Quảng Ninh dành 1.000 tỷ đồng chi khắc phục hậu quả bão số 3 và an sinh xã hội
Ngày 23/9, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2025 tổ chức Kỳ họp thứ 21 quyết nghị một số chính sách cấp bách theo trình tự, thủ tục rút gọn để hỗ trợ khắc phục thiên tai do bão số 3 (Yagi) gây ra trên địa bàn và hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, phát biểu tại kỳ họp - Ảnh: Báo Quảng Ninh Tại kỳ họp, HĐND tỉnh xem xét thông qua các nghị quyết, trong đó có Nghị quyết về một số biện pháp hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024, gồm: Hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên đang học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh năm học 2024 - 2025 với mức bằng 100% mức học phí năm học 2023 - 2025 (trừ các đối tượng đã được hưởng các chính sách hỗ trợ học phí của tỉnh). Nghị quyết về hỗ trợ một phần chi phí trục vớt phương tiện sản xuất là tàu, thuyền đăng ký và đang duy trì ổn định, thường xuyên hoạt động khai thác, nuôi trồng và dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển, ven biển đăng ký tại tỉnh Quảng Ninh bị chìm với mức 50 triệu đồng đối mỗi tàu dài từ 12 m trở lên và 15 triệu đồng đối với mỗi tàu dài từ 6m đến dưới 12 m, thời gian thực hiện hỗ trợ 2024... HĐND tỉnh ra Nghị quyết về việc điều chỉnh, phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2024 nhằm quản lý sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vốn ngân sách nhà nước; cơ cấu lại nguồn chi thường xuyên để dành nguồn lực ưu tiên hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3. Theo đó, trong tổng số tiền tiết kiệm chi 1.004 tỷ đồng, Quảng Ninh bố trí 1.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả bão số 3 gây ra và thực hiện các chính sách an sinh xã hội; 4 tỷ đồng cho vay tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Trịnh Thị Minh Thanh chia sẻ, những chính sách, nguồn lực của tỉnh được thông qua tại kỳ họp chưa thấm gì so với những mất mát của người dân, doanh nghiệp phải chịu thiệt hại, chưa bao phủ tới tất cả đối tượng của xã hội chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Tuy nhiên, đây là sự chia sẻ của chính quyền địa phương với những khó khăn của người dân, doanh nghiệp. Tai kỳ họp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh Vi Ngọc Bích nhấn mạnh ngày 7/9, bão số 3 đi vào Vịnh Bắc Bộ, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân và đến các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, nhất là thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả. Thị xã Quảng Yên, huyện Vân Đồn và một số địa phương bị ngập lụt cục bộ như Uông Bí, Đông Triều, Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ… Đến ngày 16/9, tổng thiệt hại trên địa bàn tỉnh ước tính khoảng 24.223 tỷ đồng, chiếm 1/2 tổng thiệt hại của cả nước. Theo thống kê tại Quảng Ninh, bão số 3 làm 29 người chết, 1.609 người bị thương, 102.859 nhà bị tốc mái, 254 nhà bị đổ sập, 4.999 nhà bị ngập, sạt lở; trên 70% gia đình học sinh bị tác động trực tiếp từ bão số 3; 269 phương tiện thủy bị đắm, chìm… Ngay sau bão, Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành đã khẩn trương nghiên cứu xây dựng một số chính sách khẩn cấp theo thẩm quyền của HĐND tỉnh để tập trung tháo gỡ, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, khắc phục hậu quả, sớm khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh sau bão. Theo Báo Chính phủ Nguồn: https://baochinhphu.vn/quang-ninh-danh-1000-ty-dong-tiet-kiem-chi-de-khac-phuc-hau-qua-bao-so-3-va-an-sinh-xa-hoi-102240923160052394.htm
Cung ứng sách giáo khoa cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Ngày 09/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi Công văn 5212/BGDĐT-GDTrH đề nghị thực hiện việc cung ứng sách giáo khoa cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. (1) Cung ứng sách giáo khoa cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 Cơn bão số 3 vừa qua đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho nhiều địa phương, đặc biệt là về cơ sở vật chất và đời sống của người dân. Trong đó, việc học tập của các em học sinh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sách giáo khoa, đồ dùng học tập bị hư hỏng hoặc mất mát. Để giúp các em sớm ổn định lại việc học tập, việc cung cấp sách giáo khoa mới là một nhiệm vụ cấp bách. Theo Công văn 5212/BGDĐT-GDTrH, thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 (bão YAGI) và mưa lũ sau bão; để chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và chuẩn bị các điều kiện đón học sinh trở lại trường học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị khẩn trương thực hiện một số nội dung sau: Đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo: - Chủ động rà soát, thống kê tình hình thiệt hại về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sách giáo khoa và đồ dùng học tập của nhà trường và học sinh do bão, lũ gây ra để có phương án khắc phục và báo cáo cấp có thẩm quyền. Kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ học sinh, gia đình chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh bị thiệt hại do mưa, bão sớm ổn định học tập; thực hiện các giải pháp để việc dạy học ở các nhà trường an toàn, hiệu quả. - Phối hợp với các đơn vị cung ứng sách giáo khoa tại địa phương kịp thời cung cấp bổ sung sách giáo khoa cho học sinh, bảo đảm cung cấp đủ sách giáo khoa, giúp học sinh nhanh chóng ổn định học tập. Đối với các đơn vị tổ chức biên soạn, phát hành sách giáo khoa: - Chủ động phối hợp với các địa phương rà soát, nắm bắt kịp thời tình hình sách giáo khoa bị hư hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 để khẩn trương in ấn bổ sung và cung ứng kịp thời cho giáo viên, học sinh tổ chức dạy học, ưu tiên cho học sinh các lớp đầu cấp và cuối cấp; không để xảy ra tình trạng thiếu nguồn cung sách giáo khoa. - Trong khả năng của đơn vị, phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động hỗ trợ sách giáo khoa, vở viết, đồ dùng học tập cho học sinh các gia đình chính sách, học sinh bị thiệt hại nặng nề do mưa, bão để sớm ổn định học tập. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị triển khai thực hiện ngay các nội dung trên; báo cáo tình hình thực hiện và những khó khăn, vướng mắc (nếu có) về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục Trung học) để được hướng dẫn, giải quyết. Có thể thấy, việc cung ứng sách giáo khoa là rất cần thiết để đảm bảo quá trình học tập của học sinh không bị gián đoạn. Bão lũ đã gây ra nhiều thiệt hại, ảnh hưởng đến cơ sở vật chất và tâm lý học sinh, do đó, việc khôi phục nhanh chóng nguồn sách giáo khoa là một ưu tiên hàng đầu. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chỉ đạo rõ ràng và kịp thời, yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát thiệt hại và hỗ trợ học sinh. Điều này thể hiện sự quan tâm đến giáo dục và sự ổn định của học sinh sau thiên tai. Sự phối hợp giữa các đơn vị cung ứng sách giáo khoa và các Sở Giáo dục là rất quan trọng. Việc này không chỉ đảm bảo cung cấp đủ sách mà còn giúp các địa phương nhanh chóng khắc phục hậu quả và ổn định tình hình học tập. (2) Nguồn kinh phí khắc phục hậu quả cơn bão số 3 Theo Công văn 685/TTg-KTTH của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10/9/2024, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh là 02 địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3. Tại các cuộc họp, làm việc với 02 địa phương, Thủ tướng Chính phủ dự kiến hỗ trợ mỗi địa phương 100 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương để khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. Tuy nhiên, với tinh thần tự lực, tự cường, tương thân, tương ái, Lãnh đạo thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh báo cáo sẽ chủ động cân đối nguồn lực của địa phương để khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và dành nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương khác khó khăn hơn. Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao tinh thần chủ động, trách nhiệm, tự lực, tự cường của thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, sự chia sẻ của 02 địa phương với ngân sách trung ương và các địa phương khó khăn bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Hành động của thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh trong việc khắc phục hậu quả cơn bão số 3 là một minh chứng cho tinh thần đoàn kết và trách nhiệm cộng đồng. Sự chủ động và sẵn sàng chia sẻ nguồn lực của thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh không chỉ góp phần nhanh chóng khôi phục tình hình sau bão mà còn tạo ra một mô hình tích cực cho các địa phương khác trong việc ứng phó với thiên tai.
