Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong vận chuyển vật liệu phóng xạ, thiết bị hạt nhân
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong vận chuyển vật liệu phóng xạ, thiết bị hạt nhân? Người vận chuyển vật liệu phóng xạ cần đáp ứng yêu cầu gì? Việc đóng gói các kiện hàng phóng xạ để vận chuyển vật liệu phóng xạ được quy định như thế nào? 1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong vận chuyển vật liệu phóng xạ, thiết bị hạt nhân Căn cứ theo Điều 63 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong vận chuyển vật liệu phóng xạ, thiết bị hạt nhân như sau: - Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gửi hàng: +Xin cấp giấy phép vận chuyển vật liệu phóng xạ; + Đóng gói vận chuyển vật liệu phóng xạ theo quy định tại Điều 61 của Luật Năng lượng nguyên tử 2008; + Thông báo cho tổ chức, cá nhân vận chuyển những yêu cầu về an toàn, an ninh và cung cấp những tài liệu liên quan đến hàng vận chuyển; + Phối hợp với tổ chức, cá nhân vận chuyển hướng dẫn nhân viên vận chuyển thực hiện quy định của giấy phép vận chuyển và hợp đồng vận chuyển; + Lưu giữ hồ sơ về việc gửi hàng. - Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vận chuyển: + Kiểm tra điều kiện an toàn của hàng gửi theo quy định; + Tuân thủ các quy định của giấy phép vận chuyển và hợp đồng vận chuyển; chỉ chấp nhận vận chuyển khi hàng gửi có đầy đủ thủ tục, hồ sơ hợp lệ, đóng gói bảo đảm an toàn trong vận chuyển; + Phối hợp với tổ chức, cá nhân gửi hàng hướng dẫn nhân viên vận chuyển thực hiện quy định của giấy phép vận chuyển và hợp đồng vận chuyển; + Báo cáo ngay với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân khi kiện hàng phóng xạ không có người nhận. - Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhận hàng: + Phối hợp với tổ chức, cá nhân gửi hàng, tổ chức, cá nhân vận chuyển tiếp nhận an toàn, đúng hạn, nhanh chóng giải phóng kiện hàng phóng xạ ra khỏi nơi nhận hàng; + Tham gia khắc phục hậu quả cùng với tổ chức, cá nhân liên quan khi sự cố xảy ra; + Báo cáo ngay cho tổ chức, cá nhân gửi hàng và cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân khi phát hiện hàng hóa nhận được không đúng với hợp đồng vận chuyển về chủng loại, số lượng, kiện hàng phóng xạ có dấu hiệu bị hư hỏng, bị tháo dỡ, bị rò rỉ phóng xạ. - Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân lưu giữ kiện hàng phóng xạ tại kho trung chuyển: + Phối hợp với tổ chức, cá nhân vận chuyển, tổ chức, cá nhân nhận hàng tiếp nhận an toàn, nhanh chóng giải phóng các kiện hàng phóng xạ ra khỏi nơi nhận hàng; + Tham gia khắc phục hậu quả cùng với các bên liên quan khi sự cố xảy ra; + Báo cáo ngay với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân khi phát hiện các kiện hàng phóng xạ có dấu hiệu bị hư hỏng, bị tháo dỡ, bị rò rỉ phóng xạ; kiện hàng phóng xạ không có người nhận. - Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc vận chuyển phải thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh và ứng phó sự cố quy định tại Điều 62 Luật Năng lượng nguyên tử 2008. 2. Người vận chuyển vật liệu phóng xạ cần đáp ứng yêu cầu gì? Căn cứ theo Điều 60 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân vận chuyển vật liệu phóng xạ như sau: - Tổ chức, cá nhân chỉ được vận chuyển vật liệu phóng xạ sau khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép. - Tổ chức, cá nhân vận tải không được từ chối vận chuyển vật liệu phóng xạ đã được đóng gói theo quy định tại Điều 61 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 và đã đủ điều kiện được vận chuyển theo quy định của pháp luật. 3. Việc đóng gói các kiện hàng phóng xạ để vận chuyển vật liệu phóng xạ được quy định như thế nào? Căn cứ theo Điều 61 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định về Đóng gói các kiện hàng phóng xạ để vận chuyển vật liệu phóng xạ được quy định như sau: - Vật liệu phóng xạ phải được đóng gói trong các kiện hàng phóng xạ trước khi vận chuyển, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển. - Kiện hàng phóng xạ được thiết kế, chế tạo, thử nghiệm bảo đảm an toàn tương xứng với mức độ nguy hiểm của vật liệu phóng xạ và phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng. - Kiện hàng phóng xạ chỉ được dùng để chứa vật liệu phóng xạ và các tài liệu, vật phụ trợ cần thiết liên quan đến vật liệu phóng xạ được vận chuyển. - Việc đóng gói vật liệu phóng xạ để vận chuyển được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trên đây là một số quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong vận chuyển vật liệu phóng xạ, thiết bị hạt nhân theo quy định của Luật Năng lượng nguyên tử 2008.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong vận chuyển vật liệu phóng xạ, thiết bị hạt nhân
