Tập quán thương mại là gì? Các tập quán thương mại phổ biến trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Trong các giao dịch thương mại, bên cạnh những điều khoản được ghi rõ trong hợp đồng, còn tồn tại những quy tắc ứng xử không thành văn. (1) Tập quán thương mại là gì? Theo định nghĩa tại khoản 4 Điều 3 Luật thương mại 2005, tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại. Theo đó, tập quán, thói quen này phải có nội dung rõ ràng, được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Tuy nhiên, việc áp dụng tập quán thương mại, thói quen thương mại cũng phải tuân thủ theo các nguyên tắc quan trọng. Cụ thể, Điều 11 Luật thương mại 2005 quy định về nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên như sau: Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật. Như vậy, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, tập quán, thói quen thương mại sẽ được coi là mặc nhiên áp dụng. Do đó, việc nghiên cứu và áp dụng các tập quán thương mại một cách chính xác và hợp lý là rất cần thiết trong bối cảnh thương mại ngày càng phát triển và đa dạng như hiện nay. Việc hiểu biết và nhận thức đúng về các tập quán thương mại sẽ giúp các bên nâng cao khả năng thương thảo và giao dịch, đồng thời tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau trong các mối quan hệ thương mại. (2) Các tập quán thương mại phổ biến trong hợp đồng mua bán hàng hóa Trong thực tiễn ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, có một số tập quán thương mại điển hình như sau: Incoterms: Incoterms hay Các điều kiện Thương mại quốc tế là bộ quy tắc thương mại do Phòng Thương mại Quốc tế thiết lập, được sử dụng rộng rãi trong các hợp đồng mua bán quốc tế. Incoterms cung cấp một ngôn ngữ chung cho các nhà giao dịch để xác định các điều khoản giao dịch, bao gồm trách nhiệm của bên mua và bên bán, việc giao nhận hàng hóa, chuyển rủi ro, trách nhiệm vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa. Mặc dù Incoterms thường được áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa, chúng cũng có thể được sử dụng cho tất cả các phương thức vận tải. Đặc biệt, các phiên bản Incoterms có hiệu lực độc lập, cho phép các bên sử dụng phiên bản cũ (chẳng hạn như phiên bản 2000) cho giao dịch trong năm 2023, miễn là điều này được ghi rõ trong hợp đồng. Quy tắc thực hành Thống nhất về Tín dụng Chứng từ (UCP): Đây là bộ quy tắc do Phòng Thương mại Quốc tế ban hành nhằm đưa ra các quy tắc thống nhất cho thư tín dụng, một công cụ tài chính giúp các công ty tài trợ cho thương mại. Nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính phải tuân thủ quy định này để tiêu chuẩn hóa thương mại quốc tế, giảm thiểu rủi ro trong giao dịch hàng hóa và dịch vụ, cũng như quản lý hoạt động thương mại. Quy tắc này đã và đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới trong hoạt động thanh toán quốc tế. Các điều khoản bảo hiểm của Hiệp hội bảo hiểm (Institute Cargo Clause): Đây là một phần của bảo hiểm hàng hải, được phát triển bởi Phòng Thương mại Quốc tế. Các điều khoản này lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1982 và đã được điều chỉnh để phù hợp với tình hình kinh doanh toàn cầu, mức độ rủi ro và các mối đe dọa hiện tại. Các điều khoản bảo hiểm được chia thành ba mức độ A, B, C. Tương ứng với mỗi mức độ là phạm vi, giá trị và các trường hợp bảo hiểm hàng hóa khác nhau, phù hợp với nhu cầu của các bên trong quá trình vận chuyển hàng hóa. (3) Việc áp dụng tập quán thương mại quốc tế được quy định thế nào? Căn cứ theo Điều 5 Luật thương mại 2005, việc áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế được quy định như sau: - Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. - Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Như vậy, khi có sự xung đột giữa tập quán thương mại quốc tế và pháp luật Việt Nam, tập quán thương mại quốc tế sẽ được ưu tiên áp dụng. Nói cách khác, tập quán thương mại quốc tế sẽ có giá trị pháp lý cao hơn trong những trường hợp này. Việc quy định như vậy không chỉ thể hiện sự linh hoạt trong việc áp dụng các quy tắc thương mại quốc tế mà còn phù hợp với các quy định chung của thế giới. Khi tham gia vào sân chơi thương mại quốc tế, các quốc gia, trong đó có Việt Nam, cần phải tuân thủ các quy định và tập quán chung để đảm bảo sự ổn định và bền vững trong quan hệ hợp tác quốc tế. Điều này không chỉ giúp tăng cường tính minh bạch trong thương mại mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch xuyên biên giới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Nguồn gốc câu nói “Phi thương bất phú”? Quy định pháp luật về việc mua bán hàng hóa?
“Phi thương bất phú” có nghĩa là gì? Câu nói “Phi thương bất phú” có nguồn gốc từ đâu? Hiện nay, vấn đề buôn bán hàng hóa được pháp luật quy định như thế nào? Nguồn gốc của câu nói “Phi thương bất phú” Nhiều quan điểm cho rằng câu nói “Phi thương bất phú” là câu phát triển từ ngạn ngữ cổ đại của Trung Quốc: "无农不稳,无工不富,无商不活" (Vô nông bất ổn, vô công bất phú, vô thương bất hoạt), nghĩa là "không có nông nghiệp thì không ổn định, không có việc làm thì không thể giàu, không có buôn bán thì xã hội không hoạt động", trích Trung Quốc tục ngữ đại từ điển (bộ mới), Ôn Đoan chính chủ biên (tr.941, Thượng Hải từ thư xuất bản xã, 2011). Tuy phổ biến trong các văn bản tiếng Việt, song "Phi thương bất phú" lại có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện trong nhiều văn bản Hán ngữ qua cách viết: 非商不富 (Fēi shāng bù fù), ví dụ trong quyển Pháp ý (法意, 1915); Nguyên phú (原富, 1931) - tập 2; Mục lục danh học (穆勒名學, 1931) của Nghiêm Phục, cả 3 quyển này đều do Thương vụ ấn thư quán xuất bản. Thành ngữ 非商不富 du nhập vào Việt Nam, được chuyển thành "Phi thương bất phú", để rồi nhiều năm sau mới thấy trong quyển Ngoại thương Việt-Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX của Thành Thế Vỹ (NXB Sử học, Hà Nội, 1961). Ý nghĩa của câu nói “Phi thương bất phú” “Phi thương” có nghĩa là không kinh doanh, buôn bán, còn “bất phú” có nghĩa là không giàu có, sung túc. Theo đó, ý nghĩa của câu nói “Phi thương bất phú” là chúng ta sẽ không thể có cuộc sống giàu sang, phú quý nếu không kinh doanh, buôn bán. Câu nói này khẳng định vai trò quan trọng của việc làm giàu bằng con đường buôn bán, kinh doanh. Hiện nay, câu nói “Phi thương bất phú” đã trở nên quen thuộc và trở thành châm ngôn sống của nhiều thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Điển hình là việc nhiều người trẻ hiện nay đã tập tành kinh doanh, buôn bán từ rất sớm. Đồng thời, nhờ sự phát triển của các trang mạng xã hội mà việc bán hàng qua các trang mạng này (hay thường được gọi với các tên “bán hàng online”) đã trở nên rất phổ biến hiện nay. Quy định của pháp luật về việc mua bán hàng hóa Việc mua bán hàng hóa được điều chỉnh bởi quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Đơn cử một số quy định của Luật Thương mại 2005 mà các thương nhân cần biết khi thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa: (1) Nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa của người bán (theo Điều 34 Luật Thương mại 2005): - Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng. - Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của Luật Thương mại 2005. (2) Địa điểm giao hàng (theo Điều 35 Luật Thương mại 2005): - Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận. - Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau: + Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó. + Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên. + Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó. + Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán. (3) Thời hạn giao hàng (theo Điều 37 Luật Thương mại 2005): - Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng. - Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua. - Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng. (4) Các chế tài trong thương mại áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng (theo Điều 292 Luật Thương mại 2005): - Buộc thực hiện đúng hợp đồng. - Phạt vi phạm. - Buộc bồi thường thiệt hại. - Tạm ngừng thực hiện hợp đồng. - Đình chỉ thực hiện hợp đồng. - Huỷ bỏ hợp đồng. - Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế. Như vậy có thể thấy, câu nói "Phi thương bất phú" đề cao con đường làm giàu bằng việc buôn bán, kinh doanh. Bên cạnh đó, khi thực hiện việc kinh doanh, buôn bán hàng hóa; người bán cần phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành có liên quan để đảm bảo giao dịch mua bán là hợp pháp và tránh bị áp dụng các chế tài xử phạt không đáng có.
Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định pháp luật hiện hành
Hợp đồng mua bán hàng hoá là gì? Pháp luật quy định như thế nào về hợp đồng mua bán hàng hoá? Qua bài viết cùng tìm hiểu về loại hợp đồng dân sự này. 1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa Theo quy định tại Điều 385 Bộ Luật Dân sự 2015 thì “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Đồng thời, tại Điều 430 Bộ Luật Dân sự 2015 có đưa ra định nghĩa: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”. Trong khi đó, khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.” Luật Thương mại 2005 không có quy định cụ thể về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng về bản chất hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản. Kết hợp định nghĩa chung về hợp đồng mua bán tài sản và khái niệm riêng về mua bán hàng hóa, có thể rút ra kết luận sau: “Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bản có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”. 2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa Đặc điểm chung: - Là hợp đồng có tính đồng thuận giữa hai bên: hợp đồng mua bán hàng hóa được coi là giao kết tại thời điểm các bên thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không phụ thuộc vào thời điểm bàn giao hàng hóa, việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là hành động của bên bán nhằm thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng mua bán đã có hiệu lực. - Có tính đền bù: cụ thể khi bên bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì sẽ nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dưới dạng khoản tiền thanh toán. - Là hợp đồng song vụ: mỗi bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa tồn tại hai nghĩa vụ chính mang tính chất qua lại và liên quan mật thiết với nhau: nghĩa vụ của bên bánphải bàngiao hàng hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bên mua là thanh toán cho bên bán. Đặc điểm riêng: - Về chủ thể, hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005 thì “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.”. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo khoản 3 Điều 1 Luật thương mại 2005, hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo Luật thương mại khi chủ thể trên lựa chọn áp dụng Luật này. - Về hình thức, theo quy định cụ thể tại Điều 24 Luật Thương mại 2005 thì hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản, ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax hay thông điệp dữ liệu. - Về đối tượng, hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật thương mại 2005, hàng hóa bao gồm tất cả các động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, và cả vật gắn liền với đất đai. Ngoài ra, tại Điều 25 Luật thương mại 2005 đã bổ sung thêm quy định về hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa cấm kinh doanh và hàng hóa kinh doanh có điều kiện. Do vậy, không phải hàng hóa nào cũng được phép kinh doanh mà phải theo những quy định của pháp luật tức là đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh thì mới được phép lưu thông cũng như mua bán trên thị trường. - Về mục đích, đối với hai bên chủ thể là thương nhân với nhau thì mục đích là lợi nhuận. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa ngoài chủ thể là thương nhân thì còn có các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân, trường hợp này mục đích của việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa là dành cho sinh hoạt, tiêu dùng hay phục vụ hoạt động của các cơ quan tổ chức. Những hợp đồng được thiết lập giữa bên không nhằm mục đích sinh lợi với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, về nguyên tắc, không chịu sự điều chỉnh từ Luật Thương mại 2005 trừ khi bên không nhằm mục đích sinh lợi đó lựa chọn áp dụng Luật Thương mại 2005.
Mua bán hàng hóa giữa hai Doanh nghiệp chế xuất có cần làm thủ tục hải quan không?
Căn cứ Điều 74 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 50 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định chung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Doanh nghiệp chế xuất (DNCX) như sau: Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX và đối tác của DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan: 1. Hàng hóa mua, bán, thuê, mượn giữa các DNCX với nhau. Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị của hợp đồng gia công giữa các DNCX thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 76 Thông tư này; 2. Hàng hóa là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX; 3. Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ của một DNCX, luân chuyển giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất; 4. Hàng hóa của các DNCX thuộc một tập đoàn hay hệ thống công ty tại Việt Nam, có hạch toán phụ thuộc; 5. Hàng hóa đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: kiểm tra, phân loại, đóng gói, đóng gói lại. Theo đó, tại khoản 3 Điều 76 Thông tư này nêu rõ, đối với hàng hóa do DNCX thuê DNCX khác gia công: DNCX thuê gia công và DNCX nhận gia công không phải thực hiện thủ tục hải quan khi giao, nhận hàng hóa phục vụ hợp đồng gia công, sản phẩm gia công. Như vậy, có thể thấy là hàng hóa mua bán giữa các DNCX thì được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan nên nếu hai bên lựa chọn không thực hiện thủ tục hải quan thì mình không phải thực hiện thủ tục này. Lưu ý: Trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa.
Có bắt buộc phải lập hợp đồng mua bán hàng hóa?
Theo quy định thì việc mua bán hàng hóa: + Giữa hai Công ty + Và Cá Nhân với Công ty Có bắt buộc phải lập hợp đồng mua bán hay không?
Xin tư vấn: Tôi phải làm sao khi bán hàng bị người mua không trả tiền?
Xin chào luật sư ! Chuyện của tôi là thế này ạ. Vào ngày 20/12/2020 tôi có bán lợn cho một ông và cùng 2 gia đình cũng cũng bán lợn cho ông ta nhưng ông ta chưa trả tiền, ông bảo mấy ngày khác mang tiền lên tận nhà cho,ông ta bảo là ông ta làm ba tua chuyên mổ lợn bán, tổng số tiền cả 3 hộ là 78,500,000tr. Khoảng ngày 30/12/2020 gọi cho ông thì ông bảo là 1,2 ngày nữa thì trả nhưng bây giờ gọi ông lúc thì không nghe máy, lúc thì nghe nhưng k nói gì, nhắc tin bên massage thì ông giả vờ k biết chữ nhắn tin lung tung, đến bây giờ ngày 12/01/2021 nó đã chặn hết tin nhắn và số điện thoại tôi và lên nhà nó thì k thấy nó. Vợ nó và bố mẹ nó thì bảo là nó xuống hà nội đòi tiền và lợn bảo chở xuống hà nội bán,và bây giờ vợ nó bảo vợ nó cũng không lien lạc đc với nó,bây giờ cả 3 gia đình chúng tôi bảo là sẽ làm đơn ra công an thì vợ nó bảo đợi 10 ngày đã nếu 10 ngày nữa k về hắng gửi đơn,nhưng vợ nó bảo nếu về thì cũng k chắc là có tiền trả. Chuyện của tôi như vậy thì nên giải quyết sao đay có nên gửi đơn trước k thưa luật sư. Và nếu nó phải đi tù thì ai sẽ phải trả số tiền đó cho chúng tôi. Cần luật sư tư vấn giúp ạ. Xin chân thành cảm ơn luật sư
Mua bán hàng không có hóa đơn, nhờ pháp luật can thiệp đòi tiền mua hàng được không?
Hiện tại e có gửi hàng mk qua xe khách cho bên mua nhưng không có hóa đơn gì cả, chỉ có trao đổi qua đt. Bây giờ e đòi mà bên mua không trả thì có nhờ pháp luật can thiệp được không?
Mua bán không có hợp đồng, cần làm gì để lấy lại được tiền?
Xin chào Anh/Chị! Em có mua bán không có hợp đồng với 1 doanh nghiệp vào tháng 7/2020, theo thỏa thuận thì em chuyển tiền đặt cọc và chờ giao hàng. Nhưng cuối cùng là hàng không giao được. Tiền cọc thì phía doanh nghiệp cứ hẹn hoài và trả được1 lần vào tháng 8/2020. Doanh nghiệp có viết giấy xác nhận còn nợ lại 26.900.000đ, hứa thanh toán vào ngày 30 hàng tháng, bắt đầu từ 30/10/2020 tối thiểu là 10.000.000đ/ 1 lần. Nhưng đến thời điểm hiện tại 06/01/2021 vẫn chưa chuyển trả bất kỳ đồng nào. Em đã đến công an phường nơi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đó gởi đơn nhờ giải quyết, công an báo là vấn đề dân sự, họ không giải quyết được. Họ chỉ đem qua tư pháp của phường nộp đơn. Em đã qua tư pháp phường nộp đơn, ở đó họ báo là chờ bổ phận quản lý doanh nghiệp đi xác minh lại xem công ty đó có còn hoạt động không. Sau 2 tuần em nhận được câu trả lời từ cán bộ tư pháp phường là quản lý doanh nghiệp đi xác minh rồi. Doanh nghiệp đó không tồn tại ở địa chỉ đăng ký họ không giải quyết được. kêu em đi nhờ bên luật sư tư vấn. Em tra mã số thuế trên website thì doanh nghiệp vẫn thể hiện là đang hoạt động tại địa chỉ đó. và người đại diện pháp lý đó đang đứng tên của 2 công khác đang hoạt động. Cho em hỏi bây giờ em phải làm gì để lấy lại được tiền ạ? Em có gởi kèm file đơn đã từng gởi lên Tư pháp Phường có nêu chi tiết cụ thể sự việc. Nhờ anh/chị hướng dẫn giúp em. Trân trọng cảm ơn!
Mua hàng sale, nhận hàng dỏm: Người tiêu dùng nên biết những điều này
Mua hàng sale, nhận hàng dỏm - Ảnh minh họa Mua hàng trên mạng với giá trị không nhỏ nhưng khi nhận được đến tay thì phát hiện hàng hóa hoàn toàn không giống như trên hình minh họa, hoặc chất lượng kém hơn rất nhiều là tình trạng không còn mới trên các trang giao dịch điện tử. Pháp luật có giúp được gì cho người tiêu dùng hay không? Giao dịch mua bán là quan hệ dân sự, tuy nhiên nếu trong giao dịch có những dấu hiệu vi phạm pháp luật, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc nghiêm trọng hơn là xử lý hình sự. Theo đó: Người bị xâm phạm lợi ích có thể khởi kiện dân sự Điều 439 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về trách nhiệm khi giao tài sản không đúng chủng loại: “Trường hợp tài sản được giao không đúng chủng loại thì bên mua có một trong các quyền sau đây: 1. Nhận và thanh toán theo giá do các bên thỏa thuận. 2. Yêu cầu giao tài sản đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại. 3. Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc giao không đúng chủng loại làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng. …” Theo đó, nếu hàng nhận được không đúng chủng loại với mặt hàng mình yêu cầu, người dân có thể xử lý theo những hướng sau: - Vẫn chấp nhận nhận hàng - Yêu cầu giao đúng hàng hóa mình lựa chọn và đòi bồi thường thiệt hại - Hủy bỏ hợp đồng (tức người bán phải trả lại tiền) và đòi bồi thường thêm một khoản nữa nếu có căn cứ cho rằng việc giao sai hàng làm cho mục đích thực hiện giao kết hợp đồng không đạt được. Nếu những yêu cầu này không được chấp nhận, tức việc thỏa thuận không thành công, người bị thiệt hại có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án. Người giao sai hàng hóa có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự Về xử phạt hành chính, tại Khoản 1 Điều 61 Nghị định 98/2020/NĐ-CP có quy định: “1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị dưới 5.000.000 đồng: a) Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng do nhầm lẫn; b) Đánh tráo, gian lận hàng hóa, dịch vụ khi giao hàng, cung ứng dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng; c) Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hóa, dịch vụ bị đánh tráo, gian lận cho khách hàng, người tiêu dùng; …” Theo đó, nếu người bán hàng cố tình có những hành vi như: không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hóa (kể cả do nhầm lần hay cố tình gian lận) với giá trị hàng hóa dưới 5.000.000 đồng thì mức phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng. Mức phạt cao nhất cho hành vi này có thể lên đến 20.000.000 đồng khi giá trị tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên. Người vi phạm còn bị thu hồi hàng hóa không đảm bảo chất lượng, nộp lại số lợi bất hợp pháp. Về xử lý hình sự, Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Theo đó, một người “nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản” và chiếm đoạt từ 4 triệu đồng trở lên, hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính, đã từng bị kết án về 1 số tội thì có thể phải chịu phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm Mức phạt cao nhất đối với hành vi này là 20 năm tù với tài sản chiếm đoạt trên 500 triệu đồng. Như vậy, người dân có thể bảo vệ quyền lợi bằng nhiều cách, tuy nhiên tốt hơn hết vẫn là lựa chọn những nhãn hàng, người bán hàng uy tín để tránh gặp phải phiền toái.
