Trình tự, thủ tục gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Quy định về trình tự, thủ tục gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Nghị định 58/2022/NĐ-CP 1/ Hồ sơ gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định 58/2022/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài bao gồm: - 01 đơn đề nghị gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện theo Mẫu số 03a quy định tại Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 58/2022/NĐ-CP; - 01 bản chính Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện; - 01 bản báo cáo tóm tắt hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã triển khai tại Việt Nam trong thời hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện đã được cấp và kế hoạch hoạt động cụ thể trong 05 năm tiếp theo. Lưu ý: Các văn bản bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ nêu trên phải kèm bản dịch tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2/ Trình tự, thủ tục gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 58/2022/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 15 Nghị định 58/2022/NĐ-CP. Theo đó: (1) Trước thời điểm Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện hết hạn ít nhất 60 ngày, tổ chức phi chính phủ nước ngoài nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến đến Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 01 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện. Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện được gồm các giấy tờ được quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định 58/2022/NĐ-CP và đã được nêu tại mục 1 của bài viết này. (2) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài kiểm tra thành phần hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài và yêu cầu tổ chức phi chính phủ nước ngoài bổ sung hồ sơ nếu cần thiết. (3) Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài gửi văn bản lấy ý kiến Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực mà tổ chức phi chính phủ nước ngoài đăng ký triển khai hoạt động, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức phi chính phủ nước ngoài đăng ký triển khai hoạt động và đặt trụ sở Văn phòng đại diện và cơ quan phê duyệt việc tiếp nhận khoản viện trợ từ tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. (4) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ ý kiến của các cơ quan, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài chuyển hồ sơ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các ý kiến của các cơ quan liên quan cho Bộ Ngoại giao để thẩm định. (5) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Ngoại giao thẩm định hồ sơ, quyết định: + Cho gia hạn hoặc không cho gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện; + Thông báo kết quả tới Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Lưu ý: - Mẫu Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện được cấp theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2022/NĐ-CP. - Việc thẩm định hồ sơ của Bộ Ngoại giao được thực hiện bằng hình thức tổng hợp ý kiến bằng văn bản hoặc tổ chức hội nghị thẩm định về các nội dung sau: + Tính hợp pháp và đầy đủ của hồ sơ; + Tính phù hợp của mục tiêu, tôn chỉ hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài đối với chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam và mục tiêu phát triển cụ thể của bộ, ngành, địa phương; + Tư cách pháp nhân và quá trình hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài; + Nhân thân, lý lịch của Trưởng Văn phòng đại diện; + Hiệu quả, tác động về kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự xã hội của các hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài. (6) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài chuyển Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện tới tổ chức phi chính phủ nước ngoài bằng hình thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính. Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do. Có thể tham khảo thêm quy định về thủ tục gia hạn Giấy đăng ký hoạt động cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Mục 1 Chương 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3155/QĐ-BNG năm 2022. Trên đây là các quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục khi thực hiện gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Nghị định 58/2022/NĐ-CP quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và địa bàn, lĩnh vực hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài. 1. Điều kiện cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 58/2022/NĐ-CP thì Tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam là tổ chức phi lợi nhuận, quỹ xã hội, quỹ tư nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài; có nguồn vốn hợp pháp từ nước ngoài; hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận và các mục đích khác; không quyên góp tài chính, vận động tài trợ, gây quỹ từ các tổ chức, cá nhân Việt Nam. Để được cấp Giấy đăng ký hoạt động tại Việt Nam, tổ chức phi chính phủ nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau theo quy định tại Điều 10 Nghị định 