Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Bảo hiểm bắt buộc là gì? Giới hạn trách nhiệm và nguyên tắc bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới 1/ Bảo hiểm bắt buộc là gì? Căn cứ quy định tại Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì “Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội”. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm: - Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; - Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; - Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng; - Bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật khác đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ mua bảo hiểm bắt buộc và được lựa chọn tham gia bảo hiểm bắt buộc tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai. 2/ Giới hạn trách nhiệm và nguyên tắc bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (1) Về giới hạn trách nhiệm bảo hiểm Căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 67/2023/NĐ-CP thì giới hạn trách nhiệm bảo hiểm được quy định như sau: - Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra là 150 triệu đồng cho một người trong một vụ tai nạn. - Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản: + Do xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là 50 triệu đồng trong một vụ tai nạn. + Do xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là 100 triệu đồng trong một vụ tai nạn. (2) Về nguyên tắc bồi thường bảo hiểm Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 67/2023/NĐ-CP thì doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Khi tai nạn xảy ra, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải có trách nhiệm sau: - Thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm vào đường dây nóng để phối hợp giải quyết, tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn. - Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm, trừ trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. - Chủ động thu thập và cung cấp các tài liệu quy định trong hồ sơ bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại Điều 13 Nghị định 67/2023/NĐ-CP. - Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu do mình cung cấp. Nguyên tắc 2: Khi nhận được thông báo về tai nạn, trong vòng 1 giờ doanh nghiệp bảo hiểm phải hướng dẫn bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm các biện pháp bảo đảm an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về người và tài sản, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục yêu cầu bồi thường bảo hiểm; phối hợp chặt chẽ với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thứ ba và các bên liên quan trong vòng 24 giờ tổ chức thực hiện việc giám định tổn thất xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất làm căn cứ giải quyết bồi thường bảo hiểm. Nguyên tắc 3: Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, cụ thể: - Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại: + 70% mức bồi thường bảo hiểm ước tính theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tử vong. + 50% mức bồi thường bảo hiểm ước tính theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tổn thương bộ phận. - Trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại: + 30% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tử vong và ước tính tỷ lệ tổn thương từ 81% trở lên. + 10% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp ước tính tỷ lệ tổn thương từ 31% đến dưới 81%. Sau khi đã thực hiện tạm ứng bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu Quỹ bảo hiểm xe cơ giới hoàn trả số tiền đã tạm ứng bồi thường trong trường hợp tai nạn được xác định thuộc loại trừ trách nhiệm bảo hiểm hoặc không thuộc phạm vi bảo hiểm. Nguyên tắc 4: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra tai nạn trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải gửi thông báo tai nạn bằng văn bản hoặc thông qua hình thức điện tử cho doanh nghiệp bảo hiểm. Nguyên tắc 5: Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Trường hợp người được bảo hiểm chết, mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa thành niên theo quy định của Bộ luật Dân sự). Nguyên tắc 6: Mức bồi thường bảo hiểm: - Mức bồi thường cụ thể về sức khỏe, tính mạng được xác định theo từng loại thương tật, thiệt hại theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP hoặc theo thỏa thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm và người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa thành niên theo quy định của Bộ luật Dân sự), nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP. Trường hợp có quyết định của Tòa án thì căn cứ vào quyết định của Tòa án nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP. Trường hợp nhiều xe cơ giới gây tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm. Đối với vụ tai nạn được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của người thứ ba, mức bồi thường bảo hiểm về sức khỏe, tính mạng đối với các đối tượng thuộc người thứ ba bằng 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP hoặc theo thỏa thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa thành niên theo quy định của Bộ luật Dân sự), nhưng không vượt quá 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP. - Mức bồi thường cụ thể về thiệt hại đối với tài sản trong một vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm. Nguyên tắc 7: Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền giảm trừ tối đa 5% số tiền bồi thường thiệt hại đối với tài sản trong trường hợp bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không thông báo tai nạn cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 Nghị định 67/2023/NĐ-CP hoặc sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ thông báo khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm. Nguyên tắc 8: Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp chủ xe cơ giới tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện. Nguyên tắc 9: Trường hợp nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự được giao kết cho cùng một xe cơ giới, số tiền bồi thường chỉ được giải quyết theo hợp đồng bảo hiểm giao kết đầu tiên. Doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm 100% phí bảo hiểm đã đóng đối với các hợp đồng bảo hiểm còn lại. Nguyên tắc 10: Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho người bị thiệt hại hoặc người thừa kế hoặc đại diện của người bị thiệt hại biết số tiền doanh nghiệp bảo hiểm đã trả đối với từng trường hợp thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều 12 Nghị định 67/2023/NĐ-CP. Nguyên tắc 11: Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người bị thiệt hại biết số tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và thanh toán số tiền bồi thường quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều 12 Nghị định 67/2023/NĐ-CP. Trên đây là các quy định về giới hạn trách nhiệm và nguyên tắc bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông làm chết người cần những gì?