Quy định quyền mua bán/xuất/nhập đối với công ty vốn đầu tư nước ngoài?
Công ty em thành lập đầu năm 2019 với 100% vốn đầu tư từ Thái Lan, Theo giấy phép đầu tư có đăng ký quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bán buôn theo mã ngành VSIC 4621 và CPC 622, nay muốn hỏi về một số quyền và quy định về: Công ty muốn thực hiện mua/bán/trade 4 loại mặt hàng SBM, BFM, SB, CORN trong nước VN, vậy theo quy định luật VN thì có cần phải xin cấp phép hoặc cần những chứng nhận hoặc giấy phép gì để có thể bắt đầu thực hiện việc mua/bán/trade? Và những quy định đặt biệt nào mà công ty cần phải tuân theo của việc mua/bán/trade các loại mặt hàng trên? Công ty muốn thực hiện việc xuất khẩu 4 loại mặt hàng SBM, BFM, SB, CORN thì cần có những giấy phép gì để có thể thực hiện ngay được việc xuất khẩu? Và những quy định đặt biệt nào mà công ty cần phải tuân theo của việc xuất các loại mặt hàng trên? Rất mong nhận được câu trả lời sớm từ phía Luật Sư, em xin cảm ơn!
Thủ tục đăng ký bán hàng trên Tiki, Shopee, Lazada
Hiện nay bán hàng trên các sàn thương mại điện tử đang là xu hướng cho các cá nhân, hộ gia đình và các công ty tập đoàn lớn. Vì các sàn thương mại điện tử có thể tiếp cập lượng khách hàng lớn, nhiều chính sách ưu đãi và có nhiều ưu điểm nổi bật so với bán hàng offline theo phương thức cũ. Nếu đang có dự định đăng ký bán hàng trên một trong các sàn kể trê cùng theo dõi bài viết dưới đây: Các sàn thương mại điện tử - Hình minh họa Điều kiện về chủ thể tham gia các sàn thương mại điện tử: Tiki: bạn cần có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (của doanh nghiệp) hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (của cá nhân, hộ gia đình) Shopee/ Lazada: khác với Tiki điều kiện về chủ thể có rộng hơn: cá nhân, hộ kinh doanh doanh nghiệp đều có thể đăng ký gian hàng trên sàn. Tuy nhiên hình thức cá nhân sẽ bị hạn chế sử dụng dịch vụ Fulfillment và không thể đăng ký gian hàng chính hãng. Các bước để bán hàng trên sàn thương mại điện tử: Đăng kí để bán hàng trên tiki: Bước 1: Điền Form đăng ký và ký kết hợp đồng Bước 2: Tham gia khoá học cùng Tiki Bước 3: Đăng bán sản phẩm Đăng kí để bán hàng trên shopee: Bước 1: Tạo tài khoản shopee Bước 2: Quy trình thiết lập gian hàng trên Shopee Bước 3: Tạo sản phẩm trên shop Đăng kí để bán hàng trên Lazada: Bước 1: Đăng ký tài khoản Bước 2: Tạo sản phẩm Bước 3: Bán hàng mà nhận thanh toán So sánh mức phí giữa các sàn: Chi tiết về hướng dẫn và cách thức đăng ký luôn được cập nhật trên các website của mỗi sàn So sánh mức phí ở các sàn: Dưới đây là một số loại phí cơ bản mà người bán cần lưu ý trước khi lựa chọn kinh doanh ở sàn thương mại điện tử, ngoài ra còn loại phí khác và công thức tính cũng khác nhau ở mỗi sàn. Loại phí Mức phí Shopee Phí thanh toán 2% trên tổng đơn hàng và phí vận chuyển Phí cố định 3-5% tùy mặt hàng Tiki Phí bán hàng 1% trên mọi đơn hàng. Đây là khoản phí giao dịch thẻ hay thu hộ COD trên mọi đơn hàng Phí quản lý hoạt động trả góp 3%/ sản phẩm Phí lưu kho quá hạn 10% Giá bán Hàng Hóa/ngày trễ lấy hàng. Lazada Phí thanh toán Khoảng 2,002% Phí cố định chỉ áp dụng cho Lazadamall Khoảng 1,1% Phí vận chuyển Theo trọng lượng
Công ty và chi nhánh có được ký hợp đồng mua bán hàng hóa?
Theo Khoản 1 Điều 84 Bộ luật dân sự 2015 thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. Theo Khoản 1 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Điểm a Khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc giao dịch dân sự có hiệu lực khi: chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Vì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không có tư cách pháp nhân, không có vốn độc lập nên về mặt chủ thể thì chi nhánh không có tư cách độc lập để ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với công ty mẹ. Bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa là phải có sự chuyển giao quyền sở hữu, nhưng nếu công ty và chi nhánh ký kết hợp đồng thì không có sự chuyển giao này. Và tài sản của chi nhánh thuộc sở hữu của công ty vì là đơn vị phụ thuộc. Chi nhánh có thể ký hợp đồng mua bán hàng hóa với những công ty khác khi có sự ủy quyền của công ty.
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong mua bán hàng hóa
Kính gửi quý vị luật sư. Tôi kính mong quý vị luật sư giúp đỡ tư vấn về pháp luật hình sự. Tôi xin tóm tắt sự việc như sau: Khoảng 14h ngày 22/06/2020, tôi có điện thoại cho bố vợ thì được biết bố đang cần một phụ tùng ô tô để thay thế gấp, và hiện công ty X đang có sản phẩm này. Nhưng vì trước đây công ty X có bán cho bố vợ tôi một số hàng lỗi, nhưng chưa trả tiền, bố tôi yêu cầu hoàn trả hàng, thì công ty X không đồng ý, vẫn tính số tiền đó là bố vợ tôi nợ họ, 2 bên chưa thỏa thuận thống nhất về số nợ đó. Vì vậy nên tôi quyết định dùng số tiền của mình mua tặng bố để tránh rối, và kịp thời sữa chữa. Khoảng 15 giờ 30 ngày 22/06/2020, tôi cùng vói vợ có tới cty X để mua một phụ tùng ô tô, ở đây, tôi và người quản lý đã thống nhất thoả thuận: giá sản phẩm 25.000.000 đồng, họ sẽ có trách nhiệm thuê xe tải, cẩu hàng lên xe, giao cho xe khách do tôi chỉ định tại bến xe tttp Đà Nẵng trong chiều đó, tôi sẽ giao tiền cho họ lúc xe tải cẩu hàng lên xe. Khoảng 17h, sau khi xe tải cẩu hàng lên xe thì tôi giao đủ số tiền cho người quản lý, người đó đếm đủ và viết tay giấy đã nhận tiền cho tôi (trên giấy chỉ ghi tên sản phẩm, giá 25.000.000 đồng, và chữ kí, không ghi tên người mua). Sau đó vợ chồng tôi đi xe máy tới bên xe tttp, nhưng xe tải không vào bến xe như thoả thuận, vợ chồng tôi chờ khoảng 20 phút thì quay lại công ty X để hỏi. tại đây tôi thấy xe tải vè hàng đã ở đó. Tôi hỏi thì người quản lý bảo tôi trả thêm tiền vì "bố vợ tôi còn nợ tiền công nợ công ty này", hoặc chờ người cty tới giải quyết. Tôi không đồng ý nên yêu cầu trả lại tiền cho tôi, hoặc thực hiện thoả thuận ban đầu. Họ không đồng ý nên tôi báo sự việc với công an phường ở đó. Khoảng 18h, công an phường có mặt, sau đó khoảng 5 phút, kế toán cty này có mặt, người quản lý đưa số tiền đã lấy của chúng tôi cho người này. Khoảng 15 phút sau, phía cty X vẫn không đồng ý trả tiền lại cho chũng tôi nên các đồng chí công an yêu cầu tất cả về trụ sở công an phường làm việc. Nhưng người quản lý đó không có mặt. Số tiền đó, và hàng hoá đó vẫn do cty X chiếm giữ. Vào lần hoà giải thứ 2 tại trụ sở công an phường, tôi có ghi âm lại quá trình đó. Trong biên bản đồng chí công an có viết tóm tắt sự việc thì chỉ ghi "Vào 15 giờ 30 ngày 22/06/2020, anh HMC cùng vợ tới cty X để mua sản phẩm, nhưng công ty X nhận tiền nhưng chưa giao hàng..." không ghi rõ việc chúng tôi đã thoả thuận rõ số tiền, thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng, tôi sẽ giao tiền sau khi hàng được cẩu lên xe tải và họ đã cẩu hàng lên xe tải, cho xe tải chạy qua bến xe và quay ngược lại. Và cũng tại buổi làm việc này, khi chúng tôi yêu cầu trả lại số tiền thì phía cty X có trả lời là sẽ không trả lại chúng tôi hai lăm triệu, mà năm triệu trong đó để trả nợ cho bố vợ tôi, chỉ trả lại hai mươi triệu, nhưng đồng chí công an lại viết trong biên bản là "trả lại số tiền hai lăm triệu trừ đi chi phí tổn thất của cty X". khi đó tôi chỉ đọc lời nói của mình, không đọc phần tóm tắt và phần lời nói của cty X nên đã kí vào biên bản. Sau khi về nhà, nghe lại file ghi âm tôi mới phát hiện ra sự việc trên. Tôi xin được nhờ tổ giúp việc catp tư vấn về những câu hỏi sau: Cty X có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không hay đây chỉ là giao dịch dân sự - giao tiền nhưng chậm giao hàng như đồng chí công an phường nhận định. Khi làm đơn tố cáo gửi lên công an quận, viện kiểm sát nhân dân quận, thì họ sẽ điều tra lại từ đầu hay sử dụng thông tin của công an phường đã điều tra? Tôi đã kí vào biên bản buổi hoà giải thứ 2, nhưng sau đó mới phát hiện ra nó có nhiều chỗ không đúng, thì file ghi âm có đủ hiệu lực để phủ nhận biên bản đó không? Trong quá trình ghi âm, có cuộc gọi đến, nên file ghi âm bị cắt thành 2 phần, không liên tục toàn bộ, vậy file ghi âm đó có hiệu lực không? Tôi xin cảm ơn. Mong thư trả lời của quý luật sư.