58/2022/NĐ-CP. - Có tư cách pháp nhân hợp lệ theo quy định pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thành lập. - Có điều lệ, tôn chỉ, mục đích hoạt động rõ ràng, phù hợp với lợi ích và nhu cầu của Việt Nam. - Có đề xuất cụ thể về dự kiến chương trình, dự án, phi dự án để hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam trong 03 năm. - Có đề xuất Người đại diện tại Việt Nam. Như vậy, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam sẽ được cấp Giấy đăng ký hoạt động. 2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam - Tổ chức phi chính phủ nước ngoài nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến đến Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, hồ sơ gồm các văn bản sau theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 58/2022/NĐ-CP (số lượng 01 bộ hồ sơ): + Đơn đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động theo Mẫu số 03a Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2022/NĐ-CP (01 bản); + Điều lệ và Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức phi chính phủ nước ngoài (mỗi loại 01 bản sao); + Bản thống kê chi tiết các chương trình, dự án, phi dự án dự kiến sẽ triển khai tại Việt Nam trong 03 năm (01 bản); + Hồ sơ đề nghị chấp thuận Người đại diện (01 bộ hồ sơ) gồm các văn bản sau: ++ Quyết định bổ nhiệm do người đứng đầu của tổ chức ký tên, đóng dấu (01 bản); ++ Tiểu sử của người được đề nghị chấp thuận làm Người đại diện (01 bản); ++ Lý lịch tư pháp của người được đề nghị chấp thuận làm Người đại diện do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc nước mà người đó đã thường trú trong vòng 06 tháng gần nhất cấp (01 bản); ++ Hộ chiếu còn hiệu lực nếu người được đề nghị chấp thuận làm Người đại diện là người nước ngoài (01 bản sao); Hộ chiếu, giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân còn hiệu lực nếu người được bổ nhiệm là người Việt Nam (01 bản sao). Các văn bản bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ nêu trên phải được hợp pháp hóa lãnh sự, kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại. - Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài kiểm tra thành phần hồ sơ đề nghị của tổ chức phi chính phủ nước ngoài và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu cần thiết. - Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài gửi văn bản lấy ý kiến Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực mà tổ chức phi chính phủ nước ngoài đăng ký hoạt động, UBND cấp tỉnh nơi tổ chức phi chính phủ nước ngoài đăng ký triển khai hoạt động và cơ quan phê duyệt việc tiếp nhận khoản viện trợ từ tổ chức phi chính phủ nước ngoài (các cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài). - Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ ý kiến của các cơ quan, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài chuyển hồ sơ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài và ý kiến của các cơ quan liên quan cho Bộ Ngoại giao để thẩm định. Bộ Ngoại giao thẩm định hồ sơ, quyết định cấp hoặc không cấp Giấy đăng ký hoạt động và thông báo kết quả tới Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài và ý kiến của các cơ quan liên quan. - Việc thẩm định được thực hiện bằng hình thức tổng hợp ý kiến bằng văn bản hoặc tổ chức hội nghị thẩm định về các nội dung sau: + Tính hợp pháp và đầy đủ của hồ sơ; + Tính phù hợp của mục tiêu, tôn chỉ hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài đối với chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam và mục tiêu phát triển cụ thể của bộ, ngành, địa phương; + Tư cách pháp nhân và quá trình hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài; + Nhân thân, lý lịch của Người đại diện; + Hiệu quả, tác động về kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự xã hội của các hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài. - Giấy đăng ký hoạt động được cấp theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2022/NĐ-CP. - Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài chuyển Giấy đăng ký hoạt động tới tổ chức phi chính phủ nước ngoài bằng hình thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính. Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do. - Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 58/2022/NĐ-CP thì Giấy đăng ký hoạt động có thời hạn không quá 03 năm kể từ ngày cấp và được gia hạn không vượt quá thời hạn đăng ký hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo pháp luật của nơi thành lập. 3. Địa bàn và lĩnh vực hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài Tại Điều 8 Nghị định 58/2022/NĐ-CP quy định địa bàn và lĩnh vực hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài như sau: - Địa bàn và lĩnh vực hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được quy định trong Giấy đăng ký hoạt động. - Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được đặt 01 Văn phòng đại diện tại một trong ba địa điểm là thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. - Văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài không đặt tại trụ sở các cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội của Việt Nam.