Bên mua bảo hiểm cần làm gì khi xảy ra tai nạn giao thông? Để được bồi thường bảo hiểm, hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông làm chết người cần những gì? Hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông làm chết người bao gồm nhiều loại giấy tờ khác nhau, từ các giấy phép lái xe, biên bản hiện trường, đến các giấy tờ y tế và pháp lý. Việc thiếu bất kỳ giấy tờ nào cũng có thể gây ra khó khăn trong quá trình bồi thường. Dưới đây là danh sách chi tiết các giấy tờ cần chuẩn bị. (1) Hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông làm chết người cần những gì? Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn bao gồm: Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới bao gồm các tài liệu sau: - Văn bản yêu cầu bồi thường. - Tài liệu liên quan đến xe cơ giới, người lái xe (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính hoặc bản ảnh chụp) + Giấy chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe) hoặc chứng từ chuyển quyền sở hữu xe và chứng từ nguồn gốc xe (trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký xe). + Giấy phép lái xe. + Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ CCCD hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân khác của người lái xe. + Giấy chứng nhận bảo hiểm. - Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính hoặc bản ảnh chụp). Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau: + Giấy chứng nhận thương tích. + Hồ sơ bệnh án. + Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan Công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y đối với trường hợp nạn nhân chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn. - Tài liệu chứng minh thiệt hại đối với tài sản: + Hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc bằng chứng chứng minh về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn gây ra (trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện sửa chữa, khắc phục thiệt hại, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập giấy tờ này). + Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà chủ xe cơ giới đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm. - Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an trong các vụ tai nạn gây tử vong đối với người thứ ba và hành khách hoặc trường hợp cần xác minh vụ tai nạn có nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của người thứ ba, bao gồm: Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn hoặc Thông báo kết luận điều tra giải quyết vụ tai nạn. - Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền. - Quyết định của Tòa án (nếu có). Như vậy, hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông làm chết người gồm 07 tài liệu trên. Trong đó, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu về bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an trong các vụ tai nạn gây tử vong và biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền. (2) Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn chết người - Trách nhiệm của người mua bảo hiểm khi xảy ra tai nạn: Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 67/2023/NĐ-CP thì bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải có trách nhiệm: + Thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm vào đường dây nóng để phối hợp giải quyết, tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn. + Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm, trừ trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. + Chủ động thu thập và cung cấp các tài liệu quy định trong hồ sơ bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại Điều 13 Nghị định 67/2023/NĐ-CP + Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu do mình cung cấp. Khi nhận được thông báo về tai nạn, trong vòng 1 giờ doanh nghiệp bảo hiểm phải hướng dẫn bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm các biện pháp bảo đảm an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về người và tài sản, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục yêu cầu bồi thường bảo hiểm + Phối hợp chặt chẽ với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thứ ba và các bên liên quan trong vòng 24 giờ tổ chức thực hiện việc giám định tổn thất xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất làm căn cứ giải quyết bồi thường bảo hiểm theo khoản 2 Điều 12. Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với tai nạn gây chết người như sau: + Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại: 70% mức bồi thường bảo hiểm ước tính theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tử vong. + Trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại: 30% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tử vong và ước tính tỷ lệ tổn thương từ 81% trở lên. Bên cạnh đó, theo khoản 5 Điều 12 đề cập khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Như vậy, bên mua bảo hiểm phải có trách nhiệm thông báo ngay cho bên doanh nghiệp bảo hiểm khi xảy ra tai nạn. Doanh nghiệp bảo hiểm phải hướng dẫn bên mua thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và tạm ứng bồi thường đối với tai nạn gây chết Tóm lại, thành phần hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông chết người gồm 07 tài liệu. Trong đó, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu về bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an trong các vụ tai nạn gây tử vong và biên bản giám định. Đối với 05 tài liệu còn lại, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm tối thiểu cho bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
Hiện nay, số tiền đền bù của bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được quy định như thế nào? Hồ sơ chuẩn bị để được hưởng đền bù bao gồm những loại hồ sơ ra sao? 1. Số tiền bảo hiểm tối thiểu cho bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc Căn cứ Điều 24 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định số tiền bảo hiểm tối thiểu cho bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc như sau; Thứ nhất, số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 67/2023/NĐ-CP tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm. Thứ hai, trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thỏa thuận như sau: -Đối với các tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị định 67/2023/NĐ-CP: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm. -Đối với các tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23Nghị định 67/2023/NĐ-CP: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản căn cứ theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc các tài liệu có liên quan. Theo đó, số tiền tối thiểu cho bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc sẽ được xác định theo quy định trên. 2. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc Căn cứ Điều 29 Nghị định 67/2023/NĐ-CP thì Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bao gồm: Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc bao gồm các tài liệu sau: 1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm. 2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm. 3. Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền tại thời điểm gần nhất thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm (bản sao). 4. Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền. 5. Vản bản kết luận hoặc thông báo về nguyên nhân vụ cháy, nổ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao) hoặc các bằng chứng chứng minh nguyên nhân vụ cháy, nổ. 6. Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại. Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 5 và khoản 6 Điều 29 Nghị định 67/2023/NĐ-CP. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu quy định tại khoản 4 Điều 29 Nghị định 67/2023/NĐ-CP Theo đó hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc bắt buộc phải có các tài liệu như trên. 3. Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc Căn cứ Điều 28 Nghị định 67/2023/NĐ-CP về nguyên tắc bồi thường bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau: 1. Khi xảy ra tổn thất, bên mua bảo hiểm lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày xảy ra tổn thất đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm. 2. Số tiền bồi thường bảo hiểm đối với tài sản bị thiệt hại không vượt quá số tiền bảo hiểm của tài sản đó (đã được thỏa thuận và ghi trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm) trừ đi mức giảm trừ bảo hiểm quy định tại khoản 3 Điều này. 3. Giảm trừ tối đa 20% số tiền bồi thường bảo hiểm trong trường hợp cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ không thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các kiến nghị tại Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền, dẫn đến tăng thiệt hại khi xảy ra cháy, nổ.
