,26 triệu đồng Cụ thể, khoản 1 Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân người lao động chết bằng 50% mức lương cơ sở (tăng từ 745.000 đồng lên 900.000 đồng); trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở (tăng từ 1,043 triệu đồng lên mức 1,26 triệu đồng). (12) Tăng tiền hưởng lương hưu lên 1,8 triệu đồng Căn cứ Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định NLĐ có từ đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách BHXH bắt buộc. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng (hiện hành là 1,49 triệu đồng), trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Giám định mức độ suy giảm khả năng lao động khi bị đột quỵ
Trường hợp người lao động bị đột quỵ trong quá trình làm việc có được giám định suy giảm khả năng lao động để hưởng các chế độ của BHXH và hồ sơ giám định như thế nào? Các trường hợp thực hiện giám định mức độ suy giảm khả năng lao động Theo quy định tại Điều 47 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì các trường hợp thực hiện giám định suy giảm khả năng lao động để hưởng các chế độ của BHXH bao gồm: Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định suy giảm khả năng lao động trong trường hợp: - Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe - Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định - Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau: - Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp - Bị tai nạn lao động nhiều lần - Bị nhiều bệnh nghề nghiệp =>> Như vậy, về nguyên tắc để được giám định suy giảm khả năng lao động hưởng các chế độ của BHXH thì người lao động phải bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp thuộc một trong các trường hợp nêu trên. Bị đột quỵ có được giám định mức độ suy giảm khả năng lao động - Danh mục các bệnh nghề nghiệp được quy định tại Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT theo đó đột quỵ không được xem là bệnh nghề nghiệp. Cho nên, sẽ loại trừ trường hợp được giám định suy giảm khả năng lao động do bị bệnh nghề nghiệp nêu trên. Theo khoản 8 Điều 3 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì tai nạn lao động được hiểu là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Như vậy, nếu người lao động bị đột quỵ trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động thì sẽ được xem là tai nạn lao động. Tuy nhiên, nếu người lao động bị đột quỵ trong quá trình làm việc nhưng nguyên nhân gây ra đột quỵ cho người lao động không phải là do thực hiện công việc gây nên mà là do các bệnh lý có sẵn của người lao động thì trường hợp này sẽ không được xem là tai nạn lao động. Do đó, nếu bị đột quỵ trong quá trình lao động mà nguyên nhân gây ra không phải do bệnh lý có sẵn thì sẽ được xem là tai nạn lao động. Sau khi bị đột quỵ mà người lao động đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe thì sẽ được tiến hành giám định suy giảm khả năng lao động để hưởng các chế độ của BHXH. Hồ sơ giám định mức độ suy giảm khả năng lao động Căn cứ Thông tư 56/2017/TT-BYT thì hồ sơ giám định mức độ suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động bao gồm: - Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này - Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định - Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực =>> Như vậy, nếu bị đột quỵ được xem là tai nạn lao động thì người lao động chuẩn bị hồ sơ theo quy định nêu trên để thực hiện giám định mức độ suy giảm khả năng lao động để hưởng các chế độ của BHXH.
