Việt kiều về nước có phải khai báo tạm trú?
Việt kiều là một từ chỉ những người Việt Nam đang sống và cư trú ở nước ngoài, có thể là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam. Vậy, trường hợp Việt kiều về Việt Nam chơi một thời gian thì có phải khai báo tạm trú? Việt kiều về nước có phải khai báo tạm trú? (1) Trường hợp Việt kiều về bằng Hộ chiếu Việt Nam Theo Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định: - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. - Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần - Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020. (2) Trường hợp Việt kiều về bằng Hộ chiếu nước ngoài Theo Điều 33 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của Công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 quy định: Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú. Cơ sở lưu trú có trách nhiệm yêu cầu người nước ngoài xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam để thực hiện khai báo tạm trú trước khi đồng ý cho người nước ngoài tạm trú. Trường hợp đồn, trạm Biên phòng tiếp nhận khai báo tạm trú của người nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì đồn, trạm Biên phòng có trách nhiệm thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi người nước ngoài tạm trú. Như vậy, trường hợp Việt kiều về bằng hộ chiếu Việt Nam thì sẽ khai báo tạm trú theo Luật Cư trú 2020, về bằng Hộ chiếu nước ngoài thì khai báo tạm trú theo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014. Dù là trường hợp nào thì Việt kiều về nước cũng phải khai báo tạm trú. Thủ tục khai báo tạm trú cho Việt kiều về nước bằng hộ chiếu nước ngoài Theo Điều 4, 5, 6 Thông tư 53/2016/TT-BCA quy định thủ tục khai báo tạm trú cho người nước ngoài như sau: Bước 1: Truy cập Trang thông tin điện tử để nhận tài khoản - Người khai báo tạm trú truy cập Trang thông tin điện tử của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt cơ sở lưu trú (Trang thông tin điện tử) để nhận tài khoản khai báo. Khi có thay đổi các thông tin liên quan đến tài khoản khai báo phải cập nhật sửa đổi, bổ sung ngay thông tin đó trên Trang thông tin điện tử. - Người khai báo tạm trú có trách nhiệm quản lý, bảo mật tài khoản khai báo và toàn bộ thông tin do tài khoản khai báo tạo ra. - Thời hạn sử dụng tài khoản: Tài khoản khai báo tự hủy giá trị sử dụng khi không có thông tin khai báo mới trong thời hạn 12 tháng hoặc khi bị phát hiện khai báo khống, thông tin về người nước ngoài hoặc cơ sở lưu trú không chính xác. Bước 2: Khai báo thông tin tạm trú - Người khai báo tạm trú truy cập Trang thông tin điện tử, đăng nhập tài khoản khai báo để thực hiện việc khai báo thông tin tạm trú. Việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài qua Trang thông tin điện tử phải thực hiện ngay khi người nước ngoài đến đăng ký tạm trú. - Thông tin khai báo tạm trú gồm: + Họ tên; + Giới tính; + Ngày tháng năm sinh; + Quốc tịch; + Số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu, thời gian dự kiến tạm trú của người nước ngoài. Có thể nhập theo từng trường hợp vào các ô nhập dữ liệu hoặc chuyển tập tin nhập đính kèm theo tập tin mẫu được đăng tải trên Trang thông tin điện tử. Lưu ý: Người khai báo tạm trú kiểm tra, sửa đổi, bổ sung các thông tin trước khi xác nhận lưu thông tin; kiểm tra mục quản lý thông tin khai báo tạm trú để xác định hệ thống đã tiếp nhận, nếu hệ thống chưa tiếp nhận thì thực hiện nhập lại thông tin. Bước 3: Tiếp nhận thông tin tạm trú Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài được khai báo qua Trang thông tin điện tử 24 giờ/07 ngày; Thông báo cho đồn biên phòng nơi có cơ sở lưu trú nếu người nước ngoài tạm trú tại các cơ sở lưu trú thuộc khu vực biên giới. Như vậy, đối với Việt kiều về nước cũng sẽ thực hiện thủ tục khai báo tạm trú theo quy định đối với người nước ngoài như trên.
Không có giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, Việt kiều được đăng ký kết hôn không?