Số tài khoản tiếp nhận ủng hộ của UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh thiệt hại do bão số 3
Vừa qua ngày 10/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Thư kêu gọi ủng hộ Nhân dân tỉnh Quảng Ninh khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Xem thêm: Danh sách sao kê 12.028 trang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Số tài khoản tiếp nhận ủng hộ của UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh thiệt hại do bão số 3 Theo Thư kêu gọi ủng hộ nhân dân tỉnh Quảng Ninh khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra của UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh: (1) Những thiệt hại của tỉnh Quảng Ninh sau cơn bão số 3 Những ngày qua, cùng với một số tỉnh, thành phố phía Bắc, tỉnh Quảng Ninh phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của Cơn bão số 3 (Yagi) - cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong hơn 30 năm qua - đã và đang để lại những thiệt hại nặng nề, làm 09 người chết, 536 người bị thương, hàng chục nghìn ngôi nhà, trụ sở cơ quan, đơn vị, trường học, các thiết chế văn hóa, công trình, kiến trúc, cơ sở vật chất hạ tầng bị đổ nát, tốc mái, hư hại nghiêm trọng... Ước tính thiệt hại lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Trước những khó khăn cấp bách đó, dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, với tinh thần “Vì sự an toàn của Nhân dân là trên hết, trước hết", các tổ chức, cá nhân, lực lượng vũ trang và Nhân dân các địa phương trong tỉnh dạng tập trung cao độ khẩn trương khắc phục thiệt hại do cơn bão gây ra. (2) Số tài khoản tiếp nhận ủng hộ của UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh Theo đó, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh kêu gọi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, Nhân dân trong và ngoài tỉnh phát huy truyền thống đoàn kết, “Kỷ luật và Đồng tâm”, tinh thần “Tương thân, tương ái", biển khó khăn thành sức mạnh, bằng những việc làm nghĩa tình, những tấm lòng vàng chung tay sẻ chia, hỗ trợ, động viên cả về vật chất và tinh thần, giúp đỡ Nhân dân nhanh chóng khắc phục thiệt hại, sớm ổn định cuộc sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Mọi sự quan tâm, chia sẻ, ủng hộ xin gửi về: Quỹ Cứu trợ tỉnh qua Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh. - Ủng hộ thông qua chuyển khoản: + Tài khoản 1: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ninh; STK: 3761.0.9060953.91049 tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Ninh, + Tài khoản 2: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ninh - Ban Cứu trợ; STK: 1000.090909 tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Quảng Ninh, + Nội dung chuyển tiền đề nghị: Ghi rõ tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân; nội dung: Ủng hộ nhân dân Quảng Ninh khắc phục thiệt hại do bão số 3. - Ủng hộ bằng tiền mặt và hiện vật: Trực tiếp tại Thường trực Ban Vận động cứu trợ tỉnh, địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà Liên cơ quan số 4, phường Hồng Hà, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. - Đầu mối liên hệ: Đ/c Phạm Văn Tuấn, Phó Trưởng Ban Phong trào - Dân tộc - Tôn giáo: 0936.828.858; Đ/c Nguyễn Thị Thu Trang, Chuyên viên: 0915.856.568. Sau đây là toàn văn Thư kêu gọi ủng hộ Nhân dân tỉnh Quảng Ninh khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra: Những ai được đứng ra kêu gọi quyên góp từ thiện? Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định các tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện. Cụ thể, những tổ chức, cá nhân được kêu gọi từ thiện bao gồm: (1) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi, vận động; Ban Vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện (là tổ chức do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập - sau đây gọi là Ban Vận động) tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; (2) Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; (3) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền theo quy định của pháp luật; (4) Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai vận động, tiếp nhận đóng góp tự nguyện từ quốc tế trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai; (5) Các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở y tế vận động, tiếp nhận và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; (6) Các quỹ từ thiện quy định tại Nghị định 93/2019/NĐ-CP vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; (7) Các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tư cách pháp nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; (8) Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Theo đó, ngoài Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì còn các tổ chức, cá nhân theo quy định trên được đứng ra kêu gọi quyên góp từ thiện. Các hành vi bị nghiêm cấp khi kêu gọi quyên góp từ thiện Theo Điều 5 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: - Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia vận động, đóng góp, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện. - Báo cáo, cung cấp thông tin không đúng sự thật; chiếm đoạt; phân phối, sử dụng sai mục đích, không đúng thời gian phân phối, đối tượng được hỗ trợ từ nguồn đóng góp tự nguyện. - Lợi dụng công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trục lợi hoặc thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Theo đó, khi kêu gọi quyên góp từ thiện thì các tổ chức, cá nhân không được thực hiện các hành vi nêu trên.
