Tự đăng ảnh nóng của mình lên mạng có bị phạt không?
Ngày nay, việc nổi tiếng trên mạng xã hội cũng có thể mang lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều người. Do đó, không ít người đăng ảnh nóng của mình để thu hút like, view. Vậy việc đăng ảnh nóng của mình lên mạng có trái pháp luật không? (1) Thực trạng hiện nay về việc đăng ảnh nóng lên mạng xã hội Không thể phủ nhận việc công nghệ phát triển đã giúp cho nhiều ngành nghề kiếm được thu nhập khủng sau thời gian ngắn, xuất hiện thêm nhiều công việc mới và người thành công thường là các bạn trẻ, nhóm người dễ dàng hội nhập với sự đổi mới của xã hội. Các bài báo hay video tự đăng của các Tiktoker, Youtuber nói về thu nhập khủng của mình đã thay đổi tư duy về cách kiếm tiền của nhiều người. Không khó để thấy một bức ảnh nóng trên mạng ngày nay, những bức ảnh, đoạn clip này thường do chính chủ của kênh đó, trang cá nhân đó đăng. Hiệu ứng xã hội truyền tai nhau và đẩy những nội dung này lên hot đề xuất, khiến chủ nhân của tấm ảnh cũng được “nổi tiếng”, từ đó người này có thể kiếm tiền thông qua quảng cáo, hoặc dùng “tên tuổi” của mình để tham gia sự kiện, dấn thân vào showbiz… Với công thức thành công nhanh chóng này, nhiều người đã không ngần ngại “khoe thân”, chụp những tấm ảnh không còn là nửa kín, nửa hở mà có thể nói là “2 kín, 8 hở”, miễn là có thể nhận được sự thu hút người xem nhiều nhất là được. Theo Điều 32 Bộ Luật Dân sự 2015, quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh là: - Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. - Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. - Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Theo quy định của pháp luật, cá nhân có quyền về hình ảnh của mình (quyền sở hữu, quyền định đoạt,...), bao gồm quyền sử dụng hình ảnh của mình đăng lên các trang mạng. Vậy có thật là cá nhân sẽ được đăng bất cứ cái gì thuộc về mình lên mạng xã hội mà không bị pháp luật điều chỉnh không? (2) Tự đăng ảnh nóng của mình có bị phạt không? Theo Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với các hành vi sau đây khi sử dụng dịch vụ mạng xã hội: - Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: + Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; + Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; + Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; + Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; + Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; + Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm; + Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; + Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm. - Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. -Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP Như vậy, căn cứ theo quy định trên, hành vi cung cấp, chia sẻ các thông tin cổ súy, hủ tục, dâm ô, đồi trụy,.. lên các trang mạng xã hội là hành vi bị pháp luật điều chỉnh và mức phạt từ 10 triệu đến 20 triệu, nếu tái phạm hoặc có tình tiết dẫn đến tội hình sự thì sẽ bị điều chỉnh bởi Bộ Luật Hình sự. (3) Tự đăng ảnh nóng của mình lên mạng xã hội có bị truy cứu hình sự không? Theo Điều 326 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy như sau: - Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB); + Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh; + Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 đơn vị đến dưới 100 đơn vị; + Phổ biến cho từ 10 người đến 20 người; + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Có tổ chức; + Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte (GB) đến dưới 10 gigabyte (GB); + Ảnh có số lượng từ 200 ảnh đến dưới 500 ảnh; + Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 200 đơn vị; + Phổ biến cho từ 21 người đến 100 người; + Phổ biến cho người dưới 18 tuổi; + Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội; + Tái phạm nguy hiểm. Căn cứ vào quy định trên, người nào làm ra, lưu trữ hình ảnh nóng và truyền bá ảnh nóng thì sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu hoặc phạt tù từ 06 tháng tới 03 năm khi tấm ảnh phổ biến từ 10 đến 20 người. Nếu tấm ảnh nóng đó được phổ biến cho từ 21 người đến 100 người thì sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Như vậy, người nào đăng ảnh nóng lên mạng xã hội, thu hút nhiều người like, chia sẻ mà hình ảnh quá phản cảm, đồi trụy thì có thể sẽ bị xử lí theo quy định của Điều 326 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), kể cả đó là tự đăng ảnh của mình.
Tổ chức được phép ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng trong trường hợp nào?
