Cấp bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp là gì?
Quân nhân chuyên nghiệp là những người được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội. Quân nhân chuyên nghiệp có cấp bậc cao nhất là gì? Cấp bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp là gì? Điều 16 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp như sau: - Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương, gồm: + Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp; + Trung tá quân nhân chuyên nghiệp; + Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp; + Đại úy quân nhân chuyên nghiệp; + Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp; + Trung úy quân nhân chuyên nghiệp; + Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp. - Bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp gồm: + Loại cao cấp là Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp; + Loại trung cấp là Trung tá quân nhân chuyên nghiệp; + Loại sơ cấp là Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp. Như vậy, cấp bậc quân hàm cao nhất của nhân nhân chuyên nghiệp là Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp. Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp sau cải cách tiền lương? Hiện nay, bảng lương của quân nhân chuyên nghiệp sẽ được xác định theo Bảng 7 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Trong đó, tiền lương = hệ số lương x lương cơ sở Mà theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định từ ngày 01/7/2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng. Theo đó, ta có bảng lương quân nhân chuyên nghiệp sau cải cách tiền lương như sau: Quân nhân chuyên nghiệp cao cấp: Hệ số lương (Nhóm 1) Mức lương (Đơn vị: VNĐ) Hệ số lương (Nhóm 2) Mức lương (Đơn vị: VNĐ) 3,85 9.009.000 3,65 8.541.000 4,2 9.828.000 4 9.360.000 4,55 10.647.000 4,35 10.179.000 4,9 11.466.000 4,7 10.998.000 5,25 12.285.000 5,05 11.817.000 5,6 13.104.000 5,4 12.636.000 5,95 13.923.000 5,75 13.455.000 6,3 14.742.000 6,1 14.274.000 6,65 15.561.000 6,45 15.093.000 7 16.380.000 6,8 15.912.000 7,35 17.199.000 7,15 16.731.000 7,7 18.018.000 7,5 17.550.000 Quân nhân chuyên nghiệp trung cấp: Hệ số lương (Nhóm 1) Mức lương từ ngày 01/7/2024 (Đơn vị: VNĐ) Hệ số lương (Nhóm 2) Mức lương từ ngày 01/7/2024 (Đơn vị: VNĐ) 3,5 8.190.000 3,2 7.488.000 3,8 8.892.000 3,5 8.190.000 4,1 9.594.000 3,8 8.892.000 4,4 10.296.000 4,1 9.594.000 4,7 10.998.000 4,4 10.296.000 5 11.700.000 4,7 10.998.000 5,3 12.402.000 5 11.700.000 5,6 13.104.000 5,3 12.402.000 5,9 13.806.000 5,6 13.104.000 6,2 14.508.000 5,9 13.806.000 Quân nhân chuyên nghiệp sơ cấp: Hệ số lương (Nhóm 1) Mức lương từ ngày 01/7/2024 (Đơn vị: VNĐ) Hệ số lương (Nhóm 2) Mức lương từ ngày 01/7/2024 (Đơn vị: VNĐ) 3,2 7.488.000 2,95 6.903.000 3,45 8.073.000 3,2 7.488.000 3,7 8.658.000 3,45 8.073.000 3,95 9.243.000 3,7 8.658.000 4,2 9.828.000 3,95 9.243.000 4,45 10.413.000 4,2 9.828.000 4,7 10.998.000 4,45 10.413.000 4,95 11.583.000 4,7 10.998.000 5,2 12.168.000 4,95 11.583.000 5,45 12.753.000 5,2 12.168.000 Theo đó, sau cải cách tiền lương thì bảng lương của quân nhân chuyên nghiệp cũng tăng đáng kể so với những năm trước. Lưu ý, bảng lương trên chưa bao gồm phụ cấp. Quân nhân chuyên nghiệp phục vụ tại ngũ đến bao nhiêu tuổi? Theo Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về thời hạn và hạn tuổi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp như sau:: - Thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình như sau: + Phục vụ có thời hạn ít nhất là 06 năm kể từ ngày quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp; + Phục vụ cho đến hết hạn tuổi theo quy định. - Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp theo cấp bậc quân hàm: + Cấp uý quân nhân chuyên nghiệp: nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi; + Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi; + Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi. - Kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ: Quân nhân chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ và tự nguyện, nếu quân đội có nhu cầu thì được xem xét kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 05 năm. - Chuyển ngành, nghỉ hưu: Chiến đấu viên thực hiện nhiệm vụ khi đủ 40 tuổi thì được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng và được bố trí đảm nhiệm chức danh khác phù hợp với yêu cầu của quân đội hoặc được chuyển ngành. Trường hợp quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu. Như vậy, thông thường thì cấp uý quân nhân chuyên nghiệp sẽ được phục vụ đến nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi, Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp cả nam và nữ sẽ được phục vụ đến 54 tuổi và Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp sẽ được phục vụ đến nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi.
Quy định về nhà ở công vụ trong quân đội hiện nay
Hiện nay nhà ở công vụ trong quân đội được cấp cho những đối tượng nào? Tiêu chuẩn diện tích và định mức trang thiết bị nội thất theo quy định mới nhất như thế nào? Quy định về nhà ở công vụ trong quân đội hiện nay 1) Những đối tượng nào được thuê nhà ở công vụ trong quân đội? Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 68/2017/TT-BQP quy định: Nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng là nhà ở kiểu căn hộ (căn nhà) khép kín, dùng để bố trí cho cán bộ, nhân viên đủ điều kiện được thuê ở trong thời gian đảm nhiệm công tác; là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước do Bộ Quốc phòng quản lý sử dụng. Theo đó, Điều 15 Thông tư 68/2017/TT-BQP quy định như sau: - Đối tượng được thuê nhà ở công vụ: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ được điều động, luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, người làm việc trong các tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý hiện đang công tác có đủ điều kiện theo quy định. - Điều kiện được thuê nhà ở công vụ: + Có nhu cầu thuê nhà ở công vụ; + Có quyết định điều động, luân chuyển công tác của cấp có thẩm quyền; + Thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được thuê, thuê mua hoặc mua nhà ở xã hội tại nơi đến công tác hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác nhưng có diện tích nhà ở bình quân trong hộ gia đình dưới 15 m2 sàn/người; + Không thuộc diện phải ở trong doanh trại của quân đội theo quy định của cấp có thẩm quyền. Như vậy, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, cán bộ, nhân viên quốc phòng đáp ứng các điều kiện theo quy định là những đối tượng được thuê nhà ở công vụ trong quân đội (trừ trường hợp phải ở trong doanh trại của lực lượng vũ trang nhân dân). 2) Tiêu chuẩn diện tích và định mức trang thiết bị nội thất nhà ở công vụ trong quân đội hiện nay Hiện nay, quy định về nhà ở công vụ trong quân đội được thực hiện theo Thông tư 68/2017/TT-BQP. Đồng thời ngày 24/7/2024 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 11/2024/QĐ-TTg về tiêu chuẩn diện tích và định mức trang thiết bị nội thất nhà ở công vụ, trong đó có cả nhà ở công vụ của Bộ Quốc phòng. Theo đó, Điều 6 Quyết định 11/2024/QĐ-TTg có quy định tiêu chuẩn diện tích và định mức trang thiết bị nội thất cho thuê nhà ở công vụ của Bộ Quốc phòng hiện nay như sau: - Đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, sĩ quan giữ chức vụ có cấp bậc quân hàm là Đại tướng: + Biệt thự công vụ cao không quá 04 tầng, diện tích đất xây dựng từ 450 m2 đến 500 m2; + Định mức kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất không gắn liền với nhà ở công vụ quy định tại khoản này là 350 triệu đồng. - Đối với Tổng Tham mưu trưởng: + Biệt thự công vụ cao không quá 04 tầng, có khuôn viên sân, vườn, có hàng rào và lối ra vào riêng biệt, đảm bảo hệ thống an ninh, bảo vệ theo quy định + Diện tích đất xây dựng từ 300 m2 đến dưới 350 m2; + Định mức kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất không gắn liền với nhà ở công vụ là 300 triệu đồng. - Đối với Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng, Đô đốc Hải quân và tương đương; sĩ quan giữ chức vụ có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng: + Nhà ở liền kề có diện tích đất từ 200 m2 đến 250 m2, cao không quá 04 tầng, được thiết kế theo kiểu nhà ở liền kề có sân vườn hoặc nhà phố, xây dựng liền nhau, các tầng cùng sử dụng chung hệ thống hạ tầng kỹ thuật; + Căn hộ chung cư có diện tích sử dụng từ 145 m2 đến 160 m2, được thiết kế không gian ở khép kín, có một hay nhiều không gian chức năng khác nhau như: Phòng khách, các phòng ngủ, phòng ăn, bếp, khu vệ sinh, ban công hoặc lô gia + Định mức kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất không gắn liền với nhà ở công vụ quy định tại khoản này là 250 triệu đồng. - Đối với Chủ nhiệm, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Phó Đô đốc, Chuẩn Đô đốc Hải quân và tương đương; sĩ quan giữ chức vụ có cấp bậc quân hàm là Trung tướng, Thiếu tướng: + Nhà ở liền kề có diện tích đất từ 120 m2 đến 150 m2, cao không quá 04 tầng, được thiết kế theo kiểu nhà ở liền kề có sân vườn hoặc nhà phố, xây dựng liền nhau, các tầng cùng sử dụng chung hệ thống hạ tầng kỹ thuật; + Căn hộ chung cư có diện tích sử dụng từ 100 m2 đến dưới 145 m2, được thiết kế không gian ở khép kín, có một hay nhiều không gian chức năng khác nhau như: Phòng khách, các phòng ngủ, phòng ăn, bếp, khu vệ sinh, ban công hoặc lô gia + Định mức kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất không gắn liền với nhà ở công vụ là 200 triệu đồng. - Đối với Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự, Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh và tương đương; sĩ quan giữ chức vụ, chức danh có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tá, Thượng tá: -Nhà ở liền kề có diện tích đất từ 80 m2 đến 100 m2, cao không quá 04 tầng, được thiết kế theo kiểu nhà ở liền kề có sân vườn hoặc nhà phố, xây dựng liền nhau, các tầng cùng sử dụng chung hệ thống hạ tầng kỹ thuật - Căn hộ chung cư có diện tích sử dụng từ 80 m2 đến dưới 100 m2, được thiết kế không gian ở khép kín, có một hay nhiều không gian chức năng khác nhau như: Phòng khách, các phòng ngủ, phòng ăn, bếp, khu vệ sinh, ban công hoặc lô gia; + Định mức kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất không gắn liền với nhà ở công vụ là 180 triệu đồng. - Đối với Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn và tương đương; sĩ quan giữ chức vụ, chức danh có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tá: + Nhà ở liền kề có diện tích đất từ 60 m2 đến dưới 80 m2, cao không quá 04 tầng, được thiết kế theo kiểu nhà ở liền kề có sân vườn hoặc nhà phố, xây dựng liền nhau, các tầng cùng sử dụng chung hệ thống hạ tầng kỹ thuật + Căn hộ chung cư có diện tích sử dụng từ 60 m2 đến dưới 80 m2, được thiết kế không gian ở khép kín, có một hay nhiều không gian chức năng khác nhau như: Phòng khách, các phòng ngủ, phòng ăn, bếp, khu vệ sinh, ban công hoặc lô gia; + Định mức kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất không gắn liền với nhà ở công vụ là 150 triệu đồng. - Đối với Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội và tương đương; sĩ quan giữ chức vụ, chức danh có cấp bậc quân hàm cao nhất đến Thiếu tá, cấp úy; quân nhân chuyên nghiệp: Được bố trí cho thuê một trong hai loại hình nhà ở công vụ như sau: + Căn hộ chung cư có diện tích sử dụng từ 45 m2 đến dưới 60 m2, được thiết kế không gian ở khép kín, có một hay nhiều không gian chức năng khác nhau như: Phòng khách, các phòng ngủ, phòng ăn, bếp, khu vệ sinh, ban công hoặc lô gia; + Căn nhà có diện tích sử dụng từ 48 m2 đến dưới 60 m2 được xây dựng theo kiểu nhà 01 tầng có nhiều căn nhà sát nhau, từng căn nhà có công trình phụ khép kín. Diện tích sử dụng tối thiểu 24 m2/căn nhà. + Định mức kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất cho nhà ở công vụ quy định tại khoản này là 120 triệu đồng. - Đối với Công chức, công nhân và viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng được điều động, luân chuyển, biệt phái đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo: + Căn nhà diện tích sử dụng từ 24 m2 đến 48 m2; + Định mức kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất cho nhà ở công vụ là 60 triệu đồng. Như vậy, hiện nay tiêu chuẩn diện tích và định mức trang thiết bị nội thất nhà ở công vụ trong quân đội sẽ được thực hiện theo các quy định trên.
Quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội có được cấp hộ chiếu công vụ không?
Quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội có được cấp hộ chiếu công vụ không? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép, quyết định cử người thuộc diện cấp hộ chiếu công vụ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này. Quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội có được cấp hộ chiếu công vụ không? Đối tượng được cấp hộ chiếu công vụ được quy định tại Điều 9 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 như sau: (1) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. (2) Viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: - Người đứng dầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các Ban và cơ quan tương đương của Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; - Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Huyện ủy, Quận ủy, Thị ủy, Thành ủy thuộc Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện; - Người giữ vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước. (3) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu. (4) Nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài. (5) Vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi của người được quy định tại khoản 4 Điều 9 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác. Như vậy, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội là đối tượng được cấp hộ chiếu công vụ. Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép, quyết định cử người thuộc diện cấp hộ chiếu công vụ? Căn cứ theo Điều 11 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì cơ quan sau đây có thẩm quyền cho phép, quyết định cử người thuộc diện cấp hộ chiếu công vụ: (1) Bộ Chính trị; Ban Bí thư; Ban, Ủy ban, cơ quan thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; cơ quan khác do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng thành lập; Văn phòng Trung ương Đảng; Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương. (2) Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Tổng Kiểm toán nhà nước. (3) Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập. (4) Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước. (5) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. (6) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. (7) Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. (8) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. (9) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam. (10) Đối với nhân sự thuộc diện quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì thực hiện theo các quy định liên quan. (11) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị trực thuộc trong việc cử hoặc cho phép cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nước ngoài và thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu. Tóm lại: Quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội là đối tượng được cấp hộ chiếu công vụ. Ngoài ra, thẩm quyền cho phép, quyết định cử người thuộc diện cấp hộ chiếu công vụ được quy định như trên.
Quân nhân kết hôn được nghỉ bao nhiêu ngày?
Quân nhân là những người làm việc trong Quân đội nhân dân Việt Nam như sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp. Vậy quân nhân kết hôn sẽ được nghỉ bao nhiêu ngày? Quân nhân kết hôn được nghỉ bao nhiêu ngày? Sĩ quan quân đội kết hôn được nghỉ bao nhiêu ngày? Theo Điều 5 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định chế độ nghỉ phép đặc biệt đối với sĩ quan như sau: Ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, sĩ quan được nghỉ phép đặc biệt mỗi lần không quá 10 ngày đối với các trường hợp: - Sĩ quan kết hôn; con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn. - Gia đình gặp khó khăn đột xuất do bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp (cả bên chồng và bên vợ); vợ (hoặc chồng); con đẻ, con nuôi hợp pháp đau ốm nặng, tai nạn rủi ro, hy sinh, từ trần hoặc bị hậu quả thiên tai nặng. Như vậy, sĩ quan quân đội kết hôn sẽ được nghỉ không quá 10 ngày. Quân nhân chuyên nghiệp kết hôn được nghỉ bao nhiêu ngày? Theo Điều 6 Thông tư 113/2016/TT-BQP quy định chế độ nghỉ phép đặc biệt đối với quân nhân chuyên nghiệp như sau: Ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép đặc biệt không quá 10 ngày, trong những trường hợp sau đây: - Kết hôn; con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn. - Bố đẻ, mẹ đẻ; bố vợ, mẹ vợ; bố chồng, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết hoặc đau ốm nặng, tai nạn phải điều trị dài ngày tại các cơ sở y tế. - Gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra. Như vậy, quân nhân chuyên nghiệp khi kết hôn cũng sẽ được nghỉ không quá 10 ngày tương tự sĩ quan. Hạ sĩ quan, binh sĩ kết hôn được nghỉ bao nhiêu ngày? Theo khoản 1, khoản 3 Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ như sau: - Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành. - Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành. Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định ngày nghỉ phép đặc biệt khi hạ sĩ quan, binh sĩ kết hôn. Theo đó, hạ sĩ quan, binh sĩ có thể tranh thủ thời gian nghỉ 10 ngày phép hàng năm khi đã phục vụ từ tháng thứ 13 trở đi để về kết hôn. Ai sẽ có thẩm quyền giải quyết chế độ nghỉ đối với sĩ quan? Theo Điều 10 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định thẩm quyền giải quyết chế độ nghỉ đối với sĩ quan như sau: - Thẩm quyền giải quyết cho sĩ quan nghỉ theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư 153/2017/TT-BQP thực hiện như sau: + Trung đoàn trưởng, Chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên giải quyết cho sĩ quan cấp dưới thuộc quyền. + Sĩ quan giữ chức vụ từ trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên do người chỉ huy, chính ủy cấp trên trực tiếp quyết định. - Thẩm quyền giải quyết cho sĩ quan tại ngũ nghỉ chuẩn bị hưu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 Thông tư 153/2017/TT-BQP thực hiện theo Quy chế công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam của Quân ủy Trung ương. Như vậy, Trung đoàn trưởng, Chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên sẽ là người có thẩm quyền giải quyết cho sĩ quan cấp dưới thuộc quyền nghỉ phép. Trường hợp nào sĩ quan chưa hết phép bị điều động lại đơn vị? Theo Điều 11 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định về đình chỉ chế độ nghỉ như sau: - Khi có lệnh công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước, lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, mọi sĩ quan đang nghỉ theo quy định tại Thông tư 153/2017/TT-BQP phải về ngay đơn vị. - Khi Chủ tịch nước công bố tình trạng chiến tranh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh đình chỉ các chế độ nghỉ của sĩ quan. - Khi đơn vị có nhiệm vụ khẩn cấp, đặc biệt, chỉ huy cấp nào có thẩm quyền giải quyết cho sĩ quan nghỉ, được quyền gọi sĩ quan về đơn vị để thực hiện nhiệm vụ. Như vậy, sĩ quan đang trong thời gian nghỉ phép, chưa hết phép sẽ bị điều động lại đơn vị trong các trường hợp sau: khi có lệnh công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước, lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ; đơn vị có nhiệm vụ khẩn cấp, đặc biệt. Xem thêm: Điều kiện kết hôn với sĩ quan quân đội năm 2024
Bộ đội chưa nghỉ hết ngày phép năm thì được hỗ trợ thế nào?