Việt kiều trở về Việt Nam để đăng ký kết hôn, UBND phường yêu cầu sang lại đại sứ quán lúc ở nước ngoài để xin giấy tình trạng độc thân thì mới đủ điều kiện đăng ký kết hôn… (1) Đăng ký kết hôn có cần giấy xác nhận tình trạng độc thân không? Tại Quyết định 2228/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp ban hành năm 2022 quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch, trong đó có quy định về thủ tục đăng ký kết hôn. Theo đó, các loại giấy tờ cần phải nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn bao gồm: Đối với việc đăng ký kết hôn không có yếu tố nước ngoài - Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, có đủ thông tin của hai bên nam, nữ. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn (nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp) - Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp trong trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn không đăng ký thường trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn làm thủ tục đăng ký kết hôn. Đối với việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài: - Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, có đủ thông tin của hai bên nam, nữ. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn (nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp); - Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận các bên kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; - Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp còn giá trị sử dụng, xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó. - Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp bản sao hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu. - Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam cư trú trong nước. Trường hợp đã có thông tin tình trạng hôn nhân trong CSDLHTĐT, CSDLQGVDC thì không phải xuất trình. Như vậy, theo quy định về các loại giấy tờ phải nộp khi làm thủ tục đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là một thành phần bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký kết hôn dù là đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài hay không. (2) Không có giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, Việt kiều được đăng ký kết hôn không? Người Việt Nam có thời gian cư trú ở nước ngoài nay trở về thường trú tại Việt Nam hay còn gọi là Việt kiều, khi làm các thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì phải có giấy tờ để chứng minh tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian sinh sống tại nước ngoài. Do đó, trường hợp được nhắc đến ở đầu bài viết, UBND yêu cầu phải quay ngược về nước ngoài để xin xác nhận tình trạng hôn nhân của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài trong thời gian cư trú tại đó thì mới cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là không sai với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc phải quay ngược trở về nước ngoài để xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đối với trường hợp này cũng gây ra không ít sự nhiêu khê, khi phải tốn thêm chi phí đi lại và mất thêm thời gian để hoàn tất thủ tục. Để giải quyết vấn đề này, Điều 4 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định, trường hợp việc đăng ký hộ tịch cần xác minh, sau thời hạn 20 ngày kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu xác minh mà không nhận được văn bản trả lời, thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp tục giải quyết hồ sơ theo quy định. Đối với trường hợp xác minh về tình trạng hôn nhân thì cho phép người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình theo quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP. Như vậy, thay vì phải quay trở lại nước ngoài để xin giấy tờ rườm rà, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trở về nước có thể chủ động làm văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình, giúp tiết kiệm được thời gian và công sức khi thủ tục đã được đơn giản hóa. Việc cho phép người dân làm văn bản cam đoan là một giải pháp hợp lý, vừa đảm bảo quyền lợi của người dân, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý hành chính. Tuy nhiên, người dân cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật để tránh những rắc rối không đáng có. Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP, cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ từ chối giải quyết hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan không đúng sự thật.
Quy định về sở hữu nhà ở tại Việt Nam cho người Việt kiều
Chào Luật sư, Tôi là Việt kiều (hiện không có quốc tịch Việt Nam). Tôi định mua nhà ở tại Việt Nam tại dự án nhà ở (sổ đỏ lâu dài với người Việt Nam). Tôi có một số thắc mắc muốn nhờ Luật sư giải đáp: 1. Liệu tôi có được sở hữu nhà ở dài hạn khi không còn quốc tịch Việt Nam? 2. Nếu tôi mua nhà ở sở hữu 50 năm. Tôi đang có ý định về Việt Nam sinh sống. Giả sử tôi được cấp quốc tịch Việt Nam, tôi có thể được chuyển đổi nhà đã mua sang nhà ở lâu dài như người Việt Nam khác không? Xin cảm ơn.
Thủ tục tặng cho bất động sản cho Việt Kiều?
Kính thưa Luật Sư, Chồng tôi là Việt Kiều vừa trở về Việt Nam làm việc vài năm nay. Anh ấy có 2 quốc tịch Việt Nam và Mỹ. Hiện bà ngoại của anh (quốc tịch Việt Nam) muốn chuyển tên căn nhà bà đang ở cho anh, nhưng gia đình không biết thủ tục tặng cho tài sản đối với người Việt Kiều như thế nào. Nhờ Luật Sư tư vấn giúp ạ. Xin cảm ơn Luật sư rất nhiều.