Bài tập tình huống về hợp đồng mua bán hàng hóa
Kính thưa quý luật sư, tôi có một tình huống như sau, rất mong quý luật sư có thể hỗ trợ giúp tôi Ngày 10/10/2019 Công ty cổ phần AD ký hợp đồng bán 10 tấn gạo cho công ty cổ phần AT với giá trị là 130 triệu đồng. Thời hạn giao hàng là ngày 20/10/2019 tại trụ sở công ty cổ phần AT, chi phí vận chuyển do công ty AT chịu. Công ty AT có trách nhiệm thanh toán cho công ty AD toàn bộ giá trị hợp đồng trong thời gian 10 ngày kể từ ngày ký nhận đủ hàng. Hợp đồng do Giám đốc hai công ty trực tiếp ký kết, mỗi bên giữ 1 bản. Ngày 20/10/2019, công ty cổ phần AD đã giao đủ hàng cho công ty AT. Hoạt động giao nộp số hàng có sự chứng kiến của chủ tịch hội đồng quản trị hai công ty. Đơn hàng này đã làm tăng doanh thu của công ty AT thêm 2% so với tháng trước đó. Hết thời hạn thanh toán, công ty AT mới chỉ thanh toán 65 triệu cho công ty AD. Khi công ty AD yêu cầu công ty AT thanh toán số tiền còn thiếu, công ty AT đã đưa ra lý do giám đốc công ty AT không có thẩm quyền ký kết hợp đồng trên. Do điều lệ công ty AT có quy định: Chủ tịch hội đồng quản trị là đại diện theo pháp luật của công ty và giám đốc chỉ được ký các hợp đồng có giá trị trên 100 triệu khi có sự đồng ý bằng văn bản của chủ tịch hội đồng quản trị. Ngày 20/11/2019 Công ty AD yêu cầu công ty AT chuyển trả lại số hàng tương ứng với số tiền còn thiếu cho mình. Công ty AT đồng ý, nhưng yêu cầu công ty AD phải chịu 13 triệu chi phí vận chuyển. Ngày 1/12/2019 Công ty AT chuyển trả 4 tấn gạo cho công ty AD (tương đương với số tiền còn lại của hợp đồng chưa thanh toán và trừ đi chi phí vận chuyển). Nhưng công ty AD không nhận do số gạo này đã bị ẩm mốc. Công ty AT giải thích là do sản phẩm gạo của công ty AD không tốt nên nhanh hỏng. Hai bên nảy sinh tranh chấp. Anh/chị hãy cho biết: Hợp đồng ký kết giữa 2 bên có hợp pháp không? Tính đến ngày 20/11/2019, công ty AT có phải thanh toán nốt số tiền còn lại cho công ty AD không? Vì sao? Phân tích trách nhiệm pháp lý của các bên sau thỏa thuận ngày 20/11/2018?
Câu nhận định về rủi ro của hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Em đang xét một nhận định sau là đúng hay sai? Mọi người có thể giúp em không ?Rủi ro đối với hàng hóa trong quan hệ mua bán hàng hóa chỉ được chuyển giao từ bên bán sang bên mua khi bên bán giao hàng cho bên mua. Khẳng định này là sai đúng không ạ?
Quy định mua bán hàng hóa qua điện thoại (thương mại điện tử)?
Chào anh/chị em đang muốn kinh doanh mua bán hàng hóa qua điện thoại (thương mại điện tử) thì em phải đáp ứng những quy định gì?
Cho Cháu hỏi về mua bán hàng hóa
Cho Cháu hỏi câu này với ạ: Công ty cổ phần A và công ty TNHH X ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thỏa thuận sau: Số lượng hàng hóa là 1.000 sản phẩm, chất lượng loại 1. Đơn giá 1trđ/sp. Phạt vi phạm về số lượng là 2%, chất lượng là 3%. Thanh toán hàng và giao hàng 1 lần vào ngày 12.8.2016. Thỏa thuận phạt 2% cho mỗi đợt 4 ngày chậm giao hàng hoặc thanh toán. - Ngày 12.8.2016 công ty X giao cho công ty A đủ 1000 sản phẩm nhưng công ty A kiểm tra thấy 200 sản phẩm không đạt chất lượng và yêu cầu công ty X tiếp tục giao hàng đúng chất lượng vào ngày 19.8.2016. Công ty A nhận hàng và chưa thanh toán. - Ngày 18.8.2016 Công ty X giao 200 sản phẩm đúng chất lượng. Công ty A nhận hàng và chưa thanh toán. - Ngày 18.9.2016 Công ty A thanh toán toàn bộ tiền hàng đã nhận. Lãi suất quá hạn ngân hàng trong thời gian này là 12%/năm. Hỏi: 1. Công ty X bị phạt do vi phạm về số lượng hàng hàng số tiền là? 2. Công ty X bị phạt do vi phạm về chất lượng hàng hóa số tiền là? 3. Công ty A bị phạt do vi phạm về thời gian thanh toán số tiền là?
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài trở thành công ty Việt Nam - Giấy phép bán lẻ
Kính chào các anh/ chị, Theo nghị định 09/2018, công ty có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động bán lẻ, mua bán hàng hóa sẽ phải xin giấy phép kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Vì lý do này, công ty bên em (Công ty con) - Công ty TNHH Một thành viên vốn 100% đầu tư nước ngoài của một công ty Trung Quốc phải xin giấy phép kinh doanh mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, bên em dự định thực hiện một thao tác nhằm loại trừ tất cả thủ tục này bằng cách thành lập một công ty thứ ba (Cơ cấu: 49% vốn công ty Trung Quốc, 51% vốn Việt Nam). Công ty thứ ba này sẽ mua lại phần vốn góp tại công ty con và trở thành công ty mẹ mới. Với thao tác này, công ty Trung Quốc sẽ gián tiếp sở hữu công ty con thông qua công ty thứ ba. Câu hỏi 1: Trong trường hợp này, Liệu công ty con có còn phải áp dụng nghị định 09/2018 để xin giấy phép kinh doanh mua bán hàng hóa nữa hay không? Câu hỏi 2: Nếu thay đổi cơ cấu công ty thứ 3 thành 80% Vốn công ty Trung Quốc, 20% vốn Việt Nam thì tình huống này có gì thay đổi? Kính nhờ các anh/ chị giải đáp thắc mắc giúp em ạ.
Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Cho em hỏi theo mọi người các quy định về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa hiện nay có gì bất cập không ạ, và nếu bất cập thì nên có những giải pháp gì để hoàn thiện vấn đề này ạ ?
Bảo hành có phải là nghĩa vụ bắt buộc khi mua bán?
Định nghĩa từ điển của từ "bảo hành" là "một sự đảm bảo bằng văn bản, được phát hành cho người mua bởi nhà sản xuất, cam kết sẽ sửa chữa hoặc thay thế sản phẩm nếu cần thiết trong một khoảng thời gian nhất định". Nói cách khác, đây là một cam kết chính thức của nhà sản xuất với khách hàng của họ (khách hàng mua sản phẩm), bảo đảm rằng, trong một khoảng thời gian được đưa ra, chất lượng và hiệu quả của sản phẩm sẽ đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng, Theo Điều 446 Bộ luật dân sự 2015 quy ước nghĩa vụ bảo hành như sau: “Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật”. Chúng ta có thể hiểu theo 02 ý: Đầu tiên, nghĩa vụ bảo hành là một trong các nghĩa vụ đi kèm để bảo đảm chất lượng của tài sản mua bán. Đối với những trường hợp này, khi giao kết hợp đồng, bên bán đã đưa ra sẵn các quy định về điều kiện bảo hành, những lợi ích mà bên mua được hưởng từ việc bảo hành, cũng như thời gian bảo hành đối với vật mua bán. Bên mua chỉ có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận những nội dung này mà không thể thay đổi các nội dung đó. Nhưng đây vẫn được coi là các bên đã thỏa thuận về việc bảo hành vật mua bán, nếu bên mua chấp nhận các nội dung này. Thứ hai, trong một số trường hợp, việc bảo hành vật mua bán là do pháp luật quy định mà không do các bên thỏa thuận. Đây là quy định áp dụng đối với các loại tài sản mà chất lượng của nó có thể gây ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua. Do đó, bên bán phải tuân thủ các quy định về thời hạn bảo hành và các vấn đề khác mà pháp luật có quy định. Ví dụ, bảo hành nhà ở trong hợp đồng mua bán nhà ở do Luật nhà ở quy định. Như vậy, ngoài những trường hợp pháp luật quy định thì bảo hành không phải là nghĩa vụ bắt buộc của bên bán, bên bán và bên mua có quyền thỏa thuận về việc bảo hành tài sản trong một thời gian nhất định hoặc là không. Trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền. Ngoài việc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại dó khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành. Bên bán sẽ không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bán bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.