Các tỉnh/thành cho học sinh nghỉ học tránh bão số 3 Yagi
Trước diễn phức tạp và mức độ nguy hiểm của cơn bão số 3, một số tỉnh/thành đã quyết định cho học sinh nghỉ học để tránh bão như: Bắc Giang, Quảng Ninh, TP. Hải Phòng,... TP. Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam, Phú Thọ, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, TP. Hải Phòng, Quảng Ninh, TP. Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hải Dương đã quyết định cho học sinh nghỉ học Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam, Phú Thọ, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, TP. Hải Phòng và UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định cho học sinh nghỉ học. Riêng tỉnh Thái Bình, Quảng Ninh và TP. Hải Phòng đã thực hiện cấm biển. Theo đó, sáng 6/9, Sở GD-ĐT Hà Nội, Hà Nam, Phú Thọ, Bắc Ninh, Ninh Bình thông báo cho trẻ mầm non và học sinh nghỉ học vào ngày 7/9. Thái Bình, Nam Định cho học sinh nghỉ học từ hôm nay đến hết ngày 7/9. Ngoài ra, Thái Bình đã cấm biển từ 5h sáng nay. Đặc biệt, Phú Thọ yêu cầu không tổ chức bất kỳ hoạt động giáo dục nào đến ngày 8/9. Bắc Giang: Học sinh nghỉ học ngày 7/9 Tại công văn chỉ đạo các đơn vị chủ động ứng phó với bão số 3, Sở GD&ĐT Bắc Giang quyết định cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học ngày 7/9 để tránh bão. Riêng chiều thứ Sáu (ngày 6/9) tùy tình hình thực tế diễn biến của cơn bão và thời tiết từng khu vực, thủ trưởng các đơn vị chủ động quyết định cho học sinh nghỉ học để bảo đảm an toàn. Theo đó, Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang yêu cầu các đơn vị theo dõi sát diễn biến của bão YAGI, ứng trực 24/24 giờ. Thường xuyên liên hệ với Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, lực lượng cứu hộ địa phương để kịp thời ứng phó trong trường hợp khẩn cấp. Đồng thời giao thủ trưởng các đơn vị chủ động xây dựng phương án bảo đảm an toàn công trình trường học và di dời tài sản, máy móc, thiết bị, bàn ghế, hồ sơ, tài liệu, sách vở đến nơi không có nguy cơ ngập úng để tránh hư hại, hỏng hóc, mất mát, hạn chế tối đa thiệt hại do bão, nhất là tại các cơ sở giáo dục có nguy cơ cao xảy ra ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất. Khẩn trương khắc phục các thiệt hại (nếu có); dọn dẹp, vệ sinh trường/lớp học ngay sau mưa bão bảo đảm an toàn, sạch sẽ, phòng tránh dịch bệnh để chuẩn bị các điều kiện phục vụ năm học mới. LƯU Ý: Một số biện pháp phòng tránh trước, trong và sau bão số 3 (Yagi) Quảng Ninh: căn cứ tình hình mưa, bão để quyết định cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết UBND tỉnh Quảng Ninh cũng có văn bản hỏa tốc chỉ đạo ứng phó với bão số 3. Theo đó, UBND tỉnh giao Sở GD&ĐT căn cứ tình mưa, bão chủ động chỉ đạo học sinh các cấp học trên địa bàn toàn tỉnh nghỉ học nếu cần thiết để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên. Đồng thời chỉ đạo các cơ sở giáo dục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, triển khai phương án phòng, chống bão, mưa lớn, ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất và thông tin kịp thời, đầy đủ đến giáo viên, phụ huynh và học sinh, nhất là vùng ven biển, sông, suối, đập, đê điều... để chủ động các biện pháp phòng tránh. Hải Phòng: Các trường được sử dụng làm nơi di dời sẽ nghỉ học từ 12h ngày 6/9, còn lại nghỉ từ ngày 7/9/2024 Sở GD&ĐT Hải Phòng cũng chỉ đạo các trường học có Kế hoạch làm nơi để di dân đến tạm lánh, cho học sinh nghỉ học từ 12h ngày 6/9, các trường học còn lại cho học sinh nghỉ học từ ngày 7/9/2024 đến khi bão tan. Thái Bình: Học sinh được nghỉ học ngày 6/9 đến 7/9 Học sinh Thái Bình được nghỉ học thứ Sáu ngày 6/9 và thứ Bảy ngày 7/9 để tránh bão số 3. Theo yêu cầu của Sở GD&ĐT Thái Bình tại văn bản số 1001/SGDĐT-VP, các cơ sở giáo dục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; tổ chức ứng trực 24/24 giờ, giữ liên hệ thường xuyên với các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ địa phương để kịp thời ứng phó trong trường học có sự cố xảy ra. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc Công văn số 1000/SGDĐT-KHTC của Sở GD&ĐT về việc phòng, chống cơn bão số 3 năm 2024. Trong đó có việc kiểm tra lại toàn bộ nhà ở, phòng học, kho..., có các hình thức phù hợp để chằng chống cây cối, nhà cửa..., chú ý tới các công trình đang xuống cấp, đang xây dựng. Chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện phòng chống lụt bão và một số nhu yếu phẩm cần thiết để đề phòng các diễn biến phức tạp của bão. Di chuyển các trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sách giáo khoa... đến nơi an toàn. Sở GD&ĐT cũng yêu cầu các nhà trường khẩn trương khắc phục các thiệt hại, dọn dẹp, vệ sinh trường lớp ngay sau cơn bão, bảo đảm an toàn, sạch sẽ, phòng tránh dịch bệnh trong trường học. Hà Nội: Học sinh nghỉ học (kể cả học thêm) từ 7/9 Sáng nay (6/9), Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội họp chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm an toàn về người và tài sản trước nguy cơ chịu ảnh hưởng lớn của siêu bão Yagi (bão số 3). Tại cuộc họp, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường không tổ chức học, kể cả học thêm vào thứ Bảy ngày 7/9. Thanh Hóa: Học sinh nghỉ học từ chiều 6/9 - 8/9 Do mưa to gió lớn, tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP Thanh Hóa cho học sinh nghỉ học và dừng tất cả các hoạt động tại trường bắt đầu từ chiều ngày 6/9 đến hết ngày 8/9. Học sinh sẽ trở lại trường học bình thường vào thứ hai (ngày 9/9). Nếu cơn bão số 3 có diễn biến phức tạp hơn, Phòng GD&ĐT TP Thanh Hóa sẽ thông báo sau. Vĩnh Phúc: Học sinh nghỉ học từ 7/9 Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc yêu cầu các phòng GD-ĐT (chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở), các đơn vị trực thuộc Sở, các trung tâm GDNN-GDTX cho học sinh nghỉ học ngày thứ Bảy (7/9); không tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài trường trong ngày Chủ Nhật (8/9). Sở yêu cầu các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp nhằm đảm bảo khung kế hoạch thời gian năm học. Cùng đó, thực hiện các phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối đối với người và tài sản, hồ sơ, tài liệu, sách vở, máy móc, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của nhà trường. Bố trí bộ phận thường trực để xử lý kịp thời trong trường hợp xảy ra các sự cố khẩn cấp, bất thường. Hải Dương: Học sinh nghỉ từ 7/9 Sở GD-ĐT Hải Dương yêu cầu các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh cho học sinh nghỉ học vào Thứ Bảy ngày 7/9; bố trí học bù vào thời gian phù hợp để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch thời gian năm học. Tiếp tục cập nhật... Bão số 3 (Siêu bão YAGI) giật trên cấp 17, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 300 km Bão số 3 được xem là cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong vòng 10 năm trở lại đây. Vào sáng 5/9, bão đã mạnh cấp 15, giật trên cấp 17. Trong 24 giờ tới, vùng biển khu vực bắc Biển Đông có sóng biển cao 7 - 9m, vùng gần tâm bão 10 - 12m, biển động dữ dội. Hồi 07 giờ ngày 06/9, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 160km về phía Đông Đông Nam; cách Quảng Ninh khoảng 600km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20km/h. Các chuyên gia khí tượng khuyến cáo, khu vực ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,5m (Thanh Hóa) - 1,8m (Quảng Ninh) vào chiều và đêm 7/9 và nước rút do bão, khoảng 0,5m (Thanh Hóa) - 1m (Quảng Ninh) xuất hiện vào sáng 7/9. Các khu vực neo đậu tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy sản, các tuyến đê, kè biển trong vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và nước dâng/rút do bão. Các khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông đề phòng nguy cơ ngập do nước dâng và sóng lớn. Trước đó, ngày 3/9, bão YAGI đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm 2024. Sáng 5/9, bão số 3 tiếp tục mạnh lên cấp 16 (cấp siêu bão). Cập nhật liên tục thông tin về Bão số 3 tại: Cập nhật tin bão khẩn cấp: Cơn bão số 3 - siêu bão YAGI và ác chỉ đạo ứng phó Xem thêm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sao kê 12028 trang danh sách ủng hộ đồng bào miền Bắc (tải file sao kê của MTTQ)
Chùa Ba Vàng tổ chức trưng bày “xá lợi tóc” là vi phạm quy định gì?
