Chỉ thị số 27-CT/TW năm 2023: Tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Ngày 25/12/2023 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW năm 2023 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Bên cạnh kết quả đạt được, nhận thức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa sâu sắc, đầy đủ; có lúc, có nơi tổ chức chưa tốt, chấp hành chưa nghiêm; một số cơ quan, đơn vị, địa phương, một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa gương mẫu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tình trạng lãng phí, thất thoát còn nhiều, một số trường hợp rất nghiêm trọng. Chính sách, pháp luật, nhất là chế độ quản lý tài chính, tín dụng, tài sản công, đầu tư công, đất đai, đấu thầu, quản lý vốn, tài sản nhà nước chưa hoàn thiện, còn bất cập. Việc thực hiện kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán có liên quan đến vấn đề này còn chậm. Công tác vận động, tuyên truyền cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa được quan tâm đúng mức. Để đẩy mạnh công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau: (1) Xem thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ trọng tâm Quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội, trước hết là của các cấp uỷ, tổ chức đảng, từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả việc huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực kinh tế - xã hội cho phát triển đất nước, nâng cao cuộc sống Nhân dân. Tăng cường lồng ghép nội dung giáo dục thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đa dạng hoá, đổi mới hình thức và huy động sự tham gia của các cơ quan thông tấn, báo chí trong công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao hiệu quả thực hiện. Các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương phải xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể, nêu cao trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải gương mẫu, vận động gia đình, Nhân dân tích cực tham gia thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. (2) Chú trong kiểm soát lĩnh vực đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, tín dụng, sử dụng tài sản công Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo hướng lấy tiết kiệm là mục tiêu, chống lãng phí là nhiệm vụ, bảo đảm thống nhất, đồng bộ, khả thi. Tập trung xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu; quy định cụ thể hành vi vi phạm, hình thức xử lý. Chú trọng các lĩnh vực dễ xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực như đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, tín dụng, quản lý tài sản công, đầu tư công, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Đồng thời, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá, chế độ chi tiêu công làm căn cứ để giảm hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, tài nguyên, lao động, thời gian lao động, nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. (3) Thực hiện nghiêm quy định về mua sắm, tổ chức kỷ niệm, đi công tác Xây dựng và tổ chức triển khai có hiệu quả chiến lược và chương trình quốc gia về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 5 năm, hằng năm bảo đảm toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng các lĩnh vực then chốt như năng lượng, đất đai, tài nguyên, khoáng sản, ngân sách nhà nước, tài sản công. Các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm quy định về mua sắm công, xây dựng và sử dụng trụ sở, tổ chức hội nghị, lễ kỷ niệm, tiếp khách, đi công tác, đi nước ngoài bảo đảm thiết thực, hiệu quả, không lãng phí, phô trương. (4) Đẩy mạnh công tác kiểm tra những vị trí công tác dễ xảy ra lãng phí, tiêu cực Tăng cường công tác quản lý nhà nước, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực quốc gia. Đẩy nhanh lộ trình cải cách chính sách thuế; nâng cao chất lượng công tác dự báo; lập, thẩm định dự toán thu, chi ngân sách nhà nước; đổi mới việc phân bổ, đẩy mạnh quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra; bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư công để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Có phương án giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án sử dụng vốn ODA, dự án BOT, BT hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn; các ngân hàng thương mại yếu kém; các dự án ngừng triển khai theo kết luận của các cơ quan chức năng, sớm đưa các tài sản này vào phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ xảy ra lãng phí, tiêu cực, nơi có nhiều đơn, thư, khiếu nại, tố cáo, dư luận xã hội quan tâm, bức xúc. Kịp thời phát hiện, phòng ngừa, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực; thực hiện nghiêm kết luận, kiến nghị của các cơ quan chức năng, thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước. (5) Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình, sáng kiến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng và Nhân dân. Tăng cường dân chủ cơ sở, tạo điều kiện cho hoạt động thanh tra nhân dân và giám sát của cộng đồng dân cư ở cơ sở; kịp thời phát hiện, thông tin, phản ánh, ngăn chặn hành vi gây thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình, sáng kiến; có biện pháp thiết thực bảo vệ người đấu tranh, tố giác hành vi gây lãng phí, thất thoát. Bổ sung, hoàn thiện quy định, quy chế, hương ước, quy ước của cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư gắn với các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước; cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Xây dựng văn hoá tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan, tổ chức; khuyến khích Nhân dân tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, tổ chức lễ hội. Xem thêm Chỉ thị số 27-CT/TW năm 2023 ban hành ngày 25/12/2023.