Nghị định 67/2023/NĐ-CP: Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm có hiệu lực từ ngày 06/9/2023
Đây là quy định về nguyên tắc bồi thường bảo hiểm được quy định tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng do Chính phủ ban hành ngày 06/9/2023 Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau: (1) Khi tai nạn xảy ra, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải có trách nhiệm: - Thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm vào đường dây nóng để phối hợp giải quyết, tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn. - Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm, trừ trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. - Chủ động thu thập và cung cấp các tài liệu quy định trong hồ sơ bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại Điều 13 Nghị định này. - Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu do mình cung cấp. (2) Khi nhận được thông báo về tai nạn, trong vòng 1 giờ doanh nghiệp bảo hiểm phải hướng dẫn bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm các biện pháp bảo đảm an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về người và tài sản, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục yêu cầu bồi thường bảo hiểm; phối hợp chặt chẽ với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thứ ba và các bên liên quan trong vòng 24 giờ tổ chức thực hiện việc giám định tổn thất xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất làm căn cứ giải quyết bồi thường bảo hiểm. (3) Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, cụ thể: - Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại: 70% mức bồi thường bảo hiểm ước tính theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tử vong. 50% mức bồi thường bảo hiểm ước tính theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tổn thương bộ phận. - Trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại: 30% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tử vong và ước tính tỷ lệ tổn thương từ 81% trở lên. 10% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp ước tính tỷ lệ tổn thương từ 31% đến dưới 81%. Sau khi đã thực hiện tạm ứng bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu Quỹ bảo hiểm xe cơ giới hoàn trả số tiền đã tạm ứng bồi thường trong trường hợp tai nạn được xác định thuộc loại trừ trách nhiệm bảo hiểm hoặc không thuộc phạm vi bảo hiểm. (4) Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra tai nạn trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải gửi thông báo tai nạn bằng văn bản hoặc thông qua hình thức điện tử cho doanh nghiệp bảo hiểm. (5) Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Trường hợp người được bảo hiểm chết, mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa thành niên theo quy định của Bộ luật Dân sự). (6) Mức bồi thường bảo hiểm: - Mức bồi thường cụ thể về sức khỏe, tính mạng được xác định theo từng loại thương tật, thiệt hại theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này hoặc theo thỏa thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm và người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa thành niên theo quy định của Bộ luật Dân sự), nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có quyết định của Tòa án thì căn cứ vào quyết định của Tòa án nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp nhiều xe cơ giới gây tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm. Đối với vụ tai nạn được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của người thứ ba, mức bồi thường bảo hiểm về sức khỏe, tính mạng đối với các đối tượng thuộc người thứ ba bằng 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này hoặc theo thỏa thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa thành niên theo quy định của Bộ luật Dân sự), nhưng không vượt quá 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này. - Mức bồi thường cụ thể về thiệt hại đối với tài sản trong một vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm. (7) Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền giảm trừ tối đa 5% số tiền bồi thường thiệt hại đối với tài sản trong trường hợp bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không thông báo tai nạn cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại khoản 4 Điều này hoặc sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ thông báo khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm. (8) Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp chủ xe cơ giới tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện. (9) Trường hợp nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự được giao kết cho cùng một xe cơ giới, số tiền bồi thường chỉ được giải quyết theo hợp đồng bảo hiểm giao kết đầu tiên. Doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm 100% phí bảo hiểm đã đóng đối với các hợp đồng bảo hiểm còn lại. (10) Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho người bị thiệt hại hoặc người thừa kế hoặc đại diện của người bị thiệt hại biết số tiền doanh nghiệp bảo hiểm đã trả đối với từng trường hợp thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều này. (11) Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người bị thiệt hại biết số tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và thanh toán số tiền bồi thường quy định tại điểm a khoản 6 Điều này. Nghị định 67/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 06/9/2023.
Người chạy sai luật bị tai nạn giao thông có được bồi thường?
