Yêu cầu khắc phục kịp thời sự cố điện khi có áp thấp nhiệt đới
Ngày 25/9/2023 Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã có tải Công điện 6575/CĐ-PCTT năm 2023 về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên biển Đông. Theo đó, Ban CHPTDSPCTT&TKCN Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị ngành Công Thương khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung sau: (1) Kiểm tra các đơn vị sản xuất công nghiệp có phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới - Sở Công Thương các tỉnh, thành phố chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn triển khai các phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới và tình hình mưa lớn xảy ra do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới. - Chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, các thủy điện nhỏ hoặc đang thi công, sửa chữa. - Công tác vận hành các hồ chứa thủy điện đảm bảo an toàn công trình, an toàn hạ du; rà soát các khu vực có thể bị chia cắt do mưa, lũ để có phương án cụ thể đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu. (2) Sẵn sàng khôi phục kịp thời hệ thống điện khi có sự cố xảy ra - Tập đoàn Điện lực Việt Nam đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, đặc biệt cho các phụ tải quan trọng; an toàn cho người, thiêt bị, các công trình điện lực và an toàn cho nhân dân, sẵn sàng khôi phục kịp thời hệ thống điện khi có sự cố xảy ra. - Chỉ đạo các chủ đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi quản lý rà soát, kiêm tra hệ thống thông tin liên lạc, các mốc cảnh báo ngập lụt; phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp ứng phó với áp thấp nhiệt đới và xử lý tình huống ảnh hưởng đến an toàn dân cư ở hạ du khi vận hành; thông tin kịp thời cho hạ du trước khi điều tiết xả lũ để đảm bảo an toàn về người và tài sản. - Phối hợp với Sở Công Thương chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, thủy điện nhỏ hoặc đang thi công, sửa chữa. (3) Kiểm tra công tác phòng chống sụt lở đất, ngập lụt tại các mỏ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam chỉ đạo các cơ sở khai thác khoáng sản (đặc biệt là cơ sở khai thác bô-xít tại Đắk Nông và Lâm Đồng) chủ động kiểm tra công tác phòng chống sụt lở đất, ngập lụt tại các mỏ. Rà soát kiểm tra các hồ thải quặng đuôi các khai trường, các hầm lò khai thác với độ sâu lớn, phải tập trung sẵn sàng lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng cứu khi có thiên tai xảy ra. (4) Các tập đoàn ngành Công Thương theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới Các Tập đoàn, Tổng công ty khác trong ngành Công Thương theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai tại các cơ sở thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo an toàn cho người và công trình trọng yêu khi xảy ra mưa lũ do áp thấp nhiệt đới gây ra. (5) Các chủ đập thủy điện triển khai các phương án đảm bảo an toàn hồ đập - Các chủ đập thủy điện nghiêm túc tuân thủ quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ chứa thủy điện đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, vận hành đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du. - Triển khai thực hiện các phương án đảm bảo an toàn hồ đập, nhất là các thủy điện nhỏ, vùng hạ du hồ chứa và các công trình đang thi công dở dang, đặc biệt là các trọng điểm xung yếu, các sự cố do các đợt mưa lũ trước chưa được khắc phục. (6) Chủ các cơ sở khai thác khoáng sản phát hiện nguy cơ dễ gây sạt lở đất Tổ chức kiểm tra, rà soát kỹ lưỡng các sườn dốc, xung quanh và phía sau các công trình đang xây dựng, kho, nhà xưởng,văn phòng nhà điều hành, công trình gần sườn dốc, các mỏ và các bãi thải.... để phát hiện nguy cơ dễ gây sạt lở đất, không đảm bảo an toàn đê có biện pháp xử lý kịp thời. Xem thêm tải Công điện 6575/CĐ-PCTT năm 2023 ban hành ngày 25/9/2023.
Các biện pháp cơ bản để ứng phó thiên tai đối với bão và áp thấp nhiệt đới bao gồm những gì?