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ chưa được nghỉ hết ngày phép năm thì sẽ được giải quyết, hỗ trợ thế nào? Quy định về chế độ phép năm của các đối tượng này? Bộ đội chưa nghỉ hết ngày phép năm thì được hỗ trợ thế nào? Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp chưa nghỉ hết ngày phép năm Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 13/2012/TT-BQP quy định sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng (sau đây gọi là cán bộ, nhân viên) làm việc trong các cơ quan, đơn vị quân đội có sử dụng kinh phí do Nhà nước cấp, đóng quân tại các địa bàn có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên hoặc ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là những đối tượng được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ hoặc chưa được nghỉ hết số ngày nghỉ phép năm: - Chỉ huy cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm bố trí sắp xếp công việc, thời gian cho cán bộ, nhân viên nghỉ phép năm theo chế độ quy định. Trong trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ không thể nghỉ phép trong năm được, thì năm sau người chỉ huy từ cấp Lữ đoàn và tương đương trở lên xem xét, quyết định cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền được nghỉ bù phép năm trước. - Cán bộ, nhân viên đã được cơ quan, đơn vị bố trí sắp xếp thời gian cho nghỉ phép theo tiêu chuẩn quy định nhưng không có nhu cầu nghỉ phép thì không được chi trả tiền lương đối với những ngày chưa nghỉ phép năm. - Trường hợp cá biệt, do yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị mà chỉ huy đơn vị vẫn không bố trí cho cán bộ, nhân viên đi nghỉ phép được thì xem xét, đề nghị giải quyết như sau: + Các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư 13/2012/TT-BQP, đơn vị lập danh sách đề nghị chỉ huy từ cấp Lữ đoàn và tương đương trở lên xem xét, quyết định cho thanh toán tiền lương những ngày chưa được nghỉ phép năm, nhưng tối đa không quá 15% quân số hưởng lương của đơn vị. Nếu vượt quá 15% quân số quy định, thì đơn vị phải lập danh sách đề nghị báo cáo lên cấp trên cho đến Chủ tài khoản cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng; khi được Chủ tài khoản phê duyệt mới được thực hiện. + Các đối tượng không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư 13/2012/TT-BQP, chỉ huy cơ quan, đơn vị lập danh sách báo cáo Chủ tài khoản cấp trên trực tiếp, trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng; khi được Thủ trưởng Bộ phê duyệt mới được thực hiện. Như vậy, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp mà chưa nghỉ hết phép năm mà do yêu cầu nhiệm vụ thì có thể được nghỉ bù vào năm sau, chưa nghỉ hết phép năm do không có nhu cầu thì được trả tiền lương những ngày chưa nghỉ. Ngoài ra trường hợp cá biệt thì sẽ được xem xét cho thanh toán tiền lương những ngày chưa được nghỉ phép năm, nhưng tối đa không quá 15% quân số hưởng lương của đơn vị. Hạ sĩ quan, binh sĩ chưa nghỉ hết ngày phép năm Theo Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ - Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành. - Hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội, thời gian học từ một năm trở lên có thời gian nghỉ hè giữa hai năm học thì thời gian nghỉ này được tính là thời gian nghỉ phép và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành. - Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền. Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh. - Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành. Như vậy, hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc đối tượng được nghỉ phép năm nhưng do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền với mức một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ bao nhiêu ngày phép năm? Chế độ nghỉ phép năm của sĩ quan Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định chế độ nghỉ phép hằng năm của sĩ quan quân đội như sau: - Được nghỉ 20 ngày nếu thời gian công tác dưới 15 năm; - Được nghỉ 25 ngày nếu thời gian công tác từ đủ 15 năm đến dưới 25 năm; - Được nghỉ 30 ngày nếu thời gian công tác từ đủ 25 năm trở lên. Ngoài ra, đối với sĩ quan quân đội ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm số ngày như sau:: - Được nghỉ thêm 10 ngày đối với các trường hợp: + Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên; + Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên; + Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK. - Được nghỉ thêm 05 ngày đối với các trường hợp: + Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km; + Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km trở lên và có hệ số khu vực 0,5 trở lên; + Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực. Chế độ nghỉ phép năm của quân nhân chuyên nghiệp Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Thông tư 113/2016/TT-BQP (sửa đổi bởi Thông tư 109/2021/TT-BQP) quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép hằng năm như sau: - Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày; - Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày; - Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đóng quân ở đơn vị xa gia đình (nơi cư trú của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm: - 10 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau: + Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên; + Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên; + Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1. - 05 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau: + Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km; + Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và có hệ số khu vực 0,5 trở lên; + Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực. Như vậy, nhìn chung chế độ nghỉ phép năm của sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp tương đối giống nhau. Tối thiểu là được nghỉ 20 ngày và tối đa được nghỉ 40 ngày. Đồng thời, thời gian đi đường không tính vào số ngày được nghỉ phép.
Quân nhân chuyên nghiệp trong thời gian nghỉ chờ hưu có được hưởng phụ cấp khu vực?
Nghỉ chờ hưu là gì? Trong thời gian nghỉ chờ hưu, đối tượng là quân nhân chuyên nghiệp có được hưởng phụ cấp khu vực nữa không? Cụ thể qua bài viết sau. Nghỉ chờ hưu là gì? Theo Điều 5 Nghị định 26/2015/NĐ-CP quy định, cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm còn dưới 2 năm (24 tháng) công tác sẽ đến tuổi nghỉ hưu theo quy định, nếu không bố trí được vị trí công tác phù hợp và không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi thì được nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu. Trong thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu, cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm vẫn thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan nơi công tác và được thực hiện các chế độ, chính sách như sau: - Được hưởng nguyên mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, mức chênh lệch bảo lưu lương, phụ cấp công tác đảng (nếu có). - Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm và cơ quan nơi cán bộ công tác trước khi nghỉ chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu căn cứ vào mức lương, các khoản phụ cấp và mức chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) được hưởng tại Khoản 1 Điều này thực hiện đóng BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật hiện hành. - Các chế độ khác như chế độ phục vụ, chế độ điện thoại (nếu có) thôi hưởng kể từ tháng liền kề sau tháng có quyết định nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu. - Trường hợp cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm thuộc diện khi đang công tác được sử dụng thường xuyên xe ô tô con phục vụ công tác, nếu tham gia các cuộc họp, hội nghị hoặc đi khám chữa bệnh thì báo cơ quan nơi công tác để bố trí xe đưa đón. Trường hợp cơ quan nơi công tác không bố trí được xe đưa đón thì chủ động phương tiện đi lại và được thanh toán theo quy định hiện hành. - Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm thuộc diện nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu không tính vào biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Như vậy, nghỉ chờ hưu là việc cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm còn dưới 24 tháng công tác nữa là sẽ đến tuổi nghỉ hưu theo quy định, không bố trí được vị trí công tác phù hợp và không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi được nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu. Quân nhân chuyên nghiệp trong thời gian nghỉ chờ hưu có được hưởng phụ cấp khu vực? Như đã đề cập ở phần trên, cán bộ nghỉ hưu được hưởng nguyên mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, mức chênh lệch bảo lưu lương, phụ cấp công tác đảng (nếu có). Theo điểm a khoản 3 Mục II Thông tư 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực có quy định như sau: - Phụ cấp khu vực được xác định, chi trả theo nơi làm việc đối với những người đang làm việc - Trường hợp đi công tác, đi học, điều trị, điều dưỡng có thời hạn từ một tháng trở lên thì hưởng phụ cấp khu vực theo mức quy định ở nơi công tác, học tập, điều trị, điều dưỡng kể từ ngày đến nơi mới; nếu nơi mới đến không có phụ cấp khu vực thì thôi hưởng phụ cấp khu vực ở nơi trước khi đi. Như vậy, vì phụ cấp khu vực được tính cho người đang làm việc nên trong thời gian nghỉ chờ hưu đối với phụ cấp khu vực sẽ thôi hưởng. Đồng thời, việc đối tượng là quân nhân chuyên nghiệp được hoặc không được hưởng phụ cấp còn phải căn cứ vào đối tượng, điều kiện, nguyên tắc hưởng, cách tính hưởng... của từng loại phụ cấp cụ thể. Từ 01/7/2024 quân nhân chuyên nghiệp sẽ được hưởng những khoản phụ cấp nào? Theo tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định về nội dung cải cách phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) như sau: - Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương - Tiếp tục áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động; phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu). - Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...). Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn. Như vậy, sau cải cách tiền lương và gộp các khoản phụ cấp, từ ngày 01/7/2024 quân nhân chuyên nghiệp có thể được hưởng những khoản phụ cấp như phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp đặc thù, phụ cấp thâm niên nghề và phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
Cách để bộ đội nhập ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp mới nhất
Theo quy định hiện hành, bộ đội nhập ngũ hết thời hạn phục vụ tại ngũ, đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội sẽ có thể tham gia tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp. Những ai được tham gia tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp? 1) Đối tượng tuyển chọn Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 241/2017/TT-BQP quy định đối tượng tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp thực hiện theo Điều 14 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015. Cụ thể đối tượng tuyển chọn bao gồm: - Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong trường hợp thay đổi tổ chức, biên chế mà chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan; - Hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ, đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội; - Công nhân và viên chức quốc phòng. 2) Điều kiện tuyển chọn Theo Điều 7 Thông tư 241/2017/TT-BQP quy định đối với quân nhân chuyên nghiệp thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 và viên chức quốc phòng và các quy định sau: - Quân đội nhân dân có nhu cầu biên chế. - Đang đảm nhiệm chức danh thuộc diện bố trí là quân nhân chuyên nghiệp hoặc vị trí việc làm là công nhân quốc phòng hoặc chức danh nghề nghiệp là viên chức quốc phòng. - Có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp hoặc vị trí việc làm của công nhân quốc phòng hoặc chức danh nghề nghiệp của viên chức quốc phòng. Cụ thể điều kiện tại Khoản 3 Điều 14 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 như sau: - Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội; - Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp. 3) Tiêu chuẩn tuyển chọn Theo Điều 8 Thông tư 241/2017/TT-BQP quy định người có đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp: - Phẩm chất chính trị, đạo đức thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 50/2016/TTLT-BQP-BCA; Điều 10 Thông tư 263/2013/TT-BQP và các quy định sau: + Có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và Nhân dân. + Có năng lực, trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao, sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia. + Ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, ý thức cảnh giác cách mạng cao, giữ gìn và bảo vệ bí mật quân sự, bí mật nhà nước. - Sức khỏe: Đủ tiêu chuẩn sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. - Trình độ đào tạo: Tốt nghiệp đào tạo từ sơ cấp trở lên. Đồng thời, không tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đối với người thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 50/2016/TTLT-BQP-BCA; Điều 11 Thông tư 263/2013/TT-BQP. Như vậy, hạ sĩ quan, binh sĩ (hay còn gọi là bộ đội nhập ngũ) hết thời hạn phục vụ tại ngũ, đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội nếu đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn theo quy định như trên sẽ được tham gia tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp. Cách để bộ đội nhập ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp mới nhất 1) Hồ sơ cần chuẩn bị Theo Điều 10 Thông tư 241/2017/TT-BQP quy định hồ sơ tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp bộ đội nhập ngũ cần chuẩn bị mới nhất bao gồm: - Đơn tự nguyện phục vụ Quân đội theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 241/2017/TT-BQP. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/22/mau-so-1-qncn.doc Đơn tự nguyện phục vụ Quân đội theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp. - Bản sao công chứng văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và bảng điểm học tập toàn khóa. Trường hợp văn bằng, bảng điểm do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được dịch thuật sang tiếng Việt và được cơ quan có thẩm quyền chứng thực trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật. - Bản đánh giá, nhận xét của cấp có thẩm quyền phân loại kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao: Phiếu nhận xét đối với hạ sĩ quan, binh sĩ. 2) Trình tự, thủ tục Theo Điều 11 Thông tư 241/2017/TT-BQP quy định bộ đội nhập ngũ sẽ thực hiện trình tự, thủ tục tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp như sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Bộ đội nhập ngũ hết thời hạn phục vụ tại ngũ, đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội nếu đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn theo quy định có nguyện vọng lập 01 bộ hồ sơ tuyển chọn, gồm các tài liệu như đã hướng dẫn trên. Bước 2: Nộp hồ sơ Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, đối tượng gửi trực tiếp đến đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương. Bước 3: Đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương kiểm tra, đánh giá hồ sơ và báo cáo lần 1 Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ tuyển chọn, đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương có trách nhiệm: - Đánh giá trình độ, năng lực chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của từng người đề nghị tuyển chọn. - Tổ chức kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn và yêu cầu vị trí chức danh của quân nhân chuyên nghiệp hoặc vị trí việc làm của công nhân quốc phòng hoặc chức danh nghề nghiệp của viên chức quốc phòng. - Kiểm tra văn bằng, chứng chỉ của từng người đề nghị tuyển chọn. - Tổng hợp trình cấp ủy, chỉ huy xét duyệt và báo cáo cấp trên trực tiếp bằng văn bản theo phân cấp quản lý. Bước 4: Cơ quan quân lực cấp trung đoàn, lữ đoàn và tương đương trở lên thẩm định báo cáo lần 1 và tiếp tục báo cáo lần 2 lên cấp trên Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo đề nghị của cơ quan, đơn vị thuộc quyền: Cơ quan quân lực cấp trung đoàn, lữ đoàn và tương đương trở lên có trách nhiệm tổng hợp, thẩm định báo cáo đề nghị của đơn vị thuộc quyền; kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn, sức khỏe; văn bằng, chứng chỉ; diện bố trí sử dụng của từng người đăng ký tuyển chọn và nhu cầu biên chế của đơn vị; trình cấp ủy, chỉ huy xét duyệt, báo cáo cấp trên trực tiếp bằng văn bản đến cấp quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương (sau đây gọi chung là đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng). Bước 5: Cơ quan quân lực đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng thẩm định báo cáo lần 2 và tiếp tục báo cáo lần 3 về Cục Quân lực Chậm nhất 20 ngày, kể từ ngày tiếp nhận được báo cáo của đơn vị cấp dưới trực tiếp: Cơ quan quân lực đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổng hợp, thẩm định; kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn; văn bằng, chứng chỉ; diện bố trí sử dụng và nhu cầu biên chế của đơn vị; trình cấp ủy, chỉ huy xét duyệt, báo cáo bằng văn bản về Cục Quân lực. Bước 6: Cục quân lực thẩm định báo cáo lần 3, tổng hợp báo cáo Tổng Tham mưu trưởng trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày tiếp nhận báo cáo đề nghị của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Cục Quân lực chịu trách nhiệm thẩm định, tổng hợp báo cáo Tổng Tham mưu trưởng trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định. Bước 7: Chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương phải công bố, trao quyết định Sau khi nhận được quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc tuyển chọn chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, chậm nhất 15 ngày, chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương phải công bố, trao quyết định cho đối tượng được tuyển chọn. Một số trường hợp khác: - Đối với học viên tốt nghiệp đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ tại các cơ sở giáo dục đào tạo theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng; sau khi tốt nghiệp, cấp ủy, chỉ huy cơ sở giáo dục đào tạo xét duyệt báo cáo cấp trên trực tiếp theo phân cấp quản lý trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định. - Tuyển chọn chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp dự bị đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội do Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với đơn vị dự bị động viên thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 11 Thông tư 241/2017/TT-BQP. Bài viết trên đây đã hướng dẫn cách để bộ đội nhập ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp mới nhất, người đọc có thể tham khảo để có thêm định hướng cho mình.
Phục viên là gì? Quân nhân phục viên có được thành lập công ty?
Thuật ngữ “phục viên” có nghĩa là gì? Sĩ quan phục viên vào năm 2024 thì được hưởng chế độ nào? Đã phục viên thì có được thành lập công ty không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Phục viên là gì? Trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể như thế nào là “phục viên”. Đây là một thuật ngữ được sử dụng trong ngành quân đội, được sử dụng để chỉ việc một quân nhân chuyên nghiệp xin ra khỏi quân đội, không còn phục vụ trong quân ngũ căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng 2015. (2) Sĩ quan phục viên năm 2024 thì được hưởng những chế độ gì? Căn cứ Điều 8 Thông tư liên tịch 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC có quy định khi sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp thuộc trường hợp thôi phục vụ tại ngũ mà không đủ điều kiện nghỉ hưu, nghỉ theo chế độ bệnh binh hay không chuyển ngành được thì được phục viên về địa phương và được hưởng những chế độ như sau: - Được hưởng trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định tại thời điểm phục viên. - Được ưu tiên học nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế - xã hội khác. - Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, cứ mỗi năm công tác thì được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương hiện hưởng. - Được cấp tiền tàu xe (loại thông thường ) từ đơn vị về nơi cư trú. Như vậy, trường hợp sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp phục viên năm 2024 thì sẽ được hưởng những chế độ như đã nêu trên. (3) Quân nhân phục viên có được thành lập công ty không? Căn cứ Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định những tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam như sau: - Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình. - Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định. - Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc QĐND Việt Nam, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc CAND Việt Nam. Tuy nhiên, cũng ngoại trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước. - Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 (trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác). - Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, tổ chức không có tư cách pháp nhân. - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định. - Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định. Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy quân nhân chuyên nghiệp thuộc một trong những bị loại trừ, trừ khi họ được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, trường hợp người quân nhân chuyên nghiệp đã phục viên, tức đã rời khỏi quân ngũ thì không còn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định này. Theo đó, người này có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.
Quân nhân chuyên nghiệp có mấy cấp bậc quân hàm?
