Công trình thủy lợi chủ yếu, thứ yếu là gì? Danh mục các công trình thủy lợi chủ yếu và thứ yếu?
Theo QCVN 04-05:2022/BNNPTNT: Công trình thủy lợi chủ yếu, thứ yếu là gì? Tổng hợp chi tiết Danh mục các công trình thủy lợi chủ yếu và thứ yếu? Công trình thủy lợi chủ yếu, thứ yếu là gì? Căn cứ tại tiết 1.3.9, 1.3.10 tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Công trình thủy lợi, Phòng chống thiên tai - Phần I. Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế QCVN 04-05:2022/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư 29/2022/TT-BNNPTNT thì: Công trình thủy lợi chủ yếu là công trình mà bị hư hỏng hoặc phá hủy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bình thường của công trình đầu mối và hệ thống công trình sau đầu mối, làm cho chúng không đảm nhận được nhiệm vụ thiết kế đề ra. Công trình thủy lợi thứ yếu là công trình mà bị hư hỏng hoặc phá hủy ít làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công trình đầu mối và hệ thống, có thể phục hồi được trong thời gian ngắn. Lưu ý: Phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Công trình thủy lợi, Phòng chống thiên tai - Phần I. Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế QCVN 04-05:2022/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư 29/2022/TT-BNNPTNT: - Quy chuẩn này quy định các yêu cầu phải thực hiện khi lập, thẩm tra, thẩm định, xét duyệt các dự án liên quan đến hoạt động xây dựng công trình thủy lợi trong các giai đoạn đầu tư gồm: quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế xây dựng công trình. Phạm vi điều chỉnh bao gồm xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp hoặc mở rộng công trình, không phân biệt nguồn vốn đầu tư. - Thiết kế công trình đê điều, công trình giao thông thủy (trừ công trình âu thuyền trong đầu mối công trình thủy lợi), công trình biển, hệ thống cấp, thoát nước đô thị không thuộc phạm vi áp dụng của quy chuẩn này. - Khi thiết kế xây dựng công trình thủy lợi ngoài yêu cầu tuân thủ quy chuẩn này còn phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khác, các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cũng như các Luật, Điều ước quốc tế và các thỏa thuận mà nhà nước Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết có liên quan đến đối tượng công trình đang xem xét. Danh mục các công trình thủy lợi chủ yếu và thứ yếu? Danh mục các công trình thủy lợi chủ yếu và thứ yếu được quy định tại Phụ lục A Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Công trình thủy lợi, Phòng chống thiên tai - Phần I. Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế QCVN 04-05:2022/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư 29/2022/TT-BNNPTNT, cụ thể như sau: Phụ lục A Danh mục các công trình chủ yếu và thứ yếu A.1 Công trình chủ yếu Các công trình thủy lợi sau đây được xếp vào loại công trình chủ yếu: (1) Đập các loại; (2) Tường biên, tường chắn, công trình cho cá đi trong tuyến chịu áp; (3) Công trình nhận nước, lấy nước, thoát nước và xả nước, cống ngăn mặn; (4) Kênh dẫn các loại và công trình trên kênh; (5) Trạm bơm, ống dẫn nước, đường hầm thủy công; (6) Bể áp lực và tháp điều áp; (7) Công trình gia cố bờ và chỉnh trị sông; (8) Công trình thông tàu (âu thuyền, nâng tầu, đập điều tiết); A.2 Công trình thứ yếu Các công trình thủy lợi sau đây được xếp vào loại thứ yếu: (1) Tường phân cách; (2) Tường biên và tường chắn không nằm trong tuyến chịu áp; (3) Công trình xả dự phòng; (4) Công trình gia cố bờ nằm ngoài cụm công trình đầu mối; (5) Các công trình bảo vệ cá; (6) Các đường máng cho bè mảng lâm nghiệp và gỗ cây xuôi về hạ lưu; (7) Nhà quản lý công trình; (8) Các mái dốc tự nhiên và nhân tạo phía hạ lưu của tuyến chịu áp. CHÚ THÍCH: Tùy thuộc vào mức độ tổn thất có thể gây ra khi bị hư hỏng hoặc khả năng xây dựng lại gặp nhiều khó khăn, một số công trình thứ yếu trong từng trường hợp cụ thể khi có luận chứng thích đáng có thể chuyển thành công trình chủ yếu. Tóm lại: Công trình thủy lợi chủ yếu là công trình mà bị hư hỏng hoặc phá hủy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bình thường của công trình đầu mối và hệ thống công trình sau đầu mối, làm cho chúng không đảm nhận được nhiệm vụ thiết kế đề ra. Công trình thủy lợi thứ yếu là công trình mà bị hư hỏng hoặc phá hủy ít làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công trình đầu mối và hệ thống, có thể phục hồi được trong thời gian ngắn.
Cấp hậu quả của công trình được hiểu là gì? 03 Cấp hậu quả của công trình?