Việt kiều bán nhà thừa kế tại Việt Nam
Chào Luật Sư tư vấn ! Thưa luật sư ! Nguyên tôi có người bạn là Việt kiều Mỹ. Cha, mẹ bạn tôi chết để lại căn nhà ở Việt Nam. Trong sổ hồng căn nhà này đứng tên ba người, gồm người cha (đã mất) , người chị (cùng ở Mỹ nhưng chỉ có thẻ xanh), bạn tôi (quốc tịch Mỹ) và có sở hữu một ngôi nhà ở Mỹ . Nay hai chị em muốn bán ngôi nhà nói trên. Vậy xin luật sư tư vấn các vấn đề như sau : 1/ Khi bán nhà hai chị em có cần phải hiện diện tại Việt Nam ? và cần mang theo giấy tờ gì ? Thủ tục bán nhà ra sao ? 2/ Cả hai chị em chỉ có căn nhà duy nhất này (người em có nhà ở Mỹ) như vậy khi bán có được miển thuế thu nhập không ? Nếu được miễn, cần những giấy tờ gì ? 3/ Việc chuyển tiền bán nhà này qua nước Mỹ có khó khăn gì không ? các thủ tục sẽ ra sao ? Rất mong luật sư tư vấn ! Xin chân thành cảm ơn !
Hỏi về việc Việt Kiều xin đất đầu tư
Xin hỏi Luật sư như sau: Anh của tôi là Việt Kiều ở nước ngoài đã lâu. Nay muốn về nước đầu tư vào giáo dục. Cụ thể là xin giao đất/ thuê đất đầu tư xây dựng trường quốc tế. Vậy anh của tôi có được giao/thuê đất không? Xin cảm ơn.
Việt kiều có được mua nhà và đứng tên ở Việt Nam không?
CÂU HỎI: Cho hỏi việt kiều hiện có thể mua nhà và đưng tên ở Việt Nam không ? TRẢ LỜI: Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2.b, Điều 8 của Luật Nhà ở 2014: "Điều 8. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở 1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này. 2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây: b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;" Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài để trở thành đối tượng sở hữu nhà ở thì cần phải có những giấy tờ chứng minh quy định tại khoản 2.a và 2.b, Điều 5 của Nghị Định 99/2015 hướng dẫn Luật nhà ở 2014: "Điều 5. Giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở .... 2. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây: a) Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu; b) Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.(...)" Như vậy, nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài có đủ những giấy tờ chứng minh trên và được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì sẽ được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Việt kiều về nước có phải khai báo tạm trú?
Việt kiều là một từ chỉ những người Việt Nam đang sống và cư trú ở nước ngoài, có thể là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam. Vậy, trường hợp Việt kiều về Việt Nam chơi một thời gian thì có phải khai báo tạm trú? Việt kiều về nước có phải khai báo tạm trú? (1) Trường hợp Việt kiều về bằng Hộ chiếu Việt Nam Theo Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định: - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. - Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần - Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020. (2) Trường hợp Việt kiều về bằng Hộ chiếu nước ngoài Theo Điều 33 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của Công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 quy định: Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú. Cơ sở lưu trú có trách nhiệm yêu cầu người nước ngoài xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam để thực hiện khai báo tạm trú trước khi đồng ý cho người nước ngoài tạm trú. Trường hợp đồn, trạm Biên phòng tiếp nhận khai báo tạm trú của người nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì đồn, trạm Biên phòng có trách nhiệm thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi người nước ngoài tạm trú. Như vậy, trường hợp Việt kiều về bằng hộ chiếu Việt Nam thì sẽ khai báo tạm trú theo Luật Cư trú 2020, về bằng Hộ chiếu nước ngoài thì khai báo tạm trú theo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014. Dù là trường hợp nào thì Việt kiều về nước cũng phải khai báo tạm trú. Thủ tục khai báo tạm trú cho Việt kiều về nước bằng hộ chiếu nước ngoài Theo Điều 4, 5, 6 Thông tư 53/2016/TT-BCA quy định thủ tục khai báo tạm trú cho người nước ngoài như sau: Bước 1: Truy cập Trang thông tin điện tử để nhận tài khoản - Người khai báo tạm trú truy cập Trang thông tin điện tử của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt cơ sở lưu trú (Trang thông tin điện tử) để nhận tài khoản khai báo. Khi có thay đổi các thông tin liên quan đến tài khoản khai báo phải cập nhật sửa đổi, bổ sung ngay thông tin đó trên Trang thông tin điện tử. - Người khai báo tạm trú có trách nhiệm quản lý, bảo mật tài khoản khai báo và toàn bộ thông tin do tài khoản khai báo tạo ra. - Thời hạn sử dụng tài khoản: Tài khoản khai báo tự hủy giá trị sử dụng khi không có thông tin khai báo mới trong thời hạn 12 tháng hoặc khi bị phát hiện khai báo khống, thông tin về người nước ngoài hoặc cơ sở lưu trú không chính xác. Bước 2: Khai báo thông tin tạm trú - Người khai báo tạm trú truy cập Trang thông tin điện tử, đăng nhập tài khoản khai báo để thực hiện việc khai báo thông tin tạm trú. Việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài qua Trang thông tin điện tử phải thực hiện ngay khi người nước ngoài đến đăng ký tạm trú. - Thông tin khai báo tạm trú gồm: + Họ tên; + Giới tính; + Ngày tháng năm sinh; + Quốc tịch; + Số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu, thời gian dự kiến tạm trú của người nước ngoài. Có thể nhập theo từng trường hợp vào các ô nhập dữ liệu hoặc chuyển tập tin nhập đính kèm theo tập tin mẫu được đăng tải trên Trang thông tin điện tử. Lưu ý: Người khai báo tạm trú kiểm tra, sửa đổi, bổ sung các thông tin trước khi xác nhận lưu thông tin; kiểm tra mục quản lý thông tin khai báo tạm trú để xác định hệ thống đã tiếp nhận, nếu hệ thống chưa tiếp nhận thì thực hiện nhập lại thông tin. Bước 3: Tiếp nhận thông tin tạm trú Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài được khai báo qua Trang thông tin điện tử 24 giờ/07 ngày; Thông báo cho đồn biên phòng nơi có cơ sở lưu trú nếu người nước ngoài tạm trú tại các cơ sở lưu trú thuộc khu vực biên giới. Như vậy, đối với Việt kiều về nước cũng sẽ thực hiện thủ tục khai báo tạm trú theo quy định đối với người nước ngoài như trên.