Quân nhân chuyên nghiệp là lực lượng nào? Quân nhân chuyên nghiệp có mấy cấp bậc quân hàm? Khi nào quân nhân chuyên nghiệp sẽ thôi phục vụ tại ngũ? Quân nhân chuyên nghiệp là lực lượng nào? Theo Điều 2 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau: - Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp. - Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ là quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân. - Quân nhân chuyên nghiệp dự bị là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật này. - Chiến đấu viên là quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu. Như vậy, quân nhân chuyên nghiệp là một trong những lực lượng vũ trang thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam, bao gồm quân nhân chuyên nghiệp tại chỗ, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và chiến đấu viên. Quân nhân chuyên nghiệp có mấy cấp bậc quân hàm? Theo Điều 16 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp như sau: - Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương, gồm: + Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp; + Trung tá quân nhân chuyên nghiệp; + Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp; + Đại úy quân nhân chuyên nghiệp; + Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp; + Trung úy quân nhân chuyên nghiệp; + Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp. - Bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp gồm: + Loại cao cấp là Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp; + Loại trung cấp là Trung tá quân nhân chuyên nghiệp; + Loại sơ cấp là Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp. - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương của từng loại. Như vậy, quân nhân chuyên nghiệp được xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương bao gồm các cấp bậc quân hàm từ thiếu uý đến thượng tá quân nhân chuyên nghiệp. Trường hợp quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ Theo Điều 20 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định những trường hợp sau đây sẽ thôi phục tại ngũ: - Hết hạn phục vụ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015, cụ thể: Phục vụ có thời hạn ít nhất là 06 năm kể từ ngày quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình. - Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015, sau 06 năm kể từ ngày có quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp, nếu có nguyện vọng thôi phục vụ tại ngũ và được cấp có thẩm quyền đồng ý; - Hết hạn tuổi cao nhất theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015, cụ thể: Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình theo cấp bậc quân hàm: + Cấp uý quân nhân chuyên nghiệp: nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi; + Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi; + Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi. - Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 mà quân đội không thể bố trí sử dụng, cụ thể: Chiến đấu viên thực hiện nhiệm vụ khi đủ 40 tuổi thì được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng và được bố trí đảm nhiệm chức danh khác phù hợp với yêu cầu của quân đội hoặc được chuyển ngành. Trường hợp quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu. - Do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng; - Phẩm chất chính trị, đạo đức không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoặc không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ 02 năm liên tiếp theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015; - Không còn đủ tiêu chuẩn về sức khỏe. Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định trên đây, quân nhân chuyên nghiệp sẽ thôi phục vụ tại ngũ.
Bộ đội nhập ngũ bao lâu thì được hưởng ngày phép năm?
Bộ đội gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ sẽ được nghỉ phép bao nhiêu ngày trong năm? Có trường hợp nào được nghỉ phép ngoài ngày phép năm theo quy định không? Sĩ quan bộ đội được nghỉ phép bao nhiêu ngày trong năm? Theo Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định về chế độ nghỉ của sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam quy định như sau: - Sĩ quan tại ngũ được hưởng các chế độ nghỉ sau: + Nghỉ phép hằng năm; + Nghỉ phép đặc biệt; + Nghỉ ngày lễ, tết; + Nghỉ an điều dưỡng; + Nghỉ hằng tuần; + Nghỉ chuẩn bị hưu. Trong đó, chế độ nghỉ phép năm được quy định như sau: - Sĩ quan được nghỉ phép hằng năm như sau: + Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày; + Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày; + Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày. - Sĩ quan ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm: + 10 ngày đối với các trường hợp: Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên; Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên; Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK. + 05 ngày đối với các trường hợp: Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km; Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km trở lên và có hệ số khu vực 0,5 trở lên; Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực. Như vậy, ngoài chế độ phép năm thì sĩ quan bộ đội còn được nghỉ thêm các ngày như lễ, tết, nghỉ phép đặc biệt,... Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ phép bao nhiêu ngày trong năm? Theo Thông tư 113/2016/TT-BQP (được sửa đổi bởi Thông tư 109/2021/TT-BQP) quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng như sau: - Nghỉ hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có) theo quy định của Bộ luật lao động và quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: + Nghỉ hằng tuần; + Nghỉ phép hằng năm; + Nghỉ phép đặc biệt; + Nghỉ ngày lễ, tết; + Nghỉ an dưỡng, điều dưỡng; + Nghỉ chuẩn bị hưu; - Nghỉ chế độ ốm đau, chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Trong đó, chế độ nghỉ phép hằng năm như sau: - Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép hằng năm như sau: + Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày; + Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày; + Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày. - Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đóng quân ở đơn vị xa gia đình (nơi cư trú của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm: + 10 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau: Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên; Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên; Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1. + 05 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau: Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km; Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và có hệ số khu vực 0,5 trở lên; Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực. Như vậy, ngoài nghỉ phép năm, bộ đội là quân nhân chuyên nghiệp cũng được nghỉ các dịp như lễ tết, nghỉ phép đặc biệt,... Bộ đội nhập ngũ được nghỉ phép bao nhiêu ngày trong năm? Theo Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, chế độ nghỉ phép của bộ đội nhập ngũ như sau: - Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành. - Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành nếu: + Gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng + Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích + Hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ. Như vậy, bộ đội nhập ngũ cũng được nghỉ phép năm 10 ngày nếu đã phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi, ngoài ra cũng sẽ được nghỉ các chế độ nghỉ phép đặc biệt.
Bộ đội Biên phòng sẽ được hưởng những chế độ nào?
Bộ đội Biên phòng được hiểu cơ bản là thành phần Quân đội nhân dân canh giữ, bảo vệ khu vực biên giới Việt Nam. Vậy, Bộ đội Biên phòng chính xác có chức năng gì? Bộ đội Biên phòng sẽ được hưởng những chế độ nào? Bộ đội Biên phòng là lực lượng nào? Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 như sau: - Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới. - Bộ đội Biên phòng có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước chính sách, pháp luật về biên phòng; thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật. Theo Điều 23 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định: - Ngày 03 tháng 3 hằng năm là ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng, Ngày biên phòng toàn dân. - Tên giao dịch quốc tế của Bộ đội Biên phòng Việt Nam là Vietnam Border Guard. - Bộ đội Biên phòng sử dụng con dấu có hình Quốc huy trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Như vậy, Bộ đội Biên phòng là một trong các lực lượng vũ trang nhân dân. Là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới. Bộ đội biên phòng sẽ được hưởng những chế độ nào? Theo Điều 27 Luật Biên phòng Việt Nam 2020, chế độ, chính sách đối với lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng như sau: - Lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng ở khu vực biên giới được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật. - Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng được hưởng chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù phù hợp với tính chất công tác và địa bàn hoạt động do Chính phủ quy định. Theo đó, Điều 4 Nghị định 106/2021/NĐ-CP quy định chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù đối với cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng như sau: - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới, hải đảo có thời gian từ 05 năm trở lên: Nếu có nhu cầu chuyển gia đình đến định cư ổn định cuộc sống lâu dài ở khu vực biên giới, hải đảo được: + Chính quyền địa phương nơi chuyển đến ưu tiên giao đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai; + Hỗ trợ về chỗ ở, nhà ở cho gia đình, việc làm cho vợ hoặc chồng của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Bộ đội Biên phòng + Được hưởng các chế độ, chính sách khác theo quy định. - Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng ngoài được hưởng chế độ tiền lương, phụ cấp và các chính sách khác trong Quân đội còn được hưởng phụ cấp trách nhiệm bảo vệ biên giới, hải đảo trong thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, hải đảo. - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Bộ đội Biên phòng đang có thời gian công tác liên tục từ đủ 05 năm trở lên ở khu vực biên giới đất liền, đảo, quần đảo, hàng tháng được hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở biên giới, hải đảo. Trường hợp chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở biên giới, hải đảo được quy định tại nhiều văn bản thì chỉ được hưởng một mức cao nhất của chế độ, chính sách đó. - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Bộ đội Biên phòng khi làm cán bộ tăng cường xã biên giới nơi có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, hàng tháng được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm và chế độ bồi dưỡng sức khỏe hàng năm tăng thêm theo quy định của pháp luật. Như vậy, Bộ đội Biên phòng sẽ được hưởng các chế độ, chính sách trên. Có thể thấy Nhà nước tạo điều kiện để các Bộ đội Biên phòng có thể ổn định cuộc sống, tập trung cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xem thêm: Bảng lương lực lượng vũ trang mới nhất 2024 Bộ đội Biên phòng có được hoạt động ngoài biên giới Việt Nam không? Bộ đội Biên phòng được hoạt động trong phạm vi quy định tại Điều 16 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 như sau: - Hoạt động trong khu vực biên giới, cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý, địa bàn nội địa để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. - Hoạt động ngoài biên giới theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và quy định của pháp luật Việt Nam trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hòa bình, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, kiểm soát xuất nhập cảnh, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật. Như vậy, Bộ đội Biên phòng vẫn được hoạt động ngoài biên giới Việt Nam trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hòa bình, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, kiểm soát xuất nhập cảnh, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật nhưng phải theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và quy định của pháp luật Việt Nam.
Lễ phục của nam và nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Cảnh sát biển Việt Nam
Nghị định 22/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định về quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam và Nghị định 61/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cảnh sát biển Việt Nam có hiệu lực từ ngày 27/02/2024. Theo đó, Lễ phục của nam và nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam được quy định sửa đổi như sau: 1. Lễ phục của nam sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 82/2016/NĐ-CP và được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 2 Nghị định 22/2024/NĐ-CP quy định thay đổi như sau: - Mũ kê pi + Kiểu mẫu: Mũ có đỉnh hình ô van; cúc chốt mũ của cấp tướng dập nổi hình Quốc huy, của cấp tá, cấp úy dập nổi hình ngôi sao năm cánh; ở giữa thành trán mũ phía trước có tán ô dê để đeo quân hiệu; phía trước trên lưỡi trai có dây coóc đông, phía dưới lưỡi trai có hình hai bông lúa. + Màu sắc: Đỉnh mũ màu xanh tím than, thành mũ màu xanh dương. - Quần, áo khoác + Kiểu mẫu Áo khoác: Kiểu dài tay, ve chữ V; thân trước có 04 túi chìm, nắp túi cài cúc; thân sau có sống sau xẻ dưới; vai áo có dây vai đeo cấp hiệu; phía trên tay áo bên trái gắn lô gô Cảnh sát biển Việt Nam; phía dưới hai bên tay áo có viền bác tay (cấp tướng hình cành tùng; cấp tá, cấp úy hình bông lúa). Quần: Kiểu quần âu dài, có 02 túi chéo, cửa quần mở suốt kéo khóa phéc-mơ-tuya. + Màu sắc: Màu xanh tím than. - Áo sơ mi mặc trong: Kiểu áo buông, dài tay, cổ đứng, màu trắng. - Caravat: Kiểu thắt sẵn; màu xanh tím than. - Dây lưng: Cốt dây bằng da, màu đen; cấp tướng may ốp hai lớp da; cấp tá, cấp úy bằng da một mặt nhẵn. Khóa dây lưng bằng kim loại màu vàng có dập nổi ngôi sao năm cánh nội tiếp trong vòng tròn. - Giày da: Cấp tướng kiểu giày mũi trơn, cột dây cố định; cấp tá kiểu mũi có vân ngang, cột dây cố định; cấp úy kiểu mũi có vân ngang, buộc dây; màu đen. - Bít tất: Kiểu dệt ống, màu tím than”. 2. Lễ phục của nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 82/2016/NĐ-CP và được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 2 Nghị định 22/2024/NĐ-CP quy định thay đổi như sau: - Mũ kê pi + Kiểu mẫu: Mũ có đỉnh hình ô van; cúc chốt mũ nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cấp tá, cấp úy dập nổi hình ngôi sao năm cánh; ở giữa thành trán mũ phía trước có tán ô dê để đeo quân hiệu; phía trước trên lưỡi trai có dây coóc đông, phía dưới lưỡi trai có hình hai bông lúa. + Màu sắc: Đỉnh mũ màu xanh tím than, thành mũ màu xanh dương. - Quần, áo khoác + Kiểu mẫu Áo khoác: Kiểu dài tay, ve chữ V; phía dưới thân trước có 02 túi chìm, nắp túi cài cúc; thân sau có sống sau xẻ dưới; vai áo có dây vai đeo cấp hiệu; phía trên tay áo bên trái gắn lô gô; phía dưới hai bên tay áo nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cấp tá, cấp úy có viền bác tay hình bông lúa. Quần: Kiểu quần âu dài, có 02 túi dọc, cửa quần mở suốt kéo khóa phéc-mơ-tuya. + Màu sắc: Màu xanh tím than. - Áo sơ mi mặc trong: Kiểu áo buông, dài tay, chiết eo, cổ đứng, màu trắng. - Caravat: Kiểu thắt sẵn; màu xanh tím than. - Giày da: Kiểu mũi vuông trơn, gót cao, nẹp ô dê luồn dây trang trí; màu đen. - Bít tất: Kiểu dệt ống, màu tím than Theo đó, từ ngày 27/02/2024, Lễ phục của nam và nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam được thực hiện theo quy định nêu trên.
Trang phục dự lễ của nam và nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên đào tạo sĩ quan
Nghị định 22/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định về quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam và Nghị định 61/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cảnh sát biển Việt Nam có hiệu lực từ ngày 27/02/2024. Theo đó, Trang phục dự lễ của nam và nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan được quy định sửa đổi như sau: 1. Trang phục dự lễ của nam sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 82/2016/NĐ-CP và được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 22/2024/NĐ-CP quy định thay đổi như sau: - Mũ kê pi + Kiểu mẫu: Mũ có đỉnh hình ô van; cúc chốt mũ của cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc Hải quân dập nổi hình Quốc huy, của cấp tá, cấp úy dập nổi hình ngôi sao năm cánh; ở giữa thành trán mũ phía trước có tán ô dê để đeo quân hiệu; phía trước trên lưỡi trai có dây coóc đông, phía dưới lưỡi trai có hình hai bông lúa. + Màu sắc Lục quân: Đỉnh mũ màu olive sẫm, thành mũ màu đỏ; Bộ đội Biên phòng: Đỉnh mũ màu olive sẫm, thành mũ màu xanh lá cây; Phòng không - Không quân: Đỉnh mũ màu xanh đậm, thành mũ màu xanh hòa bình; Hải quân: Đỉnh mũ màu trắng, thành mũ màu tím than. - Quần, áo khoác + Kiểu mẫu Áo khoác: Kiểu dài tay, ve chữ V; thân trước có 04 túi chìm, nắp túi cài cúc; thân sau có sống sau xẻ dưới; vai áo có dây vai đeo cấp hiệu; phía trên tay áo bên trái gắn lô gô; phía dưới hai bên tay áo có viền bác tay (cấp tướng hình cành tùng; cấp tá, cấp úy hình bông lúa). Quần: Kiểu quần âu dài, có 02 túi chéo, cửa quần mở suốt kéo khóa phéc-mơ-tuya. + Màu sắc: Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm; Phòng không - Không quân màu xanh đậm; Hải quân màu trắng. - Áo sơ mi mặc trong: Kiểu áo buông, dài tay, cổ đứng, màu trắng. - Caravat: Kiểu thắt sẵn; Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm, Phòng không - Không quân màu xanh đậm, Hải quân màu tím than. - Dây lưng Cốt dây bằng da; cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc Hải quân may ốp hai lớp da; cấp tá, cấp úy bằng da một mặt nhẵn; Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu nâu, Phòng không - Không quân và Hải quân màu đen. Khóa dây lưng bằng kim loại màu vàng có dập nổi ngôi sao năm cánh nội tiếp trong vòng tròn. - Giày da + Kiểu mẫu: Cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc Hải quân kiểu giày mũi trơn, cột dây cố định; cấp tá kiểu mũi có vân ngang, cột dây cố định; cấp úy kiểu mũi có vân ngang, buộc dây. + Màu sắc: Lục quân, Bộ đội Biên phòng, Phòng không - Không quân màu đen; Hải quân màu trắng. - Bít tất: Kiểu dệt ống; Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm, Phòng không - Không quân màu xanh đậm, Hải quân màu trắng 2. Trang phục dự lễ của nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 82/2016/NĐ-CP và được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị định 22/2024/NĐ-CP quy định thay đổi như sau: - Mũ kê pi + Kiểu mẫu: Mũ có đỉnh hình ô van; cúc chốt mũ của cấp tướng dập nổi hình Quốc huy, của cấp tá, cấp úy dập nổi hình ngôi sao năm cánh; ở giữa thành trán mũ phía trước có tán ô dê để đeo quân hiệu; phía trước trên lưỡi trai có dây coóc đông, phía dưới lưỡi trai có hình hai bông lúa. + Màu sắc Lục quân: Đỉnh mũ màu olive sẫm, thành mũ màu đỏ; Bộ đội Biên phòng: Đỉnh mũ màu olive sẫm, thành mũ màu xanh lá cây; Phòng không - Không quân: Đỉnh mũ màu xanh đậm, thành mũ màu xanh hòa bình; Hải quân: Đỉnh mũ màu trắng, thành mũ màu tím than. - Quần, áo khoác + Kiểu mẫu Áo khoác: Kiểu dài tay, ve chữ V; phía dưới thân trước có 02 túi chìm, nắp túi cài cúc; thân sau có sống sau xẻ dưới; vai áo có dây vai đeo cấp hiệu; phía trên tay áo bên trái gắn lô gô; phía dưới hai bên tay áo có viền bác tay (cấp tướng hình cành tùng; cấp tá, cấp úy hình bông lúa). Quần: Kiểu quần âu dài, có 02 túi dọc, cửa quần mở suốt kéo khóa phéc-mơ-tuya. + Màu sắc: Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm; Phòng không - Không quân màu xanh đậm; Hải quân màu trắng. - Áo sơ mi mặc trong: Kiểu áo buông, dài tay, chiết eo, cổ đứng, màu trắng. - Caravat: Kiểu thắt sẵn; Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm, Phòng không - Không quân màu xanh đậm, Hải quân màu tím than. - Giày da: Kiểu mũi vuông trơn, gót cao, nẹp ô dê luồn dây trang trí; Lục quân, Bộ đội Biên phòng, Phòng không - Không quân màu đen; Hải quân màu trắng. - Bít tất: Kiểu dệt ống; Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm, Phòng không - Không quân màu xanh đậm, Hải quân màu trắng Theo đó, từ ngày 27/02/2024, Trang phục dự lễ của nam và nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan được thực hiện theo quy định nêu trên.
Người đã từng đi bộ đội mới được vào quân nhân chuyên nghiệp?