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2022/BXD về Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng: Cấp hậu quả của công trình là gì? 03 Cấp hậu quả của công trình? Cấp hậu quả của công trình là gì? Theo tiết 1.3.2 tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2022/BXD về Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư 05/2022/TT-BXD có quy định như sau: “Đặc trưng phân cấp của công trình, phụ thuộc vào công năng sử dụng của công trình, cũng như thiệt hại về người, hậu quả về xã hội, môi trường và kinh tế khi kết cấu công trình bị hư hỏng hoặc phá hủy.” Theo đó, cấp hậu quả của công trình được hiểu là đặc trưng phân cấp của công trình, phụ thuộc vào công năng sử dụng của công trình, cũng như thiệt hại về người, hậu quả về xã hội, môi trường và kinh tế khi kết cấu công trình bị hư hỏng hoặc phá hủy. 03 Cấp hậu quả của công trình? Căn cứ tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2022/BXD về Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư 05/2022/TT-BXD thì cấp hậu quả của công trình được phân thành ba cấp: C1 (thấp), C2 (trung bình) và C3 (cao) và được quy định cụ thể tại Phụ lục A của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2022/BXD về Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư 05/2022/TT-BXD và được xác định trong nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình như sau: A.1 Các công trình có cấp C3 A.1.1 Công trình tập trung đông người A.1.1.1 Nhà ga hàng không (nhà ga chính). A.1.1.2 Tòa nhà trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường và các công trình văn hóa tập trung đông người tương tự với tổng sức chứa trên 1 200 chỗ. A.1.1.3 Tòa nhà trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng và các nhà để kinh doanh dịch vụ tập trung đông người tương tự, có nhiều tầng với tổng diện tích sàn kinh doanh trên 30 000 m2. A.1.1.4 Khán đài sân vận động hoặc khán đài sân thi đấu thể thao ngoài trời (và mái che khán đài, nếu có) với sức chứa trên 5 000 chỗ. A.1.1.5 Tòa nhà thi đấu thể thao có khán đài với sức chứa trên 5 000 chỗ. A.1.1.6 Tòa nhà bệnh viện với tổng số giường bệnh trong tòa nhà đó từ 500 giường trở lên. A.1.2 Công trình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc thiệt hại về kinh tế nếu có sự cố A.1.2.1 Các công trình chính trong cơ sở sản xuất, chế biến, sử dụng, lưu trữ, bảo quản, xử lý, tiêu hủy chất phóng xạ, vật liệu nổ có nguy cơ rò rỉ hoặc phát nổ. A.1.2.2 Các công trình chính trong cơ sở sản xuất, chế biến, sử dụng, lưu trữ, bảo quản, xử lý, tiêu hủy hóa chất nguy hiểm, độc hại có nguy cơ rò rỉ hoặc cháy nổ. A.1.2.3 Các công trình chính trong các cơ sở: nhà máy lọc, hóa dầu, nhà máy chế biến khí, trạm cấp khí (LPG, CNG, LNG), nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học, kho chứa dầu thô, xăng dầu, kho chứa khí hóa lỏng, trạm chiết khí hóa lỏng, phân phối khí; các tuyến ống dẫn khí, dẫn dầu có nguy cơ sự cố gây thiệt hại về người hoặc hậu quả cao về kinh tế hoặc môi trường. CHÚ THÍCH: LPG là từ viết tắt của Liquified Petrolium Gas; CNG - Compressed Natural Gas; LNG - Liquified Natural Gas. A.1.2.4 Các công trình chính thuộc nhà máy nhiệt điện có công suất từ 150 MW trở lên. A.1.3 Công trình có ý nghĩa chính trị - xã hội A.1.3.1 Nhà Quốc hội, Phủ Chủ tịch, tòa nhà trụ sở Chính phủ, tòa nhà trụ sở Trung ương Đảng. A.1.3.2 Tòa nhà bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày cấp quốc gia. A.1.4 Công trình có quy mô kết cấu lớn A.1.4.1 Kết cấu dạng nhà có chiều cao trên 75 m. CHÚ THÍCH: Chiều cao kết cấu dạng nhà được tính từ cao độ mặt đất đặt công trình tới điểm cao nhất của kết cấu công trình (bao gồm tầng tum, mái dốc nếu có; không bao gồm các thiết bị kỹ thuật như cột ăng ten, cột thu sét, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, bể nước kim loại .... nếu có). Đối với công trình đặt trên mặt đất có các cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao tính từ cao độ mặt đất thấp nhất. A.1.4.2 Kết cấu cột, trụ, tháp có chiều cao trên 75 m. CHÚ THÍCH: Chiều cao kết cấu cột, trụ, tháp được tính từ cao độ mặt đất đặt công trình hoặc từ cao độ mặt móng công trình, lấy theo cao độ cao hơn, tới đỉnh kết cấu cột, trụ, tháp (không bao gồm các thiết bị kỹ thuật trên đỉnh cột, trụ, tháp nếu có). Đối với công trình đặt trên mặt đất có các cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao tính từ cao độ mặt đất thấp nhất. A.1.4.3 Kết cấu dạng bể chứa, si lô có chiều cao trên 75 m, hoặc dung tích chứa lớn hơn 15 000 m3. A.1.4.4 Kết cấu có nhịp từ 100 m trở lên. A.1.4.5 Kết cấu ngầm thuộc công trình dân dụng và công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị có chiều sâu ngầm từ 18 m trở lên. CHÚ THÍCH: Chiều sâu ngầm của kết cấu được tính từ cao độ mặt đất đặt công trình tới mặt sàn dưới cùng. A.1.5 Các công trình khác theo quyết định của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình CHÚ THÍCH: Đê, đập, tường chắn, kè và các công trình chịu áp tương tự phân cấp theo quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành khác. A.2 Các công trình có cấp C1 A.2.1 Nhà ở riêng lẻ một tầng sử dụng vật liệu độ bền lâu thấp (gạch xỉ, vôi xỉ, đá ong, đất, tre, lá và tương tự). A.2.2 Nhà một tầng dùng vào các mục đích: sinh hoạt tạm cho người, nhà tạm tổ chức sự kiện, hoạt động văn hóa, dịch vụ ngoài trời quy mô vừa và nhỏ; gia công, sản xuất tạm; kho lưu trữ tạm. A.2.3 Nhà di động dạng công ten nơ hoặc nhà tháo lắp được, sử dụng