Hiện nay, không ít các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều lắp đặt camera cho mục đích an ninh. Tuy nhiên, sẽ ít nhiều ghi hình người dân tại các khu vực công cộng. Mà theo quy định pháp luật thì không được phép ghi hình người khác. Vậy trong trường hợp nào doanh nghiệp được quyền ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng? 1. Cá nhân có quyền gì đối với hình ảnh của mình? Theo khoản 1 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền hình ảnh của cá nhân là quyền nhân thân của cá nhân, theo đó: Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Do đó, bất kỳ cá nhân nào cũng có quyền bảo vệ đối với hình ảnh của mình dù là đối với mục đích nào. 2. Tổ chức, doanh nghiệp có được quay ghi âm, ghi hình cá nhân? Căn cứ Điều 18 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định việc doanh nghiệp được phép lưu trữ dữ liệu cá nhân thu được từ hoạt động ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng trong trường hợp sau: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền được ghi âm, ghi hình và xử lý dữ liệu cá nhân thu được từ hoạt động ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng với mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật mà không cần có sự đồng ý của chủ thể. Khi thực hiện việc ghi âm, ghi hình, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo để chủ thể hiểu được mình đang bị ghi âm, ghi hình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 3. Doanh nghiệp được sử dụng hình ảnh của cá nhân ra sao? Căn cứ Điều 17 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định doanh nghiệp được phép xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu: - Trong trường hợp khẩn cấp, cần xử lý ngay dữ liệu cá nhân có liên quan để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chủ thể dữ liệu hoặc người khác. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba có trách nhiệm chứng minh trường hợp này. - Việc công khai dữ liệu cá nhân theo quy định của luật. - Việc xử lý dữ liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của luật. - Để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của chủ thể dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của luật. - Phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước đã được quy định theo luật chuyên ngành. 4. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc xử lý dữ liệu cá nhân Theo Điều 39 Nghị định 13/2023/NĐ-CP trách nhiệm của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân phải thực hiện như sau: - Chỉ tiếp nhận dữ liệu cá nhân sau khi có hợp đồng hoặc thỏa thuận về xử lý dữ liệu với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân. - Xử lý dữ liệu cá nhân theo đúng hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân. - Thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan. - Bên Xử lý dữ liệu cá nhân chịu trách nhiệm trước chủ thể dữ liệu về các thiệt hại do quá trình xử lý dữ liệu cá nhân gây ra. - Xóa, trả lại toàn bộ dữ liệu cá nhân cho Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân sau khi kết thúc xử lý dữ liệu. - Phối hợp với Bộ Công an, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong bảo vệ dữ liệu cá nhân, cung cấp thông tin phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Như vậy, tổ chức, doanh nghiệp vẫn được quyền ghi âm, ghi hình cá nhân nhưng trong trường hợp với mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật mà không cần có sự đồng ý của chủ thể.
Quy định về quyền hình ảnh của bị can, bị cáo
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh là một trong các quyền nhân thân, là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác. Do là quyền dân sự nên pháp luật dân sự quy định rất cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên pháp luật hình sự lại chưa có bất kỳ quy định cụ thể nào về quyền này của bị can, bị cáo, trên thực tế việc hạn chế hoặc tước bỏ quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong suốt quá trình làm việc của các cơ quan tiến hành tố tụng từ giai đoạn điều tra cho đến khi truy tố, xét xử đã gây nhiều thắc mắc và ý kiến tranh cãi trái chiều do ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi hợp pháp của bị can, bị cáo. Hiện nay không ít luật sư hoặc chính bị can, bị cáo đã đề nghị cơ quan điều tra, chủ tọa phiên tòa không cho phép báo chí tác nghiệp để bảo vệ quyền hình ảnh của các bị can, bị cáo. Tuy nhiên đề nghị này thường không được chấp nhận với giải thích: “Đây là phiên tòa hình sự xét xử công khai, báo chí tác nghiệp tuân thủ nội quy phiên tòa, theo đúng Luật Báo chí, chịu trách nhiệm về bài viết, khi tác nghiệp không gây mất trật tự phiên tòa” hoặc “báo chí đăng tải thông tin hỗ trợ cơ quan điều tra tác nghiệp, thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật”. Cách giải thích này được phần lớn quan điểm đồng tình ủng hộ nhưng cũng nhận không ít ý kiến tranh cãi trái chiều. Căn cứ Theo điểm d khoản 2 Điều 25 Luật Báo chí 2016 (có hiệu lực từ 1-1-2017), nhà báo được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật. Ngoài ra việc phóng viên tác nghiệp đưa tin, viết bài khi tác nghiệp phiên tòa hoặc làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng càng minh chứng được tính công khai, minh bạch quá trình làm việc của các cơ quan này đồng thời góp phần hoàn thành tốt mục tiêu và công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đến các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Tuy nhiên, nhiều ý kiến phản biện không đồng tình lại cho rằng: pháp luật quy định chưa cụ thể, rõ ràng, cần có những quy định chặt chẽ và chi tiết hơn về quyền dân sự, nhân thân cho bị can, bị cáo trong quá trình tố tụng hình sự. Thứ nhất: Theo hiến pháp 2013 khoản 1 Điều 31: Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Vì vậy việc cơ quan điều tra