Có thể thấy Quân nhân chuyên nghiệp là lực lượng nòng cốt của đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý; thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác của quân đội. Tuy nhiên, muốn vào vị trí này cần phải đảm bảo các điều kiện nhất định, vậy vấn đê đặt ra chỉ có những người đã từng đi bộ đội thì mới được vào quân nhân chuyên nghiệp? Người đã từng đi bộ đội mới được vào quân nhân chuyên nghiệp? Căn cứ Điều 14 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định việc Tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp như sau: 1. Đối tượng tuyển chọn: - Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong trường hợp thay đổi tổ chức, biên chế mà chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan; - Hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ, đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội; - Công nhân và viên chức quốc phòng. 2. Đối tượng tuyển dụng: Công dân Việt Nam không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên. 3. Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn, tuyển dụng gồm: - Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội; - Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp. 4. Hình thức tuyển chọn, tuyển dụng là xét tuyển hoặc thi tuyển. Trường hợp tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi, xuất sắc hoặc có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ bậc cao thì được tuyển chọn, tuyển dụng thông qua xét tuyển. Thời hạn và hạn tuổi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp hiện nay? Căn cứ Điều 17 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau: 1. Thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình như sau: - Phục vụ có thời hạn ít nhất là 06 năm kể từ ngày quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp; - Phục vụ cho đến hết hạn tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp theo cấp bậc quân hàm: - Cấp uý quân nhân chuyên nghiệp: nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi;\ - Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi; - Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi. 3. Quân nhân chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ và tự nguyện, nếu quân đội có nhu cầu thì được xem xét kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 05 năm. 4. Chiến đấu viên thực hiện nhiệm vụ khi đủ 40 tuổi thì được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng và được bố trí đảm nhiệm chức danh khác phù hợp với yêu cầu của quân đội hoặc được chuyển ngành. Trường hợp quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu. Quy định về cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp? Căn cứ Điều 16 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp như sau: 1. Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương, gồm: - Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp; - Trung tá quân nhân chuyên nghiệp; - Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp; - Đại úy quân nhân chuyên nghiệp; - Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp; - Trung úy quân nhân chuyên nghiệp; - Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp. 2. Bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp gồm: - Loại cao cấp là Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp; - Loại trung cấp là Trung tá quân nhân chuyên nghiệp; - Loại sơ cấp là Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp. 3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương của từng loại. Do đó, mặc dù đối với quân nhân chuyên nghiệp cần phải đáp ứng những điều kiện cụ thể và tiên quyết. Tuy nhiên, không phải người từng đi bộ đội mới được vào quân nhân chuyên nghiệp mà ở đây có 02 hình thức tuyển chọn và tuyển dụng đối với các đối tượng cụ thể nêu trên.
Chế độ nghỉ phép hằng năm của quân nhân chuyên nghiệp được quy định ra sao?
Quân nhân chuyên nghiệp hay chiến sĩ công an nhân dân là các đối tượng lao động thực hiện các công việc đặc thù. Vì thế các quy định về lao động cũng được quy định riêng cho từng đối tượng đảm bảo phù hợp với công việc. Vậy hiện nay chế độ nghỉ phép hằng năm của quân nhân chuyên nghiệp được quy định ra sao? 1. Quân nhân chuyên nghiệp là ai? Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân phòng 2015 có quy định quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp. Quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân hiện nay bao gồm: - Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ là quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân - Quân nhân chuyên nghiệp dự bị là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân phòng 2015. 2. Chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp quốc phòng quy định ra sao? Căn cứ Điều 3 Thông tư 113/2016/TT-BQP quy định các chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thực hiện như sau: Nghỉ hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có) theo quy định của Bộ luật lao động 2019 và quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bao gồm: - Nghỉ hằng tuần; - Nghỉ phép hằng năm; - Nghỉ phép đặc biệt; - Nghỉ ngày lễ, tết; - Nghỉ an dưỡng, điều dưỡng; - Nghỉ chuẩn bị hưu; Ngoài ra, còn được nghỉ chế độ ốm đau, chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Do đó, quân nhân chuyên nghiệp vẫn được hưởng các chế độ nghỉ tương tự như NLĐ. 3. Nghỉ phép hàng năm đối với quân nhân chuyên nghiệp Căn cứ Điều 5 Thông tư 113/2016/TT-BQP (sửa đổi bởi Thông tư 109/2021/TT-BQP) chế độ nghỉ phép hằng năm quy định ngày nghỉ hằng năm của quân nhân chuyên nghiệp như sau: - Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép hằng năm như sau: + Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày; + Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày; + Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày. - Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đóng quân ở đơn vị xa gia đình (nơi cư trú của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm: + 10 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau: Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên; Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên; Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1. + 05 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau: Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km; Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và có hệ số khu vực 0,5 trở lên; Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực. - Trong trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, đơn vị không thể bố trí cho quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ phép năm hoặc nghỉ chưa hết số ngày phép năm theo quy định thì năm sau chỉ huy đơn vị xem xét, quyết định cho nghỉ bù phép của năm trước. Trường hợp cá biệt, chỉ huy đơn vị vẫn không thể bố trí cho đi nghỉ phép được thì quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được xem xét, thanh toán tiền lương đối với số ngày chưa nghỉ phép năm. - Thời gian đi đường không tính vào số ngày được nghỉ phép đối với các trường hợp: + Nghỉ phép năm; + Nghỉ phép năm thuộc các trường hợp được nghỉ thêm; + Nghỉ phép đặc biệt. - Chỉ huy từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ nhiệm vụ của đơn vị, lập kế hoạch nghỉ phép, tỷ lệ nghỉ thường xuyên không quá 15% quân số của đơn vị. Đối với các đơn vị không thuộc khối sẵn sàng chiến đấu tùy theo tính chất và yêu cầu nhiệm vụ thực hiện cho phù hợp. Các học viện, nhà trường bố trí cho quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ phép tập trung vào dịp nghỉ hè.
Ban hành chính sách mới dành cho quân nhân, CNVC chức quốc phòng thôi việc, chuyển ngành
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 19/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp thi hành chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng chuyển ngành, công nhân và viên chức quốc phòng thôi việc theo quy định của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, theo đó có những chính sách đặc biệt sau đây: 1. Đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng chuyển ngành 1.1 Trường hợp chuyển ngành sang làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội hưởng lương từ ngân sách nhà nước (sau đây viết gọn là cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước) a) Được ưu tiên bố trí việc làm phù hợp với ngành, nghề chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết phù hợp với công việc đảm nhiệm. b) Được miễn thi tuyển, xét tuyển nếu chuyển ngành về cơ quan cũ trước khi vào phục vụ trong Quân đội hoặc chuyển ngành theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. c) Quân nhân chuyên nghiệp được xếp và hưởng lương theo công việc mới, chức vụ mới kể từ ngày quyết định chuyển ngành có hiệu lực. Trường hợp tiền lương theo nhóm, ngạch, bậc được xếp thấp hơn tiền lương theo loại, nhóm, bậc của quân nhân chuyên nghiệp được hưởng tại thời điểm chuyển ngành thì được bảo lưu mức lương và phụ cấp thâm niên tại thời điểm chuyển ngành trong thời gian là 18 tháng kể từ ngày quyết định chuyển ngành có hiệu lực và do cơ quan, tổ chức mới chi trả. Việc tiếp tục cho hưởng lương bảo lưu ngoài thời gian 18 tháng do Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức xem xét, quyết định phù hợp với tương quan tiền lương nội bộ. Trong thời gian hưởng bảo lưu lương, mức tiền lương chênh lệch bảo lưu giảm tương ứng khi cán bộ, công chức, viên chức được nâng lương hoặc được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung trong ngạch hoặc được nâng ngạch. Sau thời gian bảo lưu lương, tiếp tục được hưởng mức phụ cấp thâm niên tại thời điểm chuyển ngành hoặc được cộng nối để tính hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên. Công nhân và viên chức quốc phòng được xếp và hưởng lương theo công việc mới, chức vụ mới kể từ ngày quyết định chuyển ngành có hiệu lực. d) Nếu đã chuyển ngành, đủ điều kiện hưởng lương hưu, nếu mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ để tính lương hưu tại thời điểm nghỉ hưu thấp hơn mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm căn cứ tính lương hưu. đ) Nếu đã chuyển ngành, nếu không đủ điều kiện hưởng lương hưu mà thôi việc thì ngoài hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định, được giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc do cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức tại thời điểm thôi việc chi trả; trong đó: cứ mỗi năm công tác trong Quân đội được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm thôi việc để làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc; thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trợ cấp thôi việc thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức tại thời điểm thôi việc. 1.2. Trường hợp chuyển ngành sang làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước a) Được bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành. b) Được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp băng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi chuyển ngành, do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng quản lý quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trước khi chuyển ngành chi trả. c) Khi đủ điều kiện hưởng lương hưu, được thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành nhưng không được áp dụng cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ để tính lương hưu 1.3. Trường hợp quân nhân chuyên nghiệp đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá 01 năm (12 tháng) kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực a) Nếu được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì được thực hiện chế độ chuyển ngành theo quy định tại mục 1.1, đồng thời phải hoàn trả khoản trợ cấp phục viên một lần và trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần (đã nhận) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi quân nhân chuyên nghiệp công tác trước khi phục viên chỉ đạo thu hồi quyết định phục viên và các khoản trợ cấp nêu trên; ra quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển ngành; nộp các khoản trợ cấp đã thu vào ngân sách nhà nước và tài khoản chuyên thu của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng; hoàn thiện hồ sơ đề nghị Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng xác nhận, thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước đó theo quy định. b) Nếu được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước mà có nguyện vọng được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì phải hoàn trả khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần (đã nhận) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi quân nhân chuyên nghiệp công tác trước khi phục viên chỉ đạo thu hồi khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần nộp vào tài khoản chuyên thu của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng; hoàn thiện hồ sơ đề nghị Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng xác nhận, thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước đó theo quy định. Khi đủ điều kiện hưởng lương hưu, không được áp dụng cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ để tính lương hưu c) Trường hợp cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi quân nhân chuyên nghiệp công tác trước khi phục viên đã sáp nhập hoặc giải thể thì do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sau sáp nhập hoặc cơ quan, đơn vị cấp trên quản lý trực tiếp của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp giải thể giải quyết. d) Thời gian quân nhân chuyên nghiệp phục viên về địa phương không được tính là thời gian công tác tham gia bảo hiểm xã hội. 2. Đối với công nhân và viên chức quốc phòng thôi việc 2.1. Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác (nếu có) theo quy định của pháp luật hiện hành. 2.2. Được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi thôi việc do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng quản lý công nhân và viên chức quốc phòng trước khi thôi việc chi trả. 2.3. Thực hiện chế độ, chính sách đối với công nhân và viên chức quốc phòng đã thôi việc về địa phương trong thời gian không quá 01 năm (12 tháng) kể từ ngày quyết định thôi việc có hiệu lực như sau: a) Nếu được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì được thực hiện chế độ chuyển ngành theo quy định tại mục 1.1, đồng thời phải hoàn trả khoản trợ cấp một lần quy định tại mục 1.2 và trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần (đã nhận) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi công nhân và viên chức quốc phòng công tác trước khi thôi việc chỉ đạo thu hồi quyết định thôi việc và các khoản trợ cấp nêu trên; ra quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển ngành; nộp các khoản trợ cấp đã thu vào ngân sách nhà nước và tài khoản chuyên thu của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng; hoàn thiện hồ sơ đề nghị Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng xác nhận, thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước đó theo quy định. b) Nếu được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước mà có nguyện vọng được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì phải hoàn trả khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần (đã nhận) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi công nhân và viên chức quốc phòng công tác trước khi thôi việc chỉ đạo thu hồi khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần nộp vào tài khoản chuyên thu của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng; hoàn thiện hồ sơ đề nghị Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng xác nhận, thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước đó theo quy định. Khi đủ điều kiện hưởng lương hưu, không được áp dụng cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ để tính lương hưu c) Trường hợp cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi công nhân và viên chức quốc phòng công tác trước khi thôi việc đã sáp nhập hoặc giải thể thì thực hiện theo quy định tại điểm c mục 1.3 d) Thời gian công nhân và viên chức quốc phòng thôi việc về địa phương không được tính là thời gian công tác tham gia bảo hiểm xã hội. 3. Tiền lương và thời gian công tác để tính hưởng chế độ 3.1. Tiền lương để tính hưởng chế độ Tiền lương tháng để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần, trợ cấp thôi việc là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng chuyển ngành, thôi việc, bao gồm: Tiền lương theo loại, nhóm, bậc đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; nhóm, ngạch, bậc đối với viên chức quốc phòng và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên, phụ cấp thâm niên vượt khung và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có). 3.2. Thời gian công tác để tính hưởng chế độ a) Thời gian công tác để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần là tổng thời gian công tác trong Quân đội (gồm: Thời gian là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng) và thời gian công tác tại các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước có đóng bảo hiểm xã hội, trừ thời gian đã hưởng chế độ trợ cấp một lần khi phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc. b) Thời gian công tác quy định tại điểm a khoản này nếu đứt quãng thì được cộng dồn; nếu có tháng lẻ thì được tính như sau: Dưới 03 tháng không tính, từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng được tính là 1/2 năm, từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng được tính tròn là 01 năm. Nghị định 19 có hiệu lực tử 14/5/2022
Quân nhân chuyên nghiệp tự ý nghỉ sẽ xử lý như thế nào?
Trường hợp quân nhân chuyên nghiệp trong thời gian chờ phục viên. Đã nộp đơn xin nghĩ 30 ngày. Và tự ý nghỉ sẽ xử lý như thế nào
Cán bộ, chiến sĩ hy sinh khi đi cứu hộ, cứu nạn sẽ được hưởng trợ cấp gì?
Cán bộ, chiến sĩ hy sinh khi công tác được hưởng trợ cấp gì? - Ảnh minh họa Trong công tác tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn đồng bào bị thiên tai lũ lụt vừa qua, 13 cán bộ, chiến sĩ đã không may mắn mất tích và thiệt mạng. Họ sẽ được hưởng trợ cấp như thế nào? Được biết trong danh sách này có 11 người là Quân nhân chuyên nghiệp và 2 Cán bộ. Đối với Quân nhân chuyên nghiệp, tiền trợ cấp khi hy sinh thực hiện theo Thông tư 162/2017/TT-BQP như sau: Thứ nhất, đối tượng được hưởng chính sách được quy định tại Khoản 1 Điều 2 là: “Thân nhân của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đang công tác trong Bộ Quốc phòng.” Theo đó, khi quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội nếu hy sinh, từ trần thì thân nhân của họ (vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; người nuôi dưỡng hợp pháp; con đẻ, con nuôi hợp pháp) hưởng trợ cấp 1 lần theo Điều 7 Thông tư 162/2017/TT-BQP "Trợ cấp một lần = Tổng thời gian công tác x 01 tháng tiền lương liền kề trước khi hy sinh, từ trần" Một số cách quy đổi thời gian công tác đặc biệt khi tham gia các chiến dịch lớn, công tác tại các địa bàn khó khăn, công việc mang tính nguy hiểm,… được hướng dẫn tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư 162. Thẩm quyền giải quyết và hồ sơ giải quyết do Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định, kèm theo hồ sơ là những giấy tờ sau: + Phiếu thanh toán chế độ trợ cấp từ nguồn ngân sách nhà nước (mẫu Phiếu thanh toán chế độ trợ cấp kèm theo). + Phiếu thanh toán chế độ trợ cấp của mỗi đối tượng được lập thành 04 bản, cấp cho: Cơ quan nhân sự (Cơ quan Cán bộ hoặc Cơ quan Quân lực): 01 bản; Cơ quan Chính sách: 01 bản; Cơ quan Tài chính: 01 bản; đối tượng: 01 bản. Đối với cán bộ, công chức, tại Điều 14 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định: "Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật." Như vậy đối với cán bộ hy sinh trong khi thực hiện công vụ, cần có sự xem xét của Nhà nước để được hưởng những chính sách đặc biệt. Ngoài những chính sách kể trên thì quân nhân chuyên nghiệp, cán bộ công chức khi hy sinh sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn khác. Mời bạn đọc đóng góp thêm những chính sách khác về chủ đề này. Xin cảm ơn!
Quân nhân chuyên nghiệp có được đóng góp vốn vào công ty TNHH không?
- Theo Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định: Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: "Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;" - Theo Khoản 2 Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng 2005 quy định “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.” Như vậy, Quân nhân chuyên nghiệp không được thành lập và quản lý doanh nghiệp nhưng vẫn được góp vốn vào công ty TNHH (trừ trường hợp là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.).
QUY ĐỊNH MỚI VỀ TUYỂN CHỌN CÁN BỘ, SĨ QUAN DỰ BỊ TẠI NGŨ TRONG QUÂN ĐỘI
>>> Hệ thống cấp bậc quân hàm trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân >>> Bảng lương, phụ cấp trong ngành Quân đội nhân dân mới nhất Ngày 27/12 vừa qua, BQP đã ban hành Thông tư 308/2017/TT-BQP quy định việc tuyển chọn, tuyển dụng vào đội ngũ cán bộ; đào tạo sĩ quan dự bị gọi vào phục vụ tại ngũ trong Quân đội, theo đó để được tuyển chọn làm cán bộ, sĩ quan dự bị phải đáp ứng những điều kiện sau: 1. Về năng lực, độ tuổi - Là Quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng; cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế nhà nước; + Có độ tuổi phù hợp theo từng cấp bậc, hoặc trường hợp khác do người có thẩm quyền quy định + Cán bộ công viên chức ngoài quốc phòng thì có độ tuổi không quá 35 - Là người lao động đang làm việc ở các cơ quan, tổ chức không thuộc biên chế nhà nước; + Có độ tuổi không quá 35 - Là người tốt nghiệp đại học, sau đại học có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời. + Có độ tuổi không quá 30 + Trường hợp có học vị thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa 1thì không quá 35 + Trường hợp có học vị tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa 2 thì không quá 40 2. Trình độ học vấn, thời gian công tác a. Đối với viên chức quốc phòng, quân nhân chuyên nghiệp: thời gian công tác ít nhất 2 năm - Đơn vị thuộc khối dự toán: + Tốt nghiệp hệ chính quy, công lập, trung lập dài hạn loại khá trở lên; + Đơn vị ở vùng cao, biên giới hải đảo... phải tốt nghiệp loại trung bình khá trở lên; - Đơn vị thuộc khối họach toán: + Tuyển chọn chức danh trợ lý, giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, phó phòng, quản đốc, đội trưởng bình đoàn... phải tốt nghiệp loại trung bình khá trở lên; + Đối với chức danh đội trưởng binh đoàn phải từng đảm nhiệm chức danh đội phó hoặc ở vị trí đương nhiệm ít nhất 1 năm và hoàn thành tốt nhiệm vụ. b. Đối với người ngoài quân đội: - Tốt nghiệp hệ chính quy, công lập, trung lập dài hạn loại khá trở lên - Người làm việc tại trung tâm, viện nghiên cứu, học viện, nhà trường, bệnh viên hạng đặc biệt, loại 1 phải có điểm tốt nghiệp đại học từ 7,5... 3. Yêu cầu về sức khỏe: - Người ngoài quân đội: đạt sức khỏe loại 1, 2 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự - Người trong quân đội: đạt sức khỏe loại 1, 2 theo Hướng dẫn 1631/LC-QY-CB của liên cục quân y - Cán bộ Xem chi tiết quy định trong file đính kèm
Cấp bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp là gì?