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong vận chuyển vật liệu phóng xạ, thiết bị hạt nhân? Người vận chuyển vật liệu phóng xạ cần đáp ứng yêu cầu gì? Việc đóng gói các kiện hàng phóng xạ để vận chuyển vật liệu phóng xạ được quy định như thế nào? 1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong vận chuyển vật liệu phóng xạ, thiết bị hạt nhân Căn cứ theo Điều 63 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong vận chuyển vật liệu phóng xạ, thiết bị hạt nhân như sau: - Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gửi hàng: +Xin cấp giấy phép vận chuyển vật liệu phóng xạ; + Đóng gói vận chuyển vật liệu phóng xạ theo quy định tại Điều 61 của Luật Năng lượng nguyên tử 2008; + Thông báo cho tổ chức, cá nhân vận chuyển những yêu cầu về an toàn, an ninh và cung cấp những tài liệu liên quan đến hàng vận chuyển; + Phối hợp với tổ chức, cá nhân vận chuyển hướng dẫn nhân viên vận chuyển thực hiện quy định của giấy phép vận chuyển và hợp đồng vận chuyển; + Lưu giữ hồ sơ về việc gửi hàng. - Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vận chuyển: + Kiểm tra điều kiện an toàn của hàng gửi theo quy định; + Tuân thủ các quy định của giấy phép vận chuyển và hợp đồng vận chuyển; chỉ chấp nhận vận chuyển khi hàng gửi có đầy đủ thủ tục, hồ sơ hợp lệ, đóng gói bảo đảm an toàn trong vận chuyển; + Phối hợp với tổ chức, cá nhân gửi hàng hướng dẫn nhân viên vận chuyển thực hiện quy định của giấy phép vận chuyển và hợp đồng vận chuyển; + Báo cáo ngay với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân khi kiện hàng phóng xạ không có người nhận. - Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhận hàng: + Phối hợp với tổ chức, cá nhân gửi hàng, tổ chức, cá nhân vận chuyển tiếp nhận an toàn, đúng hạn, nhanh chóng giải phóng kiện hàng phóng xạ ra khỏi nơi nhận hàng; + Tham gia khắc phục hậu quả cùng với tổ chức, cá nhân liên quan khi sự cố xảy ra; + Báo cáo ngay cho tổ chức, cá nhân gửi hàng và cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân khi phát hiện hàng hóa nhận được không đúng với hợp đồng vận chuyển về chủng loại, số lượng, kiện hàng phóng xạ có dấu hiệu bị hư hỏng, bị tháo dỡ, bị rò rỉ phóng xạ. - Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân lưu giữ kiện hàng phóng xạ tại kho trung chuyển: + Phối hợp với tổ chức, cá nhân vận chuyển, tổ chức, cá nhân nhận hàng tiếp nhận an toàn, nhanh chóng giải phóng các kiện hàng phóng xạ ra khỏi nơi nhận hàng; + Tham gia khắc phục hậu quả cùng với các bên liên quan khi sự cố xảy ra; + Báo cáo ngay với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân khi phát hiện các kiện hàng phóng xạ có dấu hiệu bị hư hỏng, bị tháo dỡ, bị rò rỉ phóng xạ; kiện hàng phóng xạ không có người nhận. - Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc vận chuyển phải thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh và ứng phó sự cố quy định tại Điều 62 Luật Năng lượng nguyên tử 2008. 2. Người vận chuyển vật liệu phóng xạ cần đáp ứng yêu cầu gì? Căn cứ theo Điều 60 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân vận chuyển vật liệu phóng xạ như sau: - Tổ chức, cá nhân chỉ được vận chuyển vật liệu phóng xạ sau khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép. - Tổ chức, cá nhân vận tải không được từ chối vận chuyển vật liệu phóng xạ đã được đóng gói theo quy định tại Điều 61 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 và đã đủ điều kiện được vận chuyển theo quy định của pháp luật. 3. Việc đóng gói các kiện hàng phóng xạ để vận chuyển vật liệu phóng xạ được quy định như thế nào? Căn cứ theo Điều 61 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định về Đóng gói các kiện hàng phóng xạ để vận chuyển vật liệu phóng xạ được quy định như sau: - Vật liệu phóng xạ phải được đóng gói trong các kiện hàng phóng xạ trước khi vận chuyển, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển. - Kiện hàng phóng xạ được thiết kế, chế tạo, thử nghiệm bảo đảm an toàn tương xứng với mức độ nguy hiểm của vật liệu phóng xạ và phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng. - Kiện hàng phóng xạ chỉ được dùng để chứa vật liệu phóng xạ và các tài liệu, vật phụ trợ cần thiết liên quan đến vật liệu phóng xạ được vận chuyển. - Việc đóng gói vật liệu phóng xạ để vận chuyển được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trên đây là một số quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong vận chuyển vật liệu phóng xạ, thiết bị hạt nhân theo quy định của Luật Năng lượng nguyên tử 2008.