khi tiến hành bắt giữ người trong trường hợp phạm tội quả tang; hoặc kết thúc điều tra ra quyết định truy tố cung cấp hình ảnh bị can cho phóng viên đăng tin hay như việc phóng viên tác nghiệp tại phiên tòa sử dụng hình ảnh của bị cáo để minh họa cho bài viết có thể ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của bị can, bị cáo. Thứ hai: Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, BLTTHS 2015 cũng như các văn bản pháp luật liên quan không tìm thấy bất kỳ quy định nào tước bỏ quyền của cá nhân đối với hình ảnh của bị can, bị cáo thậm chí ngay cả đối với người phạm tội. Những người này khi bị xét xử có thể sẽ phải chấp hành hình phạt và hạn chế một số quyền nhân thân, hoặc tước một số quyền công dân như: Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Trục xuất; Tù có thời hạn; Tù chung thân; Tử hình; Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân (quyền bầu cử); Tịch thu tài sản; bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế nhưng vẫn được luật pháp bảo vệ đây đủ các quyền về dân sự và nhân thân. Thứ ba: hình ảnh của bị can, bị cáo, người phạm tội được các cơ quan tiến hành tố tụng phải được sử dụng theo đúng quy định pháp luật như việc xác minh nhân thân, thu thập tài liệu, chứng cứ hoặc khi cơ quan điều tra cần sự hỗ trợ của các cơ quan truyền thông báo chí điều hướng đối tượng điều tra, truy nã đối tượng bỏ trốn… Thứ tư: người phạm tội sau khi chấp hành xong hình phạt và được xóa án tích thì họ được coi là người chưa bị kết án hay nói cách khác là người “trong sạch” về lý lịch tư pháp”. Vì vậy việc các tin tức có sử dụng những hình ảnh của bị can, bị cáo để minh họa vẫn tồn tại mà không bị xóa bỏ vô tình đã gây ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích của họ sau khi chấp hành xong hình phạt của pháp luật. Dư luận xã hội luôn là một bản án rất lớn và đôi khi kéo dài đến suốt cuộc đời của những người này. Một điểm nữa đó là Chính sách nhân đạo: Hiện nay nhà nước đã và đang tốn rất nhiều công sức cũng như tài chính để tìm cách giúp người phạm tội tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong hình phạt. Việc đăng tin kèm sử dụng hình ảnh của bị can, bị cáo, sẽ gây rất nhiều khó khăn khi họ xây dựng lại cuộc sống mới, cuộc đời mới. Ngoài ra đặc biệt trong các vụ án về xâm hại tình dục hoặc giết người dã man gây rúng động xã hội thì hình ảnh của bị can, bị cáo cáo trên những bài báo đưa tin chi tiết về quá trình thực hiện hành vi phạm tội sẽ gây nên nỗi ám ảnh khó quên ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần của bị hại hoặc thân nhân của họ. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần có quy định rõ về những hạn chế quyền dân sự của bị can, bị cáo và người phạm tội để đảm bảo quyền lợi của họ trong suốt quá trình tham gia tố tụng cũng như sau khi bị tuyên án và chấp hành xong hình phạt của pháp luật.
Quyền nhân thân đối với hình ảnh
Căn cứ Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh 1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ: a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.” Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm các quy định nêu trên thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật. => Như vậy, hiện nay chưa có một quy định nào đưa ra định nghĩa về khái niệm quyền nhân thân đối với hình ảnh. Tuy nhiên, qua nội dung của Điều luật này và các Điều luật có liên quan thì có thể hiểu quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh là quyền nhân thân gắn liền với cá nhân được pháp luật quy định và bảo vệ, liên quan đến việc sử dụng và cho phép sử dụng hình ảnh của chính cá nhân đó. Do đó, nếu cá nhân chứng minh được hình ảnh này là chính mình thì người này có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết và phải có nghĩa vụ chứng minh tổ chức, cá nhân khác đã sử dụng hình ảnh của mình vào mục đích thương mại mà không có sự đồng ý của người này. Trường hợp này, tổ chức, cá nhân có liên quan cũng phải chứng minh được người trong hình đang sử dụng không phải là người này. Khi đó, đối với những hành vi mà người này thực hiện ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân khác, thì có quyền yêu cầu người đó dừng ngay các hoạt động đã làm, đính chính, công khai xin lỗi, bồi thường thiệt hại
11 thông tin đừng bao giờ chia sẻ lên Facebook
Mạng xã hội - Hình minh họa Với một đất nước mà đa số mọi người sử dụng chung một mạng xã hội như Việt Nam thì hậu quả của những hành vi tiêu cực, thông tin tiêu cực sẽ rất lớn. Vì vậy, pháp luật Việt Nam quy định rất nghiêm khắc đối với những hành vi tiêu cực trên mạng xã hội. Lưu ý 11 thông tin dưới đây không nên chia sẻ lên Facebook. 1. Thông tin, hình ảnh của người khác Hình ảnh và thông tin cá nhân là quyền riêng tư của mỗi người và được pháp luật bảo vệ. Theo đó, khoản 1 Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định khi sử dụng hình ảnh của người khác thì phải có sự đồng ý của người đó. Pháp luật không cho phép thu thập, xử lý sử dụng hình ảnh và thông tin của người khác trên internet, mạng xã hội nếu không xin phép. bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với hành vi đăng hình ảnh thông tin người khác lên mạng xã hội như Facebook. Cụ thể phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo điểm khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP 2. Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia Đối với hành vi cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia, bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng. CSPL: Theo điểm g, khoản 1, Điều 101 Nghị định15/2020/NĐ-CP Lưu ý: Với những thông tin về chủ quyền quốc gia, về chính trị thì bạn thực sự cần cân nhắc trước khi đăng tải lên bất cứ một mạng xã hội nào. Có thể bạn đang vô tình tiếp tay cho một thế lực chống phá nhà nước mà không biết. 3. Phát biểu, chia sẻ về các chủ đề cổ súy các hủ tục, mê tín nhạy cảm Việc cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc là hành vi trái pháp Theo điểm b, khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì mức phạt tiền đối với hành vi trên từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng. 4. Cung cấp, chia sẻ báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm,... của người khác mà không có sự đồng ý Cụ thể cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu sẽ bị phạt 10.000.000 - 20.000.000 đồng Theo điểm đ, khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP 5. Hình ảnh, video, thông tin chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn Những hình ảnh nhạy mang tính chất bạo lực không chỉ là những hình ảnh xấu xí, không văn minh mà nó còn đem lại hậu quả tâm lý đối với mọi người đặc biệt đối với trẻ em. Vì thế Pháp luật quy định cấm đối với hành vi Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn. nếu không bạn có thể bị sử phạt từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng (theo điểm c, khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP) 6. Thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự cá nhân Hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân trên mạng xã hội sẽ bị sử phat với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Theo điểm a, khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP 7. Thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội Việc Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc trên mạng xã hội sẽ bị sử phat với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Theo điểm d, khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. 8. Thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm trên mạng sẽ bị sử phat với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Theo điểm e, khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. 9. Thông tin trên mạng có nội dung bị cấm. Việc cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm trên mạng xã hội sẽ bị sử phat với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Theo điểm h, khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. 10. Thông tin CMND/CCCD Để lộ những thông tin như chứng minh nhân dân, căn cước công dân sẽ gây rủi ro cho bạn bị làm giả giấy tờ, mã số thuế,... Cụ thể bạn có tham khảo bài viết dưới đây 11. Thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đăng hình cá nhân khi không được đồng ý thì xử phạt thế nào?
Về quyền cá nhân đối với hình ảnh, Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. … 3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.” Như vậy, với hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân mà không có sự đồng ý của người khác, ngừoi có hình ảnh có thể khởi kiện ra Tòa án để buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh và bồi thường thiệt hại. Hoặc với hành vi đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có sự đồng ý có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định: “2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: e) Đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.” Nếu việc sử dụng hình ảnh của ngừoi khác là nhằm xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì sẽ áp dụng điểm b khoản 4 Điều 8 của nghị định 159/2013/NĐ-CP, cụ thể: “4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: … b) Đăng, phát thông tin xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.” Như vậy, truớc khi đăng phát hình ảnh của nguời khác cần phải có sự cho phép của người đó để tránh vứong phải những vấn đề pháp lý không đáng có.
Hiện nay, có rất nhiều trang web, fanpage sử dụng hình ảnh của người khác để quảng bá sản phẩm hoặc đăng hình cá nhân, hình riêng tư của người khác lên mạng xã hội nhằm mục đích câu view nhưng chưa được sự đồng ý của người đó. Những hành vi này được xem là hành vi trái pháp luật, trực tiếp xâm phạm đến quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định tại Điều 32 Bộ luật dân sự 2015. "Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh 1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ: a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. 3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật. Theo quy định trên, khi phát hiện quyền, lợi ích về hình ảnh của mình bị người khác xâm phạm, người có hình ảnh bị xâm phạm có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết nhằm khôi phục quyền lợi của mình. Việc yêu cầu bồi thường thiệt hại, người có hình bị xâm phạm có thể tham khảo hướng dẫn Mục 3 Phần II Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP như sau: "3. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm có thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm; thiệt hại do danh dự, uy tín của tổ chức bị xâm phạm. 3.1. Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có). 3.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. a) Nếu trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm có thu nhập thực tế, nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế, khắc phục thiệt hại, nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó. b) Việc xác định thu nhập thực tế của người bị xâm phạm và việc xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị xâm phạm được thực hiện theo hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II này. 3.3. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. a) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị xâm phạm. b) Trong mọi trường hợp khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của người bị xâm hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào hình thức xâm phạm (bằng lời nói hay đăng trên báo viết hay báo hình…), hành vi xâm phạm, mức độ lan truyền thông tin xúc phạm… c) Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường".