Quân nhân chuyên nghiệp là những người được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội. Quân nhân chuyên nghiệp có cấp bậc cao nhất là gì? Cấp bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp là gì? Điều 16 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp như sau: - Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương, gồm: + Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp; + Trung tá quân nhân chuyên nghiệp; + Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp; + Đại úy quân nhân chuyên nghiệp; + Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp; + Trung úy quân nhân chuyên nghiệp; + Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp. - Bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp gồm: + Loại cao cấp là Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp; + Loại trung cấp là Trung tá quân nhân chuyên nghiệp; + Loại sơ cấp là Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp. Như vậy, cấp bậc quân hàm cao nhất của nhân nhân chuyên nghiệp là Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp. Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp sau cải cách tiền lương? Hiện nay, bảng lương của quân nhân chuyên nghiệp sẽ được xác định theo Bảng 7 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Trong đó, tiền lương = hệ số lương x lương cơ sở Mà theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định từ ngày 01/7/2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng. Theo đó, ta có bảng lương quân nhân chuyên nghiệp sau cải cách tiền lương như sau: Quân nhân chuyên nghiệp cao cấp: Hệ số lương (Nhóm 1) Mức lương (Đơn vị: VNĐ) Hệ số lương (Nhóm 2) Mức lương (Đơn vị: VNĐ) 3,85 9.009.000 3,65 8.541.000 4,2 9.828.000 4 9.360.000 4,55 10.647.000 4,35 10.179.000 4,9 11.466.000 4,7 10.998.000 5,25 12.285.000 5,05 11.817.000 5,6 13.104.000 5,4 12.636.000 5,95 13.923.000 5,75 13.455.000 6,3 14.742.000 6,1 14.274.000 6,65 15.561.000 6,45 15.093.000 7 16.380.000 6,8 15.912.000 7,35 17.199.000 7,15 16.731.000 7,7 18.018.000 7,5 17.550.000 Quân nhân chuyên nghiệp trung cấp: Hệ số lương (Nhóm 1) Mức lương từ ngày 01/7/2024 (Đơn vị: VNĐ) Hệ số lương (Nhóm 2) Mức lương từ ngày 01/7/2024 (Đơn vị: VNĐ) 3,5 8.190.000 3,2 7.488.000 3,8 8.892.000 3,5 8.190.000 4,1 9.594.000 3,8 8.892.000 4,4 10.296.000 4,1 9.594.000 4,7 10.998.000 4,4 10.296.000 5 11.700.000 4,7 10.998.000 5,3 12.402.000 5 11.700.000 5,6 13.104.000 5,3 12.402.000 5,9 13.806.000 5,6 13.104.000 6,2 14.508.000 5,9 13.806.000 Quân nhân chuyên nghiệp sơ cấp: Hệ số lương (Nhóm 1) Mức lương từ ngày 01/7/2024 (Đơn vị: VNĐ) Hệ số lương (Nhóm 2) Mức lương từ ngày 01/7/2024 (Đơn vị: VNĐ) 3,2 7.488.000 2,95 6.903.000 3,45 8.073.000 3,2 7.488.000 3,7 8.658.000 3,45 8.073.000 3,95 9.243.000 3,7 8.658.000 4,2 9.828.000 3,95 9.243.000 4,45 10.413.000 4,2 9.828.000 4,7 10.998.000 4,45 10.413.000 4,95 11.583.000 4,7 10.998.000 5,2 12.168.000 4,95 11.583.000 5,45 12.753.000 5,2 12.168.000 Theo đó, sau cải cách tiền lương thì bảng lương của quân nhân chuyên nghiệp cũng tăng đáng kể so với những năm trước. Lưu ý, bảng lương trên chưa bao gồm phụ cấp. Quân nhân chuyên nghiệp phục vụ tại ngũ đến bao nhiêu tuổi? Theo Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về thời hạn và hạn tuổi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp như sau:: - Thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình như sau: + Phục vụ có thời hạn ít nhất là 06 năm kể từ ngày quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp; + Phục vụ cho đến hết hạn tuổi theo quy định. - Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp theo cấp bậc quân hàm: + Cấp uý quân nhân chuyên nghiệp: nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi; + Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi; + Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi. - Kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ: Quân nhân chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ và tự nguyện, nếu quân đội có nhu cầu thì được xem xét kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 05 năm. - Chuyển ngành, nghỉ hưu: Chiến đấu viên thực hiện nhiệm vụ khi đủ 40 tuổi thì được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng và được bố trí đảm nhiệm chức danh khác phù hợp với yêu cầu của quân đội hoặc được chuyển ngành. Trường hợp quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu. Như vậy, thông thường thì cấp uý quân nhân chuyên nghiệp sẽ được phục vụ đến nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi, Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp cả nam và nữ sẽ được phục vụ đến 54 tuổi và Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp sẽ được phục vụ đến nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi.
Quy định về nhà ở công vụ trong quân đội hiện nay
Hiện nay nhà ở công vụ trong quân đội được cấp cho những đối tượng nào? Tiêu chuẩn diện tích và định mức trang thiết bị nội thất theo quy định mới nhất như thế nào? Quy định về nhà ở công vụ trong quân đội hiện nay 1) Những đối tượng nào được thuê nhà ở công vụ trong quân đội? Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 68/2017/TT-BQP quy định: Nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng là nhà ở kiểu căn hộ (căn nhà) khép kín, dùng để bố trí cho cán bộ, nhân viên đủ điều kiện được thuê ở trong thời gian đảm nhiệm công tác; là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước do Bộ Quốc phòng quản lý sử dụng. Theo đó, Điều 15 Thông tư 68/2017/TT-BQP quy định như sau: - Đối tượng được thuê nhà ở công vụ: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ được điều động, luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, người làm việc trong các tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý hiện đang công tác có đủ điều kiện theo quy định. - Điều kiện được thuê nhà ở công vụ: + Có nhu cầu thuê nhà ở công vụ; + Có quyết định điều động, luân chuyển công tác của cấp có thẩm quyền; + Thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được thuê, thuê mua hoặc mua nhà ở xã hội tại nơi đến công tác hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác nhưng có diện tích nhà ở bình quân trong hộ gia đình dưới 15 m2 sàn/người; + Không thuộc diện phải ở trong doanh trại của quân đội theo quy định của cấp có thẩm quyền. Như vậy, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, cán bộ, nhân viên quốc phòng đáp ứng các điều kiện theo quy định là những đối tượng được thuê nhà ở công vụ trong quân đội (trừ trường hợp phải ở trong doanh trại của lực lượng vũ trang nhân dân). 2) Tiêu chuẩn diện tích và định mức trang thiết bị nội thất nhà ở công vụ trong quân đội hiện nay Hiện nay, quy định về nhà ở công vụ trong quân đội được thực hiện theo Thông tư 68/2017/TT-BQP. Đồng thời ngày 24/7/2024 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 11/2024/QĐ-TTg về tiêu chuẩn diện tích và định mức trang thiết bị nội thất nhà ở công vụ, trong đó có cả nhà ở công vụ của Bộ Quốc phòng. Theo đó, Điều 6 Quyết định 11/2024/QĐ-TTg có quy định tiêu chuẩn diện tích và định mức trang thiết bị nội thất cho thuê nhà ở công vụ của Bộ Quốc phòng hiện nay như sau: - Đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, sĩ quan giữ chức vụ có cấp bậc quân hàm là Đại tướng: + Biệt thự công vụ cao không quá 04 tầng, diện tích đất xây dựng từ 450 m2 đến 500 m2; + Định mức kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất không gắn liền với nhà ở công vụ quy định tại khoản này là 350 triệu đồng. - Đối với Tổng Tham mưu trưởng: + Biệt thự công vụ cao không quá 04 tầng, có khuôn viên sân, vườn, có hàng rào và lối ra vào riêng biệt, đảm bảo hệ thống an ninh, bảo vệ theo quy định + Diện tích đất xây dựng từ 300 m2 đến dưới 350 m2; + Định mức kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất không gắn liền với nhà ở công vụ là 300 triệu đồng. - Đối với Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng, Đô đốc Hải quân và tương đương; sĩ quan giữ chức vụ có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng: + Nhà ở liền kề có diện tích đất từ 200 m2 đến 250 m2, cao không quá 04 tầng, được thiết kế theo kiểu nhà ở liền kề có sân vườn hoặc nhà phố, xây dựng liền nhau, các tầng cùng sử dụng chung hệ thống hạ tầng kỹ thuật; + Căn hộ chung cư có diện tích sử dụng từ 145 m2 đến 160 m2, được thiết kế không gian ở khép kín, có một hay nhiều không gian chức năng khác nhau như: Phòng khách, các phòng ngủ, phòng ăn, bếp, khu vệ sinh, ban công hoặc lô gia + Định mức kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất không gắn liền với nhà ở công vụ quy định tại khoản này là 250 triệu đồng. - Đối với Chủ nhiệm, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Phó Đô đốc, Chuẩn Đô đốc Hải quân và tương đương; sĩ quan giữ chức vụ có cấp bậc quân hàm là Trung tướng, Thiếu tướng: + Nhà ở liền kề có diện tích đất từ 120 m2 đến 150 m2, cao không quá 04 tầng, được thiết kế theo kiểu nhà ở liền kề có sân vườn hoặc nhà phố, xây dựng liền nhau, các tầng cùng sử dụng chung hệ thống hạ tầng kỹ thuật; + Căn hộ chung cư có diện tích sử dụng từ 100 m2 đến dưới 145 m2, được thiết kế không gian ở khép kín, có một hay nhiều không gian chức năng khác nhau như: Phòng khách, các phòng ngủ, phòng ăn, bếp, khu vệ sinh, ban công hoặc lô gia + Định mức kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất không gắn liền với nhà ở công vụ là 200 triệu đồng. - Đối với Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự, Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh và tương đương; sĩ quan giữ chức vụ, chức danh có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tá, Thượng tá: -Nhà ở liền kề có diện tích đất từ 80 m2 đến 100 m2, cao không quá 04 tầng, được thiết kế theo kiểu nhà ở liền kề có sân vườn hoặc nhà phố, xây dựng liền nhau, các tầng cùng sử dụng chung hệ thống hạ tầng kỹ thuật - Căn hộ chung cư có diện tích sử dụng từ 80 m2 đến dưới 100 m2, được thiết kế không gian ở khép kín, có một hay nhiều không gian chức năng khác nhau như: Phòng khách, các phòng ngủ, phòng ăn, bếp, khu vệ sinh, ban công hoặc lô gia; + Định mức kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất không gắn liền với nhà ở công vụ là 180 triệu đồng. - Đối với Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn và tương đương; sĩ quan giữ chức vụ, chức danh có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tá: + Nhà ở liền kề có diện tích đất từ 60 m2 đến dưới 80 m2, cao không quá 04 tầng, được thiết kế theo kiểu nhà ở liền kề có sân vườn hoặc nhà phố, xây dựng liền nhau, các tầng cùng sử dụng chung hệ thống hạ tầng kỹ thuật + Căn hộ chung cư có diện tích sử dụng từ 60 m2 đến dưới 80 m2, được thiết kế không gian ở khép kín, có một hay nhiều không gian chức năng khác nhau như: Phòng khách, các phòng ngủ, phòng ăn, bếp, khu vệ sinh, ban công hoặc lô gia; + Định mức kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất không gắn liền với nhà ở công vụ là 150 triệu đồng. - Đối với Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội và tương đương; sĩ quan giữ chức vụ, chức danh có cấp bậc quân hàm cao nhất đến Thiếu tá, cấp úy; quân nhân chuyên nghiệp: Được bố trí cho thuê một trong hai loại hình nhà ở công vụ như sau: + Căn hộ chung cư có diện tích sử dụng từ 45 m2 đến dưới 60 m2, được thiết kế không gian ở khép kín, có một hay nhiều không gian chức năng khác nhau như: Phòng khách, các phòng ngủ, phòng ăn, bếp, khu vệ sinh, ban công hoặc lô gia; + Căn nhà có diện tích sử dụng từ 48 m2 đến dưới 60 m2 được xây dựng theo kiểu nhà 01 tầng có nhiều căn nhà sát nhau, từng căn nhà có công trình phụ khép kín. Diện tích sử dụng tối thiểu 24 m2/căn nhà. + Định mức kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất cho nhà ở công vụ quy định tại khoản này là 120 triệu đồng. - Đối với Công chức, công nhân và viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng được điều động, luân chuyển, biệt phái đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo: + Căn nhà diện tích sử dụng từ 24 m2 đến 48 m2; + Định mức kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất cho nhà ở công vụ là 60 triệu đồng. Như vậy, hiện nay tiêu chuẩn diện tích và định mức trang thiết bị nội thất nhà ở công vụ trong quân đội sẽ được thực hiện theo các quy định trên.
Quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội có được cấp hộ chiếu công vụ không?
Quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội có được cấp hộ chiếu công vụ không? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép, quyết định cử người thuộc diện cấp hộ chiếu công vụ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này. Quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội có được cấp hộ chiếu công vụ không? Đối tượng được cấp hộ chiếu công vụ được quy định tại Điều 9 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 như sau: (1) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. (2) Viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: - Người đứng dầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các Ban và cơ quan tương đương của Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; - Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Huyện ủy, Quận ủy, Thị ủy, Thành ủy thuộc Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện; - Người giữ vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước. (3) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu. (4) Nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài. (5) Vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi của người được quy định tại khoản 4 Điều 9 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác. Như vậy, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội là đối tượng được cấp hộ chiếu công vụ. Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép, quyết định cử người thuộc diện cấp hộ chiếu công vụ? Căn cứ theo Điều 11 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì cơ quan sau đây có thẩm quyền cho phép, quyết định cử người thuộc diện cấp hộ chiếu công vụ: (1) Bộ Chính trị; Ban Bí thư; Ban, Ủy ban, cơ quan thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; cơ quan khác do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng thành lập; Văn phòng Trung ương Đảng; Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương. (2) Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Tổng Kiểm toán nhà nước. (3) Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập. (4) Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước. (5) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. (6) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. (7) Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. (8) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. (9) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam. (10) Đối với nhân sự thuộc diện quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì thực hiện theo các quy định liên quan. (11) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị trực thuộc trong việc cử hoặc cho phép cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nước ngoài và thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu. Tóm lại: Quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội là đối tượng được cấp hộ chiếu công vụ. Ngoài ra, thẩm quyền cho phép, quyết định cử người thuộc diện cấp hộ chiếu công vụ được quy định như trên.
Quân nhân kết hôn được nghỉ bao nhiêu ngày?
Quân nhân là những người làm việc trong Quân đội nhân dân Việt Nam như sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp. Vậy quân nhân kết hôn sẽ được nghỉ bao nhiêu ngày? Quân nhân kết hôn được nghỉ bao nhiêu ngày? Sĩ quan quân đội kết hôn được nghỉ bao nhiêu ngày? Theo Điều 5 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định chế độ nghỉ phép đặc biệt đối với sĩ quan như sau: Ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, sĩ quan được nghỉ phép đặc biệt mỗi lần không quá 10 ngày đối với các trường hợp: - Sĩ quan kết hôn; con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn. - Gia đình gặp khó khăn đột xuất do bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp (cả bên chồng và bên vợ); vợ (hoặc chồng); con đẻ, con nuôi hợp pháp đau ốm nặng, tai nạn rủi ro, hy sinh, từ trần hoặc bị hậu quả thiên tai nặng. Như vậy, sĩ quan quân đội kết hôn sẽ được nghỉ không quá 10 ngày. Quân nhân chuyên nghiệp kết hôn được nghỉ bao nhiêu ngày? Theo Điều 6 Thông tư 113/2016/TT-BQP quy định chế độ nghỉ phép đặc biệt đối với quân nhân chuyên nghiệp như sau: Ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép đặc biệt không quá 10 ngày, trong những trường hợp sau đây: - Kết hôn; con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn. - Bố đẻ, mẹ đẻ; bố vợ, mẹ vợ; bố chồng, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết hoặc đau ốm nặng, tai nạn phải điều trị dài ngày tại các cơ sở y tế. - Gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra. Như vậy, quân nhân chuyên nghiệp khi kết hôn cũng sẽ được nghỉ không quá 10 ngày tương tự sĩ quan. Hạ sĩ quan, binh sĩ kết hôn được nghỉ bao nhiêu ngày? Theo khoản 1, khoản 3 Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ như sau: - Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành. - Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành. Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định ngày nghỉ phép đặc biệt khi hạ sĩ quan, binh sĩ kết hôn. Theo đó, hạ sĩ quan, binh sĩ có thể tranh thủ thời gian nghỉ 10 ngày phép hàng năm khi đã phục vụ từ tháng thứ 13 trở đi để về kết hôn. Ai sẽ có thẩm quyền giải quyết chế độ nghỉ đối với sĩ quan? Theo Điều 10 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định thẩm quyền giải quyết chế độ nghỉ đối với sĩ quan như sau: - Thẩm quyền giải quyết cho sĩ quan nghỉ theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư 153/2017/TT-BQP thực hiện như sau: + Trung đoàn trưởng, Chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên giải quyết cho sĩ quan cấp dưới thuộc quyền. + Sĩ quan giữ chức vụ từ trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên do người chỉ huy, chính ủy cấp trên trực tiếp quyết định. - Thẩm quyền giải quyết cho sĩ quan tại ngũ nghỉ chuẩn bị hưu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 Thông tư 153/2017/TT-BQP thực hiện theo Quy chế công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam của Quân ủy Trung ương. Như vậy, Trung đoàn trưởng, Chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên sẽ là người có thẩm quyền giải quyết cho sĩ quan cấp dưới thuộc quyền nghỉ phép. Trường hợp nào sĩ quan chưa hết phép bị điều động lại đơn vị? Theo Điều 11 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định về đình chỉ chế độ nghỉ như sau: - Khi có lệnh công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước, lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, mọi sĩ quan đang nghỉ theo quy định tại Thông tư 153/2017/TT-BQP phải về ngay đơn vị. - Khi Chủ tịch nước công bố tình trạng chiến tranh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh đình chỉ các chế độ nghỉ của sĩ quan. - Khi đơn vị có nhiệm vụ khẩn cấp, đặc biệt, chỉ huy cấp nào có thẩm quyền giải quyết cho sĩ quan nghỉ, được quyền gọi sĩ quan về đơn vị để thực hiện nhiệm vụ. Như vậy, sĩ quan đang trong thời gian nghỉ phép, chưa hết phép sẽ bị điều động lại đơn vị trong các trường hợp sau: khi có lệnh công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước, lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ; đơn vị có nhiệm vụ khẩn cấp, đặc biệt. Xem thêm: Điều kiện kết hôn với sĩ quan quân đội năm 2024
Bộ đội chưa nghỉ hết ngày phép năm thì được hỗ trợ thế nào?