Những ngày qua dư luận đang xôn xao thông tin chùa Ba Vàng (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức rước, trưng bày vật thể tâm linh được cho là “xá lợi tóc của Đức Phật” được lưu giữ hơn 2600 năm. Tuy nhiên, hoạt động này của chùa đã bị xử lý và yêu cầu gỡ bỏ toàn bộ thông tin liên quan, vậy hoạt động trưng bày trên đã vi phạm điều gì? Hoạt động của chùa Ba Vàng đã vi phạm những gì? Cụ thể, từ ngày 23 - 27/12/2023 chùa Ba Vàng đã tổ chức rước “xá lợi tóc của Đức Phật” từ Myanmar về Việt Nam, cùng với đó là các chư, tăng và trụ trì của chùa một tu viện tại Myanmar về chùa Ba Vàng để làm lễ. Theo các trang báo uy tín có thông tin về “xá lợi tóc của Đức Phật” là một trong tám sợi tóc mà Đức Phật đã tự tay nhổ trên đầu mình trao cho các thương nhân người Myanmar vào 2600 năm trước. Với thông tin trên đã tạo sự thu hút cho hàng ngàn người đổ về chùa Ba Vàng trong 4 ngày diễn ra đại lễ để cho các phật tử chiêm ngưỡng và người dẫn thỏa mãn sự hiếu kỳ. Sự việc trên ngày càng đi xa hơn với nhiều hình ảnh xuất hiện trên mạng rất lố lăng như “xá lợi tóc Đức Phật” có thể chuyển động, phật tử ngồi khóc bên dưới,... Dẫn đến nhiều bình luận tiêu cực làm ảnh hưởng đến uy tín của tôn giáo. Trước đó, chùa Ba Vàng đã bị xử phạt với hoạt động thỉnh vong, giải oan gia trái chủ, xin chuyển sang hệ phái Nam tông kinh, phát ngôn gây mất đoàn kết liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu,... Chùa Ba Vàng sẽ bị xử lý ra sao? Vào ngày 02/1/2024 Ban Tôn giáo tỉnh phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ninh kiểm tra, làm rõ để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý. Đồng thời, Ban Tôn giáo Chính phủ cũng đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam thẩm định “xá lợi tóc của Đức Phật”. Tuy nhiên, sau khi sự việc ngày càng đi xa thì chùa Ba Vàng đã trả “xá lợi” về lại Myanmar cũng như xóa hầu hết các video liên quan đến rước lễ. Căn cứ Điều 10 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại các cơ sở tín ngưỡng như chùa, nhà thờ phải thực hiện theo nguyên tắc sau: Thứ nhất: Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thứ hai: Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường. Đồng thời, việc tổ chức tín ngưỡng như lễ rước “xá lợi tóc của Đức Phật” phải được đăng ký hoạt động tín ngưỡng theo Điều 16 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016: - Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng phải được đăng ký, trừ cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ. - Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến UBND cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng, trừ trường tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu, lễ hội tín ngưỡng được khôi phục hoặc lễ hội tín ngưỡng định kỳ nhưng có thay đổi. Văn bản đăng ký nêu rõ tên cơ sở tín ngưỡng, các hoạt động tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động. UBND cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do. - Hoạt động tín ngưỡng không có trong văn bản đã được đăng ký thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm đăng ký bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều này chậm nhất là 20 ngày trước ngày diễn ra hoạt động tín ngưỡng. Trên đây là các quy định mang tính chất tham khảo, vụ việc vẫn được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ và sẽ có quy định xử lý cụ thể trong thời gian tới.
Hỏi về thành lập công ty tại Quảng Ninh
Em muốn hỏi về bên luật tư vấn thành lập công ty và đồng thời kiêm làm sổ sách triển khai thuế sau thành lập trọn gói cho công ty. Thành phố Hạ Long thì tốt. Có ai biết không chỉ giúp em với
Sáng nay, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án tử hình cho 30 bị cáo, mức án chung thân cho 13 bị cáo trong vụ án vận chuyển, mua bán trái phép hơn 5.000 bánh heroin và hàng ngàn viên ma tuý các loại. Cùng với đó, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh cũng tiến hành tuyên án các tội danh liên quan trong vụ án như làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức, Giả mạo trong công tác, Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, Kinh doanh trái phép, Không tố giác tội phạm, Đưa hối lộ và Làm môi giới hối lộ...với mức án từ cảnh cáo đến 20 năm tù. Ngoài ra, tòa án còn yêu cầu các bị cáo phải nộp lại khoản tiền lợi nhuận do làm ăn phi pháp để xung công quỹ (từ 10 triệu cho đến 10 tỷ đồng). Ngày 18/11/2013 của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh ra Cáo trạng số 189/KSĐT, vụ án được chia thành 4 đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy, có sự tổ chức, tham gia của 89 bị can. Cụ thể, đường dây thứ nhất do Sa Văn Cầu hiện trốn truy nã tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cầm đầu, cùng đồng phạm mua bán ma tuý heroin, ma tuý dạng tinh thể đá và ma tuý tổng hợp dạng viên nén từ Lào về Việt Nam và sang Trung Quốc. Đường dây thứ hai do bị cáo Nguyễn Hùng Dũng và Sồng A Lâu (tức Lau) cầm đầu; các đối tượng trong đường dây này đã thực hiện hành vi mua bán ma tuý heroin, ma tuý tổng hợp dạng viên nén và ma tuý dạng tinh thể đá từ Lào về Việt Nam và sang Trung Quốc. Đường dây thứ ba, mua bán ma tuý heroin từ Việt Nam sang Trung Quốc do Nguyễn Thanh Tuân cùng vợ là Vũ Thị Thanh Huyền. Đường dây thứ tư do Nguyễn Thị Hoàn, Nguyễn Ngọc Đoan (tức Lan) cầm đầu mua bán trái phép ma tuý heroin từ Việt Nam sang Trung Quốc. Các bị cáo tại phiên tòa Các đường dây này hoạt động theo mô hình chia cấp “đại lý” (cấp 1 và cấp 2) để phân phối ma túy ra các tỉnh, thành trong nước và sang Lào, Trung Quốc. Đây là vụ án mua bán, vận chuyển ma tuý xuyên quốc gia với số lượng đặc biệt lớn, nhiều chủng loại ma túy khác nhau từ Lào qua Việt Nam sang Trung Quốc và ngược lại. Theo Vietnamplus Phải nói đây là vụ án có nhiều án tử hình nhất từ trước đến giờ, và nhìn vào hình ảnh tại phiên tòa thì lương Công an canh giữ bị cáo cũng rất đông đảo.