Thay đổi quy trình về xử lý hồ sơ, cấp BHXH, thẻ BHYT
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023, sửa đổi Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH và sửa đổi Quyết định 505/QĐ-BHXH. Theo đó, nội dung đáng chú ý của Quyết định 490/QĐ-BHXH trong đó thay đổi quy định về xử lý hồ sơ, cấp BHXH, BHYT như sau: (1) Sửa đổi thời hạn đóng BHTN Doanh nghiệp phải đóng BHTN và trích tiền lương của người lao động hằng tháng để đóng cùng một lúc vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH thì có một số trường hợp doanh nghiệp được trích đóng bảo hiểm thất nghiệp 03 tháng một lần hoặc 06 tháng một lần. Doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có thể đăng ký đóng BHXH hằng tháng Theo Quyết định 490/QĐ-BHXH, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán có thể đăng ký phương thức đóng BHXH hằng tháng. Theo quy định cũ thì những đơn vị này chỉ có thể đăng ký phương thức đóng BHXH 03 tháng một lần hoặc 06 tháng một lần. (2) Thay đổi quy trình xử lý hồ sơ, cấp BHXH, thẻ BHYT Thay đổi Điều 56 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 sửa đổi, bổ sung Điều 33 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 như sau: Bổ sung Điều 33a về tiếp nhận, xử lý hồ sơ thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, theo đó, bộ phận tiếp nhận hồ sơ thực hiện như sau: * Cán bộ tiếp nhận hồ sơ - Đối với hồ sơ đăng ký tham gia, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. - Hồ sơ cấp lại sổ BHXH, thẻ BHYT. - Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT. - Hồ sơ cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH. - Điều chỉnh chức danh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995. - Gộp sổ BHXH của đơn vị, cơ quan quản lý đối tượng chỉ tham gia BHYT, tổ chức dịch vụ, người tham gia cán bộ tiếp nhận hồ sơ thực hiện kiểm tra, đối chiếu các chỉ tiêu trên mẫu biểu theo quy định. Trường hợp nộp hồ sơ giấy qua dịch vụ bưu chính hoặc tại cơ quan BHXH: scan hồ sơ gốc và cập nhật vào phần mềm quản lý (trừ trường hợp gộp sổ BHXH). Chuyển hồ sơ điện tử, dữ liệu ngay trong ngày cho Phòng/Tổ Quản lý Thu - Sổ, Thẻ (Mẫu TK1-TS, TK3-TS, D02-LT, D03-TS, D05-TS, các giấy tờ liên quan) để giải quyết. Đối với hồ sơ cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi: trường hợp đã kết nối liên thông dữ liệu đăng ký khai sinh của trẻ em dưới 6 tuổi với bộ, ngành liên quan: chuyển Danh sách cấp thẻ BHYT (Mẫu D03-TS) do hệ thống phần mềm tự động lập cho Phòng/Tổ Quản lý Thu - Sổ, Thẻ. * Nhận hồ sơ, dữ liệu được giải quyết từ Phòng/Tổ Quản lý Thu - Sổ, Thẻ - Trả sổ BHXH, thẻ BHYT và Danh sách cấp thẻ BHYT (Mẫu D10a-TS để trả cho UBND xã, cơ sở giáo dục, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công) theo hình thức đăng ký. - Lưu trữ hồ sơ theo quy định. (3) Thay đổi thời hạn lập và gửi báo cáo về quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT Theo quy định, BHXH tỉnh, huyện phải lập báo cáo về quản lý thu, cấp sổ BHXH, bảo y tế và báo cáo thông tin theo thời hạn sau đây: - BHXH huyện gửi báo cáo nêu trên cho BHXH tỉnh theo thời hạn sau đây: + Báo cáo tháng: trước ngày 05 của tháng sau. + Báo cáo quý: trước ngày 10 tháng đầu quý sau. + Báo cáo năm: trước ngày 25/01 năm sau. - BHXH tỉnh gửi báo cáo nêu trên cho BHXH Việt Nam tỉnh theo thời hạn sau đây: + Báo cáo tháng: ngày 05 tháng sau. + Báo cáo quý: ngày 10 tháng đầu quý sau. + Báo cáo năm: ngày 25/01 năm sau. Xem thêm Quyết định 490/QĐ-BHXH có hiệu lực từ ngày 01/4/2023 và bãi bỏ Quyết định 1188/QĐ-BHXH ngày 24/5/2022.
Hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp của NLĐ bao gồm những gì? Thời hạn giải quyết bao lâu?