vào các mục đích tạm thời. A.2.4 Nhà bảo vệ, bãi để xe, lều trại, hàng rào tạm. A.2.5 Các công trình có mục đích sử dụng tạm khác. A.3 Các công trình có cấp C2 Công trình khác ngoài các công trình có cấp C1 và cấp C3. Lưu ý: Kết cấu và nền của công trình cần được thiết kế tương ứng với cấp hậu quả của công trình quy định tại quy chuẩn này theo các tiêu chuẩn thiết kế được lựa chọn áp dụng. Phụ thuộc vào dạng kết cấu và những tình huống cụ thể trong thiết kế công trình, có thể áp dụng cấp hậu quả của một số bộ phận, cấu kiện kết cấu khác với cấp hậu quả của công trình. Tóm lại: Cấp hậu quả của công trình là đặc trưng phân cấp của công trình, phụ thuộc vào công năng sử dụng của công trình, cũng như thiệt hại về người, hậu quả về xã hội, môi trường và kinh tế khi kết cấu công trình bị hư hỏng hoặc phá hủy. Cấp hậu quả của công trình được phân thành ba cấp: C1 (thấp), C2 (trung bình) và C3 (cao).
Quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tiếng ồn
Hầu hết mọi hoạt động của con người đều tạo ra tiếng ồn. Vậy quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn và nếu tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn có thể sẽ bị xử phạt như thế nào? 1. Quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2010/BTNMT về tiếng ồn, được ban hành kèm theo Thông tư 39/2010/TT-BTNMT thì Quy chuẩn này quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc. Tiếng ồn trong quy chuẩn này là tiếng ồn do hoạt động của con người tạo ra, không phân biệt loại nguồn gây ồn, vị trí phát sinh tiếng ồn. Quy chuẩn này không áp dụng để đánh giá mức tiếng ồn bên trong các cơ sở sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ. Và giải thích về các khu vực đặc biệt và khu vực thông thường đối với tiêu chuẩn tiếng ồn, như: - Khu vực đặc biệt: Là những khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác. - Khu vực thông thường: Gồm: khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính. 2. Mức xử phạt khi vi phạm quy định về tiếng ồn Căn cứ Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt khi vi phạm quy định về tiếng ồn như sau: - Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA. - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA. - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA. - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA. - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA. - Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA. - Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA. - Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA. - Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA. - Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 40 dBA trở lên. Ngoài hình phạt tiền, còn áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: - Hình thức xử phạt bổ sung: + Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP; + Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP. - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP gây ra; + Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP. Như vậy, mỗi người cần có ý thức về ô nhiễm tiếng ồn, bởi tiếng ồn không chỉ làm ảnh hưởng đến những người xung quanh mà nếu tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ bị xử phạt hành chính.
Một số chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 6/2024 thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải
Cùng điểm lại một số chính sách nổi bật thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải bắt đầu có hiệu lực từ tháng 6/2024 1. Nghị định 41/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/06/2024 Nghị định 41/2024/NĐ-CP được ban hành ngày 16/04/2024 để sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô, dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe. Theo đó, Nghị định 41/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/06/2024, sửa đổi, bổ sung một số quy định nổi bật sau đây: Sửa đổi thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe Theo quy định mới, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe bao gồm: - Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định 65/2016/NĐ-CP ; - Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được chứng thực điện tử từ bản chính); - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được chứng thực điện tử từ bản chính); - 01 ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm nền màu xanh, kiểu thẻ căn cước, được chụp trong thời gian không quá 06 tháng. Trường hợp giấy tờ quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định 65/2016/NĐ-CP đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử thì việc xuất trình, kiểm tra có thể thực hiện thông qua tài khoản định danh điện tử. Sửa đổi, bổ sung trường hợp thu hồi GPKD và việc chấp hành quyết định thu hồi GPKD của đơn vị kinh doanh vận tải - Bổ sung thêm 02 trường hợp bị thu hồi GPKD đối với đơn vị kinh doanh vận tải - Sửa đổi việc chấp hành theo quyết định thu hồi GPKD của cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, thời hạn để các đơn vị vận tải phải chấp hành thực hiện quyết định thu hồi GPKD, nộp lại phù hiệu, biển hiệu, GPKD và dừng việc hoạt động kinh doanh được kéo dài thành 10 ngày thay vì 07 ngày như quy định hiện hành 2. Thông tư 08/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ 01/6/2024 Thông tư 08/2024/TT-BGTVT được Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 04/04/2024 để sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2018/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn Đăng kiểm viên đường sắt và yêu cầu đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật của tổ chức đăng kiểm đường sắt. Theo đó, Thông tư 08/2024/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/6/2024, một số quy định được sửa đổi, bổ sung bao gồm: Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Đăng kiểm viên Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên đường sắt kể từ 01/6/2024 như sau: - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm - Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm - Hoàn thành khóa tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt - Có thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt tối thiểu 12 tháng. Trường hợp có thời gian làm việc liên quan đến quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa, sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường sắt cộng dồn tối thiểu 36 tháng (căn cứ theo hợp đồng lao động và hồ sơ bảo hiểm xã hội) thì thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt tối thiểu 06 tháng Trách nhiệm của Đăng kiểm viên đường sắt: - Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị và trước pháp luật về kết quả công việc được phân công. - Thực hiện nhiệm vụ được giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức đăng kiểm và quy định của pháp luật. 3. Nghị định 44/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/6/2024 Nghị định 44/2024/NĐ-CP được ban hành ngày 24/04/2024 quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 10/6/2024. Theo đó, Nghị định 44/2024/NĐ-CP bao gồm 3 chương, trong đó Chương I là những quy định chung, Chương II quy định về việc giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Chương III có 6 Mục, quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Nổi bật trong Nghị định 44/2024/NĐ-CP là phần Chương III, các quy định tại chương này bao gồm quy định về hồ sơ quản lý, kế toán; quy định về việc bảo trì công trình cùng với các quy định về khai thác, quản lý, sử dụng và chế độ báo cáo dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, Nghị định 44/2024/NĐ-CP còn ban hành kèm theo Phụ lục các biểu mẫu về biên bản, danh mục, đề án khai thác, sử dụng, quản lý các tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. 4. Thông tư 36/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ 15/6/2024 Đây là Thông tư duy nhất trong danh sách này được ban hành từ năm 2023, theo đó, Thông tư 36/2023/TT-BGTVT được ban hành ngày 13/12/2023 và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/6/2024. Thông tư 36/2023/TT-BGTVT có nội dung chính là quy định về việc ban hành sửa đổi 01:2023 QCVN 109:2021/BGTVT. Theo đó, QCVN 109:2021/BGTVT là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định mức giới hạn khí thải, các phép thử và phương pháp thử, các yêu cầu về quản lý và tổ chức thực hiện việc kiểm tra khí thải mức 5 trong kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe ô tô sản xuất, lắp ráp và xe ô tô nhập khẩu mới. Thông tư 36/2023/TT-BGTVT đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung về yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn, phương pháp thử của QCVN 109:2021/BGTVT. Trên đây là một số chính sách nổi bật thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải sẽ bắt đầu có hiệu lực trong tháng 06/2024.
Hỏi về miễn trừ khai báo, cấp giấy phép theo QCVN:05/20110
Trong QCVN 05:2010/BKHCN VỀ AN TOÀN BỨC XẠ - MIỄN TRỪ KHAI BÁO,CẤP GIẤY PHÉP. ở khoản 2.2 có nêu "2.2. Điều kiện miễn trừ khai báo, cấp giấy phép đối với thiết bị bức xạ. 2.2.1. Thiết bị bức xạ không chứa nguồn phóng xạ, bảo đảm rằng trong điều kiện làm việc bình thường không gây ra suất liều tương đương môi trường vượt quá 1μSv/h ở khoảng cách 0,1 m từ mọi bề mặt có thể tiếp cận của thiết bị. 2.2.2 Thiết bị bức xạ không chứa nguồn phóng xạ, phát ra bức xạ có năng lượng cực đại không lớn hơn 5 keV. Vậy Em xin hỏi điều kiện để miễn trừ khai báo, cấp giấy phép đối với thiết bị bức xạ Phải đáp ứng 1 trong 2 điều kiện "2.2.1 & 2.2.2" hay phải đáp ứng đủ cả 2 điều kiện trên thì mới thuộc diện miễn trừ ạ. Vì theo em tìm hiểu trong TCVN 6870:2001 An toàn bức xạ - Miễn trừ khai báo, đăng ký và xin giấy phép an toàn phóng xạ ở mục 4 các điều kiện cụ thể thì nêu rõ là đáp ứng 1 trong các Đk. Mong admin giải đáp ạ! Em chân thành cảm ơn!
Pha chế bán xăng dầu có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 119/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 44 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định trong pha chế xăng dầu, theo đó: 1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Pha chế xăng dầu nhưng không đăng ký cơ sở pha chế; b) Pha chế xăng dầu khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận; c) Sử dụng giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu đã hết hiệu lực; d) Sử dụng phụ gia không thông dụng và các chế phẩm để pha chế xăng dầu khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền; đ) Pha chế xăng dầu tại địa điểm không phải là nơi sản xuất, xưởng pha chế được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu; 2. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và đ khoản 1 Điều này. Theo quy định trên, khi cá nhân, tổ chức tự ý pha chế xăng dầu thì có thể bị xử phạt tiền từ 40.000.000 đến 60.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu từ 01 tháng đến 06 tháng và bị tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm tại quy định trên.