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ chưa được nghỉ hết ngày phép năm thì sẽ được giải quyết, hỗ trợ thế nào? Quy định về chế độ phép năm của các đối tượng này? Bộ đội chưa nghỉ hết ngày phép năm thì được hỗ trợ thế nào? Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp chưa nghỉ hết ngày phép năm Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 13/2012/TT-BQP quy định sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng (sau đây gọi là cán bộ, nhân viên) làm việc trong các cơ quan, đơn vị quân đội có sử dụng kinh phí do Nhà nước cấp, đóng quân tại các địa bàn có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên hoặc ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là những đối tượng được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ hoặc chưa được nghỉ hết số ngày nghỉ phép năm: - Chỉ huy cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm bố trí sắp xếp công việc, thời gian cho cán bộ, nhân viên nghỉ phép năm theo chế độ quy định. Trong trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ không thể nghỉ phép trong năm được, thì năm sau người chỉ huy từ cấp Lữ đoàn và tương đương trở lên xem xét, quyết định cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền được nghỉ bù phép năm trước. - Cán bộ, nhân viên đã được cơ quan, đơn vị bố trí sắp xếp thời gian cho nghỉ phép theo tiêu chuẩn quy định nhưng không có nhu cầu nghỉ phép thì không được chi trả tiền lương đối với những ngày chưa nghỉ phép năm. - Trường hợp cá biệt, do yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị mà chỉ huy đơn vị vẫn không bố trí cho cán bộ, nhân viên đi nghỉ phép được thì xem xét, đề nghị giải quyết như sau: + Các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư 13/2012/TT-BQP, đơn vị lập danh sách đề nghị chỉ huy từ cấp Lữ đoàn và tương đương trở lên xem xét, quyết định cho thanh toán tiền lương những ngày chưa được nghỉ phép năm, nhưng tối đa không quá 15% quân số hưởng lương của đơn vị. Nếu vượt quá 15% quân số quy định, thì đơn vị phải lập danh sách đề nghị báo cáo lên cấp trên cho đến Chủ tài khoản cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng; khi được Chủ tài khoản phê duyệt mới được thực hiện. + Các đối tượng không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư 13/2012/TT-BQP, chỉ huy cơ quan, đơn vị lập danh sách báo cáo Chủ tài khoản cấp trên trực tiếp, trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng; khi được Thủ trưởng Bộ phê duyệt mới được thực hiện. Như vậy, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp mà chưa nghỉ hết phép năm mà do yêu cầu nhiệm vụ thì có thể được nghỉ bù vào năm sau, chưa nghỉ hết phép năm do không có nhu cầu thì được trả tiền lương những ngày chưa nghỉ. Ngoài ra trường hợp cá biệt thì sẽ được xem xét cho thanh toán tiền lương những ngày chưa được nghỉ phép năm, nhưng tối đa không quá 15% quân số hưởng lương của đơn vị. Hạ sĩ quan, binh sĩ chưa nghỉ hết ngày phép năm Theo Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ - Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành. - Hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội, thời gian học từ một năm trở lên có thời gian nghỉ hè giữa hai năm học thì thời gian nghỉ này được tính là thời gian nghỉ phép và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành. - Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền. Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh. - Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành. Như vậy, hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc đối tượng được nghỉ phép năm nhưng do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền với mức một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ bao nhiêu ngày phép năm? Chế độ nghỉ phép năm của sĩ quan Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định chế độ nghỉ phép hằng năm của sĩ quan quân đội như sau: - Được nghỉ 20 ngày nếu thời gian công tác dưới 15 năm; - Được nghỉ 25 ngày nếu thời gian công tác từ đủ 15 năm đến dưới 25 năm; - Được nghỉ 30 ngày nếu thời gian công tác từ đủ 25 năm trở lên. Ngoài ra, đối với sĩ quan quân đội ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm số ngày như sau:: - Được nghỉ thêm 10 ngày đối với các trường hợp: + Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên; + Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên; + Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK. - Được nghỉ thêm 05 ngày đối với các trường hợp: + Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km; + Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km trở lên và có hệ số khu vực 0,5 trở lên; + Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực. Chế độ nghỉ phép năm của quân nhân chuyên nghiệp Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Thông tư 113/2016/TT-BQP (sửa đổi bởi Thông tư 109/2021/TT-BQP) quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép hằng năm như sau: - Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày; - Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày; - Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đóng quân ở đơn vị xa gia đình (nơi cư trú của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm: - 10 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau: + Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên; + Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên; + Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1. - 05 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau: + Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km; + Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và có hệ số khu vực 0,5 trở lên; + Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực. Như vậy, nhìn chung chế độ nghỉ phép năm của sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp tương đối giống nhau. Tối thiểu là được nghỉ 20 ngày và tối đa được nghỉ 40 ngày. Đồng thời, thời gian đi đường không tính vào số ngày được nghỉ phép.
Quân nhân chuyên nghiệp trong thời gian nghỉ chờ hưu có được hưởng phụ cấp khu vực?
Nghỉ chờ hưu là gì? Trong thời gian nghỉ chờ hưu, đối tượng là quân nhân chuyên nghiệp có được hưởng phụ cấp khu vực nữa không? Cụ thể qua bài viết sau. Nghỉ chờ hưu là gì? Theo Điều 5 Nghị định 26/2015/NĐ-CP quy định, cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm còn dưới 2 năm (24 tháng) công tác sẽ đến tuổi nghỉ hưu theo quy định, nếu không bố trí được vị trí công tác phù hợp và không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi thì được nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu. Trong thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu, cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm vẫn thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan nơi công tác và được thực hiện các chế độ, chính sách như sau: - Được hưởng nguyên mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, mức chênh lệch bảo lưu lương, phụ cấp công tác đảng (nếu có). - Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm và cơ quan nơi cán bộ công tác trước khi nghỉ chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu căn cứ vào mức lương, các khoản phụ cấp và mức chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) được hưởng tại Khoản 1 Điều này thực hiện đóng BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật hiện hành. - Các chế độ khác như chế độ phục vụ, chế độ điện thoại (nếu có) thôi hưởng kể từ tháng liền kề sau tháng có quyết định nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu. - Trường hợp cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm thuộc diện khi đang công tác được sử dụng thường xuyên xe ô tô con phục vụ công tác, nếu tham gia các cuộc họp, hội nghị hoặc đi khám chữa bệnh thì báo cơ quan nơi công tác để bố trí xe đưa đón. Trường hợp cơ quan nơi công tác không bố trí được xe đưa đón thì chủ động phương tiện đi lại và được thanh toán theo quy định hiện hành. - Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm thuộc diện nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu không tính vào biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Như vậy, nghỉ chờ hưu là việc cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm còn dưới 24 tháng công tác nữa là sẽ đến tuổi nghỉ hưu theo quy định, không bố trí được vị trí công tác phù hợp và không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi được nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu. Quân nhân chuyên nghiệp trong thời gian nghỉ chờ hưu có được hưởng phụ cấp khu vực? Như đã đề cập ở phần trên, cán bộ nghỉ hưu được hưởng nguyên mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, mức chênh lệch bảo lưu lương, phụ cấp công tác đảng (nếu có). Theo điểm a khoản 3 Mục II Thông tư 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực có quy định như sau: - Phụ cấp khu vực được xác định, chi trả theo nơi làm việc đối với những người đang làm việc - Trường hợp đi công tác, đi học, điều trị, điều dưỡng có thời hạn từ một tháng trở lên thì hưởng phụ cấp khu vực theo mức quy định ở nơi công tác, học tập, điều trị, điều dưỡng kể từ ngày đến nơi mới; nếu nơi mới đến không có phụ cấp khu vực thì thôi hưởng phụ cấp khu vực ở nơi trước khi đi. Như vậy, vì phụ cấp khu vực được tính cho người đang làm việc nên trong thời gian nghỉ chờ hưu đối với phụ cấp khu vực sẽ thôi hưởng. Đồng thời, việc đối tượng là quân nhân chuyên nghiệp được hoặc không được hưởng phụ cấp còn phải căn cứ vào đối tượng, điều kiện, nguyên tắc hưởng, cách tính hưởng... của từng loại phụ cấp cụ thể. Từ 01/7/2024 quân nhân chuyên nghiệp sẽ được hưởng những khoản phụ cấp nào? Theo tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định về nội dung cải cách phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) như sau: - Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương - Tiếp tục áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động; phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu). - Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...). Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn. Như vậy, sau cải cách tiền lương và gộp các khoản phụ cấp, từ ngày 01/7/2024 quân nhân chuyên nghiệp có thể được hưởng những khoản phụ cấp như phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp đặc thù, phụ cấp thâm niên nghề và phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
Cách để bộ đội nhập ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp mới nhất
Theo quy định hiện hành, bộ đội nhập ngũ hết thời hạn phục vụ tại ngũ, đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội sẽ có thể tham gia tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp. Những ai được tham gia tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp? 1) Đối tượng tuyển chọn Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 241/2017/TT-BQP quy định đối tượng tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp thực hiện theo Điều 14 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015. Cụ thể đối tượng tuyển chọn bao gồm: - Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong trường hợp thay đổi tổ chức, biên chế mà chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan; - Hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ, đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội; - Công nhân và viên chức quốc phòng. 2) Điều kiện tuyển chọn Theo Điều 7 Thông tư 241/2017/TT-BQP quy định đối với quân nhân chuyên nghiệp thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 và viên chức quốc phòng và các quy định sau: - Quân đội nhân dân có nhu cầu biên chế. - Đang đảm nhiệm chức danh thuộc diện bố trí là quân nhân chuyên nghiệp hoặc vị trí việc làm là công nhân quốc phòng hoặc chức danh nghề nghiệp là viên chức quốc phòng. - Có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp hoặc vị trí việc làm của công nhân quốc phòng hoặc chức danh nghề nghiệp của viên chức quốc phòng. Cụ thể điều kiện tại Khoản 3 Điều 14 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 như sau: - Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội; - Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp. 3) Tiêu chuẩn tuyển chọn Theo Điều 8 Thông tư 241/2017/TT-BQP quy định người có đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp: - Phẩm chất chính trị, đạo đức thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 50/2016/TTLT-BQP-BCA; Điều 10 Thông tư 263/2013/TT-BQP và các quy định sau: + Có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và Nhân dân. + Có năng lực, trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao, sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia. + Ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, ý thức cảnh giác cách mạng cao, giữ gìn và bảo vệ bí mật quân sự, bí mật nhà nước. - Sức khỏe: Đủ tiêu chuẩn sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. - Trình độ đào tạo: Tốt nghiệp đào tạo từ sơ cấp trở lên. Đồng thời, không tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đối với người thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 50/2016/TTLT-BQP-BCA; Điều 11 Thông tư 263/2013/TT-BQP. Như vậy, hạ sĩ quan, binh sĩ (hay còn gọi là bộ đội nhập ngũ) hết thời hạn phục vụ tại ngũ, đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội nếu đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn theo quy định như trên sẽ được tham gia tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp. Cách để bộ đội nhập ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp mới nhất 1) Hồ sơ cần chuẩn bị Theo Điều 10 Thông tư 241/2017/TT-BQP quy định hồ sơ tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp bộ đội nhập ngũ cần chuẩn bị mới nhất bao gồm: - Đơn tự nguyện phục vụ Quân đội theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 241/2017/TT-BQP. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/22/mau-so-1-qncn.doc Đơn tự nguyện phục vụ Quân đội theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp. - Bản sao công chứng văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và bảng điểm học tập toàn khóa. Trường hợp văn bằng, bảng điểm do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được dịch thuật sang tiếng Việt và được cơ quan có thẩm quyền chứng thực trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật. - Bản đánh giá, nhận xét của cấp có thẩm quyền phân loại kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao: Phiếu nhận xét đối với hạ sĩ quan, binh sĩ. 2) Trình tự, thủ tục Theo Điều 11 Thông tư 241/2017/TT-BQP quy định bộ đội nhập ngũ sẽ thực hiện trình tự, thủ tục tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp như sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Bộ đội nhập ngũ hết thời hạn phục vụ tại ngũ, đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội nếu đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn theo quy định có nguyện vọng lập 01 bộ hồ sơ tuyển chọn, gồm các tài liệu như đã hướng dẫn trên. Bước 2: Nộp hồ sơ Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, đối tượng gửi trực tiếp đến đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương. Bước 3: Đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương kiểm tra, đánh giá hồ sơ và báo cáo lần 1 Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ tuyển chọn, đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương có trách nhiệm: - Đánh giá trình độ, năng lực chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của từng người đề nghị tuyển chọn. - Tổ chức kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn và yêu cầu vị trí chức danh của quân nhân chuyên nghiệp hoặc vị trí việc làm của công nhân quốc phòng hoặc chức danh nghề nghiệp của viên chức quốc phòng. - Kiểm tra văn bằng, chứng chỉ của từng người đề nghị tuyển chọn. - Tổng hợp trình cấp ủy, chỉ huy xét duyệt và báo cáo cấp trên trực tiếp bằng văn bản theo phân cấp quản lý. Bước 4: Cơ quan quân lực cấp trung đoàn, lữ đoàn và tương đương trở lên thẩm định báo cáo lần 1 và tiếp tục báo cáo lần 2 lên cấp trên Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo đề nghị của cơ quan, đơn vị thuộc quyền: Cơ quan quân lực cấp trung đoàn, lữ đoàn và tương đương trở lên có trách nhiệm tổng hợp, thẩm định báo cáo đề nghị của đơn vị thuộc quyền; kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn, sức khỏe; văn bằng, chứng chỉ; diện bố trí sử dụng của từng người đăng ký tuyển chọn và nhu cầu biên chế của đơn vị; trình cấp ủy, chỉ huy xét duyệt, báo cáo cấp trên trực tiếp bằng văn bản đến cấp quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương (sau đây gọi chung là đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng). Bước 5: Cơ quan quân lực đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng thẩm định báo cáo lần 2 và tiếp tục báo cáo lần 3 về Cục Quân lực Chậm nhất 20 ngày, kể từ ngày tiếp nhận được báo cáo của đơn vị cấp dưới trực tiếp: Cơ quan quân lực đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổng hợp, thẩm định; kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn; văn bằng, chứng chỉ; diện bố trí sử dụng và nhu cầu biên chế của đơn vị; trình cấp ủy, chỉ huy xét duyệt, báo cáo bằng văn bản về Cục Quân lực. Bước 6: Cục quân lực thẩm định báo cáo lần 3, tổng hợp báo cáo Tổng Tham mưu trưởng trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày tiếp nhận báo cáo đề nghị của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Cục Quân lực chịu trách nhiệm thẩm định, tổng hợp báo cáo Tổng Tham mưu trưởng trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định. Bước 7: Chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương phải công bố, trao quyết định Sau khi nhận được quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc tuyển chọn chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, chậm nhất 15 ngày, chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương phải công bố, trao quyết định cho đối tượng được tuyển chọn. Một số trường hợp khác: - Đối với học viên tốt nghiệp đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ tại các cơ sở giáo dục đào tạo theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng; sau khi tốt nghiệp, cấp ủy, chỉ huy cơ sở giáo dục đào tạo xét duyệt báo cáo cấp trên trực tiếp theo phân cấp quản lý trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định. - Tuyển chọn chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp dự bị đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội do Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với đơn vị dự bị động viên thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 11 Thông tư 241/2017/TT-BQP. Bài viết trên đây đã hướng dẫn cách để bộ đội nhập ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp mới nhất, người đọc có thể tham khảo để có thêm định hướng cho mình.
Phục viên là gì? Quân nhân phục viên có được thành lập công ty?
Thuật ngữ “phục viên” có nghĩa là gì? Sĩ quan phục viên vào năm 2024 thì được hưởng chế độ nào? Đã phục viên thì có được thành lập công ty không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Phục viên là gì? Trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể như thế nào là “phục viên”. Đây là một thuật ngữ được sử dụng trong ngành quân đội, được sử dụng để chỉ việc một quân nhân chuyên nghiệp xin ra khỏi quân đội, không còn phục vụ trong quân ngũ căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng 2015. (2) Sĩ quan phục viên năm 2024 thì được hưởng những chế độ gì? Căn cứ Điều 8 Thông tư liên tịch 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC có quy định khi sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp thuộc trường hợp thôi phục vụ tại ngũ mà không đủ điều kiện nghỉ hưu, nghỉ theo chế độ bệnh binh hay không chuyển ngành được thì được phục viên về địa phương và được hưởng những chế độ như sau: - Được hưởng trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định tại thời điểm phục viên. - Được ưu tiên học nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế - xã hội khác. - Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, cứ mỗi năm công tác thì được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương hiện hưởng. - Được cấp tiền tàu xe (loại thông thường ) từ đơn vị về nơi cư trú. Như vậy, trường hợp sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp phục viên năm 2024 thì sẽ được hưởng những chế độ như đã nêu trên. (3) Quân nhân phục viên có được thành lập công ty không? Căn cứ Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định những tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam như sau: - Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình. - Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định. - Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc QĐND Việt Nam, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc CAND Việt Nam. Tuy nhiên, cũng ngoại trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước. - Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 (trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác). - Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, tổ chức không có tư cách pháp nhân. - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định. - Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định. Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy quân nhân chuyên nghiệp thuộc một trong những bị loại trừ, trừ khi họ được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, trường hợp người quân nhân chuyên nghiệp đã phục viên, tức đã rời khỏi quân ngũ thì không còn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định này. Theo đó, người này có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.
Quân nhân chuyên nghiệp có mấy cấp bậc quân hàm?