Tập quán thương mại là gì? Các tập quán thương mại phổ biến trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Trong các giao dịch thương mại, bên cạnh những điều khoản được ghi rõ trong hợp đồng, còn tồn tại những quy tắc ứng xử không thành văn. (1) Tập quán thương mại là gì? Theo định nghĩa tại khoản 4 Điều 3 Luật thương mại 2005, tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại. Theo đó, tập quán, thói quen này phải có nội dung rõ ràng, được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Tuy nhiên, việc áp dụng tập quán thương mại, thói quen thương mại cũng phải tuân thủ theo các nguyên tắc quan trọng. Cụ thể, Điều 11 Luật thương mại 2005 quy định về nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên như sau: Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật. Như vậy, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, tập quán, thói quen thương mại sẽ được coi là mặc nhiên áp dụng. Do đó, việc nghiên cứu và áp dụng các tập quán thương mại một cách chính xác và hợp lý là rất cần thiết trong bối cảnh thương mại ngày càng phát triển và đa dạng như hiện nay. Việc hiểu biết và nhận thức đúng về các tập quán thương mại sẽ giúp các bên nâng cao khả năng thương thảo và giao dịch, đồng thời tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau trong các mối quan hệ thương mại. (2) Các tập quán thương mại phổ biến trong hợp đồng mua bán hàng hóa Trong thực tiễn ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, có một số tập quán thương mại điển hình như sau: Incoterms: Incoterms hay Các điều kiện Thương mại quốc tế là bộ quy tắc thương mại do Phòng Thương mại Quốc tế thiết lập, được sử dụng rộng rãi trong các hợp đồng mua bán quốc tế. Incoterms cung cấp một ngôn ngữ chung cho các nhà giao dịch để xác định các điều khoản giao dịch, bao gồm trách nhiệm của bên mua và bên bán, việc giao nhận hàng hóa, chuyển rủi ro, trách nhiệm vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa. Mặc dù Incoterms thường được áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa, chúng cũng có thể được sử dụng cho tất cả các phương thức vận tải. Đặc biệt, các phiên bản Incoterms có hiệu lực độc lập, cho phép các bên sử dụng phiên bản cũ (chẳng hạn như phiên bản 2000) cho giao dịch trong năm 2023, miễn là điều này được ghi rõ trong hợp đồng. Quy tắc thực hành Thống nhất về Tín dụng Chứng từ (UCP): Đây là bộ quy tắc do Phòng Thương mại Quốc tế ban hành nhằm đưa ra các quy tắc thống nhất cho thư tín dụng, một công cụ tài chính giúp các công ty tài trợ cho thương mại. Nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính phải tuân thủ quy định này để tiêu chuẩn hóa thương mại quốc tế, giảm thiểu rủi ro trong giao dịch hàng hóa và dịch vụ, cũng như quản lý hoạt động thương mại. Quy tắc này đã và đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới trong hoạt động thanh toán quốc tế. Các điều khoản bảo hiểm của Hiệp hội bảo hiểm (Institute Cargo Clause): Đây là một phần của bảo hiểm hàng hải, được phát triển bởi Phòng Thương mại Quốc tế. Các điều khoản này lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1982 và đã được điều chỉnh để phù hợp với tình hình kinh doanh toàn cầu, mức độ rủi ro và các mối đe dọa hiện tại. Các điều khoản bảo hiểm được chia thành ba mức độ A, B, C. Tương ứng với mỗi mức độ là phạm vi, giá trị và các trường hợp bảo hiểm hàng hóa khác nhau, phù hợp với nhu cầu của các bên trong quá trình vận chuyển hàng hóa. (3) Việc áp dụng tập quán thương mại quốc tế được quy định thế nào? Căn cứ theo Điều 5 Luật thương mại 2005, việc áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế được quy định như sau: - Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. - Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Như vậy, khi có sự xung đột giữa tập quán thương mại quốc tế và pháp luật Việt Nam, tập quán thương mại quốc tế sẽ được ưu tiên áp dụng. Nói cách khác, tập quán thương mại quốc tế sẽ có giá trị pháp lý cao hơn trong những trường hợp này. Việc quy định như vậy không chỉ thể hiện sự linh hoạt trong việc áp dụng các quy tắc thương mại quốc tế mà còn phù hợp với các quy định chung của thế giới. Khi tham gia vào sân chơi thương mại quốc tế, các quốc gia, trong đó có Việt Nam, cần phải tuân thủ các quy định và tập quán chung để đảm bảo sự ổn định và bền vững trong quan hệ hợp tác quốc tế. Điều này không chỉ giúp tăng cường tính minh bạch trong thương mại mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch xuyên biên giới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Nguồn gốc câu nói “Phi thương bất phú”? Quy định pháp luật về việc mua bán hàng hóa?
“Phi thương bất phú” có nghĩa là gì? Câu nói “Phi thương bất phú” có nguồn gốc từ đâu? Hiện nay, vấn đề buôn bán hàng hóa được pháp luật quy định như thế nào? Nguồn gốc của câu nói “Phi thương bất phú” Nhiều quan điểm cho rằng câu nói “Phi thương bất phú” là câu phát triển từ ngạn ngữ cổ đại của Trung Quốc: "无农不稳,无工不富,无商不活" (Vô nông bất ổn, vô công bất phú, vô thương bất hoạt), nghĩa là "không có nông nghiệp thì không ổn định, không có việc làm thì không thể giàu, không có buôn bán thì xã hội không hoạt động", trích Trung Quốc tục ngữ đại từ điển (bộ mới), Ôn Đoan chính chủ biên (tr.941, Thượng Hải từ thư xuất bản xã, 2011). Tuy phổ biến trong các văn bản tiếng Việt, song "Phi thương bất phú" lại có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện trong nhiều văn bản Hán ngữ qua cách viết: 非商不富 (Fēi shāng bù fù), ví dụ trong quyển Pháp ý (法意, 1915); Nguyên phú (原富, 1931) - tập 2; Mục lục danh học (穆勒名學, 1931) của Nghiêm Phục, cả 3 quyển này đều do Thương vụ ấn thư quán xuất bản. Thành ngữ 非商不富 du nhập vào Việt Nam, được chuyển thành "Phi thương bất phú", để rồi nhiều năm sau mới thấy trong quyển Ngoại thương Việt-Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX của Thành Thế Vỹ (NXB Sử học, Hà Nội, 1961). Ý nghĩa của câu nói “Phi thương bất phú” “Phi thương” có nghĩa là không kinh doanh, buôn bán, còn “bất phú” có nghĩa là không giàu có, sung túc. Theo đó, ý nghĩa của câu nói “Phi thương bất phú” là chúng ta sẽ không thể có cuộc sống giàu sang, phú quý nếu không kinh doanh, buôn bán. Câu nói này khẳng định vai trò quan trọng của việc làm giàu bằng con đường buôn bán, kinh doanh. Hiện nay, câu nói “Phi thương bất phú” đã trở nên quen thuộc và trở thành châm ngôn sống của nhiều thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Điển hình là việc nhiều người trẻ hiện nay đã tập tành kinh doanh, buôn bán từ rất sớm. Đồng thời, nhờ sự phát triển của các trang mạng xã hội mà việc bán hàng qua các trang mạng này (hay thường được gọi với các tên “bán hàng online”) đã trở nên rất phổ biến hiện nay. Quy định của pháp luật về việc mua bán hàng hóa Việc mua bán hàng hóa được điều chỉnh bởi quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Đơn cử một số quy định của Luật Thương mại 2005 mà các thương nhân cần biết khi thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa: (1) Nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa của người bán (theo Điều 34 Luật Thương mại 2005): - Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng. - Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của Luật Thương mại 2005. (2) Địa điểm giao hàng (theo Điều 35 Luật Thương mại 2005): - Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận. - Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau: + Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó. + Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên. + Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó. + Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán. (3) Thời hạn giao hàng (theo Điều 37 Luật Thương mại 2005): - Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng. - Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua. - Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng. (4) Các chế tài trong thương mại áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng (theo Điều 292 Luật Thương mại 2005): - Buộc thực hiện đúng hợp đồng. - Phạt vi phạm. - Buộc bồi thường thiệt hại. - Tạm ngừng thực hiện hợp đồng. - Đình chỉ thực hiện hợp đồng. - Huỷ bỏ hợp đồng. - Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế. Như vậy có thể thấy, câu nói "Phi thương bất phú" đề cao con đường làm giàu bằng việc buôn bán, kinh doanh. Bên cạnh đó, khi thực hiện việc kinh doanh, buôn bán hàng hóa; người bán cần phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành có liên quan để đảm bảo giao dịch mua bán là hợp pháp và tránh bị áp dụng các chế tài xử phạt không đáng có.
Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định pháp luật hiện hành
Hợp đồng mua bán hàng hoá là gì? Pháp luật quy định như thế nào về hợp đồng mua bán hàng hoá? Qua bài viết cùng tìm hiểu về loại hợp đồng dân sự này. 1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa Theo quy định tại Điều 385 Bộ Luật Dân sự 2015 thì “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Đồng thời, tại Điều 430 Bộ Luật Dân sự 2015 có đưa ra định nghĩa: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”. Trong khi đó, khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.” Luật Thương mại 2005 không có quy định cụ thể về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng về bản chất hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản. Kết hợp định nghĩa chung về hợp đồng mua bán tài sản và khái niệm riêng về mua bán hàng hóa, có thể rút ra kết luận sau: “Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bản có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”. 2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa Đặc điểm chung: - Là hợp đồng có tính đồng thuận giữa hai bên: hợp đồng mua bán hàng hóa được coi là giao kết tại thời điểm các bên thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không phụ thuộc vào thời điểm bàn giao hàng hóa, việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là hành động của bên bán nhằm thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng mua bán đã có hiệu lực. - Có tính đền bù: cụ thể khi bên bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì sẽ nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dưới dạng khoản tiền thanh toán. - Là hợp đồng song vụ: mỗi bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa tồn tại hai nghĩa vụ chính mang tính chất qua lại và liên quan mật thiết với nhau: nghĩa vụ của bên bánphải bàngiao hàng hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bên mua là thanh toán cho bên bán. Đặc điểm riêng: - Về chủ thể, hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005 thì “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.”. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo khoản 3 Điều 1 Luật thương mại 2005, hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo Luật thương mại khi chủ thể trên lựa chọn áp dụng Luật này. - Về hình thức, theo quy định cụ thể tại Điều 24 Luật Thương mại 2005 thì hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản, ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax hay thông điệp dữ liệu. - Về đối tượng, hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật thương mại 2005, hàng hóa bao gồm tất cả các động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, và cả vật gắn liền với đất đai. Ngoài ra, tại Điều 25 Luật thương mại 2005 đã bổ sung thêm quy định về hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa cấm kinh doanh và hàng hóa kinh doanh có điều kiện. Do vậy, không phải hàng hóa nào cũng được phép kinh doanh mà phải theo những quy định của pháp luật tức là đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh thì mới được phép lưu thông cũng như mua bán trên thị trường. - Về mục đích, đối với hai bên chủ thể là thương nhân với nhau thì mục đích là lợi nhuận. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa ngoài chủ thể là thương nhân thì còn có các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân, trường hợp này mục đích của việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa là dành cho sinh hoạt, tiêu dùng hay phục vụ hoạt động của các cơ quan tổ chức. Những hợp đồng được thiết lập giữa bên không nhằm mục đích sinh lợi với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, về nguyên tắc, không chịu sự điều chỉnh từ Luật Thương mại 2005 trừ khi bên không nhằm mục đích sinh lợi đó lựa chọn áp dụng Luật Thương mại 2005.
Mua bán hàng hóa giữa hai Doanh nghiệp chế xuất có cần làm thủ tục hải quan không?
Căn cứ Điều 74 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 50 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định chung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Doanh nghiệp chế xuất (DNCX) như sau: Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX và đối tác của DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan: 1. Hàng hóa mua, bán, thuê, mượn giữa các DNCX với nhau. Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị của hợp đồng gia công giữa các DNCX thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 76 Thông tư này; 2. Hàng hóa là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX; 3. Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ của một DNCX, luân chuyển giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất; 4. Hàng hóa của các DNCX thuộc một tập đoàn hay hệ thống công ty tại Việt Nam, có hạch toán phụ thuộc; 5. Hàng hóa đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: kiểm tra, phân loại, đóng gói, đóng gói lại. Theo đó, tại khoản 3 Điều 76 Thông tư này nêu rõ, đối với hàng hóa do DNCX thuê DNCX khác gia công: DNCX thuê gia công và DNCX nhận gia công không phải thực hiện thủ tục hải quan khi giao, nhận hàng hóa phục vụ hợp đồng gia công, sản phẩm gia công. Như vậy, có thể thấy là hàng hóa mua bán giữa các DNCX thì được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan nên nếu hai bên lựa chọn không thực hiện thủ tục hải quan thì mình không phải thực hiện thủ tục này. Lưu ý: Trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa.
Có bắt buộc phải lập hợp đồng mua bán hàng hóa?
Theo quy định thì việc mua bán hàng hóa: + Giữa hai Công ty + Và Cá Nhân với Công ty Có bắt buộc phải lập hợp đồng mua bán hay không?
Xin tư vấn: Tôi phải làm sao khi bán hàng bị người mua không trả tiền?
Xin chào luật sư ! Chuyện của tôi là thế này ạ. Vào ngày 20/12/2020 tôi có bán lợn cho một ông và cùng 2 gia đình cũng cũng bán lợn cho ông ta nhưng ông ta chưa trả tiền, ông bảo mấy ngày khác mang tiền lên tận nhà cho,ông ta bảo là ông ta làm ba tua chuyên mổ lợn bán, tổng số tiền cả 3 hộ là 78,500,000tr. Khoảng ngày 30/12/2020 gọi cho ông thì ông bảo là 1,2 ngày nữa thì trả nhưng bây giờ gọi ông lúc thì không nghe máy, lúc thì nghe nhưng k nói gì, nhắc tin bên massage thì ông giả vờ k biết chữ nhắn tin lung tung, đến bây giờ ngày 12/01/2021 nó đã chặn hết tin nhắn và số điện thoại tôi và lên nhà nó thì k thấy nó. Vợ nó và bố mẹ nó thì bảo là nó xuống hà nội đòi tiền và lợn bảo chở xuống hà nội bán,và bây giờ vợ nó bảo vợ nó cũng không lien lạc đc với nó,bây giờ cả 3 gia đình chúng tôi bảo là sẽ làm đơn ra công an thì vợ nó bảo đợi 10 ngày đã nếu 10 ngày nữa k về hắng gửi đơn,nhưng vợ nó bảo nếu về thì cũng k chắc là có tiền trả. Chuyện của tôi như vậy thì nên giải quyết sao đay có nên gửi đơn trước k thưa luật sư. Và nếu nó phải đi tù thì ai sẽ phải trả số tiền đó cho chúng tôi. Cần luật sư tư vấn giúp ạ. Xin chân thành cảm ơn luật sư
Mua bán hàng không có hóa đơn, nhờ pháp luật can thiệp đòi tiền mua hàng được không?
Hiện tại e có gửi hàng mk qua xe khách cho bên mua nhưng không có hóa đơn gì cả, chỉ có trao đổi qua đt. Bây giờ e đòi mà bên mua không trả thì có nhờ pháp luật can thiệp được không?
Mua bán không có hợp đồng, cần làm gì để lấy lại được tiền?
Xin chào Anh/Chị! Em có mua bán không có hợp đồng với 1 doanh nghiệp vào tháng 7/2020, theo thỏa thuận thì em chuyển tiền đặt cọc và chờ giao hàng. Nhưng cuối cùng là hàng không giao được. Tiền cọc thì phía doanh nghiệp cứ hẹn hoài và trả được1 lần vào tháng 8/2020. Doanh nghiệp có viết giấy xác nhận còn nợ lại 26.900.000đ, hứa thanh toán vào ngày 30 hàng tháng, bắt đầu từ 30/10/2020 tối thiểu là 10.000.000đ/ 1 lần. Nhưng đến thời điểm hiện tại 06/01/2021 vẫn chưa chuyển trả bất kỳ đồng nào. Em đã đến công an phường nơi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đó gởi đơn nhờ giải quyết, công an báo là vấn đề dân sự, họ không giải quyết được. Họ chỉ đem qua tư pháp của phường nộp đơn. Em đã qua tư pháp phường nộp đơn, ở đó họ báo là chờ bổ phận quản lý doanh nghiệp đi xác minh lại xem công ty đó có còn hoạt động không. Sau 2 tuần em nhận được câu trả lời từ cán bộ tư pháp phường là quản lý doanh nghiệp đi xác minh rồi. Doanh nghiệp đó không tồn tại ở địa chỉ đăng ký họ không giải quyết được. kêu em đi nhờ bên luật sư tư vấn. Em tra mã số thuế trên website thì doanh nghiệp vẫn thể hiện là đang hoạt động tại địa chỉ đó. và người đại diện pháp lý đó đang đứng tên của 2 công khác đang hoạt động. Cho em hỏi bây giờ em phải làm gì để lấy lại được tiền ạ? Em có gởi kèm file đơn đã từng gởi lên Tư pháp Phường có nêu chi tiết cụ thể sự việc. Nhờ anh/chị hướng dẫn giúp em. Trân trọng cảm ơn!
Mua hàng sale, nhận hàng dỏm: Người tiêu dùng nên biết những điều này
Mua hàng sale, nhận hàng dỏm - Ảnh minh họa Mua hàng trên mạng với giá trị không nhỏ nhưng khi nhận được đến tay thì phát hiện hàng hóa hoàn toàn không giống như trên hình minh họa, hoặc chất lượng kém hơn rất nhiều là tình trạng không còn mới trên các trang giao dịch điện tử. Pháp luật có giúp được gì cho người tiêu dùng hay không? Giao dịch mua bán là quan hệ dân sự, tuy nhiên nếu trong giao dịch có những dấu hiệu vi phạm pháp luật, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc nghiêm trọng hơn là xử lý hình sự. Theo đó: Người bị xâm phạm lợi ích có thể khởi kiện dân sự Điều 439 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về trách nhiệm khi giao tài sản không đúng chủng loại: “Trường hợp tài sản được giao không đúng chủng loại thì bên mua có một trong các quyền sau đây: 1. Nhận và thanh toán theo giá do các bên thỏa thuận. 2. Yêu cầu giao tài sản đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại. 3. Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc giao không đúng chủng loại làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng. …” Theo đó, nếu hàng nhận được không đúng chủng loại với mặt hàng mình yêu cầu, người dân có thể xử lý theo những hướng sau: - Vẫn chấp nhận nhận hàng - Yêu cầu giao đúng hàng hóa mình lựa chọn và đòi bồi thường thiệt hại - Hủy bỏ hợp đồng (tức người bán phải trả lại tiền) và đòi bồi thường thêm một khoản nữa nếu có căn cứ cho rằng việc giao sai hàng làm cho mục đích thực hiện giao kết hợp đồng không đạt được. Nếu những yêu cầu này không được chấp nhận, tức việc thỏa thuận không thành công, người bị thiệt hại có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án. Người giao sai hàng hóa có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự Về xử phạt hành chính, tại Khoản 1 Điều 61 Nghị định 98/2020/NĐ-CP có quy định: “1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị dưới 5.000.000 đồng: a) Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng do nhầm lẫn; b) Đánh tráo, gian lận hàng hóa, dịch vụ khi giao hàng, cung ứng dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng; c) Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hóa, dịch vụ bị đánh tráo, gian lận cho khách hàng, người tiêu dùng; …” Theo đó, nếu người bán hàng cố tình có những hành vi như: không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hóa (kể cả do nhầm lần hay cố tình gian lận) với giá trị hàng hóa dưới 5.000.000 đồng thì mức phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng. Mức phạt cao nhất cho hành vi này có thể lên đến 20.000.000 đồng khi giá trị tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên. Người vi phạm còn bị thu hồi hàng hóa không đảm bảo chất lượng, nộp lại số lợi bất hợp pháp. Về xử lý hình sự, Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Theo đó, một người “nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản” và chiếm đoạt từ 4 triệu đồng trở lên, hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính, đã từng bị kết án về 1 số tội thì có thể phải chịu phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm Mức phạt cao nhất đối với hành vi này là 20 năm tù với tài sản chiếm đoạt trên 500 triệu đồng. Như vậy, người dân có thể bảo vệ quyền lợi bằng nhiều cách, tuy nhiên tốt hơn hết vẫn là lựa chọn những nhãn hàng, người bán hàng uy tín để tránh gặp phải phiền toái.