Cấp giấy chứng nhận QSDĐ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Tôi mua nhà hóa giá tập thể có hóa đơn thanh lý nhà của UBND xã năm 1994. Nay,Tôi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ ở văn phòng ĐK đất đai huyện thì thuế đất phải nộp QSDĐ tính theo quy định nào? Xin tư vấn giúp tôi. Cảm ơn!
Quản lý vốn, tài sản nhà nước ở DN 100% vốn nhà nước?
Xin chào Luật sư. Có vấn đề liên quan đến quản lý vốn và tài sản nhà nước ở DN 100% vốn nhà nước nhờ Luật sư giải đáp: Công ty chúng tôi là DN 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ QLBVR, trồng rừng, cung ứng dịch vụ Lâm nghiệp... Chúng tôi có một số diện tích rừng trồng kinh tế ( rừng trồng keo) trên đất thuê trả tiền hàng năm của Công ty được hình thành từ việc góp vốn với các hộ dân địa phương nơi có rừng (Hộ dân 60% vốn góp, Công ty 40% vốn góp). Đến kì thu hoạch thì tài sản là rừng trồng nói trên có phải buộc phải đấu giá theo quy định ở mục m khoản 1 điều 4 của luật đấu giá 2016 không? Xin trân trọng cám ơn!
Biển số xe có được xem là tài sản công?
Sáng nay lướt báo xem tin tức, tôi thấy có bài viết Sẽ cân nhắc bán đấu giá biển số xe đẹp – bài viết này đang nói đến phiên thảo luận, cho ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Dự thảo Luật quản lý và sử dụng tài sản công dự kiến thay thế Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước 2008. Theo ý kiến của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng – Bộ trưởng Bộ Tài chính thì các tài sản phần mềm, biển số xe đẹp cũng có thể coi là tài sản công, nếu biết khai thác quản lý tốt, đem đấu giá góp phần tăng thu ngân sách là tốt. Thế nhưng, những gì được xem là tài sản công hay còn gọi là tài sản của Nhà nước dường như vẫn còn mơ hồ mặc dù tại Dự thảo Luật quản lý và sử dụng tài sản công đã bổ sung thêm điều khoản về giải thích từ ngữ như sau: 1. Tài sản công bao gồm đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, thềm lục địa, tài nguyên thiên nhiên khác; tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia; tài sản dự trữ nhà nước; tài sản tại cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Như vậy, những thứ được xem là tài sản công là: - Đất đai. - Tài nguyên nước. - Tài nguyên khoáng sản. - Nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, thềm lục địa và tài nguyên thiên nhiên khác. - Tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia. - Tài sản dự trữ nhà nước. - Tài sản tại cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư, quản lý Mơ hồ nhất là đoạn cuối “Tài sản tại cơ quan nhà nước…” đây là loại tài sản phổ biến nhất, thế nhưng lại không được quy định rõ ràng cái nào là của cơ quan nhà nước, cái nào là của riêng tư? Liệu rằng quy định này có bị lạm dụng và đánh đồng tất cả đều là của nhà nước hoặc tất cả đều tài sản công không? Không xác định rõ nội dung này cũng khó mà xác định được các trường hợp nào lạm dụng, biển thủ tài sản công. Cứ cho là biển số xe là tài sản công đi, nhưng việc bán đấu giá biển số xe đẹp có vi phạm nguyên tắc công bằng mà luật pháp đặt ra không khi mà tại Khoản 9 Điều 31 Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký biển số xe cũng có quy định: 9. Việc phát hành sêri biển số xe của Công an địa phương phải thực hiện lần lượt theo thứ tự ký hiệu biển số từ thấp đến cao và sử dụng lần lượt hết 20 sêri của một ký hiệu biển số mới chuyển sang ký hiệu mới. Việc phát hành sêri biển số mới tại địa phương chỉ được tiến hành sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt. Nếu Dự thảo Luật quy định như tinh thần mà Bộ trưởng nói có trái với Thông tư 15 không? Vậy là cứ cấp biển số xe theo thứ tự, nhưng cứ đến số đẹp là chừa ra để dành bán đấu giá? Rồi định nghĩa như thế nào là biển số đẹp? Ví như có người cho rằng số đó đẹp, nhưng với người khác lại không thì sao? Các bạn nghĩ sao về vấn đề này?