Quỹ xã hội và những điều cần biết
Hiện nay, chúng ta thường thấy các tổ chức hoạt động vì mục đích giúp đỡ xã hội, hướng đến cộng đồng ngày càng nhiều. Bên cạnh doanh nghiệp xã hội thì quỹ xã hội cũng là một loại hình để tổ chức thành lập và hoạt động. Vậy quỹ xã hội là gì và muốn thành lập quỹ thì cần làm những gì? 1. Quỹ xã hội là gì? Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 93/2019/NĐ-CP thì quỹ xã hội được hiểu là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học và phát triển nông nghiệp, nông thôn, không vì mục tiêu lợi nhuận. Như vậy, quỹ xã hội là tổ chức phi chính phủ, do cá nhân hay tổ chức tự nguyện thành lập nhằm mục đích giúp đỡ, hỗ trợ phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học và phát triển nông nghiệp, nông thôn. Những hoạt động này xuất phát từ ý định hướng đến cộng đồng tốt hơn và không vì mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, quỹ xã hội phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ. 2. Điều kiện thành lập quỹ xã hội Về điều kiện thành lập quỹ xã hội được quy định tại Điều 10 Nghị định 93/2019/NĐ-CP, cụ thể: Thứ nhất, quỹ có mục đích hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ, khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, cộng đồng và từ thiện, nhân đạo, không vì mục tiêu lợi nhuận. Thứ hai, có sáng lập viên thành lập quỹ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 93/2019/NĐ-CP. Cụ thể, sáng lập viên thành lập quỹ phải đáp ứng các điều kiện sau: - Phải là công dân, tổ chức Việt Nam; - Đối với công dân: có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích; - Đối với tổ chức: được thành lập hợp pháp, có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; có nghị quyết của tập thể lãnh đạo hoặc quyết định của người đứng đầu có thẩm quyền về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ; trường hợp tổ chức Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì người đại diện tổ chức làm sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân Việt Nam; - Sáng lập viên thành lập quỹ phải đóng góp tài sản hợp pháp theo quy định; - Sáng lập viên thành lập quỹ nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ. Thứ ba, ban thành lập quỹ có đủ số tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 93/2019/NĐ-CP. Theo đó, tài sản đóng góp thành lập quỹ là tiền đồng Việt Nam và/hoặc tài sản được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam. Đối với tài sản là trụ sở, trang thiết bị, công nghệ phải do tổ chức thẩm định giá được thành lập hợp pháp định giá, thời điểm định giá tài sản không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ thành lập quỹ. Trường hợp tài sản đóng góp bao gồm cả tài sản khác thì tiền đồng Việt Nam trong số tài sản đóng góp này phải bảo đảm tối thiểu 50% tổng giá trị tài sản. Về tài sản đóng góp thành lập quỹ phải bảo đảm như sau: - Đối với quỹ xã hội do công dân, tổ chức Việt Nam thành lập: • Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 6.500.000.000 (sáu tỷ năm trăm triệu đồng); • Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 1.300.000.000 (một tỷ ba trăm triệu đồng); • Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 130.000.000 (một trăm ba mươi triệu đồng); • Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 25.000.000 (hai mươi lăm triệu đồng). - Trường hợp có cá nhân, tổ chức nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam thành lập quỹ xã hội: • Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 8.700.000.000 (tám tỷ bảy trăm triệu đồng); • Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 3.700.000.000 (ba tỷ bảy trăm triệu đồng); • Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 1.200.000.000 (một tỷ hai trăm triệu đồng); • Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 620.000.000 (sáu trăm hai mươi triệu đồng). Thứ tư, hồ sơ thành lập quỹ phải bảo đảm theo Điều 15 Nghị định 93/2019/NĐ-CP. Hồ sơ bao gồm: - Đơn đề nghị thành lập quỹ; - Dự thảo điều lệ quỹ; - Bản cam kết đóng góp tài sản thành lập quỹ của các sáng lập viên, tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 93/2019/NĐ-CP; - Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Ban sáng lập quỹ và các tài liệu theo quy định tại Điều 11, Điều 12 hoặc Điều 13 Nghị định 93/2019/NĐ-CP. Sáng lập viên thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì có văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ; - Văn bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ; - Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của quỹ. 3. Trình tự thủ tục thành lập quỹ xã hội Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ xã hội sẽ tùy thuộc vào phạm vi hoạt động của quỹ, cụ thể: - Bộ Nội vụ có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ xã hội có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh; quỹ xã hội có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ xã hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh; quỹ xã hội có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi huyện, xã. Theo Điều 17 Nghị định 93/2019/NĐ-CP, khi tiếp nhận hồ sơ thành lập quỹ xã hội, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm lập phiếu tiếp nhận hồ sơ để làm căn cứ xác định thời hạn giải quyết. Nội dung phiếu tiếp nhận hồ sơ gồm: Ngày, tháng, năm và phương thức tiếp nhận; thông tin về hồ sơ; thông tin bên gửi, bên nhận. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Chậm nhất sau 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Có một điều cần lưu ý là trong trường hợp quỹ xã hội được thành lập mới thì giấy phép thành lập quỹ đồng thời là giấy công nhận điều lệ quỹ. Như vậy, quỹ xã hội là tổ chức phi chính phủ do tổ chức, cá nhân tự nguyện thành lập không vì mục tiêu lợi nhuận. Quỹ hoạt động nhằm mục đích giúp đỡ, hỗ trợ xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Để thành lập quỹ xã hội, cá nhân và tổ chức phải đáp ứng điều kiện và nộp hồ sơ, thủ tục thành lập quỹ theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại Luật trọng tài thương mại 2010 thì Chương IV quy định về Trung tâm trọng tài. Theo đó: "Điều 23. Chức năng của Trung tâm trọng tài Trung tâm trọng tài có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quy chế và hỗ trợ Trọng tài viên về các mặt hành chính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài. Điều 24. Điều kiện và thủ tục thành lập Trung tâm trọng tài 1. Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên quy định tại Điều 20 của Luật này đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập. 2. Hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm trọng tài gồm: a) Đơn đề nghị thành lập; b) Dự thảo điều lệ của Trung tâm trọng tài theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành; c) Danh sách các sáng lập viên và các giấy tờ kèm theo chứng minh những người này có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Luật này. 3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài và phê chuẩn điều lệ của Trung tâm trọng tài; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Điều 25. Đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Giấy phép thành lập, Trung tâm trọng tài phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Trung tâm trọng tài đặt trụ sở. Hết thời hạn này nếu Trung tâm trọng tài không đăng ký thì giấy phép không còn giá trị. Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu đăng ký. Điều 27. Tư cách pháp nhân và cơ cấu của Trung tâm trọng tài 1. Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. 2. Trung tâm trọng tài hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. 3. Trung tâm trọng tài được lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. 4. Trung tâm trọng tài có Ban điều hành và Ban thư ký. Cơ cấu, bộ máy của Trung tâm trọng tài do điều lệ của Trung tâm quy định. Ban điều hành Trung tâm trọng tài gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó Chủ tịch, có thể có Tổng thư ký do Chủ tịch Trung tâm trọng tài cử. Chủ tịch Trung tâm trọng tài là Trọng tài viên. 5. Trung tâm trọng tài có danh sách Trọng tài viên." Một tổ chức phi chính phủ là một tổ chức không thuộc về bất cứ chính phủ nào. Mặc dù về mặt kỹ thuật, định nghĩa cũng có thể bao hàm các tổ chức phi lợi nhuận, thuật ngữ này thường giới hạn để chỉ các tổ chức xã hội và văn hoá mà mục tiêu chính không phải là thương mại. Những cơ quan, tổ chức và nhóm phi Chính phủ được thành lập bao gồm nhiều cá nhân, được trả tiền hoặc tình nguyện, cam kết giải quyết một loạt các vấn đề như bảo vệ môi trường, cải thiện mức sống của thế giới thứ ba, chấm dứt nạn xâm phạm nhân quyền, cung cấp lương thực và thuốc men cho những nơi diễn ra chiến tranh, tăng cường phát triển tôn giáo hay đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ. Một điểm nổi bật nhất của các tổ chức phi chính phủ là việc các tổ chức này tạo ra những hệ thống gắn kết và mạng lưới kết nối những cá nhân xuyên quốc gia. Như vậy, Trung tâm trọng tài không phải là tổ chức phi chính phủ và cũng không hoạt động như một doanh nghiệp. Mặc dù Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân và hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, tuy nhiên Trung tâm trọng tài có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp như theo Điều 23 nói trên.
Miễn thuế TNCN với một số đối tượng khi làm việc cho Tổ chức phi Chính phủ
Nhằm hướng dẫn cụ thể về các chính sách thuế với người làm việc cho Liên Hiệp Quốc, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, Tổng Cục Thuế ra Quyết định hướng dẫn miễn thuế TNCN với 02 đối tượng sau: - Cá nhân Việt Nam làm việc tại Văn phòng đại diện của tổ chức Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam. - Chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. Trong đó, điều kiện và chính sách với từng đối tượng trên như sau: Cá nhân Việt Nam làm việc tại Văn phòng đại diện của tổ chức Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam Chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam Điều kiện - Có quốc tịch Việt Nam. - Có hợp đồng ký với đại diện của cơ quan đại diện tổ chức Liên hiệp quốc tại Việt Nam. - Không có quốc tịch Việt Nam. - Có quy định về việc miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ thực hiện chương trình, dự án tại hợp đồng ký giữa chuyên gia nước ngoài và Tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoặc cơ quan chủ quản dự án của Việt Nam về việc chuyên gia nước ngoài trực tiếp thực hiện các hoạt động của chương trình, dự án viện trợ phi Chính phủ. - Có điều khoản giao việc (TOR) cho chuyên gia nước ngoài. Chính sách miễn thuế TNCN - Được miễn thuế TNCN với thu nhập từ tiền lương, tiền công do cơ quan đại diện của các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam trả. - Không bao gồm thu nhập từ tiền lương, tiền công hoặc phụ cấp được trả từ nguồn vốn viện trợ thông qua các chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền Việt Nam phê duyệt. - Được miễn thuế TNCN với thu nhập từ thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. Xem chi tiết dự thảo Quyết định tại đây.