Quy định quyền mua bán/xuất/nhập đối với công ty vốn đầu tư nước ngoài?
Công ty em thành lập đầu năm 2019 với 100% vốn đầu tư từ Thái Lan, Theo giấy phép đầu tư có đăng ký quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bán buôn theo mã ngành VSIC 4621 và CPC 622, nay muốn hỏi về một số quyền và quy định về: Công ty muốn thực hiện mua/bán/trade 4 loại mặt hàng SBM, BFM, SB, CORN trong nước VN, vậy theo quy định luật VN thì có cần phải xin cấp phép hoặc cần những chứng nhận hoặc giấy phép gì để có thể bắt đầu thực hiện việc mua/bán/trade? Và những quy định đặt biệt nào mà công ty cần phải tuân theo của việc mua/bán/trade các loại mặt hàng trên? Công ty muốn thực hiện việc xuất khẩu 4 loại mặt hàng SBM, BFM, SB, CORN thì cần có những giấy phép gì để có thể thực hiện ngay được việc xuất khẩu? Và những quy định đặt biệt nào mà công ty cần phải tuân theo của việc xuất các loại mặt hàng trên? Rất mong nhận được câu trả lời sớm từ phía Luật Sư, em xin cảm ơn!
Thủ tục đăng ký bán hàng trên Tiki, Shopee, Lazada
Hiện nay bán hàng trên các sàn thương mại điện tử đang là xu hướng cho các cá nhân, hộ gia đình và các công ty tập đoàn lớn. Vì các sàn thương mại điện tử có thể tiếp cập lượng khách hàng lớn, nhiều chính sách ưu đãi và có nhiều ưu điểm nổi bật so với bán hàng offline theo phương thức cũ. Nếu đang có dự định đăng ký bán hàng trên một trong các sàn kể trê cùng theo dõi bài viết dưới đây: Các sàn thương mại điện tử - Hình minh họa Điều kiện về chủ thể tham gia các sàn thương mại điện tử: Tiki: bạn cần có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (của doanh nghiệp) hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (của cá nhân, hộ gia đình) Shopee/ Lazada: khác với Tiki điều kiện về chủ thể có rộng hơn: cá nhân, hộ kinh doanh doanh nghiệp đều có thể đăng ký gian hàng trên sàn. Tuy nhiên hình thức cá nhân sẽ bị hạn chế sử dụng dịch vụ Fulfillment và không thể đăng ký gian hàng chính hãng. Các bước để bán hàng trên sàn thương mại điện tử: Đăng kí để bán hàng trên tiki: Bước 1: Điền Form đăng ký và ký kết hợp đồng Bước 2: Tham gia khoá học cùng Tiki Bước 3: Đăng bán sản phẩm Đăng kí để bán hàng trên shopee: Bước 1: Tạo tài khoản shopee Bước 2: Quy trình thiết lập gian hàng trên Shopee Bước 3: Tạo sản phẩm trên shop Đăng kí để bán hàng trên Lazada: Bước 1: Đăng ký tài khoản Bước 2: Tạo sản phẩm Bước 3: Bán hàng mà nhận thanh toán So sánh mức phí giữa các sàn: Chi tiết về hướng dẫn và cách thức đăng ký luôn được cập nhật trên các website của mỗi sàn So sánh mức phí ở các sàn: Dưới đây là một số loại phí cơ bản mà người bán cần lưu ý trước khi lựa chọn kinh doanh ở sàn thương mại điện tử, ngoài ra còn loại phí khác và công thức tính cũng khác nhau ở mỗi sàn. Loại phí Mức phí Shopee Phí thanh toán 2% trên tổng đơn hàng và phí vận chuyển Phí cố định 3-5% tùy mặt hàng Tiki Phí bán hàng 1% trên mọi đơn hàng. Đây là khoản phí giao dịch thẻ hay thu hộ COD trên mọi đơn hàng Phí quản lý hoạt động trả góp 3%/ sản phẩm Phí lưu kho quá hạn 10% Giá bán Hàng Hóa/ngày trễ lấy hàng. Lazada Phí thanh toán Khoảng 2,002% Phí cố định chỉ áp dụng cho Lazadamall Khoảng 1,1% Phí vận chuyển Theo trọng lượng
Công ty và chi nhánh có được ký hợp đồng mua bán hàng hóa?
Theo Khoản 1 Điều 84 Bộ luật dân sự 2015 thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. Theo Khoản 1 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Điểm a Khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc giao dịch dân sự có hiệu lực khi: chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Vì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không có tư cách pháp nhân, không có vốn độc lập nên về mặt chủ thể thì chi nhánh không có tư cách độc lập để ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với công ty mẹ. Bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa là phải có sự chuyển giao quyền sở hữu, nhưng nếu công ty và chi nhánh ký kết hợp đồng thì không có sự chuyển giao này. Và tài sản của chi nhánh thuộc sở hữu của công ty vì là đơn vị phụ thuộc. Chi nhánh có thể ký hợp đồng mua bán hàng hóa với những công ty khác khi có sự ủy quyền của công ty.
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong mua bán hàng hóa
Kính gửi quý vị luật sư. Tôi kính mong quý vị luật sư giúp đỡ tư vấn về pháp luật hình sự. Tôi xin tóm tắt sự việc như sau: Khoảng 14h ngày 22/06/2020, tôi có điện thoại cho bố vợ thì được biết bố đang cần một phụ tùng ô tô để thay thế gấp, và hiện công ty X đang có sản phẩm này. Nhưng vì trước đây công ty X có bán cho bố vợ tôi một số hàng lỗi, nhưng chưa trả tiền, bố tôi yêu cầu hoàn trả hàng, thì công ty X không đồng ý, vẫn tính số tiền đó là bố vợ tôi nợ họ, 2 bên chưa thỏa thuận thống nhất về số nợ đó. Vì vậy nên tôi quyết định dùng số tiền của mình mua tặng bố để tránh rối, và kịp thời sữa chữa. Khoảng 15 giờ 30 ngày 22/06/2020, tôi cùng vói vợ có tới cty X để mua một phụ tùng ô tô, ở đây, tôi và người quản lý đã thống nhất thoả thuận: giá sản phẩm 25.000.000 đồng, họ sẽ có trách nhiệm thuê xe tải, cẩu hàng lên xe, giao cho xe khách do tôi chỉ định tại bến xe tttp Đà Nẵng trong chiều đó, tôi sẽ giao tiền cho họ lúc xe tải cẩu hàng lên xe. Khoảng 17h, sau khi xe tải cẩu hàng lên xe thì tôi giao đủ số tiền cho người quản lý, người đó đếm đủ và viết tay giấy đã nhận tiền cho tôi (trên giấy chỉ ghi tên sản phẩm, giá 25.000.000 đồng, và chữ kí, không ghi tên người mua). Sau đó vợ chồng tôi đi xe máy tới bên xe tttp, nhưng xe tải không vào bến xe như thoả thuận, vợ chồng tôi chờ khoảng 20 phút thì quay lại công ty X để hỏi. tại đây tôi thấy xe tải vè hàng đã ở đó. Tôi hỏi thì người quản lý bảo tôi trả thêm tiền vì "bố vợ tôi còn nợ tiền công nợ công ty này", hoặc chờ người cty tới giải quyết. Tôi không đồng ý nên yêu cầu trả lại tiền cho tôi, hoặc thực hiện thoả thuận ban đầu. Họ không đồng ý nên tôi báo sự việc với công an phường ở đó. Khoảng 18h, công an phường có mặt, sau đó khoảng 5 phút, kế toán cty này có mặt, người quản lý đưa số tiền đã lấy của chúng tôi cho người này. Khoảng 15 phút sau, phía cty X vẫn không đồng ý trả tiền lại cho chũng tôi nên các đồng chí công an yêu cầu tất cả về trụ sở công an phường làm việc. Nhưng người quản lý đó không có mặt. Số tiền đó, và hàng hoá đó vẫn do cty X chiếm giữ. Vào lần hoà giải thứ 2 tại trụ sở công an phường, tôi có ghi âm lại quá trình đó. Trong biên bản đồng chí công an có viết tóm tắt sự việc thì chỉ ghi "Vào 15 giờ 30 ngày 22/06/2020, anh HMC cùng vợ tới cty X để mua sản phẩm, nhưng công ty X nhận tiền nhưng chưa giao hàng..." không ghi rõ việc chúng tôi đã thoả thuận rõ số tiền, thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng, tôi sẽ giao tiền sau khi hàng được cẩu lên xe tải và họ đã cẩu hàng lên xe tải, cho xe tải chạy qua bến xe và quay ngược lại. Và cũng tại buổi làm việc này, khi chúng tôi yêu cầu trả lại số tiền thì phía cty X có trả lời là sẽ không trả lại chúng tôi hai lăm triệu, mà năm triệu trong đó để trả nợ cho bố vợ tôi, chỉ trả lại hai mươi triệu, nhưng đồng chí công an lại viết trong biên bản là "trả lại số tiền hai lăm triệu trừ đi chi phí tổn thất của cty X". khi đó tôi chỉ đọc lời nói của mình, không đọc phần tóm tắt và phần lời nói của cty X nên đã kí vào biên bản. Sau khi về nhà, nghe lại file ghi âm tôi mới phát hiện ra sự việc trên. Tôi xin được nhờ tổ giúp việc catp tư vấn về những câu hỏi sau: Cty X có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không hay đây chỉ là giao dịch dân sự - giao tiền nhưng chậm giao hàng như đồng chí công an phường nhận định. Khi làm đơn tố cáo gửi lên công an quận, viện kiểm sát nhân dân quận, thì họ sẽ điều tra lại từ đầu hay sử dụng thông tin của công an phường đã điều tra? Tôi đã kí vào biên bản buổi hoà giải thứ 2, nhưng sau đó mới phát hiện ra nó có nhiều chỗ không đúng, thì file ghi âm có đủ hiệu lực để phủ nhận biên bản đó không? Trong quá trình ghi âm, có cuộc gọi đến, nên file ghi âm bị cắt thành 2 phần, không liên tục toàn bộ, vậy file ghi âm đó có hiệu lực không? Tôi xin cảm ơn. Mong thư trả lời của quý luật sư.