Trong tình hình môi trường đang thay đổi từng ngày từng giờ như hiện nay thì việc thực hiện ứng phó đối với thiên tai cụ thể là những việc như cảnh báo và xử lý khi có bão hoặc áp thấp nhiệt đới thì cơ quan chức năng sẽ phải thực hiện những gì? Trong ứng phó thiên tai việc cảnh báo thiên tai sẽ được diễn ra như thế nào? Căn cứ tại Điều 24 Luật Phòng chống thiên tai 2013, được sửa đổi bởi điểm a, điểm c khoản 14 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 có quy định về việc dự báo, cảnh báo và truyền tin về thiên tai như sau: - Thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai phải kịp thời, đủ độ tin cậy, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng được chuyển tải bằng Tiếng Việt, đặc biệt quan tâm đến đối tượng dễ bị tổn thương và trong trường hợp cần thiết được chuyển tải bằng tiếng dân tộc thiểu số. - Nội dung chính của bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai bao gồm: + Bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai về khí tượng, thủy văn, hải văn phải bảo đảm thông tin về loại thiên tai, cường độ, cấp độ rủi ro thiên tai, vị trí, tọa độ hiện tại và dự báo diễn biến; + Bản tin báo tin động đất và dự báo, cảnh báo sóng thần phải bảo đảm thông tin về vị trí, cường độ, cấp độ rủi ro thiên tai và mức độ gây ảnh hưởng của động đất; dự báo vị trí xuất phát, khả năng, độ cao, cấp độ rủi ro thiên tai, hướng di chuyển và khu vực ảnh hưởng của sóng thần. + Bản tin dự báo, cảnh báo cháy rừng do tự nhiên phải bảo đảm thông tin về khu vực, loại rừng, diện tích, cấp độ rủi ro cháy. Như vậy, trong ứng phó thiên tai việc cảnh báo thiên tai sẽ được thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai phải kịp thời, đủ độ tin cậy, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng được chuyển tải bằng Tiếng Việt, đặc biệt quan tâm đến đối tượng dễ bị tổn thương và trong trường hợp cần thiết được chuyển tải bằng tiếng dân tộc thiểu số. Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng căn cứ nào và có những nội dung ra sao? Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 22 Luật Phòng chống thiên tai 2013 thì phương án ứng phó thiên tai cũng như những nội dung của việc ứng phó sẽ được thực hiện như sau: - Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng dựa trên các căn cứ sau đây: + Các loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai có khả năng xảy ra tại địa phương và lĩnh vực quản lý; + Năng lực ứng phó thiên tai của tổ chức, cá nhân; + Khả năng phối hợp và hỗ trợ của các lực lượng và chính quyền các cấp. - Phương án ứng phó thiên tai bao gồm các nội dung chính sau đây: + Bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm; + Sơ tán, bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất; + Bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc; + Phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; + Nguồn nhân lực ứng phó thiên tai; + Dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm. - Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng ở địa phương, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức khác; phương án ứng phó thiên tai được rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm. Như vậy, phương án ứng phó thiên tai sẽ được xây dựng trên căn cứ và đảm bảo các nội dung nêu trên. Các biện pháp cơ bản để ứng phó thiên tai đối với bão và áp thấp nhiệt đới bao gồm những gì? Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Phòng chống thiên tai 2013 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 24 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 như sau: Căn cứ vào loại thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp quyết định lựa chọn một hoặc một số biện pháp phù hợp sau đây: - Biện pháp cơ bản ứng phó đối với bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, nước dâng, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy được quy định như sau: + Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp; + Di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thuỷ sản trên biển, ven biển, trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu hoặc thực hiện biện pháp khác để bảo đảm an toàn; + Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng; + Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất; + Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng; + Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, trên biển, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác; + Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai; + Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán; + Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai; + Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai. Như vậy, biện pháp cơ bản ứng phó đối với bão, áp thấp nhiệt đới sẽ thực hiện như quy định trên về từng biện pháp cụ thể nêu trên. Từ những căn cứ nêu trên, việc ứng phó thiên tai đối với bão và áp thấp nhiệt đới phải được thực hiện kịp thời và nhanh chóng nhằm đảm bảo ứng phó được thiên tai tránh gây thiệt hại về người và của