Từ ngày 01/4/2023, bệnh Covid-19 nghề nghiệp là bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH. Theo đó, hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp bao gồm những giấy tờ gì? NLĐ cần phải mất thời gian bao lâu? Bài viết sẽ giải đáp thắc mắc này dưới bài viết. Bệnh nghề nghiệp là gì? Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 có đề cập đến bệnh nghề nghiệp đối với người lao động như sau: "Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động." Ngoài ra, theo Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT, được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT có quy định về danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định. Trong đó, từ ngày 01/4/2023, Bệnh COVID 19 nghề nghiệp được bổ sung vào danh mục các bệnh nghề nghiệp được hưởng Bảo hiểm xã hội. Hồ sơ giám định lần đầu cho bệnh nghề nghiệp Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT hồ sơ giám định lần đầu cho bệnh nghề nghiệp bao gồm những giấy tờ sau: - Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT đối với trường hợp người được giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT đối với trường hợp người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh, bao gồm cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng và người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng; - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp; - Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp của người lao động có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có). Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật An toàn vệ sinh lao động 2015: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định. - Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: + Chứng minh nhân dân; + Căn cước công dân; + Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định. Thời hạn giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp là bao lâu? Căn cứ tại điều 59 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Luật An toàn vệ sinh lao động 2015. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 7 Quyết định 166/QĐ-BHXH thì: Thời hạn giải quyết: Đối với giải quyết hưởng chế độ TNLĐ, BNN: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định. Như vậy, bạn sẽ nộp hồ sơ cho công ty, công ty có trách nhiệm nộp hồ sơ của bạn cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trong thời hạn 6 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp cho bạn, trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Danh mục các bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH năm 2023?
Từ ngày 1/4/2023,Thông tư 02/2023/TT-BYT đã bổ sung thêm 1 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH vào 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH được quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BYT. Theo đó, 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH như sau: 1. Bệnh bụi phổi silic 2. Bệnh bụi phổi amiăng 3. Bệnh bụi phổi bông 4. Bệnh bụi phổi talc 5. Bệnh bụi phổi than 6. Bệnh viêm phế quản mạn tính 7. Bệnh hen 8. Bệnh nhiễm độc chì 9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng 10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân 11. Bệnh nhiễm độc mangan 12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen 13. Bệnh nhiễm độc asen 14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật 15. Bệnh nhiễm độc nicotin 16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit 17. Bệnh nhiễm độc cadimi 18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn 19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp 20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân 21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ 22. Bệnh phóng xạ 23. Bệnh đục thể thủy tinh 24. Bệnh nốt dầu 25. Bệnh sạm da 26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm 27. Bệnh da 28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su 29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp 30. Bệnh viêm gan vi rút B 31. Bệnh lao 32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp 33. Bệnh viêm gan vi rút C 34. Bệnh ung thư trung biểu mô 35. Bệnh COVID - 19 Người lao động chữa bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ bao nhiêu? Căn cứ tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định như sau: - Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 15 triệu đồng/người. - Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần. Như vậy theo quy định trên mức hỗ trợ bằng 50% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 15 triệu đồng/người. Người bệnh sẽ thực hiện hồ sơ đề nghị nhận tiền chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 22 Nghị định 88/2020/NĐ-CP
COVID-19 chính thức là bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH từ tháng 4/2023
Mới đây, ngày 09/02/2023, Bộ Y tế ban hành Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 15/2016/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH. Trong đó, sửa đổi, bổ sung quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH), cụ thể: Bổ sung “Bệnh COVID-19 nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 35 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BYT”. Như vậy, thêm bệnh COVID-19 vào danh sách các bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH. Như vậy, danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH từ ngày 01/04/2023 như sau: 1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp. 2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp. 3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp. 4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp. 5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp. 6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp. 7. Bệnh hen nghề nghiệp. 8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp. 9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen. 10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp. 11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp. 12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp. 13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp. 14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp. 15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp. 16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp. 17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp. 18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn. 19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp. 20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân. 21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ. 22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp. 23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp. 24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp. 25. Bệnh sạm da nghề nghiệp. 