Trình tự, thủ tục gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Quy định về trình tự, thủ tục gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Nghị định 58/2022/NĐ-CP 1/ Hồ sơ gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định 58/2022/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài bao gồm: - 01 đơn đề nghị gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện theo Mẫu số 03a quy định tại Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 58/2022/NĐ-CP; - 01 bản chính Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện; - 01 bản báo cáo tóm tắt hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã triển khai tại Việt Nam trong thời hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện đã được cấp và kế hoạch hoạt động cụ thể trong 05 năm tiếp theo. Lưu ý: Các văn bản bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ nêu trên phải kèm bản dịch tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2/ Trình tự, thủ tục gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 58/2022/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 15 Nghị định 58/2022/NĐ-CP. Theo đó: (1) Trước thời điểm Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện hết hạn ít nhất 60 ngày, tổ chức phi chính phủ nước ngoài nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến đến Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 01 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện. Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện được gồm các giấy tờ được quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định 58/2022/NĐ-CP và đã được nêu tại mục 1 của bài viết này. (2) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài kiểm tra thành phần hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài và yêu cầu tổ chức phi chính phủ nước ngoài bổ sung hồ sơ nếu cần thiết. (3) Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài gửi văn bản lấy ý kiến Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực mà tổ chức phi chính phủ nước ngoài đăng ký triển khai hoạt động, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức phi chính phủ nước ngoài đăng ký triển khai hoạt động và đặt trụ sở Văn phòng đại diện và cơ quan phê duyệt việc tiếp nhận khoản viện trợ từ tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. (4) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ ý kiến của các cơ quan, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài chuyển hồ sơ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các ý kiến của các cơ quan liên quan cho Bộ Ngoại giao để thẩm định. (5) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Ngoại giao thẩm định hồ sơ, quyết định: + Cho gia hạn hoặc không cho gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện; + Thông báo kết quả tới Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Lưu ý: - Mẫu Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện được cấp theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2022/NĐ-CP. - Việc thẩm định hồ sơ của Bộ Ngoại giao được thực hiện bằng hình thức tổng hợp ý kiến bằng văn bản hoặc tổ chức hội nghị thẩm định về các nội dung sau: + Tính hợp pháp và đầy đủ của hồ sơ; + Tính phù hợp của mục tiêu, tôn chỉ hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài đối với chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam và mục tiêu phát triển cụ thể của bộ, ngành, địa phương; + Tư cách pháp nhân và quá trình hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài; + Nhân thân, lý lịch của Trưởng Văn phòng đại diện; + Hiệu quả, tác động về kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự xã hội của các hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài. (6) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài chuyển Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện tới tổ chức phi chính phủ nước ngoài bằng hình thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính. Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do. Có thể tham khảo thêm quy định về thủ tục gia hạn Giấy đăng ký hoạt động cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Mục 1 Chương 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3155/QĐ-BNG năm 2022. Trên đây là các quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục khi thực hiện gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Nghị định 58/2022/NĐ-CP quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và địa bàn, lĩnh vực hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài. 1. Điều kiện cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 58/2022/NĐ-CP thì Tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam là tổ chức phi lợi nhuận, quỹ xã hội, quỹ tư nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài; có nguồn vốn hợp pháp từ nước ngoài; hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận và các mục đích khác; không quyên góp tài chính, vận động tài trợ, gây quỹ từ các tổ chức, cá nhân Việt Nam. Để được cấp Giấy đăng ký hoạt động tại Việt Nam, tổ chức phi chính phủ nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau theo quy định tại Điều 10 Nghị định 