Yêu cầu khắc phục kịp thời sự cố điện khi có áp thấp nhiệt đới
Ngày 25/9/2023 Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã có tải Công điện 6575/CĐ-PCTT năm 2023 về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên biển Đông. Theo đó, Ban CHPTDSPCTT&TKCN Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị ngành Công Thương khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung sau: (1) Kiểm tra các đơn vị sản xuất công nghiệp có phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới - Sở Công Thương các tỉnh, thành phố chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn triển khai các phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới và tình hình mưa lớn xảy ra do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới. - Chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, các thủy điện nhỏ hoặc đang thi công, sửa chữa. - Công tác vận hành các hồ chứa thủy điện đảm bảo an toàn công trình, an toàn hạ du; rà soát các khu vực có thể bị chia cắt do mưa, lũ để có phương án cụ thể đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu. (2) Sẵn sàng khôi phục kịp thời hệ thống điện khi có sự cố xảy ra - Tập đoàn Điện lực Việt Nam đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, đặc biệt cho các phụ tải quan trọng; an toàn cho người, thiêt bị, các công trình điện lực và an toàn cho nhân dân, sẵn sàng khôi phục kịp thời hệ thống điện khi có sự cố xảy ra. - Chỉ đạo các chủ đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi quản lý rà soát, kiêm tra hệ thống thông tin liên lạc, các mốc cảnh báo ngập lụt; phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp ứng phó với áp thấp nhiệt đới và xử lý tình huống ảnh hưởng đến an toàn dân cư ở hạ du khi vận hành; thông tin kịp thời cho hạ du trước khi điều tiết xả lũ để đảm bảo an toàn về người và tài sản. - Phối hợp với Sở Công Thương chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, thủy điện nhỏ hoặc đang thi công, sửa chữa. (3) Kiểm tra công tác phòng chống sụt lở đất, ngập lụt tại các mỏ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam chỉ đạo các cơ sở khai thác khoáng sản (đặc biệt là cơ sở khai thác bô-xít tại Đắk Nông và Lâm Đồng) chủ động kiểm tra công tác phòng chống sụt lở đất, ngập lụt tại các mỏ. Rà soát kiểm tra các hồ thải quặng đuôi các khai trường, các hầm lò khai thác với độ sâu lớn, phải tập trung sẵn sàng lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng cứu khi có thiên tai xảy ra. (4) Các tập đoàn ngành Công Thương theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới Các Tập đoàn, Tổng công ty khác trong ngành Công Thương theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai tại các cơ sở thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo an toàn cho người và công trình trọng yêu khi xảy ra mưa lũ do áp thấp nhiệt đới gây ra. (5) Các chủ đập thủy điện triển khai các phương án đảm bảo an toàn hồ đập - Các chủ đập thủy điện nghiêm túc tuân thủ quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ chứa thủy điện đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, vận hành đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du. - Triển khai thực hiện các phương án đảm bảo an toàn hồ đập, nhất là các thủy điện nhỏ, vùng hạ du hồ chứa và các công trình đang thi công dở dang, đặc biệt là các trọng điểm xung yếu, các sự cố do các đợt mưa lũ trước chưa được khắc phục. (6) Chủ các cơ sở khai thác khoáng sản phát hiện nguy cơ dễ gây sạt lở đất Tổ chức kiểm tra, rà soát kỹ lưỡng các sườn dốc, xung quanh và phía sau các công trình đang xây dựng, kho, nhà xưởng,văn phòng nhà điều hành, công trình gần sườn dốc, các mỏ và các bãi thải.... để phát hiện nguy cơ dễ gây sạt lở đất, không đảm bảo an toàn đê có biện pháp xử lý kịp thời. Xem thêm tải Công điện 6575/CĐ-PCTT năm 2023 ban hành ngày 25/9/2023.
Các biện pháp cơ bản để ứng phó thiên tai đối với bão và áp thấp nhiệt đới bao gồm những gì?
Trong tình hình môi trường đang thay đổi từng ngày từng giờ như hiện nay thì việc thực hiện ứng phó đối với thiên tai cụ thể là những việc như cảnh báo và xử lý khi có bão hoặc áp thấp nhiệt đới thì cơ quan chức năng sẽ phải thực hiện những gì? Trong ứng phó thiên tai việc cảnh báo thiên tai sẽ được diễn ra như thế nào? Căn cứ tại Điều 24 Luật Phòng chống thiên tai 2013, được sửa đổi bởi điểm a, điểm c khoản 14 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 có quy định về việc dự báo, cảnh báo và truyền tin về thiên tai như sau: - Thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai phải kịp thời, đủ độ tin cậy, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng được chuyển tải bằng Tiếng Việt, đặc biệt quan tâm đến đối tượng dễ bị tổn thương và trong trường hợp cần thiết được chuyển tải bằng tiếng dân tộc thiểu số. - Nội dung chính của bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai bao gồm: + Bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai về khí tượng, thủy văn, hải văn phải bảo đảm thông tin về loại thiên tai, cường độ, cấp độ rủi ro thiên tai, vị trí, tọa độ hiện tại và dự báo diễn biến; + Bản tin báo tin động đất và dự báo, cảnh báo sóng thần phải bảo đảm thông tin về vị trí, cường độ, cấp độ rủi ro thiên tai và mức độ gây ảnh hưởng của động đất; dự báo vị trí xuất phát, khả năng, độ cao, cấp độ rủi ro thiên tai, hướng di chuyển và khu vực ảnh hưởng của sóng thần. + Bản tin dự báo, cảnh báo cháy rừng do tự nhiên phải bảo đảm thông tin về khu vực, loại rừng, diện tích, cấp độ rủi ro cháy. Như vậy, trong ứng phó thiên tai việc cảnh báo thiên tai sẽ được thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai phải kịp thời, đủ độ tin cậy, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng được chuyển tải bằng Tiếng Việt, đặc biệt quan tâm đến đối tượng dễ bị tổn thương và trong trường hợp cần thiết được chuyển tải bằng tiếng dân tộc thiểu số. Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng căn cứ nào và có những nội dung ra sao? Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 22 Luật Phòng chống thiên tai 2013 thì phương án ứng phó thiên tai cũng như những nội dung của việc ứng phó sẽ được thực hiện như sau: - Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng dựa trên các căn cứ sau đây: + Các loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai có khả năng xảy ra tại địa phương và lĩnh vực quản lý; + Năng lực ứng phó thiên tai của tổ chức, cá nhân; + Khả năng phối hợp và hỗ trợ của các lực lượng và chính quyền các cấp. - Phương án ứng phó thiên tai bao gồm các nội dung chính sau đây: + Bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm; + Sơ tán, bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất; + Bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc; + Phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; + Nguồn nhân lực ứng phó thiên tai; + Dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm. - Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng ở địa phương, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức khác; phương án ứng phó thiên tai được rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm. Như vậy, phương án ứng phó thiên tai sẽ được xây dựng trên căn cứ và đảm bảo các nội dung nêu trên. Các biện pháp cơ bản để ứng phó thiên tai đối với bão và áp thấp nhiệt đới bao gồm những gì? Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Phòng chống thiên tai 2013 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 24 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 như sau: Căn cứ vào loại thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp quyết định lựa chọn một hoặc một số biện pháp phù hợp sau đây: - Biện pháp cơ bản ứng phó đối với bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, nước dâng, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy được quy định như sau: + Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp; + Di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thuỷ sản trên biển, ven biển, trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu hoặc thực hiện biện pháp khác để bảo đảm an toàn; + Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng; + Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất; + Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng; + Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, trên biển, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác; + Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai; + Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán; + Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai; + Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai. Như vậy, biện pháp cơ bản ứng phó đối với bão, áp thấp nhiệt đới sẽ thực hiện như quy định trên về từng biện pháp cụ thể nêu trên. Từ những căn cứ nêu trên, việc ứng phó thiên tai đối với bão và áp thấp nhiệt đới phải được thực hiện kịp thời và nhanh chóng nhằm đảm bảo ứng phó được thiên tai tránh gây thiệt hại về người và của