Công trình thủy lợi chủ yếu, thứ yếu là gì? Danh mục các công trình thủy lợi chủ yếu và thứ yếu?
Theo QCVN 04-05:2022/BNNPTNT: Công trình thủy lợi chủ yếu, thứ yếu là gì? Tổng hợp chi tiết Danh mục các công trình thủy lợi chủ yếu và thứ yếu? Công trình thủy lợi chủ yếu, thứ yếu là gì? Căn cứ tại tiết 1.3.9, 1.3.10 tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Công trình thủy lợi, Phòng chống thiên tai - Phần I. Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế QCVN 04-05:2022/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư 29/2022/TT-BNNPTNT thì: Công trình thủy lợi chủ yếu là công trình mà bị hư hỏng hoặc phá hủy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bình thường của công trình đầu mối và hệ thống công trình sau đầu mối, làm cho chúng không đảm nhận được nhiệm vụ thiết kế đề ra. Công trình thủy lợi thứ yếu là công trình mà bị hư hỏng hoặc phá hủy ít làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công trình đầu mối và hệ thống, có thể phục hồi được trong thời gian ngắn. Lưu ý: Phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Công trình thủy lợi, Phòng chống thiên tai - Phần I. Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế QCVN 04-05:2022/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư 29/2022/TT-BNNPTNT: - Quy chuẩn này quy định các yêu cầu phải thực hiện khi lập, thẩm tra, thẩm định, xét duyệt các dự án liên quan đến hoạt động xây dựng công trình thủy lợi trong các giai đoạn đầu tư gồm: quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế xây dựng công trình. Phạm vi điều chỉnh bao gồm xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp hoặc mở rộng công trình, không phân biệt nguồn vốn đầu tư. - Thiết kế công trình đê điều, công trình giao thông thủy (trừ công trình âu thuyền trong đầu mối công trình thủy lợi), công trình biển, hệ thống cấp, thoát nước đô thị không thuộc phạm vi áp dụng của quy chuẩn này. - Khi thiết kế xây dựng công trình thủy lợi ngoài yêu cầu tuân thủ quy chuẩn này còn phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khác, các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cũng như các Luật, Điều ước quốc tế và các thỏa thuận mà nhà nước Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết có liên quan đến đối tượng công trình đang xem xét. Danh mục các công trình thủy lợi chủ yếu và thứ yếu? Danh mục các công trình thủy lợi chủ yếu và thứ yếu được quy định tại Phụ lục A Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Công trình thủy lợi, Phòng chống thiên tai - Phần I. Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế QCVN 04-05:2022/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư 29/2022/TT-BNNPTNT, cụ thể như sau: Phụ lục A Danh mục các công trình chủ yếu và thứ yếu A.1 Công trình chủ yếu Các công trình thủy lợi sau đây được xếp vào loại công trình chủ yếu: (1) Đập các loại; (2) Tường biên, tường chắn, công trình cho cá đi trong tuyến chịu áp; (3) Công trình nhận nước, lấy nước, thoát nước và xả nước, cống ngăn mặn; (4) Kênh dẫn các loại và công trình trên kênh; (5) Trạm bơm, ống dẫn nước, đường hầm thủy công; (6) Bể áp lực và tháp điều áp; (7) Công trình gia cố bờ và chỉnh trị sông; (8) Công trình thông tàu (âu thuyền, nâng tầu, đập điều tiết); A.2 Công trình thứ yếu Các công trình thủy lợi sau đây được xếp vào loại thứ yếu: (1) Tường phân cách; (2) Tường biên và tường chắn không nằm trong tuyến chịu áp; (3) Công trình xả dự phòng; (4) Công trình gia cố bờ nằm ngoài cụm công trình đầu mối; (5) Các công trình bảo vệ cá; (6) Các đường máng cho bè mảng lâm nghiệp và gỗ cây xuôi về hạ lưu; (7) Nhà quản lý công trình; (8) Các mái dốc tự nhiên và nhân tạo phía hạ lưu của tuyến chịu áp. CHÚ THÍCH: Tùy thuộc vào mức độ tổn thất có thể gây ra khi bị hư hỏng hoặc khả năng xây dựng lại gặp nhiều khó khăn, một số công trình thứ yếu trong từng trường hợp cụ thể khi có luận chứng thích đáng có thể chuyển thành công trình chủ yếu. Tóm lại: Công trình thủy lợi chủ yếu là công trình mà bị hư hỏng hoặc phá hủy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bình thường của công trình đầu mối và hệ thống công trình sau đầu mối, làm cho chúng không đảm nhận được nhiệm vụ thiết kế đề ra. Công trình thủy lợi thứ yếu là công trình mà bị hư hỏng hoặc phá hủy ít làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công trình đầu mối và hệ thống, có thể phục hồi được trong thời gian ngắn.
Cấp hậu quả của công trình được hiểu là gì? 03 Cấp hậu quả của công trình?