58/2022/NĐ-CP. - Có tư cách pháp nhân hợp lệ theo quy định pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thành lập. - Có điều lệ, tôn chỉ, mục đích hoạt động rõ ràng, phù hợp với lợi ích và nhu cầu của Việt Nam. - Có đề xuất cụ thể về dự kiến chương trình, dự án, phi dự án để hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam trong 03 năm. - Có đề xuất Người đại diện tại Việt Nam. Như vậy, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam sẽ được cấp Giấy đăng ký hoạt động. 2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam - Tổ chức phi chính phủ nước ngoài nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến đến Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, hồ sơ gồm các văn bản sau theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 58/2022/NĐ-CP (số lượng 01 bộ hồ sơ): + Đơn đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động theo Mẫu số 03a Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2022/NĐ-CP (01 bản); + Điều lệ và Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức phi chính phủ nước ngoài (mỗi loại 01 bản sao); + Bản thống kê chi tiết các chương trình, dự án, phi dự án dự kiến sẽ triển khai tại Việt Nam trong 03 năm (01 bản); + Hồ sơ đề nghị chấp thuận Người đại diện (01 bộ hồ sơ) gồm các văn bản sau: ++ Quyết định bổ nhiệm do người đứng đầu của tổ chức ký tên, đóng dấu (01 bản); ++ Tiểu sử của người được đề nghị chấp thuận làm Người đại diện (01 bản); ++ Lý lịch tư pháp của người được đề nghị chấp thuận làm Người đại diện do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc nước mà người đó đã thường trú trong vòng 06 tháng gần nhất cấp (01 bản); ++ Hộ chiếu còn hiệu lực nếu người được đề nghị chấp thuận làm Người đại diện là người nước ngoài (01 bản sao); Hộ chiếu, giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân còn hiệu lực nếu người được bổ nhiệm là người Việt Nam (01 bản sao). Các văn bản bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ nêu trên phải được hợp pháp hóa lãnh sự, kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại. - Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài kiểm tra thành phần hồ sơ đề nghị của tổ chức phi chính phủ nước ngoài và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu cần thiết. - Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài gửi văn bản lấy ý kiến Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực mà tổ chức phi chính phủ nước ngoài đăng ký hoạt động, UBND cấp tỉnh nơi tổ chức phi chính phủ nước ngoài đăng ký triển khai hoạt động và cơ quan phê duyệt việc tiếp nhận khoản viện trợ từ tổ chức phi chính phủ nước ngoài (các cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài). - Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ ý kiến của các cơ quan, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài chuyển hồ sơ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài và ý kiến của các cơ quan liên quan cho Bộ Ngoại giao để thẩm định. Bộ Ngoại giao thẩm định hồ sơ, quyết định cấp hoặc không cấp Giấy đăng ký hoạt động và thông báo kết quả tới Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài và ý kiến của các cơ quan liên quan. - Việc thẩm định được thực hiện bằng hình thức tổng hợp ý kiến bằng văn bản hoặc tổ chức hội nghị thẩm định về các nội dung sau: + Tính hợp pháp và đầy đủ của hồ sơ; + Tính phù hợp của mục tiêu, tôn chỉ hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài đối với chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam và mục tiêu phát triển cụ thể của bộ, ngành, địa phương; + Tư cách pháp nhân và quá trình hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài; + Nhân thân, lý lịch của Người đại diện; + Hiệu quả, tác động về kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự xã hội của các hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài. - Giấy đăng ký hoạt động được cấp theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2022/NĐ-CP. - Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài chuyển Giấy đăng ký hoạt động tới tổ chức phi chính phủ nước ngoài bằng hình thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính. Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do. - Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 58/2022/NĐ-CP thì Giấy đăng ký hoạt động có thời hạn không quá 03 năm kể từ ngày cấp và được gia hạn không vượt quá thời hạn đăng ký hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo pháp luật của nơi thành lập. 3. Địa bàn và lĩnh vực hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài Tại Điều 8 Nghị định 58/2022/NĐ-CP quy định địa bàn và lĩnh vực hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài như sau: - Địa bàn và lĩnh vực hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được quy định trong Giấy đăng ký hoạt động. - Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được đặt 01 Văn phòng đại diện tại một trong ba địa điểm là thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. - Văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài không đặt tại trụ sở các cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội của Việt Nam.