Bài tập tình huống về hợp đồng mua bán hàng hóa
Kính thưa quý luật sư, tôi có một tình huống như sau, rất mong quý luật sư có thể hỗ trợ giúp tôi Ngày 10/10/2019 Công ty cổ phần AD ký hợp đồng bán 10 tấn gạo cho công ty cổ phần AT với giá trị là 130 triệu đồng. Thời hạn giao hàng là ngày 20/10/2019 tại trụ sở công ty cổ phần AT, chi phí vận chuyển do công ty AT chịu. Công ty AT có trách nhiệm thanh toán cho công ty AD toàn bộ giá trị hợp đồng trong thời gian 10 ngày kể từ ngày ký nhận đủ hàng. Hợp đồng do Giám đốc hai công ty trực tiếp ký kết, mỗi bên giữ 1 bản. Ngày 20/10/2019, công ty cổ phần AD đã giao đủ hàng cho công ty AT. Hoạt động giao nộp số hàng có sự chứng kiến của chủ tịch hội đồng quản trị hai công ty. Đơn hàng này đã làm tăng doanh thu của công ty AT thêm 2% so với tháng trước đó. Hết thời hạn thanh toán, công ty AT mới chỉ thanh toán 65 triệu cho công ty AD. Khi công ty AD yêu cầu công ty AT thanh toán số tiền còn thiếu, công ty AT đã đưa ra lý do giám đốc công ty AT không có thẩm quyền ký kết hợp đồng trên. Do điều lệ công ty AT có quy định: Chủ tịch hội đồng quản trị là đại diện theo pháp luật của công ty và giám đốc chỉ được ký các hợp đồng có giá trị trên 100 triệu khi có sự đồng ý bằng văn bản của chủ tịch hội đồng quản trị. Ngày 20/11/2019 Công ty AD yêu cầu công ty AT chuyển trả lại số hàng tương ứng với số tiền còn thiếu cho mình. Công ty AT đồng ý, nhưng yêu cầu công ty AD phải chịu 13 triệu chi phí vận chuyển. Ngày 1/12/2019 Công ty AT chuyển trả 4 tấn gạo cho công ty AD (tương đương với số tiền còn lại của hợp đồng chưa thanh toán và trừ đi chi phí vận chuyển). Nhưng công ty AD không nhận do số gạo này đã bị ẩm mốc. Công ty AT giải thích là do sản phẩm gạo của công ty AD không tốt nên nhanh hỏng. Hai bên nảy sinh tranh chấp. Anh/chị hãy cho biết: Hợp đồng ký kết giữa 2 bên có hợp pháp không? Tính đến ngày 20/11/2019, công ty AT có phải thanh toán nốt số tiền còn lại cho công ty AD không? Vì sao? Phân tích trách nhiệm pháp lý của các bên sau thỏa thuận ngày 20/11/2018?
Câu nhận định về rủi ro của hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Em đang xét một nhận định sau là đúng hay sai? Mọi người có thể giúp em không ?Rủi ro đối với hàng hóa trong quan hệ mua bán hàng hóa chỉ được chuyển giao từ bên bán sang bên mua khi bên bán giao hàng cho bên mua. Khẳng định này là sai đúng không ạ?
Quy định mua bán hàng hóa qua điện thoại (thương mại điện tử)?
Chào anh/chị em đang muốn kinh doanh mua bán hàng hóa qua điện thoại (thương mại điện tử) thì em phải đáp ứng những quy định gì?
Cho Cháu hỏi về mua bán hàng hóa
Cho Cháu hỏi câu này với ạ: Công ty cổ phần A và công ty TNHH X ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thỏa thuận sau: Số lượng hàng hóa là 1.000 sản phẩm, chất lượng loại 1. Đơn giá 1trđ/sp. Phạt vi phạm về số lượng là 2%, chất lượng là 3%. Thanh toán hàng và giao hàng 1 lần vào ngày 12.8.2016. Thỏa thuận phạt 2% cho mỗi đợt 4 ngày chậm giao hàng hoặc thanh toán. - Ngày 12.8.2016 công ty X giao cho công ty A đủ 1000 sản phẩm nhưng công ty A kiểm tra thấy 200 sản phẩm không đạt chất lượng và yêu cầu công ty X tiếp tục giao hàng đúng chất lượng vào ngày 19.8.2016. Công ty A nhận hàng và chưa thanh toán. - Ngày 18.8.2016 Công ty X giao 200 sản phẩm đúng chất lượng. Công ty A nhận hàng và chưa thanh toán. - Ngày 18.9.2016 Công ty A thanh toán toàn bộ tiền hàng đã nhận. Lãi suất quá hạn ngân hàng trong thời gian này là 12%/năm. Hỏi: 1. Công ty X bị phạt do vi phạm về số lượng hàng hàng số tiền là? 2. Công ty X bị phạt do vi phạm về chất lượng hàng hóa số tiền là? 3. Công ty A bị phạt do vi phạm về thời gian thanh toán số tiền là?
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài trở thành công ty Việt Nam - Giấy phép bán lẻ
Kính chào các anh/ chị, Theo nghị định 09/2018, công ty có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động bán lẻ, mua bán hàng hóa sẽ phải xin giấy phép kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Vì lý do này, công ty bên em (Công ty con) - Công ty TNHH Một thành viên vốn 100% đầu tư nước ngoài của một công ty Trung Quốc phải xin giấy phép kinh doanh mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, bên em dự định thực hiện một thao tác nhằm loại trừ tất cả thủ tục này bằng cách thành lập một công ty thứ ba (Cơ cấu: 49% vốn công ty Trung Quốc, 51% vốn Việt Nam). Công ty thứ ba này sẽ mua lại phần vốn góp tại công ty con và trở thành công ty mẹ mới. Với thao tác này, công ty Trung Quốc sẽ gián tiếp sở hữu công ty con thông qua công ty thứ ba. Câu hỏi 1: Trong trường hợp này, Liệu công ty con có còn phải áp dụng nghị định 09/2018 để xin giấy phép kinh doanh mua bán hàng hóa nữa hay không? Câu hỏi 2: Nếu thay đổi cơ cấu công ty thứ 3 thành 80% Vốn công ty Trung Quốc, 20% vốn Việt Nam thì tình huống này có gì thay đổi? Kính nhờ các anh/ chị giải đáp thắc mắc giúp em ạ.
Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Cho em hỏi theo mọi người các quy định về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa hiện nay có gì bất cập không ạ, và nếu bất cập thì nên có những giải pháp gì để hoàn thiện vấn đề này ạ ?
Bảo hành có phải là nghĩa vụ bắt buộc khi mua bán?
Định nghĩa từ điển của từ "bảo hành" là "một sự đảm bảo bằng văn bản, được phát hành cho người mua bởi nhà sản xuất, cam kết sẽ sửa chữa hoặc thay thế sản phẩm nếu cần thiết trong một khoảng thời gian nhất định". Nói cách khác, đây là một cam kết chính thức của nhà sản xuất với khách hàng của họ (khách hàng mua sản phẩm), bảo đảm rằng, trong một khoảng thời gian được đưa ra, chất lượng và hiệu quả của sản phẩm sẽ đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng, Theo Điều 446 Bộ luật dân sự 2015 quy ước nghĩa vụ bảo hành như sau: “Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật”. Chúng ta có thể hiểu theo 02 ý: Đầu tiên, nghĩa vụ bảo hành là một trong các nghĩa vụ đi kèm để bảo đảm chất lượng của tài sản mua bán. Đối với những trường hợp này, khi giao kết hợp đồng, bên bán đã đưa ra sẵn các quy định về điều kiện bảo hành, những lợi ích mà bên mua được hưởng từ việc bảo hành, cũng như thời gian bảo hành đối với vật mua bán. Bên mua chỉ có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận những nội dung này mà không thể thay đổi các nội dung đó. Nhưng đây vẫn được coi là các bên đã thỏa thuận về việc bảo hành vật mua bán, nếu bên mua chấp nhận các nội dung này. Thứ hai, trong một số trường hợp, việc bảo hành vật mua bán là do pháp luật quy định mà không do các bên thỏa thuận. Đây là quy định áp dụng đối với các loại tài sản mà chất lượng của nó có thể gây ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua. Do đó, bên bán phải tuân thủ các quy định về thời hạn bảo hành và các vấn đề khác mà pháp luật có quy định. Ví dụ, bảo hành nhà ở trong hợp đồng mua bán nhà ở do Luật nhà ở quy định. Như vậy, ngoài những trường hợp pháp luật quy định thì bảo hành không phải là nghĩa vụ bắt buộc của bên bán, bên bán và bên mua có quyền thỏa thuận về việc bảo hành tài sản trong một thời gian nhất định hoặc là không. Trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền. Ngoài việc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại dó khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành. Bên bán sẽ không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bán bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.