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2022/BXD về Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng: Cấp hậu quả của công trình là gì? 03 Cấp hậu quả của công trình? Cấp hậu quả của công trình là gì? Theo tiết 1.3.2 tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2022/BXD về Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư 05/2022/TT-BXD có quy định như sau: “Đặc trưng phân cấp của công trình, phụ thuộc vào công năng sử dụng của công trình, cũng như thiệt hại về người, hậu quả về xã hội, môi trường và kinh tế khi kết cấu công trình bị hư hỏng hoặc phá hủy.” Theo đó, cấp hậu quả của công trình được hiểu là đặc trưng phân cấp của công trình, phụ thuộc vào công năng sử dụng của công trình, cũng như thiệt hại về người, hậu quả về xã hội, môi trường và kinh tế khi kết cấu công trình bị hư hỏng hoặc phá hủy. 03 Cấp hậu quả của công trình? Căn cứ tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2022/BXD về Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư 05/2022/TT-BXD thì cấp hậu quả của công trình được phân thành ba cấp: C1 (thấp), C2 (trung bình) và C3 (cao) và được quy định cụ thể tại Phụ lục A của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2022/BXD về Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư 05/2022/TT-BXD và được xác định trong nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình như sau: A.1 Các công trình có cấp C3 A.1.1 Công trình tập trung đông người A.1.1.1 Nhà ga hàng không (nhà ga chính). A.1.1.2 Tòa nhà trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường và các công trình văn hóa tập trung đông người tương tự với tổng sức chứa trên 1 200 chỗ. A.1.1.3 Tòa nhà trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng và các nhà để kinh doanh dịch vụ tập trung đông người tương tự, có nhiều tầng với tổng diện tích sàn kinh doanh trên 30 000 m2. A.1.1.4 Khán đài sân vận động hoặc khán đài sân thi đấu thể thao ngoài trời (và mái che khán đài, nếu có) với sức chứa trên 5 000 chỗ. A.1.1.5 Tòa nhà thi đấu thể thao có khán đài với sức chứa trên 5 000 chỗ. A.1.1.6 Tòa nhà bệnh viện với tổng số giường bệnh trong tòa nhà đó từ 500 giường trở lên. A.1.2 Công trình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc thiệt hại về kinh tế nếu có sự cố A.1.2.1 Các công trình chính trong cơ sở sản xuất, chế biến, sử dụng, lưu trữ, bảo quản, xử lý, tiêu hủy chất phóng xạ, vật liệu nổ có nguy cơ rò rỉ hoặc phát nổ. A.1.2.2 Các công trình chính trong cơ sở sản xuất, chế biến, sử dụng, lưu trữ, bảo quản, xử lý, tiêu hủy hóa chất nguy hiểm, độc hại có nguy cơ rò rỉ hoặc cháy nổ. A.1.2.3 Các công trình chính trong các cơ sở: nhà máy lọc, hóa dầu, nhà máy chế biến khí, trạm cấp khí (LPG, CNG, LNG), nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học, kho chứa dầu thô, xăng dầu, kho chứa khí hóa lỏng, trạm chiết khí hóa lỏng, phân phối khí; các tuyến ống dẫn khí, dẫn dầu có nguy cơ sự cố gây thiệt hại về người hoặc hậu quả cao về kinh tế hoặc môi trường. CHÚ THÍCH: LPG là từ viết tắt của Liquified Petrolium Gas; CNG - Compressed Natural Gas; LNG - Liquified Natural Gas. A.1.2.4 Các công trình chính thuộc nhà máy nhiệt điện có công suất từ 150 MW trở lên. A.1.3 Công trình có ý nghĩa chính trị - xã hội A.1.3.1 Nhà Quốc hội, Phủ Chủ tịch, tòa nhà trụ sở Chính phủ, tòa nhà trụ sở Trung ương Đảng. A.1.3.2 Tòa nhà bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày cấp quốc gia. A.1.4 Công trình có quy mô kết cấu lớn A.1.4.1 Kết cấu dạng nhà có chiều cao trên 75 m. CHÚ THÍCH: Chiều cao kết cấu dạng nhà được tính từ cao độ mặt đất đặt công trình tới điểm cao nhất của kết cấu công trình (bao gồm tầng tum, mái dốc nếu có; không bao gồm các thiết bị kỹ thuật như cột ăng ten, cột thu sét, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, bể nước kim loại .... nếu có). Đối với công trình đặt trên mặt đất có các cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao tính từ cao độ mặt đất thấp nhất. A.1.4.2 Kết cấu cột, trụ, tháp có chiều cao trên 75 m. CHÚ THÍCH: Chiều cao kết cấu cột, trụ, tháp được tính từ cao độ mặt đất đặt công trình hoặc từ cao độ mặt móng công trình, lấy theo cao độ cao hơn, tới đỉnh kết cấu cột, trụ, tháp (không bao gồm các thiết bị kỹ thuật trên đỉnh cột, trụ, tháp nếu có). Đối với công trình đặt trên mặt đất có các cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao tính từ cao độ mặt đất thấp nhất. A.1.4.3 Kết cấu dạng bể chứa, si lô có chiều cao trên 75 m, hoặc dung tích chứa lớn hơn 15 000 m3. A.1.4.4 Kết cấu có nhịp từ 100 m trở lên. A.1.4.5 Kết cấu ngầm thuộc công trình dân dụng và công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị có chiều sâu ngầm từ 18 m trở lên. CHÚ THÍCH: Chiều sâu ngầm của kết cấu được tính từ cao độ mặt đất đặt công trình tới mặt sàn dưới cùng. A.1.5 Các công trình khác theo quyết định của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình CHÚ THÍCH: Đê, đập, tường chắn, kè và các công trình chịu áp tương tự phân cấp theo quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành khác. A.2 Các công trình có cấp C1 A.2.1 Nhà ở riêng lẻ một tầng sử dụng vật liệu độ bền lâu thấp (gạch xỉ, vôi xỉ, đá ong, đất, tre, lá và tương tự). A.2.2 Nhà một tầng dùng vào các mục đích: sinh hoạt tạm cho người, nhà tạm tổ chức sự kiện, hoạt động văn hóa, dịch vụ ngoài trời quy mô vừa và nhỏ; gia công, sản xuất tạm; kho lưu trữ tạm. A.2.3 Nhà di động dạng công ten nơ hoặc nhà tháo lắp được, sử dụng