Quỹ xã hội và những điều cần biết
Hiện nay, chúng ta thường thấy các tổ chức hoạt động vì mục đích giúp đỡ xã hội, hướng đến cộng đồng ngày càng nhiều. Bên cạnh doanh nghiệp xã hội thì quỹ xã hội cũng là một loại hình để tổ chức thành lập và hoạt động. Vậy quỹ xã hội là gì và muốn thành lập quỹ thì cần làm những gì? 1. Quỹ xã hội là gì? Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 93/2019/NĐ-CP thì quỹ xã hội được hiểu là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học và phát triển nông nghiệp, nông thôn, không vì mục tiêu lợi nhuận. Như vậy, quỹ xã hội là tổ chức phi chính phủ, do cá nhân hay tổ chức tự nguyện thành lập nhằm mục đích giúp đỡ, hỗ trợ phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học và phát triển nông nghiệp, nông thôn. Những hoạt động này xuất phát từ ý định hướng đến cộng đồng tốt hơn và không vì mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, quỹ xã hội phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ. 2. Điều kiện thành lập quỹ xã hội Về điều kiện thành lập quỹ xã hội được quy định tại Điều 10 Nghị định 93/2019/NĐ-CP, cụ thể: Thứ nhất, quỹ có mục đích hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ, khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, cộng đồng và từ thiện, nhân đạo, không vì mục tiêu lợi nhuận. Thứ hai, có sáng lập viên thành lập quỹ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 93/2019/NĐ-CP. Cụ thể, sáng lập viên thành lập quỹ phải đáp ứng các điều kiện sau: - Phải là công dân, tổ chức Việt Nam; - Đối với công dân: có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích; - Đối với tổ chức: được thành lập hợp pháp, có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; có nghị quyết của tập thể lãnh đạo hoặc quyết định của người đứng đầu có thẩm quyền về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ; trường hợp tổ chức Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì người đại diện tổ chức làm sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân Việt Nam; - Sáng lập viên thành lập quỹ phải đóng góp tài sản hợp pháp theo quy định; - Sáng lập viên thành lập quỹ nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ. Thứ ba, ban thành lập quỹ có đủ số tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 93/2019/NĐ-CP. Theo đó, tài sản đóng góp thành lập quỹ là tiền đồng Việt Nam và/hoặc tài sản được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam. Đối với tài sản là trụ sở, trang thiết bị, công nghệ phải do tổ chức thẩm định giá được thành lập hợp pháp định giá, thời điểm định giá tài sản không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ thành lập quỹ. Trường hợp tài sản đóng góp bao gồm cả tài sản khác thì tiền đồng Việt Nam trong số tài sản đóng góp này phải bảo đảm tối thiểu 50% tổng giá trị tài sản. Về tài sản đóng góp thành lập quỹ phải bảo đảm như sau: - Đối với quỹ xã hội do công dân, tổ chức Việt Nam thành lập: • Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 6.500.000.000 (sáu tỷ năm trăm triệu đồng); • Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 1.300.000.000 (một tỷ ba trăm triệu đồng); • Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 130.000.000 (một trăm ba mươi triệu đồng); • Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 25.000.000 (hai mươi lăm triệu đồng). - Trường hợp có cá nhân, tổ chức nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam thành lập quỹ xã hội: • Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 8.700.000.000 (tám tỷ bảy trăm triệu đồng); • Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 3.700.000.000 (ba tỷ bảy trăm triệu đồng); • Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 1.200.000.000 (một tỷ hai trăm triệu đồng); • Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 620.000.000 (sáu trăm hai mươi triệu đồng). Thứ tư, hồ sơ thành lập quỹ phải bảo đảm theo Điều 15 Nghị định 93/2019/NĐ-CP. Hồ sơ bao gồm: - Đơn đề nghị thành lập quỹ; - Dự thảo điều lệ quỹ; - Bản cam kết đóng góp tài sản thành lập quỹ của các sáng lập viên, tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 93/2019/NĐ-CP; - Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Ban sáng lập quỹ và các tài liệu theo quy định tại Điều 11, Điều 12 hoặc Điều 13 Nghị định 93/2019/NĐ-CP. Sáng lập viên thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì có văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ; - Văn bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ; - Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của quỹ. 3. Trình tự thủ tục thành lập quỹ xã hội Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ xã hội sẽ tùy thuộc vào phạm vi hoạt động của quỹ, cụ thể: - Bộ Nội vụ có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ xã hội có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh; quỹ xã hội có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ xã hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh; quỹ xã hội có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi huyện, xã. Theo Điều 17 Nghị định 93/2019/NĐ-CP, khi tiếp nhận hồ sơ thành lập quỹ xã hội, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm lập phiếu tiếp nhận hồ sơ để làm căn cứ xác định thời hạn giải quyết. Nội dung phiếu tiếp nhận hồ sơ gồm: Ngày, tháng, năm và phương thức tiếp nhận; thông tin về hồ sơ; thông tin bên gửi, bên nhận. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Chậm nhất sau 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Có một điều cần lưu ý là trong trường hợp quỹ xã hội được thành lập mới thì giấy phép thành lập quỹ đồng thời là giấy công nhận điều lệ quỹ. Như vậy, quỹ xã hội là tổ chức phi chính phủ do tổ chức, cá nhân tự nguyện thành lập không vì mục tiêu lợi nhuận. Quỹ hoạt động nhằm mục đích giúp đỡ, hỗ trợ xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Để thành lập quỹ xã hội, cá nhân và tổ chức phải đáp ứng điều kiện và nộp hồ sơ, thủ tục thành lập quỹ theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại Luật trọng tài thương mại 2010 thì Chương IV quy định về Trung tâm trọng tài. Theo đó: "Điều 23. Chức năng của Trung tâm trọng tài Trung tâm trọng tài có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quy chế và hỗ trợ Trọng tài viên về các mặt hành chính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài. Điều 24. Điều kiện và thủ tục thành lập Trung tâm trọng tài 1. Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên quy định tại Điều 20 của Luật này đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập. 2. Hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm trọng tài gồm: a) Đơn đề nghị thành lập; b) Dự thảo điều lệ của Trung tâm trọng tài theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành; c) Danh sách các sáng lập viên và các giấy tờ kèm theo chứng minh những người này có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Luật này. 3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài và phê chuẩn điều lệ của Trung tâm trọng tài; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Điều 25. Đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Giấy phép thành lập, Trung tâm trọng tài phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Trung tâm trọng tài đặt trụ sở. Hết thời hạn này nếu Trung tâm trọng tài không đăng ký thì giấy phép không còn giá trị. Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu đăng ký. Điều 27. Tư cách pháp nhân và cơ cấu của Trung tâm trọng tài 1. Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. 2. Trung tâm trọng tài hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. 3. Trung tâm trọng tài được lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. 4. Trung tâm trọng tài có Ban điều hành và Ban thư ký. Cơ cấu, bộ máy của Trung tâm trọng tài do điều lệ của Trung tâm quy định. Ban điều hành Trung tâm trọng tài gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó Chủ tịch, có thể có Tổng thư ký do Chủ tịch Trung tâm trọng tài cử. Chủ tịch Trung tâm trọng tài là Trọng tài viên. 5. Trung tâm trọng tài có danh sách Trọng tài viên." Một tổ chức phi chính phủ là một tổ chức không thuộc về bất cứ chính phủ nào. Mặc dù về mặt kỹ thuật, định nghĩa cũng có thể bao hàm các tổ chức phi lợi nhuận, thuật ngữ này thường giới hạn để chỉ các tổ chức xã hội và văn hoá mà mục tiêu chính không phải là thương mại. Những cơ quan, tổ chức và nhóm phi Chính phủ được thành lập bao gồm nhiều cá nhân, được trả tiền hoặc tình nguyện, cam kết giải quyết một loạt các vấn đề như bảo vệ môi trường, cải thiện mức sống của thế giới thứ ba, chấm dứt nạn xâm phạm nhân quyền, cung cấp lương thực và thuốc men cho những nơi diễn ra chiến tranh, tăng cường phát triển tôn giáo hay đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ. Một điểm nổi bật nhất của các tổ chức phi chính phủ là việc các tổ chức này tạo ra những hệ thống gắn kết và mạng lưới kết nối những cá nhân xuyên quốc gia. Như vậy, Trung tâm trọng tài không phải là tổ chức phi chính phủ và cũng không hoạt động như một doanh nghiệp. Mặc dù Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân và hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, tuy nhiên Trung tâm trọng tài có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp như theo Điều 23 nói trên.
Miễn thuế TNCN với một số đối tượng khi làm việc cho Tổ chức phi Chính phủ
Nhằm hướng dẫn cụ thể về các chính sách thuế với người làm việc cho Liên Hiệp Quốc, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, Tổng Cục Thuế ra Quyết định hướng dẫn miễn thuế TNCN với 02 đối tượng sau: - Cá nhân Việt Nam làm việc tại Văn phòng đại diện của tổ chức Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam. - Chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. Trong đó, điều kiện và chính sách với từng đối tượng trên như sau: Cá nhân Việt Nam làm việc tại Văn phòng đại diện của tổ chức Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam Chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam Điều kiện - Có quốc tịch Việt Nam. - Có hợp đồng ký với đại diện của cơ quan đại diện tổ chức Liên hiệp quốc tại Việt Nam. - Không có quốc tịch Việt Nam. - Có quy định về việc miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ thực hiện chương trình, dự án tại hợp đồng ký giữa chuyên gia nước ngoài và Tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoặc cơ quan chủ quản dự án của Việt Nam về việc chuyên gia nước ngoài trực tiếp thực hiện các hoạt động của chương trình, dự án viện trợ phi Chính phủ. - Có điều khoản giao việc (TOR) cho chuyên gia nước ngoài. Chính sách miễn thuế TNCN - Được miễn thuế TNCN với thu nhập từ tiền lương, tiền công do cơ quan đại diện của các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam trả. - Không bao gồm thu nhập từ tiền lương, tiền công hoặc phụ cấp được trả từ nguồn vốn viện trợ thông qua các chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền Việt Nam phê duyệt. - Được miễn thuế TNCN với thu nhập từ thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. Xem chi tiết dự thảo Quyết định tại đây.