Tự đăng ảnh nóng của mình lên mạng có bị phạt không?
Ngày nay, việc nổi tiếng trên mạng xã hội cũng có thể mang lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều người. Do đó, không ít người đăng ảnh nóng của mình để thu hút like, view. Vậy việc đăng ảnh nóng của mình lên mạng có trái pháp luật không? (1) Thực trạng hiện nay về việc đăng ảnh nóng lên mạng xã hội Không thể phủ nhận việc công nghệ phát triển đã giúp cho nhiều ngành nghề kiếm được thu nhập khủng sau thời gian ngắn, xuất hiện thêm nhiều công việc mới và người thành công thường là các bạn trẻ, nhóm người dễ dàng hội nhập với sự đổi mới của xã hội. Các bài báo hay video tự đăng của các Tiktoker, Youtuber nói về thu nhập khủng của mình đã thay đổi tư duy về cách kiếm tiền của nhiều người. Không khó để thấy một bức ảnh nóng trên mạng ngày nay, những bức ảnh, đoạn clip này thường do chính chủ của kênh đó, trang cá nhân đó đăng. Hiệu ứng xã hội truyền tai nhau và đẩy những nội dung này lên hot đề xuất, khiến chủ nhân của tấm ảnh cũng được “nổi tiếng”, từ đó người này có thể kiếm tiền thông qua quảng cáo, hoặc dùng “tên tuổi” của mình để tham gia sự kiện, dấn thân vào showbiz… Với công thức thành công nhanh chóng này, nhiều người đã không ngần ngại “khoe thân”, chụp những tấm ảnh không còn là nửa kín, nửa hở mà có thể nói là “2 kín, 8 hở”, miễn là có thể nhận được sự thu hút người xem nhiều nhất là được. Theo Điều 32 Bộ Luật Dân sự 2015, quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh là: - Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. - Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. - Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Theo quy định của pháp luật, cá nhân có quyền về hình ảnh của mình (quyền sở hữu, quyền định đoạt,...), bao gồm quyền sử dụng hình ảnh của mình đăng lên các trang mạng. Vậy có thật là cá nhân sẽ được đăng bất cứ cái gì thuộc về mình lên mạng xã hội mà không bị pháp luật điều chỉnh không? (2) Tự đăng ảnh nóng của mình có bị phạt không? Theo Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với các hành vi sau đây khi sử dụng dịch vụ mạng xã hội: - Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: + Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; + Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; + Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; + Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; + Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; + Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm; + Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; + Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm. - Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. -Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP Như vậy, căn cứ theo quy định trên, hành vi cung cấp, chia sẻ các thông tin cổ súy, hủ tục, dâm ô, đồi trụy,.. lên các trang mạng xã hội là hành vi bị pháp luật điều chỉnh và mức phạt từ 10 triệu đến 20 triệu, nếu tái phạm hoặc có tình tiết dẫn đến tội hình sự thì sẽ bị điều chỉnh bởi Bộ Luật Hình sự. (3) Tự đăng ảnh nóng của mình lên mạng xã hội có bị truy cứu hình sự không? Theo Điều 326 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy như sau: - Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB); + Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh; + Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 đơn vị đến dưới 100 đơn vị; + Phổ biến cho từ 10 người đến 20 người; + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Có tổ chức; + Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte (GB) đến dưới 10 gigabyte (GB); + Ảnh có số lượng từ 200 ảnh đến dưới 500 ảnh; + Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 200 đơn vị; + Phổ biến cho từ 21 người đến 100 người; + Phổ biến cho người dưới 18 tuổi; + Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội; + Tái phạm nguy hiểm. Căn cứ vào quy định trên, người nào làm ra, lưu trữ hình ảnh nóng và truyền bá ảnh nóng thì sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu hoặc phạt tù từ 06 tháng tới 03 năm khi tấm ảnh phổ biến từ 10 đến 20 người. Nếu tấm ảnh nóng đó được phổ biến cho từ 21 người đến 100 người thì sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Như vậy, người nào đăng ảnh nóng lên mạng xã hội, thu hút nhiều người like, chia sẻ mà hình ảnh quá phản cảm, đồi trụy thì có thể sẽ bị xử lí theo quy định của Điều 326 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), kể cả đó là tự đăng ảnh của mình.
Tổ chức được phép ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng trong trường hợp nào?