Quảng Ninh dành 1.000 tỷ đồng chi khắc phục hậu quả bão số 3 và an sinh xã hội
Ngày 23/9, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2025 tổ chức Kỳ họp thứ 21 quyết nghị một số chính sách cấp bách theo trình tự, thủ tục rút gọn để hỗ trợ khắc phục thiên tai do bão số 3 (Yagi) gây ra trên địa bàn và hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, phát biểu tại kỳ họp - Ảnh: Báo Quảng Ninh Tại kỳ họp, HĐND tỉnh xem xét thông qua các nghị quyết, trong đó có Nghị quyết về một số biện pháp hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024, gồm: Hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên đang học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh năm học 2024 - 2025 với mức bằng 100% mức học phí năm học 2023 - 2025 (trừ các đối tượng đã được hưởng các chính sách hỗ trợ học phí của tỉnh). Nghị quyết về hỗ trợ một phần chi phí trục vớt phương tiện sản xuất là tàu, thuyền đăng ký và đang duy trì ổn định, thường xuyên hoạt động khai thác, nuôi trồng và dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển, ven biển đăng ký tại tỉnh Quảng Ninh bị chìm với mức 50 triệu đồng đối mỗi tàu dài từ 12 m trở lên và 15 triệu đồng đối với mỗi tàu dài từ 6m đến dưới 12 m, thời gian thực hiện hỗ trợ 2024... HĐND tỉnh ra Nghị quyết về việc điều chỉnh, phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2024 nhằm quản lý sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vốn ngân sách nhà nước; cơ cấu lại nguồn chi thường xuyên để dành nguồn lực ưu tiên hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3. Theo đó, trong tổng số tiền tiết kiệm chi 1.004 tỷ đồng, Quảng Ninh bố trí 1.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả bão số 3 gây ra và thực hiện các chính sách an sinh xã hội; 4 tỷ đồng cho vay tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Trịnh Thị Minh Thanh chia sẻ, những chính sách, nguồn lực của tỉnh được thông qua tại kỳ họp chưa thấm gì so với những mất mát của người dân, doanh nghiệp phải chịu thiệt hại, chưa bao phủ tới tất cả đối tượng của xã hội chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Tuy nhiên, đây là sự chia sẻ của chính quyền địa phương với những khó khăn của người dân, doanh nghiệp. Tai kỳ họp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh Vi Ngọc Bích nhấn mạnh ngày 7/9, bão số 3 đi vào Vịnh Bắc Bộ, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân và đến các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, nhất là thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả. Thị xã Quảng Yên, huyện Vân Đồn và một số địa phương bị ngập lụt cục bộ như Uông Bí, Đông Triều, Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ… Đến ngày 16/9, tổng thiệt hại trên địa bàn tỉnh ước tính khoảng 24.223 tỷ đồng, chiếm 1/2 tổng thiệt hại của cả nước. Theo thống kê tại Quảng Ninh, bão số 3 làm 29 người chết, 1.609 người bị thương, 102.859 nhà bị tốc mái, 254 nhà bị đổ sập, 4.999 nhà bị ngập, sạt lở; trên 70% gia đình học sinh bị tác động trực tiếp từ bão số 3; 269 phương tiện thủy bị đắm, chìm… Ngay sau bão, Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành đã khẩn trương nghiên cứu xây dựng một số chính sách khẩn cấp theo thẩm quyền của HĐND tỉnh để tập trung tháo gỡ, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, khắc phục hậu quả, sớm khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh sau bão. Theo Báo Chính phủ Nguồn: https://baochinhphu.vn/quang-ninh-danh-1000-ty-dong-tiet-kiem-chi-de-khac-phuc-hau-qua-bao-so-3-va-an-sinh-xa-hoi-102240923160052394.htm
Cung ứng sách giáo khoa cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Ngày 09/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi Công văn 5212/BGDĐT-GDTrH đề nghị thực hiện việc cung ứng sách giáo khoa cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. (1) Cung ứng sách giáo khoa cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 Cơn bão số 3 vừa qua đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho nhiều địa phương, đặc biệt là về cơ sở vật chất và đời sống của người dân. Trong đó, việc học tập của các em học sinh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sách giáo khoa, đồ dùng học tập bị hư hỏng hoặc mất mát. Để giúp các em sớm ổn định lại việc học tập, việc cung cấp sách giáo khoa mới là một nhiệm vụ cấp bách. Theo Công văn 5212/BGDĐT-GDTrH, thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 (bão YAGI) và mưa lũ sau bão; để chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và chuẩn bị các điều kiện đón học sinh trở lại trường học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị khẩn trương thực hiện một số nội dung sau: Đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo: - Chủ động rà soát, thống kê tình hình thiệt hại về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sách giáo khoa và đồ dùng học tập của nhà trường và học sinh do bão, lũ gây ra để có phương án khắc phục và báo cáo cấp có thẩm quyền. Kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ học sinh, gia đình chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh bị thiệt hại do mưa, bão sớm ổn định học tập; thực hiện các giải pháp để việc dạy học ở các nhà trường an toàn, hiệu quả. - Phối hợp với các đơn vị cung ứng sách giáo khoa tại địa phương kịp thời cung cấp bổ sung sách giáo khoa cho học sinh, bảo đảm cung cấp đủ sách giáo khoa, giúp học sinh nhanh chóng ổn định học tập. Đối với các đơn vị tổ chức biên soạn, phát hành sách giáo khoa: - Chủ động phối hợp với các địa phương rà soát, nắm bắt kịp thời tình hình sách giáo khoa bị hư hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 để khẩn trương in ấn bổ sung và cung ứng kịp thời cho giáo viên, học sinh tổ chức dạy học, ưu tiên cho học sinh các lớp đầu cấp và cuối cấp; không để xảy ra tình trạng thiếu nguồn cung sách giáo khoa. - Trong khả năng của đơn vị, phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động hỗ trợ sách giáo khoa, vở viết, đồ dùng học tập cho học sinh các gia đình chính sách, học sinh bị thiệt hại nặng nề do mưa, bão để sớm ổn định học tập. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị triển khai thực hiện ngay các nội dung trên; báo cáo tình hình thực hiện và những khó khăn, vướng mắc (nếu có) về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục Trung học) để được hướng dẫn, giải quyết. Có thể thấy, việc cung ứng sách giáo khoa là rất cần thiết để đảm bảo quá trình học tập của học sinh không bị gián đoạn. Bão lũ đã gây ra nhiều thiệt hại, ảnh hưởng đến cơ sở vật chất và tâm lý học sinh, do đó, việc khôi phục nhanh chóng nguồn sách giáo khoa là một ưu tiên hàng đầu. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chỉ đạo rõ ràng và kịp thời, yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát thiệt hại và hỗ trợ học sinh. Điều này thể hiện sự quan tâm đến giáo dục và sự ổn định của học sinh sau thiên tai. Sự phối hợp giữa các đơn vị cung ứng sách giáo khoa và các Sở Giáo dục là rất quan trọng. Việc này không chỉ đảm bảo cung cấp đủ sách mà còn giúp các địa phương nhanh chóng khắc phục hậu quả và ổn định tình hình học tập. (2) Nguồn kinh phí khắc phục hậu quả cơn bão số 3 Theo Công văn 685/TTg-KTTH của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10/9/2024, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh là 02 địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3. Tại các cuộc họp, làm việc với 02 địa phương, Thủ tướng Chính phủ dự kiến hỗ trợ mỗi địa phương 100 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương để khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. Tuy nhiên, với tinh thần tự lực, tự cường, tương thân, tương ái, Lãnh đạo thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh báo cáo sẽ chủ động cân đối nguồn lực của địa phương để khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và dành nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương khác khó khăn hơn. Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao tinh thần chủ động, trách nhiệm, tự lực, tự cường của thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, sự chia sẻ của 02 địa phương với ngân sách trung ương và các địa phương khó khăn bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Hành động của thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh trong việc khắc phục hậu quả cơn bão số 3 là một minh chứng cho tinh thần đoàn kết và trách nhiệm cộng đồng. Sự chủ động và sẵn sàng chia sẻ nguồn lực của thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh không chỉ góp phần nhanh chóng khôi phục tình hình sau bão mà còn tạo ra một mô hình tích cực cho các địa phương khác trong việc ứng phó với thiên tai.