Tai nạn giao thông là một trong những tai nạn được thống kê nhiều nhất ở Việt Nam. Thông thường, các vụ tai nạn giao thông xảy ra có thể là do lỗi của người làm chủ phương tiện giao thông mà dẫn đến tai nạn. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp dù người điều khiển xe không vi phạm nhưng vẫn xảy ra tai nạn. Trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông mà người vi phạm bị tai nạn dẫn đến thương tật, thì người điều khiển phương tiện đúng luật có phải bồi thường? 1. Khi nào phải bồi thường tai nạn giao thông? Tai nạn giao thông được xem là một yếu tố xảy ra bất ngờ mà người tham gia giao thông đường bộ không thể lường trước được. Trong trường hợp mà các bên không có thỏa thuận trước vấn đề này thì trách nhiệm bồi thường sẽ được thực hiện theo Điều 484 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Theo quy định người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và thiệt hại tài sản của chủ sở hữu, người chiếm hữu thì phải chịu trách nhiệm bồi thường. Theo đó, trong điều kiện bình thường mà có xảy ra tai nạn ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, tài sản của người khác thì nhất định phải bồi thường. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định ngoại lệ về trường hợp không phải bồi thường thiệt hại nếu trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do: - Sự kiện bất khả kháng - Hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. Như vậy, nếu các bên không có thỏa thuận thêm về việc bồi thường thì theo luật người không có lỗi trong vụ vụ không có trách nhiệm phải bồi thường cho bên gây ra. Điều này, nhằm đảm bảo quyền lợi của người thực hiện đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, việc bồi thường thiệt hại tai nạn ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi thỏa mãn các điều kiện sau: - Có thiệt hại thực tế xảy ra. - Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại. - Có lỗi của người có hành vi. - Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra. 2. Trường hợp bồi thường không do lỗi của chủ phương tiện Trừ trường hợp lỗi do nguồn nguy hiểm cao độ như: Xe máy, ô tô bị mất phanh, hỏng hóc gây tai nạn,... Thì chủ phương tiện không có lỗi vẫn phải bồi thường. Theo đó, trường hợp này được quy định tại Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: (1) Nguồn cao độ nguy hiểm là gì? Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm: Phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật. (2) Quy định trách nhiệm bồi thường Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây: Thứ nhất, thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại. Thứ hai, thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời vì trong trường hợp cấp bách có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người tai nạn thì phải bồi thường kịp thời cho chữa trị. Mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, phương thức bồi thường có thể được thỏa thuận nhưng không trái với quy định pháp luật. Đặc biệt, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi mức bồi thường. Ngoài ra, khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Như vậy, sự việc mà người gây tai nạn không cố ý nhưng do nguồn cao độ nguy hiểm là phương tiện giao thông xảy ra sự cố dẫn đến tai nạn thì vẫn được bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, trong trường hợp bình thường mà tai nạn không do lỗi của sự kiện bất khả kháng hoặc nguồn cao độ thì bên không có lỗi không phải có trách nhiệm bồi thường.
Người lái xe thuê gây tai nạn có phải bồi thường?
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng thuê, tài xế lái xe vận chuyển hàng hóa gây tai nạn không đáng có thì trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về người lái xe hay bên thuê người vận chuyển? Đây có lẽ đây vẫn là câu hỏi thường gặp dành cho các tài xế khi nhận lái xe thuê trong quá trình vận chuyển hàng hóa lỡ khi gặp các sự cố không đáng có. Vậy pháp luật quy định thế nào về trách nhiệm bồi thường? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do NLĐ gây ra Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra thì được căn cứ theo Điều 597 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Cụ thể trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao. Theo quy định này thì khi người của pháp nhân gây ra tai nạn thì pháp nhân phải là người chịu trách nhiệm bồi thường ban đầu cho nạn nhân. Lưu ý: Nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật. Như vậy, người nhận hợp đồng thuê xe cần chú ý mặc dù trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về bên pháp nhân mà mình trực thuộc tuy nhiên họ vẫn có thể đòi lại khoản tiền đã bồi thường. Ngoài ra tại Điều 600 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra như sau: Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc bồi thường Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Lưu ý: Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Theo quy định này nếu trong trường hợp gây ra tai nạn mà không thuộc lỗi của tài xế lái xe thì vẫn phải bồi thường tuy nhiên sẽ được giảm mức bồi thường Trong trường hợp khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. Việc mức bồi thường sẽ được quy định theo mức giám định thương tật của cơ sở ý tế được cơ quan có thẩm quyền công bố. Nguyên tắc bồi thường được quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015. Như vậy, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài xế lái xe của của mình gây ra tai nạn, sau đó doanh nghiệp có thể yêu cầu người làm thuê hoàn trả lại sau.
Đất hết hạn sử dụng có được bồi thường khi bị thu hồi?
Đất hết hạn sử dụng có được bồi thường khi bị thu hồi đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Những vấn đề xoay quanh việc bồi thường cũng như chính sách bồi thường khi đất bị thu hồi do hết hạn sử dụng. Bài viết nhằm chia sẻ những quy định pháp luật hiện hành và giải đáp vướng mắc trên thông qua bài viết dưới đây. CÓ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG KHI BỊ THU HỒI ĐẤT DO HẾT HẠN SỬ DỤNG? Theo quy định tại khoản 1 điều 74 Luật đất đai 2013 về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất thì: Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường. Điều kiện bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất được quy định tại Điều 75 Luật đất đai 2013 như sau: Đối với cá nhân, hộ gia đình: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm khi có: - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc - Có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; Đối với cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng: Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. Đối với Người Việt Nam định cư ở nước ngoài - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. - Có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. Đối với các tổ chức: - Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. - Có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. - Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. - Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. - Có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. HẾT HẠN SỬ DỤNG ĐẤT CÓ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG KHI THU HỒI HAY KHÔNG? Theo Điều 82 Luật đất đai 2013 quy định về các trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường như sau: - Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này; - Đất được Nhà nước giao để quản lý; - Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này; - Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này. Vì vậy, trường hợp đất hết hạn sử dụng mà không được gia hạn theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 65 Luật đất đai 2013 thì không được bồi thường về đất do thuộc một trong các trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất?
Chào Luật sư Trong luật đất đai 2013 ở khoản 2 điều 74 "Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất." Trong trường hợp nào thì gọi là không có đất? Ví dụ giải tỏa nhà dân để mở 1 con đường, bệnh viện, trường học thì gọi là không còn đất, còn trong trường hợp giải tỏa nhà dân để mở khu dân cư phân lô bán nền thì có gọi là không có đất để bồi thường hay không? Nhờ Luật sư tư vấn Xin cám ơn!
Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Bảo hiểm bắt buộc là gì? Giới hạn trách nhiệm và nguyên tắc bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới 1/ Bảo hiểm bắt buộc là gì? Căn cứ quy định tại Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì “Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội”. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm: - Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; - Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; - Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng; - Bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật khác đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ mua bảo hiểm bắt buộc và được lựa chọn tham gia bảo hiểm bắt buộc tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai. 2/ Giới hạn trách nhiệm và nguyên tắc bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (1) Về giới hạn trách nhiệm bảo hiểm Căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 67/2023/NĐ-CP thì giới hạn trách nhiệm bảo hiểm được quy định như sau: - Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra là 150 triệu đồng cho một người trong một vụ tai nạn. - Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản: + Do xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là 50 triệu đồng trong một vụ tai nạn. + Do xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là 100 triệu đồng trong một vụ tai nạn. (2) Về nguyên tắc bồi thường bảo hiểm Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 67/2023/NĐ-CP thì doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Khi tai nạn xảy ra, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải có trách nhiệm sau: - Thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm vào đường dây nóng để phối hợp giải quyết, tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn. - Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm, trừ trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. - Chủ động thu thập và cung cấp các tài liệu quy định trong hồ sơ bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại Điều 13 Nghị định 67/2023/NĐ-CP. - Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu do mình cung cấp. Nguyên tắc 2: Khi nhận được thông báo về tai nạn, trong vòng 1 giờ doanh nghiệp bảo hiểm phải hướng dẫn bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm các biện pháp bảo đảm an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về người và tài sản, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục yêu cầu bồi thường bảo hiểm; phối hợp chặt chẽ với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thứ ba và các bên liên quan trong vòng 24 giờ tổ chức thực hiện việc giám định tổn thất xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất làm căn cứ giải quyết bồi thường bảo hiểm. Nguyên tắc 3: Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, cụ thể: - Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại: + 70% mức bồi thường bảo hiểm ước tính theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tử vong. + 50% mức bồi thường bảo hiểm ước tính theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tổn thương bộ phận. - Trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại: + 30% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tử vong và ước tính tỷ lệ tổn thương từ 81% trở lên. + 10% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp ước tính tỷ lệ tổn thương từ 31% đến dưới 81%. Sau khi đã thực hiện tạm ứng bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu Quỹ bảo hiểm xe cơ giới hoàn trả số tiền đã tạm ứng bồi thường trong trường hợp tai nạn được xác định thuộc loại trừ trách nhiệm bảo hiểm hoặc không thuộc phạm vi bảo hiểm. Nguyên tắc 4: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra tai nạn trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải gửi thông báo tai nạn bằng văn bản hoặc thông qua hình thức điện tử cho doanh nghiệp bảo hiểm. Nguyên tắc 5: Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Trường hợp người được bảo hiểm chết, mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa thành niên theo quy định của Bộ luật Dân sự). Nguyên tắc 6: Mức bồi thường bảo hiểm: - Mức bồi thường cụ thể về sức khỏe, tính mạng được xác định theo từng loại thương tật, thiệt hại theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP hoặc theo thỏa thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm và người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa thành niên theo quy định của Bộ luật Dân sự), nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP. Trường hợp có quyết định của Tòa án thì căn cứ vào quyết định của Tòa án nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP. Trường hợp nhiều xe cơ giới gây tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm. Đối với vụ tai nạn được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của người thứ ba, mức bồi thường bảo hiểm về sức khỏe, tính mạng đối với các đối tượng thuộc người thứ ba bằng 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP hoặc theo thỏa thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa thành niên theo quy định của Bộ luật Dân sự), nhưng không vượt quá 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP. - Mức bồi thường cụ thể về thiệt hại đối với tài sản trong một vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm. Nguyên tắc 7: Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền giảm trừ tối đa 5% số tiền bồi thường thiệt hại đối với tài sản trong trường hợp bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không thông báo tai nạn cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 Nghị định 67/2023/NĐ-CP hoặc sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ thông báo khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm. Nguyên tắc 8: Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp chủ xe cơ giới tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện. Nguyên tắc 9: Trường hợp nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự được giao kết cho cùng một xe cơ giới, số tiền bồi thường chỉ được giải quyết theo hợp đồng bảo hiểm giao kết đầu tiên. Doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm 100% phí bảo hiểm đã đóng đối với các hợp đồng bảo hiểm còn lại. Nguyên tắc 10: Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho người bị thiệt hại hoặc người thừa kế hoặc đại diện của người bị thiệt hại biết số tiền doanh nghiệp bảo hiểm đã trả đối với từng trường hợp thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều 12 Nghị định 67/2023/NĐ-CP. Nguyên tắc 11: Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người bị thiệt hại biết số tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và thanh toán số tiền bồi thường quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều 12 Nghị định 67/2023/NĐ-CP. Trên đây là các quy định về giới hạn trách nhiệm và nguyên tắc bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông làm chết người cần những gì?
Bên mua bảo hiểm cần làm gì khi xảy ra tai nạn giao thông? Để được bồi thường bảo hiểm, hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông làm chết người cần những gì? Hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông làm chết người bao gồm nhiều loại giấy tờ khác nhau, từ các giấy phép lái xe, biên bản hiện trường, đến các giấy tờ y tế và pháp lý. Việc thiếu bất kỳ giấy tờ nào cũng có thể gây ra khó khăn trong quá trình bồi thường. Dưới đây là danh sách chi tiết các giấy tờ cần chuẩn bị. (1) Hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông làm chết người cần những gì? Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn bao gồm: Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới bao gồm các tài liệu sau: - Văn bản yêu cầu bồi thường. - Tài liệu liên quan đến xe cơ giới, người lái xe (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính hoặc bản ảnh chụp) + Giấy chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe) hoặc chứng từ chuyển quyền sở hữu xe và chứng từ nguồn gốc xe (trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký xe). + Giấy phép lái xe. + Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ CCCD hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân khác của người lái xe. + Giấy chứng nhận bảo hiểm. - Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính hoặc bản ảnh chụp). Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau: + Giấy chứng nhận thương tích. + Hồ sơ bệnh án. + Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan Công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y đối với trường hợp nạn nhân chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn. - Tài liệu chứng minh thiệt hại đối với tài sản: + Hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc bằng chứng chứng minh về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn gây ra (trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện sửa chữa, khắc phục thiệt hại, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập giấy tờ này). + Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà chủ xe cơ giới đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm. - Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an trong các vụ tai nạn gây tử vong đối với người thứ ba và hành khách hoặc trường hợp cần xác minh vụ tai nạn có nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của người thứ ba, bao gồm: Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn hoặc Thông báo kết luận điều tra giải quyết vụ tai nạn. - Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền. - Quyết định của Tòa án (nếu có). Như vậy, hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông làm chết người gồm 07 tài liệu trên. Trong đó, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu về bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an trong các vụ tai nạn gây tử vong và biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền. (2) Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn chết người - Trách nhiệm của người mua bảo hiểm khi xảy ra tai nạn: Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 67/2023/NĐ-CP thì bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải có trách nhiệm: + Thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm vào đường dây nóng để phối hợp giải quyết, tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn. + Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm, trừ trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. + Chủ động thu thập và cung cấp các tài liệu quy định trong hồ sơ bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại Điều 13 Nghị định 67/2023/NĐ-CP + Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu do mình cung cấp. Khi nhận được thông báo về tai nạn, trong vòng 1 giờ doanh nghiệp bảo hiểm phải hướng dẫn bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm các biện pháp bảo đảm an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về người và tài sản, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục yêu cầu bồi thường bảo hiểm + Phối hợp chặt chẽ với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thứ ba và các bên liên quan trong vòng 24 giờ tổ chức thực hiện việc giám định tổn thất xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất làm căn cứ giải quyết bồi thường bảo hiểm theo khoản 2 Điều 12. Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với tai nạn gây chết người như sau: + Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại: 70% mức bồi thường bảo hiểm ước tính theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tử vong. + Trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại: 30% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tử vong và ước tính tỷ lệ tổn thương từ 81% trở lên. Bên cạnh đó, theo khoản 5 Điều 12 đề cập khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Như vậy, bên mua bảo hiểm phải có trách nhiệm thông báo ngay cho bên doanh nghiệp bảo hiểm khi xảy ra tai nạn. Doanh nghiệp bảo hiểm phải hướng dẫn bên mua thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và tạm ứng bồi thường đối với tai nạn gây chết Tóm lại, thành phần hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông chết người gồm 07 tài liệu. Trong đó, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu về bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an trong các vụ tai nạn gây tử vong và biên bản giám định. Đối với 05 tài liệu còn lại, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm tối thiểu cho bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
Hiện nay, số tiền đền bù của bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được quy định như thế nào? Hồ sơ chuẩn bị để được hưởng đền bù bao gồm những loại hồ sơ ra sao? 1. Số tiền bảo hiểm tối thiểu cho bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc Căn cứ Điều 24 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định số tiền bảo hiểm tối thiểu cho bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc như sau; Thứ nhất, số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 67/2023/NĐ-CP tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm. Thứ hai, trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thỏa thuận như sau: -Đối với các tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị định 67/2023/NĐ-CP: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm. -Đối với các tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23Nghị định 67/2023/NĐ-CP: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản căn cứ theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc các tài liệu có liên quan. Theo đó, số tiền tối thiểu cho bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc sẽ được xác định theo quy định trên. 2. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc Căn cứ Điều 29 Nghị định 67/2023/NĐ-CP thì Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bao gồm: Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc bao gồm các tài liệu sau: 1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm. 2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm. 3. Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền tại thời điểm gần nhất thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm (bản sao). 4. Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền. 5. Vản bản kết luận hoặc thông báo về nguyên nhân vụ cháy, nổ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao) hoặc các bằng chứng chứng minh nguyên nhân vụ cháy, nổ. 6. Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại. Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 5 và khoản 6 Điều 29 Nghị định 67/2023/NĐ-CP. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu quy định tại khoản 4 Điều 29 Nghị định 67/2023/NĐ-CP Theo đó hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc bắt buộc phải có các tài liệu như trên. 3. Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc Căn cứ Điều 28 Nghị định 67/2023/NĐ-CP về nguyên tắc bồi thường bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau: 1. Khi xảy ra tổn thất, bên mua bảo hiểm lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày xảy ra tổn thất đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm. 2. Số tiền bồi thường bảo hiểm đối với tài sản bị thiệt hại không vượt quá số tiền bảo hiểm của tài sản đó (đã được thỏa thuận và ghi trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm) trừ đi mức giảm trừ bảo hiểm quy định tại khoản 3 Điều này. 3. Giảm trừ tối đa 20% số tiền bồi thường bảo hiểm trong trường hợp cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ không thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các kiến nghị tại Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền, dẫn đến tăng thiệt hại khi xảy ra cháy, nổ.
Nghị định 67/2023/NĐ-CP: Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm có hiệu lực từ ngày 06/9/2023
Đây là quy định về nguyên tắc bồi thường bảo hiểm được quy định tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng do Chính phủ ban hành ngày 06/9/2023 Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau: (1) Khi tai nạn xảy ra, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải có trách nhiệm: - Thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm vào đường dây nóng để phối hợp giải quyết, tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn. - Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm, trừ trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. - Chủ động thu thập và cung cấp các tài liệu quy định trong hồ sơ bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại Điều 13 Nghị định này. - Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu do mình cung cấp. (2) Khi nhận được thông báo về tai nạn, trong vòng 1 giờ doanh nghiệp bảo hiểm phải hướng dẫn bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm các biện pháp bảo đảm an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về người và tài sản, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục yêu cầu bồi thường bảo hiểm; phối hợp chặt chẽ với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thứ ba và các bên liên quan trong vòng 24 giờ tổ chức thực hiện việc giám định tổn thất xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất làm căn cứ giải quyết bồi thường bảo hiểm. (3) Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, cụ thể: - Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại: 70% mức bồi thường bảo hiểm ước tính theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tử vong. 50% mức bồi thường bảo hiểm ước tính theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tổn thương bộ phận. - Trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại: 30% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tử vong và ước tính tỷ lệ tổn thương từ 81% trở lên. 10% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp ước tính tỷ lệ tổn thương từ 31% đến dưới 81%. Sau khi đã thực hiện tạm ứng bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu Quỹ bảo hiểm xe cơ giới hoàn trả số tiền đã tạm ứng bồi thường trong trường hợp tai nạn được xác định thuộc loại trừ trách nhiệm bảo hiểm hoặc không thuộc phạm vi bảo hiểm. (4) Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra tai nạn trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải gửi thông báo tai nạn bằng văn bản hoặc thông qua hình thức điện tử cho doanh nghiệp bảo hiểm. (5) Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Trường hợp người được bảo hiểm chết, mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa thành niên theo quy định của Bộ luật Dân sự). (6) Mức bồi thường bảo hiểm: - Mức bồi thường cụ thể về sức khỏe, tính mạng được xác định theo từng loại thương tật, thiệt hại theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này hoặc theo thỏa thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm và người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa thành niên theo quy định của Bộ luật Dân sự), nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có quyết định của Tòa án thì căn cứ vào quyết định của Tòa án nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp nhiều xe cơ giới gây tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm. Đối với vụ tai nạn được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của người thứ ba, mức bồi thường bảo hiểm về sức khỏe, tính mạng đối với các đối tượng thuộc người thứ ba bằng 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này hoặc theo thỏa thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa thành niên theo quy định của Bộ luật Dân sự), nhưng không vượt quá 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này. - Mức bồi thường cụ thể về thiệt hại đối với tài sản trong một vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm. (7) Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền giảm trừ tối đa 5% số tiền bồi thường thiệt hại đối với tài sản trong trường hợp bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không thông báo tai nạn cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại khoản 4 Điều này hoặc sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ thông báo khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm. (8) Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp chủ xe cơ giới tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện. (9) Trường hợp nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự được giao kết cho cùng một xe cơ giới, số tiền bồi thường chỉ được giải quyết theo hợp đồng bảo hiểm giao kết đầu tiên. Doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm 100% phí bảo hiểm đã đóng đối với các hợp đồng bảo hiểm còn lại. (10) Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho người bị thiệt hại hoặc người thừa kế hoặc đại diện của người bị thiệt hại biết số tiền doanh nghiệp bảo hiểm đã trả đối với từng trường hợp thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều này. (11) Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người bị thiệt hại biết số tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và thanh toán số tiền bồi thường quy định tại điểm a khoản 6 Điều này. Nghị định 67/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 06/9/2023.
Người chạy sai luật bị tai nạn giao thông có được bồi thường?
Tai nạn giao thông là một trong những tai nạn được thống kê nhiều nhất ở Việt Nam. Thông thường, các vụ tai nạn giao thông xảy ra có thể là do lỗi của người làm chủ phương tiện giao thông mà dẫn đến tai nạn. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp dù người điều khiển xe không vi phạm nhưng vẫn xảy ra tai nạn. Trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông mà người vi phạm bị tai nạn dẫn đến thương tật, thì người điều khiển phương tiện đúng luật có phải bồi thường? 1. Khi nào phải bồi thường tai nạn giao thông? Tai nạn giao thông được xem là một yếu tố xảy ra bất ngờ mà người tham gia giao thông đường bộ không thể lường trước được. Trong trường hợp mà các bên không có thỏa thuận trước vấn đề này thì trách nhiệm bồi thường sẽ được thực hiện theo Điều 484 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Theo quy định người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và thiệt hại tài sản của chủ sở hữu, người chiếm hữu thì phải chịu trách nhiệm bồi thường. Theo đó, trong điều kiện bình thường mà có xảy ra tai nạn ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, tài sản của người khác thì nhất định phải bồi thường. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định ngoại lệ về trường hợp không phải bồi thường thiệt hại nếu trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do: - Sự kiện bất khả kháng - Hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. Như vậy, nếu các bên không có thỏa thuận thêm về việc bồi thường thì theo luật người không có lỗi trong vụ vụ không có trách nhiệm phải bồi thường cho bên gây ra. Điều này, nhằm đảm bảo quyền lợi của người thực hiện đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, việc bồi thường thiệt hại tai nạn ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi thỏa mãn các điều kiện sau: - Có thiệt hại thực tế xảy ra. - Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại. - Có lỗi của người có hành vi. - Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra. 2. Trường hợp bồi thường không do lỗi của chủ phương tiện Trừ trường hợp lỗi do nguồn nguy hiểm cao độ như: Xe máy, ô tô bị mất phanh, hỏng hóc gây tai nạn,... Thì chủ phương tiện không có lỗi vẫn phải bồi thường. Theo đó, trường hợp này được quy định tại Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: (1) Nguồn cao độ nguy hiểm là gì? Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm: Phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật. (2) Quy định trách nhiệm bồi thường Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây: Thứ nhất, thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại. Thứ hai, thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời vì trong trường hợp cấp bách có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người tai nạn thì phải bồi thường kịp thời cho chữa trị. Mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, phương thức bồi thường có thể được thỏa thuận nhưng không trái với quy định pháp luật. Đặc biệt, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi mức bồi thường. Ngoài ra, khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Như vậy, sự việc mà người gây tai nạn không cố ý nhưng do nguồn cao độ nguy hiểm là phương tiện giao thông xảy ra sự cố dẫn đến tai nạn thì vẫn được bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, trong trường hợp bình thường mà tai nạn không do lỗi của sự kiện bất khả kháng hoặc nguồn cao độ thì bên không có lỗi không phải có trách nhiệm bồi thường.
Người lái xe thuê gây tai nạn có phải bồi thường?
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng thuê, tài xế lái xe vận chuyển hàng hóa gây tai nạn không đáng có thì trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về người lái xe hay bên thuê người vận chuyển? Đây có lẽ đây vẫn là câu hỏi thường gặp dành cho các tài xế khi nhận lái xe thuê trong quá trình vận chuyển hàng hóa lỡ khi gặp các sự cố không đáng có. Vậy pháp luật quy định thế nào về trách nhiệm bồi thường? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do NLĐ gây ra Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra thì được căn cứ theo Điều 597 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Cụ thể trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao. Theo quy định này thì khi người của pháp nhân gây ra tai nạn thì pháp nhân phải là người chịu trách nhiệm bồi thường ban đầu cho nạn nhân. Lưu ý: Nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật. Như vậy, người nhận hợp đồng thuê xe cần chú ý mặc dù trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về bên pháp nhân mà mình trực thuộc tuy nhiên họ vẫn có thể đòi lại khoản tiền đã bồi thường. Ngoài ra tại Điều 600 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra như sau: Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc bồi thường Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Lưu ý: Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Theo quy định này nếu trong trường hợp gây ra tai nạn mà không thuộc lỗi của tài xế lái xe thì vẫn phải bồi thường tuy nhiên sẽ được giảm mức bồi thường Trong trường hợp khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. Việc mức bồi thường sẽ được quy định theo mức giám định thương tật của cơ sở ý tế được cơ quan có thẩm quyền công bố. Nguyên tắc bồi thường được quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015. Như vậy, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài xế lái xe của của mình gây ra tai nạn, sau đó doanh nghiệp có thể yêu cầu người làm thuê hoàn trả lại sau.
Đất hết hạn sử dụng có được bồi thường khi bị thu hồi?
Đất hết hạn sử dụng có được bồi thường khi bị thu hồi đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Những vấn đề xoay quanh việc bồi thường cũng như chính sách bồi thường khi đất bị thu hồi do hết hạn sử dụng. Bài viết nhằm chia sẻ những quy định pháp luật hiện hành và giải đáp vướng mắc trên thông qua bài viết dưới đây. CÓ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG KHI BỊ THU HỒI ĐẤT DO HẾT HẠN SỬ DỤNG? Theo quy định tại khoản 1 điều 74 Luật đất đai 2013 về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất thì: Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường. Điều kiện bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất được quy định tại Điều 75 Luật đất đai 2013 như sau: Đối với cá nhân, hộ gia đình: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm khi có: - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc - Có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; Đối với cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng: Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. Đối với Người Việt Nam định cư ở nước ngoài - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. - Có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. Đối với các tổ chức: - Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. - Có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. - Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. - Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. - Có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. HẾT HẠN SỬ DỤNG ĐẤT CÓ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG KHI THU HỒI HAY KHÔNG? Theo Điều 82 Luật đất đai 2013 quy định về các trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường như sau: - Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này; - Đất được Nhà nước giao để quản lý; - Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này; - Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này. Vì vậy, trường hợp đất hết hạn sử dụng mà không được gia hạn theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 65 Luật đất đai 2013 thì không được bồi thường về đất do thuộc một trong các trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất?
Chào Luật sư Trong luật đất đai 2013 ở khoản 2 điều 74 "Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất." Trong trường hợp nào thì gọi là không có đất? Ví dụ giải tỏa nhà dân để mở 1 con đường, bệnh viện, trường học thì gọi là không còn đất, còn trong trường hợp giải tỏa nhà dân để mở khu dân cư phân lô bán nền thì có gọi là không có đất để bồi thường hay không? Nhờ Luật sư tư vấn Xin cám ơn!