Không có giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, Việt kiều được đăng ký kết hôn không?
Việt kiều trở về Việt Nam để đăng ký kết hôn, UBND phường yêu cầu sang lại đại sứ quán lúc ở nước ngoài để xin giấy tình trạng độc thân thì mới đủ điều kiện đăng ký kết hôn… (1) Đăng ký kết hôn có cần giấy xác nhận tình trạng độc thân không? Tại Quyết định 2228/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp ban hành năm 2022 quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch, trong đó có quy định về thủ tục đăng ký kết hôn. Theo đó, các loại giấy tờ cần phải nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn bao gồm: Đối với việc đăng ký kết hôn không có yếu tố nước ngoài - Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, có đủ thông tin của hai bên nam, nữ. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn (nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp) - Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp trong trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn không đăng ký thường trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn làm thủ tục đăng ký kết hôn. Đối với việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài: - Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, có đủ thông tin của hai bên nam, nữ. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn (nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp); - Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận các bên kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; - Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp còn giá trị sử dụng, xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó. - Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp bản sao hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu. - Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam cư trú trong nước. Trường hợp đã có thông tin tình trạng hôn nhân trong CSDLHTĐT, CSDLQGVDC thì không phải xuất trình. Như vậy, theo quy định về các loại giấy tờ phải nộp khi làm thủ tục đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là một thành phần bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký kết hôn dù là đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài hay không. (2) Không có giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, Việt kiều được đăng ký kết hôn không? Người Việt Nam có thời gian cư trú ở nước ngoài nay trở về thường trú tại Việt Nam hay còn gọi là Việt kiều, khi làm các thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì phải có giấy tờ để chứng minh tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian sinh sống tại nước ngoài. Do đó, trường hợp được nhắc đến ở đầu bài viết, UBND yêu cầu phải quay ngược về nước ngoài để xin xác nhận tình trạng hôn nhân của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài trong thời gian cư trú tại đó thì mới cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là không sai với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc phải quay ngược trở về nước ngoài để xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đối với trường hợp này cũng gây ra không ít sự nhiêu khê, khi phải tốn thêm chi phí đi lại và mất thêm thời gian để hoàn tất thủ tục. Để giải quyết vấn đề này, Điều 4 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định, trường hợp việc đăng ký hộ tịch cần xác minh, sau thời hạn 20 ngày kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu xác minh mà không nhận được văn bản trả lời, thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp tục giải quyết hồ sơ theo quy định. Đối với trường hợp xác minh về tình trạng hôn nhân thì cho phép người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình theo quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP. Như vậy, thay vì phải quay trở lại nước ngoài để xin giấy tờ rườm rà, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trở về nước có thể chủ động làm văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình, giúp tiết kiệm được thời gian và công sức khi thủ tục đã được đơn giản hóa. Việc cho phép người dân làm văn bản cam đoan là một giải pháp hợp lý, vừa đảm bảo quyền lợi của người dân, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý hành chính. Tuy nhiên, người dân cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật để tránh những rắc rối không đáng có. Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP, cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ từ chối giải quyết hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan không đúng sự thật.