Số tài khoản tiếp nhận ủng hộ của UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh thiệt hại do bão số 3
Vừa qua ngày 10/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Thư kêu gọi ủng hộ Nhân dân tỉnh Quảng Ninh khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Xem thêm: Danh sách sao kê 12.028 trang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Số tài khoản tiếp nhận ủng hộ của UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh thiệt hại do bão số 3 Theo Thư kêu gọi ủng hộ nhân dân tỉnh Quảng Ninh khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra của UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh: (1) Những thiệt hại của tỉnh Quảng Ninh sau cơn bão số 3 Những ngày qua, cùng với một số tỉnh, thành phố phía Bắc, tỉnh Quảng Ninh phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của Cơn bão số 3 (Yagi) - cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong hơn 30 năm qua - đã và đang để lại những thiệt hại nặng nề, làm 09 người chết, 536 người bị thương, hàng chục nghìn ngôi nhà, trụ sở cơ quan, đơn vị, trường học, các thiết chế văn hóa, công trình, kiến trúc, cơ sở vật chất hạ tầng bị đổ nát, tốc mái, hư hại nghiêm trọng... Ước tính thiệt hại lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Trước những khó khăn cấp bách đó, dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, với tinh thần “Vì sự an toàn của Nhân dân là trên hết, trước hết", các tổ chức, cá nhân, lực lượng vũ trang và Nhân dân các địa phương trong tỉnh dạng tập trung cao độ khẩn trương khắc phục thiệt hại do cơn bão gây ra. (2) Số tài khoản tiếp nhận ủng hộ của UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh Theo đó, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh kêu gọi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, Nhân dân trong và ngoài tỉnh phát huy truyền thống đoàn kết, “Kỷ luật và Đồng tâm”, tinh thần “Tương thân, tương ái", biển khó khăn thành sức mạnh, bằng những việc làm nghĩa tình, những tấm lòng vàng chung tay sẻ chia, hỗ trợ, động viên cả về vật chất và tinh thần, giúp đỡ Nhân dân nhanh chóng khắc phục thiệt hại, sớm ổn định cuộc sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Mọi sự quan tâm, chia sẻ, ủng hộ xin gửi về: Quỹ Cứu trợ tỉnh qua Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh. - Ủng hộ thông qua chuyển khoản: + Tài khoản 1: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ninh; STK: 3761.0.9060953.91049 tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Ninh, + Tài khoản 2: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ninh - Ban Cứu trợ; STK: 1000.090909 tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Quảng Ninh, + Nội dung chuyển tiền đề nghị: Ghi rõ tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân; nội dung: Ủng hộ nhân dân Quảng Ninh khắc phục thiệt hại do bão số 3. - Ủng hộ bằng tiền mặt và hiện vật: Trực tiếp tại Thường trực Ban Vận động cứu trợ tỉnh, địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà Liên cơ quan số 4, phường Hồng Hà, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. - Đầu mối liên hệ: Đ/c Phạm Văn Tuấn, Phó Trưởng Ban Phong trào - Dân tộc - Tôn giáo: 0936.828.858; Đ/c Nguyễn Thị Thu Trang, Chuyên viên: 0915.856.568. Sau đây là toàn văn Thư kêu gọi ủng hộ Nhân dân tỉnh Quảng Ninh khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra: Những ai được đứng ra kêu gọi quyên góp từ thiện? Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định các tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện. Cụ thể, những tổ chức, cá nhân được kêu gọi từ thiện bao gồm: (1) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi, vận động; Ban Vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện (là tổ chức do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập - sau đây gọi là Ban Vận động) tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; (2) Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; (3) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền theo quy định của pháp luật; (4) Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai vận động, tiếp nhận đóng góp tự nguyện từ quốc tế trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai; (5) Các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở y tế vận động, tiếp nhận và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; (6) Các quỹ từ thiện quy định tại Nghị định 93/2019/NĐ-CP vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; (7) Các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tư cách pháp nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; (8) Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Theo đó, ngoài Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì còn các tổ chức, cá nhân theo quy định trên được đứng ra kêu gọi quyên góp từ thiện. Các hành vi bị nghiêm cấp khi kêu gọi quyên góp từ thiện Theo Điều 5 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: - Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia vận động, đóng góp, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện. - Báo cáo, cung cấp thông tin không đúng sự thật; chiếm đoạt; phân phối, sử dụng sai mục đích, không đúng thời gian phân phối, đối tượng được hỗ trợ từ nguồn đóng góp tự nguyện. - Lợi dụng công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trục lợi hoặc thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Theo đó, khi kêu gọi quyên góp từ thiện thì các tổ chức, cá nhân không được thực hiện các hành vi nêu trên.