Hiện nay, không ít các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều lắp đặt camera cho mục đích an ninh. Tuy nhiên, sẽ ít nhiều ghi hình người dân tại các khu vực công cộng. Mà theo quy định pháp luật thì không được phép ghi hình người khác. Vậy trong trường hợp nào doanh nghiệp được quyền ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng? 1. Cá nhân có quyền gì đối với hình ảnh của mình? Theo khoản 1 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền hình ảnh của cá nhân là quyền nhân thân của cá nhân, theo đó: Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Do đó, bất kỳ cá nhân nào cũng có quyền bảo vệ đối với hình ảnh của mình dù là đối với mục đích nào. 2. Tổ chức, doanh nghiệp có được quay ghi âm, ghi hình cá nhân? Căn cứ Điều 18 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định việc doanh nghiệp được phép lưu trữ dữ liệu cá nhân thu được từ hoạt động ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng trong trường hợp sau: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền được ghi âm, ghi hình và xử lý dữ liệu cá nhân thu được từ hoạt động ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng với mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật mà không cần có sự đồng ý của chủ thể. Khi thực hiện việc ghi âm, ghi hình, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo để chủ thể hiểu được mình đang bị ghi âm, ghi hình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 3. Doanh nghiệp được sử dụng hình ảnh của cá nhân ra sao? Căn cứ Điều 17 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định doanh nghiệp được phép xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu: - Trong trường hợp khẩn cấp, cần xử lý ngay dữ liệu cá nhân có liên quan để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chủ thể dữ liệu hoặc người khác. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba có trách nhiệm chứng minh trường hợp này. - Việc công khai dữ liệu cá nhân theo quy định của luật. - Việc xử lý dữ liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của luật. - Để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của chủ thể dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của luật. - Phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước đã được quy định theo luật chuyên ngành. 4. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc xử lý dữ liệu cá nhân Theo Điều 39 Nghị định 13/2023/NĐ-CP trách nhiệm của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân phải thực hiện như sau: - Chỉ tiếp nhận dữ liệu cá nhân sau khi có hợp đồng hoặc thỏa thuận về xử lý dữ liệu với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân. - Xử lý dữ liệu cá nhân theo đúng hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân. - Thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan. - Bên Xử lý dữ liệu cá nhân chịu trách nhiệm trước chủ thể dữ liệu về các thiệt hại do quá trình xử lý dữ liệu cá nhân gây ra. - Xóa, trả lại toàn bộ dữ liệu cá nhân cho Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân sau khi kết thúc xử lý dữ liệu. - Phối hợp với Bộ Công an, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong bảo vệ dữ liệu cá nhân, cung cấp thông tin phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Như vậy, tổ chức, doanh nghiệp vẫn được quyền ghi âm, ghi hình cá nhân nhưng trong trường hợp với mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật mà không cần có sự đồng ý của chủ thể.
Quy định về quyền hình ảnh của bị can, bị cáo
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh là một trong các quyền nhân thân, là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác. Do là quyền dân sự nên pháp luật dân sự quy định rất cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên pháp luật hình sự lại chưa có bất kỳ quy định cụ thể nào về quyền này của bị can, bị cáo, trên thực tế việc hạn chế hoặc tước bỏ quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong suốt quá trình làm việc của các cơ quan tiến hành tố tụng từ giai đoạn điều tra cho đến khi truy tố, xét xử đã gây nhiều thắc mắc và ý kiến tranh cãi trái chiều do ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi hợp pháp của bị can, bị cáo. Hiện nay không ít luật sư hoặc chính bị can, bị cáo đã đề nghị cơ quan điều tra, chủ tọa phiên tòa không cho phép báo chí tác nghiệp để bảo vệ quyền hình ảnh của các bị can, bị cáo. Tuy nhiên đề nghị này thường không được chấp nhận với giải thích: “Đây là phiên tòa hình sự xét xử công khai, báo chí tác nghiệp tuân thủ nội quy phiên tòa, theo đúng Luật Báo chí, chịu trách nhiệm về bài viết, khi tác nghiệp không gây mất trật tự phiên tòa” hoặc “báo chí đăng tải thông tin hỗ trợ cơ quan điều tra tác nghiệp, thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật”. Cách giải thích này được phần lớn quan điểm đồng tình ủng hộ nhưng cũng nhận không ít ý kiến tranh cãi trái chiều. Căn cứ Theo điểm d khoản 2 Điều 25 Luật Báo chí 2016 (có hiệu lực từ 1-1-2017), nhà báo được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật. Ngoài ra việc phóng viên tác nghiệp đưa tin, viết bài khi tác nghiệp phiên tòa hoặc làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng càng minh chứng được tính công khai, minh bạch quá trình làm việc của các cơ quan này đồng thời góp phần hoàn thành tốt mục tiêu và công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đến các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Tuy nhiên, nhiều ý kiến phản biện không đồng tình lại cho rằng: pháp luật quy định chưa cụ thể, rõ ràng, cần có những quy định chặt chẽ và chi tiết hơn về quyền dân sự, nhân thân cho bị can, bị cáo trong quá trình tố tụng hình sự. Thứ nhất: Theo hiến pháp 2013 khoản 1 Điều 31: Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Vì vậy việc cơ quan điều tra