Quân nhân chuyên nghiệp là lực lượng nào? Quân nhân chuyên nghiệp có mấy cấp bậc quân hàm? Khi nào quân nhân chuyên nghiệp sẽ thôi phục vụ tại ngũ? Quân nhân chuyên nghiệp là lực lượng nào? Theo Điều 2 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau: - Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp. - Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ là quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân. - Quân nhân chuyên nghiệp dự bị là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật này. - Chiến đấu viên là quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu. Như vậy, quân nhân chuyên nghiệp là một trong những lực lượng vũ trang thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam, bao gồm quân nhân chuyên nghiệp tại chỗ, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và chiến đấu viên. Quân nhân chuyên nghiệp có mấy cấp bậc quân hàm? Theo Điều 16 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp như sau: - Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương, gồm: + Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp; + Trung tá quân nhân chuyên nghiệp; + Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp; + Đại úy quân nhân chuyên nghiệp; + Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp; + Trung úy quân nhân chuyên nghiệp; + Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp. - Bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp gồm: + Loại cao cấp là Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp; + Loại trung cấp là Trung tá quân nhân chuyên nghiệp; + Loại sơ cấp là Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp. - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương của từng loại. Như vậy, quân nhân chuyên nghiệp được xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương bao gồm các cấp bậc quân hàm từ thiếu uý đến thượng tá quân nhân chuyên nghiệp. Trường hợp quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ Theo Điều 20 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định những trường hợp sau đây sẽ thôi phục tại ngũ: - Hết hạn phục vụ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015, cụ thể: Phục vụ có thời hạn ít nhất là 06 năm kể từ ngày quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình. - Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015, sau 06 năm kể từ ngày có quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp, nếu có nguyện vọng thôi phục vụ tại ngũ và được cấp có thẩm quyền đồng ý; - Hết hạn tuổi cao nhất theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015, cụ thể: Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình theo cấp bậc quân hàm: + Cấp uý quân nhân chuyên nghiệp: nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi; + Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi; + Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi. - Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 mà quân đội không thể bố trí sử dụng, cụ thể: Chiến đấu viên thực hiện nhiệm vụ khi đủ 40 tuổi thì được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng và được bố trí đảm nhiệm chức danh khác phù hợp với yêu cầu của quân đội hoặc được chuyển ngành. Trường hợp quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu. - Do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng; - Phẩm chất chính trị, đạo đức không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoặc không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ 02 năm liên tiếp theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015; - Không còn đủ tiêu chuẩn về sức khỏe. Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định trên đây, quân nhân chuyên nghiệp sẽ thôi phục vụ tại ngũ.
Bộ đội nhập ngũ bao lâu thì được hưởng ngày phép năm?
Bộ đội gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ sẽ được nghỉ phép bao nhiêu ngày trong năm? Có trường hợp nào được nghỉ phép ngoài ngày phép năm theo quy định không? Sĩ quan bộ đội được nghỉ phép bao nhiêu ngày trong năm? Theo Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định về chế độ nghỉ của sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam quy định như sau: - Sĩ quan tại ngũ được hưởng các chế độ nghỉ sau: + Nghỉ phép hằng năm; + Nghỉ phép đặc biệt; + Nghỉ ngày lễ, tết; + Nghỉ an điều dưỡng; + Nghỉ hằng tuần; + Nghỉ chuẩn bị hưu. Trong đó, chế độ nghỉ phép năm được quy định như sau: - Sĩ quan được nghỉ phép hằng năm như sau: + Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày; + Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày; + Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày. - Sĩ quan ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm: + 10 ngày đối với các trường hợp: Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên; Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên; Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK. + 05 ngày đối với các trường hợp: Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km; Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km trở lên và có hệ số khu vực 0,5 trở lên; Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực. Như vậy, ngoài chế độ phép năm thì sĩ quan bộ đội còn được nghỉ thêm các ngày như lễ, tết, nghỉ phép đặc biệt,... Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ phép bao nhiêu ngày trong năm? Theo Thông tư 113/2016/TT-BQP (được sửa đổi bởi Thông tư 109/2021/TT-BQP) quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng như sau: - Nghỉ hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có) theo quy định của Bộ luật lao động và quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: + Nghỉ hằng tuần; + Nghỉ phép hằng năm; + Nghỉ phép đặc biệt; + Nghỉ ngày lễ, tết; + Nghỉ an dưỡng, điều dưỡng; + Nghỉ chuẩn bị hưu; - Nghỉ chế độ ốm đau, chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Trong đó, chế độ nghỉ phép hằng năm như sau: - Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép hằng năm như sau: + Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày; + Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày; + Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày. - Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đóng quân ở đơn vị xa gia đình (nơi cư trú của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm: + 10 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau: Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên; Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên; Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1. + 05 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau: Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km; Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và có hệ số khu vực 0,5 trở lên; Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực. Như vậy, ngoài nghỉ phép năm, bộ đội là quân nhân chuyên nghiệp cũng được nghỉ các dịp như lễ tết, nghỉ phép đặc biệt,... Bộ đội nhập ngũ được nghỉ phép bao nhiêu ngày trong năm? Theo Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, chế độ nghỉ phép của bộ đội nhập ngũ như sau: - Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành. - Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành nếu: + Gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng + Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích + Hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ. Như vậy, bộ đội nhập ngũ cũng được nghỉ phép năm 10 ngày nếu đã phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi, ngoài ra cũng sẽ được nghỉ các chế độ nghỉ phép đặc biệt.
Bộ đội Biên phòng sẽ được hưởng những chế độ nào?
Bộ đội Biên phòng được hiểu cơ bản là thành phần Quân đội nhân dân canh giữ, bảo vệ khu vực biên giới Việt Nam. Vậy, Bộ đội Biên phòng chính xác có chức năng gì? Bộ đội Biên phòng sẽ được hưởng những chế độ nào? Bộ đội Biên phòng là lực lượng nào? Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 như sau: - Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới. - Bộ đội Biên phòng có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước chính sách, pháp luật về biên phòng; thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật. Theo Điều 23 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định: - Ngày 03 tháng 3 hằng năm là ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng, Ngày biên phòng toàn dân. - Tên giao dịch quốc tế của Bộ đội Biên phòng Việt Nam là Vietnam Border Guard. - Bộ đội Biên phòng sử dụng con dấu có hình Quốc huy trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Như vậy, Bộ đội Biên phòng là một trong các lực lượng vũ trang nhân dân. Là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới. Bộ đội biên phòng sẽ được hưởng những chế độ nào? Theo Điều 27 Luật Biên phòng Việt Nam 2020, chế độ, chính sách đối với lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng như sau: - Lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng ở khu vực biên giới được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật. - Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng được hưởng chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù phù hợp với tính chất công tác và địa bàn hoạt động do Chính phủ quy định. Theo đó, Điều 4 Nghị định 106/2021/NĐ-CP quy định chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù đối với cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng như sau: - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới, hải đảo có thời gian từ 05 năm trở lên: Nếu có nhu cầu chuyển gia đình đến định cư ổn định cuộc sống lâu dài ở khu vực biên giới, hải đảo được: + Chính quyền địa phương nơi chuyển đến ưu tiên giao đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai; + Hỗ trợ về chỗ ở, nhà ở cho gia đình, việc làm cho vợ hoặc chồng của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Bộ đội Biên phòng + Được hưởng các chế độ, chính sách khác theo quy định. - Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng ngoài được hưởng chế độ tiền lương, phụ cấp và các chính sách khác trong Quân đội còn được hưởng phụ cấp trách nhiệm bảo vệ biên giới, hải đảo trong thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, hải đảo. - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Bộ đội Biên phòng đang có thời gian công tác liên tục từ đủ 05 năm trở lên ở khu vực biên giới đất liền, đảo, quần đảo, hàng tháng được hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở biên giới, hải đảo. Trường hợp chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở biên giới, hải đảo được quy định tại nhiều văn bản thì chỉ được hưởng một mức cao nhất của chế độ, chính sách đó. - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Bộ đội Biên phòng khi làm cán bộ tăng cường xã biên giới nơi có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, hàng tháng được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm và chế độ bồi dưỡng sức khỏe hàng năm tăng thêm theo quy định của pháp luật. Như vậy, Bộ đội Biên phòng sẽ được hưởng các chế độ, chính sách trên. Có thể thấy Nhà nước tạo điều kiện để các Bộ đội Biên phòng có thể ổn định cuộc sống, tập trung cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xem thêm: Bảng lương lực lượng vũ trang mới nhất 2024 Bộ đội Biên phòng có được hoạt động ngoài biên giới Việt Nam không? Bộ đội Biên phòng được hoạt động trong phạm vi quy định tại Điều 16 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 như sau: - Hoạt động trong khu vực biên giới, cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý, địa bàn nội địa để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. - Hoạt động ngoài biên giới theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và quy định của pháp luật Việt Nam trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hòa bình, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, kiểm soát xuất nhập cảnh, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật. Như vậy, Bộ đội Biên phòng vẫn được hoạt động ngoài biên giới Việt Nam trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hòa bình, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, kiểm soát xuất nhập cảnh, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật nhưng phải theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và quy định của pháp luật Việt Nam.
Lễ phục của nam và nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Cảnh sát biển Việt Nam
Nghị định 22/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định về quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam và Nghị định 61/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cảnh sát biển Việt Nam có hiệu lực từ ngày 27/02/2024. Theo đó, Lễ phục của nam và nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam được quy định sửa đổi như sau: 1. Lễ phục của nam sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 82/2016/NĐ-CP và được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 2 Nghị định 22/2024/NĐ-CP quy định thay đổi như sau: - Mũ kê pi + Kiểu mẫu: Mũ có đỉnh hình ô van; cúc chốt mũ của cấp tướng dập nổi hình Quốc huy, của cấp tá, cấp úy dập nổi hình ngôi sao năm cánh; ở giữa thành trán mũ phía trước có tán ô dê để đeo quân hiệu; phía trước trên lưỡi trai có dây coóc đông, phía dưới lưỡi trai có hình hai bông lúa. + Màu sắc: Đỉnh mũ màu xanh tím than, thành mũ màu xanh dương. - Quần, áo khoác + Kiểu mẫu Áo khoác: Kiểu dài tay, ve chữ V; thân trước có 04 túi chìm, nắp túi cài cúc; thân sau có sống sau xẻ dưới; vai áo có dây vai đeo cấp hiệu; phía trên tay áo bên trái gắn lô gô Cảnh sát biển Việt Nam; phía dưới hai bên tay áo có viền bác tay (cấp tướng hình cành tùng; cấp tá, cấp úy hình bông lúa). Quần: Kiểu quần âu dài, có 02 túi chéo, cửa quần mở suốt kéo khóa phéc-mơ-tuya. + Màu sắc: Màu xanh tím than. - Áo sơ mi mặc trong: Kiểu áo buông, dài tay, cổ đứng, màu trắng. - Caravat: Kiểu thắt sẵn; màu xanh tím than. - Dây lưng: Cốt dây bằng da, màu đen; cấp tướng may ốp hai lớp da; cấp tá, cấp úy bằng da một mặt nhẵn. Khóa dây lưng bằng kim loại màu vàng có dập nổi ngôi sao năm cánh nội tiếp trong vòng tròn. - Giày da: Cấp tướng kiểu giày mũi trơn, cột dây cố định; cấp tá kiểu mũi có vân ngang, cột dây cố định; cấp úy kiểu mũi có vân ngang, buộc dây; màu đen. - Bít tất: Kiểu dệt ống, màu tím than”. 2. Lễ phục của nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 82/2016/NĐ-CP và được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 2 Nghị định 22/2024/NĐ-CP quy định thay đổi như sau: - Mũ kê pi + Kiểu mẫu: Mũ có đỉnh hình ô van; cúc chốt mũ nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cấp tá, cấp úy dập nổi hình ngôi sao năm cánh; ở giữa thành trán mũ phía trước có tán ô dê để đeo quân hiệu; phía trước trên lưỡi trai có dây coóc đông, phía dưới lưỡi trai có hình hai bông lúa. + Màu sắc: Đỉnh mũ màu xanh tím than, thành mũ màu xanh dương. - Quần, áo khoác + Kiểu mẫu Áo khoác: Kiểu dài tay, ve chữ V; phía dưới thân trước có 02 túi chìm, nắp túi cài cúc; thân sau có sống sau xẻ dưới; vai áo có dây vai đeo cấp hiệu; phía trên tay áo bên trái gắn lô gô; phía dưới hai bên tay áo nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cấp tá, cấp úy có viền bác tay hình bông lúa. Quần: Kiểu quần âu dài, có 02 túi dọc, cửa quần mở suốt kéo khóa phéc-mơ-tuya. + Màu sắc: Màu xanh tím than. - Áo sơ mi mặc trong: Kiểu áo buông, dài tay, chiết eo, cổ đứng, màu trắng. - Caravat: Kiểu thắt sẵn; màu xanh tím than. - Giày da: Kiểu mũi vuông trơn, gót cao, nẹp ô dê luồn dây trang trí; màu đen. - Bít tất: Kiểu dệt ống, màu tím than Theo đó, từ ngày 27/02/2024, Lễ phục của nam và nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam được thực hiện theo quy định nêu trên.
Trang phục dự lễ của nam và nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên đào tạo sĩ quan
Nghị định 22/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định về quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam và Nghị định 61/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cảnh sát biển Việt Nam có hiệu lực từ ngày 27/02/2024. Theo đó, Trang phục dự lễ của nam và nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan được quy định sửa đổi như sau: 1. Trang phục dự lễ của nam sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 82/2016/NĐ-CP và được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 22/2024/NĐ-CP quy định thay đổi như sau: - Mũ kê pi + Kiểu mẫu: Mũ có đỉnh hình ô van; cúc chốt mũ của cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc Hải quân dập nổi hình Quốc huy, của cấp tá, cấp úy dập nổi hình ngôi sao năm cánh; ở giữa thành trán mũ phía trước có tán ô dê để đeo quân hiệu; phía trước trên lưỡi trai có dây coóc đông, phía dưới lưỡi trai có hình hai bông lúa. + Màu sắc Lục quân: Đỉnh mũ màu olive sẫm, thành mũ màu đỏ; Bộ đội Biên phòng: Đỉnh mũ màu olive sẫm, thành mũ màu xanh lá cây; Phòng không - Không quân: Đỉnh mũ màu xanh đậm, thành mũ màu xanh hòa bình; Hải quân: Đỉnh mũ màu trắng, thành mũ màu tím than. - Quần, áo khoác + Kiểu mẫu Áo khoác: Kiểu dài tay, ve chữ V; thân trước có 04 túi chìm, nắp túi cài cúc; thân sau có sống sau xẻ dưới; vai áo có dây vai đeo cấp hiệu; phía trên tay áo bên trái gắn lô gô; phía dưới hai bên tay áo có viền bác tay (cấp tướng hình cành tùng; cấp tá, cấp úy hình bông lúa). Quần: Kiểu quần âu dài, có 02 túi chéo, cửa quần mở suốt kéo khóa phéc-mơ-tuya. + Màu sắc: Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm; Phòng không - Không quân màu xanh đậm; Hải quân màu trắng. - Áo sơ mi mặc trong: Kiểu áo buông, dài tay, cổ đứng, màu trắng. - Caravat: Kiểu thắt sẵn; Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm, Phòng không - Không quân màu xanh đậm, Hải quân màu tím than. - Dây lưng Cốt dây bằng da; cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc Hải quân may ốp hai lớp da; cấp tá, cấp úy bằng da một mặt nhẵn; Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu nâu, Phòng không - Không quân và Hải quân màu đen. Khóa dây lưng bằng kim loại màu vàng có dập nổi ngôi sao năm cánh nội tiếp trong vòng tròn. - Giày da + Kiểu mẫu: Cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc Hải quân kiểu giày mũi trơn, cột dây cố định; cấp tá kiểu mũi có vân ngang, cột dây cố định; cấp úy kiểu mũi có vân ngang, buộc dây. + Màu sắc: Lục quân, Bộ đội Biên phòng, Phòng không - Không quân màu đen; Hải quân màu trắng. - Bít tất: Kiểu dệt ống; Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm, Phòng không - Không quân màu xanh đậm, Hải quân màu trắng 2. Trang phục dự lễ của nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 82/2016/NĐ-CP và được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị định 22/2024/NĐ-CP quy định thay đổi như sau: - Mũ kê pi + Kiểu mẫu: Mũ có đỉnh hình ô van; cúc chốt mũ của cấp tướng dập nổi hình Quốc huy, của cấp tá, cấp úy dập nổi hình ngôi sao năm cánh; ở giữa thành trán mũ phía trước có tán ô dê để đeo quân hiệu; phía trước trên lưỡi trai có dây coóc đông, phía dưới lưỡi trai có hình hai bông lúa. + Màu sắc Lục quân: Đỉnh mũ màu olive sẫm, thành mũ màu đỏ; Bộ đội Biên phòng: Đỉnh mũ màu olive sẫm, thành mũ màu xanh lá cây; Phòng không - Không quân: Đỉnh mũ màu xanh đậm, thành mũ màu xanh hòa bình; Hải quân: Đỉnh mũ màu trắng, thành mũ màu tím than. - Quần, áo khoác + Kiểu mẫu Áo khoác: Kiểu dài tay, ve chữ V; phía dưới thân trước có 02 túi chìm, nắp túi cài cúc; thân sau có sống sau xẻ dưới; vai áo có dây vai đeo cấp hiệu; phía trên tay áo bên trái gắn lô gô; phía dưới hai bên tay áo có viền bác tay (cấp tướng hình cành tùng; cấp tá, cấp úy hình bông lúa). Quần: Kiểu quần âu dài, có 02 túi dọc, cửa quần mở suốt kéo khóa phéc-mơ-tuya. + Màu sắc: Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm; Phòng không - Không quân màu xanh đậm; Hải quân màu trắng. - Áo sơ mi mặc trong: Kiểu áo buông, dài tay, chiết eo, cổ đứng, màu trắng. - Caravat: Kiểu thắt sẵn; Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm, Phòng không - Không quân màu xanh đậm, Hải quân màu tím than. - Giày da: Kiểu mũi vuông trơn, gót cao, nẹp ô dê luồn dây trang trí; Lục quân, Bộ đội Biên phòng, Phòng không - Không quân màu đen; Hải quân màu trắng. - Bít tất: Kiểu dệt ống; Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm, Phòng không - Không quân màu xanh đậm, Hải quân màu trắng Theo đó, từ ngày 27/02/2024, Trang phục dự lễ của nam và nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan được thực hiện theo quy định nêu trên.
Người đã từng đi bộ đội mới được vào quân nhân chuyên nghiệp?