Các tỉnh/thành cho học sinh nghỉ học tránh bão số 3 Yagi
Trước diễn phức tạp và mức độ nguy hiểm của cơn bão số 3, một số tỉnh/thành đã quyết định cho học sinh nghỉ học để tránh bão như: Bắc Giang, Quảng Ninh, TP. Hải Phòng,... TP. Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam, Phú Thọ, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, TP. Hải Phòng, Quảng Ninh, TP. Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hải Dương đã quyết định cho học sinh nghỉ học Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam, Phú Thọ, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, TP. Hải Phòng và UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định cho học sinh nghỉ học. Riêng tỉnh Thái Bình, Quảng Ninh và TP. Hải Phòng đã thực hiện cấm biển. Theo đó, sáng 6/9, Sở GD-ĐT Hà Nội, Hà Nam, Phú Thọ, Bắc Ninh, Ninh Bình thông báo cho trẻ mầm non và học sinh nghỉ học vào ngày 7/9. Thái Bình, Nam Định cho học sinh nghỉ học từ hôm nay đến hết ngày 7/9. Ngoài ra, Thái Bình đã cấm biển từ 5h sáng nay. Đặc biệt, Phú Thọ yêu cầu không tổ chức bất kỳ hoạt động giáo dục nào đến ngày 8/9. Bắc Giang: Học sinh nghỉ học ngày 7/9 Tại công văn chỉ đạo các đơn vị chủ động ứng phó với bão số 3, Sở GD&ĐT Bắc Giang quyết định cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học ngày 7/9 để tránh bão. Riêng chiều thứ Sáu (ngày 6/9) tùy tình hình thực tế diễn biến của cơn bão và thời tiết từng khu vực, thủ trưởng các đơn vị chủ động quyết định cho học sinh nghỉ học để bảo đảm an toàn. Theo đó, Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang yêu cầu các đơn vị theo dõi sát diễn biến của bão YAGI, ứng trực 24/24 giờ. Thường xuyên liên hệ với Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, lực lượng cứu hộ địa phương để kịp thời ứng phó trong trường hợp khẩn cấp. Đồng thời giao thủ trưởng các đơn vị chủ động xây dựng phương án bảo đảm an toàn công trình trường học và di dời tài sản, máy móc, thiết bị, bàn ghế, hồ sơ, tài liệu, sách vở đến nơi không có nguy cơ ngập úng để tránh hư hại, hỏng hóc, mất mát, hạn chế tối đa thiệt hại do bão, nhất là tại các cơ sở giáo dục có nguy cơ cao xảy ra ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất. Khẩn trương khắc phục các thiệt hại (nếu có); dọn dẹp, vệ sinh trường/lớp học ngay sau mưa bão bảo đảm an toàn, sạch sẽ, phòng tránh dịch bệnh để chuẩn bị các điều kiện phục vụ năm học mới. LƯU Ý: Một số biện pháp phòng tránh trước, trong và sau bão số 3 (Yagi) Quảng Ninh: căn cứ tình hình mưa, bão để quyết định cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết UBND tỉnh Quảng Ninh cũng có văn bản hỏa tốc chỉ đạo ứng phó với bão số 3. Theo đó, UBND tỉnh giao Sở GD&ĐT căn cứ tình mưa, bão chủ động chỉ đạo học sinh các cấp học trên địa bàn toàn tỉnh nghỉ học nếu cần thiết để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên. Đồng thời chỉ đạo các cơ sở giáo dục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, triển khai phương án phòng, chống bão, mưa lớn, ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất và thông tin kịp thời, đầy đủ đến giáo viên, phụ huynh và học sinh, nhất là vùng ven biển, sông, suối, đập, đê điều... để chủ động các biện pháp phòng tránh. Hải Phòng: Các trường được sử dụng làm nơi di dời sẽ nghỉ học từ 12h ngày 6/9, còn lại nghỉ từ ngày 7/9/2024 Sở GD&ĐT Hải Phòng cũng chỉ đạo các trường học có Kế hoạch làm nơi để di dân đến tạm lánh, cho học sinh nghỉ học từ 12h ngày 6/9, các trường học còn lại cho học sinh nghỉ học từ ngày 7/9/2024 đến khi bão tan. Thái Bình: Học sinh được nghỉ học ngày 6/9 đến 7/9 Học sinh Thái Bình được nghỉ học thứ Sáu ngày 6/9 và thứ Bảy ngày 7/9 để tránh bão số 3. Theo yêu cầu của Sở GD&ĐT Thái Bình tại văn bản số 1001/SGDĐT-VP, các cơ sở giáo dục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; tổ chức ứng trực 24/24 giờ, giữ liên hệ thường xuyên với các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ địa phương để kịp thời ứng phó trong trường học có sự cố xảy ra. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc Công văn số 1000/SGDĐT-KHTC của Sở GD&ĐT về việc phòng, chống cơn bão số 3 năm 2024. Trong đó có việc kiểm tra lại toàn bộ nhà ở, phòng học, kho..., có các hình thức phù hợp để chằng chống cây cối, nhà cửa..., chú ý tới các công trình đang xuống cấp, đang xây dựng. Chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện phòng chống lụt bão và một số nhu yếu phẩm cần thiết để đề phòng các diễn biến phức tạp của bão. Di chuyển các trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sách giáo khoa... đến nơi an toàn. Sở GD&ĐT cũng yêu cầu các nhà trường khẩn trương khắc phục các thiệt hại, dọn dẹp, vệ sinh trường lớp ngay sau cơn bão, bảo đảm an toàn, sạch sẽ, phòng tránh dịch bệnh trong trường học. Hà Nội: Học sinh nghỉ học (kể cả học thêm) từ 7/9 Sáng nay (6/9), Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội họp chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm an toàn về người và tài sản trước nguy cơ chịu ảnh hưởng lớn của siêu bão Yagi (bão số 3). Tại cuộc họp, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường không tổ chức học, kể cả học thêm vào thứ Bảy ngày 7/9. Thanh Hóa: Học sinh nghỉ học từ chiều 6/9 - 8/9 Do mưa to gió lớn, tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP Thanh Hóa cho học sinh nghỉ học và dừng tất cả các hoạt động tại trường bắt đầu từ chiều ngày 6/9 đến hết ngày 8/9. Học sinh sẽ trở lại trường học bình thường vào thứ hai (ngày 9/9). Nếu cơn bão số 3 có diễn biến phức tạp hơn, Phòng GD&ĐT TP Thanh Hóa sẽ thông báo sau. Vĩnh Phúc: Học sinh nghỉ học từ 7/9 Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc yêu cầu các phòng GD-ĐT (chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở), các đơn vị trực thuộc Sở, các trung tâm GDNN-GDTX cho học sinh nghỉ học ngày thứ Bảy (7/9); không tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài trường trong ngày Chủ Nhật (8/9). Sở yêu cầu các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp nhằm đảm bảo khung kế hoạch thời gian năm học. Cùng đó, thực hiện các phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối đối với người và tài sản, hồ sơ, tài liệu, sách vở, máy móc, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của nhà trường. Bố trí bộ phận thường trực để xử lý kịp thời trong trường hợp xảy ra các sự cố khẩn cấp, bất thường. Hải Dương: Học sinh nghỉ từ 7/9 Sở GD-ĐT Hải Dương yêu cầu các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh cho học sinh nghỉ học vào Thứ Bảy ngày 7/9; bố trí học bù vào thời gian phù hợp để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch thời gian năm học. Tiếp tục cập nhật... Bão số 3 (Siêu bão YAGI) giật trên cấp 17, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 300 km Bão số 3 được xem là cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong vòng 10 năm trở lại đây. Vào sáng 5/9, bão đã mạnh cấp 15, giật trên cấp 17. Trong 24 giờ tới, vùng biển khu vực bắc Biển Đông có sóng biển cao 7 - 9m, vùng gần tâm bão 10 - 12m, biển động dữ dội. Hồi 07 giờ ngày 06/9, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 160km về phía Đông Đông Nam; cách Quảng Ninh khoảng 600km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20km/h. Các chuyên gia khí tượng khuyến cáo, khu vực ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,5m (Thanh Hóa) - 1,8m (Quảng Ninh) vào chiều và đêm 7/9 và nước rút do bão, khoảng 0,5m (Thanh Hóa) - 1m (Quảng Ninh) xuất hiện vào sáng 7/9. Các khu vực neo đậu tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy sản, các tuyến đê, kè biển trong vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và nước dâng/rút do bão. Các khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông đề phòng nguy cơ ngập do nước dâng và sóng lớn. Trước đó, ngày 3/9, bão YAGI đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm 2024. Sáng 5/9, bão số 3 tiếp tục mạnh lên cấp 16 (cấp siêu bão). Cập nhật liên tục thông tin về Bão số 3 tại: Cập nhật tin bão khẩn cấp: Cơn bão số 3 - siêu bão YAGI và ác chỉ đạo ứng phó Xem thêm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sao kê 12028 trang danh sách ủng hộ đồng bào miền Bắc (tải file sao kê của MTTQ)
Chùa Ba Vàng tổ chức trưng bày “xá lợi tóc” là vi phạm quy định gì?
Những ngày qua dư luận đang xôn xao thông tin chùa Ba Vàng (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức rước, trưng bày vật thể tâm linh được cho là “xá lợi tóc của Đức Phật” được lưu giữ hơn 2600 năm. Tuy nhiên, hoạt động này của chùa đã bị xử lý và yêu cầu gỡ bỏ toàn bộ thông tin liên quan, vậy hoạt động trưng bày trên đã vi phạm điều gì? Hoạt động của chùa Ba Vàng đã vi phạm những gì? Cụ thể, từ ngày 23 - 27/12/2023 chùa Ba Vàng đã tổ chức rước “xá lợi tóc của Đức Phật” từ Myanmar về Việt Nam, cùng với đó là các chư, tăng và trụ trì của chùa một tu viện tại Myanmar về chùa Ba Vàng để làm lễ. Theo các trang báo uy tín có thông tin về “xá lợi tóc của Đức Phật” là một trong tám sợi tóc mà Đức Phật đã tự tay nhổ trên đầu mình trao cho các thương nhân người Myanmar vào 2600 năm trước. Với thông tin trên đã tạo sự thu hút cho hàng ngàn người đổ về chùa Ba Vàng trong 4 ngày diễn ra đại lễ để cho các phật tử chiêm ngưỡng và người dẫn thỏa mãn sự hiếu kỳ. Sự việc trên ngày càng đi xa hơn với nhiều hình ảnh xuất hiện trên mạng rất lố lăng như “xá lợi tóc Đức Phật” có thể chuyển động, phật tử ngồi khóc bên dưới,... Dẫn đến nhiều bình luận tiêu cực làm ảnh hưởng đến uy tín của tôn giáo. Trước đó, chùa Ba Vàng đã bị xử phạt với hoạt động thỉnh vong, giải oan gia trái chủ, xin chuyển sang hệ phái Nam tông kinh, phát ngôn gây mất đoàn kết liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu,... Chùa Ba Vàng sẽ bị xử lý ra sao? Vào ngày 02/1/2024 Ban Tôn giáo tỉnh phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ninh kiểm tra, làm rõ để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý. Đồng thời, Ban Tôn giáo Chính phủ cũng đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam thẩm định “xá lợi tóc của Đức Phật”. Tuy nhiên, sau khi sự việc ngày càng đi xa thì chùa Ba Vàng đã trả “xá lợi” về lại Myanmar cũng như xóa hầu hết các video liên quan đến rước lễ. Căn cứ Điều 10 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại các cơ sở tín ngưỡng như chùa, nhà thờ phải thực hiện theo nguyên tắc sau: Thứ nhất: Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thứ hai: Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường. Đồng thời, việc tổ chức tín ngưỡng như lễ rước “xá lợi tóc của Đức Phật” phải được đăng ký hoạt động tín ngưỡng theo Điều 16 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016: - Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng phải được đăng ký, trừ cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ. - Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến UBND cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng, trừ trường tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu, lễ hội tín ngưỡng được khôi phục hoặc lễ hội tín ngưỡng định kỳ nhưng có thay đổi. Văn bản đăng ký nêu rõ tên cơ sở tín ngưỡng, các hoạt động tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động. UBND cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do. - Hoạt động tín ngưỡng không có trong văn bản đã được đăng ký thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm đăng ký bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều này chậm nhất là 20 ngày trước ngày diễn ra hoạt động tín ngưỡng. Trên đây là các quy định mang tính chất tham khảo, vụ việc vẫn được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ và sẽ có quy định xử lý cụ thể trong thời gian tới.
Hỏi về thành lập công ty tại Quảng Ninh
Em muốn hỏi về bên luật tư vấn thành lập công ty và đồng thời kiêm làm sổ sách triển khai thuế sau thành lập trọn gói cho công ty. Thành phố Hạ Long thì tốt. Có ai biết không chỉ giúp em với
Sáng nay, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án tử hình cho 30 bị cáo, mức án chung thân cho 13 bị cáo trong vụ án vận chuyển, mua bán trái phép hơn 5.000 bánh heroin và hàng ngàn viên ma tuý các loại. Cùng với đó, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh cũng tiến hành tuyên án các tội danh liên quan trong vụ án như làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức, Giả mạo trong công tác, Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, Kinh doanh trái phép, Không tố giác tội phạm, Đưa hối lộ và Làm môi giới hối lộ...với mức án từ cảnh cáo đến 20 năm tù. Ngoài ra, tòa án còn yêu cầu các bị cáo phải nộp lại khoản tiền lợi nhuận do làm ăn phi pháp để xung công quỹ (từ 10 triệu cho đến 10 tỷ đồng). Ngày 18/11/2013 của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh ra Cáo trạng số 189/KSĐT, vụ án được chia thành 4 đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy, có sự tổ chức, tham gia của 89 bị can. Cụ thể, đường dây thứ nhất do Sa Văn Cầu hiện trốn truy nã tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cầm đầu, cùng đồng phạm mua bán ma tuý heroin, ma tuý dạng tinh thể đá và ma tuý tổng hợp dạng viên nén từ Lào về Việt Nam và sang Trung Quốc. Đường dây thứ hai do bị cáo Nguyễn Hùng Dũng và Sồng A Lâu (tức Lau) cầm đầu; các đối tượng trong đường dây này đã thực hiện hành vi mua bán ma tuý heroin, ma tuý tổng hợp dạng viên nén và ma tuý dạng tinh thể đá từ Lào về Việt Nam và sang Trung Quốc. Đường dây thứ ba, mua bán ma tuý heroin từ Việt Nam sang Trung Quốc do Nguyễn Thanh Tuân cùng vợ là Vũ Thị Thanh Huyền. Đường dây thứ tư do Nguyễn Thị Hoàn, Nguyễn Ngọc Đoan (tức Lan) cầm đầu mua bán trái phép ma tuý heroin từ Việt Nam sang Trung Quốc. Các bị cáo tại phiên tòa Các đường dây này hoạt động theo mô hình chia cấp “đại lý” (cấp 1 và cấp 2) để phân phối ma túy ra các tỉnh, thành trong nước và sang Lào, Trung Quốc. Đây là vụ án mua bán, vận chuyển ma tuý xuyên quốc gia với số lượng đặc biệt lớn, nhiều chủng loại ma túy khác nhau từ Lào qua Việt Nam sang Trung Quốc và ngược lại. Theo Vietnamplus Phải nói đây là vụ án có nhiều án tử hình nhất từ trước đến giờ, và nhìn vào hình ảnh tại phiên tòa thì lương Công an canh giữ bị cáo cũng rất đông đảo.