Chỉ thị số 27-CT/TW năm 2023: Tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Ngày 25/12/2023 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW năm 2023 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Bên cạnh kết quả đạt được, nhận thức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa sâu sắc, đầy đủ; có lúc, có nơi tổ chức chưa tốt, chấp hành chưa nghiêm; một số cơ quan, đơn vị, địa phương, một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa gương mẫu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tình trạng lãng phí, thất thoát còn nhiều, một số trường hợp rất nghiêm trọng. Chính sách, pháp luật, nhất là chế độ quản lý tài chính, tín dụng, tài sản công, đầu tư công, đất đai, đấu thầu, quản lý vốn, tài sản nhà nước chưa hoàn thiện, còn bất cập. Việc thực hiện kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán có liên quan đến vấn đề này còn chậm. Công tác vận động, tuyên truyền cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa được quan tâm đúng mức. Để đẩy mạnh công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau: (1) Xem thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ trọng tâm Quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội, trước hết là của các cấp uỷ, tổ chức đảng, từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả việc huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực kinh tế - xã hội cho phát triển đất nước, nâng cao cuộc sống Nhân dân. Tăng cường lồng ghép nội dung giáo dục thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đa dạng hoá, đổi mới hình thức và huy động sự tham gia của các cơ quan thông tấn, báo chí trong công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao hiệu quả thực hiện. Các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương phải xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể, nêu cao trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải gương mẫu, vận động gia đình, Nhân dân tích cực tham gia thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. (2) Chú trong kiểm soát lĩnh vực đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, tín dụng, sử dụng tài sản công Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo hướng lấy tiết kiệm là mục tiêu, chống lãng phí là nhiệm vụ, bảo đảm thống nhất, đồng bộ, khả thi. Tập trung xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu; quy định cụ thể hành vi vi phạm, hình thức xử lý. Chú trọng các lĩnh vực dễ xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực như đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, tín dụng, quản lý tài sản công, đầu tư công, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Đồng thời, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá, chế độ chi tiêu công làm căn cứ để giảm hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, tài nguyên, lao động, thời gian lao động, nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. (3) Thực hiện nghiêm quy định về mua sắm, tổ chức kỷ niệm, đi công tác Xây dựng và tổ chức triển khai có hiệu quả chiến lược và chương trình quốc gia về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 5 năm, hằng năm bảo đảm toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng các lĩnh vực then chốt như năng lượng, đất đai, tài nguyên, khoáng sản, ngân sách nhà nước, tài sản công. Các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm quy định về mua sắm công, xây dựng và sử dụng trụ sở, tổ chức hội nghị, lễ kỷ niệm, tiếp khách, đi công tác, đi nước ngoài bảo đảm thiết thực, hiệu quả, không lãng phí, phô trương. (4) Đẩy mạnh công tác kiểm tra những vị trí công tác dễ xảy ra lãng phí, tiêu cực Tăng cường công tác quản lý nhà nước, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực quốc gia. Đẩy nhanh lộ trình cải cách chính sách thuế; nâng cao chất lượng công tác dự báo; lập, thẩm định dự toán thu, chi ngân sách nhà nước; đổi mới việc phân bổ, đẩy mạnh quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra; bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư công để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Có phương án giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án sử dụng vốn ODA, dự án BOT, BT hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn; các ngân hàng thương mại yếu kém; các dự án ngừng triển khai theo kết luận của các cơ quan chức năng, sớm đưa các tài sản này vào phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ xảy ra lãng phí, tiêu cực, nơi có nhiều đơn, thư, khiếu nại, tố cáo, dư luận xã hội quan tâm, bức xúc. Kịp thời phát hiện, phòng ngừa, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực; thực hiện nghiêm kết luận, kiến nghị của các cơ quan chức năng, thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước. (5) Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình, sáng kiến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng và Nhân dân. Tăng cường dân chủ cơ sở, tạo điều kiện cho hoạt động thanh tra nhân dân và giám sát của cộng đồng dân cư ở cơ sở; kịp thời phát hiện, thông tin, phản ánh, ngăn chặn hành vi gây thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình, sáng kiến; có biện pháp thiết thực bảo vệ người đấu tranh, tố giác hành vi gây lãng phí, thất thoát. Bổ sung, hoàn thiện quy định, quy chế, hương ước, quy ước của cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư gắn với các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước; cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Xây dựng văn hoá tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan, tổ chức; khuyến khích Nhân dân tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, tổ chức lễ hội. Xem thêm Chỉ thị số 27-CT/TW năm 2023 ban hành ngày 25/12/2023.