khi tiến hành bắt giữ người trong trường hợp phạm tội quả tang; hoặc kết thúc điều tra ra quyết định truy tố cung cấp hình ảnh bị can cho phóng viên đăng tin hay như việc phóng viên tác nghiệp tại phiên tòa sử dụng hình ảnh của bị cáo để minh họa cho bài viết có thể ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của bị can, bị cáo. Thứ hai: Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, BLTTHS 2015 cũng như các văn bản pháp luật liên quan không tìm thấy bất kỳ quy định nào tước bỏ quyền của cá nhân đối với hình ảnh của bị can, bị cáo thậm chí ngay cả đối với người phạm tội. Những người này khi bị xét xử có thể sẽ phải chấp hành hình phạt và hạn chế một số quyền nhân thân, hoặc tước một số quyền công dân như: Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Trục xuất; Tù có thời hạn; Tù chung thân; Tử hình; Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân (quyền bầu cử); Tịch thu tài sản; bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế nhưng vẫn được luật pháp bảo vệ đây đủ các quyền về dân sự và nhân thân. Thứ ba: hình ảnh của bị can, bị cáo, người phạm tội được các cơ quan tiến hành tố tụng phải được sử dụng theo đúng quy định pháp luật như việc xác minh nhân thân, thu thập tài liệu, chứng cứ hoặc khi cơ quan điều tra cần sự hỗ trợ của các cơ quan truyền thông báo chí điều hướng đối tượng điều tra, truy nã đối tượng bỏ trốn… Thứ tư: người phạm tội sau khi chấp hành xong hình phạt và được xóa án tích thì họ được coi là người chưa bị kết án hay nói cách khác là người “trong sạch” về lý lịch tư pháp”. Vì vậy việc các tin tức có sử dụng những hình ảnh của bị can, bị cáo để minh họa vẫn tồn tại mà không bị xóa bỏ vô tình đã gây ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích của họ sau khi chấp hành xong hình phạt của pháp luật. Dư luận xã hội luôn là một bản án rất lớn và đôi khi kéo dài đến suốt cuộc đời của những người này. Một điểm nữa đó là Chính sách nhân đạo: Hiện nay nhà nước đã và đang tốn rất nhiều công sức cũng như tài chính để tìm cách giúp người phạm tội tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong hình phạt. Việc đăng tin kèm sử dụng hình ảnh của bị can, bị cáo, sẽ gây rất nhiều khó khăn khi họ xây dựng lại cuộc sống mới, cuộc đời mới. Ngoài ra đặc biệt trong các vụ án về xâm hại tình dục hoặc giết người dã man gây rúng động xã hội thì hình ảnh của bị can, bị cáo cáo trên những bài báo đưa tin chi tiết về quá trình thực hiện hành vi phạm tội sẽ gây nên nỗi ám ảnh khó quên ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần của bị hại hoặc thân nhân của họ. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần có quy định rõ về những hạn chế quyền dân sự của bị can, bị cáo và người phạm tội để đảm bảo quyền lợi của họ trong suốt quá trình tham gia tố tụng cũng như sau khi bị tuyên án và chấp hành xong hình phạt của pháp luật.
Quyền nhân thân đối với hình ảnh
Căn cứ Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh 1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ: a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.” Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm các quy định nêu trên thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật. => Như vậy, hiện nay chưa có một quy định nào đưa ra định nghĩa về khái niệm quyền nhân thân đối với hình ảnh. Tuy nhiên, qua nội dung của Điều luật này và các Điều luật có liên quan thì có thể hiểu quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh là quyền nhân thân gắn liền với cá nhân được pháp luật quy định và bảo vệ, liên quan đến việc sử dụng và cho phép sử dụng hình ảnh của chính cá nhân đó. Do đó, nếu cá nhân chứng minh được hình ảnh này là chính mình thì người này có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết và phải có nghĩa vụ chứng minh tổ chức, cá nhân khác đã sử dụng hình ảnh của mình vào mục đích thương mại mà không có sự đồng ý của người này. Trường hợp này, tổ chức, cá nhân có liên quan cũng phải chứng minh được người trong hình đang sử dụng không phải là người này. Khi đó, đối với những hành vi mà người này thực hiện ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân khác, thì có quyền yêu cầu người đó dừng ngay các hoạt động đã làm, đính chính, công khai xin lỗi, bồi thường thiệt hại
11 thông tin đừng bao giờ chia sẻ lên Facebook
Mạng xã hội - Hình minh họa Với một đất nước mà đa số mọi người sử dụng chung một mạng xã hội như Việt Nam thì hậu quả của những hành vi tiêu cực, thông tin tiêu cực sẽ rất lớn. Vì vậy, pháp luật Việt Nam quy định rất nghiêm khắc đối với những hành vi tiêu cực trên mạng xã hội. Lưu ý 11 thông tin dưới đây không nên chia sẻ lên Facebook. 1. Thông tin, hình ảnh của người khác Hình ảnh và thông tin cá nhân là quyền riêng tư của mỗi người và được pháp luật bảo vệ. Theo đó, khoản 1 Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định khi sử dụng hình ảnh của người khác thì phải có sự đồng ý của người đó. Pháp luật không cho phép thu thập, xử lý sử dụng hình ảnh và thông tin của người khác trên internet, mạng xã hội nếu không xin phép. bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với hành vi đăng hình ảnh thông tin người khác lên mạng xã hội như Facebook. Cụ thể phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo điểm khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP 2. Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia Đối với hành vi cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia, bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng. CSPL: Theo điểm g, khoản 1, Điều 101 Nghị định15/2020/NĐ-CP Lưu ý: Với những thông tin về chủ quyền quốc gia, về chính trị thì bạn thực sự cần cân nhắc trước khi đăng tải lên bất cứ một mạng xã hội nào. Có thể bạn đang vô tình tiếp tay cho một thế lực chống phá nhà nước mà không biết. 3. Phát biểu, chia sẻ về các chủ đề cổ súy các hủ tục, mê tín nhạy cảm Việc cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc là hành vi trái pháp Theo điểm b, khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì mức phạt tiền đối với hành vi trên từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng. 4. Cung cấp, chia sẻ báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm,... của người khác mà không có sự đồng ý Cụ thể cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu sẽ bị phạt 10.000.000 - 20.000.000 đồng Theo điểm đ, khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP 5. Hình ảnh, video, thông tin chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn Những hình ảnh nhạy mang tính chất bạo lực không chỉ là những hình ảnh xấu xí, không văn minh mà nó còn đem lại hậu quả tâm lý đối với mọi người đặc biệt đối với trẻ em. Vì thế Pháp luật quy định cấm đối với hành vi Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn. nếu không bạn có thể bị sử phạt từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng (theo điểm c, khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP) 6. Thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự cá nhân Hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân trên mạng xã hội sẽ bị sử phat với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Theo điểm a, khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP 7. Thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội Việc Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc trên mạng xã hội sẽ bị sử phat với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Theo điểm d, khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. 8. Thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm trên mạng sẽ bị sử phat với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Theo điểm e, khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. 9. Thông tin trên mạng có nội dung bị cấm. Việc cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm trên mạng xã hội sẽ bị sử phat với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Theo điểm h, khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. 10. Thông tin CMND/CCCD Để lộ những thông tin như chứng minh nhân dân, căn cước công dân sẽ gây rủi ro cho bạn bị làm giả giấy tờ, mã số thuế,... Cụ thể bạn có tham khảo bài viết dưới đây 11. Thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đăng hình cá nhân khi không được đồng ý thì xử phạt thế nào?
Về quyền cá nhân đối với hình ảnh, Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. … 3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.” Như vậy, với hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân mà không có sự đồng ý của người khác, ngừoi có hình ảnh có thể khởi kiện ra Tòa án để buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh và bồi thường thiệt hại. Hoặc với hành vi đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có sự đồng ý có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định: “2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: e) Đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.” Nếu việc sử dụng hình ảnh của ngừoi khác là nhằm xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì sẽ áp dụng điểm b khoản 4 Điều 8 của nghị định 159/2013/NĐ-CP, cụ thể: “4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: … b) Đăng, phát thông tin xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.” Như vậy, truớc khi đăng phát hình ảnh của nguời khác cần phải có sự cho phép của người đó để tránh vứong phải những vấn đề pháp lý không đáng có.
Hiện nay, có rất nhiều trang web, fanpage sử dụng hình ảnh của người khác để quảng bá sản phẩm hoặc đăng hình cá nhân, hình riêng tư của người khác lên mạng xã hội nhằm mục đích câu view nhưng chưa được sự đồng ý của người đó. Những hành vi này được xem là hành vi trái pháp luật, trực tiếp xâm phạm đến quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định tại Điều 32 Bộ luật dân sự 2015. "Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh 1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ: a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. 3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật. Theo quy định trên, khi phát hiện quyền, lợi ích về hình ảnh của mình bị người khác xâm phạm, người có hình ảnh bị xâm phạm có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết nhằm khôi phục quyền lợi của mình. Việc yêu cầu bồi thường thiệt hại, người có hình bị xâm phạm có thể tham khảo hướng dẫn Mục 3 Phần II Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP như sau: "3. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm có thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm; thiệt hại do danh dự, uy tín của tổ chức bị xâm phạm. 3.1. Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có). 3.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. a) Nếu trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm có thu nhập thực tế, nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế, khắc phục thiệt hại, nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó. b) Việc xác định thu nhập thực tế của người bị xâm phạm và việc xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị xâm phạm được thực hiện theo hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II này. 3.3. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. a) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị xâm phạm. b) Trong mọi trường hợp khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của người bị xâm hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào hình thức xâm phạm (bằng lời nói hay đăng trên báo viết hay báo hình…), hành vi xâm phạm, mức độ lan truyền thông tin xúc phạm… c) Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường".