Thủ tục cấp giấy phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trường hợp nào được sử dụng tạm thời một phần của lòng đường không nhằm mục đích giao thông? Thủ tục xin cấp phép ở Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện như thế nào? 1. Các trường hợp được sử dụng tạm thời một phần lòng đường Tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP bổ sung Điều 25a, Điều 25b, Điều 25c và Điều 25d vào sau Điều 25 Nghị định 11/2010/NĐ-CP đã bổ sung về các trường hợp sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích giao thông và sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trông, giữ xe. - Về sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích giao thông: - Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích giao thông không được gây mất trật tự, an toàn giao thông. - Lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp dưới đây: + Điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời lòng đường không quá thời gian tổ chức hoạt động đó; + Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. - Vị trí lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây: + Không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị; + Phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe cho một chiều đi; + Lòng đường có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời. - Về sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trông, giữ xe - Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố để trông, giữ xe có thu phí không được gây mất trật tự, an toàn giao thông. - Vị trí hè phố, lòng đường được phép sử dụng tạm thời có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời và phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây: + Không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị; + Phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe cơ giới và 01 làn xe thô sơ cho một chiều đi; + Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét. => Theo đó, quy định pháp luật cho phép sử dụng lòng đường vào một số trường hợp nhất định, cụ thể là: - Sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích giao thông để: + Điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời lòng đường không quá thời gian tổ chức hoạt động đó; + Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. 2. Thủ tục cấp giấy sử dụng tạm thời một phần lòng đường hè phố Tại Quyết định 4697/QĐ-UBND năm 2023 do UBND TP.HCM ban hành về thủ tục hành chính đặc thù lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải có hướng dẫn về thủ tục cấp giấy sử dụng tạm thời một phần lòng đường hè phố tại TP.HCM như sau: Bước 1: Nộp hồ sơ Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin cấp giấy phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên hệ thống lòng đường, hè phố chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép như sau: - Sở Giao thông vận tải đối với các tuyến đường do Sở Giao thông quản lý theo quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. - Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức đối với hè phố và các tuyến đường do Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức quản lý theo quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trường hợp đề nghị cấp phép sử dụng tạm một phần lòng đường, hè phố vừa thuộc thẩm quyền của Sở Giao thông vận tải vừa thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức sẽ do Sở Giao thông vận tải xem xét giải quyết. Bước 2: Giải quyết TTHC - Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đúng quy định thì tiếp nhận hồ sơ; nếu không đúng quy định, hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Bước 3: Trả kết quả Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố. Trường hợp không cấp giấy phép thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Thành phần hồ sơ: - Đơn đề nghị cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường hoặc hè phố theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 32/2023/QĐ-UBND (Bản chính); - 01 (một) bản vẽ vị trí mặt bằng đề nghị cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố có đầy đủ các thông tin sau: vị trí sử dụng, phạm vi sử dụng, phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo mẫu quy định tại Phụ lục II (Bản chính); - Đối với trường hợp sử dụng cho hoạt động là điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình hồ sơ phải kèm theo Giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); - Các văn bản pháp lý khác được chấp thuận về chủ trương (nếu có) liên quan đến nhu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu). Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Phí, lệ phí: Không có. Như vậy, tổ chức, cá nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu sử dụng một phần lòng đường thì chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận đến Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức để được cấp phép.
Chính thức: Đã có Nghị quyết thành lập Thành phố Thủ Đức từ 1/1/2021
Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 thành lập Tp. Thủ Đức Sau nhiều văn bản công bố kế hoạch thành lập Thành phố Thủ Đức, nay Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ra Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Điều 1, Nghị quyết, nêu rõ: - Thành lập thành phố Thủ Đức trên cơ sở nhập toàn bộ 49,79 km diện tích tự nhiên, 171.311 người của Quận 2, toàn bộ 113,97 km2 diện tích tự nhiên, - 310.107 người của Quận 9 và toàn bộ 47,80 km2 diện tích tự nhiên, 532.377 người của quận Thủ Đức. Sau khi thành lập, thành phố Thủ Đức có 211,56 km? diện tích tự nhiên và quy mô dân số 1.013.795 người. - Thành phố Thủ Đức giáp Quận 1, Quận 4, Quận 7, Quận 12, quận Bình Thạnh; tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai. Ngoài ra, để hình thành bộ máy chính quyền tại Thành phố Thủ Đức, Tòa án Nhân dân và Viện kiểm sát nhân thành phố sẽ được thành lập như sau: Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết: “Giải thể Tòa án nhân dân Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức để thành lập Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh” Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết: “Giải thể Viện kiểm sát nhân dân Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức để thành lập Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh” Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, Thành phố Hồ Chí Minh có 22 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 16 quận, 05 huyện và 01 thành phố, 312 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 58 xã, 249 phường và 05 thị trấn. Xem văn bản tại file đính kèm dưới đây.
Xem xét thành lập TAND, VKSND Thành phố Thủ Đức
Thành lập TAND, VKSND thành phố Thủ Đức Tại phiên họp thứ 51 Quốc hội khóa XIV, UBTVQH xem xét, quyết định việc thành lập thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có việc thành lập Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức. Kế hoạch Thành lập TAND Thành phố Thủ Đức Tại Tờ trình 751/TTr-TANDTC, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nêu rõ: 1. Về thẩm quyền: Thẩm quyền theo phạm vi lãnh thổ của Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức bao gồm các vụ, việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân Quận 2, Tòa án nhân dân Quận 9 và Tòa án nhân dân quận Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 2. Về tổ chức bộ máy: - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền quyết định đối với Tòa Hình sự; Tòa Dân sự; Tòa Gia đình và người chưa thành niên; Tòa xử lý hành chính, Văn phòng TAND - Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập thêm Tòa kinh tế của Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức. 3. Về biên chế, số lượng Thẩm phán: Căn cứ vào tình hình các năm qua và định mức xét xử, Chánh án đề xuất: - Giao bổ sung cho Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức 180 biên chế (nằm ngoài tổng số biên chế đã giao cho Tòa án nhân dân 3 quận từ năm 2012 là 15.237 người), trong đó có 85 Thẩm phán (gồm 25 Thẩm phán trung cấp và 60 Thẩm phán sơ cấp). - Số lượng Phó Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức không quá 04 người; - Số lượng Phó Chánh tòa các Tòa chuyên trách và Phó Chánh Văn phòng không quá 03 người. Tờ trình kèm theo Dự thảo Nghị quyết. *Ý kiến của Ủy ban Tư pháp Quốc hội Qua nghiên cứu nội dung Tờ trình số 751/TTr-TANDTC của TANDTC, Thường trực UBTP có ý kiến như sau: 1. Đồng ý thành lập TAND Thành phố Thủ Đức 2. Đồng ý về thẩm quyền theo lãnh thổ của Thành phố, tuy nhiên đề nghị không quy định TAND Thành phố Thủ Đức: “…có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả các vụ việc, vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của TAND cấp huyện và cấp tỉnh” 3. Đồng ý về tổ chức bộ máy TAND Thành phố 4. Đề nghị xem xét lại việc xin bổ sung thẩm phán vì không đúng thẩm quyền của UBTVQH quy định tại Điều 95 Luật Tổ chức TAND Kế hoạch lập VKSND Thành phố Thủ Đức Tại tờ trình 48/TTr-VKSTC, Viện kiểm sát nhân dân tối cao dự thảo Tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, trong đó: 1. Thành lập Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức trên cơ sở Viện kiểm sát nhân dân quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 9 thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Giải thể Viện kiểm sát nhân dân quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 9 thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Tổ chức, biên chế, số lượng kiểm sát viên, công chức và người lao động khác của các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thuộc Thành phố nêu trên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định. (Xem các văn kiện của cuộc họp tại file đính kèm cuối bài.)
Thủ tục cấp giấy phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trường hợp nào được sử dụng tạm thời một phần của lòng đường không nhằm mục đích giao thông? Thủ tục xin cấp phép ở Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện như thế nào? 1. Các trường hợp được sử dụng tạm thời một phần lòng đường Tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP bổ sung Điều 25a, Điều 25b, Điều 25c và Điều 25d vào sau Điều 25 Nghị định 11/2010/NĐ-CP đã bổ sung về các trường hợp sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích giao thông và sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trông, giữ xe. - Về sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích giao thông: - Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích giao thông không được gây mất trật tự, an toàn giao thông. - Lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp dưới đây: + Điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời lòng đường không quá thời gian tổ chức hoạt động đó; + Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. - Vị trí lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây: + Không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị; + Phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe cho một chiều đi; + Lòng đường có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời. - Về sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trông, giữ xe - Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố để trông, giữ xe có thu phí không được gây mất trật tự, an toàn giao thông. - Vị trí hè phố, lòng đường được phép sử dụng tạm thời có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời và phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây: + Không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị; + Phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe cơ giới và 01 làn xe thô sơ cho một chiều đi; + Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét. => Theo đó, quy định pháp luật cho phép sử dụng lòng đường vào một số trường hợp nhất định, cụ thể là: - Sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích giao thông để: + Điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời lòng đường không quá thời gian tổ chức hoạt động đó; + Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. 2. Thủ tục cấp giấy sử dụng tạm thời một phần lòng đường hè phố Tại Quyết định 4697/QĐ-UBND năm 2023 do UBND TP.HCM ban hành về thủ tục hành chính đặc thù lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải có hướng dẫn về thủ tục cấp giấy sử dụng tạm thời một phần lòng đường hè phố tại TP.HCM như sau: Bước 1: Nộp hồ sơ Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin cấp giấy phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên hệ thống lòng đường, hè phố chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép như sau: - Sở Giao thông vận tải đối với các tuyến đường do Sở Giao thông quản lý theo quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. - Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức đối với hè phố và các tuyến đường do Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức quản lý theo quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trường hợp đề nghị cấp phép sử dụng tạm một phần lòng đường, hè phố vừa thuộc thẩm quyền của Sở Giao thông vận tải vừa thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức sẽ do Sở Giao thông vận tải xem xét giải quyết. Bước 2: Giải quyết TTHC - Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đúng quy định thì tiếp nhận hồ sơ; nếu không đúng quy định, hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Bước 3: Trả kết quả Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố. Trường hợp không cấp giấy phép thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Thành phần hồ sơ: - Đơn đề nghị cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường hoặc hè phố theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 32/2023/QĐ-UBND (Bản chính); - 01 (một) bản vẽ vị trí mặt bằng đề nghị cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố có đầy đủ các thông tin sau: vị trí sử dụng, phạm vi sử dụng, phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo mẫu quy định tại Phụ lục II (Bản chính); - Đối với trường hợp sử dụng cho hoạt động là điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình hồ sơ phải kèm theo Giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); - Các văn bản pháp lý khác được chấp thuận về chủ trương (nếu có) liên quan đến nhu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu). Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Phí, lệ phí: Không có. Như vậy, tổ chức, cá nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu sử dụng một phần lòng đường thì chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận đến Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức để được cấp phép.
Chính thức: Đã có Nghị quyết thành lập Thành phố Thủ Đức từ 1/1/2021
Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 thành lập Tp. Thủ Đức Sau nhiều văn bản công bố kế hoạch thành lập Thành phố Thủ Đức, nay Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ra Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Điều 1, Nghị quyết, nêu rõ: - Thành lập thành phố Thủ Đức trên cơ sở nhập toàn bộ 49,79 km diện tích tự nhiên, 171.311 người của Quận 2, toàn bộ 113,97 km2 diện tích tự nhiên, - 310.107 người của Quận 9 và toàn bộ 47,80 km2 diện tích tự nhiên, 532.377 người của quận Thủ Đức. Sau khi thành lập, thành phố Thủ Đức có 211,56 km? diện tích tự nhiên và quy mô dân số 1.013.795 người. - Thành phố Thủ Đức giáp Quận 1, Quận 4, Quận 7, Quận 12, quận Bình Thạnh; tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai. Ngoài ra, để hình thành bộ máy chính quyền tại Thành phố Thủ Đức, Tòa án Nhân dân và Viện kiểm sát nhân thành phố sẽ được thành lập như sau: Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết: “Giải thể Tòa án nhân dân Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức để thành lập Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh” Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết: “Giải thể Viện kiểm sát nhân dân Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức để thành lập Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh” Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, Thành phố Hồ Chí Minh có 22 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 16 quận, 05 huyện và 01 thành phố, 312 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 58 xã, 249 phường và 05 thị trấn. Xem văn bản tại file đính kèm dưới đây.
Xem xét thành lập TAND, VKSND Thành phố Thủ Đức
Thành lập TAND, VKSND thành phố Thủ Đức Tại phiên họp thứ 51 Quốc hội khóa XIV, UBTVQH xem xét, quyết định việc thành lập thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có việc thành lập Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức. Kế hoạch Thành lập TAND Thành phố Thủ Đức Tại Tờ trình 751/TTr-TANDTC, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nêu rõ: 1. Về thẩm quyền: Thẩm quyền theo phạm vi lãnh thổ của Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức bao gồm các vụ, việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân Quận 2, Tòa án nhân dân Quận 9 và Tòa án nhân dân quận Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 2. Về tổ chức bộ máy: - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền quyết định đối với Tòa Hình sự; Tòa Dân sự; Tòa Gia đình và người chưa thành niên; Tòa xử lý hành chính, Văn phòng TAND - Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập thêm Tòa kinh tế của Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức. 3. Về biên chế, số lượng Thẩm phán: Căn cứ vào tình hình các năm qua và định mức xét xử, Chánh án đề xuất: - Giao bổ sung cho Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức 180 biên chế (nằm ngoài tổng số biên chế đã giao cho Tòa án nhân dân 3 quận từ năm 2012 là 15.237 người), trong đó có 85 Thẩm phán (gồm 25 Thẩm phán trung cấp và 60 Thẩm phán sơ cấp). - Số lượng Phó Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức không quá 04 người; - Số lượng Phó Chánh tòa các Tòa chuyên trách và Phó Chánh Văn phòng không quá 03 người. Tờ trình kèm theo Dự thảo Nghị quyết. *Ý kiến của Ủy ban Tư pháp Quốc hội Qua nghiên cứu nội dung Tờ trình số 751/TTr-TANDTC của TANDTC, Thường trực UBTP có ý kiến như sau: 1. Đồng ý thành lập TAND Thành phố Thủ Đức 2. Đồng ý về thẩm quyền theo lãnh thổ của Thành phố, tuy nhiên đề nghị không quy định TAND Thành phố Thủ Đức: “…có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả các vụ việc, vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của TAND cấp huyện và cấp tỉnh” 3. Đồng ý về tổ chức bộ máy TAND Thành phố 4. Đề nghị xem xét lại việc xin bổ sung thẩm phán vì không đúng thẩm quyền của UBTVQH quy định tại Điều 95 Luật Tổ chức TAND Kế hoạch lập VKSND Thành phố Thủ Đức Tại tờ trình 48/TTr-VKSTC, Viện kiểm sát nhân dân tối cao dự thảo Tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, trong đó: 1. Thành lập Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức trên cơ sở Viện kiểm sát nhân dân quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 9 thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Giải thể Viện kiểm sát nhân dân quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 9 thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Tổ chức, biên chế, số lượng kiểm sát viên, công chức và người lao động khác của các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thuộc Thành phố nêu trên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định. (Xem các văn kiện của cuộc họp tại file đính kèm cuối bài.)