Cấp giấy chứng nhận QSDĐ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Tôi mua nhà hóa giá tập thể có hóa đơn thanh lý nhà của UBND xã năm 1994. Nay,Tôi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ ở văn phòng ĐK đất đai huyện thì thuế đất phải nộp QSDĐ tính theo quy định nào? Xin tư vấn giúp tôi. Cảm ơn!
Quản lý vốn, tài sản nhà nước ở DN 100% vốn nhà nước?
Xin chào Luật sư. Có vấn đề liên quan đến quản lý vốn và tài sản nhà nước ở DN 100% vốn nhà nước nhờ Luật sư giải đáp: Công ty chúng tôi là DN 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ QLBVR, trồng rừng, cung ứng dịch vụ Lâm nghiệp... Chúng tôi có một số diện tích rừng trồng kinh tế ( rừng trồng keo) trên đất thuê trả tiền hàng năm của Công ty được hình thành từ việc góp vốn với các hộ dân địa phương nơi có rừng (Hộ dân 60% vốn góp, Công ty 40% vốn góp). Đến kì thu hoạch thì tài sản là rừng trồng nói trên có phải buộc phải đấu giá theo quy định ở mục m khoản 1 điều 4 của luật đấu giá 2016 không? Xin trân trọng cám ơn!
Biển số xe có được xem là tài sản công?
Sáng nay lướt báo xem tin tức, tôi thấy có bài viết Sẽ cân nhắc bán đấu giá biển số xe đẹp – bài viết này đang nói đến phiên thảo luận, cho ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Dự thảo Luật quản lý và sử dụng tài sản công dự kiến thay thế Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước 2008. Theo ý kiến của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng – Bộ trưởng Bộ Tài chính thì các tài sản phần mềm, biển số xe đẹp cũng có thể coi là tài sản công, nếu biết khai thác quản lý tốt, đem đấu giá góp phần tăng thu ngân sách là tốt. Thế nhưng, những gì được xem là tài sản công hay còn gọi là tài sản của Nhà nước dường như vẫn còn mơ hồ mặc dù tại Dự thảo Luật quản lý và sử dụng tài sản công đã bổ sung thêm điều khoản về giải thích từ ngữ như sau: 1. Tài sản công bao gồm đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, thềm lục địa, tài nguyên thiên nhiên khác; tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia; tài sản dự trữ nhà nước; tài sản tại cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Như vậy, những thứ được xem là tài sản công là: - Đất đai. - Tài nguyên nước. - Tài nguyên khoáng sản. - Nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, thềm lục địa và tài nguyên thiên nhiên khác. - Tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia. - Tài sản dự trữ nhà nước. - Tài sản tại cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư, quản lý Mơ hồ nhất là đoạn cuối “Tài sản tại cơ quan nhà nước…” đây là loại tài sản phổ biến nhất, thế nhưng lại không được quy định rõ ràng cái nào là của cơ quan nhà nước, cái nào là của riêng tư? Liệu rằng quy định này có bị lạm dụng và đánh đồng tất cả đều là của nhà nước hoặc tất cả đều tài sản công không? Không xác định rõ nội dung này cũng khó mà xác định được các trường hợp nào lạm dụng, biển thủ tài sản công. Cứ cho là biển số xe là tài sản công đi, nhưng việc bán đấu giá biển số xe đẹp có vi phạm nguyên tắc công bằng mà luật pháp đặt ra không khi mà tại Khoản 9 Điều 31 Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký biển số xe cũng có quy định: 9. Việc phát hành sêri biển số xe của Công an địa phương phải thực hiện lần lượt theo thứ tự ký hiệu biển số từ thấp đến cao và sử dụng lần lượt hết 20 sêri của một ký hiệu biển số mới chuyển sang ký hiệu mới. Việc phát hành sêri biển số mới tại địa phương chỉ được tiến hành sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt. Nếu Dự thảo Luật quy định như tinh thần mà Bộ trưởng nói có trái với Thông tư 15 không? Vậy là cứ cấp biển số xe theo thứ tự, nhưng cứ đến số đẹp là chừa ra để dành bán đấu giá? Rồi định nghĩa như thế nào là biển số đẹp? Ví như có người cho rằng số đó đẹp, nhưng với người khác lại không thì sao? Các bạn nghĩ sao về vấn đề này?