Có thể thấy Quân nhân chuyên nghiệp là lực lượng nòng cốt của đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý; thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác của quân đội. Tuy nhiên, muốn vào vị trí này cần phải đảm bảo các điều kiện nhất định, vậy vấn đê đặt ra chỉ có những người đã từng đi bộ đội thì mới được vào quân nhân chuyên nghiệp? Người đã từng đi bộ đội mới được vào quân nhân chuyên nghiệp? Căn cứ Điều 14 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định việc Tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp như sau: 1. Đối tượng tuyển chọn: - Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong trường hợp thay đổi tổ chức, biên chế mà chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan; - Hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ, đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội; - Công nhân và viên chức quốc phòng. 2. Đối tượng tuyển dụng: Công dân Việt Nam không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên. 3. Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn, tuyển dụng gồm: - Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội; - Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp. 4. Hình thức tuyển chọn, tuyển dụng là xét tuyển hoặc thi tuyển. Trường hợp tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi, xuất sắc hoặc có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ bậc cao thì được tuyển chọn, tuyển dụng thông qua xét tuyển. Thời hạn và hạn tuổi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp hiện nay? Căn cứ Điều 17 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau: 1. Thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình như sau: - Phục vụ có thời hạn ít nhất là 06 năm kể từ ngày quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp; - Phục vụ cho đến hết hạn tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp theo cấp bậc quân hàm: - Cấp uý quân nhân chuyên nghiệp: nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi;\ - Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi; - Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi. 3. Quân nhân chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ và tự nguyện, nếu quân đội có nhu cầu thì được xem xét kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 05 năm. 4. Chiến đấu viên thực hiện nhiệm vụ khi đủ 40 tuổi thì được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng và được bố trí đảm nhiệm chức danh khác phù hợp với yêu cầu của quân đội hoặc được chuyển ngành. Trường hợp quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu. Quy định về cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp? Căn cứ Điều 16 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp như sau: 1. Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương, gồm: - Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp; - Trung tá quân nhân chuyên nghiệp; - Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp; - Đại úy quân nhân chuyên nghiệp; - Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp; - Trung úy quân nhân chuyên nghiệp; - Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp. 2. Bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp gồm: - Loại cao cấp là Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp; - Loại trung cấp là Trung tá quân nhân chuyên nghiệp; - Loại sơ cấp là Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp. 3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương của từng loại. Do đó, mặc dù đối với quân nhân chuyên nghiệp cần phải đáp ứng những điều kiện cụ thể và tiên quyết. Tuy nhiên, không phải người từng đi bộ đội mới được vào quân nhân chuyên nghiệp mà ở đây có 02 hình thức tuyển chọn và tuyển dụng đối với các đối tượng cụ thể nêu trên.
Chế độ nghỉ phép hằng năm của quân nhân chuyên nghiệp được quy định ra sao?
Quân nhân chuyên nghiệp hay chiến sĩ công an nhân dân là các đối tượng lao động thực hiện các công việc đặc thù. Vì thế các quy định về lao động cũng được quy định riêng cho từng đối tượng đảm bảo phù hợp với công việc. Vậy hiện nay chế độ nghỉ phép hằng năm của quân nhân chuyên nghiệp được quy định ra sao? 1. Quân nhân chuyên nghiệp là ai? Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân phòng 2015 có quy định quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp. Quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân hiện nay bao gồm: - Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ là quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân - Quân nhân chuyên nghiệp dự bị là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân phòng 2015. 2. Chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp quốc phòng quy định ra sao? Căn cứ Điều 3 Thông tư 113/2016/TT-BQP quy định các chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thực hiện như sau: Nghỉ hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có) theo quy định của Bộ luật lao động 2019 và quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bao gồm: - Nghỉ hằng tuần; - Nghỉ phép hằng năm; - Nghỉ phép đặc biệt; - Nghỉ ngày lễ, tết; - Nghỉ an dưỡng, điều dưỡng; - Nghỉ chuẩn bị hưu; Ngoài ra, còn được nghỉ chế độ ốm đau, chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Do đó, quân nhân chuyên nghiệp vẫn được hưởng các chế độ nghỉ tương tự như NLĐ. 3. Nghỉ phép hàng năm đối với quân nhân chuyên nghiệp Căn cứ Điều 5 Thông tư 113/2016/TT-BQP (sửa đổi bởi Thông tư 109/2021/TT-BQP) chế độ nghỉ phép hằng năm quy định ngày nghỉ hằng năm của quân nhân chuyên nghiệp như sau: - Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép hằng năm như sau: + Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày; + Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày; + Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày. - Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đóng quân ở đơn vị xa gia đình (nơi cư trú của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm: + 10 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau: Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên; Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên; Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1. + 05 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau: Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km; Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và có hệ số khu vực 0,5 trở lên; Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực. - Trong trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, đơn vị không thể bố trí cho quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ phép năm hoặc nghỉ chưa hết số ngày phép năm theo quy định thì năm sau chỉ huy đơn vị xem xét, quyết định cho nghỉ bù phép của năm trước. Trường hợp cá biệt, chỉ huy đơn vị vẫn không thể bố trí cho đi nghỉ phép được thì quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được xem xét, thanh toán tiền lương đối với số ngày chưa nghỉ phép năm. - Thời gian đi đường không tính vào số ngày được nghỉ phép đối với các trường hợp: + Nghỉ phép năm; + Nghỉ phép năm thuộc các trường hợp được nghỉ thêm; + Nghỉ phép đặc biệt. - Chỉ huy từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ nhiệm vụ của đơn vị, lập kế hoạch nghỉ phép, tỷ lệ nghỉ thường xuyên không quá 15% quân số của đơn vị. Đối với các đơn vị không thuộc khối sẵn sàng chiến đấu tùy theo tính chất và yêu cầu nhiệm vụ thực hiện cho phù hợp. Các học viện, nhà trường bố trí cho quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ phép tập trung vào dịp nghỉ hè.
Ban hành chính sách mới dành cho quân nhân, CNVC chức quốc phòng thôi việc, chuyển ngành
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 19/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp thi hành chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng chuyển ngành, công nhân và viên chức quốc phòng thôi việc theo quy định của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, theo đó có những chính sách đặc biệt sau đây: 1. Đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng chuyển ngành 1.1 Trường hợp chuyển ngành sang làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội hưởng lương từ ngân sách nhà nước (sau đây viết gọn là cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước) a) Được ưu tiên bố trí việc làm phù hợp với ngành, nghề chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết phù hợp với công việc đảm nhiệm. b) Được miễn thi tuyển, xét tuyển nếu chuyển ngành về cơ quan cũ trước khi vào phục vụ trong Quân đội hoặc chuyển ngành theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. c) Quân nhân chuyên nghiệp được xếp và hưởng lương theo công việc mới, chức vụ mới kể từ ngày quyết định chuyển ngành có hiệu lực. Trường hợp tiền lương theo nhóm, ngạch, bậc được xếp thấp hơn tiền lương theo loại, nhóm, bậc của quân nhân chuyên nghiệp được hưởng tại thời điểm chuyển ngành thì được bảo lưu mức lương và phụ cấp thâm niên tại thời điểm chuyển ngành trong thời gian là 18 tháng kể từ ngày quyết định chuyển ngành có hiệu lực và do cơ quan, tổ chức mới chi trả. Việc tiếp tục cho hưởng lương bảo lưu ngoài thời gian 18 tháng do Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức xem xét, quyết định phù hợp với tương quan tiền lương nội bộ. Trong thời gian hưởng bảo lưu lương, mức tiền lương chênh lệch bảo lưu giảm tương ứng khi cán bộ, công chức, viên chức được nâng lương hoặc được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung trong ngạch hoặc được nâng ngạch. Sau thời gian bảo lưu lương, tiếp tục được hưởng mức phụ cấp thâm niên tại thời điểm chuyển ngành hoặc được cộng nối để tính hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên. Công nhân và viên chức quốc phòng được xếp và hưởng lương theo công việc mới, chức vụ mới kể từ ngày quyết định chuyển ngành có hiệu lực. d) Nếu đã chuyển ngành, đủ điều kiện hưởng lương hưu, nếu mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ để tính lương hưu tại thời điểm nghỉ hưu thấp hơn mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm căn cứ tính lương hưu. đ) Nếu đã chuyển ngành, nếu không đủ điều kiện hưởng lương hưu mà thôi việc thì ngoài hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định, được giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc do cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức tại thời điểm thôi việc chi trả; trong đó: cứ mỗi năm công tác trong Quân đội được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm thôi việc để làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc; thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trợ cấp thôi việc thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức tại thời điểm thôi việc. 1.2. Trường hợp chuyển ngành sang làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước a) Được bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành. b) Được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp băng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi chuyển ngành, do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng quản lý quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trước khi chuyển ngành chi trả. c) Khi đủ điều kiện hưởng lương hưu, được thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành nhưng không được áp dụng cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ để tính lương hưu 1.3. Trường hợp quân nhân chuyên nghiệp đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá 01 năm (12 tháng) kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực a) Nếu được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì được thực hiện chế độ chuyển ngành theo quy định tại mục 1.1, đồng thời phải hoàn trả khoản trợ cấp phục viên một lần và trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần (đã nhận) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi quân nhân chuyên nghiệp công tác trước khi phục viên chỉ đạo thu hồi quyết định phục viên và các khoản trợ cấp nêu trên; ra quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển ngành; nộp các khoản trợ cấp đã thu vào ngân sách nhà nước và tài khoản chuyên thu của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng; hoàn thiện hồ sơ đề nghị Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng xác nhận, thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước đó theo quy định. b) Nếu được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước mà có nguyện vọng được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì phải hoàn trả khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần (đã nhận) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi quân nhân chuyên nghiệp công tác trước khi phục viên chỉ đạo thu hồi khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần nộp vào tài khoản chuyên thu của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng; hoàn thiện hồ sơ đề nghị Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng xác nhận, thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước đó theo quy định. Khi đủ điều kiện hưởng lương hưu, không được áp dụng cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ để tính lương hưu c) Trường hợp cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi quân nhân chuyên nghiệp công tác trước khi phục viên đã sáp nhập hoặc giải thể thì do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sau sáp nhập hoặc cơ quan, đơn vị cấp trên quản lý trực tiếp của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp giải thể giải quyết. d) Thời gian quân nhân chuyên nghiệp phục viên về địa phương không được tính là thời gian công tác tham gia bảo hiểm xã hội. 2. Đối với công nhân và viên chức quốc phòng thôi việc 2.1. Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác (nếu có) theo quy định của pháp luật hiện hành. 2.2. Được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi thôi việc do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng quản lý công nhân và viên chức quốc phòng trước khi thôi việc chi trả. 2.3. Thực hiện chế độ, chính sách đối với công nhân và viên chức quốc phòng đã thôi việc về địa phương trong thời gian không quá 01 năm (12 tháng) kể từ ngày quyết định thôi việc có hiệu lực như sau: a) Nếu được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì được thực hiện chế độ chuyển ngành theo quy định tại mục 1.1, đồng thời phải hoàn trả khoản trợ cấp một lần quy định tại mục 1.2 và trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần (đã nhận) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi công nhân và viên chức quốc phòng công tác trước khi thôi việc chỉ đạo thu hồi quyết định thôi việc và các khoản trợ cấp nêu trên; ra quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển ngành; nộp các khoản trợ cấp đã thu vào ngân sách nhà nước và tài khoản chuyên thu của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng; hoàn thiện hồ sơ đề nghị Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng xác nhận, thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước đó theo quy định. b) Nếu được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước mà có nguyện vọng được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì phải hoàn trả khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần (đã nhận) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi công nhân và viên chức quốc phòng công tác trước khi thôi việc chỉ đạo thu hồi khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần nộp vào tài khoản chuyên thu của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng; hoàn thiện hồ sơ đề nghị Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng xác nhận, thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước đó theo quy định. Khi đủ điều kiện hưởng lương hưu, không được áp dụng cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ để tính lương hưu c) Trường hợp cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi công nhân và viên chức quốc phòng công tác trước khi thôi việc đã sáp nhập hoặc giải thể thì thực hiện theo quy định tại điểm c mục 1.3 d) Thời gian công nhân và viên chức quốc phòng thôi việc về địa phương không được tính là thời gian công tác tham gia bảo hiểm xã hội. 3. Tiền lương và thời gian công tác để tính hưởng chế độ 3.1. Tiền lương để tính hưởng chế độ Tiền lương tháng để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần, trợ cấp thôi việc là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng chuyển ngành, thôi việc, bao gồm: Tiền lương theo loại, nhóm, bậc đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; nhóm, ngạch, bậc đối với viên chức quốc phòng và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên, phụ cấp thâm niên vượt khung và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có). 3.2. Thời gian công tác để tính hưởng chế độ a) Thời gian công tác để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần là tổng thời gian công tác trong Quân đội (gồm: Thời gian là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng) và thời gian công tác tại các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước có đóng bảo hiểm xã hội, trừ thời gian đã hưởng chế độ trợ cấp một lần khi phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc. b) Thời gian công tác quy định tại điểm a khoản này nếu đứt quãng thì được cộng dồn; nếu có tháng lẻ thì được tính như sau: Dưới 03 tháng không tính, từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng được tính là 1/2 năm, từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng được tính tròn là 01 năm. Nghị định 19 có hiệu lực tử 14/5/2022
Quân nhân chuyên nghiệp tự ý nghỉ sẽ xử lý như thế nào?
Trường hợp quân nhân chuyên nghiệp trong thời gian chờ phục viên. Đã nộp đơn xin nghĩ 30 ngày. Và tự ý nghỉ sẽ xử lý như thế nào
Cán bộ, chiến sĩ hy sinh khi đi cứu hộ, cứu nạn sẽ được hưởng trợ cấp gì?
Cán bộ, chiến sĩ hy sinh khi công tác được hưởng trợ cấp gì? - Ảnh minh họa Trong công tác tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn đồng bào bị thiên tai lũ lụt vừa qua, 13 cán bộ, chiến sĩ đã không may mắn mất tích và thiệt mạng. Họ sẽ được hưởng trợ cấp như thế nào? Được biết trong danh sách này có 11 người là Quân nhân chuyên nghiệp và 2 Cán bộ. Đối với Quân nhân chuyên nghiệp, tiền trợ cấp khi hy sinh thực hiện theo Thông tư 162/2017/TT-BQP như sau: Thứ nhất, đối tượng được hưởng chính sách được quy định tại Khoản 1 Điều 2 là: “Thân nhân của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đang công tác trong Bộ Quốc phòng.” Theo đó, khi quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội nếu hy sinh, từ trần thì thân nhân của họ (vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; người nuôi dưỡng hợp pháp; con đẻ, con nuôi hợp pháp) hưởng trợ cấp 1 lần theo Điều 7 Thông tư 162/2017/TT-BQP "Trợ cấp một lần = Tổng thời gian công tác x 01 tháng tiền lương liền kề trước khi hy sinh, từ trần" Một số cách quy đổi thời gian công tác đặc biệt khi tham gia các chiến dịch lớn, công tác tại các địa bàn khó khăn, công việc mang tính nguy hiểm,… được hướng dẫn tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư 162. Thẩm quyền giải quyết và hồ sơ giải quyết do Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định, kèm theo hồ sơ là những giấy tờ sau: + Phiếu thanh toán chế độ trợ cấp từ nguồn ngân sách nhà nước (mẫu Phiếu thanh toán chế độ trợ cấp kèm theo). + Phiếu thanh toán chế độ trợ cấp của mỗi đối tượng được lập thành 04 bản, cấp cho: Cơ quan nhân sự (Cơ quan Cán bộ hoặc Cơ quan Quân lực): 01 bản; Cơ quan Chính sách: 01 bản; Cơ quan Tài chính: 01 bản; đối tượng: 01 bản. Đối với cán bộ, công chức, tại Điều 14 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định: "Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật." Như vậy đối với cán bộ hy sinh trong khi thực hiện công vụ, cần có sự xem xét của Nhà nước để được hưởng những chính sách đặc biệt. Ngoài những chính sách kể trên thì quân nhân chuyên nghiệp, cán bộ công chức khi hy sinh sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn khác. Mời bạn đọc đóng góp thêm những chính sách khác về chủ đề này. Xin cảm ơn!
Quân nhân chuyên nghiệp có được đóng góp vốn vào công ty TNHH không?
- Theo Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định: Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: "Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;" - Theo Khoản 2 Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng 2005 quy định “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.” Như vậy, Quân nhân chuyên nghiệp không được thành lập và quản lý doanh nghiệp nhưng vẫn được góp vốn vào công ty TNHH (trừ trường hợp là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.).
QUY ĐỊNH MỚI VỀ TUYỂN CHỌN CÁN BỘ, SĨ QUAN DỰ BỊ TẠI NGŨ TRONG QUÂN ĐỘI
>>> Hệ thống cấp bậc quân hàm trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân >>> Bảng lương, phụ cấp trong ngành Quân đội nhân dân mới nhất Ngày 27/12 vừa qua, BQP đã ban hành Thông tư 308/2017/TT-BQP quy định việc tuyển chọn, tuyển dụng vào đội ngũ cán bộ; đào tạo sĩ quan dự bị gọi vào phục vụ tại ngũ trong Quân đội, theo đó để được tuyển chọn làm cán bộ, sĩ quan dự bị phải đáp ứng những điều kiện sau: 1. Về năng lực, độ tuổi - Là Quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng; cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế nhà nước; + Có độ tuổi phù hợp theo từng cấp bậc, hoặc trường hợp khác do người có thẩm quyền quy định + Cán bộ công viên chức ngoài quốc phòng thì có độ tuổi không quá 35 - Là người lao động đang làm việc ở các cơ quan, tổ chức không thuộc biên chế nhà nước; + Có độ tuổi không quá 35 - Là người tốt nghiệp đại học, sau đại học có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời. + Có độ tuổi không quá 30 + Trường hợp có học vị thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa 1thì không quá 35 + Trường hợp có học vị tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa 2 thì không quá 40 2. Trình độ học vấn, thời gian công tác a. Đối với viên chức quốc phòng, quân nhân chuyên nghiệp: thời gian công tác ít nhất 2 năm - Đơn vị thuộc khối dự toán: + Tốt nghiệp hệ chính quy, công lập, trung lập dài hạn loại khá trở lên; + Đơn vị ở vùng cao, biên giới hải đảo... phải tốt nghiệp loại trung bình khá trở lên; - Đơn vị thuộc khối họach toán: + Tuyển chọn chức danh trợ lý, giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, phó phòng, quản đốc, đội trưởng bình đoàn... phải tốt nghiệp loại trung bình khá trở lên; + Đối với chức danh đội trưởng binh đoàn phải từng đảm nhiệm chức danh đội phó hoặc ở vị trí đương nhiệm ít nhất 1 năm và hoàn thành tốt nhiệm vụ. b. Đối với người ngoài quân đội: - Tốt nghiệp hệ chính quy, công lập, trung lập dài hạn loại khá trở lên - Người làm việc tại trung tâm, viện nghiên cứu, học viện, nhà trường, bệnh viên hạng đặc biệt, loại 1 phải có điểm tốt nghiệp đại học từ 7,5... 3. Yêu cầu về sức khỏe: - Người ngoài quân đội: đạt sức khỏe loại 1, 2 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự - Người trong quân đội: đạt sức khỏe loại 1, 2 theo Hướng dẫn 1631/LC-QY-CB của liên cục quân y - Cán bộ Xem chi tiết quy định trong file đính kèm