26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm. 27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài. 28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su. 29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp. 30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp. 31. Bệnh lao nghề nghiệp. 32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. 33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp. 34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp. 35. Bệnh Covid-19 nghề nghiệp. Theo Phụ lục 35 định nghĩa Bệnh COVID-19 nghề nghiệp là bệnh phát sinh trong quá trình lao động do người lao động phải tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2 có trong môi trường lao động. Theo đó, người lao động làm nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2 bao gồm: - Người làm nghề, công việc tại cơ sở y tế. - Người làm nghề, công việc trong phòng thí nghiệm, lấy mẫu, vận chuyển mẫu, xử lý, bảo quản và tiêu hủy mẫu có chứa vi rút SARS-CoV-2. - Người làm nghề, công việc phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm vi rút SARS-CoV-2 gồm: + Người làm nghề, công việc trực tiếp trong khu cách ly tập trung, cách ly y tế tại nhà, cách ly y tế vùng có dịch, hỗ trợ chăm sóc người bệnh COVID-19 tại nhà; + Người vận chuyển, phục vụ người bệnh COVID-19; + Người vận chuyển, khâm liệm, bảo quản, hỏa táng, mai táng thi hài người bệnh COVID-19; + Người giám sát, điều tra, xác minh dịch COVID-19; + Nhân viên hải quan, ngoại giao, nhân viên làm công tác xuất nhập cảnh; + Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng; + Chiến sỹ, sĩ quan thuộc lực lượng công an; + Người làm nghề, công việc khác được cử tham gia phòng chống dịch COVID-19. Thời gian tiếp xúc tối thiểu Thời gian tiếp xúc tối thiểu là thời gian tiếp xúc ngắn nhất với yếu tố có hại trong quá trình lao động để có thể gây bệnh nghề nghiệp: 01 lần. Thời gian bảo đảm Thời gian bảo đảm là khoảng thời gian kể từ khi người lao động đã thôi tiếp xúc với nguồn lây đến thời điểm phát bệnh): 28 ngày. Xem chi tiết tại Thông tư 02/2023/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2023.
Công ty phải tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên bao nhiêu lần một năm?
Theo quy định tại Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau: 1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. 2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. 3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động. 4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật. 5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định. 6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ. Theo như quy định nêu trên thì trường hợp nhân viên công ty của bạn làm việc trong môi trường bình thường thì phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần trong năm cho nhân viên. Trường hợp nhân viên công ty làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nhân viên là người khuyết tật, chưa thành niên thì công ty phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần, tức là 02 lần/năm.
Người lao động bị TNLĐ, mức suy giảm khả năng lao động dưới 5% thì phải chi trả những khoản tiền gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015: "Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau: 1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; 2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau: a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa; c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế; 3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động; 4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau: a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng; 6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật; 7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người; 8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc; 9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này; 10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động. 11. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này." Như vậy đối với trường hợp TNLĐ dưới 5% thì công ty phải chi những khoản sau: - Tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; - Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; - Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa; - Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế; - Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
Bệnh nghề nghiệp là gì? Phân loại bệnh nghề nghiệp thế nào?
1. Bệnh nghề nghiệp là gì? Theo quy đinh tại Khoản 9 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đã định nghĩa về bệnh nghề nghiệp như sau: 9. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Theo đó, bệnh nghề nghiệp là những bệnh lý phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đến sức khỏe của người lao động. Có thể thấy, bệnh nghề nghiệp không phải là loại bệnh lý thông thường mang tính bẩm sinh hoặc phát sinh từ môi trường sống ngoài xã hội mà phải xuất phát từ yếu tố độc, hại của “nghề nghiệp”. Bệnh nghề nghiệp có thể ra cấp tính hoặc từ từ. Một số bệnh nghề nghiệp thậm chí còn không chữa khỏi và để lại di chứng sau này. Tuy nhiên, bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được nhờ việc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp định kì hằng năm. 2. Bệnh nghề nghiệp được phân loại thế nào? Hiện nay, Thông tư 15/2016/TT-BYT đang quy định 34 bệnh nghề nghiệp được cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) thanh toán chế độ bệnh nghề nghiệp khi đủ điều kiện. Các bệnh này được chia thành 05 nhóm sau: • Nhóm 1: Các bệnh bụi phổi và phế quản • Nhóm 2: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp • Nhóm 3: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý • Nhóm 4: Các bệnh da nghề nghiệp • Nhóm 5: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp 3. Việc khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp được thực hiện thế nào? Theo khoản 2 Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, phía doanh nghiệp sử dụng lao động có nghĩa vụ tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Việc tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư 28/2016/TT-BYT. Theo đó, mỗi năm người sử dụng lao động đều phải tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp định kì cho người lao động có tiếp xúc với yếu có hại hoặc làm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Cụ thể: Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi: Được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ít nhất 06 tháng/lần. Người lao động khác: Được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ít nhất 01 năm/lần. Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người lao động: Được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo số lần yêu cầu.