vào các mục đích tạm thời. A.2.4 Nhà bảo vệ, bãi để xe, lều trại, hàng rào tạm. A.2.5 Các công trình có mục đích sử dụng tạm khác. A.3 Các công trình có cấp C2 Công trình khác ngoài các công trình có cấp C1 và cấp C3. Lưu ý: Kết cấu và nền của công trình cần được thiết kế tương ứng với cấp hậu quả của công trình quy định tại quy chuẩn này theo các tiêu chuẩn thiết kế được lựa chọn áp dụng. Phụ thuộc vào dạng kết cấu và những tình huống cụ thể trong thiết kế công trình, có thể áp dụng cấp hậu quả của một số bộ phận, cấu kiện kết cấu khác với cấp hậu quả của công trình. Tóm lại: Cấp hậu quả của công trình là đặc trưng phân cấp của công trình, phụ thuộc vào công năng sử dụng của công trình, cũng như thiệt hại về người, hậu quả về xã hội, môi trường và kinh tế khi kết cấu công trình bị hư hỏng hoặc phá hủy. Cấp hậu quả của công trình được phân thành ba cấp: C1 (thấp), C2 (trung bình) và C3 (cao).
Quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tiếng ồn
Hầu hết mọi hoạt động của con người đều tạo ra tiếng ồn. Vậy quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn và nếu tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn có thể sẽ bị xử phạt như thế nào? 1. Quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2010/BTNMT về tiếng ồn, được ban hành kèm theo Thông tư 39/2010/TT-BTNMT thì Quy chuẩn này quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc. Tiếng ồn trong quy chuẩn này là tiếng ồn do hoạt động của con người tạo ra, không phân biệt loại nguồn gây ồn, vị trí phát sinh tiếng ồn. Quy chuẩn này không áp dụng để đánh giá mức tiếng ồn bên trong các cơ sở sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ. Và giải thích về các khu vực đặc biệt và khu vực thông thường đối với tiêu chuẩn tiếng ồn, như: - Khu vực đặc biệt: Là những khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác. - Khu vực thông thường: Gồm: khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính. 2. Mức xử phạt khi vi phạm quy định về tiếng ồn Căn cứ Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt khi vi phạm quy định về tiếng ồn như sau: - Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA. - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA. - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA. - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA. - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA. - Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA. - Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA. - Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA. - Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA. - Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 40 dBA trở lên. Ngoài hình phạt tiền, còn áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: - Hình thức xử phạt bổ sung: + Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP; + Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP. - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP gây ra; + Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP. Như vậy, mỗi người cần có ý thức về ô nhiễm tiếng ồn, bởi tiếng ồn không chỉ làm ảnh hưởng đến những người xung quanh mà nếu tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ bị xử phạt hành chính.
Một số chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 6/2024 thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải
Cùng điểm lại một số chính sách nổi bật thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải bắt đầu có hiệu lực từ tháng 6/2024 1. Nghị định 41/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/06/2024 Nghị định 41/2024/NĐ-CP được ban hành ngày 16/04/2024 để sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô, dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe. Theo đó, Nghị định 41/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/06/2024, sửa đổi, bổ sung một số quy định nổi bật sau đây: Sửa đổi thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe Theo quy định mới, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe bao gồm: - Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định 65/2016/NĐ-CP ; - Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được chứng thực điện tử từ bản chính); - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được chứng thực điện tử từ bản chính); - 01 ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm nền màu xanh, kiểu thẻ căn cước, được chụp trong thời gian không quá 06 tháng. Trường hợp giấy tờ quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định 65/2016/NĐ-CP đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử thì việc xuất trình, kiểm tra có thể thực hiện thông qua tài khoản định danh điện tử. Sửa đổi, bổ sung trường hợp thu hồi GPKD và việc chấp hành quyết định thu hồi GPKD của đơn vị kinh doanh vận tải - Bổ sung thêm 02 trường hợp bị thu hồi GPKD đối với đơn vị kinh doanh vận tải - Sửa đổi việc chấp hành theo quyết định thu hồi GPKD của cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, thời hạn để các đơn vị vận tải phải chấp hành thực hiện quyết định thu hồi GPKD, nộp lại phù hiệu, biển hiệu, GPKD và dừng việc hoạt động kinh doanh được kéo dài thành 10 ngày thay vì 07 ngày như quy định hiện hành 2. Thông tư 08/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ 01/6/2024 Thông tư 08/2024/TT-BGTVT được Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 04/04/2024 để sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2018/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn Đăng kiểm viên đường sắt và yêu cầu đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật của tổ chức đăng kiểm đường sắt. Theo đó, Thông tư 08/2024/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/6/2024, một số quy định được sửa đổi, bổ sung bao gồm: Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Đăng kiểm viên Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên đường sắt kể từ 01/6/2024 như sau: - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm - Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm - Hoàn thành khóa tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt - Có thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt tối thiểu 12 tháng. Trường hợp có thời gian làm việc liên quan đến quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa, sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường sắt cộng dồn tối thiểu 36 tháng (căn cứ theo hợp đồng lao động và hồ sơ bảo hiểm xã hội) thì thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt tối thiểu 06 tháng Trách nhiệm của Đăng kiểm viên đường sắt: - Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị và trước pháp luật về kết quả công việc được phân công. - Thực hiện nhiệm vụ được giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức đăng kiểm và quy định của pháp luật. 3. Nghị định 44/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/6/2024 Nghị định 44/2024/NĐ-CP được ban hành ngày 24/04/2024 quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 10/6/2024. Theo đó, Nghị định 44/2024/NĐ-CP bao gồm 3 chương, trong đó Chương I là những quy định chung, Chương II quy định về việc giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Chương III có 6 Mục, quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Nổi bật trong Nghị định 44/2024/NĐ-CP là phần Chương III, các quy định tại chương này bao gồm quy định về hồ sơ quản lý, kế toán; quy định về việc bảo trì công trình cùng với các quy định về khai thác, quản lý, sử dụng và chế độ báo cáo dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, Nghị định 44/2024/NĐ-CP còn ban hành kèm theo Phụ lục các biểu mẫu về biên bản, danh mục, đề án khai thác, sử dụng, quản lý các tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. 4. Thông tư 36/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ 15/6/2024 Đây là Thông tư duy nhất trong danh sách này được ban hành từ năm 2023, theo đó, Thông tư 36/2023/TT-BGTVT được ban hành ngày 13/12/2023 và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/6/2024. Thông tư 36/2023/TT-BGTVT có nội dung chính là quy định về việc ban hành sửa đổi 01:2023 QCVN 109:2021/BGTVT. Theo đó, QCVN 109:2021/BGTVT là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định mức giới hạn khí thải, các phép thử và phương pháp thử, các yêu cầu về quản lý và tổ chức thực hiện việc kiểm tra khí thải mức 5 trong kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe ô tô sản xuất, lắp ráp và xe ô tô nhập khẩu mới. Thông tư 36/2023/TT-BGTVT đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung về yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn, phương pháp thử của QCVN 109:2021/BGTVT. Trên đây là một số chính sách nổi bật thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải sẽ bắt đầu có hiệu lực trong tháng 06/2024.
Hỏi về miễn trừ khai báo, cấp giấy phép theo QCVN:05/20110
Trong QCVN 05:2010/BKHCN VỀ AN TOÀN BỨC XẠ - MIỄN TRỪ KHAI BÁO,CẤP GIẤY PHÉP. ở khoản 2.2 có nêu "2.2. Điều kiện miễn trừ khai báo, cấp giấy phép đối với thiết bị bức xạ. 2.2.1. Thiết bị bức xạ không chứa nguồn phóng xạ, bảo đảm rằng trong điều kiện làm việc bình thường không gây ra suất liều tương đương môi trường vượt quá 1μSv/h ở khoảng cách 0,1 m từ mọi bề mặt có thể tiếp cận của thiết bị. 2.2.2 Thiết bị bức xạ không chứa nguồn phóng xạ, phát ra bức xạ có năng lượng cực đại không lớn hơn 5 keV. Vậy Em xin hỏi điều kiện để miễn trừ khai báo, cấp giấy phép đối với thiết bị bức xạ Phải đáp ứng 1 trong 2 điều kiện "2.2.1 & 2.2.2" hay phải đáp ứng đủ cả 2 điều kiện trên thì mới thuộc diện miễn trừ ạ. Vì theo em tìm hiểu trong TCVN 6870:2001 An toàn bức xạ - Miễn trừ khai báo, đăng ký và xin giấy phép an toàn phóng xạ ở mục 4 các điều kiện cụ thể thì nêu rõ là đáp ứng 1 trong các Đk. Mong admin giải đáp ạ! Em chân thành cảm ơn!
Pha chế bán xăng dầu có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 119/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 44 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định trong pha chế xăng dầu, theo đó: 1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Pha chế xăng dầu nhưng không đăng ký cơ sở pha chế; b) Pha chế xăng dầu khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận; c) Sử dụng giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu đã hết hiệu lực; d) Sử dụng phụ gia không thông dụng và các chế phẩm để pha chế xăng dầu khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền; đ) Pha chế xăng dầu tại địa điểm không phải là nơi sản xuất, xưởng pha chế được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu; 2. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và đ khoản 1 Điều này. Theo quy định trên, khi cá nhân, tổ chức tự ý pha chế xăng dầu thì có thể bị xử phạt tiền từ 40.000.000 đến 60.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu từ 01 tháng đến 06 tháng và bị tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm tại quy định trên.