Quy định về sở hữu nhà ở tại Việt Nam cho người Việt kiều
Chào Luật sư, Tôi là Việt kiều (hiện không có quốc tịch Việt Nam). Tôi định mua nhà ở tại Việt Nam tại dự án nhà ở (sổ đỏ lâu dài với người Việt Nam). Tôi có một số thắc mắc muốn nhờ Luật sư giải đáp: 1. Liệu tôi có được sở hữu nhà ở dài hạn khi không còn quốc tịch Việt Nam? 2. Nếu tôi mua nhà ở sở hữu 50 năm. Tôi đang có ý định về Việt Nam sinh sống. Giả sử tôi được cấp quốc tịch Việt Nam, tôi có thể được chuyển đổi nhà đã mua sang nhà ở lâu dài như người Việt Nam khác không? Xin cảm ơn.
Thủ tục tặng cho bất động sản cho Việt Kiều?
Kính thưa Luật Sư, Chồng tôi là Việt Kiều vừa trở về Việt Nam làm việc vài năm nay. Anh ấy có 2 quốc tịch Việt Nam và Mỹ. Hiện bà ngoại của anh (quốc tịch Việt Nam) muốn chuyển tên căn nhà bà đang ở cho anh, nhưng gia đình không biết thủ tục tặng cho tài sản đối với người Việt Kiều như thế nào. Nhờ Luật Sư tư vấn giúp ạ. Xin cảm ơn Luật sư rất nhiều.
Việt kiều bán nhà thừa kế tại Việt Nam
Chào Luật Sư tư vấn ! Thưa luật sư ! Nguyên tôi có người bạn là Việt kiều Mỹ. Cha, mẹ bạn tôi chết để lại căn nhà ở Việt Nam. Trong sổ hồng căn nhà này đứng tên ba người, gồm người cha (đã mất) , người chị (cùng ở Mỹ nhưng chỉ có thẻ xanh), bạn tôi (quốc tịch Mỹ) và có sở hữu một ngôi nhà ở Mỹ . Nay hai chị em muốn bán ngôi nhà nói trên. Vậy xin luật sư tư vấn các vấn đề như sau : 1/ Khi bán nhà hai chị em có cần phải hiện diện tại Việt Nam ? và cần mang theo giấy tờ gì ? Thủ tục bán nhà ra sao ? 2/ Cả hai chị em chỉ có căn nhà duy nhất này (người em có nhà ở Mỹ) như vậy khi bán có được miển thuế thu nhập không ? Nếu được miễn, cần những giấy tờ gì ? 3/ Việc chuyển tiền bán nhà này qua nước Mỹ có khó khăn gì không ? các thủ tục sẽ ra sao ? Rất mong luật sư tư vấn ! Xin chân thành cảm ơn !
Hỏi về việc Việt Kiều xin đất đầu tư
Xin hỏi Luật sư như sau: Anh của tôi là Việt Kiều ở nước ngoài đã lâu. Nay muốn về nước đầu tư vào giáo dục. Cụ thể là xin giao đất/ thuê đất đầu tư xây dựng trường quốc tế. Vậy anh của tôi có được giao/thuê đất không? Xin cảm ơn.
Việt kiều có được mua nhà và đứng tên ở Việt Nam không?
CÂU HỎI: Cho hỏi việt kiều hiện có thể mua nhà và đưng tên ở Việt Nam không ? TRẢ LỜI: Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2.b, Điều 8 của Luật Nhà ở 2014: "Điều 8. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở 1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này. 2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây: b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;" Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài để trở thành đối tượng sở hữu nhà ở thì cần phải có những giấy tờ chứng minh quy định tại khoản 2.a và 2.b, Điều 5 của Nghị Định 99/2015 hướng dẫn Luật nhà ở 2014: "Điều 5. Giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở .... 2. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây: a) Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu; b) Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.(...)" Như vậy, nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài có đủ những giấy tờ chứng minh trên và được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì sẽ được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.